Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ NGÀNH: 60 58 03 02

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


MỤC LỤC
1.

Mục tiêu đào tạo ........................................................................................................... 1

2.

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ......................................................................... 1

3.

Đối tượng tuyển sinh .................................................................................................... 2
3.1

Ngành đúng............................................................................................................. 2

3.2

Ngành gần ............................................................................................................... 2


4.

Thời gian đào tạo: 2 năm .............................................................................................. 2

5.

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 60 tín chỉ ................................................................... 3

6.

Khung chương trình đào tạo: ........................................................................................ 3

7.

6.1

Phương thức 2 ......................................................................................................... 3

6.2

Phương thức nghiên cứu ......................................................................................... 5

Đề cương môn học chi tiết ............................................................................................ 5
1. Thống kê ứng dụng trong QLXD ............................................................................... 7
2. Quản lý dự án xây dựng nâng cao ............................................................................ 14
3. Công nghệ và kỹ thuật thi công nâng cao................................................................. 21
4. Quản lý xây dựng .................................................................................................... 27
5. Quản lý tài chính trong xây dựng............................................................................. 34
6. Tổ chức và kế hoạch hóa sản xuất trong xây dựng ................................................... 38
7. Ứng dụng tính toán mềm trong QLXD .................................................................... 44

8. Định giá xây dựng ................................................................................................... 48
9. Tổ chức lao động và năng suất lao động trong xây dựng.......................................... 52
10. Các chủ đề và phương pháp nghiên cứu trong QLXD .............................................. 57
11. Phân tích định lượng trong QLXD ........................................................................... 63
12. Hệ thống văn bản pháp luật xây dựng tại Việt Nam ................................................. 69
13. Quản lý doanh nghiệp xây dựng .............................................................................. 73
14. Quản lý thiết bị xây dựng ........................................................................................ 79


1. Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo học viên có kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực quản lý xây dựng để học viên có
thể trở thành các Chuyên gia, Cố vấn , Nhà quản lý dự án xây dựng, Lập dự án đầu tư,
chỉ huy trưởng các công trình xây dựng.
- Ngoài ra, chương trình đào tạo cũng cung cấp các phương pháp về nghiên cứu khoa học
để học viên có thể trở thành các giảng viên hoặc nghiên cứu viên trong các trường đại
học và viện nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý xây dựng.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
2.1 Phương thức học và làm luận văn tốt nghiệp (phương thức 2):
- Có kiến thức và khả năng quản lý (lãnh đạo, tổ chức, hoạch định và kiểm soát) để thực
hiện một dự án xây dựng.
- Có khả năng trực tiếp giải quyết các vấn đề ứng dụng khoa học thuộc các lĩnh vực
Quản lý xây dựng.
- Có khả năng sử dụng kỹ năng mềm (giao tiếp, thương lượng, thuyết trình, …) trong
quản lý xây dựng.
- Có khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin
- Có ý thức đạo đức trong các quyết định quản lý và thái độ tích cực.

2.2. Phương thức nghiên cứu:
- Có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập các đề tài thuộc các lĩnh vực Quản lý xây

dựng.
- Có kiến thức và khả năng quản lý (lãnh đạo, tổ chức, hoạch định và kiểm soát) để thực
hiện một dự án xây dựng. (nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Quản lý xây dựng)
- Có khả năng sử dụng kỹ năng mềm (giao tiếp, thương lượng, thuyết trình, … ) trong
quản lý xây dựng.
- Có khả năng tự học tự tìm kiếm thông tin
- Có ý thức đạo đức trong các quyết định quản lý và thái độ tích cực.

1


3. Đối tượng tuyển sinh
Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành gần với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự
thi. Danh mục ngành đào tạo bậc đại học có thể tham khảo danh mục cấp IV bậc đại học do
Bộ GD-ĐT ban hành theo thông tư 14 năm 2010.
3.1 Ngành đúng
Học 4.5 năm và thuộc các ngành sau:
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp (tên mới là Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng
và công nghiệp)
-

Xây dựng cầu, hầm (tên mới là Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông).

-

Xây dựng đường ô tô và đường thành phố (tên mới là Kỹ thuật xây dựng công trình giao
thông).

-


Xây dựng công trình thủy (tên mới là Kỹ thuật xây dựng công trình thủy)

-

Xây dựng công trình biển (tên mới là Kỹ thuật tài nguyên nước)

-

Cấp thoát nước (tên mới là Kỹ thuật tài nguyên nước)

-

Địa kỹ thuật xây dựng (tên mới là Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm)

-

Quản lý xây dựng

-

Kinh tế xây dựng

3.2 Ngành gần
-

Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng (tên mới là Kỹ thuật vật liệu)

-

Kiến trúc


-

Quy hoạch vùng và đô thị

-

Kiến trúc cảnh quan

-

Những ngành liên quan đến kiến trúc và xây dựng mà không có tên trong danh sách liệt
kê bên trên sẽ được xem xét cụ thể từng trường hợp.

