Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học học THUYẾT NGUYÊN tử của đê mô CRIT và ý NGHĨA của nó đối với CUỘC đấu TRANH GIỮA HAI ĐƯỜNG lối TRIẾT học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.86 KB, 16 trang )

HỌC THUYẾT VỀ NGUYÊN TỬ CỦA ĐÊMÔCRÍT
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG CUỘC ĐẤU TRANH
GIỮA HAI ĐƯỜNG LỐI TRIẾT HỌC
Triết học (Philosophia) theo tiếng Hy Lạp cổ là tình yêu sự thông thái xuất hiện đồng thời ở Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại. Sự xuất hiện của
triết học đánh dấu một bước phát triển lớn của tư tưởng nhân loại từ cảm nhận vũ
trụ một cách trực quan đến thế giới quan dựa trên các tri thức mang tính khái
quát hoá, trừu tượng hoá của tư duy.
Ở thế kỷ thứ VI trước công nguyên, Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ về
kinh tế, chính trị, văn hoá. Tuy vậy trong xã hội Hy Lạp chứa đựng nhiều mâu
thuẫn, mâu thuẫn không chỉ ở giai cấp chủ nô và nô lệ, mà ngay cả ở giữa các
tầng lớp khác nhau của giai cấp chủ nô, giữa những bảo vệ nền dân chủ chủ nô
và những lực lượng chống lại nó. Điều đó cũng được thể hiện trong lĩnh vực tư
tưởng, triết học: giữa những người theo phái duy vật, tiêu biểu là Đêmôrcít và
những người theo lập trường chủ nghĩa duy tâm, tiêu biểu là Platon.
Đêmôcrít (460 - 370 TCN) - nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng với học
thuyết nguyên tử cổ điển về cấu tạo vật chất. Sinh ra trong một gia đình quý tộc
giàu có ở Ápđe - một thành phố thuơng mại lớn thuộc vùng Tơraxơ, Đêmôcrít
có được những thuận lợi lớn trong việc du học ở nhiều nước. Thuở nhở, ông học
thần học và thiên văn học dưới sự hướng dẫn của những gia sư người Batư. Sau
đó ông trở thành học trò xuất sắc của Lơxíp - người sáng lập thuyết nguyên tử cổ
điển. Ông còn là học trò của Anaxago - người đã đưa ra một sự giải thích đúng
đắn về hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Ông đã tới Ai cập để có thêm kiến
thức về hình học, tới Batư để nghiên cứu chiêm tinh học, tới Ấn độ để tiếp xúc
với các nhà triết học thuộc trường phái Dygambara và sau đó trở về Aten để
tham gia buổi diễn thuyết của nhà triết học duy tâm Xôcrát - người mà ông
không đồng quan điểm.
Vốn là người không màng đến tiền tài và danh vọng, Đêmôcrít giành toàn
bộ cuộc đời cho việc nghiên cứu khoa học và triết học. Ông đã viết đến 70 tác
phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như triết học, đạo đức học, tâm lý học,
toán học, vật lý học, sinh vật học, ngôn ngữ học, mỹ học, kỹ thuật và cả âm
nhạc. Tiếc rằng, trong những công trình đồ sộ ấy của ông, người ta chỉ sưu tầm




2

và lưu giữ được khoảng 300 đoạn. Do những hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh
vực của ông, Điôgien Laécxơ đã coi ông là một trong những nhà triết học lỗi lạc
nhất của thế giới Hy Lạp cổ đại. Arixtốt coi ông là người đã điều khiển tư duy
trên mọi lĩnh vực. Nhiều nhà triết học đương thời với ông thì coi ông là nhà bách
khoa đầu tiên của thời cổ đại.
Trong số những đóng góp lớn lao của Đêmôcrít cho tiến trình phát triển
của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, chúng ta không thể không nhắc tới học
thuyết của ông về nguyên tử, trong học thuyết này, ông quan niệm thế giới được
cấu thành từ những nguyên tử, một người đầu tiên đưa ra quan niệm tương đối
hoàn chỉnh.
Khi quan niệm về thế giới, Đêmôcrít đã kế thừa và phát triển quan niệm
của Lơ xíp về nguyên tử. Ông cho rằng, khởi nguyên vật chất của thế giới không
phải là một sự vật cụ thể nào đó như nhều nhà triết học thường quan niệm mà là
nguyên tử (atom) và chân không. Ông gọi nguyên tử là cái Tồn tại và chân
không là cái Không - tồn tại. Khác với các nhà triết học thuộc trường phái Êlê những người phủ nhận sự tồn tại thực của cái Không - tồn tại, Đêmôcrít - như
nhận xét của Arixtốt đã cho rằng, "cái Tồn tại hiện thực không hơn gì cái Không
- tồn tại, bởi sự vật tồn tại không hơn gì chân không. Cả hai (cái Tồn tại và cái
Không - tồn tại) đều là nguyên nhân vật chất".
Cái Không - tồn tại (chân không) trong quan niệm của Đêmôcrít, là
khoảng không trống rỗng, không có ảnh hưởng gì đến cái Tồn tại (nguyên tử) tới
các sự vật tồn tại trong nó cả. Cái Tồn tại (nguyên tử) thì ngược lại, nó hoàn toàn
đậm đặc. Nguyên tử rất đa dạng, trong khi đó thì chân không lại thuần nhất.
Nguyên tử bao giờ cũng có kích thước, hình dạng nhất dịnh, còn chân không thì
vô tận và không có hình nào cả.
Nguyên tử - theo Đêmôcrít, là những hạt vật chất cực nhỏ, nhỏ tới mức
không thể phân chia được, không thể nhìn thấy. Nguyên tử không khác nhau về

chất, không có mùi vị, âm thanh và màu sắc. Nguyên tử tồn tại vĩnh viễn và
không có một chất lượng nào cả. Các nguyên tử chỉ khác nhau về hình thức, trật
tự và tư thế. Bởi vậy, người ta có thể phân biệt nguyên tử này với nguyên tử khác
bằng "cấu trúc" (hình thức), bằng "tính kế tiếp" (trật tự) và bằng "sự xoay đặt"
(tư thế) của chúng. Các nguyên tử kết hợp với nhau thì tạo thành sự vật và tính
muôn hình muôn vẻ của sự vật được quyết định bằng hình thức cấu tạo, trật tự


