Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tìm hiểu khái quát về Hiệp định TRIMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.97 KB, 4 trang )

TRIMS
1. Mục đích của Hiệp định TRIMs- HIỆP ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CÁC

BIỆN PHÁP ĐẦU TƯ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI
Hiệp định TRIMs quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị
cấm sử dụng đối với các nước thành viên.
Mục tiêu chính của hiệp định là tạo ra công bằng mậu dịch,thúc đẩy việc mở rộng,
phát triển tự do hoá đầu tư và thương mại quốc tế để tăng trưởng và phát triển kinh
tế của tất cả các nước tham gia trên cơ sở đảm bảo tự do cạnh tranh. Vì sự phát
triển của đất nước, bảo vệ và tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty nội
địa, đồng thời để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, chính phủ các nước đang
phát triển thường áp dụng TRIMs.
Có thể nói, Hiệp định TRIMs không bao quát đầy đủ các yếu tố của một Hiệp
định đầu tư quốc tế mà chỉ là cơ chế pháp lý điều chỉnh các biện pháp đầu tư có
tác động đến hoạt động thương mại hàng hóa và các hoạt động có liên quan của
các doanh nghiệp.
2. Nội dung của Hiệp Định TRIMS

Trong Hiệp định TRIMs các quy định trở nên rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một
danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại cấm áp dụng
đối với các nước thành viên WTO. Theo đó, tất cả các biện pháp được mô tả trong
Danh mục minh họa, cho dù được áp dụng như là điều kiện để thành lập, mở rộng
doanh nghiệp hay là điều kiện để doanh nghiệp đó hưởng ưu đãi đầu tư đều không
được phép áp dụng.
Bảng 1 - Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị
cấm áp dụng (TRIMS)
Biện pháp
1.Yêu cầu tỉ lệ nội địa
hóa (vi phạm điều
III.4, GATT 1994)


Nội dung
Doanh nghiệp nước ngoài mua hoặc sử dụng các sản
phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp
trong nước, dù yêu cầu đó được xác định theo sản phẩm
nhất định, theo số lượng hoặc giá trị sản phẩm hay theo
một tỷ lệ trên khối lượng hoặc giá trị sản lượng sản xuất
của doanh nghiệp.


2.Yêu cầu cân bằng
thương mại (vi phạm
điều III.4 và XI.1
GATT 1994)
3.Hạn chế giao dịch
ngoại hối (vi phạm
điều XI.1 GATT 1994)
4.Hạn chế về xuất
khẩu (vi phạm điều
XI.1 GATT 1994)

Doanh nghiệp nước ngoài chỉ được mua hoặc sử dụng
các sản phẩm nhập khẩu được giới hạn trong một tổng số
tính theo khối lượng hoặc giá trị sản phẩm nội địa mà
doanh nghiệp này xuất khẩu
Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu sản phẩm
để sử dụng trong hoặc có liên quan đến sản xuất của
mình bằng việc hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng
ngoại hối đến một mức nhất định so với các nguồn thu
ngoại hối của doanh nghiệp này
Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hoặc bán

để xuất khẩu các sản phẩm dưới hình thức sản phẩm cụ
thề, hay số lượng hoặc giá trị sản phẩm hay theo một tỷ
lệ về số lượng họăc giá trị sản lượng sản xuất trong nước
của doanh nghiệp

(Nguồn />Theo quy định của Hiệp định, tính từ ngày thành lập WTO (01/01/1995), thời hạn
các biện pháp nói trên phải được loại bỏ:
+ 2 năm đối với thành viên phát triển,
+5 năm đối với thành viên đang phát triển
+7 năm đối với thành viên chậm phát triển.
3. Thực hiện Hiệp định TRIMs tác động đến các ngành công nghiệp ở Việt
Nam
Việt Nam đã có một quá trình áp dụng TRIMs với các mục tiêu cơ bản là vừa thu
hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất trong
nước.
Các biện pháp Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua là:
+Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá,
+Yêu cầu cân đối ngoại tệ,
+Yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước
+Yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc.
Trong đó, biện pháp được tập trung áp dụng nhiều nhất là yêu cầu về tỷ lệ nội địa
hoá trong các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô; sản xuất, lắp ráp xe máy
và phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và phụ tùng
thuộc ngành điện tử, cơ khí - điện. Ngoài ra, các dự án chế biến gỗ, sữa, dầu thực
vật, đường mía cũng thuộc đối tượng các ngành phải thực hiện chương trình nội


địa hoá nhằm phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Song, do tính đặc thù nên
phần lớn các dự án thuộc ngành này được xây dựng với mục đích sử dụng nguồn
nguyên liệu rẻ, sẵn có trong nước. Do vậy, các nhà đầu tư sẽ tự nguyện thực hiện

chính sách nội địa hoá, kể cả trong trường hợp không được khuyến khích hoặc ưu
đãi.

Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô
Thời gian qua, chiến lược và chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt
Nam đã kêu gọi đầu tư và dành nhiều ưu đãi cho ngành này. Tuy nhiên, đến nay
Việt Nam vẫn chưa thể thực sự nội địa hoá ôtô. Nguyên nhân cơ bản là do các
ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp nói chung và cho ôtô nói
riêng ở Việt Nam còn manh mún, thô sơ, thiếu tính kỹ thuật chuyên sâu, thực tế
những năm qua cho thấy tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt được từ 2-10% và chỉ tập trung
chủ yếu vào các công đoạn sản xuất đơn giản như hàn lắp khung, thân xe, sơn, tẩy
rửa, lắp ráp thiết bị kiểm tra kèm theo.
- Đối với ngành sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy
Chương trình nội địa hoá ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy tại Việt
Nam thời gian qua là một ví dụ điển hình về sự thành công và phát triển ban đầu.
Tỷ lệ nội địa hoá được quy định ngày trong Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài đã đáp ứng được tiến độ và tỷ lệ nội địa hoá như quy định. Một
số Công ty đạt tỷ lệ nội địa hoá cao như Honda Việt Nam (64-66%), VMEP (4377%)… và một số Công ty có tỷ lệ được coi là thấp như Công ty Vina – Siam
40,8%, Lifan 41,2%... Song, phần lớn sản phẩm nội địa được sử dụng là những chi
tiết, linh kiện sản xuất với kỹ thuật công nghệ đơn giản, rất ít bộ phận chính, quan
trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao thuộc cụm động cơ.
- Đối với ngành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm và phụ tùng điện tử và cơ khí-điện
Trong điều kiện kỹ thuật sản xuất ở nước ta còn lạc hậu, các ngành sản xuất, lắp
ráp các sản phẩm và phụ tùng điện tử và cơ khí-điện cần được nội địa hoá để từng
bước tạo ra các ngành công nghiệp cơ bản trong nước. Sáu doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài lớn nhất trong ngành này mới chỉ đạt mức nội địa hoá khoảng 30%.


Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự đáp ứng
được yêu cầu kỹ thuật trong việc cung cấp các linh kiện và phụ tùng, đặc biệt là

các ngành sản xuất, lắp ráp đòi hỏi công nghệ cao.
Mặc dù không thành công như mong đợi, nhưng việc thực hện TRIMs tại Việt
Nam đã đạt được một số kết quả như tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài; bảo hộ
được các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong nước và quốc tế; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào những
ngành công nghiệp then chốt; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý; tiếp cận và nhận chuyển giao công nghệ, kỹ
thuật và kinh nghiệm quản lý của các đối tác nước ngoài…



×