Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng với khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.6 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010


119
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VỚI KHOA HỌC TỰ NHIÊN
RELATIONS BETWEEN THE PHILOSOPHY OF DIALECTICAL
MATERIALISM AND NATURAL SCIENCES

Lâm Bá Hòa
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Lịch sử hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học
tự nhiên đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức ấy luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn
chứng minh rằng, triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa
học vững chắc để khái quát nên những nguyên lý, quy luật chung nhất của mình, còn khoa học
tự nhiên lại tìm thấ
y trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan, phương pháp luận đúng
đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên. Việc nghiên cứu và nắm vững mối quan
hệ này có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, đặc biệt trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu các môn lý luận chính trị nói chung, triết học nói riêng.
ABSTRACT
The history and development of philosophy and natural sciences over two thousand
years have shown that these two areas always have close relationships with each other. In fact,
dialectical materialism philosophy found its firm scientific bases in the natural sciences to
generalize its most common principles and rules; whereas, natural sciences also found their
world outlook and good methodology in dialectical materialism philosophy to study and
understand the natural world. Therefore, understanding this relationship plays a very important
role in awareness as well as in practice, especially in the teaching and researching of political
theories in general and subjects of philosophy in particular.



1. Mở đầu

Triết học và khoa học tự nhiên là những hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh
các lĩnh vực khác nhau của thế giới. Chúng xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển
trên cơ sở của những điều kiện kinh tế - xã hội, và chịu sự chi phối của những quy luật
nhất định. Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Lịch sử hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm
của triết học và khoa học tự nhiên không những đã chứng tỏ hai lĩnh vực tri thức ấy
luôn luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn chứng minh rằng, triết học duy vật
biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc của mình,
còn khoa học tự nhiên tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan đúng
đắn và phương pháp luận sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên. C. Mác và
Ph. Ăngghen sở dĩ có những cống hiến lớn lao cho khoa học nói chung, triết học nói
riêng là bởi vì hai ông thường xuyên theo dõi sự phát triển của khoa học tự nhiên, phát
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010


120
hiện ra những vận động nảy sinh, phát hiện những biến đổi diễn ra trong xã hội, diễn ra
trong đời sống của con người bởi tác động của khoa học tự nhiên, tác động của kỹ thuật
máy móc. Như chính Ph. Ăngghen đã khẳng định: “Mỗi lần có một phát minh vạch thời
đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại không
tránh khỏi thay đổi hình thức của nó”.
2. Sự tương tác giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên
Lịch sử phát triển của triết học cũng như của khoa học tự nhiên đã cho thấy,
không phải bất kỳ trào lưu triết học nào cũng giữ vai trò là thế giới quan và phương
pháp luận đúng đắn đối với khoa học tự nhiên, thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển, và
ngược lại, không phải các thành tựu của khoa học tự nhiên là cơ sở khoa học để chứng
minh cho những luận điểm của mọi trào lưu triết học.