3

kết hợp và tư thế của các nguyên tử kết hợp với nhau. Khi các nguyên tử đã kết
hợp lại tách rời nhau ra thì sự vật cũng không còn.
Vũ trụ hay thế giới này, trong quan niệm của Đêmôcrít, là vật chất đang
vận động và về thực chất, đó là sự vận động của các nguyên tử trong chân
không. Sự vận động của các nguyên tử là vĩnh hằng, trong quá trình vận động
trong chân không, chúng kết hợp với nhau - một sự kết hợp không diễn ra một
cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện, mà theo tính tất yếu để tạo nên các sự vật khác nhau
và cũng trong quá trình vận động ấy, các nguyên tử đã kết hợp lại có thể tách rời
nhau. Cũng theo một tính tất yếu như vậy để làm cho một sự vật nào đó biến
mất.
Coi nguyên tử là vật chất đang vận động trong chân không, còn chân
không mặc dù không phải là nguyên nhân của vận động, nhưng là điều kiện cần
thiết, không thể thiếu cho sự vận động của nguyên tử, Đêmôcrít - như Đêôgien
Laécxơ, nhà triết học Hy Lạp (nửa đầu thế kỷ thứ III), người duy nhất để lại cho
chúng ta một tác phẩm đồ sộ gồm 10 tập có giá trị như một công trình tập hợp
của thời kỳ cổ đại về lịch sử triết học, trong đó trình bày tiểu sử và học thuyết
của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, từ các nhà duy vật đầu tiên thuộc trường
phái MiLê đến Xếchtút Empiriquýt - "Về cuộc đời, học thuyết và những châm
ngôn của các nhà triết học nổi tiếng.... đã thừa nhận nguyên tử và chân không là
cơ sở ban đầu của hết thảy sự vật".XXX.

Không chỉ coi nguyên tử và chân không là những bản nguyên đầu tiên tạo
nên toàn bộ vũ trụ này, Đêmôcrít còn chỉ rõ sự khác nhau, sự đối lập giữa
nguyên tử và chân không. Ông cho rằng, nguyên tử là những hạt vật chất đậm
đặc, có một kết cấu bền vững, còn chân không là trống rỗng và không có một kết
cấu bền vững, bởi nó chỉ là khoảng trống giữa các nguyên tử trong một sự vật
hay là khoảng trống giữa các sự vật; nguyên tử hết sức đa dạng nhưng lại tồn tại
một cách xác định và luôn vận động, còn chân không lại tồn tại một cách vô định
và bất động. Nguyên tử và chân không khác nhau như vậy, đối lập với nhau như
vậy nhưng chúng lại tồn tại trong một thể thống nhất - đó là sự thống nhất của
những mặt đối lập để tạo nên một sự vật nào đó và tạo nên cả vũ trụ này. Khi nói
về quan niệm này của nhà triết học duy vật tiêu biểu, Hêghen - nhà triết học duy
tâm khách quan vĩ đại của nền triết học cổ điển Đức - cũng phải thừa nhận đây là
một hạt nhân hợp lý trong triết học Đêmôcrít. "Cái hạt chân lý ấy", Hêghen viết,
là ở "sắc thái (vòng khâu) của tính cá biệt; sự gián đoạn của tính tiệm tiến: vòng


4

khâu của sự xoá nhoà những mâu thuẫn; sự gián đoạn của cái liên tục - nguyên
tử, một .. "Một và tính liên tục là những mặt đối lập"XXX
Nguyên tử, trong quan niệm của Đêmôcrít, là cái hữu hạn, mỗi nguyên tử
đều bị hạn chế bởi một bề mặt xác định và có một dạng tồn tại nhất định, bất
biến. Ngược lại, với tư cách là cái vô hạn, chân không, theo Đêmôcrít, là cái
không bị giới hạn bởi bất cứ cái gì và do vậy, nó không có dấu hiệu quan trọng
nhất của tồn tại đích thực - hình thức. Nguyên tử là cái không thể nhận thấy được
bằng cảm giác. Nguyên tử giống như hạt bụi bay trong không khí mà người ta
không thể nhìn thấy bằng mắt thường do kích thước của nó quá nhỏ. So với
những hạt bụi ấy thì nguyên tử còn nhỏ bé hơn nhiều. Nếu những hạt bụi còn có
thể nhận thấy nhờ tia sáng mặt trời lọt qua khe cửa sổ thì với các nguyên tử, chỉ
có ánh sáng của tư duy, của lý tính mới có thể phát hiện ra sự tồn tại của chúng.

Nguyên tử là cái không thể nhận thấy được bằng cảm giác không chỉ bởi kích
thước của nó quá nhỏ, mà còn bởi ở nó, không có những phẩm chất có thể nhận
biết được bằng cảm giác, như mùi vị, màu sắc, âm thanh.
Trong quan niệm của Đêmôcrít, nguyên tử là hạt vật chất cực nhỏ, không
thể nhận thấy được bằng cảm giác. Nguyên tử không khác nhau về chất, nhưng
giữa các nguyên tử ấy lại có sự khác nhau về hình thức, trật tự và tư thế. Nhờ có
sự khác nhau này của các nguyên tử mà người ta có thể phân biệt được không
chỉ các nguyên tử đơn nhất, mà cả các nhóm nguyên tử trong một vật thể. Và
nhờ phân biệt được các nhóm nguyên tử này bởi trật tự kết hợp, bởi tư thế kết
hợp của các nguyên tử cấu thành và bởi vị trí của mỗi nguyên tử trong nhóm
cũng như vị trí của cả nhóm nguyên tử trong vật thể mà người ta có thể phân biệt
được vật thể này với vật thể khác.
Quan niệm đó của Đêmôcrít cho thấy, mặc dù bị hạn chế bởi trình độ phát
triển của khoa học đương thời, ông đã không thể đưa ra được những phỏng đoán
về sự tồn tại của các quy luật sinh - hoá mà nhờ chúng, chúng ta biết được rằng,
sự khác nhau giữa hai hợp chất hữu cơ giống nhau về thành phần cấu tạo, chẳng
hạn như hai chất polisacarít, là do trật tự kết hợp của các phân tử cấu thành,
nhưng ông đã đúng khi khẳng định sự khác nhau của các vật thể là do trật tự kết
hợp hay sự xếp đặt của các nguyên tử cấu thành.
Các nguyên tử - những hạt vật chất cực nhỏ ấy, trong quan niệm của
Đêmôcrít không chỉ khác nhau về kích thước, mà còn khác nhau về trọng lượng.


