Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN ý NGHĨA VẠCH THỜI đại của CÁCH MẠNG THÁNG mười NGA 1917

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.39 KB, 18 trang )

1

Ý NGHĨA VẠCH THỜI ĐẠI CỦA
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch tiếp tục tung ra những luận điệu
phủ nhận giá trị lịch sử và thành quả to lớn của cuộc Cách mạng Tháng Mười
vĩ đại, nhằm hạ bệ lý tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học. Họ lặp lại những
luận điệu cho rằng, đó là “bước nhảy nhầm của lịch sử”, chỉ là "một sai lầm vĩ
đại của lịch sử", là một hiện tượng xã hội chính trị "thuần tuý Nga", thậm chí
chỉ là một cuộc chính biến bạo lực "thuần tuý Lêninnít"... và do đó chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô - cái nôi của Cách mạng Tháng Mười sụt đổ là tất
yếu… Mục tiêu, con đường mà Cách mạng Tháng Mười đã mở ra đang phải
đối mặt với sự tấn công, xuyên tạc, phủ nhận từ nhiều phía, đã không ít người
tuyên bố về sự kết thúc vĩnh viễn lý tưởng và ý nghĩa của cuộc cách mạng
này. Thế nhưng, lịch sử và hiện tại lại đang khẳng định điều ngược lại: Lý
tưởng của Cách mạng Tháng Mười vẫn tiếp tục soi sáng cuộc đấu tranh của
nhân dân lao động toàn thế giới.
Để thấy được tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa vạch thời đại - mở ra một thời
đại mới trong lịch sử nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới của Cách mạng Tháng Mười Nga,
chúng ta cần nắm được hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, nhất là vai trò của Lênin
và Đảng Bônsêvích trong tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành
đấu tranh cách mạng, lật đổ chính phủ lâm thời, giành chính quyền vào tay
nhân dân lao động.
1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Những ai tôn trọng lịch sử đều thấy rằng, thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười là kết cục tất yếu của sự vận động các mâu thuẫn trong lòng xã
hội Nga những năm đầu thế kỷ XX. Các mâu thuẫn xã hội và dân tộc cùng


2



với những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã đưa
nước Nga đến tình thế cách mạng trực tiếp.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành
chủ nghĩa đế quốc, chấm rứt thời kỳ phát triển tương đối hoà bình của chủ
nghĩa tư bản những năm 70 - 80 thế kỷ XIX. Các liên hiệp tư bản độc quyền
hết sức to lớn, chi phối toàn bộ chính sách đối nội, đối ngoại của các nước đế
quốc. Chủ nghĩa đế quốc đã tăng cường phát xít hoá bộ máy nhà nước và hạn
chế quyền tự do dân chủ của nhân dân lao động, đẩy mạnh chiến tranh xâm
lược để tranh giành thị trường, vơ vét tài nguyên và lao động hết sức rẻ mạt ở
các nước thuộc địa. Đầu thế kỷ XX thuộc địa của các nước đế quốc chủ nghĩa
chiếm gần 55% diện tích đất đai và 35% dân số thế giới. Mâu thuẫn vốn có
trong lòng chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là mâu thuẫn
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Phong trào công nhân quốc tế giai đoạn này phát triển hết sức mạnh mẽ
cả về số lượng và chất lượng. Trong các nước tư bản công nhân là bộ phận
chính của dân cư, là những người nắm giữ khâu trọng yếu trong nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân rất đa dạng
và phong phú với hình thức đấu tranh trở thành phổ biến. Chủ nghĩa Mác tiếp
tục ảnh hưởng sâu, rộng trong phong trào công nhân.
Sự kiện này đã được V. I. Lênin dự báo: khi chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ
nghĩa đế quốc thì sẽ xuất hiện những điều kiện khách quan cho việc xoá bỏ hình thái
kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, thiết lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Nước Nga lúc này: Về kinh tế vẫn là một trong những nước rất lạc hậu ở
châu Âu, đến năm 1862 chế độ nông nô mới bị xoá bỏ. Chủ nghĩa tư bản bắt đầu
phát triẻn, trước tiên là công nghiệp phát triển rất nhanh, dẫn đến thành phần giai cấp
trong dân cư thay đổi, giai cấp vô sản phát triển nhanh về số lượng. Chủ nghĩa tư bản
kết hợp với tàn tích của chế độ nông nô đã bóc lột tàn nhân đời sóng cùng cực của



