Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 20 trang )

TÁC GIẢ: VŨ CÔNG PHONG
SINH NGÀY 21/ 08/ 1983

1


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN ĐỀ XUẤT THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
“TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC”
Kính gửi: Ban tổ chức chương trình “TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC”

Hưởng ứng cuộc vận động, động viên, cổ vũ tạo môi trường để thanh
niên, đặc biệt là tri thức trẻ cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của
đất nước, tạo cơ hội để tuyên truyền, ứng dụng nhân rộng các công trình sáng
kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo
dục. Tôi xin tham gia chương trình tri thức trẻ vì giáo dục với nội dung như
sau:
I. LÝ LỊCH TRÍCH NGANG
- Họ và tên: VŨ CÔNG PHONG
- Ngày 21 tháng 08 năm sinh 1983
- Chứng minh thư nhân dân số:121474402 Công an tỉnh Bắc Giang cấp
ngày 08 tháng 06 năm 2016
- Quê quán:Phượng Sơn – Lục Ngạn – Bắc Giang
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quý Sơn số 1.
- Hộ khẩu thường trú: Phượng Sơn – Lục Ngạn – Bắc Giang
- Điện thoại: 0983 031 583
2



I, ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, giáo dục môi trường được bắt đầu từ những năm cuối của
thập niên 70, còn việc giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông được
thực hiện vào đầu năm 1981 với một số nội dung của SGK được cải tiến. Đây
cũng là thời điểm các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này được phát
triển, đặc biệt vào năm 1986, tác giả Nguyễn Dược đã đề cập đến việc giáo
dục môi trường trong nhà trường phổ thông, trong đó khẳng định tầm quan
trọng của giáo dục môi trường ở Việt Nam. Từ đó trở đi, công tác giáo dục
môi trường trong nhà trường phổ thông mới thực sự được chú trọng. Vấn đề
lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học có một số công
trình nghiên cứu như: “Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường”
của tác giả Hoàng Đức Nhuận và Nguyễn Văn Khang, “Vị trí và bước đầu
định hướng nội dung, biện pháp giáo dục môi trường ở bậc tiểu học” của tác
giả Phạm Đình Thái, “Phương pháp tiếp cận trong giáo dục môi trường” của
tác giả Nguyễn Thị Thấn, “Giáo dục môi trường qua môn Địa lý” của tác giả
Nguyễn Thị Kim Chương và Nguyễn Phi Hạnh, “Giáo dục môi trường qua
dạy học phần sinh thái học lớp 11- THPT” của tác giả Dương Tiến Sỹ, “Giáo
dục môi trường trong nhà trường phổ thông” tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
chu kỳ 1992 – 1996 cho giáo viên môn Sinh học, Địa lý...
Vấn đề ô nhiễm ở địa phương đã trở thành cấp thiết theo tình hình đánh
giá mức độ ô nhiễm đã đang ở mực báo động, diện tích rừng tự nhiên bị giảm
đi một cách nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm đã dần bị biến mất, bị tiêu
diệt dưới bàn tay của con người, nhiều khu rừng nguyên sinh đã bị cháy và
thiêu rụi mực nước ngầm bị suy giảm, nhiều khu rừng đầu nguồn bị chặt phá
tàn bạo dẫn đến nhiều lũ lụt đã xảy ra nhiều người đã bị mất nhà cửa khi lũ
quét tràn tới, đặc biệt nguồn nước đã bị ô nhiễm một cách trầm trọng, nạn khai
thác vàng đã sử dụng các loại hóa chất độc hại gây suy giảm nghiêm trọng hệ
thống sinh thái dưới nước, ở các khu đông dân cư của rác sinh hoạt đã tăng
3



lên, nhưng do không được tuyên truyền, xử lý kịp thời đã gây ra căn bệnh
truyền nhiễm nhiều người bị mắc các bệnh về da, tiêu hóa, hô hấp… vì vậy
việc giáo dục bảo vệ môi trường sống tại nơi ở cho học sinh là một vấn đề vô
cùng cấp bách và việc tích hợp các môn học trong trường THCS có ý nghĩa
thực tiễn và vai trò quan trọng trong việc chống ô nhiễm môi trường và biến
đổi khí hậu toàn cầu.
Giáo dục môi trường qua môn học ở trường phổ thông vẫn còn khiêm
tốn, chủ yếu đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng các mẫu thiết kế
hoạt động ở mức độ chung chung, mang tính định hướng, còn thiếu những gợi
ý cụ thể cho giáo viên, điều này gây khó khăn cho người giáo viên khi tiến
hành các hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi
thấy việc đưa giáo dục môi trường vào trường phổ thông cơ sở là rất cần thiết,
mong sao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục môi trường thông
qua việc dạy học bộ môn Sinh học. Xuất phát từ những lý do trên và căn cứ
vào đặc điểm ưu thế của môn học. Chúng tôi lựa chọn đề tài: “TÍCH HỢP
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ ”, với mong muốn sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết
cũng như tạo ra sự chuyển biến về thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của học
sinh.

