Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH tìm HIỂU tư TƯỞNG xã hội CHỦ NGHĨA KHÔNG TƯỞNG của ROBERT OWEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.54 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Thế kỉ XX đã khép lại một mô hình chủ nghĩa xã hội tạm thời không phù hợp
đó là sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Điều này đặt ra một câu hỏi lớn cho các nhà tư tưởng, đặc biệt ở các nước hiện nay
đang thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội như Trung Quốc, Việt Nam… khi thành
trì của nó đã sụp đổ do không phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên đất nước mình.
Trong khi nhân loại đã bước sang kỉ nguyên mới – kỉ nguyên của khoa học công
nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, đòi hỏi tất cả các quốc gia trên thế giới phải
hợp tác, hội nhập xu thế chung để phát triển nhưng lại luôn tiềm ẩn nguy cơ chệch
hướng xã hội chủ nghĩa. Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách bôi nhọ, chống
phá, cho rằng Việt Nam, Trung Quốc hiện nay áo dụng kinh tế thị trường là chuyển
sang nền kinh tế tư bản mà chỉ khoác áo chủ nghĩa xã hội mà thôi. Vậy làm thế nào
xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công trên cả lí luận cũng như thực tiễn?
Với bối cảnh quốc tế nhiều khó khăn nghiệt ngã, chủ nghĩa xã hội phải đối
mặt trước nhiều thách thức sinh tử. Dù muốn dù không, chủ nghĩa xã hội dù thăng
trầm, thành bại ở nơi này nơi khác nhưng tiến lên chủ nghĩa xã hội là xu thế vận
động khách quan của lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tạo được dấu
ấn đậm nét, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển tiến lên của lịch sử
nhân loại. Ngọn cờ chủ nghĩa xã hội khoa học vẫn là cái đích cuối cùng của các
nước đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trước tình hình đó, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
chúng ta phải nghiên cứu những tư tưởng của các bậc tiền bối đi trước. Vì không có
lí luận nào là bất biến và luôn đúng hoàn toàn cho mọi thời đại. Lý luận nào cũng
đòi hỏi phải kế thừa có chọn lọc cho phù hợp hoàn cảnh thực tiễn. Bởi “chân lí
không phải ở điểm bắt đầu, mà là ở điểm kết thúc hay nói đúng hơn là sự kế tục”.
Chúng ta phải xem xét những nhà tư tưởng đi trước đã cống hiến những gì cho lý
luận chủ nghĩa xã hội và những thiếu sót của chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn đã
1


vấp phải để sửa chữa. Sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học là tất yếu lịch sử nhưng


nó không xuất hiện trên một mảnh đất hoang mà ra đời dựa trên sự kế thừa những
tư tưởng cộng sản, tư tưởng giải phóng xã hội của quá khứ mà những người ưu tú
nhất của nhân loại đã ấp ủ trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Một trong ba tiền đề
lý luận trực tiếp là chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX ở Pháp
và Anh. Trong đó có một người tiêu biểu, xứng đáng là đại diện xuất sắc nhất của
chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán ở nước Anh và châu Âu đầu thế kỉ XIX
đó là Robert Owen. Từ thực tiễn phong phú của phong trào đấu tranh ngày càng
sinh động, phát triển của công nhân và lao động Anh trong điều kiện nước Anh có
nền công nghiệp phát triển hơn Pháp những năm đầu thế kỉ XIX, đặc biệt bằng
những hoạt động thực tiễn của mình, học thuyết xã hội chủ nghĩa của nhà cải cách
có khuynh hướng cộng sản nổi tiếng này có phần chín muồi và gắn với thực tiễn
hơn Saint Simon và Fourier. Robert Owen không chỉ là một trong những đại biểu vĩ
đại của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX, góp phần to lớn
làm hình thành lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học, mà nhiều tư tưởng trong học
thuyết của ông còn có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam hiện nay.
Vì vậy dù kiến thức bản thân còn nhiều hạn hẹp, chưa tiếp cận nhiều tài liệu,
chưa bao quát toàn bộ vấn đề nhưng với cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cùng một số phương pháp khảo sát,
nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… làm sáng tỏ vấn đề,
nhất là nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn tận tình của TS. Trần Chí Mỹ suốt thời
gian học tập, nghiên cứu chuyên đề “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không
tưởng đến khoa học”, người viết chọn vấn đề “Tìm hiểu tư tưởng xã hội chủ nghĩa
không tưởng của Robert Owen” làm tiểu luận kết thúc chuyên đề. Trong phạm vi
giới hạn của một tiểu luận kết thúc môn học, tiểu luận tập trung làm sáng tỏ các vấn
đề chính:
2


- Hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời tư tưởng xã hội chủ nghĩa của R. Owen