3

người lao động. Sau 2 năm tham gia chiến tranh đế quốc nền kinh tế của Nga trở nên
kiệt quệ, nạn đói lan từ nông thôn lên thành thị, nước Nga ngày càng phụ thuộc vào các
nước Anh, Pháp.
Về chính trị xã hội: Đến đầu thế kỷ XX, nước Nga là nơi tập trung mâu
thuẫn cơ bản của thời đại. Đó là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, mâu thuẫn giữa địa
chủ và nông dân, mâu thuẫn giữa thuộc địa và đế quốc và mâu thuẫn giữa đế quốc và
đế quốc. Trung tâm cách mạng thế giới chuyển từ nước Đức sang nước Nga, giai cấp
vô sản Nga đã chứng tỏ là một lực lượng xã hội và chính trị thực sự có khả năng giải
quyết được những mâu thuẫn chồng chất của nước Nga - đó là phá huỷ dinh luỹ
mạnh mẽ nhất của thế lực phản động châu Âu, châu Á bằng con đường cách mạng,
Qua cuộc “diễn tập 1905” và cuộc cách mạng tháng Hai - 1917, giai cấp vô sản Nga
ngày càng trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đi tiên phong lãnh đạo
phong trào của quần chúng nhân dân lao động, xứng đáng là “đội tiên phong của giai
cấp vô sản cách mạng quốc tế”.
Trên cơ sở phân tích khoa học thời cuộc, xã hội Nga nói chung và sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản ở Nga nói riêng, V.I.Lênin mới đi đến kết luận rằng, nước Nga đã
trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc và cách mạng vô
sản sẽ mở đầu bằng cuộc cách mạng ở Nga. Người giải thích: "Những cái làm cho giai
cấp vô sản Nga trong một thời gian nhất định, có thể là rất ngắn, trở thành con chim
đầu đàn của giai cấp vô sản cách mạng toàn thế giới, thì không phải là những phẩm
chất đặc biệt, mà chỉ là những điều kiện lịch sử đặc biệt thôi. Nước Nga là một nước
nông dân, một trong những nước lạc hậu nhất ở châu Âu. Chủ nghĩa xã hội không thể
ngay lập tức thắng lợi trực tiếp ở đó được. . .nên tính chất nông dân của nước Nga có
thể làm cho cuộc cách mạng dân chủ - tư sản ở Nga có một quy mô rộng lớn và làm
cho cuộc cách mạng của chúng tôi trở thành màn mở đầu của cách mạng xã hội chủ
nghĩa thế giới, thành một nấc tiến lên cuộc cách mạng đó"1.

1


V.I.Lênin, toàn tập, tập 31, Nxb TB, M. 1981 tr. 110 - 111


4

Sau cách mạng tháng Hai - 1917 ở Nga (thực chất là cuộc cách mạng
dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo). Những đây là cuộc
cách mạng chưa giành thắng lợi triệt để, toàn bộ chính quyền chưa về tay giai
cấp công nhân mà tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ lâm thời do
giai cấp tư sản đại diện và các Xô Viết công nông. Những nhiệm vụ chủ yếu
của cách mạng chưa được giải quyết, ruộng đất vẫn nằm trong tay bọn địa
chủ, nhà máy, công xưởng vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản,nước Nga vẫn
chưa ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất, đời sống của công nhân, binh linh
và nông dân vẫn hết sức khổ cực.
Đầu tháng Tư năm 1917, V.I.Lênin từ nước ngoài trở về nước cùng với
Đảng Bônsêvích trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ trương đưa cách mạng tiến
lên giành thắng lợi triệt để. Hội nghị Trung ương của Đảng Bônsêvích đã
thông qua bản “Luận cương tháng Tư” của Lênin, vạch đường cho sự chuyển
biến từ cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong Luận cương tháng Tư, Lênin đã đề cập một cách sâu sắc tình
hình nước Nga. Đó là: cuộc cách mạng dân chủ tư sản hoàn thành nhiệm vụ
lật đổ được chế độ Nga Hoàng, nhưng nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng
chưa hoàn thành, sự tồn tại hai chính quyền là bước quá độ của cách mạng, là
giai đoạn thứ nhất để tiến tới giai đoạn hai là cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Theo phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng thì chính phủ
lâm thời sẽ bị đánh đổ.
Về chủ trương đưa cách mạng tiến lên: Phải chuyển ngay cách mạng
dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để ra khẩu hiệu hành động:
“Tất cả chính quyền về tay các Xô viết” và đưa đất nước ra khỏi chiến tranh.

Chủ trương về kinh tế là phải tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho
nông dân, hợp nhất các ngân hàng thành ngân hàng nhà nước.


