Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BAO CAO QUY HOẠCH TREO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.52 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐÂT


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:

QUY HOẠCH
TREO
NHÓM SV THỰC HIỆN
Nguyễn Nhựt Tân
Trương Minh Hiển
Trần Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Cẩm Tiên
Lê Hoàng Vẹn
Quách Thanh Toán
Lê Minh Nhật

GVHD
Dương Tuấn Huy

CẦN THƠ
THÁNG 3 NĂM 2014


1. Đặt vấn đề
Qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều bộ mặt thay đổi rõ nét. Để
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì cần có nhiều vấn đề bức thiết cần phải đặt
ra, trong đó có vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất đai là bố trí, sắp xếp các loại đất đai cho các ngành, các lĩnh
vực trên địa bàn một cách hợp lý nhất. nó là một khâu trong quy hoạch tổng thể phát


triển kinh tế, xã hội. Qui hoạch sử dụng đất giải quyết thỏa đáng mâu thuẩn giữa các
loại đất, xác định lại cơ cấu hợi lý sử dụng đất, mặt khác có thể kết hợp hài hòa lợi
ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giúp cho quá trình sử dụng đất hiệu quá và bền vững.
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức to lớn và quan trọng cho việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như của từng vùng, từng địa phương và
các đơn vị cơ sở.
Tuy nhiên không phải quy hoạch nào củng được thực hiển hiệu quả, khả quan. Có
những quy hoạch không thể hoàn thành được do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều
này đã dẫn đến tình trạng “treo” gây không ít ảnh hưởng đến đời sống của người dân
trong vùng qui hoạch.
Vì vậy có thể khẳng định rằng là cứ có quy hoạch là có thể có “quy hoạch treo”, “quy
hoạch treo” đã và đang gây nên nhiều bức xúc trong xã hội theo nhiều chiều hướng
tiêu cực; tình trạng đơn thư khiếu nại tố cáo kéo dài vượt cấp về vận này nhiều vô số
kể. đây củng là vấn đề làm đau đầu các câp chính quyền và các nhà quản lý. Báo chí
và các cơ quan thông tin, dư luận xã hội tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bàn
thảo, chất vấn vấn đề này. Do và vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu và tìm ra cốt lõi của
những “quy hoạch treo” và “dự án treo”.
Quy hoạch sử dụng đất treo là gì?
Qui hoạch sử dụng đất treo hay còn gọi là “quy hoạch treo” được hiểu là tình trạng
các quy hoạch có nội dung sử dụng đất hoặc các loại quy hoạch gián tiếp hay trực tiếp
liên quan tới đât như: quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch sử dụng đất; quy
hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết phát triển đô thị, xây dựng điểm dân
cư nông thôn; quy hoạch giao thông thủy lợi; quy hoạch nghàng (công nghiệp, y tế,
du lịch, thương mại, nông nghiệp, an ninh quốc phòng…) không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng tiến độ. Khi các dự ấn đã được giao đất mà tiển khai chậm tiến độ
không triển khai thì các dự án đó được gọi là “dự án treo”
Tại khoản 3 Điều 29 của Luật Đất đai quy định: "Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử
dụng đất đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển
mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch đó phải điều chỉnh hoặc hủy bỏ và công



bố".như vậy những trường hợp sau ba năm mà không thực hiện và cũng không điều
chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch thì được coi là "quy hoạch treo".