4. Thời gian đào tạo: 2 năm
- 2 năm dành cho học viên đã tốt nghiệp đại học ngành gần. Nếu trong chương trình đào
tạo đại học đã học một số môn trong khối kiến thức bổ sung với số tín chỉ lớn hơn hoặc
bằng số tín chỉ trong khối kiến thức bổ sung thì môn đó được miễn.
- Học viên đã tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng được miễn khối kiến thức bổ sung.
2


5. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 60 tín chỉ
6. Khung chương trình đào tạo:
6.1 Phương thức 1: Không đào tạo
6.2 Phương thức 2
Khối lượng CTĐT (số TC)
TT

Môn học


TC

LT

TN

BT, TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

HK

A

Khối kiến thức chung

5

1

Triết học

3

30


30

2

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

30

15

2

3

Anh văn

B

Khối kiến thức bổ sung

15

1

Kỹ thuật thi công


3

45

15

1

2

3

30

30

1

3

30

30

1

3

30


30

1

5

Tổ chức thi công
Kinh tế xây dựng
Quản lý dự án xây dựng
Máy xây dựng và an toàn lao động

3

30

30

1

C

Khối kiến thức bắt buộc

12

Thống kê ứng dụng trong quản lý xây dựng

3


45

15

Quản lý dự án xây dựng nâng cao

3

45

15

Công nghệ và kỹ thuật thi công nâng cao

3

45

15

Quản lý xây dựng

3

45

15

Khối kiến thức tự chọn chuyên ngành


13

Quản lý tài chính trong xây dựng

2

30

15

Tổ chức kế hoạch hóa sản xuất xây dựng

2

30

15

2

30

15

3
4

1
2
3

4
D
1
2

100

Ứng dụng tính toán mềm trong quản lý xây
3

dựng
3

20

0
1

1,2
1,2
1,2
1,2

2,3
2,3

2,3


Khối lượng CTĐT (số TC)

TT

4

Môn học

TC

Định giá trong xây dựng

9
10
11

Số tiết

Số tiết

2

30

15

2

30

15


2

30

15

2

30

15

Quản lý kinh doanh xây dựng

2

30

15

Quản lý thiết bị xây dựng

2

30

15

Môn học tự chọn ngoài chương trình với sự
đồng ý của GV hướng dẫn và Khoa quản lý

chuyên ngành
Luận văn thạc sĩ

2

30

trong thi công xây dựng

trong quản lý xây dựng

dựng
Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật trong

8

Số tiết

15

Phân tích định lượng trong quản lý xây
7

BT, TL

30

Các chủ đề và phương pháp nghiên cứu
6


TN

2

Tổ chức lao động và năng suất lao động
5

LT

xây dựng tại Việt Nam.

TỔNG CỘNG

15

15

HK

2,3

2,3

2,3

2,3

2,3

2,3

2,3
2,3
4

60

6.3 Phương thức nghiên cứu
Khối lượng CTĐT (số TC)
TT

Môn học

TC

LT

TN

BT, TL

Số tiết

Số tiết

Số tiết

HK

A


Khối kiến thức chung

5

1

Triết học

3

30

30

2

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

30

15

2

3


Anh văn

B

Khối kiến thức bổ sung

100
15

4

20

0
1


Khối lượng CTĐT (số TC)
TT

Môn học

TC

LT

TN

BT, TL


Số tiết

Số tiết

Số tiết

HK

1

Kỹ thuật thi công

3

45

15

1

2

Tổ chức thi công
Kinh tế xây dựng
Quản lý dự án xây dựng
Máy xây dựng và an toàn lao động

3

30


30

1

3

30

30

1

3

30

30

1

3

30

30

1

3

4
5
C

Khối kiến thức tự chọn phục vụ định hướng
nghiên cứu
Chọn 10 TC trong khối kiến thức bắt buộc và
tự chọn của chương trình phương thức 2
Luận văn thạc sĩ + BCKH
TỔNG CỘNG

10
10

2,3

30

3-4

60

7. Đề cương môn học chi tiết

5


ĐỀ CƯƠNG CÁC MÔN HỌC
HỌC PHẦN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
COURSE SYLLABUS

For
MASTER DEGREE PROGRAM

6


Khoa: Kỹ thuật Xây dựng
Bộ môn: Thi công và Quản lý Xây dựng

Đề cương môn học Sau đại học

THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG
(Applied Statistics In Construction Management)
Mã số MH : 070008022
: Tc (LT.BT&TH.TựHọc): 3
TCHP:
BT: 15
TH:
ĐA:
BTL/TL: 15
- Tổng: 60
LT: 45
: Bài tập/ Kiểm tra 25% Bài tập về nhà và kiểm tra nhanh tại lớp
Tiểu luận
25% Làm tiểu luận theo nhóm
Thang điểm 10/10
Thi cuối kỳ:
50% Thi viết, 90 phút
- Môn tiên quyết
: MS:

- Môn học trước
: MS:
- Môn song hành
: MS:
- CTĐT ngành
Quản lý Xây dựng
Mã ngành
: 60 58 03 02
- Ghi chú khác
:
- Số tín chỉ
- Số tiết
- Đánh giá

1. Mục tiêu của môn học:
Nắm vững các khái niệm trong thống kê học. Hiểu các công cụ, phương pháp thông thường dùng
trong thống kê. Sử dụng được ít nhất một phần mềm hỗ trợ thống kê. Áp dụng các hiểu biết đó vào
khảo sát, phân tích, đánh giá, và quản lý các hệ thống và qui trình trong ngành công nghiệp xây
dựng.
Aims: Master the basic concepts in statistics. Understand the tools, methods usually used in
statistics. Know how to use at least one statistical soft ware. Apply that knowledge to survey,
analyze, evaluate, and manage systems and processes in the construction industry.

