Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Văn xuôi ma văn kháng trong SGK tiếng việt bậc tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh (LV01286)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.72 KB, 83 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
=====***=====




VŨ THỊ TRANG




VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG TRONG
SGK TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC VÀ
Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC







HÀ NỘI, 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
=====***=====



VŨ THỊ TRANG



VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG TRONG
SGK TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC VÀ
Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)
Mã ngành: 60 14 01 01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh






Hà Nội, 2014

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin dành những lời đầu tiên trong bài luận văn nhỏ của mình để đƣợc
bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của tôi tới các thầy cô giáo, những
ngƣời đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh đã
tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi học tập
nghiên cứu, giúp đỡ đóng góp ý kiến để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn


Vũ Thị Trang

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.


Tác giả luận văn


Vũ Thị Trang








MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3.Mục đích nghiên cứu: 4
4.Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
6.Phƣơng pháp nghiên cứu 5
7.Đóng góp của luận văn 5
8.Cấu trúc của luận văn 5
NỘI DUNG 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN ĐỐI VỚI DẠY HỌC TIẾNG
VIỆT VÀ VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG TRONG SGK TIẾNG VIỆT
BẬC TIỂU HỌC 6
1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn đối với dạy học Tiếng Việt ở trƣờng
Tiểu học 6
1.2. Vài nét về tiểu sử nhà văn Ma Văn Kháng 8
1.3. Những nét chính về sự nghiệp văn học của Ma văn Kháng 11
1.4. Văn xuôi của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học 15
Chƣơng 2. VẺ ĐẸP NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN XUÔI
MA VĂN KHÁNG TRONG SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 18
2.1. Một số khái niệm cơ bản 18
2.1.1. Văn học thiếu nhi 18
2.1.2. Văn xuôi và đặc trưng tác phẩm văn xuôi 20

2.2. Vẻ đẹp nội dung của văn xuôi Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt
bậc Tiểu học 24
2.2.1. Không gian cảnh sắc thiên nhiên miền núi 24
2.2.2. Con người miền núi 27
2.2.3. Không gian đất và người giàu bản sắc văn hóa dân tộc 32
2.3. Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật của văn bản văn xuôi Ma Văn Kháng trong
SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học 35
2.3.1. Ngôn từ giản dị và giàu hình ảnh 36
2.3.2. Biện pháp tu từ 38
Chƣơng 3. Ý NGHĨA GIÁO DỤC CỦA VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG
ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC MÔN
TIẾNG VIỆT 42
3.1. Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học 42
3.1.1. Giáo dục tình yêu và ý thức bảo vệ không gian núi rừng của
đất nước 42
3.1.2. Giáo dục tinh thần gắn kết cộng đồng và ý thức giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc 45
3.2. Bồi dƣỡng kĩ năng cảm thụ và năng lực tƣ duy Văn cho học sinh 47
3.3. Định hƣớng khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của văn xuôi Ma
Văn Kháng đối với dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học 52
3.3.1. Thiết kế giáo án dạy 52
3.3.2. Đề xuất, kiến nghị 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
1

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
1.1.Tầm quan trọng của môn Tiếng Việt và những văn bản văn xuôi của

Ma văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có
vị trí rất quan trọng. Việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Việt đã góp phần
hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt và thông
qua môn học này, các em đƣợc rèn luyện các thao tác của tƣ duy. Ngoài mục
tiêu cung cấp những kiến thức về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con ngƣời;
môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu biết về văn hóa, văn học của Việt Nam
và nƣớc ngoài. Hơn bất kì môn học nào, môn Tiếng Việt có khả năng rất lớn
trong việc bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành ý thức giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Môn Tiếng Việt ở trƣờng Tiểu học bao gồm các phân môn Tập đọc, Kể
chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Tập viết. Ở Tiểu học, chƣa
học môn Văn nhƣng thực chất, kiến thức Văn đã đƣợc tích hợp thông qua
những giờ học Tiếng Việt. Thông qua những văn bản văn học, học sinh sẽ
đƣợc bồi dƣỡng năng lực Văn. Các em sẽ có thêm vốn sống, vốn hiểu biết,
phát triển vốn từ tiếng Việt. Từ đó, các em có năng lực đọc- hiểu, năng lực tạo
lập văn bản nói và viết. Và hơn thế nữa, học sinh sẽ cảm thụ đƣợc cái hay, cái
đẹp ẩn chứa trong những câu chuyện, bài thơ, dần dần bồi đắp cho các em
tình yêu với văn học, một điều đang có nguy cơ mất dần ở học sinh thời nay.
Và mục đích cuối cùng là góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh, bởi
những văn bản văn học ấy vừa cung cấp kiến thức trên nhiều lĩnh vực, vừa
giàu cảm xúc, vừa mang tính giáo dục cao.
2

Các sáng tác văn xuôi của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt ở
trƣờng Tiểu học mà chúng tôi muốn tìm hiểu ở luận văn này có một vị trí đặc
biệt trong việc giáo dục các em về nhân cách. Nó có vị trí quan trọng đối với
quá trình dạy học ở Tiểu học nói riêng và giáo dục học sinh nói chung.
Ở Tiểu học, các văn bản văn xuôi của nhà văn Ma Văn Kháng không