2. Hiện trạng quy hoạc treo ở nước ta
“Quy hoạch treo”, “dự án treo” tràn lan là một vấn đề gây nhiều nhức nhối, nổi cộm
và bức xúc lớn về sủ dụng đất trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn từ nên kinh
tế tập trung bao cấp sang nề kinh tế thị trường. các địa phương ào ạt quy hoạch các
khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất công nghệ cao, khu nuôi trồng thủy
sản, khu sinh thái, khu đô thị mới và các khu biệt thự nhà vườn… trên thực tế rất
nhiều vùng, khu, cụm đã duyệt quy hoạch nhưng không có đầu tư hoạch có nhưng rất
ít, hoặc có nhưng rất ít dẫn đến chủ sử dụng đất trong vùng quy hoạch mất đất canh
tác, mất đất ở. Trong khi đó, rất nhiều đất thu hồi lại không có dự án thực hiện và bị
bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí đất.
Theo Việt Báo thì Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ
kết quả kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch (QH) và dự án đầu tư trên địa bàn
cả nước. Theo đó, hiện có 1.649 khu vực quy hoạch (QH) với diện tích 344.665 ha bị ""liệt""
vào tình trạng quy hoạch treo.
Đây chủ yếu là các dự án, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, công trình
thuỷ lợi, công trình điện...); dự án, công trình xây dựng hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y
tế, cơ sở văn hoá, công trình thể dục - thể thao); dự án, công trình xây dựng cơ sở sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp; dự án, công trình xây dựng, chỉnh trang khu đô thị và khu dân
cư nông thôn và các dự án, công trình thuộc các phạm vi khác.
Tính theo số lượng khu vực quy hoạch, các tỉnh có nhiều khu vực quy hoạch “treo” là Đồng
Nai 368 khu, Hoà Bình 124 khu, Hà Tĩnh 94 khu, An Giang 84 khu, Cao Bằng 75 khu, Long
An 72 khu, Tiền Giang 69 khu, Cần Thơ 66 khu, Vĩnh Long 65 khu, Kiên Giang 58 khu, Cà
Mau 55 khu, Đồng Tháp 34 khu, Bình Phước 29 khu, Lào Cai 25 khu, Bình Dương 23 khu,
Bắc Kạn 21 khu, Vĩnh Phúc 20 khu...
Tính theo diện tích, các tỉnh có diện tích quy hoạch “treo” lớn là Hà Tĩnh 222.858 ha, Sơn La

13.915 ha, Điện Biên 6.730 ha, Cần Thơ 5.753 ha, Long An 3.491 ha, An Giang 2.905 ha,
Vĩnh Long 2.618 ha, Đồng Nai 2.215 ha, Thừa Thiên - Huế 1.870 ha, Khánh Hoà 1.752 ha,
Thanh Hoá 1.151 ha, Cao Bằng 1.174 ha, Cà Mau 1.662 ha, Kiên Giang 1.247 ha, Thái Bình
1.093 ha, Bắc Giang 994 ha, Tiền Giang 930 ha, Bình Dương 910 ha, Hải Dương 894 ha,
Vĩnh Phúc 843 ha, Hà Tây 854 ha, Hà Nội 699 ha...
Theo Bộ TN&MT, số liệu thống kê trên đây là do các tỉnh tự kiểm tra và báo cáo. Một số tỉnh
có diện tích quy hoạch "treo" lớn là từ các dự án trồng và phát triển rừng như Hà Tĩnh, Sơn
La, Điện Biên.

TP.HCM không có báo cáo số liệu cụ thể về tình hình quy hoạch “treo” nhưng qua
phản ánh từ “Diễn đàn quy hoạch treo, dự án treo” và qua báo chí cho thấy TP này có
nhiều quy hoạch “treo” gây bức xúc trong dư luận xã hội, nhất là các quy hoạch về
mở đường, mở hẻm, xây dựng công viên cây xanh.


Một ví dụ điển hình quy hoạch treo tại Cần Thơ: Ngày 7.11.1979, UBND tỉnh

Hậu Giang (cũ) ban hành Quyết định số 887/QĐ-UBT quy hoạch Cồn Cát
(còn gọi là cồn Cái Khế) thuộc phường Cái Khế, TP.Cần Thơ để xây dựng
Trung tâm Văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, từ khi có quyết định đến nay,
nhiều dự án (DA) trên địa bàn cồn Cái Khế thi công ì ạch, nhiều DA dở
dang, bỏ hoang khiến người dân khốn khổ.
Ông Bùi Văn Sơn - ngụ khu vực 1, phường Cái Khế có đất bị ảnh hưởng
quy hoạch DA Trung tâm Du lịch dã ngoại thanh niên bức xúc: DA này
được quy hoạch điều chỉnh rất nhiều lần, kéo dài hàng chục năm nay, đã có
quyết định thu hồi DA nhưng không hiểu sao chính quyền lại không cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Trong khi đó, Quyết
định 887 không phải là quyết định quy hoạch, chỉ là quyết định thu hồi đất.
“DA nhiều lần chỉnh sửa không lấy ý kiến thông qua người dân. Có 90%
người dân không tán đồng quyết định điều chỉnh; 100% người dân không