2. Nội dung tóm tắt môn học:
Giới thiệu các khái niệm và công cụ của thống kê học. Theo đó, giới thiệu các ứng dụng của thống
kê học trong ngành kỹ thuật và quản lý xây dựng.
Course outline: Introduce the concepts and tools in statistics. Accordingly, introduce the
application of statistics in construction engineering and management

3. Các hiểu biết, các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học

Hiểu, vận dụng, và áp dụng hiệu quả các lý thuyết, công cụ, và phương pháp của thống kê học trong
công tác quản lý xây dựng. Sử dụng thành thạo ít nhất một phần mềm thống kê để phục công tác
phân tích dữ liệu.
Learning outcomes: Comprehension and effective application of the theory, tools, and methods of
7


statistics in construction management. Fluently use at least one statistical software for data analysis
work.

4. Tài liệu tham khảo chính: (khoảng 3-5 tài liệu)/ References
[1] De Veaux, R. D., Velleman, P. F., & Bock, D. E. , Intro Stats, 2nd Edition, Pearson Education
Inc. , USA, 2006.
[2] Dalgaard, P., Introductory Statistics with R, 2nd Edition, Springer, USA, 2008.
[3] Hair, Jr. , J. F. , Anderson, R. E., Tatham, R. L. , & Black, W. C. , Multivariate Data
Analysis, 5th Edition, McGraw-Hill, USA, 1998.
Benjamin, J. R. & Cornell, C. A. , Probability, Statistics, and Decision for Civil Engineers,
3rd Edition, McGraw-Hill, USA, 1970.

[4]

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:
Môn học được trình bày bởi giảng viên. Học viên nên có bản sao giải giảng. Kỳ thi cuối kỳ sẽ kéo
dài 90 phút. Toàn bộ nội dung của môn học sẽ được xem xét trong kỳ thi cuối kỳ. Trọng số phần
kiểm tra cuối kỳ là 50%. Ngoài ra học viên phải thực hiện các bài tập với trọng số 25% và tiểu luận
với trọng số 25%.
Learning Strategies & Assessment Scheme:
The course is presented by the lecturer. The students should have the copy of the lecture note. The
final examination will take 90 minutes, dnd the whole course content will be considered in the final
exam. The weight of final exam is 50% of the course marksm. Morever, students are required to

conduct projects and assignment. The weight of these is 25% for each.

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy
• TS. LÊ HOÀI LONG - Khoa KT Xây Dựng
Lecturers:
• Ph.D. Le Hoai Long, Department of Civil Engineering

7. Nội dung chi tiết/ Subject content:
7.1
PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP
Tuần
Nội dung
1

2

Giới thiệu về thống kê học
1.1 Tư duy thống kê
1.2 Giới thiệu về thống kê học
1.3 Khám phá và tìm hiểu về dữ liệu
1.4 Nghịch lý Simpson và tình huống trong so sánh chất
lượng thi công công trình của các nhà thầu
Các yêu cầu tự học đối với HV: 6 giờ
Khám phá và tìm hiểu dữ liệu định lượng
2.1 Trình bày dữ liệu định lượng
2.2 Mô tả phân phối bằng số
2.3 Độ lệch chuẩn như thước đo và mô hình chuẩn
2.4 Đánh giá rủi ro trong tiến độ của dự án
Các yêu cầu tự học đối với HV (6 giờ)
8


Tài liệu
[1]

[1]

Ghi chú


Tuần

Nội dung

Tài liệu

3, 4

Khám phá mối quan hệ giữa các biến
3.1 Biểu đồ phân tán, sự liên hợp, và sự tương quan
3.2 Phân tích hồi qui tuyến tính đơn biến
3.3 Tình huống: quan hệ giữa thay đổi phát sinh, thời
điểm, và năng suất trong xây dựng.
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)

[1], [3]

5

Thu thập dữ liệu
4. 1 Khảo sát mẫu.

4. 2 Thí nghiệm và nghiên cứu quan sát
4. 3 Tình huống nghiên cứu: tình trạng thi công chậm trễ
của các dự án xây dựng
Các yêu cầu tự học đối với HV (6 giờ)
Sự ngẫu nhiên và mô hình xác suất
5. 1 Biến ngẫu nhiên
5. 2 Các mô hình xác suất
5. 3 Mô hình xác suất cho thời gian của công tác thi
công
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Mô hình phân phối mẫu và khoảng tin chắc cho các
phần
6. 1 Các mô hình phân phối mẫu
6. 2 Định lý cơ bản của thống kê học – định lý giới hạn
trung tâm
6. 3 Các khoảng tin chắc cho các phần
6. 4 Tình huống: tham vấn cộng đồng trong nghiên cứu
tính khả thi của dự án xây dựng
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Các kiểm nghiệm giả thiết về các phần
7. 1 Các kiểm nghiệm giả thiết về các phần
7. 2 Phần thêm về kiểm nghiệm: mức alpha và sai sót
loại I và II
7. 3 Kiểm nghiệm giả thiết về tình huống tham vấn cộng
đồng trình bày ở chương 6
Các yêu cầu tự học đối với HV (6 giờ)
So sánh hai phần
8. 1 So sánh hai phần
8. 2 Kiểm nghiệm hai phần
8. 3 So sánh tính hiệu quả của tư vấn giám sát Việt Nam

và nước ngoài
Các yêu cầu tự học đối với HV (6 giờ)
Suy luận và so sánh về các trị trung bình
9. 1 Các suy luận về các trị trung bình
9. 2 So sánh các trị trung bình
9. 3 Mẫu đôi
9. 4 Đánh giá sự thực hiện (performance) của các nhà
thầu
Các yêu cầu tự học đối với HV (6 giờ)

[1]

6, 7

8, 9

10

11

12

9

[1], [4]