đƣợc giảng dạy độc lập nhƣ một môn học riêng mà nó đƣợc tích hợp thông
qua các giờ dạy học môn Tiếng Việt. Với tƣ cách là ngữ liệu để dạy học các
phân môn của Tiếng Việt, các văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng có tác
dụng tích cực trong việc làm giàu tâm hồn, làm phong phú tình cảm, rèn
luyện tính cách, nhân cách con ngƣời; có ý nghĩa giáo dục rất lớn về thẩm mĩ,
về lòng yêu con ngƣời, yêu quê hƣơng đất nƣớc… Từ đó, mang đến cho học
sinh những bài học nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc.
1.2. Thực tế dạy học văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng trong môn
Tiếng Việt ở trường Tiểu học
Trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học, các trích đoạn văn xuôi của Ma
Văn Kháng đƣợc phân bố giảng dạy ở các phân môn: Tập đọc, Tập làm văn,
Chính tả. Mỗi văn bản văn xuôi ấy vừa bồi dƣỡng năng lực học Văn cho học
sinh, lại vừa là công cụ để các em học tập phần Tiếng Việt. Với ngôn từ giản
dị, trong sáng, những trích đoạn văn xuôi của Ma Văn Kháng trong SGK
Tiếng Việt trở thành những văn bản mẫu cho học sinh rèn luyện khả năng sử
dụng tiếng Việt. Tiếp cận với tác phẩm của Ma Văn Kháng, học sinh không
chỉ lĩnh hội đƣợc những tri thức về xã hội, tự nhiên, con ngƣời mà còn hiểu
biết đƣợc văn hóa, phong tục tập quán của con ngƣời, đặc biệt là những phong
tục tập quán của ngƣời miền núi. Mỗi trang văn của ông nhƣ là bài ca về tình
ngƣời, tình đời, về vẻ đẹp của tâm hồn con ngƣời. Trƣớc khi trở thành nhà
văn, Ma Văn Kháng đã là một thầy giáo. Ngƣời thầy giáo vùng cao ấy đã từng
bao năm đứng trên bục giảng, dạy học sinh từng nét chữ, từng điều hay, lẽ
3

phải. Vì vậy, hơn ai hết, ông am hiểu sâu sắc ý nghĩa giáo dục của văn học đối
với học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Văn xuôi Ma Văn Kháng trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học và ý
nghĩa giáo dục đối với học sinh”.
2. Lịch sử vấn đề

Ma Văn Kháng là nhà văn lớn của nền văn học đƣơng đại Việt Nam.
Ông đã vinh dự đạt đƣợc nhiều giải thƣởng văn học cao quý, đặc biệt là Giải
thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012. Cho đến nay, văn xuôi
của Ma Văn Kháng, đặc biệt là mảng văn xuôi viết về đề tài dân tộc và miền
núi đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Tác giả Trần
Đăng Suyền cho rằng: “Ma Văn Kháng, bằng hình tượng nghệ thuật, đã
chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít người, mặc dù bị chìm đắm trong
đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm sống, khả năng cách mạng”[11, tr.13].
Về cách xây dựng nhân vật:“nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng khá
công phu”[11, tr.12]; “nhân vật của Ma Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có
những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc, ta có thể nhận diện
được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào” [6, tr.5]. Tác giả Nguyễn Ngọc
Thiện cho rằng: “Cuốn tiểu thuyết Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe
(1980), Vùng biên ải (1983) viết sau các tập truyện ngắn về miền núi, là một
sự hội tụ, kết tinh cao độ vốn sống về con người và cuộc sống miền núi, mà
ông tích lũy suốt hơn 20 năm gắn bó với nó. Người đọc có thể tìm thấy những
bức tranh sinh động, những chuyện, những con người và con đường của
người dân tộc thiểu số đã tìm tòi để hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc ở
Việt Nam như thế nào. Khát vọng sống trong độc lập và tự do, lịch sử đấu
tranh đau thương mà anh dũng, quả cảm, đời sống thường nhật, bản sắc văn
hóa, phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ của các dân tộc anh em trên dải
đất Tây Bắc liền kề biên giới phía Bắc được miêu tả khá đậm đà”…
4

Nhìn chung, đến nay những công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng
thƣờng tập trung vào thể loại cụ thể nhƣ tiểu thuyết, truyện ngắn…; hoặc
những mảng đề tài nhƣ đề tài đô thị, đề tài miền núi… mà vẫn chƣa có một
công trình khoa học nào đi sâu tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật văn xuôi
của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học, để thấy đƣợc ý nghĩa
giáo dục to lớn của nó đối với học sinh. Khoảng trống trên chính là gợi ý để

chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài Văn xuôi Ma Văn Kháng trong sách
giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Hi
vọng rằng, đề tài sẽ góp một tiếng nói tiếp tục khẳng định giá trị của văn xuôi
Ma Văn Kháng đối với việc rèn luyện tiếng Việt nói riêng và việc giáo dục
toàn diện nhân cách cho học sinh Tiểu học nói chung.
3.Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là cắt nghĩa, lý giải đặc sắc nội dung, nghệ thuật
hàm chứa trong các văn bản văn xuôi của Ma Văn Kháng trong sách giáo khoa
Tiếng Việt bậc Tiểu học. Từ đó, làm rõ ý nghĩa giáo dục to lớn của những sáng
tác này đối với học sinh Tiểu học nhƣ: giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc;
tinh thần đoàn kết dân tộc; tình yêu văn hóa giống nòi; niềm tự hào và ý thức giữ
gìn bản sắc dân tộc; bồi dƣỡng năng lực sử dụng tiếng Việt…
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của văn xuôi Ma Văn
Kháng đƣợc giảng dạy trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học.
- Kết quả nghiên cứu sẽ ứng dụng thiết thực vào việc dạy học các văn
bản này trong môn học Tiếng Việt ở Tiểu học.
5.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là sáng tác văn xuôi của Ma
Văn Kháng trong SGKTiếng Việt bậc Tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối
với học sinh.
- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ làm rõ những vấn đề sau
5