5

Về lực lượng cách mạng: Phải xây dựng khối liên minh công nông
vững chắc, trong đó trú trọng liên minh với bần nông, trung nông và binh linh
tạo thành lực lượng cách mạng chống lại giai cấp tư sản.
Về phương pháp tiến lên của cách mạng. Lênin chỉ ra 2 phương pháp
cách mạng, một là phương pháp hoà bình nghĩa là toàn bộ chính quyền
chuyển vào tay các Xô viết thông qua đấu tranh với chính phủ lâm thời và đưa
những người cách mạng vào bộ máy của chính phủ lâm thời - đây là phương
pháp quý và hiếm; hai là phương pháp bạo lực. Lênin chỉ rõ, người cách
mạng cần chuẩn bị cả hai khả năng nhưng khả năng hai là cơ bản nhất.
Sau khi đã thống nhất về đường lối, chủ trương, phương hướng tiến lên
của cách mạng, Lênin và Đảng Bônsêvích bắt tay ngay vào tổ chức thực hiện.
Quá trình chuyển biến cách mạng có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn
từ tháng 4 đến tháng 7 chủ trương phát triển cách mạng bằng phương pháp
hoà bình, trong thời gian này Lênin nhấn mạnh mục tiêu là phải xoá bỏ chính
phủ lâm thời, làm cho các Xô viết nắm toàn bộ quyền lực. Trong thời gian
này cách mạng chuyển biến hết sức nhanh chóng và phức tạp. Đến cuối tháng
6, chính phủ lâm thời đã chuẩn bị đủ lực lượng, lộ “nguyên hình” bộ mặt phản
cách mạng. Quần chúng đã thức tỉnh và ngả về phía cách mạng.
Giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 chủ trương phát triển cách mạng
bằng phương pháp bạo lực. Từ đầu tháng 7 năm 1917 những điều kiện phát
triển hoà bình của cách mạng không còn nữa, Lênin và Đảng Bônsêvích rút
lui vào hoạt động bí mật và tích cực chuẩn bị mọi mặt để khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền.



6

2. Diễn biến cách mạng tháng Mười Nga.
Đầu tháng Mười những dấu hiệu của tình thế cách mạng đã xuất hiện.
Công nhân bãi bỏ quản lý tư sản, bắt giam các giám đốc xí nghiệp và nắm
quyền kiểm soát sản xuất. Nông dân đuổi địa chủ, chiếm ruộng đất, tịch thu,
đốt phá sản nghiệp của chúng. Phong trào đó đã lan rộng khắp nước Nga, biến
thành những cuộc khởi nghĩa. Trong quân đội đã xuất hiện những hình thức
đấu tranh mới của binh lính, họ đuổi bọn chỉ huy phản động, bầu chỉ huy mới,
không chịu tiếp tục chiến tranh… Phong trào đấu tranh của các dân tộc ở Nga
đã hoà vào phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân và binh lính. Thông
qua hoạt động cách mạng Đảng Bônsêvích đã lớn mạnh cả về số lượng và
chất lượng, đủ sức lãnh đạo cuộc cách mạng thắng lợi. Đầu tháng 2 - 1917
Đảng chỉ có 4,5 vạn đảng viên, đến tháng 7 - 1917 số lượng đảng viên đã lên
tới 24 vạn.
Trước phong trào cách mạng ngày càng lớn mạnh, Chính phủ lâm thời đã
tỏ ra lo sợ. Bên ngoài quân Đức đang lăm le chuẩn bị tấn công tiêu diệt chính
quyền Nga. Để rảnh tay đối phó với tình hình trong nước, Chính phủ lâm thời đã
dâng toàn bộ vùng Riga và sẵn sàng dâng Pêtrôgrát cho Đức. Những việc làm đó
làm cho quần chúng càng căm phẫn Chính phủ lâm thời và hoàn toàn đứng về
phía cách mạng. Trước tình hình đó, ngày 03 - 10, Ban chấp hành Trung ương
Đảng quyết định đưa Lênin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Ngày 07 - 10,
Lênin về nước, ngày 10 - 10, Lênin triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương và ngày 16 -10 lại triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương mở rộng.
Trong hai Hội nghị trên, Lênin và Đảng Bôsêvích đã phân tích tình hình trong
nước, quốc tế, những thuận lợi, khó khăn… và đi đến quyết định khởi nghĩa,
thông qua kế hoạch khởi nghĩa vũ trang trong toàn nước Nga, giành chính quyền
về tay nhân dân. Cuộc khởi nghĩa được ấn định vào ngày 25 - 10, cùng ngày
khai mạc của Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II. Tuy nhiên, trong hai Hội nghị