- Tiểu sử và quá trình hoạt động của R. Owen
- Nội dung tư tưởng cơ bản trong học thuyết của R. Owen
- Nhận xét về giá trị lịch sử, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong học
thuyết của R. Owen
- Từ đó rút ra ý nghĩa của học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng của R.
Owen đối với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH
1. Hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Robert
Owen
Cuộc CMTS Anh thế lỉ XVII đã phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến, mở
đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và của CNTB. Với thắng lợi của
cuộc cách mạng Công nghiệp đầu tiên trên thế giới, mở đầu quá trình công nghiệp
hóa TBCN, thực hiện bước quá độ từ công trường thủ công sang công nghiệp cơ
khí, tạo điều kiện củng cố vững chắc thắng lợi của phương thức sản xuất TBCN.
Đến đầu thế kỉ XIX, diện mạo nước Anh đã có nhiều biến đổi về mọi mặt.
 Về kinh tế: Khối lượng các loại hàng hóa do máy móc chế tạo tăng lên rõ
rệt. Các ngành công nghiệp (bông, dạ, than đá, gang…) phát triển mạnh mẽ cả về
sản lượng, tốc độ phát triển. Nhiều nhà máy trung tâm công nghiệp mọc lên khắp
nước Anh. London thành trung tâm thương mại lớn, là thành phố đầu tiên của châu
Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa và thành thị trường lớn của thế giới. Với sự
phát triển của công nghiệp TBCN, giai cấp công nhân đã hình thành và ngày càng
phát triển.
 Về chính trị - xã hội: Cuộc cách mạng Công nghiệp nổ ra sớm nhất thế
giới đã dẫn tới sự biến đổi lớn trong cơ cấu xã hội – giai cấp. Tư sản và vô sản trở
thành hai giai cấp cơ bản của xã hội. Cùng với việc sử dụng rộng rãi máy móc và
3


sự phân công lao động, tư sản công nghiệp tăng cường bóc lột công nhân, cả lao
động phụ nữ và trẻ em một cách thậm tệ. Nên ngay từ lúc mới ra đời, GCCN Anh

phải đấu tranh chống lại GCTS: đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện
điều kiện làm việc nổ ra từ nửa cuối XVIII. Phong trào đấu tranh càng mạnh mẽ,
gay gắt nhất là ở các trung tâm dệt và mỏ than trong những năm 1767 – 1771. Đỉnh
cao của cao trào 1779 là cuộc khởi nghĩa của công nhân và dân nghèo London.
Phong trào đập phá máy móc, hủy hoại hàng hóa, đốt phá công xưởng, đưa yêu
sách, đòi địa vị đã mất của công nhân nổi lên mạnh mẽ ở Nôttinhham 1811 – 1812.
Từ 1815, phong trào đấu tranh của quần chúng lên mạnh mẽ, điển hình là cuộc
míttinh lớn ở Xintiophin. GCTS phản ứng điên cuồng, đàn áp dã man. Không lùi
bước trước đàn áp của GCTS, sau “sự hiên Mánétxtơ”, phong trào côn gnhân vẫn
được củng cố, duy trì. Đến 1824, GCCN Anh giành thắng lợi lớn: buộc quốc hội
thừa nhận quyền đình công và lập hội của công nhân. Công nhân chào mừng thắng
lợi này bằng một phong trào bãi công và xây dựng hàng loạt công đoàn. Cuối
những năm 20 – 30, công nghiệp đình đốn, khủng hoảng kinh tế đang tới gần, ở
Anh bùng lên cuộc đấu tranh mới với qui mô lớn ở cả thành thị và nông thôn. Từ
1835 – 1848, “phong trào Hiến chương” cải cách tổng tuyển cử sôi nổi khắp nước
Anh, soạn thảo “Hiến chương nhân dân”, đấu tranh cho quyền lợi dân chủ… Đây là
phong trào lớn, vừa có tính chất chính trị vừa có tính chất xã hội và là phong trào
nổi tiếng trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Dù bị quốc hội
bãi bỏ, phong trào thất bại nhưng GCTS phải nhượng bộ, giảm giờ làm còn 10,5
giờ một ngày (vào 1850). Nhìn chung nửa đầu XIX, ở Anh không diễn ra bùng nổ
CM chính trị nhưng những cuộc đấu tranh cho tiến bộ xã hội vì lợi ích người lao
động luôn xảy ra, dù thất bại do tự phát, lẻ tẻ, không liên kết nhưng làm GCTS phải
lúng túng.
 Về văn hóa tư tưởng: thế kỉ XVIII ở Anh không có nhiều trào lưu tư
tưởng mạnh mẽ như Pháp nhưng trào lưu tư tưởng Khai sáng Pháp ảnh hưởng khắp
4


châu Âu và nước Anh cũng không ngoại lệ. Nhưng ngay từ thời cậ đại, Anh đã có
các nhà tư tưởng XHCN không tưởng nổi tiếng với các học thuyết XHCN không