+ Lí giải, cắt nghĩa đặc sắc nội dung và nghệ thuật hàm chứa trong các
sáng tác văn xuôi của Ma Văn Khángtrong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học.
+ Làm rõ ý nghĩa giáo dục của những sáng tác văn học này đối với học
sinh Tiểu học.
6.Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phƣơng pháp hệ thống.
- Phƣơng pháp so sánh loại hình.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp.
Ngoài ra, phƣơng pháp điều tra thực tế và một số quan điểm của thi pháp
học, tự sự học… cũng đƣợc chúng tôi vận dụng để hỗ trợ, nhằm làm sáng tỏ
thêm những vấn đề cơ bản của đề tài.
7.Đóng góp của luận văn
- Về lý luận, luận văn sẽ làm rõ nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật
của văn xuôi Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học.
- Về thực tiễn, luận văn vận dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình dạy
học các phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Chính tả cho học sinh Tiểu học.
8.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tham khảo, Nội dung chính của
luận văn đƣợc triển khai thành ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận, thực tiễn đối với dạy học Tiếng Việt và văn
xuôi Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học.
Chƣơng 2: Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuậtcủa văn xuôi Ma Văn Kháng
trong SGK Tiếng Việt Tiểu học.
Chƣơng 3: Ý nghĩa giáo dục của văn xuôi Ma Văn Kháng đối với học
sinh Tiểu học.
6

NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN ĐỐI VỚI DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
VÀ VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG TRONG SGK TIẾNG VIỆT
BẬC TIỂU HỌC

1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn đối với dạy học Tiếng Việt ở trƣờng
Tiểu học

Mang trong mình chức năng giáo dục to lớn, tác phẩm văn học có mặt
trong mọi bậc học của giáo dục phổ thông. Với tƣ cách là một lĩnh vực văn
hóa, văn học đƣợc coi là một nội dung quan trọng của chƣơng trình Tiếng
Việt ở Tiểu học. Văn học dẫn dắt, mở cửa cho trẻ em ngay từ những bƣớc
chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sự tiếp xúc thƣờng xuyên với tác phẩm văn học
đƣợc chọn lọc sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, sự nhạy cảm, năng lực cảm thụ
văn học… vốn là những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật. Tiếp xúc
với các tác phẩm văn học, trẻ học tiếng mẹ đẻ: học cách phát âm đúng, tích
lũy vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo, sinh động, giàu sức
biểu cảm. Từ đó, các em biết yêu mến, trân trọng tiếng nói dân tộc. Văn học
còn góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức, làm phong phú đời sống
tinh thần cho trẻ em.
Mục đích của dạy học Tiếng Việt trong nhà trƣờng là dạy học sinh biết
giao tiếp bằng tiếng Việt, có văn hóa trong môi trƣờng giao tiếp của lứa tuổi.
Vì vậy, những vấn đề lý thuyết về hoạt động giao tiếp ngôn ngữ chính là tiền
đề cơ sở mà bất kì giáo viên dạy học Tiếng Việt nào cũng phải nắm vững.
Việc dạy học tiếng Việt thông qua ngữ liệu là các văn bản văn xuôi viết về
dân tộc và miền núi của nhà văn Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt Tiểu
7

học, đòi hỏi ngƣời giáo viên và học sinh phải hiểu hết giá trị của lớp ngôn từ
tiếng Việt- ngôn từ văn hóa, đã đƣợc nhà văn gửi gắm trong mỗi tác phẩm.
Đó là cơ sở cho thấy môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng hàng đầu ở nhà
trƣờng phổ thông, đặc biệt là ở nhà trƣờng Tiểu học.
Thực tế việc dạy các phân môn có sử dụng những trích đoạn văn xuôi Ma
Văn Kháng làm ngữ liệu còn nhiều hạn chế. Về phía học sinh, vốn tiếng Việt
của các em còn rất ít, về phía giáo viên chƣa tìm ra phƣơng pháp để nâng cao
kết quả giờ học. Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phƣơng pháp dạy dập
khuôn. Đây là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực, sinh

ra nhàm chán khi học. Với phân môn tập đọc, cụ thể là bài tập đọc Mùa thảo
quả, kỹ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế, giờ học khô khan, chủ yếu
là đọc cá nhân, đọc theo nhóm,…giáo viên không kiểm soát đƣợc tốc độ đọc
của học sinh, không hƣờng đƣợc học sinh đọc hiểu và cảm nhận đƣợc tình
cảm của tác giả trong đoạn trích. Giáo viên cần có phƣơng pháp giúp học sinh
đọc nhanh hơn, đúng hơn, diễn cảm hơn, hiểu đƣợc nội dung của văn bản.
Mục tiêu môn Tiếng Việt nói chung và môn chính tả nói riêng là rèn
cho học sinh một số kỹ năng viết. Viết là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là
quá trình chuyển lời nói có âm thanh sang hình thức viết. Phân môn chính tả
giúp học sinh hình thành năng lực, thói quen viết đúng chính tả, là thói quen
viết đúng Tiếng Việt chuẩn mực, đồng thời nó còn là cơ sở cho những môn
học khác. Từ đó giúp học sinh làm chủ đƣợc tiếng nói và khả năng sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp, học tập và tƣ duy. Viết đúng chính tả còn góp phần
khẳng định trình độ văn hóa của ngƣời sử dụng Tiếng Việt. Văn xuôi Ma Văn
Kháng có trích đoạn Mùa đông trên dẻo cao đƣợc sử dụng làm ngữ liệu trong
phân môn chính tả. Đoạn trích sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, đặc sắc, mang lại
nhiều hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, thực tế việc dạy bài chính tả này còn
nhiều bất cập, chủ yếu giáo viên đọc cho học sinh viết theo, rất bị động, học
8