[1]

[1]


[1]

[1]

Ghi chú


Tuần

Nội dung

Tài liệu

13, 14

Suy luận khi các biến có liên hệ
10. 1 So sánh các số đếm – mô hình Chi-Square
10. 2 Giới thiệu về phân tích phương sai (ANOVA)
10. 3 Giới thiệu về hồi qui tuyến tính đa biến
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Các qui tắc xác suất
11. 1 Ba qui tắc đầu tiên khi làm việc với các qui tắc xác
suất
11. 2 Các loại cây quyết định (tree diagrams) với xác
suất có điều kiện
11. 3 Cây quyết định với xác suất có điều kiện trong lựa
chọn phương án, chọn thầu, thí nghiệm mẫu vật liệu
Các yêu cầu tự học đối với HV (6 giờ)
Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hành
Yêu cầu đối với HV: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ trong

tiểu (ước tính số giờ HV tự làm việc:12giờ)
Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung)
(ước tính số giờ SV cần để chuẩn bị kiểm tra)
Nội dung thi cuối kỳ (tập trung): Toàn bộ nội dung
đã học
(ước tính số giờ SV cần để chuẩn bị cho kỳ thi: 16 giờ)

[1], [3]

15

**
**
**

7.2

Ghi chú

[1], [4]

PHẦN GIẢNG DẠY THỰC HÀNH, THÍ NGHIỆM TẠI PTN

7.3
PHẦN BÀI TẬP, TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA, HV ĐI NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
NGOÀI TRƯỜNG
Số tiết
Địa điểm
TLTK
TT

Nội dung
1

Chọn và nộp các bài báo chuyên ngành để duyệt cho
bài tập nhóm

3

2

Bài tập cá nhân ứng dụng các kiến thức và công cụ
thống kê học trong quản lý xây dựng và dùng phần
mềm R hoặc PASW (SPSS)

9

3

Chuẩn bị Slides cho bài tập nhóm

6

Tự chọn

[2], [4]

Ước tính số giờ HV tự làm việc: 15
Class schedule:
7.4
Week

1

PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP/In class
Content
Introduction to statistics
1.1 Statistical thinking
1.2 Introduction to statistics
1.3 Explore and learn about data

Reference
[1]

10

Note


Week

2

3, 4

5

6, 7

8, 9

10


11

Content
1.4 Simpson's paradox and the situation in comparison
with the construction quality of the contractors
Required self-study hours: 6 hours
Explore and understand the quantitative data
2.1 Presentation of quantitative data
2.2 Description of numerical distribution
2.3 Standard deviation as a measure and the standard
model
2.4 Risk assessment of the progress of the project
Required self-study hours: (6 hours)
Explore the relationship between variables
3.1 Scatter diagram, conjugate, and correlation
3.2 Simple linear regression analysis
Required self-study hours: (9 hours)

Reference

Data collection
4. 1 Sample survey
4. 2 Experiments and observational studies
4. 3 Case study: construction delay status of the
construction projects
Required self-study hours: (6 hours)
Randomness and probability models
5. 1 Random variable
5. 2 The probability model

5. 3 The probability model for the duration of the
construction work
Required self-study hours: (9 hours)
6. 1 Sample distribution model
6. 2 Fundamental theorem of statistics - the central
limit theorem
6. 3 Confident intervals for samples
6. 4 Case study: Community Consultation in the
feasibility study of a construction project
Required self-study hours: (9 hours)
Hypothesis tests
7. 1 Hypothesis tests for samples
7. 2 Additional part for testing: α level and error type I
and II
7. 3 Testing the hypothesis of the community
consultation situation presented in Chapter 6
Required self-study hours: (6 hours)
Two samples comparison
8. 1 Two samples comparison
8. 2 Two samples test of a hypothesis
8. 3 Comparison the effectiveness of the supervision
consultants in Vietnam and abroad
Required self-study hours: (6 hours)

[1]

11

[1]


[1], [3]

[1], [4]

[1]

[1]

[1]

Note


Week
12

13, 14

15

**
**
**

Content
Inference and comparison of the mean
9. 1 The inference of the mean
9. 2 Comparison of the mean
9. 3 Paired sample
9. 4 Evaluation of the performance of a contractor

Required self-study hours: (6 hours)
10. 1 Chi-Square model
10. 2 Introduction to variance analysis (ANOVA)
10. 3 Introduction to multiple regression analyis
Required self-study hours: (9 hours)
The rules of probability
11. 1 The first three rules when dealing with the rules
of probability
11. 2 The decision tree with conditional probability
11. 3 A decision tree for the conditional probability in
selection options, select contractors, material test sample
Required self-study hours: (6 hours)
Content of presentation of assay/pratice
Requirement: complement all requirement for the assay
(estimated time: 12 hours)
Limited content for mid-term test
Content for final test: No limited
(estimated time for preparation for the final test: 16
hours)

7.5

On site, at laboratory

7.6

Course assignment and term project
Content

Reference

[1]

[1], [3]

[1], [4]

units

1

Chose topic and summit the report for reviewing

3

2

Individual assignment applying knowledge and
statistical tools in construction mangement

9

3

Make preparation for the presentation

6

Needed hours: (15 hours)

8. Thông tin liên hệ:

+ Khoa: Kỹ thuật Xây dựng
+ Bộ môn: Thi Công - 5558
Contact information:
+ Department of Civil Engineering
+ Division of Construction and Project Mangement
+ Internal telephone number: 5558

12

Note

Place

Opitonal

Ref

[2], [4]


BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC
Division managing course

CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG
Instructors

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TS. LÊ HOÀI LONG


13


Khoa: Kỹ thuật Xây dựng
Bộ môn: Thi công và Quản lý Xây dựng

Đề cương môn học Sau đại học

QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG NÂNG CAO
(Advanced Construction Project Management)
Mã số MH : 080708024
: Tc (LT.BT&TH.TựHọc): 3
TCHP:
- Tổng: 60
LT: 45
BT:
TH:
ĐA:
BTL/TL: 15
: Bài tập/ Kiểm tra 0%
Bài tập về nhà và kiểm tra nhanh tại lớp
Tiểu luận
30% Làm tiểu luận theo nhóm
Thang điểm 10/10
Thi cuối kỳ:
70% Thi viết, 120 phút
- Môn tiên quyết
: MS:
- Môn học trước
: MS:

- Môn song hành
: MS:
- CTĐT ngành
Quản lý Xây dựng
Mã ngành
: 60 58 03 02
- Ghi chú khác
:
- Số tín chỉ
- Số tiết
- Đánh giá

1. Mục tiêu của môn học:
Môn học này cung cấp một số phương pháp, kỹ thuật và kinh nghiệm trong công tác phân tích, tổ
chức, hoạch định và quản lý một dự án xây dựng theo quan điểm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và
nhà thầu xây dựng từ giai đoạn đầu tiên hình thành ý tưởng của dự án cho đến khi công trình hoàn
thành nhằm sử dụng hợp lý tiền vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng công trình và thời hạn thực hiện
thông qua việc quản lý quy mô, thời gian, chi phí, chất lượng, thông tin, nguồn lực và rủi ro của dự
án. Đồng thời giúp học viên hiểu và sử dụng các phần mềm liên quan đến việc quản lý các dự án
như Microsoft Project và phần mềm bảng tính Excel.
Môn học cũng cung cấp cho các học viên các kiến thức cơ bản để thực hiện việc thẩm định dự án
đầu tư xây dựng.
Aims: This course provides students with the methods, techniques and experiences which are used
in Analysing, Organising, Planning and Managing a construction project in conformity with
owner’s point of view, consultants and constructors in order to use investment capital reasonably.
At the same time the students will learn and use software on project management such as Microsoft
Project

2. Nội dung tóm tắt môn học:
Giới thiệu những nguyên tắc, các kỹ năng và công cụ cơ bản về quản lý dự án và quản lý dự án xây

dựng: tổ chức và lập kế hoạch dự án, kiểm soát và theo dõi dự án xây dựng, đấu thầu và các dạng
hợp đồng trong xây dựng, quản lý tài nguyên, quản lý hệ thống trao đổi thông tin, quản lý chất
lượng và giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án.
Các học viên cũng được cung cấp các kiến thức về quy trình, nội dung, kỹ thuật thẩm định dự án
đầu tư xây dựng
Course outline: introduction of construction project management, scope management, time
14


management, cost management, quality management, human resource and communication
management, risk management, procurement management

3. Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học
Kiến thức: Hiểu được các lý thuyết cơ bản của quản lý dự án thông qua bộ tài liệu PMI.
Kỹ năng nhận thức: Hiểu lý thuyết và biết cách áp dụng các kỹ năng và công cụ vào quản lý dự án
và quản lý dự án xây dựng.
Kỹ năng chuyên môn: Các kỹ thuật tổ chức và lập kế hoạch, giám sát, kiểm soát dự án xây dựng,
đấu thầu, quản lý nguồn lực, quản lý thông tin, quản lý chất lượng, giải quyết tranh chấp trong quá
trình thực hiện, kỹ năng thẩm định dự án.
Kỹ năng làm việc: Cách sử dụng MS project để quản lý dự án xây dựng.
Learning outcomes:
Knowledge: Understanding the basic theory of project management through PMI’s documents
Cognitive skills: Understanding how to learn the theory and then to apply skills and tools on project
management and construction project management.
Subject specific skills: The techniques of organise and planning, control and monitoring
construction project, tender, resource management, information management, quality
managementand settling dispute during implementing the project; project appraisal skill.
Transferable skills: how to use MS Project to manage the construction project

4. Tài liệu tham khảo chính: (khoảng 3-5 tài liệu)/References

[1] Construction Planning For Engineers, F. H. Griffis and et al. , McGraw-Hill, 2000
[2] Construction Project Management, Richard H. Clough, Glenn A. Sears, John Wiley & Sons, Inc.
, 1997.
[3] A Guide to the Project Management Body of Knowledge (PMBOK), PMI, 2004.
[4] Project Management – A Manegerial approach - Jack R. Meredith, Samuel J. Mantel, Jr. – John
Wiley & Sons, 2000.
[5] Một số bài báo trích ra từ tạp chí chuyên ngành (Journal of Construction Engineering and
Management – ASCE, Tạp chí Xây dựng…)
[6] Ứng dụng MS Project 2003 trong quản lý dự án xây dựng, Lưu Trường Văn, Lê Hoài Long,
NXB Lao động – Xã hội, 2006.
[7] Các văn bản quản lý nhà nước liên quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
[8] Nghị định số 12/2009/ND-CP của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:
Môn học được trình bày bởi giảng viên. Học viên nên có bản sao giải giảng. Kỳ thi cuối kỳ sẽ kéo
dài 60 phút. Toàn bộ nội dung của môn học sẽ được xem xét trong kỳ thi cuối kỳ. Trọng số phần
kiểm tra cuối kỳ là 70%. Ngoài ra học viên phải thực hiện tiểu luận với trọng số 30%.
Learning Strategies & Assessment Scheme:
The course is partially presented by the lecturer. The groups of students have full responsible for
presenting the remaining content of the course. The students should have the copy of the lecture
note. The final examination will take 60 minutes and the whole course content will be considered.
The weight of this exam is 70% of the course marks. All documents are allowed in the final exam.
15


Moreover, the groups of students are require to carry out a project assignment which has the weight
of 30%.

