Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT mối QUAN hệ GIỮA ĐỊNH NGHĨA vật CHẤT của v i lê NIN với KHOA học tự NHIÊN HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.25 KB, 26 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN VỚI
KHOA HỌC TỰ NHIÊN HIỆN ĐẠI

Triết học Mác-đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bởi bản chất bên
trong của nó có sự thống nhất hữu cơ giữa tính cách mạng và khoa học, hơn thế
nữa triết học Mác còn là thế giới quan, phương pháp luận, là vũ khí lý luận của
giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và lồi người tiến bộ trên thế giới. Chính
vì vậy nó đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, C.Mác đã viết: “ Giống
như triết học thấy giai cấp vơ sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vơ sản
cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình ”.1 Điều này lại được V.I.Lênin
khẳng định: “ Sự hấp dẫn khơng gì cưỡng nổi đã lôi cuốn những người xã hội
chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó, chính là ở chỗ nó kết hợp tính
chất khoa học chặt chẽ và cao độ ( đó là đỉnh cao nhất của khoa học xã hội ) với
tinh thần cách mạng và kết hợp không phải một cách ngẫu nhiên, không phải chỉ
vì người sáng lập ra học thuyết đã kết hợp bên trong bản thân mình những phẩm
chất của nhà khoa học và của nhà cách mạng mà la kết hợp trong chính bản thân
lý luận ấy, một sự kết hợp nội tại và khăng khít ”. 2 Cái bản chất, linh hồn sống
của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng, cũng như cái tạo nên
tính cách mạng và khoa học của nó, đó chính là phép biện chứng duy vật – một
học thuyết “ về sự phát triển dưới hình thức hồn bị nhất, sâu sắc nhất và không
phiến diện ”. 3 Đối với phép biện chứng duy vật khơng có gì là tối hậu, là tuyệt
đối và thiêng liêng cả, nó chỉ vạch ra tính chất quá độ của mọi sự vật và trong
mỗi sự vật, và đối với nó khơng có gì tồn tại ngồi q trình vận động biến đổi
và phát triển không ngừng từ thấp đến cao. Bản chất cách mạng của phép biện
chứng duy vật được thể hiện ở chỗ, trong khi đưa ra khái niệm về cái hiện tồn thỡ
1. C. Mác và Ph Ăng ghen, Toàn tập, Nxb CTQG,HN, 1995, tập 1, trang 589.
2 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M, 1980, tập 1, trang 421.
3. V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M, 1980, tËp 23, trang 53..


đồng thời cũng bao hàm, cũng chứa đựng trong nó quan niệm về sự diệt vong


của cái hiện tồn đó. Chính vì vậy, triết học Mác có chức năng cơ bản là xoá bỏ
cái cũ và tạo lập cái mới, luôn gắn liền hữu cơ với thực tiễn cuộc sống, với
phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, cũng như sự phát triển
của khoa học. Do đó, triết học Mác không phải là học thuyết ngưng đọng, mà trái
lại là một học thuyết sáng toạ, đòi hỏi không ngừng được bổ xung, được làm
phong phú thêm bởi chính thực tiễn và cùng phát triển với thực tiễn để đưa triết
học Mác lên tầm cao mới, trong thời đại mới.
Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, như các nhà kinh điển đã
từng nhấn mạnh, đó khơng phải là một tín điều, một khn mẫu, một công thức,
mà la nền tảng tư tưởng, phương pháp luận chung nhất, là kim chỉ nam cho hành
động. Triết học Mác dù đã đạt đến trình độ phát triển cao, đạt đến hồn bị, nhưng
vẫn khơng phải là đã xong xuôi hẳn, là nhất thành bất biến mà vẫn cần được bổ
xung và phát triển cùng với sự vận động phát triển của thực tiễn, của đồi sống xã
hội.
Tiếp sau C. Mác, Ph.Ăng ghen, V.I.Lênin( 1870-1924) đã đưa sự phát triển
triết học Mác lên một tầm cao mới trong giai đoạn mới, đây là một quá trình tất
yếu trong tiến trình liên tục của triết học Mác. Trong mỗi tác phẩm, mỗi bài viết
( kể cả những tác phẩm không chuyên bàn về triết học), ở bất cứ nơi đâu, trong
bất kỳ lĩnh vực nào, đều là những mẫu mực và sáng tạo của V.I.Lênin, về sự vận
dụng, áp dụng phép biện chứng duy vật – với tính cách là một học thuyết sâu sắc
nhất, toàn diện nhất về sự phát triển, vào phân tích bối cảnh lịch sử, các hiện
tượng kinh tế và chính trị xã hội .
Tác phẩm “ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, của
V.I.Lênin, với những nội dung triết học là chủ yếu, đã đi vào lịch sử tư tưởng
nhân loại. Tác phẩm đã tiếp tục phát triển triết học Mác xít, phản ánh trung thực


khách quan những yêu cầu của thời đại mới, đã phản ánh và giải đáp được những
vấn đề cơ bản của triết học lúc đó đang đặt ra, đã khái quát được về mặt triết học
những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên. V.I.Lênin đã phát triển một

cách đầy sáng tạo, tồn diện học thuyết Mác xít trên tất cả các bộ phận cấu thành
của nó, cả chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phù hợp
với những điều kiện lịch sử mới. Đó là những đóng góp về mặt triết học có tính
thời đại của V.I.Lênin vào dịng chảy liên tục của triết học nhân loại.
Tác phẩm “ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán ”, được
V.I.Lênin viết trong khoảng từ tháng Hai đến tháng Mười năm 1908, được in
thành sách vào tháng Năm năm 1909. Đây là thời kỳ lịch sử của nước Nga, khi
mà chính phủ chuyên chế của Nga Sa Hoàng sau khi đã đàn áp đẫm máu cuộc
cách mạng 1905 – 1907, đã thiết lập ở trong nước một chế độ khủng bố tàn bạo
của cảnh sát và nhà tù, khi mà thế lực phản động đã ngự trị trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội “ có tình trạng thối chí, mất tinh thần, phân liệt, chạy
dài, từ bỏ lập trường, nói chuyện dâm bơn chứ khơng phải chính trị nữa. Xu
hướng càng ngã về triết học duy tâm; chủ nghĩa thần bí được dùng để che đậy
tinh thần phản cách mạng ”. 4 Sự biện hộ về phương diện tư tưởng cho thế lực
phản cách mạng, sự phục hồi tư tưởng thần bí tơn giáo, đều đã in dấu ấn trong
khoa học, văn học, nghệ thuật. Chiếm địa vị thống trị trong triết học là những
hình thức duy tâm phản động nhất, chúng phủ nhận tính quy luật trong quá trình
phát triển của tự nhiên và xã hội, phủ nhận khả năng nhận thức tự nhiên và xã
hội. Trong xã hội, đặc biệt là giai cấp tư sản, trí thức lan truyền rộng rãi “ thuyết
tìm thần ”, một trào lưu triết học – tôn giáo phản động. Các thế lực phản động,
phản cách mạng đã làm tất cả những gì có thể bơi nhọ giai cấp cơng nhân và
đảng của nó, phá bỏ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Trong tình hình đó,
việc bảo vệ triết học mác xít trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng v cp bỏch.
4.V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M, 1980, tập 41, trang 11-12.


