Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

dia li lop 10 de cuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.6 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ
1 HỆ QUẢ CỦA CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
1.Sự luân phiên ngày đêm
- Do Trái Đất có hình cầu nên sẽ đc chiếu sáng một nửa còn nửa kia thì ko
- Do tự quay quanh trục nên mọi nơi trên TĐ đều lần lượt nhận đc ánh sáng rồi
chìm vào bóng tối
2.Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày q.tế.
* Giờ địa phương : Cùng một thời điểm,các địa điểm thuộc các kinh tuyến
khác nhau sẽ có giờ khác nhau
- Giờ GMT ( quốc tế ) : là giờ của múi số 0 lấy theo giờ của KT gốc đi qua giữa
múi đó
- Đường chuyển ngày quốc tế: KT 180o:
+ Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày
+ Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày
3.Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
-BBC : Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát
-NBC : Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát
- NN : TĐ tự quay theo hướng T – Đ và có dạng hình cầu nên vận tốc dài khác
nhau ở các vĩ độ khác nhau
- Lực Criôlít→khối khí,dòng biển, đường đạn
2 HỆ QUẢ CỦA CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI
1 . Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
- Định nghĩa : Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển
động nhìn thấy bằng mất thường nhưng ko có thật
- Hiện tượng Mặt Trời đứng đúng đỉnh đầu lúc 12g trưa được gọi là Mặt
Trời lên thiên đỉnh :
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong một năm là : vùng nội chí
tuyến.
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong một năm là : trên đường chí
tuyến(23o27’B hoặc 23o27’N), .
+ Nơi có Mặt Trời lên thiên đỉnh 0 lần trong một năm là : vùng ngoại chí


tuyến.


2 Các mùa trong năm
– Khái niệm : Mùa là một phần thời gian của năm, có đặc điểm riêng về thời tiết
và khí hậu.
-Có 4 mùa : Xuân – hạ - thu – đông
– Nguyên nhân : Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt
năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc
ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho
thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay
đổi trong năm.
3 Ngày, đêm dài ngắn theo Mùa và theo Vĩ độ
-NN : do trục TĐ nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động xung
quanh MT nên tùy vị trí mà TĐ trên quĩ đạo có ngày đêm dài ngắn theo mùa
- Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài hơn đêm , mùa thu và mùa đông có đêm dài
hơn ngày
- 21/3 và 23/9 ngày dài bằng đêm
– Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
– Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt
24g (đêm địa cực).
– Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày
3 NỘI LỰC
- Nội lực là lực sinh ra bên trong TĐ
- Nguồn năng lượng sinh ra nội lực
+ Sự phân hủy các chất phóng xạ
+ Sự dịch chuyển các dòng vật chất theo nội lực
- Tác động của nội lực : có hiện tượng nâng lên hạ xuống làm cho bề mặt
TĐ uốn nếp , đứt gãy , động đất , núi lửa

• Vận động theo phương thẳng đứng
- Là vận động xảy ra rất chậm trên một diện tích rộng , khó nhận biết
- Kết quả : bộ phận này được nâng lên , bộ phận kia được hạ xuống gây ra
hiện tượng biển tiến , biển thoái
• Vận động theo phương nằm ngang


A hiện tượng uốn nếp : là hiện tượng các lớp đá uốn thành nếp
Đặc điểm : các lớp đá bị nén ép theo pương nằm ngang nên không bị
phá vỡ tính chất liên tục của chúng . Các lớp đá bị thay đổi thế nằm
tạo miền núi uốn nếp
B hiện tượng đứt gãy : là hiện tượng các lớp đá bị gãy , đứt ra rồi dịch
chuyển ngược hướng theo phương gần như thẳng đứng
Đặc điểm : các lớp đá bị phá vỡ tính chất liên tục tạo ra địa lũy , địa
hào
4 NGOẠI LỰC
- Là lực có nguồn gốc bên trong TĐ
- Nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ MT
- Các nhân tố tác động ; khí hậu ,nước , sv , con người
- Tác động của ngoại lực
1 Quá trình phong hóa
Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự
thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh
vật.
Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.
a. Phong hóa lí học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau,
không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu:
+ Sự thay đổi nhiệt độ.

+ Sự đóng băng của nước.
+ Tác động của con người.
- Kết quả: đá nứt vỡ (Địa cực và hoang mạc)
b. Phong hóa hóa học:
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất
hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, nước, các chất khoáng chất hòa tan
trong nước...


- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá
học.Diễn ra mạnh nhất ở miền khí hậu xích đạo, gió mùa ẩm (dạng địa hình
catxtơ ở miền đá vôi).
c. Phong hóa sinh học:
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: Vi
khuẩn, nấm, rễ cây.
- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.
- Kết quả
+ Đá bị phá hủy về mặt cơ giớ
+ Bị phá hủy về mặt hóa học.
2. Quá trình bóc mòn
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm
các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau : Xâm thực , Thổi mòn , Mài
mòn
3. Quá trình vận chuyển
- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi
này đến nơi khác.
- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng, kích thước , bề mặt đệm
4. Quá trình bồi tụ

- Quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích)
- Kết quả: tạo nên địa hình bồi tụ
=> Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ
ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt
Trái Đất.
5
1. Khí quyển
- Là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước
hết là Mặt Trời.
- Thành phần khí quyển :
+Khí nitơ 78,1%
+ Ôxi 20,43%
+ Hơi nước và các khí khác 1,47%.


- Vai trò của khí quyển
+ Cung cấp O2 cho sự sống
+ Bảo vệ con người , TĐ khỏi tia cực tím
+ Phản hồi sóng vô tuyến từ mặt đất
- Thực trạng : gây ô nhiễm MT
2. Các khối khí
Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản (2 bán cầu):
+ Khối khí cực (rất lạnh): A
+ Khối khí ôn đới (lạnh): P
+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
+ Khối khí xích đạo (nóng ẩm): E
- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu HD (ẩm): m; kiểu LĐ (khô): c (riêng không
khí xích đạo chỉ có Em vì ở đây chủ yếu là đại dương , áp thấp , mưa nhiều )
- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động, bị biến tính.
3. Frông (F)

- Là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
- Trên mỗi bán cầu có hai frông: FA và FP:
+ Frông địa cực (FA)
+ Frông ôn đới (FP)
- Ở khu vực xích đạo có dải hội tụ nhiệt đới cho cả hai bán cầu (FIT).
* Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và
Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm.
II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí
- Bức xạ mặt trời là các dòng năng lượng và vật chất của mặt trời tới trái đất,
được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần (19%).
- Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt trái
đất được mặt trời đốt nóng.
- Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.
2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất


a. Phân bố theo vĩ độ địa lí:
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do
càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn
đến lượng nhiệt ít.
- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng
càng lớn).
b. Phân bố theo lục địa, đại dương:
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa:
- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do sự hấp thụ
nhiệt của đất, nước khác nhau.
c. Phân bố theo địa hình:
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:

MƯA
Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp
- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.
- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên
được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).
2. Frông
Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.
3. Gió
- Gió mậu dịch: mưa ít.
- Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).
- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục
địa)
4. Dòng biển
Tại vùng ven biển
- Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều
hơi nước, gió mang vào lục địa).
- Dòng biển lạnh: mưa ít.


5. Địa hình
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết
thúc ở một độ cao nào đó.
- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển,
đại dương, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (áp cao, diện tích lục địa
lớn).

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (áp thấp, có gió tây ôn đới từ biển thổi vào).
- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).
2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương
- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng.
- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió
không, ở phía nào.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×