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy:
• TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

- Khoa KTXD
• PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN
- Khoa KTXD
• TS. ĐINH CÔNG TỊNH
- Khoa KTXD
Lecturers:
Ph.D. Luong Duc Long, Department of Civil Engineering
Associate Professor Pham Hong Luan, Department of Civil Engineering
Ph.D. Dinh Cong Dinh, Department of Civil Engineering

7. Nội dung chi tiết/Content:
7.7

PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP (số tiết LT)

Tuần

Nội dung/Content

Tài liệu

1

Chương 1: Giới thiệu công tác quản lý dự án xây dựng
(QLDAXD)
1. 1. Đặc điểm của dự án xây dựng (DAXD)
1. 2. Các giai đoạn và các công tác chính trong quá trình thực
hiện DAXD
1. 3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng.
1. 4. Đặc điểm của công tác QLDAXD

1. 5. Hình thức và quy trình QLDAXD
Vai trò và chức năng của người QLDAXD.
Các yêu cầu tự học đối với HV (6 giờ)
Chương 2: Quản lý quy mô DAXD
2. 1. Hoạch định quy mô DAXD
2. 2. Dự án đầu tư xây dựng
2. 3. Kiểm soát quy mô DAXD
2. 4 Phân tích dòng tiền trong giai đoạn lập dự án đầu tư
2. 5 Phân tích hiệu quả tài chính dự án: Phương pháp NPV,
IRR, PP.
2. 6 Phân tích hiệu quả dự án theo quan điểm Tổng Đầu Tư,
quan điểm Chủ Sở Hữu vốn.
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Chương 3: Quản lý thời gian dự án
3. 1. Quy trình thực hiện DAXD.
3. 2. Cơ cấu phân chia công việc (WBS)
3. 3. Ước tính thời gian thực hiện công việc
3. 4. Các phương pháp lập tiến độ
3. 5. Công cụ và kỹ thuật lập tiến độ (phần mềm MS Project)
3. 6. Kiểm soát tiến độ
3. 7. Điều chỉnh tiến độ
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
16

[2], [7]

2,3

4,5


[2], [3],
[7]

[1], [2],
[3], [7]

Ghi chú


Tuần

Nội dung/Content

Tài liệu

6,7

Chương 4: Quản lý chi phí
4. 1. Nguồn vốn và quy trình quản lý chi phí theo nguồn vốn
4.2.Các phương pháp ước tính chi phí
4. 3. Kế hoạch hóa nguồn nhân vật lực
4. 4. Lập ngân sách chi phí
4. 5. Kiểm soát chi phí (phần mềm MS Project)
4. 6. Thanh toán chi phí
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Chương 5: Quản lý chất lượng DAXD
5. 1. Khái niệm về hệ thống quản lý chất lượng.
5. 2. ISO trong quản lý xây dựng
5. 3. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng
5. 4. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng

5. 5. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
5. 6. Bảo hành và bảo trì công trình.
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Chương 6: Quản lý nhân lực và thông tin
6. 1. Hoạch định tổ chức
6. 2. Tổ chức QLDAXD
6. 3. Nhóm và quản lý nhóm.
6. 4. Hệ thống trao đổi thông tin và quản lý thông tin
6. 5. Phân bổ thông tin và các báo cáo
6. 6. Hoàn tất thủ tục thông tin
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Chương 7: Quản lý rủi ro và giải quyết tranh chấp trong quá
trình QLDAXD
7. 1. Các dạnh thức của rủi ro trong DAXD
7. 2. Xác định rủi ro
7. 3. Định lượng rủi ro
7. 4. Phân tích và phát triển rủi ro
7. 5. Kiểm soát phản ứng rủi ro
7. 6. Giải quyết tranh chấp trong quá trình QLDAXD
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Chương 8: Đấu thầu và hợp đồng xây dựng
8. 1. Quy trình đấu thầu
8. 2. Các hình thức và phương thức đấu thầu trong xây lắp,
mua sắm hàng hóa và tuyển chọn tư vấn
8. 3. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
8. 4. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Nội dung báo cáo tiểu luận/thực hành
Yêu cầu đối với HV: thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong tiểu
luận (ước tính số giờ HV tự làm việc: 12 giờ)

17

[2], [3],
[6], [7]

8,9

10,11

12,13

14,15

**

[4], [7]

[3], [4],
[5]

[3], [4],
[5]

[4], [7]

Ghi chú


Tuần


Nội dung/Content

**

Nội dung giới hạn cho kiểm tra giữa kỳ (tập trung)
(ước tính số giờ SV cần để chuẩn bị kiểm tra)
Nội dung thi cuối kỳ (tập trung): Toàn bộ nội dung đã học
(ước tính số giờ SV cần để chuẩn bị cho kỳ thi: 16giờ)

**

Tài liệu

Ghi chú

Class schedule:
7.8
In class:
Week
Content
Reference
1
[2], [7]
Chapter 1: Introduction of construction project
management
1. 1. Characteristics of construction projects
1. 2. Stages and major work in the implementation process of
a construction project
1. 3. Classification of construction projects
1. 4. Characteristics of construction project management