tán đồng việc thông qua. Khi thu hồi đất dân, không có chi tiết phương án
bồi thường. Yêu cầu lãnh đạo thành phố phải cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho người dân” - ông Sơn đề nghị.
Bà Nguyễn Hồng Hạnh ở khu Cái Khế thẳng thắn: “Quyết định 887 có
trước khi Luật Đất đai ra đời, đây không phải là quyết định quy hoạch. Suốt
34 năm qua, chính quyền đã không rõ ràng với dân. Các cấp quản lý chính
quyền vi phạm quy hoạch chứ không phải người dân vi phạm. Gia đình tôi
phải sống trong cảnh khổ sở này suốt 34 năm ròng”.
Mới đây, tại buổi đối thoại với đoàn công tác Thanh tra Chính phủ, hầu hết
63 hộ dân yêu cầu các cấp chính quyền phải đẩy nhanh tiến độ các DA, tập
trung công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư cho người dân.
Nếu không thì phải xóa các DA “treo”, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất để người dân yên tâm sản xuất.
Đại diện lãnh đạo Sở KHĐT TP.Cần Thơ nhìn nhận: “Đúng là trong thời
gian qua các DA ở khu vực cồn Cái Khế triển khai chậm, nguyên nhân là do
gặp khó khăn về vốn, giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng, năng
lực chủ đầu tư yếu... Mong bà con thông cảm”. Còn ông Huỳnh Văn Nhiệm
- Trưởng phòng Nghiệp vụ 2, Cục 3 Thanh tra Chính phủ nhận định: “Một
số DA bồi thường quá chậm, tái định cư, giá cả chưa hợp lý. UBND thành
phố cần phải xem xét, đẩy nhanh tiến độ, xem xét năng lực các chủ đầu tư
để DA kéo dài quá lâu. không nên làm bà con bức xúc. Nếu không thực hiện
DA kiên quyết thu hồi, có thể xóa DA hoặc điều chỉnh cho hợp lý”.


Ông Đào Anh Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho hay: Có những
DA đang triển khai dở dang, có một số chưa triển khai gây khó khăn cho
người dân. Vấn đề này, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố rất quan tâm
và đã giao các sở, ban, ngành liên quan phối hợp rà soát các DA “rùa bò” để
trình thành phố xem xét, có hướng xử lý. “Thời gian qua việc triển khai, bồi
hoàn, hỗ trợ tái định cư còn chậm, do đó một số DA phải đình hoãn, việc

này tôi xin nhận thiếu sót với bà con. Thời gian tới, thành phố sẽ chỉ đạo và
tập trung cùng quận Ninh Kiều kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ để bà con giảm
thiệt thòi” - ông Dũng nhìn nhận.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế nước ta đang phát triển “khá nóng”, “được bung ra” vào thời kì đổi mới, thời kì
quá độ nề kinh tế tập trung quan liêu sang nên kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ
nghĩa. Việc đầu tư tăng với tốc độ lớn, trong khi đó quy hoạch không theo kịp và không kiểm
soát kịp – đây là nguyên nhân có tính chất bao trùm.
Đất nước ta còn nghèo, không có vốn đầy đủ để đầu tư các dự án về cơ sở hạ tầng theo quy
hoạch được phê duyệt. việc đầu tư hạ tầng không theo kịp các dự án kinh doanh.
Vẫn còn tàn dư của chế độ mệnh lệnh hành chính, giấy tờ. thói quen quan liêu vẫn ngự trị
trong điều hành quy hoạch của các cấp chính quyền từ TW đến địa phương
Nguyên nhân chủ quan:
Các địa phương “chạy đua”, “trải thảm đỏ” để thu hút đầu tư, trong khi chưa tìm hiểu kỹ về
các nhà đầu tư, cấp phép đầu tư tràn lan không cân nhắc kỹ.
Việc lập, thẩm định, duyệt quy hoạch, dự báo còn thiếu chính xác, thiếu cơ sở, thiếu định
hướng mà còn rất lúng túng chưa sâu sát vào thực tế. có khu qui hoạch thì không có nhu cầu
sử dụng đất mà có khu không quy hoạch thì nhu cầu sử dụng đất rất lớn.
Sự phối hợp của các loại quy hoạch có nội dung sử dụng đất chưa được nhuần nhuyễn: bao
gồm quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch về lĩnh vự xây
dựng, giao thông, thủy lợi và quy hoạch các nghành.


Khâu điều chỉnh quy hoạch còn chưa linh hoạt, dập khuôn máy móc, không kiên quyết xử lý
các khu vực “quy hoạch treo”, chưa kiên quyết hoặc còn né tránh thu hồi đất các “dự án treo”
Các chủ dự án còn có tâm lý xin đất để chuyển nhượn, trao đổi để thu lợi nhuận, không thực
sự đầu tư sản xuất kinh doanh.