Các thế lực phản cách mạng ở Nga sau cách mạng 1905 không phải la một
hiện tượng “ thuần tuý Nga ”. ở châu Âu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã
phát triển tràn lan triết học “ kinh nghiệm phê phán ” – chủ nghĩa Ma khơ. Xuất
hiện như một biến dạng của chủ nghĩa thực chứng, triết học Ma khơ có tham

vọng đóng vai trị triết học “ duy nhất khoa học ” có khả năng khắc phục những
sự phiến diện của chủ nghĩa duy vật cũng như chủ nghĩa duy tâm. Cùng với một
số nhà khoa học nổi tiếng như H.Poanh carê, Đ.Anhxtanh, một số người xã hội –
dân chủ, tự xưng “ học trò của Mác ” đã coi triết học của Ma khơ là “ đỉnh cao
tột cùng của khoa học ”, có sứ mệnh thay thế triết học duy vật biện chứng của
Mác. Việc dùng chủ nghĩa Ma khơ để xét lại các nguyên lý của chủ nghĩa Mác là
một biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội quốc tế, nhằm phá hoại những cơ sở lý luận
của đảng cộng sản, tước vũ khí của giai cấp vơ sản về mặt tư tưởng. Tình hình đã
trở nên đặc biệt nghiêm trọng, khi những phần tử theo chủ nghĩa Ma khơ trong
Đảng cộng sản Nga mưu toan biến “ chủ nghĩa xã hội ” thành một dạng tôn giáo
mới – “ thuyết tạo thần ” - để “ gần gũi và dễ hiểu hơn” với nhân dân Nga. Thực
tiễn chính trị – xã hội đó đã đặt ra vấn đề cấp bách cho những người Mác xít
chân chính là phải vạch rõ thực chất phản động của chủ nghĩa Ma khơ, bảo vệ
chủ nghĩa Mác, giải thính các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
khái quát những thành tựu mới của khoa học tự nhiên theo lập trường của duy
vật biện chứng. Để đáp ứng những yêu cầu, những đòi hỏi của lịch sử, củ khoa
học tự nhiên, V.I.Lênin đã viết tác phẩm “ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán ” và đã hoàn thành một cách xuất sắc.V.I.Lênin rất muốn xuất
bản nhanh chóng cuốn sách, bởi “ chẳng những vì đây là một nghĩa vụ mà cịn là
một nghĩa vụ chính trị thực sự nữa ”. Do đó, vào tháng Năm năm 1909, tác phẩm
đã được ấn hành và đã có tác dụng vơ cùng to lớn chống lại chủ nghĩa cơ hội xét
lại của quốc tế và bọn mensêvích ở Nga, đồng thời V.I.Lênin đã bảo vệ một cách
tiệt để nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa triết học và chính trị,


đặc biệt ông đã phát triển sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng trên cơ sở khái
quát về mặt triết học những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên trên lập
trường duy vật biện chứng.
Tác phẩm “ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” tính đến
lần xuất bản lần thứ nhất ( 5 – 1905 ) ngoài phần “ lời tựa ” phần “ thay lời mở

đầu ” và phần “ kết luận ”, tác phẩm gồm 6 chương 39 mục. Tác phẩm đã đặt ra
và giải quyết thoả đáng hàng loạt vấn đề triết học quan trọng. Trước hết, trong
tác phẩm này,V.I.Lênin đã phát triển lý luận nhận thức Mác xít, giải quyết sâu
sắc vấn đề cơ bản của trết học về mối quan hệ vật chất và ý thức, đặc biệt là lý
luận phản ánh – cơ sở của lý luận nhận thức Mác xít. Đồng thời V.I.Lênin bàn về
cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên, phê phán chủ nghĩa duy tâm vật lý,
vạch ra nguyên nhân của cuộc “khủng hoảng vật lý” và vạch ra lối thoát cho
cuộc khủng hoảng này. Cũng trong tác phẩm này, thông qua việc phê phán chủ
nghĩa duy tâm trên lĩnh vực xã hội, V.I.Lênin đã phát triển và làm giàu thêm
quan điểm của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Một trong những đóng góp hết sức quan trọng để bảo vệ và phát triển triết
học Mác xít trong “ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán ” của
V.I.Lênin là việc dựa trên cơ sở phân tích, khái quát những thành tựu mới trong
khoa học tự nhiên, ông đã đưa ra một định nghĩa hết sức khoa học và chuẩn xác
về phạm trù vật chất – nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng – một định
nghĩa mà cho tới nay khoa học hiện đại vẫn thừa nhận, giá trị thời đại của nó vẫn
được giữ nguyên.
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, trong khoa học tự nhiên diễn ra một cuộc
cách mạng thực sự, làm thay đổi một cách căn bản những nhận thức của con
người về khái niệm vật chất. Năm 1895, Rơn Ghen đã phát hiện ra tia x, một loại
sóng điện từ có bước sóng từ 0,01 đến 100.10 8 mm. Năm 1896, Rơn Ghen phát


hiện ra tia phóng xạ, phát hiện này đã khẳng định nguyên tử không phải là bất
biến. Năm 1897, Tôm Xơn, đã phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử
là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử , nhờ phát minh này, lần
đầu tiên trong khoa học đã chứng minh sự tồn tại của nguyên tử là hiện thực.
Bằng thực nghiệm khoa học, năm1901, trong q trình nghiên cứu những đặc
tính của ngun tử, Rau tman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không
phải là khối lượng tĩnh mà là khối lượng thay đổi theo tốc độ vận động của điện

tử …. Như vậy, việc phát hiện ra trường điện từ, điện tử, chất phóng xạ đã bác
bỏ một cách trực diện những quan niệm siêu hình về vật chất. Những quan niệm
đương thời về giới hạn tột cùng của vật chất – nguyên tử hoặc khối lượng - đều
đã bị sụp đổ trước khoa học. Tính chất hạn chế của bức tranh vật lý mà đến lúc
đó người ta đã vẽ lên về thế giới đã không thể dứng vững trước sự phát triển của
kha học tự nhiên. Hàng loạt các khái niệm do vật lý học cổ điển trước kia đưa ra
cần phải xem xét lại. Nhưng vấn đề lại ở chỗ, các nhà vật lý học hiện đại đầu thế
kỷ đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật siêu hình, của vật lý học cổ
điển trong quan niệm về vật chất, họ đã đồng nhất một cách siêu hình phạm trù
vật chất với tư cách là một phạm trù triết học vớ một thuộc tính nào đó của vật
chất : khối lượng hoặc nguyên tử…. Vì vậy, các hạt điện tích, điện trường lại bị
coi là một cái gì đó là phi vật chất, từ đó “ cuộc khủng hoảng trong vật lý học ”
xuất hiện.
Hăng ri Poanh carê cho rằng vật lý học “ có những triệu chứng của một
cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ”, “ chất rađium, nhà cách mạng vĩ đại ấy ” đã
lật đổ nguyên lý bảo tồn năng lượng, tất cả các nguyên lý khác cũng đều lâm
nguy. Nguyên lý Lavcadie – nguyên bảo tồn khối lượng – cũng bị thuyết điện tử
về vật chất đánh đổ. Poanh carê tuyên bố sự “ sụp đổ ” của các nguyên lý cũ của
vật lý học, “ sự phá sản phổ biến của các ngun lý ”. Ơng ta đã hồi nghi tất cả,
từ đó đã rút ra một kết luận hét sức duy tâm về mặt nhận thức luận : “ không phải


tự nhiên đem lại cho chúng ta ( hay ép buộc chúng ta phải nhận ) những khái
niệm không gian và thời gian, mà chính chúng ta, đã đem lại những khái niệm ấy
cho tự nhiên …” “ …phàm những cái gì khơng phải là tư tưởng đều là hư vơ
thuần t ” 5. Như vậy, đó là một kết luận hoàn toàn duy tâm theo chủ nghĩa duy
tâm của Ma khơ.
L.Hun lơvigơ, một nhà vật lý học thời đó khi bàn về những phát minh trong
vật lý học đã đưa ra câu hỏi “ vật chất có tồn tại hay khơng ”, và đứng trên lập
trường phép siêu hình ông ta đã đưa ra kết luận hoàn toàn duy tâm : “ Nguyên tử