tưởng đặc sắc: T. More, G. Wisntandley… cùng với đẩy mạnh sản xuất công
nghiệp TBCN, sự ra đời hàng loạt phát minh khoa học kĩ thuật trong cuộc CMCN:
phát minh thoi bay của John Key 1773, máy kéo sợi James Watt 1769… Công
nghiệp và kinh tế phát triển vượt bậc nhưng để lại hậu quả nặng nề: CNTB bóc lột
GCCN bằng mọi thủ đoạn tinh vi, tàm bạo, bắt công nhân làm 12 – 18 giờ một
ngày trong điều kiện tồi tệ, đồng lương rẻ mạt…, đời sống công nhân vô cùng cực
khổ.
Nhiìn chung, những năm đầu XIX, ở Anh không bùng nổ CM bạo lực và
chính trị, song những phong trào đấu tranh đòi dân sinh và tiến bộ xã hội luôn diễn
ra, phát triển ngày càng mạnh mẽ về quy mô, hình thức, tính chất. Từ đấu tranh đòi
dân sinh, công nhân và quần chúng lao động Anh tiến lên đấu tranh đòi sửa đổi
thiết chế nhà nước đương thời vì lợi ích người lao động. GCTS Anh liên tục phải
đối phó. Do đó nước Anh luôn trong tình trạnh không ổn định. Mặt khác do kinh tế
bắt đầu khủng hoảng, lại phải đối phó với phong trào dân tộc đang nổi lên tại thuộc
địa Airơlen càng đẩy GCTS Anh rơi vào bị động.
Chính thực tiễn đó ở nước Anh, trào lưu tư tưởng XHCN có điều kiện phát
triển với sự xuất hiện nhiều nhà trí thức hữu sản có khuynh hướng XHCN. Trong
số họ, tiêu biểu nhất, xứng đáng là đại diện xuất sắc nhất của CNXH không tưởng –
phê phán ở nước Anh và châu Âu đầu thế kỉ XIX là Robert Owen - một nhà cải
cách có khuynh hướng cộng sản nổi tiếng. Học thuyết của ông hình thành trong
điều kiện nước Anh có nền công nhiệp phát triển hơn Pháp. Bởi vậy, nó có phần
chín muồi hơn.
2. Tiểu sử, sự nghiệp và quá trình hoạt động của Robert Owen

Được đánh giá là nhà XHCN không tưởng – phê phán xuất sắc nhất của
CNXH không tưởng – phê phán ở nước Anh và châu Âu đầu thế kỉ XIX, Robert
5


Owen sinh ra trong mộut gia đình thủ công ở thị trấn nhỏ Niutao (xứ Oenxơ). Mới

9 tuổi Owen đã thành “thằng nhỏ” làm thuê, sai vặt cho một quá hàng ăn ở địa
phương. Từ 1787 Owen sống ở Mansétxtơ và trở thành người quản lí lớn nhất khi
chưa tròn 20 tuổi và kiến thức, năng lực của ông ngày càng được nhiều người biết đến.
Năm 1800, Owen trở thành giám đốc nhà máy kéo sợi bông lớn nhất
Niulanác. Đồng thời ông thử nghiệm những cải tổ hợp lí hóa về kỉ luật cũng như
biện pháp về xã hội nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt và lao động của những
người lao động tại khu công xưởng của mình. Cuộc thực nghiêm của ông trong
công xưởng từ chỗ có 1500 người sống chen chúc vào những túp lều lụp xụp quanh
công xưởng với các tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, cãi lộn, đánh nhau… xảy ra
liên miên đã trở thành khu nhà ở khang trang, tiện nghi, việc cung cấp thực phẩm
được quan tâm, cảo thiện, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo được xây dựng, bệnh viện
được thành lập, giờ làm việc của công nhân được hạ thấp còn 10,5 giờ (trong khi
thời gian lao động bình thường của công nhân Anh lúc đó là 12 – 14 tiếng). Năm
1806, công nghiệp bông vải sợi nước Anh lâm vào khủng hoảng, nhà máy của
Owen phải ngừng hoạt động 4 tháng nhưng ông vẫn trả lương cho công nhân.
Bằng những thực nghiệm cải cách của Owen, Niulanác thành thị trấn kiểu
mẫu với số dân lên đến 2500 người, không còn nạn say rượu, cờ bạc, kiện cáo,
cảnh sát, tòa án hình sự…, trẻ em đuộc giáo dục từ nhà trẻ đến 17 tuổi trong
“Trường giáo dục tính cách” do ông xây dựng, lao động được kết hợp với học tập
theo lứa tuổi….
Ông đề xướng với chính phủ Anh “Luật công xưởng nhân đạo” – hệ thống
những quy định mang tính nhân bản, tiến bộ, chứa đựng nhiều quan niệm mới của ông
về cải cách xã hội. Với sự đấu tranh không mệt mỏi suốt 5 năm liền của ông, đến
1819, Nghị viện thông qua luật này nhưng đã cắt xén nhiều nội dung quan trọng.
1824, Owen sang Mỹ, tiếp tục công cuộc thực nghiệm xã hội bằng cách lập
một công xã lao động “Hòa hợp mới” tại bang Indiana sau 1 năm đến Mỹ. Với
6