7

của Đảng, Camênhép, Dinôviép và các phần tử cơ hội đã chống lại chủ trương
khởi nghĩa, nhưng với đa số phiếu tán thành nên quyết định khởi nghĩa vẫn
được thông qua, cho nên bọn chúng đã tiết lộ kế hoạch khởi nghĩa cho Chính
phủ lâm thời. Do đó, uỷ ban khởi nghĩa đã quyết định khởi nghĩa trước một
ngày, Bộ chỉ huy khởi nghĩa đặt tại điện Xmônưi, do Lênin trực tiếp lãnh đạo
và tổ chức toàn bộ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Lênin chỉ rõ: “Hiện
nay trì hoãn khởi nghĩa là chết”. “Không thể chờ đợi được nữa! Chờ đợi thì
có thể mất hết” và “Ngày 23 tháng 10 thì sớm quá. Cuộc khởi nghĩa phải dựa
vào toàn thể nước Nga, vậy ngày 23 các đại biểu dự hội nghị sẽ chưa đến
đủ… Mặt khác, chờ đến ngày 25 tháng 10 thì lại chậm quá. Lúc đó Đại hội đã
được tổ chức rồi và một hội nghị lớn như vậy khó có thể có được những quyết
định nhanh chóng. Chúng ta phải hành động vào đêm 24 tháng 10 để ngày 25
tháng 10 khai mạc Đại hội. Chúng ta có thể nói với Đại hội chính quyền đây.
Đại hội sử dụng ra sao”1.
Đêm 24 - 10 khởi nghĩa đã nổ ra theo kế hoạch, sáng 25 - 10 các địa bàn,
vị trí quan trọng như ngân hàng, nhà ga xe lửa, bưu điện… ở Pêtrôgrát đã bị
quân khởi nghĩa chiếm giữ. Hoảng sợ trước sự tấn công của cách mạng, Chính
phủ lâm thời phải cố thủ trong Cung điện Mùa Đông, còn Kê – ren – ski lên xe
hơi cắm cờ Mỹ chạy trốn ra mặt trận, âm mưu tổ chức quân đội Cadắc chống
lại cách mạng. Chiều 25 - 10, Cung điện Mùa Đông - sào huyệt cuối cùng của
chính phủ lâm thời đẫ vào tay cách mạng. Đêm 25 - 10 toàn bộ chính phủ lâm
thời bị bắt, khởi nghĩa đã thắng lợi ở Pêtrôgrát.
10 giờ đêm ngày 25 - 10 Đại hội II các Xô viết đã khai mạc tại điện
Xmônưi. Đại hội tuyên bố: Toàn bộ chính quyền đã về tay Xô viết; Đại hội ra
lời kêu hiệu triệu gửi công nhân, nông dân, binh lính và thông qua các sắc hoà
bình, sắc lện ruộng đất, sắc lệnh thành lập chính phủ công nông do Lênin đứng

1

. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 34, Nxb Tiến bộ, Matxơcơva. 1976, tr. 579 - 572


8

đầu. Sau thắng lợi ở thủ đô, cách mạng tháng Mười tiếp tục giành thắng lợi các
thành phố, khu công nghiệp và các vùng nông thôn xa xôi trên khắp nước Nga.
Đến đầu tháng 2 - 1918 cách mạng đã thắng lợi trên toàn quốc.
Sau cách mạng tháng Mười tình hình nước Nga khó khăn về mọi mặt.
Những thành quả cách mạng mới giành được như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Kinh tế nước Nga trước cách mạng đã tiêu điều, nay càng tiêu điều hơn. Nhà
máy ngừng hoạt động, ruộng đồng bị bỏ hoang, lương thực, thực phẩm thiếu
thốn… Trong nước bọn Bạch vệ và những phần tử chống đối cách mạng nổi
lên khắp nơi. Bên ngoài Đức, Áo vẫn trong tình trạng chiến tranh với Nga.
Mặc dù, chính quyền Xô viết còn rất non trẻ chưa có kinh nghiệm trong tổ
chức hoạt động, nhưng với quyết tâm củng cố và bảo vệ các thành quả cách
mạng, Lênin và Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo chính quyền Xô viết thực hiện
tốt đường lối đối nội và đối ngoại. Chính quyền Xô viết đã thông qua một loạt
các sắc lệnh quan trọng đó là sắc lệnh hoà bình, sắc lệnh về ruộng đất. Khẩn
trương xây dựng chính quyền ở cơ sở. Tháng 1 năm 1918 Chính phủ đã ra chỉ
thị thành lập Hồng quân công nông, tiếp tục trấn áp bọn phản cách mạng.
Chính quyền Xô viết đã quốc hữa hoá các ngân hàng, đường xe lửa, ngoại
thương và toàn bộ đại công nghiệp tư bản, huỷ bỏ các món nợ ngân hàng vay
trong chiến tranh của nước ngoài. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho
nông dân nghèo. Đầu năm 1918, toàn bộ nước Nga chuyển hướng chiến lược
xây dựng chủ nghĩa xã hội sang chế độ “Cộng sản thời chiến” với nội dung
chủ yếu là chính phủ kiểm soát sản xuất công nghiệp, độc quyền trưng thu
lương thực, lúa mì, lương thực thừa...