5

Đêmôcrít không phải là người đầu tiên đưa ra một sự lý giải đầy đủ, hoàn chỉnh
về sự phụ thuộc của trọng lượng nguyên tử vào kích thước của nó. Công lao này
thuộc về Êpiquya (341 - 270 TCN) - nhà triết học nổi tiếng ở thời kỳ Hy Lạp
hoá, người không chỉ kế thừa mà còn phát triển quan niệm của Đêmôcrít về
nguyên tử. Song, Đêmôcrít được coi là người đầu tiên đã đưa ra một sự phỏng

đoán tương đối chính xác về sự phụ thuộc ấy khi thừa nhận mức độ nặng, nhẹ
tương đối của nguyên tử là do kích thước lớn, bé của nó quy định. Chẳng hạn,
ông cho rằng, nguyên tử nhẹ nhất là các nguyên tử lửa - các nguyên tử hình cầu,
có kích thước nhỏ bé nhất và nhẵn nhụi nhất, các nguyên tử cấu thành linh hồn
con người và tạo ra không khí.
Không chỉ đưa ra một quan niệm mới về hình thức và kích thước của các
nguyên tử, về sự phụ thuộc của trọng lượng nguyên tử vào kích thước của nó,
Đêmôcrít còn đưa ra một quan niệm độc đáo về sự tồn tại của cái gọi là "nguyên
tử hình học (amerơ)" hay "nguyên tử toán học". Trước Đêmôcrít, nhiều nhà triết
học Hy Lạp cổ đại (các nhà triết học trong liên minh Pitago, các nhà triết học
thuộc trường phái Êlê) đã nghiên cứu toán học. Và cả các nhà triết học cùng thời
với ông, như Anaxago (500 - 428 TCN) và Lépkíppơ (500 - 440 TCN) - người
đồng quan điểm với Đêmôcrít về nguyên tử và cùng với Đêmôcrít xây dựng
thuyết nguyên tử cổ điển, người thừa nhận sự tồn tại của cái gọi là "chân không
tuyệt đối" với tư cách là điều kiện cho sự vận động của các nguyên tử cũng đã
lấy toán học làm đối tượng nghiên cứu. Song, so với các nhà triết học ấy,
Đêmôcrít là một trí tuệ toán học lớn hơn nhiều và sự nghiên cứu toán học của
ông cũng khác họ. Đêmôcrít nghiên cứu toán học, như sau này Arixtốt nhận
định, là để "làm xoay chuyển toán học", để đi đến một quan niệm độc đáo về các
nguyên tử vật chất, về cấu tạo và hình thức của các nguyên tử vật chất có quảng
tính.
Với quan niệm độc đáo về cái gọi là các "nguyên tử hình học" và khi bày
tỏ sự nhất trí với quan điểm của Dênôn (490 - 430 TCN) - nhà triết học có tài
hùng biện, người nổi tiếng với học thuyết được trình bày bằng thơ và dưới hình
thức đối thoại hết sức độc đáo và tồn tại duy nhất, vĩnh viễn và bất động với tư
cách tồn tại có quảng tính, có một đại lượng bất biến, không tăng, không giảm và
do vậy, mang tính vật thể, rằng tính có thể phân chia được của không gian đến
vô cùng sẽ dẫn tới điều nhảm nhí, tới chỗ biến nó thành một đại lượng bằng
không mà từ đó, không thể xây dựng được gì, Đêmôcrít đã phát hiện ra sự tồn tại



6

của các nguyên tử vật chất không thể phân chia được. Cũng trên cơ sở đó, ông
cho rằng các "nguyên tử vật lý" không đồng nhất với các điểm toán học, các
"nguyên tử toán học". Theo ông, các nguyên tử vật chất là những nguyên tử có
một kích thước nhất định và khác nhau về hình thức. Các nguyên tử vật chất ấy,
ông khẳng định, tồn tại dưới những hình thức khác nhau, như nguyên tử hình
tròn, nguyên tử hình vuông, nguyên tử hình tam giác...; rằng nếu không tồn tại
dưới những hình thức khác nhau như vậy, các nguyên tử ấy không thể liên kết
với nhau để tạo nên các sự vật khác nhau.
Các nguyên tử vật chất mang tính quảng tính ấy, theo Đêmôcrít, mặc dù
không thể phân chia được về mặt vật lý, nhưng trong tư duy, người ta có thể tách
chúng ra thành các bộ phận - các điểm hết sức nhỏ bé, nhỏ bé tới mức không thể
hình dung nổi khối lượng của chúng, với tư cách là những đại lượng có quảng
tính. Những đại lượng đó không phải là những đại lượng có giá trị bằng không
(= 0), mà là những đại lượng tối thiểu, những điểm không thể phân chia tiếp
được nữa, không thể hình dung được nếu không có một trí tuệ anh minh - đó
không phải là những bộ phận mà là những Amerơ - "điểm hình học". Dựa vào
những dữ kiện do trực giác cảm tính mạng lại, Đêmôcrít cho rằng, trong các
nguyên tử vật chất, dù đó là những nguyên tử vật chất nhỏ bé nhất, thì ở chúng
bao giờ cũng có bảy amerơ: ở trên, ở dưới, bên phải, bên trái, đằng trước, đằng
sau và ở giữa. Mỗi vật thể vật lý dù nhỏ bé đến đâu, kể cả những nguyên tử
không thể phân chia được về mặt vật lý, bao giờ người ta cũng có thể hình dung
được ở chúng các amerơ như vậy, song chia nhỏ chúng đến vô tận thì ngay cả
trong tư duy cũng là điều không thể thực hiện được.
Với quan niệm như vậy về các nguyên tử có quảng tính, về một không
gian hình học được tạo nên bởi các amerơ, Đêmôcrít đã khắc phục được vấn đề
nan giải mà các nguyên tử luận trước ông và cùng thời với ông đã vấp phải - vấn
đề về tính gián đoạn và tính liên tục toán học mà Dênôn đã đưa ra. Ông cho rằng,

nếu thừa nhận mọi đại lượng có quảng tính đều có thể phân chia được tới vô hạn
thì hoá ra phải thừa nhận là một đại lượng hữu hạn được tạo nên từ vô số số hạng
có giá trị bằng không. Đó là một điều nhảm nhí, phi lý. Để tránh được cái phi lý
ấy, theo ông, phải thừa nhận rằng giữa tính vô hạn và tính hữu hạn, giữa tính có
thể phân chia được và tính không thể phân chia được của nguyên tử và các vật
thể vật chất có mối tương quan nhất định. Mối tương quan đó như thế nào thì
ông chưa giải thích được do hạn chế của trình độ khoa học đương thời - điều mà