sinh nhƣ một cái máy ghi chép, không đƣợc tƣ duy trong giờ chính tả, vì thế
sau giờ học, học sinh không ấn tƣợng và ghi nhớ đƣợc nhiều.
Mục đích của việc dạy văn miêu tả ở tiểu học là giúp học sinh có thói
quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung
quanh, biết truyền những dung cảm của mình vào đối tƣợng miêu tả, biết sử
dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sang rõ về nội dung, chân
thực về tình cảm. Một bài văn hay là một bài văn mà khi đọc, ngƣời đọc thấy
hiện ra trƣớc mắt mình: con ngƣời, cảnh vật, đồ vật,…cụ thể, sống động nhƣ
nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Nhƣ vậy, có thể xem văn miêu tả là
một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ. Để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi

học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học cộng với thực tế
cuộc sống của các em để trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và
sống động. Trong sách giáo khoa lớp 5, có sử dụng trích đoạn Hạng A Cháng
của Ma Văn Kháng làm ngữ liệu cho bài văn tả ngƣời. Đó là trích đoạn đặc
sắc, ấn tƣợng, vì nhà văn sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, phong phú, phong
cách miêu tả giàu tình cảm. Đoạn văn có bố cục rõ rang, dễ hiểu. Tuy nhiên,
việc vận dụng hết cái đẹp, cái hay của đoạn trích cho bài học vẫn chƣa thực
sự tốt, đoạn văn sử dụng nhiều biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, giáo viên
chƣa có phƣơng pháp giúp học sinh hiểu đƣợc cách miêu tả hay là nhƣ thế
nào, chỉ hƣớng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò, hoặc dùng văn mẫu
để học sinh tự sao chép.
1.2. Vài nét về tiểu sử nhà văn Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1/12/1936, tại
phƣờng Kim Liên, quận Đống Đa (nay là quận Ba Đình), Hà Nội. Ông lớn
lên từ làng ven thành Đồng Lầm, vùng đất chân lấm, tay bùn nghèo khổ và
lam lũ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sƣ phạm Hà Nội, ông xung phong lên
Tây Bắc “đi theo tiếng gọi của Đan cô, Paven Corsaghin… xung phong đi
9

đến những vùng khó khăn của đất nước, đi như một viên đạn thẳng đầu”.
Hơn hai mƣơi năm sống và làm việc ở vùng núi ấy, ông đã cố gắng hòa nhập
với môi trƣờng mới, gắn bó và làm việc hết khả năng và coi đây là quê
hƣơng thứ hai của mình.
Cái tên Ma Văn Kháng vừa là tên gọi hàng ngày, dùng trong các giấy tờ,
vừa là bút danh đã nói lên sự gắn bó và tình yêu của tác giả đối với miền đất
ấy. Nhiều ngƣời nhìn bút danh Ma Văn Kháng đã nghĩ ông là ngƣời dân tộc
thiểu số, nhƣng ông cho biết, đây là bí danh, đồng thời cũng là tình cảm mà
ông dành cho mảnh đất mà ông đã gắn bó một chặng đƣờng không nhỏ của
cuộc đời. Nhà văn đã có lần chia sẻ: bút văn Ma Văn Kháng ra đời trong một
hoàn cảnh đặc biệt. Một lần nhà văn bị ốm nặng, ông đƣợc ông Nho, chủ tịch

huyện, đã tận tình chăm sóc nhƣ một ngƣời anh, một ngƣời cha; đích thân ông
Nho đã cõng nhà văn đi tìm thầy thuốc cứu chữa. Nhờ sự tận tình của ngƣời
chủ tịch huyện ấy mà nhà văn đã vƣợt qua đƣợc trận ốm. Nhà văn kết nghĩa
anh em với vị chủ tịch huyện Nho. Cái tên Đinh Trọng Đoàn đƣợc đổi thành
Ma Văn Kháng, trong đó họ Ma là họ của ông Nho. Nhà văn đã bày tỏ lòng
biết ơn sâu nặng đối với ngƣời đã từng cứu mình.
Trong hồi ký - tự truyện Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ
thương, xuất bản quý 3 năm 2009, Ma Văn Kháng cho biết: Trong chặng
đƣờng 21 năm đầu của đời công chức nhà nƣớc tại tỉnh biên viễn Lào Cai (từ
1955 đến 1976) thì hơn một nửa thời gian ông hoạt động trong ngành giáo
dục. Không thể khác đƣợc, vì trƣớc đó, từ 1952 đến 1954 ông là giáo sinh
Trƣờng Sƣ phạm Trung cấp tại Khu học xá Nam Ninh, Quảng Tây (Trung
Quốc), đƣợc đào tạo bài bản để sau khi tốt nghiệp làm giáo viên Tiểu học về
các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
Số phận - tình cờ cũng có, chủ tâm cũng có - đã đƣa ông đến vùng Lào
Cai, miền đất vàng, nhƣ ông quan niệm nhuốm màu tâm linh, huyền diệu - mà
10

ở đó ông lập thân, lập nghiệp, thành danh với bút hiệu Ma Văn Kháng.
Từ tháng 01/1955 đến tháng 3/1967 (không kể thời gian từ giữa tháng
9/1961 đến tháng 6/1963, ông đi học đại học tập trung tại Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội), Ma Văn Kháng đã trải qua các cƣơng vị trong ngành giáo dục:
giáo viên dạy các môn khoa học xã hội ở cấp I, II; Hiệu trƣởng trƣờng cấp II,
cấp III thị xã Lào Cai; rồi Trƣởng phòng chuyên môn Ty Giáo dục Lào Cai.
Hồi tƣởng những ngày cuối năm 1954 đầu năm 1955 khi đi tới quyết định
không gì lay chuyển nổi là tình nguyện lên Tây Bắc dạy học sau ngày tốt
nghiệp Trƣờng Trung cấp Sƣ phạm, ông viết: Dạo đó “tôi đã đọc và rất
mê Truyện Tây Bắc của Tô Hoài (…) và đã có một thôi thúc vừa da diết vừa
mơ hồ trong tôi, nó cho tôi cái cảm giác rằng ở nơi đó tôi sẽ sống thoải mái
và làm được một điều gì có ích” (Hồi ký, tr. 44-45).