Khâu bồi thường giải phóng mặt bằng còn trì trệ, kéo dài, chưa quyết liệt, không dứt điểm.

4. Ảnh hưỡng của quy hoạch treo
Như chúng ta biết một khu đất khi lọt vào "quy hoạch", sử dụng không đúng với hiện
trạng của nó, lập tức phải chờ đợi để thực hiện quy hoạch. Việc chờ này, nếu là đất
nông nghiệp thì ít bị ảnh hưởng do người dân vẫn tiếp tục canh tác, nhưng nếu là
khu đất dân cư chờ giải tỏa thì cuộc sống và quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng
nhiều mặt.
Ai cũng biết quy hoạch là việc sắp xếp công việc tương lai trong không gian, hay đối
với thành phố, là định hướng phát triển không gian đô thị. Việc định hướng này
mang tính pháp lý, bởi khi đã định hướng sử dụng đất theo một mục đích nào đó thì
phạm vi diện tích đất được định hướng này phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng cho
tới khi thực hiện quy hoạch.
Ví dụ như khi khoanh định khu công nghệ cao (quận 9 - TPHCM) hay khu du lịch
Bình Quới (Bình Thạnh), thì hiện trạng sử dụng đất (đất nông nghiệp, dân cư nông
thôn...) phải được giữ nguyên, không được xây dựng bất cứ công trình nào kiên cố
khác ngoài dự án của khu công nghệ cao hay khu du lịch đó. Việc giữ nguyên hiện
trạng sử dụng đất để chờ thực hiện quy hoạch (và nhiều khi không biết phải chờ đến
bao giờ?) được mọi người gọi là "quy hoạch treo".
Tất thảy các quy hoạch xây dựng có tính "treo" này đều xuất phát từ bản chất định
hướng cho tương lai của quy hoạch. Nói cách khác, đồng thời với việc định hướng
cho tương lai của quy hoạch đã dẫn đến việc giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất,
chờ thực hiện, dẫn đến "treo". Việc "treo" này có thể là 5 năm, 10 năm, 15 năm hay
20 năm và dài hơn thế nữa là tùy thuộc vào "quy hoạch chi tiết" hay "quy hoạch
chung".
Nếu định hướng cho tương lai là thuộc tính căn bản "treo" - đó cũng chính là thuộc
tính cố hữu của quy hoạch. Một bên là thuộc tính tốt, một bên là thuộc tính xấu
mang mặt trái.
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, cách đây gần 10 năm, TPHCM đã quy định



một số chính sách như cho phép mua bán, sang nhượng bất động sản; cho phép
xây dựng bán kiên cố hoặc sửa chữa không thay đổi kết cấu nhà cửa...
Nhưng gần 10 năm qua, các chính sách này không đảm bảo được quyền lợi cho
người dân vì bất động sản ở những vùng "chờ quy hoạch" được bán, nhưng không
có ai mua, hoặc được mua với giá quá thấp; được sửa chữa hay xây dựng bán kiên
cố, nhưng biết khi nào sẽ giải tỏa để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa? Thậm chí ở
nhiều khu vực, các ngành dịch vụ như cấp điện, cấp nước cũng không dám đầu tư
phục vụ nhân dân vì sợ khi thực hiện quy hoạch sẽ phải dỡ bỏ, lãng phí. Quy hoạch
đi trước một bước sẽ đem lại bộ mặt đô thị khang trang, nhưng ở những nơi "chờ
thực hiện", quy hoạch lại trở thành vấn nạn đối với người dân.
Chỉ cần xem xét các loại quy hoạch xây dựng đô thị như: quy hoạch chung thành
phố và các quận huyện; quy hoạch ngành kinh tế kỹ thuật của xã hội; quy hoạch chi
tiết sử dụng đất 1/2000; quy hoạch chi tiết phân lô 1/500 (tổng mặt bằng dự án),
cũng có thể nhận dạng được 4 loại "quy hoạch treo" tương ứng.
Ví dụ như: các tuyến đường giao thông dự phòng như đường vành đai 1 từ Tân Sơn
Nhất đi Bình Lợi, qua Thủ Đức, quận 2, TPHCM, lộ giới 60m, hoặc dự kiến mở rộng
đường như đường vành đai 2 Thủ Đức - An Sương - An Lạc lại có lộ giới 120m. Hay
quy hoạch chi tiết 1/2000, đặc biệt tại nhiều khu dân cư phát triển tự phát trước đây
của TPHCM (quận 6, quận 11, quận 8, quận Tân Bình...), nhà lụp xụp dày đặc, phải
dự phòng thêm các trục đường, dự kiến xây dựng thêm các công trình công cộng,
nhưng chưa có chủ đầu tư hoặc chưa có kinh phí thực hiện.
Các dự án lớn đã có chủ trương đầu tư nhưng chưa có vốn hoặc chưa có chủ đầu
tư cụ thể, triển khai trong thời gian dài như dự án Khu đô thị Nam Sài Gòn, Thủ
Thiêm, Khu du lịch Bình Qưới - Thanh Đa, các khu công nghiệp cấp thành phố, cấp
quận - huyện... Các dự án đã có chủ trương đầu tư nhưng thực hiện chậm, không
đảm bảo tiến độ được quy định trong dự án như dự án bên sông rạch Ông Lớn
(quận 7), dự án Miếu Nổi phường 3, quận Bình Thạnh, TPHCM...