1. 5. Types and process of construction project management
1. 6. Role and function fo a construction project mangager
Required self-study hours: (6 hours)
2,3
Chapter 2: Scope management
[2], [3],
[7]
2. 1. Scope planning
2. 2. Construction project
2. 3. Scope control
2. 4 Cash flow analysis
2. 5 Analysis of project finance: NPV, IRR, PP
2. 6 Analysis of project finance - the view of general
investment and the view of the owner
Required self-study hours: (9 hours)
4,5
[1], [2],
Chapter 3: Time mangement
[3], [7]
3. 1. The implementation process of a construction project
3. 2. Work breakdown structure
3. 3. Time esimating
3. 4. Methods of scheduling
3. 5. Techniques and tools used for scheduling
3. 6. Schedule control
3. 7. Schedule adjustment
Required self-study hours: (9 hours)
6,7
[2], [3],
Chapter 4: Cost management

[6], [7]
4. 1. Resource of capital and the process of cost management
4. 2. Methods of cost estimating
4. 3. Human resources planning
4. 4. Budget planning
18

Note


Week

8,9

10,11

12,13

14,15

**
**
**

Content
Reference
4. 5. Cost control
4. 6. Payment
Required self-study hours: (9 hours)
Chapter 5: Quality management

[4], [7]
5. 1. Concepts of quality management system
5. 2. ISO in construction management
5. 3. Quality management for construciton survey activities
5. 4. Quality management for building design
5. 5. Quality management for construction
5. 6.Warranty and maintenance for the building
Required self-study hours: (9 hours)
[3], [4],
Chapter 6: Human and information management
[5]
6. 1. Organization planning
6. 2. Organization for construction project management
6. 3.Team and team management
6.4.Information exchange system and information
managment
6. 5. Information and report delivering
6. 6. Information procedure finishing
Required self-study hours: (9 hours)
[3], [4],
Chapter 7: Risk management and dispute resolution in the
[5]
process of construction project management
7. 1. Types of risk in construction project
7. 2. Identifying risk
7. 3. Evaluating risk
7. 4. Analysing and developing risk
7. 5. Risk controlling
7. 6. Dispute resolution in the process of construction project
management

Required self-study hours: (9 hours)
[4], [7]
Chapter 8: Tender and contract
8. 1. Tender process
8. 2. Forms and methods of tender
8. 3. Preparation of tender profile
8. 4. Assessment method of tender profile
Required self-study hours: (12 hours)
Content of presentation of assay/pratice
Requirement: complement all requirement for the assay
(estimated time: 9 hours)
Limited content for mid-term test
Content for final test: No limited
(estimated time for preparation for the final test: 16 hours)

8. Thông tin liên hệ:
19

Note


+ Khoa: Kỹ thuật Xây dựng
+ Bộ môn: Thi Công - 5558
Contact information:
+ Department of Civil Engineering
+ Division of Construction and Project Mangement
+ Internal telephone number: 5558
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔN HỌC
Division managing course


CB PHỤ TRÁCH LẬP ĐỀ CƯƠNG
Instructors

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

20


Khoa: Kỹ thuật Xây dựng
Bộ môn: Thi công và Quản lý Xây dựng

Đề cương môn học Sau đại học

CÔNG NGHỆ và KỸ THUẬT THI CÔNG NÂNG CAO
(Advanced technology and engineering construction)
Mã số MH : 080708022
: Tc (LT.BT&TH.TựHọc): 3
TCHP:
- Tổng: 60
LT: 45
BT:
TH:
ĐA:
BTL/TL: 15
: Bài tập/ Kiểm tra 0%
Bài tập về nhà và kiểm tra nhanh tại lớp
Tiểu luận
30% Làm tiểu luận theo nhóm

Thang điểm 10/10
Thi cuối kỳ:
70% Thi viết, 120 phút
- Môn tiên quyết
: MS:
- Môn học trước
: MS:
- Môn song hành
: MS:
- CTĐT ngành
Quản lý Xây dựng
Mã ngành
: 60 58 03 02
- Ghi chú khác
:
- Số tín chỉ
- Số tiết
- Đánh giá

1. Mục tiêu của môn học:
Môn học nhằm bổ sung thêm kiến thức về công nghệ thi công cho các kỹ sư chưa được học trong
chương trình đại học như: các biện pháp thi công và tính toán trường chắn đất tầng hầm khi thi công
nhà cao tầng, thi công phần thân nhà cao tầng kết cấu bê tông cốt thép tòan khối công trình dân
dụng & công nghiệp. Thiết kế và thi công công trình bằng vật liệu 3D. thi công kết cấu ứng lực
trước, kết cấu dây treo, kết cấu vỏ mỏng…, và những vấn đề xu thế phát triển kỹ thuật thi công hiện
đại có khả năng ứng dụng vào Việt Nam
Aims: This subject provides new and modern construction technologies which is not taugh in the
bachelor degree such as: construction and design method for retaining wall while constructing highrise buildings, construction of the reinforced concrete superstructure of a civil or industrial building.
Design and construction of a building made of 3D material. Construction of pre-stressed structures,
thin shell structures…, and modern construction technology trends applicable into Vietnam.