11 năm ròng trong nghề này ở nơi vùng cao biên giới đã tích tụ trong Ma
Văn Kháng một vốn liếng quý giá vô ngần, chín dần qua năm tháng mãi về
sau, trở thành trầm tích, thành mỏ vàng trữ lƣợng luôn dồi dào. Ông ghi chép,
nhập tâm mài sắc sự hiểu biết hiền minh, lão thực mà khoan dung về các loại
ngƣời trong xã hội, đặc biệt về các loại học trò lớp lớp trên vùng cao các dân
tộc anh em; về các thầy cô miền xuôi, miền ngƣợc chung lƣng đấu cật dựng
lớp, mở trƣờng, khai tâm ánh sáng của văn minh, văn hóa nơi vùng sâu, vùng
xa, hẻo lánh; về những nhà quản lý sự nghiệp các cấp với chân dung muôn
hình nhiều vẻ.
Hơn hai mƣơi năm công tác tại miền núi là quãng đời tuổi trẻ sôi nổi
nhất của ông. Nhƣ một ngƣời cán bộ thực thụ, ông trực tiếp tham gia, trải qua
nhiều đợt tiễu phỉ, đi làm thuê, xây dựng hợp tác xã, dạy học, làm thƣ kí, làm
báo, viết văn… Ông đã góp công sức không nhỏ cho đồng bào miền núi trong
giai đoạn gian khổ nhất. Có thể thấy, thời trai trẻ của nhà văn là cuộc dấn thân
say mê háo hức với tâm trạng phơi phới của tuổi trẻ ở vùng sơn cƣớc khi là
11

chiến sĩ quân đội, lúc là anh cán bộ, ông giáo, nhà báo. Nhà văn “đi như một
viên đạn thẳng vào đời bất chấp mọi gian khổ hiểm nguy”. Và cũng chính sự
sôi nổi, nhiệt tình, say mê làm việc ấy mà nhà văn đã tích lũy đƣợc nhiều tƣ
liệu quý giá. Là một chàng trai Hà Nội gốc, nhƣng Ma Vă Kháng lại có nhiều
duyên nợ với mảnh đất Tây Bắc. Chàng trai Hà thành ấy hiểu thấu đáo đƣợc
lối sống và phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số trên mảnh
đất địa đầu Tổ quốc ấy. Nhà văn đã từng bộc bạch: “Sống cùng đồng bào dân
tộc, tôi thấm dần lịch sử đau đớn, trầm luân, khổ ải cùng khát vọng mãnh liệt
và sức sống tiềm ẩn muốn vươn lên tự giải phóng ra khỏi mọi rằng buộc, áp
lực của họ. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt đó có những bi kịch, những lầm
lạc của cả đời người, của cả một cộng đồng” [6, 414]. Những năm tháng của
nhà văn với đồng bào dân tộc đã cung cấp chất liệu để Ma Văn Kháng viết lên
hàng loạt truyện ngắn, tiểu thuyết nổi tiếng nhƣ: Đồng bạc trắng hoa xòe,

Vùng biên ải, Gặp gỡ La Pan Tẩn…
Từ 1976 đến nay, ông công tác tại Hà Nội, đã từng là Tổng biên tập,
Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3 năm 1995, ông là Ủy viên
Ban chấp hành, Ủy viên Đảng Đoàn Hội nhà văn khóa V, Tổng biên tập tạp
chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam.
Ma Văn Kháng, có thể nói, đã là một gạch nối, tiếp sau Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, là nhà văn của thế hệ mới, để lại một mảng
tác phẩm gây ấn tƣợng sâu sắc, có sức hấp dẫn lâu bền đối với ngƣời đọc - từ
những hình tƣợng nhân vật giàu sức biểu hiện và khái quát cao về ngành giáo
dục qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc, vẫn rạng rỡ những nét đẹp
trong nhân cách kẻ sĩ.
1.3. Những nét chính về sự nghiệp văn học của Ma văn Kháng
Sinh ra vào giữa những năm 30 của thế trƣớc, bản thân Ma Văn Kháng
đã sống gần nhƣ trọn vẹn với những biến thiên lớn lao của một Việt Nam
trong thế kỉ XX đầy biến động. Ông đã sống và cống hiến, không chỉ với tƣ
12