5. Giải pháp đối với qui hoạch treo

Việc hạn chế tác dụng xấu của tính treo trong quy hoạch xây dựng không thể chỉ do
những người lập, xét duyệt quy hoạch; vì không thể chỉ bằng giải pháp của bản thân
quy hoạch. Ở TPHCM hiện nay vẫn chưa có chiến lược phát triển đô thị, để hạn chế
tính "treo" của quy hoạch là rất khó khăn.
Giải pháp không phải là việc xác định cho được "làm vào lúc nào" rồi mới duyệt quy
hoạch. Vì trong thực tế, do thành phố cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội đều


không chủ động được nguồn vốn, nên nếu có đặt ra các mốc thời gian để thực hiện
quy hoạch cũng chỉ là đặt ra quyết tâm để "phấn đấu". Nhưng ngay cả khi trả lời
được câu hỏi "làm vào lúc nào" cũng vẫn chưa hạn chế được tác dụng xấu của việc
"chờ thực hiện" quy hoạch. Trong khi đó, không thể không giữ đất để mở thêm
đường, cho các dự án lớn, không thể để người dân khổ sở do chờ đợi.
Có những việc thành phố có thể chủ động làm để hạn chế ảnh hưởng xấu của "quy
hoạch treo". Đó là: phải gắn mục tiêu cải tạo phát triển thành phố với mục tiêu an
dân, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân chịu ảnh hưởng của quy hoạch.
Rất cần các chính sách cụ thể như sớm tái định cư, khoanh định phạm vi ảnh
hưởng trực tiếp của quy hoạch, có giải pháp về đời sống, việc làm; công bố các
vùng cấm xây dựng dài hạn trong 10 - 20 năm để ổn định sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp.
Nghĩa là không nặng về công bố thời hạn thực hiện quy hoạch mà ngược lại, phải
công bố thời hạn chưa thay đổi mục đích sử dụng đất. Biện pháp này góp phần
chống phát triển tràn lan, đầu cơ đất; các dự án công trình công cộng cần sớm xác
định chủ đầu tư hay người có trách nhiệm thực hiện dự án (để thực hiện các chính
sách đền bù, tái định cư và các chính sách ổn định đời sống của nhân dân, từng
bước quản lý quỹ đất dành cho dự án); tất cả các dự án đầu tư xây dựng phải được
quản lý chặt chẽ về tiến độ, có biện pháp chế tài chủ đầu tư và các chủ thể khác có
liên quan trong việc không đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Đồng thời có chế độ
quản lý chung về tiến độ thực hiện các dự án cải tạo phát triển thành phố.
Nghiên cứu kỹ hơn về tài chính đô thị cũng là một giải pháp quan trọng, nhằm sớm

có chính sách huy động sự đóng góp của nhân dân để thực hiện cải tạo và phát
triển đô thị, đặc biệt đối với các tuyến đường đã được quy hoạch, mở rộng lộ giới,
đã quản lý xây dựng theo lộ giới quy hoạch từ trước tới nay.

Nhiều dự án, công trình công cộng cần được khuyến khích tư nhân đầu tư với sự hỗ
trợ đặc biệt của Nhà nước, các công trình này sớm được thực hiện, vừa chống được
quy hoạch treo, vừa kịp thời phục vụ nhu cầu của nhân dân; cũng cần sớm tiếp cận và
thực hiện phương pháp quy hoạch chiến lược, xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng
quận, huyện của toàn thành phố. Đòi hỏi cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch,
kế hoạch, chính sách, cụ thể hơn nữa là giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội với quy hoạch xây dựng.