nhiệt huyết của mình, ông dốc hết tài sản cho cuộc thực nghiệm mới đó nhứng cuối

cùng bị thất bại hoàn toàn vào 1829. Trở về nước sau năm năm trên đất Mỹ, Owen
tiếp tục nỗ lự hoạt động nhằm xây dựng phong trào công đoàn, tiến hành tổ chức,
xây dựng các hợp tác xã lao động của công nhân và mất 1858.
Trong quá trình thực nghiệm xã hội, để trình bày tư tưởng, học thuyết của
mình, Owen đã viết nhiều và để lại những tác phẩm có giá trị: Những nhận xét về
ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp, Báo cáo về giảm nhẹ tình cảnh công nhân
trong công nghiệp và nông nghiệp, Quyết sách về thế giới đạo đức mới, Báo cáo về
kế hoạch giảm bớt tai họa xã hội… Là một nhà hoạt động thực nghiệm xã hội tiêu
biểu, cả cuộc đời hoạt động không mệt mỏi với kì vọng đưa tư tưởng XHCN vào
cuộc sống nhưng với chủ trương con đường hòa bình, xây dựng xã hội trong nỗ lực
tuyên truyền, thuyết phục, thực nghiệm hi vọng sự thức tỉnh của chính phủ đương
thời từ bỏ con đường của họ khiến Owen không thể vượt qua tính không tưởng của
CNXH những năm đầu XIX. Nhưng ông đã cốn hiến to lớn cả về lý luận và thực
tiễn cho sự phát triển tư tưởng XHCN của nhân loại. Những hoạt động thực tiễn
của Owen được Engels đánh giá rất cao “mọi phong trào xã hội vì lợi ích của
GCCN ở Anh và mọi thành tựu thật sự của những phong trào ấy đều gắn với tên
tuổi của Owen” [4, 365].
II. HỌC THUYẾT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ROBERT OWEN
1. Nội dung tư tưởng cơ bản trong học thuyết của R. Owen
Một trong những nội dung nổi bật trong hệ thống lý luận của Owen là quan niệm
về bản tính con người. Bảnh tính con người hình hành thông qua tác động qua lại giữa
con người và môi trường, trong đó ảnh hưởng của môi trường khác quan là nhân tố
quyết định. Và chính từ quan niệm ấy mà ông đi đến kết luận cần thiết phải xây dựng
xã hội mới thay thế xã hội tư bản. Vì xã hội tư sản là nguyên nhân gây tội ác.
Từ đó Owen vạch rõ ý nghĩa tích cực và hậu quả tiêu cực của sự phát triển
công nghiệp TBCN – cái mà Marx gọi là tính lịch sử của nền sản xuất công nghiệp.
7


Sự hoàn thiện cơ khí máy móc trong xã hội tư bản một mặt làm tăng trưởng nhanh

chóng về của cải “tăng lên 20 lần trong vòng nửa thế kỉ”, nhưng mặt khác đem lại
hàng loạt những tai họa xã hội mà theo ông, những tai họa này còn lớn hơn nhiều
những lợi ích được rút ra từ những phát minh đó. Của cải được tích lũy trong tay
một số người, trở thành phương tiện để họ tiếp tục thu về nhũng của cải do lao
động của nhiều người khác làm ra, “đám quần chúng trở thành nô lệ và phụ thuộc
và sự ngu muội tùy hứng của những kẻ độc quyền” [13, 189]. Tuy vậy ông không
phản đối và từ chối nền văn minh công nghiệp vì thấy được giá trị lịch sử của sự
phát triển máy móc công nghiệp “có tác dụng giải phóng con người trong xã hội
tương lai khi sự tăng trưởng do nó đem lại phục vụ hạnh phúc của nhân loại cần
lao” [13, 190].
Trong các tác phẩm của mình, Owen lên án và phủ nhận chế độ tư hữu “chế
độ tư hữu đã và đang là nguyên nhân của vô số tội phạm và tai họa mà con người
phải chịu đựng” [15, 329] : xã hội phân hóa, người sở hữu trở nên ngu muội, ích kỉ,
thờ ơ trước đau khổ của người khác, kẻ giàu thành động vật hai chân, làm người lao
động bị bóc lột, bần cùng, dốt nát, là nguyên nhân suy đồi đạo đức, dẫn đến chiến
tranh, thù hận giữa các dân tộc… Khác với Saint Simon và Fourier, Owen nêu bật
tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu và phải thay thế bằng chế độ công hữu. Đồng thời
Owen phê phán chế độ hôn nhân tư sản và tôn giáo với tổ chức giáo hội: hôn nhân
tư sản dựa thoe lối tính toán trục lợi về kinh tế, mang tính đồi trụy về đạo đức; nhà
thờ truyền bá học thuyết sai lầm, gieo rắ niềm tin mù quáng, làm nhân cách đạo
đức con người bại hoại… Từ đó ông kết luận: chế độ tư hữu, hôn nhân tư sản và
tôn giáo là ba án nhân, ba trở lực cần gạt bỏ trên con đường thực hiện lí tưởng về
một xã hội mới.
Xuất phát từ những quan niệm trên, Owen đưa ra tư tưởng về xã hội tương
lai và con đường để đi đến xã hội đó. Xã hội tương lai phải được xây dựng trên cơ
sở chế độ công hữu và thủ tiêu sự khác nhau về đẳng cấp, giai cấp, không còn mâu
8