Để đối phó với tình hình thù trong, giặc ngoài, chính quyền Xô viết phải
ký với Đức hoà ước Bretlitốp - một hoà ước – mà Lênin cho đây là hoà ước bất
hạnh và nhục nhã nhất, nhưng nhờ ký hoà ước này mà nước Nga có một thời kỳ
để củng cố chính quyền về mọi mặt, ổn định và phát triển kinh tế đất nước, trấn


9

áp bọn phản cách mạng đang nổi lên khắp nơi…Bằng những chính sách đúng
dắn và việc làm cần thiết của Đảng Bônsêvích chính quyền Xô viết mà nước
Nga từng bước đánh tan bọn phản động trong nước và phá được vòng vây của
14 nước đế quốc, bảo toàn và phát triển được thành quả cách mạng, đưa nước
Nga bước vào giai đoạn phát triển mới của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Hơn 90 năm qua, mặc dù còn có những đánh giá khác nhau, các thế
lực thù địch tìm mọi cách phủ nhận, xuyên tạc ý nghĩa của Cách mạng Tháng
Mười, song có một thực tế không thể chối cãi được đó là kể từ sau thắng lợi
của Cách mạng Tháng Mười, lịch sử nhân loại đã bước sang một trang mới
với những biến đổi vô cùng sâu sắc. Ý nghĩa của nó không chỉ thu hẹp ở nước
Nga và khu vực mà nó còn có ý nghĩa toàn thế giới, Chủ tịch Hồ chí Minh đã
khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng
khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất.
Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to
lớn và sâu xa đến thế”1. Cụ thể: Cách tháng Mười mở ra một một thời đại mới
trong lịch sử phát triển của xã hội loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười
thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ nhân giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức
đứng lên đấu tranh giành chính quyền, giành lại độc lập cho dân tộc. Cùng với
đó, Cách mạng Tháng Mười còn vạch ra con đường giải phóng cho các dân

tộc và nêu lên một kiệt xuất và mẫu mực về chiến lược và sách lược của giai
cấp công nhân.
Không những vậy, Cách mạng Tháng Mười đã để lại cho phong trào
cách mạng thế giới nhiều bài học kinh nghiêm quý báu. Một là: Cách mạng
1

. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà nội. 2000, tr. 300.


10

phải có sự lãnh đạo của Đảng Mácxít, có đường lối và phương pháp cách
mạng đúng đắn; hai là: Cách mạng phải thiết lập được khối liên minh công
nông vững chắc; ba là: Từ Cách mạng Tháng Mười cũng cho thấy muốn cách
mạng thành công phải thiết lập và củng cố vững chắc mặt trận dân tộc cứu
nước; bốn là: Phải kiên quyết dùng bạo lực cách mạng đập tan bạo lực phản
cách mạng, cung cấp bài học sinh động về nghệ thuật sử dụng bạo lực; năm là:
Bài học về nắm vững thời cơ cách mạng, thực hiện tư tưởng cách mạng tiến
công, cách mạng không ngừng; sáu là: Bài học về kết hợp chủ nghĩa yêu nước
với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Những ý nghĩa và bài học sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười không
những có giá trị trong giai đoạn trước đây mà ngày nay dù thế giới đang có
những biến đổi to lớn, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang tạm
lâm vào thoái trào, lịch sử đang có những bước quanh co, thăng trầm nhưng
những ý nghĩa và bài học này vẫn còn nguyên giá trị cho các Đảng cộng sản,
cho phong trào công nhân và các nước xã hội chủ nghĩa trên con đường đấu
tranh cho hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội và tiến lên xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Bởi lẽ, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười là kết cục tất yếu của sự
vận động các mâu thuẫn trong lòng xã hội Nga những năm đầu thế kỷ XX.