2. Nội dung tóm tắt môn học:
Trang bị thêm cho học viên những công nghệ mới đang hội nhập vào Việt nam mà kiến thức kỹ sư
chưa được học trong chương trình đại học
Course outline: Provide students with knowledge about technologies wich architects and engineers
do not learn in bachelor degree programs, is being to or will be applied in Vietnam

3. Các hiểu biết,các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học
Kiến thức: Hiểu được các lý thuyết cơ bản của công nghệ thi công mới và hiên đại.
Kỹ năng nhân thức: Biết các sử dụng các công nghệ thi công mới và hiện đại trong ngành công
nghiệp xây dựng.
Kỹ năng chuyên môn: công nghệ thi công cho các dự án đặc biệt.
21


Kỹ năng làm việc: xu hướng công nghệ thi công mới và khả năng ứng dụng vào Việt Nam
Learning outcomes:
Knowledge: Understanding the basic theory of new and modern construction technologies
Cognitive Skills: Understanding how to use new and modern construction technologies in
the construction industry
Subject Specific Skills: construction techniques for special projects
Transferable Skills: modern construction technology trends and applicable into Vietnam.

4. Tài liệu tham khảo chính: (khoảng 3-5 tài liệu)/References
[1] Thi công hố đào cho tầng hầm nhà cao tầng trong đô thị Việt nam, Lê Kiều, 2001, Đại học Kiến
trúc Hà nội.
[2] Thiết kế biện pháp thi công phần thân nhà cao tầng kết cấu bê tông cốt thép tòan khối công trình
dân dụng và công nghiệp, Lê Công Chính, Đại học Kiến trúc Hà nội, 2001.
[3] Kỹ thuật thi công nhà cao tầng, PGS. TS Nguyễn Bá Kế Hà Nội 2003.
[4] Thiết kế và thi công công trình bằng vật liệu 3D. TS. Ngô Quang Tường, KS. Phạm Hiệp Lực.

KS Đào Duy Thông. TP HCM 2004.

5. Hướng dẫn cách học - chi tiết cách đánh giá môn học:
Môn học được trình bày bởi giảng viên. Học viên nên có bản sao giải giảng. Kỳ thi cuối kỳ sẽ kéo
dài 90 phút. Toàn bộ nội dung của môn học sẽ được xem xét trong kỳ thi cuối kỳ. Trọng số phần
kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ lần lượt là 30 và 70%. Không được sử dụng tài liệu trong kỳ thi cuối kỳ.
Learning Strategies & Assessment Scheme:
The course is presented by the lecturer. The students should have the copy of the lecture note. The
final examination is 90 minutes, and the whole course content will be considered in the final exam.
The weight of fial exam and the final exam is 70% of the course marksm. All documents are not
allowed in the final exam.

6. Dự kiến danh sách Cán bộ tham gia giảng dạy:
PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG
PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN




- Khoa KTXD
- Khoa KTXD

Lecturers:
Ass. Prof. NGÔ QUANG TƯỜNG, Department of Civil Engineering
Ass. Prof. PHẠM HỒNG LUÂN, Department of Civil Engineering

7. Nội dung chi tiết/content:
7.1 PHẦN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP/ IN CLASS (số tiết LT)
Tuần
1


Nội dung

Tài liệu

Chương 1: Giới thiệu

[1][2][3][4]

1.

Vai trò kỹ thuật thi công xây dựng công trình

2.

Các tổ hợp công nghệ chính trong thi công.
22

Ghi chú


Tuần

2,3

Nội dung
3. Thiết kế, thi công nhà cao tầng tại Việt nam.
Các yêu cầu tự học đối với HV (6 giờ)
Chương 2: Tổng quan về thi công hố đào để xây dựng
tầng hầm nhà cao tầng trong thành phố


Tài liệu

[1][2][3][4]

1. Thi công hố đào trên thế giới và thi công hố đào để xây
dựng tầng hầm nhà cao tầng trong đô thị Việt nam
2. Các giải pháp tường chắn, hạ mực nước ngầm, rút cừ và
cọc thép
3. Thi công đào đất
Sự cố hố đào trên thế giới và Việt nam
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Chương 3: Công nghệ thi công hố đào

[1][2][3][4]

1. Các phương pháp xác định áp lực đất lên tường chắn
2. Một số phương pháp tính tóan thiết kế tường cừ bằng
theo quan điểm thi công và theo quan điểm cơ học nền
móng.
3. Sự cố thi công cọc khoan nhồi và phương pháp khắc
phục
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Chương 4: Khả năng thi công hố đào, thuận lợi trong
xây dựng tầng hầm tại Hà Nội & TP. HCM

[1][2][3][4]

1. Đặc điểm công trình cũ ở Hà nội & TP. HCM
2. Phân chia lãnh thổ khu vực TP. HCM

3. Khả năng thi công hố đào, thuận lợi trong xây dựng
tầng hầm và giải pháp chống đỡ
4. Giá thành một số lọai tường chắn đang được áp dụng
tại Việt nam
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Chương 5: Quan trắc hiện trường và một số giải pháp
cộng nghệ thi công hố đào

[1][2][3][4]

1. Quan trắc hiện trường
2. Thiết kế biện pháp thi công hố đào (Từơng xi măng đất,
tường lắp ghép, tường chắn & neo trong đất, phương
pháp top down…)
3. Một số biện pháp hạn chế sự cố hố đào
Các yêu cầu tự học đối với HV (9 giờ)
Chương 6: Công nghệ thi công thân nhà cao tầng kết cấu
bê tông cốt thép tòan khối công trình dân dụng công
nghiệp
1. Đặc điểm về kiến trúc & kết cấu công trình nhà cao
23

[1][2][3][4]

Ghi chú


×