phi vật chất hoá, vật chất tiêu tan ”6. Đó là lời tuyên cáo đầy đắc thắng của chủ
nghĩa duy tâm đối với chủ nghĩa duy vật . Như vậy, các nhà khoa học tự nhiên
đầu thế kỷ 20 đã từ lập trường duy vật, chuyển sang lập trường hoài nghi và cuối
cùng rơi vào chủ nghĩa duy tâm trong vật lý học.
Đứng trên lạp trường khoa học của phép biện chứng duy vật, phân tích về
cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và sự khủng hoảng trong vật
lý học, V.I.Lênin đã khẳng định : “ Thực chất của cuộc khủng hoảng vật lý học
hiện đại là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự
gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy
vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri. “ vật chất tiêu tan ” – người
ta có thể dùng câu nói đó để diễn tả cái khó khăn cơ bản và điển hình đối với
nhiều vấn đề riêng biệt, khó khăn đã gây ra cuộc khủng hoảng ấy. ” 7
Nhận thức và đánh giá đúng đắn bản chất của cuộc khủng hoảng vật lý
trong đầu thế kỷ 20, V.I.Lênin đã phân tích những thành tựu mới nhất trong khoa
học tự nhiên và chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng ấy. V.I.Lênin đã
vạch ra hai nguyên nhân nhận thứ luận trực tiếp làm xuất hiện chủ nghĩa duy tâm
trong vật lý học . Theo ông, nguyên nhân đầu tiên dẫn tới sự khủng hoảng “ vật
5 V.I Lênin, Toàn tập, Nxb, Tiến Bộ, M, 1980, tập 18, trang 312
6 s®d, trang 318
7 s® d, trang 318


lý học ” đó là do các nhà khoa học đã toán học hoá vật lý lý thuyết, V.I.Lênin đã
phân tích : “ cuộc khủng hoảng vật lý học là ở chỗ tinh thần toán học đã chinh
phục vật lý học … những tiến bộ của toán học đã đưa đến sự hoà hợp chặt chẽ
giữa hai khoa học này trong thế kỷ 19… Vật lý lý thuyết trở thành vật lý toán
học … Thế là bắt đầu thời kỳ vật học hình thức , tức là thời kỳ vật lý học toán
học; vật lý học toán học trở thành tốn học thuần t; vật lý học tốn học khơng
phải là một ngành của vật lý, mà là một ngành của toán học. Trong giai đoạn mới
mẻ này, nhà toán học thường quen với những yếu tố khái niệm ( thuần t lơ

gíc ) tức là những yếu tố dùng làm tài liệu duy nhất cho cơng tác của mình và
cảm thấy vướng víu với những yếu tố thơ kệch, những yếu tố vật chất mà họ cho
rằng là không dễ uốn nắn lắm, nên tất nhiên họ phải luôn ln hết sức đem trừu
tượng hố chúng đi, hình dung chúng là hoàn toàn phi vật chất, và thuần tuý lơ
gíc, hoặc thậm chí cịn hồn tồn coi thường chúng nữa. Những yếu tố, coi là tài
liệu thực tại, khách quan, tức coi là yếu tố vật lý thì hồn tồn biến mất. Cịn lại
chỉ là những liên hệ hình thức biểu thị bằng những phương trình vi phân… Đó là
nguyên nhân thứ nhất sinh ra chủ nghĩa duy tâm “ vật lý học ” . Những ý tưởng
phản động sinh ra ngay từ bản thân sự tiến bộ của khoa học. Những tiến bộ lớn
của khoa học tự nhiên, sự phát hiện ra những yếu tố đồng loại và đơn thuần của
vật chất có những quy luật vận động có thể diễn giải được bằng tốn học, đều
làm cho những nhà toán học quen mất vật chất. “ vật chất biến mất ”, chỉ cịn lại
những phương trình. ” 8
Từ việc phân tích nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng trong vật lý học ,
V.I.Lênin đã chỉ ra sự tồn tại đồng thời của hai khuynh hướng vừa bài trừ, vừa
liên hệ với nhau trong khoa học – khuynh hướng tiến bộ và khuynh hướng phản
tiến bộ. khuynh hướng tiến bộ thể hiện ở sự thay đổi căn bản và nhanh chóng của
những khái niệm trong khoa học tự nhiên. Khuynh hướng này do sự tiến bộ của
8 s®d, trang 380 - 381


khoa học tự nhiên tạo nên, thực tế mới đòi hỏi phải thay đổi những lý thuyết vật
lý, phải áp dụng những giải thích mới có tính chất duy vật biện chứng đối với
các hiện tượng, phải thay chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật
biện chứng. Nhưng nhiều nhà vật lý học đã không biết xem xét những phát minh
mới theo quan điểm duy vật biện chứng mà theo quan điểm siêu hình, do đó
khơng tránh khỏi rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới
khuynh hướng phản tiến bộ trong khoa học vật lý. Khuynh hướng phản tiến bộ
trong triết học và trong vật lý học thể hiện ở chỗ, các nhà triết học duy tâm đó đã
ra sức lợi dụng những thành tựu mới nhất của khoa học để ra sức biện hộ cho

quan điểm duy tâm về thớ giới. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là các phát
minh trong vật lý học đụng chạm tới nhiều vấn đề lý luận, nhiều vấn đề triết học
trong khoa học tự nhiên. nhiều nhà bác học, do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy
tâm ,đã nói rằng : những quan niệm cũ của vật lý học đã phá sản, vì vậy, trong
thế giới khơng có chân lý khách quan; mọi tri thức của chúng ta chỉ là chủ quan,
tuỳ tiện, có điều kiện, những phát minh mới của khoa học hình như đã xua đuổi
mọi quy luật, mọi mối quan hệ nhân quả ra khỏi thế giới khách quan, ra khỏi thế
giới vi mơ. Bởi vì, ngun tử có thể bị phá huỷ, khối lượng vật thể có thể bị biến
đổi. Cho nên, theo các nhà duy tâm, khơng có một ngun tử nào, khơng có một
vật chất nào là hiện thực khách quan cả; khái niệm vật chất chỉ là dấu hiệu cảm
giác của chúng ta mà thôi.
Những phát minh về những hiện tượng mới, những quy luật mới trong tự
nhiên đã bị các nhà triết học duy tâm như Ma khơ, Avênariút,… lợi dụng để khôi
phục chủ nghĩa duy tâm trong lĩnh vực khoa học, để tuyên truyền “ chủ nghĩa
duy tâm vật lý ”, để đấu tranh chống chủ nghĩa duy vật, chống triết học Mác xít.
Cùng với đó, V.I.Lênin cũng chỉ ra : “ Một nguyên nhân khác sinh ra chủ
nghĩa duy tâm “ vật lý học ”, là nguyên lý của chủ tương đối, tức là nguyên lý


tương đối của tri thức chúng ta, một nguyên lý đã chi phối những nhà vật lý học
một cách đặc biệt mạnh mẽ trong thời kỳ sụp đổ đột ngột này của những lý luận
cũ và - cùng với tình trạng khơng hiểu phép biện chứng – tất nhiên nó cũng dẫn
đến chủ nghĩa duy tâm ”, 9 và V.I.Lênin cịn khẳng định thêm : “ …người nào
khơng hiểu phép biện chứng duy vật thì nhất định phải chuyển từ chủ nghĩa
tương đối sang chủ nghĩa duy tâm triết học ”. 10 Chính bởi các nhà vật lý học đầu
thé kỷ 20 đã không nắm vững phép biện chứng duy vật về tính tương đối của
chân lý, đã khơng hiểu : “ chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những
chân lý tương đối đang phát triển; chan lý tương đối là những phản ánh tương
đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập đối với nhân loại; những phản ánh ấy
ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý của khoa học, dù có tính tương

đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối ”.11
Chính vì, khơng hiểu được phép biện chứng duy vật, mà các nhà khoa học
tự nhiên đã trượt sang chủ nghĩa duy tâm, những người “ đã đấu tranh chống chủ
nghĩa duy vật siêu hình ( hiểu theo nghĩa Ăngghen dùng, chứ không phải hiểu
theo nghĩa thực chứng luận, tức theo nghĩa cua Hi Um ), chống “ tính máy móc ”
phiến diện của nó, và đã hắt luôn cả đứa trẻ cùng với nước trong chậu tắm.
Trong khi phủ nhận tính bất biến của những nguyên tố và những đặc tính của vật
chất đã được biết cho đến nay, họ đã rơi vào chỗ phủ định vật chất, nghĩa là phủ
nhận tính thực tại khách quan của thế giới vật lý.” 12
V.I.Lênin cũng đã chỉ ra con đường để khắc phục sự khủng hoảng trong vật
lý học là phải thay đổi chủ nghĩa duy vật siêu hình bằng chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Đồng thời ông đã khái quát về mặt triết học những phát minh mới của
khoa học tự nhiên và luận chứng về tính vơ cùng tận của vật chất : “ Điện tử
9 s®d, trang 382
10 s®d, trang 383
11 s®d, trang 383
12 s®d, trang 322 - 323


cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vơ tận; nhưng nó lại cũng tồn tại
một cách vơ tận; và chỉ có thừa nhận một tuyệt đối vơ điều kiện, như vậy sự tồn
tại của tự nhiên ở bên ngoài ý thức và cảm giác của con người, thì mới phân biệt
được chủ nghĩa duy vật biện chứng với thuyết bất khả tri tương đối luận và chủ
nghĩa duy tâm. ”

13

V.I.Lênin còn nhấn mạnh, sự phân nhỏ của nguyên tử, sự

biến đổi của mọi hình thức vật chất và sự vận động của nó là điều khẳng định

tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng; mọi giới hạn trong tự nhiên đều
chỉ là tương đối, có điều kiện, đều vận động; cũng giống như thế giới khách
quan, tri thức của chúng ta về nó ln biến đổi, phát triển. Vật chất không biến
mất và không bao giờ biến mất, mà chỉ có “ giới hạn hiểu biết của chúng ta về
vật chất đang tiêu tan biến mất, những tri thức của con người về thế giới vật chất
ngày càng sâu sắc hơn; những đặc tính của vật chất mà trước đây được coi là
tuyệt đối, bất biến, đầu tiên ( tính khơng thể xâm nhập vào được quán tính, khối
lượng )…đang tiêu tan mất, và bây giờ tỏ ra là tương đối và chỉ là đặc tính vốn
có của một số trạng thái nào đó của vật chất. Vì, đặc tính duy nhất của vật chất –
mà chủ nghĩa duy vật triết học thì gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là
cái đặc tính là thực tại khách quan, tồn tại ở ngồi ý thức của chúng ta.” 14
Từ sự phân tích thực chất nguyên nhân cuộc khủng hoảng trong vật lý học
đầu thế kỷ 20, và trên cơ sở tổng kết sự phát triển lâu dài của lịch sử triết học,
các tài liệu thực tiễn , trong tác phẩm “ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán ” V.I.Lênin đã đưa ra một định nghĩa hoàn toàn khoa học về
phạm trù vật chất ; “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. ”

15

Đây là một định nghĩa về phạm trù vật chất hoàn tồn khoa học mà cho đến nay
13 s®d, trang 323 - 324
14 s®d, trang 321
15 s®d, trang 151


vẫn được khoa học thừa nhận, trong định nghĩa này đã giải quyết một cách triệt
để và sâu sắc hai mặt của vấn đề cơ bản triết học, theo lập trường của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, đồng thời bác bỏ tất cả những sự phản động, phản khoa học

của chủ nghĩa duy tâm, và thuyết bất khả tri luận, mở đường cho khoa học tự
nhiên phát triển.
Thông thường, muốn định nghĩa một khái niệm nào đó, người ta thường
đem quy nó vào một khái niệm khác rộng hơn rồi chỉ ra những thuộc tính riêng
của khai niệm đó, để phân biệt với khái niệm khác. Ví dụ; để định nghĩa khái
niệm “ con người ” ta đưa nó vào khái niệm rộng hơn là “ động vật cao cấp” rồi
chỉ thuộc tính, dấu hiệu riêng có ở con người “ là ngôn ngữ, biết tư duy trừu
tượng, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động ”. Nhưng ở đây phạm trù cần
được định nghĩa là phạm trù vật chất, là một phạm trù của nhận thức luận “ rộng
đến cùng cực, rộng nhất, mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt
qua được. ”

16

Do đó, phạm trù vật chất khơng thể định nghĩa theo cách thơng

thường, bởi vì khơng thể quy vật chất vào một phạm trù nào rộng hơn nó, do vậy
chỉ có thể định nghĩa vật chất bằng cách thông qua phạm trù đối lập với nó là
phạm trù ý thức “ …về thực chất, không thể đem lại cho hai khái niệm nhận thức
luận này một định nghĩa nào khác ngoài cách chỉ rõ rằng trong hai khái niệm đó,
cái nào được coi là có trước .”

17

Từ chỗ định nghĩa phạm trù vật chất thông qua

phạm trù đối lập, V.I.Lênin đã chỉ ra thuộc tính cơ bản của vật chất, “ khái niệm
vật chất khơng có nghĩa gì khác hơn thực tại khách quan, độc lập với ý thức con
người và được ý thức con người phản ánh ”, 18 và rằng “ vật chất , giới tự nhiên,
tồn tại, cái vật lý đều là cái có trước, cịn tinh thần, ý thức, cảm giác, cái tâm lý

là cái có sau ” 19 và “ vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta thì gây
16
17
18
19

s®d, trang 172
s®d, trang 171
s®d, trang 380
s®d, trang 172


ra cảm giác, vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong
cảm giác. ”

20

Như vậy, theo V.I.Lênin, vật chất có nghĩa là cái tồn tại khách

quan bên ngồi ý thức và khơng phụ thuộc vào ý thức; vật chất – cái gây nên
cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó ( trực tiếp, gián tiếp )tác động lên
giác quan con người ; vật chất – cái mà cảm giác, tư du, ý thức chẳng qua chỉ là
sự phản ánh của nó. Với những nội dung cơ bản như trên, phạm trù vật chất
trong định nghĩa của V.I.Lênin đã mang lại nhiều ý nghĩa to lớn . Định nghĩa vật
chất của ông đã thể hiện lập trường thế giới quan nhất nguyên duy vật triệt để,
chống lại tất cả chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri luận.
Nếu như các nhà triết học duy tâm chủ quan như Ma khơ, Béc cơ ly, đã lẫn
lộn tất cả những cái hiện thực khách quan, vật lý với cảm giác và từ đó đã quy tất
cả vào cảm giác, coi đó là cái tồn tại duy nhất. Họ khẳng định : tất cả mọi sự vật
hiện tượng trong thế giới đều là “ phức hợp ”, “ tổng hợp ” của cảm giác, tồn tại