7

chỉ ngày nay chúng ta mới biết được là do tính lượng tử độc đáo của không gian
quy định.
Khi lý giải quan niệm của Đêmôcrít về sự tồn tại của các nguyên tử hình
học, các điểm toán hoc - amerơ, nhà triết học Nga - V.Ph.Asmuxơ cho rằng, với
quan niệm ấy, Đêmôcrít đã cứu toán học thoát ra khỏi mâu thuẫn mà Dênôn đã
vấp phải, song ông lại tạo ra một mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa tư duy toán
học và trực quan cảm tính, giữa hệ tiền đề toán học đã được thừa nhận và lôgic
mệnh đề. Rằng ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng, về mặt lôgic thì sự
tồn tại của các "nguyên tử hình học" không có gì là mâu thuẫn, song điều đó vẫn
không thể khắc phục được mâu thuẫn mà người ta đã vấp phải khi xác định cấu
trúc của không gian vật lý, hiện thực - mâu thuẫn hiện vẫn còn là vấn đề nan giải
của khoa học hiện đại.
Quan niệm của Đêmôcrít về sự tồn tại của các nguyên tử hình học ngay
khi mới ra đời đã phải hứng chịu sự phê phán kịch liệt của các nhà triết học và
toán học đương thời và sau đó, nó còn tiếp tục bị phê phán bởi các nhà toán học
và triết học sống ở những thời đại sau ông, đặc biệt là của Arixtốt. Và do vậy,
quan niệm này của ông đã bị rơi vào quên lãng trong một thời gian khá dài cho
tới khi nó được Êpiquya khôi phục khi phát triển thuyết nguyên tử cổ điển của
ông về cấu tạo vật chất. Sau Êpiquya, quan niệm đó của Đêmôcrít lại một lần

nữa rơi vào quên lãng và chỉ mãi sau này các nhà triết học và toán học ở thời kỳ
cận và hiện đại mới lại nói đến. Tuy nhiên, một số nhà toán học hiện đại vẫn tiếp
tục phản đối quan niệm của Đêmôcrít về sự tồn tại của các nguyên tử hình học.
Họ cho rằng, nếu thừa nhận quan niệm đó của ông thì cũng phải thừa nhận rằng
trong quan niệm của ông, nguyên tử là cái không thể phân chia được cả về mặt
vật lý lẫn về mặt lý luận. Trong những di sản lý luận còn lưu giữ đựơc của
Đêmôcrít, có thể nói nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không thể phân
chia được về mặt vật lý, nhưng do chúng là những đại lượng có quảng tính, nên
người ta có thể phân chia chúng thành các amerơ - các điểm hình học có quảng
tính trong tư duy. Với quan niệm như vậy, ông thừa nhận có tồn tại "theo tự
nhiên" và tồn tại "trong suy tư". Ông viết: "màu sắc (đen, trắng, ...) chỉ tồn tại
trong suy tư, vị ngọt hay chua cũng chỉ tồn tại trong suy tư, mùi thơm hay hắc
cũng thế. Chỉ có nguyên tử, chân không là tồn tại thực sự trong hiện thực "rằng"
mọi chất lượng mà cảm giác con người nhận biết được đều xuất hiện từ sự kết
hợp của các nguyên tử, chúng chỉ tồn tại đối với chúng ta là những kẻ thụ cảm


8

chúng, còn theo tự nhiên thì hoàn toàn không có màu trắng, đen, vị cay, vị ngọt,
mùi thơm, mùi hắc... Cái tồn tại trong suy tư chỉ là cái tồn tại đối với chúng ta,
cái phù hợp với suy tư của nhiều người, chứ không phải là cái theo bản tính của
sự vật".
Các nguyên tử vật chất, theo Đêmôcrít, không chỉ vô hạn về số lượng, mà
còn vô hạn về hình thức và do không có cơ sở nên chúng có thể là thế này, có thể
là thế khác. Nguyên lý "có thể là thế này, có thể là khác" mà có nhà triết học gọi
là nguyên lý "có thể khác nhau" - nguyên lý về sự tồn tại khác nhau của nguyên
tử - được coi là nguyên lý đặc trưng cho sự lý giải của Đêmôcrít về vũ trụ.
Đêmôcrít cho rằng, do các nguyên tử "có thể là thế này, có thể là thế khác" và do
tính vô hạn cả về số lượng lẫn hình thức của chúng, nên sự vận động vốn có của

nguyên tử cũng là vô hạn. Phương hướng vận động và tốc độ vận động ban đầu
của nguyên tử bị quy định bởi sự tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau của
các nguyên tử và do vậy, đến lượt mình, tính đa dạng về phương hướng và tốc độ
vận động của nguyên tử đã dẫn đến tính đa dạng về phương thức kết hợp và
đụng độ lẫn nhau của các nguyên tử. Theo đó, tính đa dạng của vũ trụ này được
quy định và là hệ quả tất yếu của sự vận động vĩnh hằng, sự vận động vốn có,
vận động trong chân không của các nguyên tử vật chất.
Khác với các nhà triết học thuộc trường phái Ioni - những người cũng đã
nói tới sự vận động vĩnh hằng của các nguyên thể vật chất đầu tiên, song do chịu
sự ảnh hưởng của thuyết vật hoạt luận, nên thế giới (vũ trụ) trong quan niệm của
họ, là cái nằm trong sự vận động vĩnh hằng, bởi thế giới, theo họ, là một thực thể
hữu sinh, Đêmôcrít đã giải quyết vấn đề theo một cách hoàn toàn khác. Ông cho
rằng, các nguyên tử vật chất thường là không có sinh khí, những nguyên tử vật
chất có sinh khí chỉ có trong thể xác động vật và con người. Sự vận động vĩnh
hằng trong chân không của các nguyên tử vật chất là sự vận động tự thân, tự nó.
Sự vận động vĩnh hằng của nguyên tử - đó là sự đụng độ, sự xô đẩy, sự kết hợp,
sự tách rời, sự xoay đặt và sự rơi xuống của các nguyên tử được sinh ra bởi cơn
lốc, bởi dòng xoáy nguyên tử ban đầu. Hơn nữa, các nguyên tử còn có sự tự vận
động ban đầu của riêng nó, sự vận động được sinh ra bởi sự chuyển động theo
nhiều hướng khác nhau của nó. Nguyên tử vận động theo nhiều hướng khác nhau
và trong quá trình vận động ấy, chúng kết hợp với nhau, đụng độ lẫn nhau để
hình thành nên những dòng xoáy, cơn lốc nguyên từ và chính những dòng xoáy,
cơn lốc nguyên tử này đã tạo nên vũ trụ. Trong quá trình vận động xoay tròn