cách và trách nhiệm của một con ngƣời – công dân, mà còn nhƣ một nghệ sĩ,
nhà văn, thƣ kí trung thành của thời đại.
Ma Văn Kháng là nhà văn viết nhiều và viết khác. Từ truyện ngắn đầu
tay Phố cụt đăng trên Báo Văn nghệ năm 1961, cho đến nay, Ma Văn Kháng
đã có đến 20 tập truyện ngắn, 15 cuối tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu
nhi. Nhắc đến Ma Văn Kháng, ngƣời đọc từng biết đến ông là nhà văn của
đồng bào dân tộc miền núi. Những năm tháng “ba cùng” của nhà văn với
đồng bào dân tộc đã cung cấp nguồn sống để ông viết nên các tác phẩm về đề
tài miền núi nhƣ: Xa Phủ (1969), Bài ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh
xắn (1972), Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng
ngựa (1973)… Những tác phẩm trên đã khẳng định đƣợc tài năng, tâm huyết
của nhà và góp phần làm cho bức tranh hiện thực đƣợc phản ánh trong văn
học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Trong sự nghiệp của Ma Văn Kháng, truyện ngắn chiếm một ví trí đặc
biệt quan trọng. Ông có nhiều sáng tác truyện ngắn đạt giải thƣởng trong
nƣớc, quốc tế và đƣợc dịch ra tiếng nƣớc ngoài nhƣ: Truyện ngắn Xa Phủ
đoạt giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn
nghệ 1967 – 1968; Tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ đạt giải thƣởng của
Hội Nhà văn Việt Nam 1995; Giải cây bút vàng cho truyện San Cha Chải
trong cuộc thi truyện ngắn và kí năm 1996 – 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà
văn tổ chức.
Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất
thành công ở thể loại tiểu thuyết. Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa
xòe (1978), Mùa lá rụng trong vườn (1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám
cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Bóng đêm
(2011), Bến bờ (2012)… Trong đó, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đạt
giải thƣởng Hội Nhà văn năm 1984. Ma Văn Kháng còn vinh dự nhận đƣợc
13

giải thƣởng văn học Đông Nam Á năm 1998 và giải thƣởng Nhà nƣớc về văn
học nghệ thuật năm 2001, giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
(đợt 4, 2012) cho cụm tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời; Gặp gỡ
ở La Pan Tẩn; Giải thƣởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2009 với tiểu thuyết
Một mình một ngựa… Với những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự
khẳng định đƣợc vị thế của mình trong nên văn học Việt Nam đƣơng đại. Tên
tuổi của Ma Văn Kháng ngày càng đƣợc đông đảo bạn đọc biết đến bởi không
chỉ vốn hiểu biết dồi dào, phong cách thể hiện mới mẻ mà còn là “một đời văn
cần mẫn”, “một đời văn sáng tạo”.
Nhƣ vậy, nhìn một cách tổng quát, quá trình sáng tác của Ma Văn Kháng
chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trƣớc, chủ yếu viết về cuộc sống, phong tục
của ngƣời dân miền núi; giai đoạn sau, viết về những đa đoan, phức tạp của
đời sống thành thị thời hậu chiến. Cùng với sự thay đổi về đề tài sáng tác, Ma
Văn Kháng cũng có những thay đổi đáng kể, những bƣớc đột phá về tƣ duy

nghệ thuật. Nếu nhƣ những trang viết của Ma Văn Kháng trƣớc thập kỉ 80 của
thế kỉ XX, thể hiện cái nhìn sử thi thì ở giai đoạn sau đã chuyển sang cái nhìn
thế sự sắc sảo. Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không còn
đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều. Ông quan tâm tới thân phận con ngƣời
trong nhiều quan hệ, nhiều hoàn cảnh khác nhau và cố gắng thể hiện con
ngƣời một cách đầy đủ nhất trong tính đa dạng, toàn vẹn nhƣ nó vốn có…
Ở Ma Văn Kháng, sự cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật
đƣợc thể hiện ngay trong việc chủ động, say mê tích lũy vốn sống. Không
phải ngẫu nhiên khi đọc Gió rừng, Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải…
nhiều ngƣời lầm tƣởng đó là sáng tác của một cây bút miền núi đích thực. Sự
nhầm lẫn ấy không chỉ đến từ bút danh đậm sắc dân tộc, mà quan trọng hơn,
bắt nguồn từ bề rộng và chiền sâu của vốn sống, sự hiểu biết về những vùng
đất và con ngƣời nơi đây. Đó là kết quả của hàng chục năm trời “hăm hở,
lặng lẽ kiếm tìm, lặng lẽ ghi chép”.
14

Viết văn không phải là việc “tùy hứng” hay một cuộc dạo chơi. Sự cần
mẫn nghiêm túc của Ma Văn Kháng, do đó, còn có sự trăn trở không ngừng
về bản thân nghề viết. Không chỉ nhận thức về cuộc sống, mỗi tác phẩm văn
học còn là kết quả sự nhận thức theo cách riêng của nhà văn về chính con
ngƣời và công việc của mình. Cần phải thấy rằng, sự cần mẫn, trong trƣờng
hợp của Ma Văn Kháng nói riêng và mọi nhà văn chân chính nói chung, tất
yếu gắn liền với mọi nỗ lực không ngừng nghỉ.
Không chỉ là một nhà văn cần mẫn, Ma Văn Kháng còn là một cây bút
có nhiều sáng tạo trong hành trình sáng tác của mình. Sự sáng tạo của Ma
Văn Kháng, trong nửa đầu của đời văn, là cây bút “chuyên canh” về mảng đề
tài vùng cao. Cùng với nhóm tác giả viết về miền núi, những sáng tác của ông
đã góp một mảng màu riêng, độc đáo cho bức tranh chung đa sắc màu của nền
văn học nƣớc nhà. Bản thân sự đóng góp ấy đã là một mảng màu mới đầy
sáng tạo. Tuy nhiên, trong các nét nghĩa hợp lại thành nội hàm ý nghĩa của hai