trong cảm giác con người.
Trái lại, cơ sở định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đề ra là phải có sự phân
biệt về nguyên tắc giữ một bên là thế giới hiện thực khách với tất cả các sự vật
hiện tượng cụ thể của nó với một bên à cảm giác. Không thể lẫn lộn giữ cái thứ
nhất với cái thứ hai, cũng không thể quy cái thứ nhất vào cái thứ hai. Cái khách
quan không phải là cái ổn định nhất trong cảm giác con người, cũng không phải
cái giống nhau trong cảm giác nhiều người mà cái khách quan là cái tồn tại bên
ngoài bất cứ cảm giác nào. Định nghĩa đó địi hỏi phải phân biệt một cách rõ
ràng và dứt khoát giữa vật chất và cảm giác, đồng thời chỉ ra rằng : sự phân biệt
về nguyên tắc giữa vật chất và cảm giác, nghĩa là; vật chất và cảm giác không
phải là hai thực thể độc lập, tách rời nhau một cách tuyệt đối, để tạo nên hai loại
hiện tượng, hai thế giới tách biệt nhau, đó khơng phải là quan điểm nhị ngun
luận. Theo quan điểm của V.I.Lênin :cmr giác không phải là một thực thể độc
20 s®d, trang 171


lập, đối lập với vật chất, mà đó là sự chép lại, chụp lại và nhờ có vật chất, hay
nói cách khác : vật chất là nguồn gốc của cảm giác. Trong định nghĩa vật chất
của V.I.Lênin, đã nhấn mạnh một ý cực kỳ quan trọng là :cái mà chúng ta cảm
thấy được, biết được không phải là những cảm giác và tri giác, mà đó là các sự
vật hiện tượng của thế giới vật chất – tức là vật chất - được đem lại cho con
người trong cảm giác. Quan điểm đó của V.I.Lênin đã thể hiện một lập trường
nhất nguyên duy vật, bác bỏ chủ nghĩa duy tâm, nhất là chủ nghĩa duy tâm chủ
quan về vật chất, đồng thời quan điểm đó của V.I.Lênin cũng chấm dứt ln cả
những sự hồi nghi của những người theo thuyết bất khả tri về sự tồn tại của thế
giới bên ngoài. Khi V.I.Lênin nhấn mạnh rằng hiện thực khách quan được chụp
lại, chép lại và phản ánh vào trong cảm giác, ông cũng đã đồng thời chỉ ra những
khả năng vô hạn của việc nhận thức vật chất.
Trên cơ sở phân tích sự phát triển lâu dài của khoa học và triết học, và từ
những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, để nhằm khắc phục những

khiếm khuyết, hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình đã quy vật chất vào một
dạng vật chất cụ thể, hay đưa nó vào một thuộc tính vốn có nào đó, trong định
nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã chỉ ra rằng : vật chất là thực tại khách quan
không phụ thuộc vào cảm giác, tinh thần, ý thức của con người. Trong định
nghĩa triết học đó phạm trù vật chất có tính phổ biến và bao qt, nó khơng chỉ
gồm có những hình thức cụ thể nhất định nào đó của vật chất, với những điều
kiện nhất định, trong những trạng thái nhất định, mà nó bao gồm tất cả các sự vật
hiện tượng đang tồn tại trong hiện thực khách quan, mà nó có thể được con
người biết tới, hay chưa biết tới. Như vậy, có thể thấy được rằng những vấn đề
như : ngun tử chỉ gồm có êléctơrơng hay cả những bộ phận nhỏ bé nào khác,
khối lượng của nguyên tử trong những điều kiện khác nhau có thể thay đổi hay
không, hay là bất biến … cũng không thể làn thay đổi, đụng chạm tới khái niệm
vật chất của triết học, “ bởi vì - như Lênin nhấn mạnh – “ thuộc tính ” duy nhất


mà chủ nghĩa duy vật triết học thừa nhận là thuộc tính : vật chất là thực tại
khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức của chúng ta .”

21

Với việc đề ra nguyên lý

hết sức quan trọng đó đã có tác dụng rất to lớn đối với sự phát triển triết học Mác
xít và với cả khoa học tự nhiên, trong định nghĩa V.I.Lênin đã khắc phục được
những quan điểm siêu hình về vật chất, đã chứng minh tính vững chắc của chủ
nghĩa duy vật về phạm trù vật chất. Bởi lẽ, cho dù khoa học tự nhiên khi đó, hay
sau này người ta có thể tìm ra những dạng vật chất mới, có những thuộc tính
hồn tồn khác, hồn toàn mới so với những hiểu biết của con người về nguyên
tử, êléctơrông đều không làm thay đổi được định nghĩa vật chất của V.I.Lê nin,
tất cả những điều đó đều khơng có ý nghĩa với việc giải quyết vấn đề cơ bản của

triết học. Khi con người phát hiện ra một dạng vật chất mới, một thuộc tính mới
của vật chất, chúng ta chỉ cần đưa ra câu hỏi : “ những vật thể mới đó có phải là
hiện thực khách quan hay khơng, có tồn tại bên ngồi ý thức và độc lập với ý
thức không ? ”. Đối với câu hỏi này khoa học tự nhiên sẽ trả lời một cách dứt
khoát và chắc chắn rằng : có ! Nếu đã trả lời được như vậy thì những quan điểm
muốn phủ nhận sự tồn tại của vật chất, những lời tuyên bố về sự “ thay thế ”, “
tiêu tan ” của vật chất đều trở nên vơ nghĩa vì êléctơrơng, hay những phát hiện
mới về vật chất đó cũng đều chỉ là những dạng vật chất, những thuộc tính cụ thể
của vật chất mà thơi. Những phát hiện mới đó khơng bác bỏ được chủ nghĩa duy
vật mà cịn chứng minh hùng hồn sự chính xác, khoa học của phạm trù vật chất
của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Sau việc phát hiện ra êléctơrông, khoa học hiện đại cịn tìm ra những dạng
vật chất mới, những thuộc tính mới của vật chất : phát hiện thấy êléctơrơng và
pơditơrơng chuyển hố thành phơtơng ( những bộ phận vơ cùng nhỏ bé của ánh
sáng ), tìm ra hạt và phản hạt … tất cả những phát hiện đó đều không thể phủ
nhận sự tồn tại của vật chất, đó khơng phải là vật chất mất đi, mà đó chính là q
21 s®d, trang 247


trình chuyển hố lẫn nhau giữa các dạng vật chất cụ thể. Như vậy, khoa học hiện
đại đã một lần nữa chứng minh cho chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng
rằng : vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn.
ở đây, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã khắc phục được quan điểm siêu
hình quy vật chất vào những dạng vật chất, thuộc tính vật chất cụ thể, nó đã bác
bỏ được quan niệm sai lầm về : “ bản chất cuối cùng không thay đổi của sự vật ”
về “ thực thể tuyệt đối đơn giản ”, đồng thời nó chỉ ra rằng trong giới tự nhiên
khơng có sự bất biến nào, khơng có thực thể đơn giản cuối cùng nào. Mọi đối
tượng vật chất dù có vẻ đơn giản như thế nào chăng nữa thì thực tế nó cũng vơ
cùng phức tạp và vơ tận, nói cách khác, vật chất cũng vô tận cả bề sâu, V.I.Lênin
cũng đã khẳng định : “ Êléctơrông cũng vô tận như nguyên tử, giới tự nhiên là vô