Từ những vấn đề trên cho thấy phương pháp quy hoạch, tổ chức phát triển đô thị của
ta thiếu sự toàn diện, sự tham gia của nhiều bên (đặc biệt là cộng đồng dân cư địa
phương) và không có chiến lược. Hệ lụy là:
- Không có tầm nhìn (hình ảnh tương lai của đô thị) để thúc đẩy nhận thức chung của
các bên liên quan của địa phương về sự phát triển tương lai của nơi mình sinh sống.
- Chúng ta đang thiếu một Chiến lược để hợp nhất giữa các quy hoạch kinh tế, xã hội,
môi trường và không gian vật chất để tìm ra một vùng chung – một tiếng nói chung,
cùng các mục tiêu quy hoạch chung, để đảm bảo sống tốt, công bằng xã hội và phát
triển bền vững. Không có Chiến lược, dự án và kế hoạch hành động để hoạch định
chính sách. Làm tốn kém thời gian và chi phí.
- Cuối cùng là, không có cơ chế giám sát thực hiện.
Do đó, quy hoạch không khả thi, không thực hiện. Mất lòng tin của người dân.

Từ khi áp dụng chính sách Đổi mới, Việt Nam đã giữ được mức tăng trưởng kinh tế
cao. Ảnh: L.H.T /SGTT
Giải pháp chấm dứt “quy hoạch treo”
Ngày nay, trước nhu cầu phát triển nhanh, Quy hoạch đô thị hiện đại, với hệ thống lý

luận hoàn chỉnh, được định nghĩa là quy trình kỹ thuật và chính trị về kiểm soát sử
dụng đất và thiết kế môi trường đô thị, gồm mạng lưới giao thông vận tải để hướng
dẫn và đảm bảo phát triển các khu dân cư và cộng đồng một cách trật tự.


Quy hoạch đô thị theo hướng tiếp cận mới là: Toàn diện, có sự tham gia của nhiều
bên và mang tính chiến lược tạo ra, phát triển đô thị để phục vụ cuộc sống của con
người, giúp chính quyền kiểm soát được sự phát triển của đô thị nhưng không quá
cứng nhắc như hiện nay. “Không có quy hoạch tốt, chỉ có quy hoạch phù hợp với cư
dân ở đó” là thông điệp về tính cấp thiết phải thay đổi Quy trình lập quy hoạch và
quản lý đô thị tại Việt Nam. Đặc biệt chú trọng ba vấn đề sau:
- Thứ nhất: Quy hoạch phải tuân thủ quy trình Toàn diện, có sự tham gia của nhiều
bên và mang tính chiến lược, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng dân cư ở đó (khu
vực tư nhân), hướng đến cụ thể hóa những ước muốn của người dân ở đó bằng tất cả
nguồn lực xã hội.
- Thứ hai: Chính quyền chỉ quản lý những gì cần quản lý (ví dụ như: Hạ tầng khung
đô thị, công viên, mặt nước, các khu vực dịch vụ công cộng, khu vực văn hóa, lịch
sử). Không quản lý quá sâu đến từng lô đất, không cần thiết, làm cản trở sự phát triển.
- Thứ ba: Tạo cơ chế đối chất bình đẳng giữa nhà đầu tư và nhà nước trong việc tăng
mật độ/không gian sử dụng làm ảnh hưởng đến gánh nặng hạ tầng để có sự linh hoạt
trong kiểm soát phát triển đô thị (ví dụ như: theo quy hoạch thì khu vực chỉ được xây
dựng 7 tầng.
Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể đối chất với nhà nước để chia sẽ gánh nặng hạ tầng (nếu
được xây dựng 9 tầng) thì nhà đầu tư phải xây dựng 1 tầng hầm hoặc lùi chỉ giới xây
dựng hoặc bỏ tiền xây dựng một công viên gần đó) từ đó nhà nước có những cân nhắc
để quyết định.
Trên đây là đề xuất giải pháp chấm dứt cụm từ “quy hoạch treo” mà chính quyền lâu
nay phải liên tục đối chất với người dân nhưng chưa có lời giải. Nó đồng thời là công
cụ hướng dẫn, thúc đẩy và kiểm soát đầu tư phát triển đô thị đặc biệt là đối với bộ
phận đầu tư tư nhân để tổ chức tốt các đô thị làm động lực phát triển kinh tế - xã hội

của đô thị đó./.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×