Cách mạng Tháng Mười đã được chuẩn bị đầy đủ về lý luận và tổ chức, được
“tập dượt” qua thời kỳ cách mạng 1905 - 1907 và cách mạng tháng Hai - 1917.
Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế
giới, lật đổ ách thống trị của giai cấp địa chủ và tư bản Nga, mở ra cơ hội để
hiện thực hoá lý tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học là giải phóng giai cấp,
giải phóng xã hội và giải phóng con người, xây dựng một chế độ do nhân dân
lao động làm chủ. Ngay sau khi giành được chính quyền, các sắc lệnh và chính
sách mà chính phủ công - nông do Lênin đứng đầu đã ban hành chứng tỏ tính


11

triệt để của cách mạng và tính nhân bản, cao đẹp của lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội ở Nga đã chứng minh sức mạnh của giai cấp
công nhân, biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận trở thành hiện thực, chặt
đứt một mắt xích quan trọng của chủ nghĩa đế quốc, một mảng lớn của chủ
nghĩa tư bản đã bị phá vỡ. Từ đây chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy
nhất bao trùm thế giới, mà lúc này thế giới bắt đầu có hai hệ thống chính trị - xã
hội đối lập nhau: Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng Tháng Mười khác hẳn về chất so với các cuộc các mạng
trước đó. Vì nó thủ tiêu mọi hình thức bóc lột, khắc phục tính hạn chế, nửa
vời của các cuộc cách mạng trong quá khứ. Nhờ Cách mạng Tháng Mười, lần
đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga trở thành
người chủ xã hội, thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của tư bản và giai cấp địa chủ,
phong kiến. Chính lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười đã khơi dậy
được tính năng động phi thường và sự nỗ lực đặc biệt của toàn thể nhân dân Xô
viết để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ trước sự chống phá điên cuồng
của thù trong, giặc ngoài. Cũng nhờ lý tưởng đó mà một nước Nga tiểu nông
kém phát triển dưới chế độ Sa Hoàng (năm 1913 trình độ phát triển kinh tế của
Mỹ gấp 13 lần nước Nga) đã trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa với

những thành to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật
và quốc phòng, an ninh, trở thành trụ cột của cách mạng thế giới, có tác dụng
ngăn chặn các âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc đối với các dân tộc.
Đi theo lý tưởng đó của Cách mạng Tháng Mười mà nhân dân Xô viết
đã lao động và chiến đấu quên mình để bảo vệ thành quả cách mạng và cứu
loài người khỏi thảm hoạ phát - xít. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và
ảnh hưởng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Xô viết đã
thức tỉnh hàng triệu triệu người bị áp bức, bóc lột trên thế giới vùng lên đấu
tranh giành độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc, tạo thời cơ cho một loạt


12

quốc gia khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ vùng dậy giành quyền
độc lập dân tộc. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, khoảng 100 quốc gia
giành được độc lập với những mức độ khác nhau, nhiều quốc gia trong số đó
đã công khai tuyên bố mục tiêu mục tiêu xoá bỏ chế độ áp bức, bóc lột người,
xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ảnh hưởng, tác động vô cùng to lớn của Cách mạng Tháng Mười và
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã tạo
điều kiện cho sự phát triển của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế
giới, trước hết là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sau cách mạng
Tháng Mười hàng loạt các Đảng cộng sản ra đời. Trào lưu xã hội chủ nghĩa
trở thành một xu hướng; hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trở thành một
nhân tố quyết định diện mạo của nhân loại, quyết định xu thế phát triển của
thời đại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười cho thấy sức mạnh vĩ đại của
nhân dân lao động và khẳng định, chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng
Mười thì người lao động mới trở thành người chủ thực sự của xã hội. Đúng
như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng tháng Mười mở ra con
đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới

trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
toàn thế giới”1.
Tuy nhiên, sau hơn 70 năm tồn tại, do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do những sai lầm chủ quan về
đường lối của những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như sự phản
bội của những người đứng đầu, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông
Âu đã sụt đổ. Đây là một tổn thất to lớn không chỉ với những người cộng sản
chân chính mà còn đối với phong trào cách mạng trên toàn thế giới, nó tạo cơ
hội cho nhưng kẻ chống cộng hoan hỉ tuyên bố vế sự “cáo chung của chủ
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà nội. 1996, tr. 301.