thuẫn đối kháng, mọi người đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không ai được

ngoại lệ có đặc quyền đặc lợi, không còn những cuộc hôn nhân dựa trên tính toán
tiền của, không còn trẻ em hư hỏng, mọi người được hưởng nền giáo dục tốt, sống
hợp tác, hòa thuận như những tahnfh viên gia đình. Khác với hiệp hội của Fourier,
cơ sở của xã hội mới theo Owen là công xã lao động mở với nguyên tắc tổ chức
hoạt động là: cộng đồng sở hữu, lao động tập thể, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Liên hiệp các công xã là một tổ chức hoàn toàn mới của con người vói tất cả tính
ưu việt của nó, tạo nên xã hội hài hòa, thực sự của con người.
Song Owen lại chủ trương thực hiện xã hội mới theo con đường hòa bình: sự
chuyển biến sẽ xảy ra mà không cần đến bạo lực, đổ máu, chỉ cần tuyên truyền thức
tỉnh mọi người, kể cả chính phủ đang cầm quyền để họ từ bỏ con đường lầm lạc và
tạo mọi điều kiện để ông thực hiện những cải cách. Chỉ bằng tuyên truyền, giải
thích những chân lí cơ bản thì mới có thể hình thành cuộc cách mạng vĩ đại. Owen
dự kiến cuộc cách amngj đó diễn ra gần như đồng thời trong tất cả các dân tộc có
văn hóa rồi lan nhanh tới tất cả các dân tộc mà không gặp pahỉ sự chống đối nào.
Con người chỉ có hạnh phúc khi ở trog những điều kiệ mới, được giáo dục về lí trí
và bác ái, còn “bạo lực chỉ có thể làm hỏng sự nghiệp, làm con người xa cách nhau,
trở nên tàn nhẫn và không hợp với sự tồn tại cộng sản” [1, 414].
2. Giá trị, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong học thuyết của R.
Owen
Học thuyết XHCN và những hoạt động thực tiễn của Owen có những giá trị to
lớn không thể phủ nhận. Với quan điểm triết học tiến bộ về con người, Owen
không chỉ phê phán, lên án mạnh mẽ những bất công, xấu xa của xã hội tư bản mà
còn phác thảo mô hình xã hội tương lai tốt đẹp với nhiều quan niệm rất tiến bộ, dựa
trên cơ sở kinh tế hiện thực: có trình độ khoa học công nghệ cao, tổ chức hợp lí,
mọi người đều được thụ hưởng nó, có điều kiện sống như nhau… Theo lời Marx,
Owen có “cái nhìn lịch sử đối với nền sản xuất công nghiệp TBCN” vì ông đã
9


tuyên bố “sự phát triển tư bản là điều kiện tất yếu để cải tạo xã hội theo tinh thần

cộng sản chủ nghĩa”. Owen chỉ rõ vai trò của lực luợng sản xuất máy móc nếu biết
lãnh đạo đúng dắn sẽ là một trong những của cải hết sức to lớn, có vai trò giải
phóng con người chứ không trở thành lời nguyền rủa đối với họ. Marx nhấn mạnh
tư tưởng của Owen nói rằng những biến đổi trong sản xuất diễn ra dưới CNTB là
những giai đoạn chuẩn bị và những và những giai đoạn cần thiết dẫn đến cuộc cách
mạng vĩ đại và quan trọng “Owen không những thực tế đã xuất phát từ hệ thống
công xưởng trong những thí nghiệm của mình mà còn tuyên bố hệ thống đó là điểm
xuất phát của cách mạng xã hội”. Đặc biệt với chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu và
thay thế bằng chế độ công hữu, đã làm cho học thuyết của Owen khác hẳn, vượt
trước các nhà XHCN không tưởng đi trước cũng như cùng thời là Saint Simon và
Fourier.
Tuy nhiên học thuyết của Owen đã không kết hợp được với phong trào Hiến
chương đang diễn ra sớm ở Anh lúc bấy giờ. Nó tách rời phong trào ấy, do đó cả
học thuyết của Owen và phong trào Hiến chương không thể tiến xã hơn được,
không thâm nhập và thúc đẩy được cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản.
Owen phê phán gay gắt chế độ tư bản và cho rằng những mâu thuẫn xã hội của
CNTB là kết quả của sự dốt nát lầm lạc của ý thức con người. Với sự phổ biến rộng
rãi của giáo dục, con người sẽ hướng tới xã hội mới – xã hội sẽ đảm bảo những
điều kiện tốt nhất cho đời sống và sự hoàn thiện đạo đức của con người. Owen cho
rằng chế độ tư hữu là trở ngại chính trên con đường xây dựng xã hội mới. Ông tin
tưởng vững chắc vào việc người ta sẽ thấy tính ưu việt của hệ thống sở hữu công
hữu so với hệ thống sở hữu tư hữu. Và xã hội tương lai của ông là xã hội được tổ
chức một cách hợp lý với những đặc trưng cơ bản là của cải chung, lao động chung.
Nhưng ông sợ đấu tranh giai cấp và cho rằng cần phải ngăn ngừa sự phá vỡ đời sống
xã hội bằng bạo lực. Vì đối với ông, đấu tranh giai cấp là sự dốt nát của quần chúng.
Từ đó ông đề xuất những dự án cải cách đời sống xã hội trên những nguyên tắc cộng
10