tận …”. 22 vật chất, giới tự nhiên là vĩnh viễn, vô cùng và không giới hạn.
Vật chất không phải là một cái gì đó chỉ có một vẻ và một chất. Vật chất tồn
tại dưới hình thức vơ số những vật thể, những đối tượng mn hình mn vẻ
khác nhau về chất và lượng. Những đối tượng ấy hợp thành những lớp đối tượng
có thuộc tính giống nhau, đó là những dạng vật chất cụ thể. Những dạng vật chất
cụ thể, những sự vật hiện tượng vật chất cụ thể không phải là bất biến mà nó
ln vận động, biến đổi, phát triển và chuyển hố khơng ngừng, tất cả đều có
điểm kết thúc và giới hạn, nhưng một sự vật ở nơi này mất đi, một sự vật khác lại
thay thế, khơng thể có một dạng vật chất, một sự vật hiện tượng cụ thể nào lại
biến mất, hư vô, cũng như khơng có các vật thể vật chất nào được sinh ra từ hư
vô. Sự vật hiện tượng này kết thúc để sự vật hiện tượng khác bắt đầu, sự thay thế
và chuyển hố của các dạng vật chất đó là khơng có giới hạn, khơng bao giờ kết
thúc. Vật chất là vĩnh viễn và vơ tận.
Tóm lại, khi khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. V.I.Lênin đã giải
22 s®d, trang 323


quyết được hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm duy vật biện
chứng. Đồng thời định nghĩa vật chất của ông đã bác bỏ được thuyết bất khả tri,
và khắc phục được những khiếm khuyết trong quan điểm siêu hình – máy móc
về vật chất.
Từ sự phân tích, khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên,
V.I.Lênin đã đưa ra một định nghĩa triệt để, cách mạng, khoa học về vật chất,
đồng thời, cũng từ định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã có ý nghĩa quyết định
hết sức quan trọng đối với các khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm những dạng,
những hình thức mới của vật thể trong thế giới. Hiện, nay khoa học tự nhiên hiện
đại không ngừng phát triển nhằm làm rõ hơn bức tranh vật chất của thế giới, với
ba khuynh hướng cơ bản :
Một là, khuynh hướng đi vào bề sâu của vật chất, bề sâu của những hạt vi

mô, ở đây sự nhận thức vận động theo bậc thang :đầu tiên là nguyên tử sau đến
vỏ điện tử của nguyên tử, đến hạt nhân nguyên tử , sau tiến đến kết cấu bên trong
của những hạt, và gần đây là đi vào bề sâu của những hạt này.
Hai là, khuynh hướng đi vào bề rộng của vũ trụ, phá vỡ những vành đai
chật hẹp đầu tiên của trái đất theo hướng nghiên cứu vĩ mô xung quanh trái đất,
đầu tiên là đi vào hệ thống mặt trời. Đi theo hướng này, gần đây đã xuất hiện
ngành du hành vũ trụ và đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ việc phóng
những con tầu vũ trụ. Kết quả những phát hiện trong ngành vũ trụ đã cung cấp
nhiều tài liệu mới cho các khoa học : thiên văn học, vật lý - địa chất học, sinh vật
học, khí tượng học … đồng thời, nó có ý nghĩa nhận thức luận to lớn, cho phép
chúng ta kiểm tra và xác định tính chân lý của những quy luật tự nhiên, vốn chỉ
được kiểm nghiệm ở hành tinh chúng ta.
Ba là, khuynh hướng đi vào nghiên cứu, phát hiện bản chất sự sống.
Khuynh hướng này đang dựa trên sự cố gắng tổng hợp những môn khoa học :


sinh vật, hoá học, vật lý học, dần dần đang đi đến gần chỗ giải quyết được những
vấn đề sinh học tổng hợp. Đặc biệt là những thành tựu gần đây trong di truyền
học, sinh vật học phân tử.
Những thành tựu trong khoa học tự nhiên đã, đang và sẽ vạch ra sự phong
phú, sâu rộng hơn của thế giới vật chất quanh ta, giúp chúng ta khám phá, nhận
thức sâu sắc hơn về thế giới vật chất trong tính mn mầu, mn vẻ của nó.
Quan niệm về tính vơ tận về bề sâu của vật chất, tính vơ hạn của nó là một
trong những nội dung cơ bản nhất trong định nghĩa vật chất của V.I.Lênin nói
riêng và của chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung. Tính chân lý của quan
niệm đó đang được khoa học hiện đại chứng minh. Theo chiều sâu của thế giới
vật chất, cơ học lượng tử đang đi sâu làm rõ những kết cấu và đặc tính bên trong
của thế giới vi mơ.
Trước đây khi mới phát hiện ra điện tử ( êléctơrông ), người ta thấy nó có
khối lượng và điện tích, và nhiều người đã lầm tưởng những thuộc tính ấy là bất

biến, không thay đổi, không phụ thuộc vào cái gì hết mà chỉ phụ thuộc vào chính
bản thân nó. Nhưng về sau, người ta đã xác định rằng : khối lượng của
êléctơrông thay đổi khi êléctơrông vận động, khối lượng đó gắn liền với điện từ
trường ( một đối tượng vật chất bao bọc quanh êléctơrông ). Cơ học lượng tử sau
đó đã phát hiện và chứng minh rằng : êléctơrơng cịn có các thuộc tính khác mà
người ta gọi là nhân tố nam châm và “ spin ” nam châm ( spin là một yếu tố số
lượng vận động của các hạt nhỏ, nó là một đại lượng giống như yếu tố số lượng
vận động của vật quang trong cơ học cổ điển, nhưng nó khơng phải do chuyển
động cơ học quyết định mà do những hiện tượng lượng tử đặc biệt quyết định ).
Một điều rất quan trọng trong cơ học lượng tử, là là người ta đã phát hiện ra
êléctơrơng cịn có thuộc tính sóng, nghĩa là điện tử vừa có thuộc tính hạt vừa có
thuộc tính sóng, êléctơrơng trong khi tác động với pơditơrơng, nó có thể chuyển


hố thành phơtơng. Đó là bước tiến trên con đường nhận thức tính chất phức tạp
của các hạt nhỏ của vật chất.
Trong khi tác động lẫn nhau với pôditơrông, êléctơrông có thể mất đi bằng
cách biến thành phơtơng, đồng thời, nó có thể xuất hiện nhờ có phơtơng. Nói
cách khác : hạt có thể chuyển thành sóng và sóng có thể chuyển hoá thành hạt.
Ngày nay người, cơ học lượng tử đã cho chúng ta biết về hạt khoảng 400 hạt kể
cả những phản hạt : phản pờrôtông, phản nơtơrông … những hạt này khác với
những hạt cơ bản của nó ở chỗ nó mang điện trái dấu. Là những hạt khác nhau
về chất của vật chất, những hạt “ nguyên tố ” không tồn tại một cách cô lập tách,
rời nhau. Trái lại, trong những điều kiện nhất định, tất cả những hạt đó đều thay
đổi bằng cách này hay cách khác. Đặc điểm nỏi bật của những hạt cơ bản đó là
chúng có thể biến thành bất cứ một hạt nào khác; chẳng hạn, trong khi pờrôtông
và phản pờrơtơng tác động lẫn nhau có thể chuyển hố thành phôtông với năng
lượng rất lớn, ngược lại phôtông với năng lượng rất lớn có thể chuyển hố thành
pơrơtơng và phản pơrôtông.
Cơ học lượng tử trong khi nghiên cứu những hạt cơ bản, dần dần cá nhà

khoa học đã phát hiện tính chất vơ cùng phong phú của các thuộc tính của chúng.
Những thuộc tính mới của các hạt khơng thể quy về một thuộc tính nào đó của
vật chất mà con người đã biết. Do vậy để vạch ra đặc điểm của những thuộc tính
mới đó, các nhà khoa học vật lý đã đưa ra những khái niệm như: “ spin đồng vị
”, “ tính chẵn ”, “ tính kỳ lạ ”, “ điện tích của hạt nhân ” ( điện tích của bariơn ),
“ điện tích của nơtơrin ”, “ tính vịng trịn ”. Sự xuất hiện những khái niệm mới
ấy đã chứng minh rằng, những cái tưởng như là cuối cùng của vật chất, tương
như là vô cùng đơn giản ấy, thực sự chưa phải là cái cuối cùng của vật chất và
vẫn vô cùng phức tạp, trước mắt các nhà khoa học hiện đại là con đường vô cùng
tận để đi sâu hơn nữa vào vật chất.