9

theo dòng xoáy, cơn lốc nguyên tử, những nguyên tử vật chất có trọng lượng
càng nặng, càng ở gần trung tâm; những nguyên tử có trọng lượng càng nhẹ,
càng ở xa trung tâm của dòng xoáy, cơn lốc nguyên tử hình thành nên các vòng

lớp nguyên tử khác nhau. Mỗi vòng lớp nguyên tử này được hình thành từ những
nguyên tử đồng loại về trọng lượng, hình dáng và kích thước. Giống như trong
một cơn lốc hay xoáy nước, các vật thể càng lớn, càng nặng, càng ở gần trung
tâm, còn những vật thể càng nhỏ, càng nhẹ, càng ở xa trung tâm, sự kết hợp của
các nguyên tử trong cơn lốc, dòng xoáy nguyên tử cũng diễn ra một cách tương
tự như vậy. Sự kết hợp đó của nguyên tử cũng giống như sự quy tụ thành từng
vùng khác nhau theo hình dáng, kích thước của những hạt sỏi, hạt cát theo sự xô
đẩy của những đợt sóng biển. Theo cách thức kết hợp như vậy của các nguyên tử
đồng loại về trọng lượng, hình dáng và cách thức mà đất, nước, lửa, không khí...
được hình thành.
Khi đặt ra các quan niệm về thế giới nguyên tử, Đêmôcrít không chỉ xuất
phát từ nguyên lý về các vật thể "có thể là thế này, có thể là thế khác", mà ông
còn dựa vào nguyên lý do Mêlixô (thế kỷ V TCN) - nguyên lý về sự bảo tồn tồn
tại: "Không có cái gì xuất hiện từ hư vô". Mêlixô đã đúng khi cho rằng, không có
sự khác biệt giữa tính vô hạn về thời gian của tồn tại và tính hữu hạn của không
gian hình cầu, cả không gian và thời gian đều là vô hạn. Song ông đã rơi vào
quan điểm siêu hình khi cho rằng, tồn tại là bất động, và từ chỗ phủ nhận vận
động, ông đã lý giải tính bất động của tồn tại bằng cách phủ nhận quan điểm qua
không gian là trống rỗng. Theo ông, nói chung là không có không gian trống
rỗng, bởi trống rỗng chỉ là hư vô, mà cái gì đã là hư vô thì không tồn tại và do
vậy, cũng không có vận động. Phát triển quan niệm đó của Mêlixơ, Anaxago cho
rằng vật chất không mất đi và cũng không được tạo ra, không thể xuất hiện từ hư
vô, mọi cái xuất hiện chỉ là sự kết hợp và phân tách của những khởi nguyên vật
chất bất biến, những phân tử vật chất hiện tồn - "những hạt giống của sự vật".
Gắn nguyên lý về sự bảo tồn tồn tại ấy với thế giới hiện thực, tồn tại khách
quan, với giới tự nhiên, Đêmôcrít cho rằng trong tự nhiên, cả nguyên tử và chân
không đều tồn tại hiện thực, rằng thế giới có vô số, chúng được sinh ra và mất đi,
song không có gì lại sinh ra từ hư vô cả và cũng không có gì sau khi mất đi lại
trở thành hư vô, lại trở về với hư vô cả. Nguyên tử là vật chất vận động trong
chân không, chúng vận động theo chiều xoáy lốc và từ đó hình thành nên các vật

thể vật chất. Mọi vật thể đều được tạo ra trong quá trình vận động của các


10

nguyên tử vật chất trong chân không, các nguyên tử này có tính bền vững, nên
các vật thể vật chất này không dễ dàng bị huỷ hoại, cũng không dễ dàng thay
đổi. Vận động xoáy lốc của nguyên tử là vĩnh viễn, là tất yếu nên mọi vật thể
sinh ra cũng là tất yếu. Mặt trời và mặt trăng cũng được sinh ra một cách tất yếu
từ sự vận động xoáy lốc của các nguyên tử hình tròn, đồng nhất và trơn tru.
Trong vũ trụ có nhiều thế giới, các thế giới này đều được tạo nên từ sự vận động
của các nguyên tử trong chân không và chúng chỉ khác nhau về số lượng và cấu
trúc, một số thế giới thì không có mặt trời, mặt trăng, số khác thì lại có nhiều mặt
trời, mặt trăng hơn thế giới mà chúng ta đang sống.
Với học thuyết nguyên tử của mình, Đêmôcrít đã có những cống hiến to
lớn cho triết học. Trong quan niệm về tự nhiên, ông phủ nhận các quan điểm duy
tâm, bảo vệ và phát triển các quan điểm duy vật. Từ sự quan sát các hiện tượng
tự nhiên một cách trực tiếp như một khối duy nhất và mong muốn giải thích
chúng một cách khoa học, ông quan niệm thế giới được tạo thành bởi các nguyên
tử. Về nhân bản học và nhận thức luận, theo Đêmôcrít, bản thân các sinh vật và
con người đều được cấu tạo từ các nguyên tử và khoảng không. Ông định nghĩa
con người như một động vật nhưng về bản tính có khả năng học được bất cứ cái
gì, có chân tay, cảm giác và sự năng động trí tuệ làm trợ giúp cho mọi cái.
Đêmôc rít khẳng định nguyên tử luôn luôn vận động biến đổi, chúng luôn vận
động trong khoảng không tựa như những hạt bụi chuyển động trong không khí
mà chúng ta nhìn thấy được qua những tia nắng mặt trời. Như vậy, quan niệm
của Đêmôcrít đã giải thích thế giới như một chỉnh thể thống nhất trong đó các sự
vật vận động và biến đổi không ngừng. Nhìn chung trong học thuyết nguyên tử
của mình, Đêmôcrít đã đóng góp cho triết học Hy Lạp cổ đại thế giới quan duy
vật tự phát, quan điểm biện chứng sơ khai. Mặc dù xuất hiện trong điều kiện các