4


II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Giúp nắm được các nguyên nhân gây ô nhiễm, từ đó có ý thức bảo vệ
môi trường sống.
- Học sinh chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương
và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó

nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chống ô nhiễm môi
trường.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường địa phương sinh sống, qua
các yếu tố, chỉ số của các loại môi trường sống.
- Sử dụng kiến thức đã học để đo mức độ ô nhiễm, các hành vi gây ô
nhiễm .
- Biết tuyên truyền vận động trồng cây xanh, biết bảo vệ nguồn nước,
biết để rác đúng nơi quy định, vận dụng luật bảo vệ môi trường vào
trong cuộc sống
- Học sinh có thái độ biết bảo vệ môi trường nơi địa phương sinh sống.
- Học sinh biết đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường thông qua các
kiến thức đã được học trong trường phổ thông. Biết yêu thiên nhiên,
bảo vệ môi trường và hệ sinh thái của địa phương.
- Biết vận dụng các kiến thức vào tuyên truyền, sáng tạo công cụ, phương
tiên để cải tạo môi trường bị ô nhiễm, khắc phục hậu quả do môi trường
ô nhiễm gây ra.

5


III, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh khối 9
- Đặc điểm cần thiết của học sinh: có thái độ nghiêm túc khi làm việc, có
tinh thần, sức khỏe cao trong hoàn thành nhiệm vụ, có ý thức thái độ tốt
trong khi học tập, có đầy đủ kiến thức và kĩ năng môn học ở trường
THCS.

6



IV, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP
1,Giáo viên
- Sưu tầm tranh ảnh,về ô nhiễm môi trường, các video về ô nhiễm .
- Các dụng cụ đo đơn giản, ống thu khói, giấy quỳ tím, ống đong, dụng
cụ đo độ trong (đĩa secchi) môt số mô hình về chống ô nhiễm môi
trường.
2, Học sinh:
- Bút màu, phiếu học tập, mô hình tự chế, dụng cụ dùng để trồng cây
xanh.
3, Sử dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng công nghệ thông tin giúp học sinh hiểu rõ hơn về môi trường
sống nhân tố sinh thái, vai trò của thực vật động vật và hậu quả của việc vất
rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường địa phương, biết sử dụng các kiến thức hình
ảnh thực tế để phản ánh tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Sử dụng các phần mềm vẽ bản đồ tư duy, phần mềm soạn thảo văn
bản và phần mêm dạy học

7


V, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1, Thiết kế giáo án, bài giảng theo hướng tích hợp với bảo vệ môi trường
Để thực hiện được công tác bảo vệ môi trường, và khắc phục được hậu
quả của ô nhiễm môi trường mỗi người giáo viên cần phải xác định rõ mục
tiêu, nhiệm vụ cảu mỗi bài học, những kiến thức nôi dụng chính cần được
nhấn mạnh và triển khai trên thực tiễn nhằm đảm bảo được công tác tuyên
truyền, vận dụng vào thực tế của mỗi học sinh tại địa bàn mình sinh sống. Do
vậy dưới đây là một bài học cụ thể cần có cho mỗi học sinh.
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng

thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác
hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người.
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối
rữa...

8


1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá
trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công
nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao
hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể
sinh vật.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi)  nước mưa  đất (tích tụ)  Ô nhiễm mạch
nước ngầm.
+ Hoá chất  nước mưa  ao hồ, sông, biển (tích tụ)  bốc hơi vào
không khí.
9


+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng
xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...

- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung
thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác
thải, bông kim y tế...

5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:

10


- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và
xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệng vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ
sinh, vệ sinh môi trường kém...

- Học sinh chỉ ra các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ
đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức của HS đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.

11


- Vẽ bản đồ tư duy.

5. Dặn dò
12


- Yêu cầu các nhóm viết thu hoạch theo mẫu SGK trang 172 trên cơ sở

các nhóm đã trình bày.
- Vẽ tranh cổ động về bảo vệ môi trường.
Như vậy, mỗi bài giảng đều được soạn thảo và đầu tư nhiều kiến thức
và tâm huyết cho mục tiêu chung là bảo vệ môi trường sẽ giúp học sinh tìm
hiểu và đánh giá môi trường rõ ràng đồng thời xây dựng cho mình các phương
pháp đánh giá, biện pháp thích hợp cho môi trường địa phương.