Cùng với sự phát triển của cơ học lượng tử, một vài nhà triết học duy tâm
vạt lý học hiện đại như Gin xơ… đã có mưu đồ lợi dụng những thuộc tính sóng
tồn tại trong êléctơrơng và một số hạt khác của vật chất để hòng phủ nhận quan
niệm vật chất là thực tại khách quan của triết học Mác xít. Họ tun bố thuộc
tính sóng khơng phải là những thuộc tính vật chất mà là những thuộc tính tinh
thần, tức là những cấu tạo thuần tuý của tria óc, “ những làn sóng của sự nhận
thức của chúng ta ”. Và, vì sự phân phối các hạt vi mô trong không gian sau khi
những vật ấy trải qua tấm màn có những kẽ hở để gần ( cách tử nhiễm xạ ), là do
các thuộc tính của làn sóng quyết định, nên các nhà duy tâm kết luận : “ tinh thần
điều khiển vật chất ”.
Nhưng các thuộc tính sóng của vật vi mơ, cũng như các thuộc tính khác của
vật chất, đặc biệt là các hạt – phản hạt, hồn tồn khơng phải là cá thuộc tính tinh
thần, mà nó tồn tại bên ngồi ý thức và độc lập với ý thức. Mói liên hệ giữa các
thuộc tính của hạt và phản hạt là những mối liên hệ về chất, trong những điều
kiện cụ thể, các thuộc tính đó có ảnh hưởng lẫn nhau và có tác dụng quan trọng
đối với sự diễn biến của quá trình tồn tại, chuyển hoá của các hạt và phản hạt.
Gần một thế kỷ trước, sau khi phát hiện ra êléctơrông, V.I.Lênin đã viết
rằng : “ Êléctơrông cũng vô cùng vô tận như nguyên tử, giới tự nhiên là vô tận

…”. Khơng thể khơng ngạc nhiên về sự nhìn xa, sự mạnh dạn của lời tiên đốn
thiên tài đó. Nó khơng phải là sự phỏng đốn ngẫu nhiên, mà đó là kết quả tất
nhiên của quan niệm duy vật biện chứng về vật chất mà V.I.Lênin đã cống hiến
rất nhiều những cái mới trong việc xây dựng nên những quan niệm đó.
Phát triển theo hướng đi vào bề sâu của thế giới vi mô, cơ học lượng tử đã
ngày càng khám phá và làm sâu sắc hơn nhận thức của con người về kết cấu của
nguyên tử . Quá trình cơ học lượng tử đi sâu vào cấu trúc bên trong của nguyên
tử, có thể chia ra làm hai giai đoạn:


Giai đoạn một, giai đoạn cấu trúc mơ hình ngun tử theo kiểu thái dương
hệ. Ban đầu, vào năm 1897 người ta phát hiện ra trong nguyên tử có các hạt
êléctơrơng mang điện tích âm, vì ngun tử là trung hồ nên ngun tử phải có
vật thể mang điện tích dương, và qua thí nghiệm , người ta đã đi đến giả định là
các hạt êléctơrông xoay quanh vật mang điện tích dương ấy là hạt nhân nguyên
tử, giống như kiểu các hành tinh quay quanh mặt trời. Đây là mơ hình của
Rudơpho đưa ra năm 1911. Nhưng mơ hình của Rudơpho có điểm khơng phù
hợp với sự hiểu biết của con người về sự vận động của êléctơrông, do đó, năm
1913 Bor đã đưa ra giả thuyết là các êléctơrơng chỉ có thể xoay quanh hạt nhân
trên những quỹ đạo nhất định và phải thoả mãn một số điều kiện nhất định. Mơ
hình của Bor phù hợp với thực nghiệm hơn mơ hình của Rudơpho.
Giai đoạn hai, mơ hình cấu trúc theo kiểu “ đám mây ” êléctơrông xoay
quanh hạt nhân. Bởi mơ hình của Bor chưa thể giải thích được tại sao êléctơrơng
có thể chuyển từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác khi nguyên tử phát ra hay hấp
thụ ánh sáng nếu bị kích thích. Mặt khác, cơ học lượng tử đã khẳng định rằng
êléctơrơng khơng có vị trí xác định mà chỉ là xác suất và nó khơng có quỹ đạo
nhất định, từ đó, người ta thay mơ hình cấu trúc của Bor bằng hình ảnh “ đám
mây ” êléctơrơng. Đó là mơ hình mà hiện nay vẫn được khoa học chấp nhận.
Từ cấu trúc của nguyên tử, khoa học hiện đại tiếp tục đi sâu vào làm rõ cấu
trúc của hạt nhân nguyên tử. Mô hình hạt nhân được cấu thành từ các hạt prơtơng

( điện tích dương ) và các hạt nơtơrơng ( trung hồ ). Mơ hình này được hình
thành từ kết quả nghiên cứu về các hiện tượng của hạt nhân : hiện tượng phóng
xạ, mà bản chất của nó là sự phân rã của hạt nhân.
Đến giữa thế kỷ 20, nguyên tử được thừa nhận là do ba hạt cơ bản cấu tạo
nên : cái vỏ; “ đám mây ” là các êléctơrông; nhân gồm một số prôtông và nơt ơ
rông. Nhưng số lượng các hạt cơ bản đã được khoa học phát hiện ra ngày càng


nhiều, tới gần 400 hạt, trong đó đã có hạt êlectơrông, prôtông, nơtơrông là tồn tại
bền vững nhất, lâu nhất trong trạng thái tự do, còn các hạt khác chỉ tồn tại trong
một thời gian rất ngắn và chỉ được phát hiện trong phịng thí nghiệm. Đồng thời,
trong thế kỷ 20, khoa học hiện đại đã phát hiện và chứng minh được rằng: hầu
hết các hạt cơ bản đều có các phản hạt, đó là các hạt vật chất giống hệt nhau,
nhưng có điện tích trái dấu. Mỗi khi “hạt cơ bản” gặp “phản hạt” thì cả hai đều
bị phá huỷ, mất đi biến thành bức xạ sóng điện- từ (ánh sáng) theo công thức: E
= m.c2 của Anhxtanh.
Căn cứ vào một số tính chất của gần 400 hật nói trên, các nhà khoa học đã
phan chúng thành hai nhóm: Nhóm một, nhóm hạt lepton (gồm hạt êlectơrơng và
các hạt neutrino với một số tính chất kỳ lạ như: khơng có khối lượng, có thể đi
xuyên qua trái đất), nhóm thứ hai, nhóm hạt hadron (gồm các hạt meson, và các
hạt prôtông, nơtơrông…)
để làm rõ hơn cấu trúc của hạt nhân nguyên tử, đến năm 1963, các nhà khoa
học đã đưa ra quan điểm là đưa các hạt thuộc nhóm 2 – tức các hạt hadron và các
hạt prôtông, nơtơrông vào nhóm hạt “quaz”. Theo giả thuyết đó sẽ gồm có 6 hạt
quắc và 6 phản hạt quắc.
Như vậy, khi đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc hạt nhân nguyên tử, các nhà
khoa học đã quy 400 hạt cơ bản và phản hạt của chúng về chỉ 12 hạt “cơ bản
hơn” là gồm có 6 hạt quắc với 6 phản hạt của nó và 6 hạt lepton với 6 phản hạt
của nó. Đó là những vật thể vật chất nhỏ nhất mà cho tới nay khoa học khám phá
được, tất nhiên cũng có thẻ đó chưa phải là yếu tố vi mô cuối cùng của vật chất.