13

nghĩa cộng sản”. Thế nhưng thời gian trôi qua đã chứng tỏ những luận điệu
xuyên tạc đó chỉ là ảo tưởng. Tổn thất đó không làm suy giảm ý nghĩa lịch sử
to lớn và lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười. Chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụt đổ nhưng đó chỉ là sự sụt đổ của một mô hình
xã hội chủ nghĩa cụ thể không phải là sự sụt đổ của học thuyết Mác - Lênin và
lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, trong xã hội tư bản toàn cầu hoá, trong “một thế giới không
thể chấp nhận được” thì lý tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn có sức sống lâu bền,
tầm ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười vẫn hết sức sâu rộng trên khắp
hành tinh. Chính những thành tựu của công cuộc cải cách, đổi mới ở Trung
Quốc và Việt Nam, từ sự phục hồi của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế ở châu Âu, từ sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cánh tả ở những
nước Mỹ - La tinh trong những năm gần đây, trong đó có tuyên bố của Tổng
thống Hugô Chavez và Tổng thống R.Côrêa về việc tiến hành xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở Vênêzuêla và Ecuađo theo “mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ
XXI” và ngay những người lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa đã sụt đổ đã
nhận ra sự bất công, bất bình đẳng, vô nhân đạo trong chủ nghĩa tư bản với
những bạo lực, khủng bố, mất an ninh và nuối tiếc những giá trị nhân văn,
nhân đạo và giá trị ưu việt của chủ nghĩa xã hội đã tiếp tục khẳng định giá trị
thời đại của Cách mạng Tháng Mười đối với sự phát triển của thời đại không
hề thay đổi, lý tưởng của cuộc cách mạng này vẫn đang được nhiều nước trên
thế giới, cùng nhân loại tiến bộ phấn đấu để hiện thực hoá trong đời sống.
Ngay cả Dinôviep - người tự nhận không phải là môn đệ của chủ nghĩa
Mác - Lênin, người từng chống đối Nhà nước Xô viết và phải ngồi tù thời còn
Liên Xô sau đó sống lưu vong ở Mỹ cũng phải thừa nhận: “Những thành tựu
của thời đại chủ nghĩa cộng sản xô viết do V.I. Lênin mở đầu đã thấm vào máu
thịt loài người… Nếu không có V.I. Lênin, không có cách mạng xã hội chủ nghĩa


14

thỏng Mi v sau ú l Liờn bang Xụ vit thỡ trong lch s khụng th xut hin
c mt tuyn tin hoỏ cú quy mụ ngang vi tuyn m i din l th gii t bn
phng Tõy. Tuyn tin hoỏ ú cú nh hng to ln n ton b s phỏt trin
tip theo ca nhõn loi Nh cú cuc cỏch mng vụ sn v tt c nhng gỡ gn
vi cuc cỏch mng ú m nhõn loi ó c cu thoỏt khi s tht lựi ỏng s
nht, thoỏt khi s suy tn, thoỏi hoỏ1. Mc dự th gii ng i cú nhng
thay i ln, bc tranh ton cnh ca nú hin nay l cc k phc tp v tim n
nhiu nguy c bt trc, khú lng nhng nhỡn trong tng th ca mt thi i
ln c m ra t Cỏch mng Thỏng Mi, thỡ ni dung c bn, c trng bn
cht nht ca thi i ngy nay vn l thi i quỏ t ch ngha t bn lờn
ch ngha xó hi trờn phm vi ton th gii. Bi vy, i lờn ch ngha xó hi vn
l xu th, l lý tng hin thc khụng th o ngc ca lch s ng i c
m u bng Cỏch mng Thỏng Mi Nga v i.

Vi Vit Nam, Cỏch mng Thỏng Mi ó li du n sõu sc cha
tng cú, ó m ra mt bc ngot mi cho dõn tc ta. Ch tch H Chớ Minh
ó khng nh: Cỏch mng thỏng Mi nh mt tri chúi li, xoỏ tan mn
ờm ti, soi ng dn li cho dõn tc ta i n thng li2. Khi c Lun
cng ca V.I. Lờnin v vn dõn tc v thuc a ng trờn bỏo Nhõn o,
Nguyn i Quc ó phỏt hin: õy l cỏi cn thit cho chỳng ta3. v khng
nh: Muốn cứu nớc và giải phóng dân tộc không có con đờng nào khác con
đờng cách mạng vô sản4; v Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
mới giải phóng đợc các dân tộc bị áp bức và những ngời lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ5.
õy l s la chn ca lch s m Nguyn i Quc ó phỏt hin ra,
khụng phi l s gỏn ghộp ch quan v ó chm rt s b tc v ng li
1
2

A. Dinụviep, Ngi v i nht ca th k XX, Thụng tin nhng vn lý lun, s 9(5 2004).

H Chớ Minh, Ton tp, tp 1, Nxb CTQG, H Ni. 2000, tr. 236.
H Chớ Minh, Ton tp, tp 10, Nxb CTQG, H Ni. 2000, tr. 127.
4
H Chớ Minh, Ton tp, tp 9, Nxb CTQG, H Ni. 1996, tr. 314.
5
H Chớ Minh, Ton tp, tp 10, Nxb CTQG, H Ni. 1996, tr. 128.
3


15

giải phóng dân tộc qua nhiều thập niên. Kể từ sao sự lựa chọn đó, Cách mạng
Tháng Mười là tấm gương cổ vũ cho dân tộc Việt Nam vùng dậy giành quyền