Xuất phát từ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người ngày một cao hơn,
những hiểu biết về những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội ngày một phát triển,
các nguyên lý, các lý thuyết về thiên văn học, toán học, vật lý, hoá học,… dần dần được
tích luỹ với những phát triển của khoa học triết học nói chung và khoa học cụ thể nói
riêng. Thực tế đã cho thấy, càng đi sâu vào nghiên cứu các hiện tượng khác nhau của tự
nhiên, khoa học tự nhiên càng vấp phải nhiều vấn đề mà tự nó không giải quyết được vì
những vấn đề đó tuy gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên nhưng lại là những vấn đề
triết học. Điều này đã được A. Einstein khẳng định: “Những khó khăn mà vật lý hiện
nay đang vấp phải trong lĩnh vực của mình đã buộc ông ta phải đề cập đến những vấn đề
triết học nhiều hơn so với các nhà vật lý của các thế hệ trước”.
Quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên, với các khoa học chuyên biệt nói
chung trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức còn
đang ở điểm xuất phát, tri thức khoa học còn ở tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết
học hầu như là dạng thức lý luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất cả các vấn đề về tự
nhiên, xã hội và tư duy, mà lúc ấy thực ra cũng chỉ là những phác thảo sơ lược, chưa
thấy cụ thể, chưa hoàn thiện. Tính bao trùm ấy của tri thức triết học khiến nó được
xem như “môn khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các môn khoa học khác”. Quan
niệm này tồn tại khá lâu trong lịch sử và Ph. Ăngghen đã gọi hệ thống Hegel là “cái
thai đẻ non cuối cùng” theo nghĩa này. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, cùng với quá
trình chuyên biệt hoá tri thức, triết học, xét về tính chất của nó không còn đóng vai trò
là “khoa học của các khoa học” nữa (nghĩa trực tiếp). Trong thời đại của chúng ta các
nhà khoa học có thể trở thành những triết gia, chứ không phải ngược lại. Ý tưởng
“triết học – khoa học của các khoa học” biểu thị một truyền thống, hơn là thực chất
của vấn đề.
Ngày nay, đứng trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ, thì những khái niệm, những phạm trù, những tư tưởng, những phương pháp
nghiên cứu mới không ngừng ra đời. Mặt khác, cuộc cách mạng ấy cũng đang đặt ra
hàng loạt vấn đề về phong thái tư duy khoa khọc, về những bước phát triển mới của
nhận thức, của khoa học trong tương lai. Và đứng trước những đổi thay lớn lao của cách
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010



121
mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là khoa học tự nhiên hiện đại, thì nhà khoa học
không còn có thể chỉ dừng lại ở những vấn đề chuyên môn hẹp của mình, họ không chỉ
vấp phải những vấn đề phương pháp luận mà cả những vấn đề triết học do chính lĩnh
vực của mình đặt ra và buộc họ phải suy nghĩa để giải quyết. Như Max Born (1882-
1970) – nhà vật lý lý thuyết người Anh, một trong những người sáng lập ra cơ học
lượng tử, đã nhận xét: “Mỗi nhà vật lý đều tin tưởng sâu sắc rằng công việc của ông ta
quyện chặt với triết học, và nếu không có sự hiểu biết nghiêm túc tài liệu triết học thì đó
sẽ là một việc làm hết sức vô ích. Bản thân tôi đã chịu sự chi phối của tư tưởng đó và tôi
cố gắng truyền nó cho học trò của mình”.
Lâu nay một số người quan tâm đến triết học đã có sự ngộ nhận rằng, triết học là
một khoa học chỉ thuộc về nội dung của phạm trù khoa học xã hội – nhân văn. Nhưng
ngược dòng thời gian, chúng ta biết rằng, ngay từ khi mới ra đời, triết học và khoa học
tự nhiên đã không tách rời nhau và được gọi bằng một tên chung: Triết học tự nhiên, bắt
đầu từ khoa học tự nhiên. Nhưng như chính C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định, việc
khôi phục triết học tự nhiên theo nghĩa đen của nó (triết học là “khoa học của mọi khoa
học”) vào thời kỳ nửa sau của thế kỷ XIX là điều không thể. Bởi vì, khoa học triết học
và các khoa học cụ thể hiện nay đã tồn tại trong môi trường mới với những yêu cầu mới
được đặt ra từ cuộc sống và từ vấn đề học thuật. Tuy vậy, mối liên hệ giữa triết học và
khoa học tự nhiên không vì thế mà giảm đi ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Đặc biệt là
mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên là mối quan hệ qua
lại, nương tựa lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Có thể nói rằng, từ khi chủ
nghĩa duy vật biện chứng ra đời thì mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên mới
thật sự bước sang một giai đoạn mới.
Từ những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại trong thế kỷ XX như: Thuyết
tương đối hẹp của Albert Einstein (1905) và thuyết tương đối rộng (1916); thuyết lượng
tử của Planck (1900); lý thuyết kết cấu nguyên tử lượng tử hoá của Niels Bohr (1913);
lý thuyết cơ học lượng tử của Heisenberg (1925), lý thuyết thông tin, lý thuyết điều