Khi tiến hành nghiên cứu cấu trúc của hạt nhân nguyên tử, các nhà khoa
học đã chứng minh rằng: các lực cơ bản chính là chất kết dính để liên kết các hạt
và phản hạt thành nguyên tử và các phân tử khác nhau. Khoa học đã thừa nhận
có 4 loại lực cơ bản: lực hấp dẫn; lực điện từ - lực điện tĩnh và lực từ (nam


châm); lực tương tác yếu gây nên sự phân rã của hạt nhân trong phóng xạ; lực
tương tác mạnh gắn prôtông, nơtơrông thành các hạt nhân nguyên tử, gắn các hạt
quak thành prôtông, nơtơrông; các lực cơ bản được truyền đi với tốc độ hữu hạn,
với tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ ánh sáng, qua một môi trường gọi là trường
(trường hấp dẫn, trường điện từ, trường tương tác yếu, trường tương tác mạnh).
Lực tương tác giữa các vật thể được thực hiện bằng các trường thông qua việc
trao đổi hạt đặc biệt: hạt năng lượng.
Vật chất dưới hình thái hạt và phản hạt, được gọi là vật thể, bên cạnh dạng
vật chất đó cịn có một dạng vật chất thứ 2 đó là trường (field, clamp), với 4 loại
trường cơ bản đã nêu ở trên. Trường truyền lực thông qua việc trao đổi như hạt
phô tông, hạt bơson, hạt ghison, đó cũng là các hạt của trường khác với hạt quak
và hạt lepton. Sự phân biệt vật chất thành 32 dạng vật thể (hạt) và trường chỉ ở
cấu trúc vi mơ, cịn ở cấu trúc vĩ mơ thì vật chất vừa là vật thể vừa là trường.
Cùng với sự phát triển của cơ học lượng tử đi sâu vào tìm hiểu thế giới vật
chất vi mơ, các nhà khoa học cũng tìm hiểu thế giới vật chất vĩ mô, và trong thế
kỷ 20, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra các vật kỳ lạ như “hố đen vũ trụ”,
“những vật chất tối”, đặc biệt là khi nghiên cứu cấu trúc của vũ trụ, tìm hiểu các
vì sao, thiên hà, hệ thiên hà, siêu thiên hà. Các nhà khoa học cũng đã có những
thành tựu trong việc giải thích sự tiến hố của vũ trụ, trong đó có cả những giả
thuyết cũng cịn đang được tranh luận rất nhiều trong triết học và khoa học mà
vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng, đó là thuyết vụ nổ lớn “Bigbang”.
Tóm lại, việc khám phá bản chất và cấu trúc sự tồn tại của thế giới vật chất
quanh ta, mà trước hết là thế giới các vật thể hữu hình, đã, đang và sẽ vẫn là vấn
đề luôn được quan tâm hàng đầu trong lịch sử nhận thức của nhân loại. Việc

V.I.Lênin đưa ra phạm trù vật chất trong tác phẩm “ chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán ”, đã có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc định


hướng đối với các khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các hình thức mới, các
dạng các thuộc tính mới của vật chất. Với định hướng đó của V.I.Lênin, các
khoa học cụ thể, đặc biệt cơ học lượng tử đã thu được những thành tựu to lớn
trong việc khám phá bản chất, cấu trúc của vật chất vi mô, đồng thời những
thành tựu đó lại là những minh chứng hùng hồn cho tính chân lý của quan niệm
Mác xít về vật chất, khẳng định giá trị to lớn của định nghĩa vật chất của
V.I.Lênin.
Khoa học thế kỷ 20, đã khẳng định tính chân lý của định nghĩa vật chất của
V.I.Lênin trong khoa học triết học, và soi sáng thêm nội dung, ý nghĩa của định
nghĩa đó. Có thể, sẽ có ai đó đặt ra câu hỏi : liệu rồi với sự phát triển của khoa
học có thể phát hiện ra một dạng vật chất mà không phù hợp với định nghĩa đó
khơng ? .Chúng ta có thể trả lời một cách dứt khốt rằng : khơng bao giờ khoa
học lại có thể phát hiện ra một cái gì lạ lùng mâu thuẫn với định nghĩa triết học
của V.I.Lênin, về vật chất . Bởi vì, nói tới khoa học ( trừ tốn học ) là nó tới
quan sát được ( kể cả những phương tiện kỹ thuật ) để cảm nhận, dù là gián tiếp,
rồi dùng lý trí để suy luận ra một số nhận xét về đối tượng quan sát. Cái gì đó
khơng quan sát được, dù là gián tiếp thì khơng thể là đối tượng nghiên cứu của
khoa học. Những tiền đề, những giả định đều có tính duy vật. Vì vậy, định nghĩa
triết học của V.I.Lênin về vật chất vẫn luôn là chân lý.
Tác phẩm “ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” là tác
phẩm kinh điển, là cuốn sách giáo khoa trong giai đoạn phát triển tư tưởng triết
học mác xít. Đây cịn là tác phẩm kiểu mẫu về tính Đảng Bơnsêvích trong cuộc
đấu tranh chống những kẻ thù của chủ nghĩa Mác, tính đảng ấy là sự kết hợp một
cách hữu cơ tinh thần cách mạng nồng nhiệt với tính khoa học sâu sắc.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin được viết cách đây gần mọt trăm năm,
song tính chân lý của nó, cũng như tinh thần cách mạng – khoa học của nó vẫn



mang tính thời sự hiện đại. Định nghĩa đó khơng chỉ góp phần bảo vệ thành cơng
thế giới quan duy vật mác xít, đập tan tư tưởng, trào lưu triết học phản khoa học
đầu thế kỷ 20, mà cịn có ý nghĩa, vai trò to lớn trong sự phát triển khoa học tự
nhiên hiện đại.
Khoa học tự nhiên hiện đại đang có sự phát triển mạnh mẽ , có tính chất
nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, nó đã giúp con người hiểu biết ngày càng sâu sắc
về thế giới xung quanh chúng ta, về chính bản thân con người với những điều
hiểu biết đầy lạ lùng, bất ngờ, trong đó còn nhiều vấn đề mà khoa học hiện đại
mới chỉ tiếp cận đến mà chưa thể hoàn toàn vén được bức màn bí mật che phủ
lên đó. Trong cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ hiện đại, thì sự liên minh
giữa triết học và khoa học tự nhiên là tất yếu. để thúc đẩy cho khoa học tiếp tục
phát triển, khơng rơi vào chủ nghĩa duy tâm, siêu hình, các nhà khoa học cần
phải trở thành nhà duy vật biện chứng, đồng thời đối với các nhà triết học, để
chủ nghĩa duy vật có thể trở thành chủ nghĩa duy vật chiến đấu, thì họ cần phải
ra sức học tập, tìm hiểu, theo sát sự phát triển của khoa học tự nhiên để góp phần
làm giàu thêm nội dung nguyên lý của triết học Mác – Lênin, bổ xung cho những
nguyên lý ấy những luận cứ khoa học để chứng minh, khẳng định cho tính cách
mạng khoa học đúng đắn của triết học Mác xít.


×