13


2, Sử dụng kiến thức tìm hiểu diện tích rừng tự nhiên của .
Qua tìm hiểu tài liệu về vấn đề diện tích rừng của địa phương trong những
năm gần đây đã được thống kê trong biểu đồ sau:
Bảng 1. Thống kê diện tích rừng tự nhiên xã
( ban thống kê xã - 2012)
Năm
Diện tích rừng
tự nhiên (ha)

1970

1980

1990

1995

2000

2010


2011

2012

4720

2980

1842

1534

1434

1302

1201

1192

Diện tích rừng tự nhiên (ha)
5000

4720

4500
4000
3500
2980


3000
2500

1842

2000

1534

1500

1434

1302

1201

1192

2010

2011

2012

1000
500
0


1970

1980

1990

1995

2000

Hình 1. Diện tích rừng tự nhiên xã
Qua số liệu thống kê về diện tích rùng tự nhiên trên địa bàn xã , chúng
ta nhận thấy diện tích rừng đã suy giảm một cách nghiêm trọng. Chỉ sau thòi
gian ngắn từ năm 1970 đến năm 1980 diện tích rùng đã suy giảm một cách
nghiêm trọng, nguyên nhân do sự phá rừng khai thác gỗ vô ý thức của con
người, cùng với sự tăng cường diện tích đất trồng trọt để khai thác và trồng
14


trọt phục vụ cho sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích
rùng có sự phục hồi đó là do sự tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền và
sự đâu tư của nhà nước do vậy số diện tích rừng tự nhiên phục hồi và sự trồng
mới của người dân trong địa phương sinh sống.
3, Sử dụng kiến thức để đánh giá ô nhiễm môi trường nước
Sử dụng các phương pháp đo, so sánh, cùng với các phương tiện tại
phòng thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thu các mẫu nước sinh hoạt tại vùng
nước tĩnh (ao tại thôn Rãng Trong), và nước chảy (thôn Trạm, Đồn, Xé) xã
tại , so sánh với các tiêu chuẩn của Việt Nam được thống kê qua các bảng sau:
Bảng 2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước
Lục Ngạn- Bắc Giang)

COD
(mg/l)

BOD5
(mg/l)

Tổng
chất rắn N-NH3
hòa tan (mg/l)
(mg/l)

Chỉ số

pH

Nước suối

6,7 ± 45 ± 36 ±
106±1,5
0,2
1,2
0,5

Nước ao A1

6,8±
0,3

90
±1,3


Asen
(mg/l)

Chì
(mg/l
)

19± 1,2

0,11±
0,03

0,16
±
0,012
0,27
±
0,001

57
±0,3

203± 2,4

24±2,1

0,15±
0,01


Giới hạn A*
TCVN 5942- 6-8,5 < 10
95

<4

20

10

0,05

0,05

Giới hạn B*
TCVN 5942- 5,5-9 < 35
95

< 25

80

15

0,1

0,1

(*)tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-95
Qua kết quả phân tính về các chỉ số pH COD và BOD 5 và các chất rắn

cùng với các yếu tố Asen và Chì chúng tôi nhận thấy môi trường đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng về nguồn nước, đây là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng
15


đến sức khỏe người dân khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm do vậy việc
nguồn nước bị ô nhiếm trong đó các chỉ số có hại tăng lên và các chỉ số có lợi
giảm đi vấn đề ô nhiễm đã ở một mức báo động cao. Do vậy, vấn đề nước
sạch là sự cấp thiết đến đời sống của địa phương, đến sức khỏe người dân.
4, Vận dụng kiến thức giải quyết ô nhiễm môi trường
Những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường thông qua các môn
học như đã được vận dụng vào giải quyết ô nhiễm môi trường địa phương.
+ Sử dụng kiến thức về tin học đã giúp cho việc tìm hiểu thông tin, về ô
nhiễm môi trường, nhiều tài liệu đã được đọc và nhiều phương pháp hay đã
được đánh giá vận dụng vào thực tiến ví dụ như:
+ Sử dụng thống kê toán học đã được học lấy các mẫu nước mẫu đất tại
các nơi khác nhau để đánh giá, so sánh, thống kê các sinh vật có mặt, xuất
hiện một trong một khoảng thời gian ví dụ:
Bảng 3. Số lượng động vật quan sát được tại khu rừng
(thôn Rãng Trong – - Lục Ngạn- Bắc Giang)
Động vật

Số lượng

Chim sâu

28 ± 3

Chim chào mào


22 ± 2

Chim sẻ

30 ± 3

Gà rừng

8±1

Cu gáy

12 ± 3

16


Bảng đánh giá độ trong và độ chua tại vùng nước tĩnh và nước mặt đo
tại ba địa điểm thôn Trạm, thôn Đồn, thôn Xé bằng đĩa secchi và giấy chỉ thị
độ chua bằng quỳ tím.