khiển (những năm 40 của thế kỷ XX); lý thuyết cô lập, lý thuyết phân hình, lý thuyết
hỗn độn, (những năm 70, 80 của thế kỷ XX), v.v… Đã tạo nên những cuộc tranh luận
ngày càng gay gắt về sự nhận thức của con người đối với thế
giới. Chính điều này đã
buộc các nhà khoa học tự nhiên phải tìm đến với một thế giới quan triết học đúng đắn
để từ đó lý giải những vấn đề cụ thể trong lý thuyết khoa học của mình. Như Albert
Einstein đã viết: “Các kết quả nghiên cứu khoa học thường gây nên những sự thay đổi
trong các quan điểm triết học đối với những vấn đề
vượt ra ngoài phạm vi của những
lĩnh vực rất hạn chế của bản thân khoa học”.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên
chẳng những giúp cho các nhà triết học hiểu biết thêm những tri thức về khoa học tự
nhiên mà còn làm cho họ thấy rõ được cơ sở khoa học chính xác, khách quan để triết
học dựa vào đó khái quát thành những nguyên lý, những quy luật và những phạm trù
triết học. Đồng thời, nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên đã
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010


122
giúp cho các nhà khoa học tự nhiên nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo
thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học vào quá trình nghiên
cứu khoa học tự nhiên, làm cho họ luôn luôn ý thức được rằng, chỉ có cho mình một
phương pháp biện chứng duy vật thì họ mới có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn vào các lĩnh
vực mà họ đang và sẽ nghiên cứu. Khi đưa ra nhận định về con đường phát triển phức
tạp của vật lý học V.I.Lênin đã viết: “Vật lý học hiện đại đang và sẽ đi, nhưng nó đi tới
phương pháp duy nhất đúng, đi tới triết học duy nhất đúng của khoa học tự nhiên,
không phải bằng con đường thẳng, mà bằng con đường khúc khuỷu, không phải tự giác
mà tự phát, không nhìn thấy rõ “mục đích cuối cùng” của mình, mà đi đến mục đích đó
một cách mò mẫm, ngập ngừng và thậm chí đôi khi giật lùi nữa. Vật lý học hiện đại
đang nằm trên giường đẻ. Nó đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Một cuộc sinh

đẻ đau đớn. Kèm theo sinh vật sống và có sức sống, không tránh khỏi một vài sản phẩm
chết, một vài thứ cặn bả nào đó phải vứt vào sọt rác. Toàn bộ chủ nghĩa duy tâm vật
lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng
trưng, v.v… đều thuộc những thứ cặn bả phải vứt bỏ đi ấy”.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên còn góp cho con
người thấy rõ được nguồn gốc chung của sự nảy sinh triết học và khoa học tự nhiên đó
là giới tự nhiên; giúp cho chúng ta thấy được rằng, sự liên kết giữa triết học và khoa học
tự nhiên là không thể tránh khỏi và sự hợp tác giữa các nhà triết học với các nhà khoa
học tự nhiên là một tất yếu lịch sử. Bởi, nếu không có sự liên kết và hợp tác đó thì
chẳng những triết học và khoa học tự nhiên không thể tiến lên được mà các nhà triết,
các nhà khoa học tự nhiên cũng không thể chiến thắng nổi trong cuộc đấu tranh chống
lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo vốn đã kìm hãm và trói buộc sự phát triển của triết
học và khoa học tự nhiên.
Trong mối quan hệ giữa triết học duy vật và khoa học tự nhiên, một mặt, các
khoa học cụ thể đem đến cho triết học chất liệu sống, căn cứ vào đó các nhà triết học
nêu lên và luận chứng các quan điểm của mình phù hợp (dù không bao giờ có tính tuyệt
đối) với những biến đổi của lịch sử, và góp phần cùng những lĩnh vực tri thức khác dự
báo, gợi mở những vấn đề của tương lai. Mặt khác, triết học mà tiêu biểu là chủ nghĩa
duy vật biện chứng, đóng vai trò lớn đối với các nhà khoa học, vai trò đó có thể tìm thấy
ở cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học. Như Ph. Ăngghen đã viết:
“Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý
đến nó hoặc phỉ báng nó… Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ
nô lệ của những tàn tích thông tục hoá, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ
nhất. Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi
phối. Vấn đề là ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ
muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử
tư tưởng và những thành tựu của nó”.
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, sau khi nêu bật đóng góp của
R. Mayer (1814-1878), với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; Matthias
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010