tri thức khoa học sơ khai, triết học Đêmôcrít nói riêng, triết học Hy Lạp cổ đại
nói chung đã đề cập tới những vấn đề cơ bản của thế giới quan theo nghĩa hiện
đại tuy còn ở trạng thái mầm mống. Vì vậy, triết học Đêmôcrít tuy thô sơ, mộc
mạc, tự phát nhưng về cơ bản nó đã phản ánh đúng thế giới trong sự vận động và
phát triển thế giới nên những giá trị và những tư tưởng triết học tích cực của nó
cũng có ý nghĩa rất to lớn trong đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tư tưởng
thần thánh (thần thoại) tạo cơ sở cho khoa học và triết học phát triển.
Vừa là một nhà triết học, nhà khoa học giỏi về nhiều lĩnh vực, Đêmôcrít
hoà mình trong tự nhiên, quan tâm đến tự nhiên, lấy giới tự nhiên làm đối tượng


11

nghiên cứu. Xuất phát từ chính nhu cầu của sản xuất xã hội, triết học của ông đã
bước đầu giải quyết các nhu cầu thực tiễn. Vì vậy các nhà triết học Hy Lạp đều
là nhà khoa học tự nhiên bách khoa xuất sắc, lỗi lạc. Trong khi đó triết học
Phương đông cùng thời thiên về nghiên cứu các quan hệ xã hội, các thiết chế xã
hội về tinh thần, về tâm linh.
Với thành tựu triết học rực rỡ, Đêmôcrít đã đưa chủ nghĩa duy vật Hy Lạp
cổ đại lên một đỉnh cao mới. Mặc dù chủ nghĩa duy vật của ông chưa thoát khỏi
tính chất thô sơ, chất phác, còn mang tính chất máy móc siêu hình nhưng so với
triết học duy vật của các trường phái trước đó, đã thể hiện được tính trừu tượng
và tính khái quát cao trong định nghĩa vật chất. Ông cũng là người đầu tiên đặt
cơ sở lý luận cho chủ nghĩa vô thần. Công lao lịch sử của ông được thể hiện rõ
trong cuộc đấu tranh bền bỉ để bảo vệ, truyền bá chủ nghĩa duy vật, chống lại
một cách quyết liệt chủ nghĩa duy tâm và thần học ở Hy Lạp cổ đại.
Tuy đã có những đóng góp to lớn cho triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng và
triết học thế giới nói chung, nhưng ngay trong học thuyết nguyên tử của mình,
Đêmôcrít cũng còn những hạn chế, những hạn chế này vừa bắt nguồn từ điều
kiện kinh tế - xã hội, vừa bắt nguồn từ trình độ của các nhà triết học thời kỳ lúc

bấy giờ. Những hạn chế này được thể hiện ở một số điểm, cụ thể là:
Trước hết, học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít mới chỉ là những quan niệm
hết sức thô sơ, tự phát, những tư tưởng biện chứng hết sức chất phác, ngây thơ.
Ông đã hoàn toàn đúng khi khẳng định cả nguyên tử và chân không đều là những
cái tồn tại hiện thực, song ông đã sai lầm khi tách rời không gian khỏi vật chất và
coi không gian là có giới hạn, bởi ở ông, Không - tồn tại được coi là hư vô và cái
khoảng trống rỗng giữa các nguyên tử hay giữa các vật thể, cái Không - tồn tại
hoặc cái hư vô ấy là không gian.
Đêmôcrít đã có những phỏng đoán thiên tài về vận động, vận động gắn liền
với vật chất, vận động của nguyên tử là vĩnh viễn, nguyên nhân vận động từ bản
thân nó, những khoảng "chân không" là điều kiện của vận động, tuy vậy ông
chưa lý giải được nguồn gốc của vận động.
Trong các quan điểm về bản thể luận, về nhân bản học và nhận thức luận,
quan niệm về chính trị xã hội, chứng tỏ Đêmôc rít còn có những điểm duy tâm,
điều này thể hiện ở một số điểm. Trước hết, từ thuyết nguyên tử, Đêmôc rít đã đi
tới quan điểm sai lầm về thuyết quyết định luận. Ông thừa nhận sự ràng buộc,


12

tính tất nhiên và khách quan nhưng theo luật nhân quả, sự vận động theo một
quỹ đạo định trước, quan điểm này đưa vào lĩnh vực xã hội dẫn tới quan điểm
định mệnh. Thứ hai, theo Đêmôcrít và các nhà nguyên tử luận, bản thân các sinh
vật và con người, kể cả linh hồn, anh ta đều được cấu tạo từ các nguyên tử và
khoảng không. Linh hồn, thực chất theo quan điểm của Đêmôcrít không phải là
duy tâm, linh hồn thực chất là tổng thể các nguyên tử, nó là cơ sở của mọi sinh
khí và sức sống trong con người. Tuy nhiên khi đề cập đến linh hồn với tư cách
là một bộ phận của con người, Đêmôcrít đã rơi và quan niệm duy tâm khi giải
quyết những vấn đề về con người và về mặt xã hội .
Khi nghiên cứu học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít, chúng ta cần khẳng