độc lập dân tộc. Theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, được soi sáng bởi
ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
lãnh đạo nhân dân ta đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công,
đập tan xuyền xích nô lệ của thực dân, đế quốc, tiến hành thắng lợi 2 cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ
quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thành công của cách mạng Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, một mặt cho thấy sức mạnh vĩ đại của nhân
dân lao động Việt Nam, mặt khác khẳng định chỉ có đi theo con đường cách
mạng vô sản, noi theo tấm gương Cách mạng Tháng Mười đất nước mới
giành được độc lập thực sự, nhân dân mới được tự do.
Đứng trước cuộc khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới
những cuối thế kỷ XX, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu “độc lập dân tộc, gắn liền với
chủ nghĩa xã hội”, thực hiện sự đổi mới trên nguyên tắc không xa rời lý tưởng
xã hội chủ nghĩa, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khủng hoảng, lập nên
những kỳ tích mới trong công cuộc xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu:
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Qua hơn 20
năm đổi mới, những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử mà chúng đạt được
càng khẳng định sự thật đó. Trong hơn 20 năm qua, nền kinh tế nước ta liên
tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao và phát triển toàn diện. Công cuộc xoá đói,
giảm nghèo đạt được những tiến bộ to lớn, được Liên hợp quốc xếp vị trí
đứng đầu thế giới và đánh giá cao về những nỗ lực phấn đấu đạt nhiều mục
tiêu thiên niên kỷ. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình
quân đầu người năm 2005 tăng gấp 4 lần so với năm 1986; chỉ số phát triển
con người(HDI) liên tục tăng vững chắc từ 0,618 vào năm 1990 lên 0,728 vào


16

năm 2005, trong đó tuổi thọ và mức độ giáo dục đóng góp đến 32 - 40%

(GDP chỉ góp 28%) điều này chứng tỏ sự phát triển kinh tế đã chuyển hoá vào
chất lượng cuộc sống của đa số nhân dân. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn
kết toàn dân được củng cố và tăng cường, chính trị, xã hội ổn định, quốc
phòng - an ninh được giữ vững, nước ta được xem là nơi an toàn nhất thế giới,
là địa chỉ hấp dẫn khách du lịch và các nhà đầu tư. Cùng với đó năm 2007
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và được 183/190 nước
thành viên của Liên hợp quốc bầu là uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã khẳng định vị thế và uy tín ngày
càng cao của nước ta trên trường quốc tế. Những thành tựu đó đã tạo ra thế và
lực mới để nước ta tiếp tục đi lên, hiện thực hoá lý tưởng của Cách mạng
Tháng Mười, đồng thời là đóng góp thiết thực và to lớn của cách mạng Việt
Nam đối với phong trào cách mạng thế giới.
Hiện nay, một số quan điểm phản động lợi dụng sự sụt đổ của chủ nghĩa
xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu để xuyên tạc, phủ nhận giá trị có tính
thời đại của Cách mạng Tháng Mười, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta, phủ nhận sự hi sinh của các thế hệ cho anh trong đấu tranh giành
độc lập dân tộc, phủ nhận mục tiêu, con đường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay. Họ lớn tiếng phỉ báng lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, coi định hướng xã hội chủ nghĩa là đi vào ngõ
cụt, không có cơ sở khoa học… Tuy nhiên thực tiễn hơn 20 năm đổi mới của
đất nước đã khẳng định: định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là phù hợp với
nội dung thời đại mà Cách mạng Tháng Mười đã mở ra.
Đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự
trung thành và tiếp nối lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười và con đường
cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Con đường độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng còn nhiều


17


khó khăn, thử thách. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, lý tưởng của Cách mạng
Tháng Mười và yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong điều kiện hiện nay,
đòi hỏi chúng ta “trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội
mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và xây dựng
có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải xa rời mà là nhận thức đúng, vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách
mạng”1. Đồng thời, tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước đối với toàn xã hội; thực hiện
đại đoàn kết toàn dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Hơn 90 năm đã đi qua, mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực có nhiều
bước thăng trầm, nhưng con đường mà Cách mạng Tháng Mười khai phá vẫn
là tất yếu hợp với quy luật tiến hoá của xã hội loài người. Đại hội IX khẳng
định: “Chủ nghĩa xã hội từ những bài học thành công và thất bại, cũng như
từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra
bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định
sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”2. Tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa vạch thời đại của
cuộc Cách mạng Tháng Mười vẫn còn in đậm trong tâm trí của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động trên thế giới. Lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười
vẫn trường tồn, tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới của nước ta, soi sáng cuộc
đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của toàn thể nhân loại
yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

1
2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội. 2006, tr.70

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội. 2001, tr.65


18



×