Hình 2. Đĩa secchi

Hình 3. Cách sử dụng quỳ tím

Hình 4. Cách đo đĩa secchi
17


Việc sử dụng đĩa secchi là cách đơn giản để độ trong, độ đục để giám

sát mức độ trong sạch của nước sinh hoạt qua đó xác định về tính chất cơ bản
của nước và mức độ ô nhiễm của môi trường sống.
+ Vận dụng kiến thức sinh học vào việc nhân giống chăm sóc bảo vệ
môi trường sống. Bằng cách nhân giống, chăm sóc cây trồng tại gia đình địa
phương, tìm hiểu về chu kỳ hoạt động của sâu bệnh qua đó sử dụng các thuốc
trừ sâu phù hợp. Biết được lợi ích của cây xanh khi quang hợp thì lấy khí
carbonic và thải ra khí oxi cung cấp cho sự sống, do vậy chúng tôi cùng các
bạn đã mỗi tuần trồng một cây xanh, chăm sóc vườn hoa nhà trường, chăm
sóc vườn cây của tập thể để tạo ra bóng mát, cung cấp khí trong sạch cho sức
khỏe con người.

Hình 5. Chúng em học tập dưới mái trường rợp bóng cây xanh

18


VI, KẾT LUẬN
Những kiến thức đã học được ở trong trường học, cùng với việc vận
dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn dạy học tại địa phương. Đồng thời
việc vận dụng các kiến thức đó đề giải quyết vấn đề chặt phá rừng, ô nhiễm
nguồn nước đã góp phần vào bảo vệ môi trường của địa phương như:
- Tích cực trồng nhiều cây xanh, bảo vệ, chăm sóc cánh rừng, không đốt
rừng và tàn phá môi trường.
- Đánh giá được mức độ cơ bản của ô nhiễm môi trường nước tại xã bằng
đĩa secchi và quỳ tím, đo một số thông số ô nhiễm và so sánh mức độ ô
nhiễm của nguồn nước.
- Xây dựng được mô hình cần nhân rộng tại các chi đội khác như thùng
giấy kế hoạch nhỏ, góp phần bảo vệ cây xanh.
- Tham gia vào cuộc tuyên truyền, cổ động cho việc giữ gìn môi trường
trong sạch bằng hình thức vẽ tranh, sưu tầm các bài hát về môi trường.

- Tham gia vào tuyên tuyền thi vẽ về đề tài môi trường sống, môi trường
bị ô nhiễm, vận động nhân dân sống trong một môi trường xanh- sạch –
đẹp.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].

IPCC, 2007. The 4th assessement report of the Intergovernmental Panel

on limate Change.
[2].

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (được thủ

tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày
02/12/2008).
[3].

Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi – 2005

[4].

Luật Tài nguyên nước - Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam khóa X - kỳ họp thứ 3 ngày 20 tháng 5 năm 1998.
[5]. Nguyễn Quang Vinh, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Minh Công, Mai Sỹ Tuấn
(2009) Sinh Học 9. Nhà Xuất Bản Giáo Dục

[6]. Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải Châu, Đỗ Thị Hà, Dương Thu Hương,
Phan Hông The (2010) Hướng dan thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
sinh Học THCS NXB Giáo dục.
[7]. Martin Rowl ANDm BillIndge, Margartet Baket, Hodder (2005) A
neww Introduction to Biology.
[8]. Gareeth Williams (2003),Advanced Biology for you, Nelson Thomes
Ltd.
[9]. Đinh Quang Báo (1996). Lý luận dạy học Sinh học, NXB Giáo dục.
[10]. Nguyễn Hữu Dục, Vũ Thu Hương, Nguyễn Thị Vân Hương, Nguyễn
Thị Thấn. Giáo dục môi trường trong trường tiểu học, trường ĐHSP Hà Nội,
2003.
[11]. Nguyễn Dược. GDBVMT trong trường phổ thông, NXBGD, 1985.
[12]. Nguyễn Dược. Quán triệt tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng
nghiệp, dân số và BVMT vào CCGD, NXBGD, 1996.
20



×