sản chủ nghĩa nhưng lại dùng con đường giáo dục để thủ tiêu chế độ giai cấp, con

đường hòa bình để tiến tới xây dựng xã hội tương lai. Do đó Owen không thể vượt
khỏi những hạn chế về con đường xây dựng xã hội mới của CNXH không tưởng.
Mặc dù Owen muốn phục vụ sự nghiệp của công nhân một cách vô tư, nhiệt
tình, ra sức bảo vệ quyền lợi của GCCN. Dù là người xã hội không tưởng đầu tiên
tham gia phong trào của công nhân một cách tích cực, là người khai sáng xuất sắc
cho công nhân nước Anh. Nhưng ông không thể trở thành người lãnh đạo thực tiễn
có kết quả tốt. Vì chính quan niệm không tưởng là một trong những nguyên nhân
làm cho học thuyết của Owen ít có ảnh hưởng đến công nhân, mặc dù lý tưởng
cộng sản của ông thu hút được nhiều lao động.
Những hạn chế trong học thuyết của Owen nói riêng và của CNXH không
tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX nói chung do nhiều nguyên nhân, trước tiên là do
sự hiểu biết của bản thân Owen có giới hạn tất nhiên của nó. Song nguyên nhân
quan trọng, chủ yếu là giới hạn của thời đại “sự chưa chín muồi của tư tưởng loài
người trong việc giải quyết những vấn đề phát triển của xã hội là kết quả của sự
chưa chín muồi của những mối quan hệ lịch sử xã hội. Trong sự tìm tòi lý luận của
mình, lý trí con người bị hạn chế bởi trình độ phát triển của lịch sử xã hội cũng
giống như dòng sông bị giới hạn bởi hai bờ của nó. Nhưng các nhà XHCN không
tưởng – phê phán đã nhìn hướng về phía sự phát triển thực tế, họ thực sự đi trước
sự phát triển ấy” [11, 4]. Học thuyết của Owen là không tưởng chủ nghĩa vì nó ra
đời trong lúc phương thức sản xuất TBCN ở giai đoạn thấp, cuộc đấu tranh giai cấp
của giai cấp vô sản còn ở mức độ thấp, mâu thuẫn của CNTB chưa bộc lộ rõ rệt,
đầy đủ, GCCN chưa trưởng thành với các quan hệ giai cấp chưa chín muồi thì tất
yếu trạng thái lý luận cũng chưa chín muồi được, nên cách giải quyết những nhiệm
vụ xã hội tất phải do đầu óc nghĩ ra [4, 269]. Đó là những hạn chế lịch sử không thể
tránh khỏi. Vì vậy, những giá trị lịch sử của CNXH không tưởng – phê phán đầu

11


thế kỉ XIX nói chung và của Owen nói riêng là “tỉ lệ nghịch với sự phát triển lịch

sử”, vẫn mang tính không tưởng cho dù là không tưởng – phê phán.
Và thực tiễn đã chứng minh, Owen không đi theo công nhân và công nhân
cũng không đi theo ông. Dù ông đã lao động trực tiếp suốt ba mươi năm trong lòng
GCCN, cố gắng bằng mọi sức lực của mình gảm nhẹ số phận người công nhân.
Song những cống hiến của Owen đã rất có ý nghĩa với lịch sử tư tưởng XHCN “…
Owen sống trong một nước mà sản xuất TBCN phát triển nhất bị ảnh huởng của
những đối lập do phương thức sản xuất ấy sinh ra nên đã xuất phát trực tiếp từ chủ
nghĩa duy vật mà nêu ra một cách có hệ thống những dự án xóa bỏ những sự khác
biệt giai cấp” [3, 278]. Những cố gắng to lớn của Owen đóng một vai trò to lớn ở
chỗ làm cho đạo luật đầu tiên hạn chế trong việc sử dụng lao động phụ nữ và trẻ em
được áp dụng ở nước Anh [1, 12].
Trên thực tế Owen không những đã xuất phát từ những công xưởng cho công
nhân mà về mặt lý luận ông còn tuyên bố hệ thống đó là điểm xuất phát của cách
mạng xã hội. Như vậy ông đã cố gắng đặt lí tưởng xã hội của mình không những
trên cơ sở triết học mà còn trên cơ sở kinh tế. Ông đã đi gần tới tư tưởng cho rằng
sự phát triển của lịch sử gắn liền với những thay đổi của phương thức sản xuất.
Chính điều này làm cho ông vượt hẳn những nhà XHCN không tưởng của các thế
kỉ trước. Hơn nữa, còn vượt hẳn những nhà không tưởng cùng thời. Có thể nói
trong tư tưởng của Owen đã le lói những yếu tố duy vật về lịch sử. Học thuyết của
ông có giá trị lớn và mang giá trị hiện thực hơn.
3. Ý nghĩa của học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng của R. Owen đối
với thực tiễn Việt Nam hiện nay
CNXH khoa học là học thuyết đòi hỏi luôn được hoàn thiện, biến đổi cho phù
hợp thực tiễn vì thực tiễn là nơi kiểm nghiệm chính xác của chân lí. Tiến lên
CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN là một sự lựa chọn đúng đắn của nhất, phù hợp thời
đại và hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Bởi chỉ có CNXH mới đem lại ấm no, tự do,
12