chữ “sáng tạo”, không thể không kể đến ý thức về sự đổi mới. Với trƣờng hợp
Ma Văn Kháng, một trong những biểu hiện thuyết phục nhất của sự sáng tạo,
có lẽ chính là cuộc bứt phá đặc biệt, gắn với mốc thời gian khi nhà văn giã
biệt Lào Cai, trở về với cuộc sống thành thị. Những sáng tác sau này của Ma
Văn Kháng hƣớng tới phát hiện, khám phá, phản ánh chính cuộc sống mới,
với đầy đủ những góc cạnh của cuộc sống thành thị thời hậu chiến. Sự thành
công của Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Cỏ dại,
Trốn nợ… đã một lần nữa khẳng định cho sự tìm tòi sáng tạo của cây bút cần
mẫn, say mê, quyết liệt tự làm mới mình.
Không chỉ thể hiện ở nội dung đề tài, sự sáng tạo còn là một yếu tố hàng
đầu đối với trong việc lựa chọn hình thức thể hiện. Sự sáng tạo ấy biểu hiện ra
ở mọi phƣơng diện của hình thức nghệ thuật. Có thể dẫn ra những ví dụ về
15

cách tổ chức ngôn từ, xây dựng hình tƣợng nhân vật hay lựa chọn giọng điệu
trong văn xuôi Ma Văn Kháng. Đánh giá về Ma Văn Kháng, giới nghiên cứu,
phê bình đều thống nhất thừa nhận ông nhƣ một cây bút văn xuôi có “bút lực
sung mãn, cƣờng tráng”. Nhận định ấy, trƣớc hết có thể đƣợc minh chứng qua
số lƣợng tác phẩm khá đồ sộ. Với văn nghiệp gần tám nghìn trang in, hàng
trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết, ba truyện viết theo lối hồi kí - tự
truyện, Ma Văn Kháng xứng đáng là một trong những cây bút có sức viết dồi
dào nhất trên văn đàn Việt hiện nay. Chỉ dừng lại trong địa hạt văn xuôi,
nhƣng sáng tác của Ma Văn Kháng cũng khá phong phú, gồm truyện ngắn,
tiểu thuyết, tự truyện – hồi ký. Ma Văn Kháng đã khẳng định mình nhƣ một
tài năng đa dạng.
Cây bút văn xuôi ấy còn đƣợc biết đến nhƣ một sức viết bền bỉ. Nhìn vào
mốc thời gian ra đời những tác phẩm của ông, ta thấy gần nhƣ không có
khoảng ngắt quãng nào đáng kể. Viết cần mẫn, say mê, Ma Văn Kháng đã để
lại một văn nghiệp không chỉ lớn về quy mô, đa dạng về thể loại mà còn đều
đặn và liền mạch. Quan trọng hơn, chất lƣợng sáng tác của nhà văn có thể

đánh giá khá đều tay. Hầu hết đều là những tác phẩm có giá trị. Giai đoạn nào
cũng có những sáng tác nổi bật, xuất sắc thật sự, mang dấu ấn cá nhân đậm
nét, gắn liền với tên tuổi của Ma Văn Kháng.
Với những thành tựu to lớn ấy, Ma Văn Kháng xứng đáng đƣợc vinh
danh nhƣ một đời văn cần mẫn, sáng tạo, một cây bút văn xuôi lực lƣỡng của
nền văn học hiện đại Việt Nam.
1.4. Văn xuôi của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học
Văn học có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách của con ngƣời ngay từ thuở ấu thơ. Văn học không chỉ góp phần làm
giàu có tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ em
phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hƣớng tới lối sống giàu lòng nhân
16

ái. Nền văn học thiếu nhi Việt Nam đến nay đã tập hợp đƣợc một đội ngũ
đông đảo với hàng trăm nhà văn, nhà giáo và họa sĩ thuộc nhiều lứa tuổi có
hứng thú viết và vẽ về trẻ em, cho trẻ em.
Trải qua hai cuộc kháng chiến, xen kẽ chiến tranh và hòa bình, nền văn
học thiếu nhi Việt Nam xuất hiện hàng loạt cây bút chuyên nghiệp. Nhiều
ngƣời đã tạo dựng đƣợc tên tuổi riêng cho mình nhƣ Tô Hoài, Phạm Hổ, Định
Hải, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Vũ Tú Nam, Nguyễn Kiên, Phan Thị Thanh
Nhàn… trong đó không thể không nhắc đến Ma Văn Kháng. Trên hành trình
hơn một nửa thế kỉ cầm bút, Ma Văn Kháng vẫn có những trang văn dành
riêng cho thiếu nhi và cả những trang văn viết cho ngƣời lớn đƣợc thiếu nhi
yêu thích rất ngọt ngào và giàu giá trị nhân văn.
a. Thống kê tác phẩm văn xuôi của Ma Văn Kháng trong SGK Tiếng
Việt bậc Tiểu học
Khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học, chúng tôi thấy hệ
thống sáng tác của Ma Văn Kháng gồm các tác phẩm sau:
STT
Tên truyện

Phân môn
Khối lớp
Trang
1
Mùa đông trên rẻo cao (Trích
từ truyện ngắn Dưới những
bóng cau, NXB Thanh niên,
1972)
Chính tả
Lớp 4 (tập 1)
165
2
Mùa thảo quả (Trích từ tiểu
thuyết Gió rừng, NXB Thanh
niên, 1977)
Tập đọc
Lớp 5 (tập 1)
113
3
Hạng A Cháng (Trích từ
truyện ngắn Người con trai
họ Hạng, NXB Thanh niên,
1972)
Tập làm văn
Lớp 5 (tập 1)
119
17

b. Nhận xét
Nhìn vào bảng thống kê trên, ta nhận thấy, số lƣợng sáng tác của Ma

Văn Kháng đƣợc giảng dạy trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học gồm có ba
trích đoạn văn xuôi: Mùa đông trên rẻo cao, Mùa thảo quả, Hạng A Cháng.
Cả ba văn bản này đều đƣợc trích từ những truyện ngắn và tiểu thuyết viết về
đề tài miền núi của Ma Văn Kháng giai đoạn trƣớc 1980. Mùa đông trên rẻo
cao đƣợc dạy ở phân môn Chính tả của môn học Tiếng Việt lớp 4, tập 1. Mùa
thảo quả đƣợc đƣợc dạy ở phân môn Tập đọc của môn học Tiếng Việt lớp 5,
tập 1. Hạng A Cháng đƣợc dạy ở phân môn Tập làm văn của môn học Tiếng
Việt lớp 5, tập 1. Các văn bản văn xuôi ấy mở ra tri thức văn hóa đặc sắc của
đất và ngƣời miền núi, đồng thời bồi dƣỡng cho học sinh rèn luyện khả năng
sử dụng tiếng Việt.
18