định ý nghĩa của nó trong cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học. Khi đề cập
đến những vấn đề có tính quy luật của triết học Hy Lạp cổ đại, chúng ta đã khẳng
định vấn đề có tính quy luật thứ nhất là: Triết học Hy lạp cổ đại phát triển phong
phú về trường phái, sự phân chia và đối lập giữa các trường phái duy vật và duy
tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần. Triết học Hy Lạp cổ đại là
một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội Hy Lạp cổ đại, nên tư tưởng
của Hy Lạp cổ đại mà trực tiếp là thế giới quan là phản ánh ý thức hệ của giai
cấp chủ nô. Triết học cổ Hy - La vẫn là một công cụ lý luận nhằm duy trì trật tự
xã hội theo kiểu chiếm hữu nô lệ, bảo vệ sự thống trị của giai cấp chủ nô. Vì thế
dễ hiểu tại sao phần lớn các nhà triết học thời kỳ này đều coi nô lệ không phải là
con người mà chỉ là công cụ biết nói. Tính giai cấp của học thuyết triết học, theo
các nhà nghiên cứu, không chỉ thể hiện học thuyết đó biểu hiện lập trường của
một giai cấp, hay đảng phái nào đó, mà còn ở chỗ nó thể hiện tư tưởng của một
khuynh hướng, trào lưu triết học nhất định. Những mâu thuẫn trong xã hội cổ đại
được thể hiện trong sự xung đột về tư tưởng của các nhà triết học Hy - La, tiêu
biểu nhất là sự xung đột giữa "đường lối Đêmôcrít" và "đường lối Platon".
Ý nghĩa từ học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít có vai trò rất to lớn trong
cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học. Với học thuyết nguyên tử của ông,
Lê nin coi Đêmôcrít là người sáng lập chủ nghĩa duy vật và Platon là người sáng
lập ra chủ nghĩa duy tâm, V.I.Lênin khẳng định hai nhà triết học vĩ đại này của
nền triết học Hy Lạp cổ đại đã tạo nên cuộc đấu tranh giữa hai "xu hướng", hai
"đường lối" triết học đối lập trong suốt hai nghìn năm phát triển của tư tưởng
triết học nhân loại.


13

Đánh giá cao sự hiểu biết sâu rộng của Đêmôcrít, C.Mác và Ph.Ăngghen coi
ông là người "nghiên cứu một cách thực nghiệm giới tự nhiên và là một bộ óc
bách khoa đầu tiên trong những người Hy Lạp". Đường lối Đêmôcrít là đường

lối duy vật (tất nhiên) là duy vật thô sơ, chất phác. Đường lối này được thể hiện
rõ nhất trong bản thể luận, học thuyết nguyên tử luận. Dưới con mắt của
Đêmôcrít, mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều được tái tạo từ các nguyên tử
và khoảng không. Sự xuất hiện hay mất đi của vật này hay vật khác là kết quả
việc kết hợp hay phân tán của các nguyên tử. Mọi biến đổi của sự vật thực chất
là sự thay đổi trình tự sắp xếp của các nguyên tử tạo nên chúng. Vũ trụ nói chung
là khoảng không vô cùng, vô tận trong đó chứa đựng vô số thế giới khác nhau
được cấu tạo từ vô vàn các loại nguyên tử. Không bàn đến vấn đề nguồn gốc của
các nguyên tử và vũ trụ nói chung, Đêmôcrít tìm cách giải thích sự hình thành
các thế giới khác nhau trong vũ trụ. Theo ông, các thế giới này được sinh ra đều
có căn nguyên của chúng. Nguyên tử tạo nên các hành tinh và trái đất. Lửa,
không khí, ánh sáng nhờ những luồng gió xoáy - do chuyển động các nguyên tử
theo hình xoáy tròn đã tạo ra bầu trời. Các hành tinh cũng thuộc về thế giới
chúng ta. Mỗi thế giới tựa như một hình cầu được khép kín bởi các nguyên tử có
hình cong. Các thế giới cũng nằm trong quá trình biến đổi, vận động không
ngừng.
Có thể nói, trong lịch sử triết học, Đêmôcrít là người đầu tiên đã vẽ nên một
cách tương đối hoàn chỉnh bức tranh nguyên tử về thế giới. Từ lập trường duy
vật và trên cơ sở kế thừa, phát triển quan niệm của Lơxíp về nguyên tử,
Đêmôcrít đã đi đến quan niệm khẳng định rằng, mọi vật thể trong thế giới đều
được tạo ra trong quá trình vận động của các nguyên tử trong chân không. Các
nguyên tử này dù sắp xếp thế nào cũng có những kẽ hở, chỗ trống, nên trong mỗi
sự vật cũng luôn có phần đặc, phần rỗng và do vậy, thế giới là sự thống nhất giữa
tồn tại (phần đặc, phần đầy) và Không - tồn tại (phần rỗng, chân không).
Ngược lại, triết học Platôn là hệ thống triết học duy tâm khách quan được
xây dựng dựa trên cơ sở phân chia thế giới thành hai loại thế giới ý niệm và thế
giới sự vật hiện tượng. Theo Platôn, thế giới ý niệm (các khái niệm) là có trước,
là cái nguyên mẫu, còn sự vật, hiện tượng là cái có sau, là sự mô phỏng, bản sao
của các ý niệm. Platôn cho rằng, các ý niệm là các khái niệm, những tri thức đã
được khách quan hoá, tồn tại vĩnh viễn, bất biến và luôn đồng nhất với bản thân

nó. Để giải thích sự hình thành thế giới, Platôn đưa ra 4 khái niệm: tồn tại, không


14

tồn tại (vật chất), thế giới những sự vật cảm tính, con số (những quan hệ tỉ lệ
toán học). Các sự vật cảm tính được hình thành là do các quan hệ tỉ lệ toán học
tác động vào thế giới vật chất (không tồn tại). Sự vật cảm tính xuất hiện và tồn
tại còn do ý niệm in hình vào vật chất (không tồn tại).
Theo Platôn, các ý niệm là các tri thức được rút khỏi ý thức con người và
được khách quan hoá, được hoá trộn vào thế giới ý niệm. Sự vận động, biến đổi
của thế giới ý niệm quy định vấn đề biến đổi của thế giới sự vật, hiện tượng.
Platôn đã giải quyết một cách duy tâm mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng và
tinh thần, ý thức con người. Palatôn cho rằng, sự tồn tại một thế giới ý niệm là
bất biến, vĩnh viễn và luôn đồng nhất với chính nó, không phân chia được và
cách biệt với thế giới các sự vật cảm tính và chỉ nhận thức được bằng lý
tính.Platôn cho rằng, khái niệm vật chất nói chung cũng tồn tại vĩnh viễn, nó là
căn nguyên, chất liệu tạo ra các sự vật, hiện tượng cụ thể, là căn nguyên làm cho
thế giới phong phú đa dạng. Sự khác nhau giữa các sự vật là do sự khác nhau về
tỷ lệ toán học và những con số quy định.
Cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học, mà hai triết gia - được coi là
khởi đầu của cuộc đấu tranh này: Đêmôcrít - Platon, đây cũng là cuộc xung đột
của hai thế giới quan xuất hiện đầu tiên trong triết học. Nó liên quan đến thế giới
quan, phương pháp luận trong triết học trong giải quyết tính đảng, tính chính trị,
tính xu hướng. Nó khác với triết học Phương Đông - hình thái tư tưởng ít bút
chiến, ít phê phán, thường thế hệ sau kế thừa thế hệ trước. Lời gốc của thầy làm
điểm tựa để phát triển lên. Hệ thống quan niệm duy vật của Đêmôcrít được coi là
giá trị tinh thần kết tinh của thời đại đó và được gọi là “đường lối Đêmôcrít”.
Đường lối này hoàn toàn đối lập với “đường lối Platôn”- dòng hệ thống triết học
duy tâm. Vì vậy, học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít là một bước tiến khổng lồ