hạnh phúc cho mọi người. nhưng sự phát triển của xã hội Việt Nam luôn trong sự

vận động qua lại với thế giới và không nằm ngoài sự vận động chung của thời đại.
Trong giai đoạn hiện nay khi CNXH đang lâm vào thoái trào, dù đạt nhiều thành
tựu nhưng CNXH ở Việt Nam gặp không ít khó khăn, trở lực. Quá trình xây dựng
CNXH là một quá trình vừa thiết kế vừa xây dựng. Vì thế khi phát triển lí luận,
chúng ta phải bám sát thực tiễn với những yêu cầu cấp bách mà thực tiễn đang đặt
ra. Hơn nữa CNXH là một hiện tượng mới mẻ đang vận động trong lịch sử loài
người. Hiện nay trên thế giới có vô số các trào lưu tư tưởng mà cơ sở lí luận của
chúng là một mớ hỗn tạp của CNXH không tưởng và tôn giáo đã đuộc hiện đại hóa
một cách tinh vi. Đứng trước nguy cơ này, chúng ta phải không khéo né tránh để
không rơi vào những thái cực đó.
Học thuyết của Owen là không tưởng nhưng có những giá trị to lớn không thể
phủ nhận với sự hình thành CNXH khoa học, đặc biệt với việc xây dựng CNXH ở
Việt Nam. Không phải tự nhiên Owen cho rằng xã hội mới phải có sự phát triển
của đại công nghiệp. Hiện nay, chúng ta có thể thấy một trong những đặc trưng cơ
bản đi lên CNXH là cơ sở vật chất của nó là nền đại công nghiệp. Chúng ta không
thể xây dựng thành công CNXH nếu không có nền đại công nghiệp cơ khí, nếu
không thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế sau hơn 25 năm
đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của đảng
thì bộ mặt Việt Nam đã và đang thay đổi hẳn. Vị thế của Việt Nam được nâng lên
trong khu vực và trên trường quốc tế. Cách chúng ta hơn hai thế kỉ, Owen đã thấy
được mặt tích cực và tiêu cực của đại công nghiệp mà ngày nay chúng ta kế thừa tư
tưởng ấy của ông một cách có chọn lọc. Owen thấy mặt tiêu cực của đại công
nghiệp là máy móc ra đời sẽ biến con người thành nô lệ của nó. Từ đó, khi áp dụng
phát triển máy móc vào sản xuất phải làm sao để máy móc phải phục vụ con người,
con người luôn làm chủ máy móc, là chủ xã hội chứ không phải bị máy móc nô

13


dịch. Đồng thời chúng ta phải tận dụng triệt để những tiến bộ tích cực của máy móc

công nghiệp làm cho nền sản xuất xã hội tăng lên nhanh chóng.
Điều mà chúng ta kế thừa Owen là tư tưởng xóa bỏ tưu tữu, xác lập công hữu
về tư liệu sản xuất – tức tư liệu sản xuất thuộc về nhân dân lao động. Cụ thể ở Việt
Nam, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về toàn dân nhưng nó phải được sử dụng như
thế nào để chúng ta không lạc hậu so với thế giới. Mặc dù trong thời kì quá độ,
Đảng ta vẫn tạo điều kiện cho kinh tế tư bản tư nhân phát triển nhưng kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, mọi thành phần kinh tế đều chịu sự quản lí của nhà nước
theo định hướng XHCN.
Không chỉ có vậy, mô hình xây dựng “làng cộng sản hòa hợp” của Owen – với
trẻ, trường học, nhà ở tiện nghi cho công nhân, không còn tệ nạn xã hội… - có ý
nghĩa thực tiễn lớn đối với Việt Nam hiện nay. Điều này đáng để chúng ta quan
tâm khi hiện nay ở Việt Nam, cùng sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, số
lượng công nhân ngày càng đông lại tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải quan tâm đời sống của công nhân bởi cuộc sống có
ổn định, bảo đảm thì họ mới yên tâm sản xuất tạo của cải phát triển xã hội. Không
ai có thể đi làm mà nhốt con ở nhà trong phòng chật hẹp không người trông nom
hoặc là họ không làm gì khi sau một ngày đi làm về không có chỗ vui chơi giải trí
lành mạnh. Hiện nay nhà nước ta đang tổ chức xây dựng khu chung cư, giúp những
gia đình không có khả năng mua nhà đất riêng biệt nhưng vẫn chưa giải quyết được
thỏa đáng vì vẫn còn những gia đình công nhân không thể đảm bảo đời sống và
càng không thể mua được căn hộ chung cư. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, phương
hướng điều chỉnh xác đáng, phù hợp.
Nằm trong những giá trị của học thuyết của Owen là tinh thần bảo vệ, bênh
vực người lao động. Đối với một nước đi lên CNXH ở điểm xuất phát thấp như
Việt Nam thì lực lượng sản xuất chính trong xã hội là nông dân và công nhân, mà
muốn phát triển lực lượng sản xuất thì chúng ta không thể không quan tâm đời
14