Chƣơng 2
VẺ ĐẸP NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN XUÔI
MA VĂN KHÁNG TRONG SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Văn học thiếu nhi
Thiếu nhi là khái niệm chỉ “trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi
đồng” [45, tr. 944]. Đó là các em nhỏ đang ở lứa tuổi sống trong sự dìu dắt,
nâng niu của gia đình và xã hội. Lứa tuổi này còn có nhiều tên gọi khác nữa
nhƣ: “mục đồng”, “trẻ em”, “tuổi thơ”, “măng non”, “tuổi nhi đồng” hay
Tố Hữu còn ƣu ái gọi các em là “lớp công nhân nhỏ tuổi”. Trên các tên gọi
trên, khái niệm thiếu nhi đƣợc sử dụng nhiều, đƣợc dùng nhiều trong giao tiếp
hàng ngày, dùng rộng rãi trong các văn bản liên quan đến trẻ em và trong các
sáng tác thơ văn dành cho lứa tuổi này.
Văn học thiếu nhi là một bộ phận của nền văn học dân tộc. Trong Từ
điển thuật ngữ văn học, các nhà nghiên cứu định nghĩa:“Văn học thiếu nhi
gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho thiếu
nhi”. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thƣờng bao gồm một phạm

vi rộng đó là bao gồm cả những tác phẩm văn học thông thƣờng (cho ngƣời
lớn) đã đi vào phạm vi văn học thiếu nhi nhƣ Đôn-ki-hô-tê của M. Xéc-van-
tex, Rô-bin-xơn Cờ-ru-xô của Đ. Đi-phô, Gu-li-vơ du kí của Gi. Xuýt-tơ, Túp
lều bác Tôm của H. Bi-sơ-xtâu…
Trên thế giới, từ lâu đã có một bộ phận sáng tác văn học dành cho thiếu
nhi. Những cuốn sách đầu tiên thuộc loại này là những cuốn sách có nội dung
giáo khoa, đạo lý ở sách học vần, sách bách khoa, sách về các quy tắc ứng xử
trong xã hội xuất hiện ở Châu Âu vào các thế kỉ XIV – XVI và đặc biệt phát
triển vào thời kì Khai sáng. Tính giáo huấn đƣợc ngƣời ta coi là một trong
19

những đặc điểm quan trọng của văn học thiếu nhi. Bởi vậy, cho đến giữa thế
kỉ XIX, những tác phẩm viết dành riêng cho thiếu nhi vẫn nằm ngoài phạm vi
của văn học, trong khi đó, những tác phẩm văn học viết cho ngƣời lớn lại đi
vào phạm vi đọc của trẻ em, nhất là những loại viết theo môtip phônclo, loại
cổ tích và một số tiểu thuyết và truyện thuộc thể loại phiêu lƣu.
Thế kỉ XX, văn học thiếu nhi phát triển khá đa dạng và phức tạp. Ở
nhiều nƣớc phát triển, nó ít nhiều bị chi phối bởi xu hƣớng thƣơng mại, bị pha
trộn bởi sự bành trƣớng của văn học đại chúng. Ở Việt Nam, thế kỉ XX mới
phát triển văn học thiếu nhi. Đến nay đã có sự phân nhánh của thơ cho thiếu
nhi (bên cạnh thơ cho ngƣời lớn), hoặc trong văn xuôi viết cho thiếu nhi đã
hình thành các loại truyện: truyện sinh hoạt, truyện cổ tích (những sáng tác
hiện đại theo lối cổ tích), truyện loài vật, truyện lịch sử…
Văn học thiếu nhi Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ, phong phú và
đa dạng từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt từ sau 1986. Công cuộc
đổi mới toàn diện đất nƣớc đã đem một không khí mới cho văn học nƣớc nhà,
trong đó có bộ phận văn học thiếu nhi. Sáng tác cho các em từ những năm đầu
thời kì đổi mới đến nay, đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Các nhà văn
lớp trƣớc nhƣ Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Quỳnh… mặc dù tuổi cao nhƣng
vẫn cần mẫn viết cho các em, tự đổi mới chính mình trong việc mở rộng đề tài

và tìm tòi hƣớng khai thác mới mẻ, phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và bạn
đọc. Có những nhà văn cũ hầu nhƣ cả đời chỉ viết cho ngƣời lớn bây giờ lại
viết cho các em, đó là Phùng Quán, Duy Khán… Đặc biệt từ đầu những năm
1990, đội ngũ sáng tác cho các em đƣợc bổ sung thêm nhiều cây bút trẻ nhƣ
Trần Thiên Hƣơng, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Trí Công, Hà
Lâm Kỳ, Quách Liên, Phan Hồn Nhiên… (truyện). Tiếp đó là những cây bút
không chỉ “trẻ” về tuổi nghề mà còn rất “trẻ” tuổi đời nhƣ: Hoàng Dạ Thi,
Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Châu Giang, Thu Trân, Quế Hƣơng,

×