lên phía trước trong phát triển triết học duy vật ở Hy Lạp cổ đại. Nó đóng góp
tích cực cho kho tàng triết học Hy Lạp cổ đại và tư tưởng triết học thế giới dưới
góc độ bản thể luận và vũ trụ quan sơ khai, phản ánh thế giới đúng đắn, có tác
dụng thúc đẩy tiến bộ xã hội, sản xuất, văn hoá, khoa học trong xã hội chiếm hữu
nô lệ nói riêng và cho nhân loại nói chung. Nét nổi bật của triết học duy vật Hy
Lạp cổ đại là tính chất mộc mạc thô sơ của nó. Nó giải thích tự nhiên trên quan
điểm thuần phác, theo Ăngghen, đó là “quan niệm về thế giới một cách nguyên
thuỷ, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng”.


15

Cuộc đấu tranh giữa hai đường lối triết học duy vật, duy tâm trong triết
học Phương Tây, khởi điểm trong triết học Hy Lap là nguồn gốc, động lực để
thúc đẩy triết học phát triển, đến giai đoạn triết học cổ điển Đức, cuộc đấu tranh
này lại được phát triển lên đỉnh cao mới: Chủ nghĩa duy vật PhoiBắc, triết học
duy tâm Hêghen - đây là sự phát triển vượt bậc, là tiền đề trực tiếp hình thành
nên triết học Mác, là cơ sở để chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng tạo
thành chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Hêghen (1770 - 1831), nhà triết học duy tâm cổ điển Đức, ông coi nền
tảng thế giới quan triết học của mình là tinh thần tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối
được hiểu như đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên của con người. Mọi sự vật,
hiện tượng xung quanh ta, từ những sự vật tự nhiên cho đến những sản phẩm
hoạt động của con người, chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối. Tinh thần tuyệt
đối được hiểu như là thực thể sinh ra mọi cái trên thế gian. Con người là sản
phẩm, cũng là giai đoạn phát triển cao nhất của tinh thần tuyệt đói. Hoạt động
nhận thức và cải tạo thế giới của con ngươì chính là công cụ để tinh thần tuyệt
đối nhận thức chính bản thân của mình.
Phoi ơ Bắc (1804 - 1872), Ban đầu chịu ảnh hưởng lớn của triết học
Hêghen, PhoiơBắc tham gia phái Hêghen trẻ tin rằng tôn giáo, các khái niệm của

tinh thần tuyệt đối thống trị thế giới hiện thực thời đó. Về sau, do ảnh hưởng của
các nhà triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII và sự phát triển thực tiễn xã hội và
khoa học dầu thế kỷ XIX. PhoiơBắc ngày càng ngả sang lập trường duy vật,
nhận thấy những hạn chế của hệ thống Hêghen, và quay sang phê phán người
thầy của mình. Hạn chế cơ bản nhất của triết học Hêghen, theo ông, là ở tính
duy tâm của nó trong việc giải quyết vấn đề giữa con người và thế giới, tinh thần
và vật chất, coi toàn bộ thế giới hiện thực chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối
được hiểu như một lực lượng siêu nhiên. "Triết học Hêghen là chỗ ẩn náu cuối
cùng, chỗ dựa hợp lý cuối cùng của thần học...Mối quan hệ thực sự giữa tư duy
và tồn tại như sau: tồn tại - chủ ngữ, tư duy - vị ngữ. Phê phán thế giới quạn duy
tâm của Hêghen, PhoiơBắc muốn xây dựng một cách nhìn duy vật về thế giới
trên cơ sở quy toàn bộ triết học thành nhân bản học. Nhiệm vụ của nhà triết học
là đem lại cho con người một quan niệm mới về chính bản thân mình, tạo điều
kiện để con người trở nên hạnh phúc.
Mặc dù còn có hạn chế đó, song có thể nói, bức tranh nguyên tử về cấu tạo
vật chất của Đêmôcrít, xét về các nguyên lý của nó, là mang tính khoa học nhất


16

và là quan niệm xác đáng nhất so với các quan niệm của các nhà triết học duy vật
trước ông về cấu tạo vật chất. Bức tranh nguyên tử về thế giới do ông đưa ra đã
bác bỏ một cách kiên quyết nhất, xác đáng nhất phần lớn những quan niệm thần
thoại - tôn giáo về thế giới siêu nhiên, về sự can thiệp của Thượng đế trong quá
trình hình thành thế giới. Quan niệm của ông về sự vận động tự thân, vĩnh hằng
của nguyên tử trong chân không, về sự kết hợp và tách rời của các nguyên tử
trong quá trình hình thành và phân rã của các vật thể vật chất - đó là mô hình đơn
giản nhất về sự tác động qua lại mang tính nhân quả của các vật thể trong vũ trụ.
Quyết định luận nguyên tử của ông đã trở thành đối cực của thần học do Platôn
khởi xướng. Bức tranh nguyên tử về cấu tạo vật chất - đó là quan điểm duy vật

về thế giới. Sự giải thích thế giới về phương diện triết học trên cơ sở thừa nhận
sự tồn tại khách quan của nguyên thể vật chất đầu tiên là nguyên tử của ông đẫ
trở thành cái đối lập tuyệt đối với sự giải thích trên lập trường duy tâm của thần
thoại. "Trong nguyên tử luận, chúng ta tìm thấy chính ngay quan niệm về tồn tại
tự nó của giới tự nhiên nói chung". Nhà triết học duy tâm khách quan vĩ đại Hêghen - cũng đã phải đánh giá như vậy khi nói tới bức tranh nguyên tử về thế
giới của Đêmôcrít.



×