sống, nhu cầu người dân. Lý luận luôn phải gắn với thực tiễn. Chúng ta không chỉ

nói suông mà phải căn cứ vào thực tiễn cuộc sống của chính nhân dân để xác định
chiến lược, đường lối đúng đắn. Có quan tâm nhân dân mới hiểu nỗi khổ, nỗi bức
xúc của họ để chia sẻ và giúp họ vượt khó đi lên.
Mặc dù học thuyết của Owen có những hạn chế nhất định, là không tưởng
nhưng là không tưởng – phê phán và ý nghĩa của nó đối với sự ra đời CNXH khoa
học cũng như thực tiễn Việt Nam hiện nay. Muốn xây dựng thành công CNXH,
chúng ta phải biết “gạn đục khơi trong” tư tưởng của các nhà XHCN đi trước, rút
kinh nghiệm từ bài học của các nước XHCN đi trước, kiên định và vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách phù hợp trong tình
hình mới.
KẾT LUẬN
Bị hạn chế bởi trình độ phát triển của lịch sử xã hội, học thuyết xã hội chủ
nghĩa của Owen còn nhiều hạn chế, không tưởng, ảo tưởng về con đường xây dựng
xã hội cộng sản tốt đẹp. Nhưng với trọn cuộc đời mình cho “giai cấp những người
cần lao”, những cống hiến của Owen có ý nghĩa to lớn đối với phong trào đấu tranh
của quần chúng lao động và giai cấp vô sản Anh lúc bấy giờ “mọi phong trào xã hội
vì lợi ích của GCCN ở Anh và mọi thành tựu thật sự của những phong trào ấy đều
gắn với tên tuổi của Owen”. Đồng thời có vai trò quan trọng đối với lịch sử tư tưởng
xã hội chủ nghĩa và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học “chủ nghĩa xã hội khoa học
không bao giờ quên nó dựa vào Saint Simon, Fourier, Owen”. Đặc biệt với chủ
trương xóa bỏ chế độ tư hữu và thay thế bằng chế độ công hữu, Owen đã “nêu một
cách có hệ thống những dự án xóa bỏ sự khác biệt giai cấp” đã làm cho học thuyết
của Owen khác hẳn, vượt trước các nhà XHCN không tưởng đi trước cũng như cùng
thời. Owen xứng đáng là nhà thực nghiệm xã hội vĩ đại của chủ nghĩa xã hội không
tưởng trước Marx, một nhà “đại không tưởng” xuất sắc của chủ nghĩa xã hội không

15


tưởng – phê phán đầu thế kỉ XIX. Học thuyết của Owen có những giá trị to lớn đối

với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V. A. – pha – na – xi – ép (1984): Những ngun lí của chủ nghĩa cộng sản
khoa học, Nxb. Tiến Bộ, Maxcơva.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình chủ nghóa xã hội khoa học, Nxb.
Chính Trò quốc Gia, Hà Nội, 2005.
3. C. Mác và Ăngghen (1995) : Tồn tập, t. 19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
4. C. Mác và Ăngghen (1995) : Tồn tập, t. 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
5. A. A. Gankin (2004): Phong trào cơng nhân quốc tế những vấn đề lịch sử và
lí luận, t. 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002): Giáo trình Lịch sử tư
tưởng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2005): Giáo trình Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trò Quốc Gia, Hà Nội.
8. TS. Trần Hùng, TS. Trần Chí Mỹ (2006) : Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
phương Tây trước chủ nghĩa Mác, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. TS. Phạm Cơng Nhất (2005): Tìm hiểu lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16


10.Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (đồng chủ biên) (1999): Lịch sử thế giới
cận đại, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội.
11.B. A. Tsa – ghin (1986): Marx - Engels xây dựng và phát triển lý luận chủ
nghĩa cộng sản khoa học, Nxb. Tiến Bộ, Maxcơva.
12.Võ Mai Bạch Tuyết (1998): Lịch sử thế giới cận đại, Nxb. Mũi Cà Mau, Tp.

Hồ Chí Minh.
13.GS. Đỗ Tư, PGS. TS. Trịnh Quốc Tuấn, PGS. PTS. Nguyễn Đức Bách (đcb)
(1996): Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14.V. P. Vonghin (1979) : Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa, Nxb. Tiến Bộ, Maxcơva.
15.A. L. Vôlôdin (1982) : Chủ nghĩa xã hội không tưởng, tiếng Nga, Nxb.
Chính trị, Matxcơva.

17



×