123
Schleiden (1804-1881) và Theodor Schwann (1838-1839) với việc phát hiện ra tế bào
hữu cơ; Charles Darwin (1809-1882) với thuyết tiến hoá đối với sự phát triển của khoa
học, Ph. Ăngghen nhấn mạnh ý nghĩa có tính bước ngoặt của ba phát minh đối với sự ra
đời của hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng,
thay cho hình thức cũ đã tỏ ra lỗi thời.
Bên cạnh các khám phá thời đại ấy trong khoa học tự nhiên, được cổ vũ bởi sự
phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của kinh tế, kỹ thuật, mỗi ngành đều để lại dấu ấn của
mình lên các trang vàng của lịch sử, nhất là từ nửa sau thế kỷ XIX. Trong vật lý học, R.
Kirchhoff (1824-1887) xác lập phương pháp phân tích quang phổ, Emanuel Clausius
(1822-1888) phổ biến thuyết cơ học về nhiệt và đưa khái niệm entropy vào môn vật lý,
Michael Faraday (1791 - 1867) đưa ra thuyết trường điện từ, sau đó J. Maxwell (1831-
1879) xây dựng thuyết điện từ và ánh sáng. Trong hoá học, D. Mendeleev (1834-1907)
tìm ra quy luật tuần hoàn của các nguyên tố hoá học, Alecxandro Mikhailovich
Butlerop (1828-1886) xây dựng học thuyết cấu trúc hoá học các tổ hợp hữu cơ. Trong
sinh vật học, E. Haeckel (1834-1919) hoàn thiện thuyết phát triển và tiến hoá, Luis
Pasteur (1822-1895) đạt được những thành quả bước đầu ở lĩnh vực vi sinh.
Những thành tựu của khoa học tự nhiên nêu trên đã chứng minh được tính chất
biện chứng của các quá trình diễn ra trong tự nhiên. Chính sự phát triển của khoa học tự
nhiên, những thành tựu mới nhất của nó đã khiến cho phương pháp tư duy siêu hình cần
phải được thay thế. Theo Ph. Ăngghen, sự phát triển của khoa học tự nhiên, những
thành tựu mới nhất của nó từ thế kỷ XVI trở đi cho thấy tính tất yếu của tư duy biện
chứng, và chứng tỏ rằng, trong tự nhiên không có những phạm trù và những quan hệ bất
biến. Cũng chính từ việc khẳng định về tính tất yếu của tư duy biện chứng như đã nêu
trên nó giúp chúng ta đi tới khẳng định: phép biện chứng chính là cơ sở phương pháp
luận đối với khoa học tự nhiên, giúp các nhà khoa học khắc phục những hạn chế trong
khi tiếp cận với các vấn đề lý luận chung. Điều này đã được Ph.Ăngghen luận giải:
“Phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên

hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương
pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giớ
i tự nhiên, giải thích những
mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh
vực nghiên cứu khác”.
Rõ ràng các nhà khoa học trước hết là những người đang phải giải quyết những
vấn đề cơ bản, những vấn đề có tính chất nền tảng của khoa học, dù muốn hay không
cũng buộc phải tìm đến triết họ
c. Nhưng triết học, như chúng ta đã biết, có nhiều trường
phái khác nhau. Có triết học đúng, khoa học, cũng có triết học sai lầm, phản khoa học.
Vậy, trong tình hình phát triển như vũ bảo của khoa học như hiện nay, thì thứ triết học
nào thực sự là thứ triết thực sự khoa học có thể đóng vai trò phương pháp luận phổ biến,
đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khoa học? Thực tiễn phát triển của khoa học hiện
đại đã chứng minh rằng, một phương pháp luận như thế chỉ có thể là phép biện chứng
duy vật.

×