Tải bản đầy đủ (.doc) (224 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP QUỐC tế của các CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 224 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xi măng là vật liệu quan trọng trong các công trình xây dựng và
thường chiếm tỷ trọng từ 20 - 25% giá trị xây dựng công trình. Nước ta có đủ
điều kiện và tài nguyên khoáng sản và các nguồn lực khác để đầu tư phát triển
ngành công nghiệp xi măng thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phương
hướng nghiệp vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1996 - 2000) được Đại hội
Đảng lần thứ VIII nêu rõ: "... sản lượng xi măng năm 2000 đạt khoảng 18 đến
20 triệu tấn".
Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến 2010 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 970/1997/QĐ-TTg ngày 14-11-1997,
với mục tiêu:
Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng xi măng (kể cả số lượng, chủng loại và
chất lượng) cho xây dựng trong nước, đồng thời dành một phần để xuất khẩu
nhằm cân đối ngoại tệ cho trả nợ và tái sản xuất mở rộng trong các năm sau,
từng bước đưa ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trở thành một ngành
công nghiệp mũi nhọn, công nghệ hiện đại ngang bằng với các nước trong
khu vực, góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện đường lối công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy vậy trong giai đoạn hiện nay thị trường khu vực Đông Nam Á có
nhiều biến đổi theo xu hướng cung cao hơn cầu do bị ảnh hưởng bởi khủng
hoảng tài chính tiền tệ nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đều chậm
lại. Vì vậy, thị trường xi măng ở Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của thị
trường xi măng trong khu vực và có nhiều biến động trong những năm gần
đây. Một vấn đề quan trọng theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập với việc
Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực như AFTA,



2

EPEC, WTO trong một tương lai gần cũng làm cho sự cạnh tranh trên thị
trường của ngành xi măng càng trở nên quyết liệt. Vì thế, việc nghiên cứu các
giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình
hội nhập quốc tế của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam càng trở nên hết
sức cần thiết và bức bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay tình hình nghiên cứu về xi măng Việt Nam có rất nhiều,
song chủ yếu là tập trung vào giải quyết các vấn đề công nghệ, kỹ thuật và
hoạch định một số mục tiêu về quy hoạch phát triển sắp tới. Về vấn đề quản
lý thì chỉ mới có ở mức hội thảo, các tham luận là chủ yếu, chưa có một công
trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh, nhất là việc nghiên cứu phân tích và đề ra
đổi mới quản lý toàn diện của ngành công nghiệp xi măng. Đặc biệt là vấn đề
nghiên cứu quản lý và phối hợp giữa công nghệ lò quay và lò đứng, giữa địa
phương và Trung ương thì đang bất cập và tách rời nhau.
Cụ thể có một số công trình như sau:
+ Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến 2010 (Bộ
Xây dựng).
+ Báo cáo quy hoạch tổng thể ngành xi măng Việt Nam giai đoạn
1996 - 2010 (Công ty Rambol - Đan Mạch).
+ Báo cáo một số nét tổng thể kế hoạch phát triển xi măng giai đoạn
1991 - 2000 (Tổng Công ty Xi măng Việt Nam).
+ Quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 (Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng).
+ Đánh giá lại thị trường xi măng châu Á (Bản dịch của Hiệp hội xi
măng Việt Nam từ tiếng Anh).
+ Khảo sát thị trường xi măng (Công ty Daewoo - Hàn Quốc).



3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là từ việc nghiên cứu thực trạng tổ
chức và quản lý hiện nay của ngành xi măng Việt Nam và hội nhập quốc tế để
đề xuất những giải pháp và quản lý nhằm giúp cho sự phát triển, cạnh tranh và
hội nhập quốc tế của ngành xi măng nước ta trong thời gian sắp tới.
Để hoàn thành mục tiêu trên luận án sẽ tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau đây:
+ Phân tích thực trạng cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt
Nam hiện nay và của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước khu vực.
+ Phân tích những chỉ số cơ bản trong đầu tư, trong quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý vĩ mô tác động đến khả năng cạnh tranh trong quá trình
hội nhập quốc tế của ngành xi măng Việt Nam và những luận điểm cơ bản về
vấn đề cạnh tranh và hội nhập quốc tế, những mối quan hệ giữa đổi mới quản
lý đến nâng cao sức cạnh tranh.
+ Nêu những kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của các đối thủ
cạnh tranh của ngành xi măng Việt Nam và tình hình thị trường xi măng quốc
tế hiện nay và tương lai.
+ Đề xuất những giải pháp đổi mới quản lý các mặt để nâng cao khả
năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành xi măng Việt
Nam trong thời gian tới.
+ Kiến nghị một số vấn đề trước mắt về các cơ quan chính sách để
tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển ngành xi măng Việt Nam.
4. Giới hạn nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở khảo sát thực trạng của các nhà máy xi măng hiện nay ở
Việt Nam, tình hình của thị trường xi măng quốc tế, đặc biệt là thị trường khu
vực (ASEAN và Đông Á) có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xi măng Việt


4


Nam. Sau khi phân tích những nhân tố tác động chủ yếu vào khả năng cạnh
tranh và hội nhập quốc tế của ngành xi măng Việt Nam để đưa ra các giải
pháp trên góc độ đổi mới quản lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập
quốc tế của ngành xi măng Việt Nam sắp tới mà chủ yếu là việc gia nhập
AFTA (2006) và niên độ trong vòng 10 năm (đến 2010).
5. Phương pháp nghiên cứu luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng đường lối đổi mới kinh tế
của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là chiến lược phát triển ngành công nghiệp
xi măng đến năm 2010 và chương trình đầu tư 3 triệu tấn xi măng lò đứng của
Chính phủ.
Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, khảo sát thực
tiễn, nghiên cứu và thống kê so sánh giữa các nhà máy xi măng trong nước và
quốc tế.
Luận án sử dụng chủ yếu số liệu của Bộ Xây dựng, Hiệp hội xi măng
Việt Nam, của các cơ sở sản xuất xi măng trong nước và quốc tế.
Luận án có sử dụng các công cụ toán học kinh tế, kinh tế học vĩ mô, vĩ
mô, quản lý kinh doanh, xã hội học và một số công cụ phân tích khác.
6. Những đóng góp mới của luận án
Ngoài những vấn đề được trình bày về cơ sở lý luận trên lĩnh vực cạnh
tranh và hội nhập, về kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh ngành xi măng các
nước trong khu vực, về phương hướng đổi mới quản lý ngành xi măng Việt
Nam, luận án đã nêu ra được vấn đề mới, đó là:
- Đánh giá một cách cụ thể năng lực cạnh tranh của xi măng Việt
Nam. Phân tích một cách cụ thể, rõ ràng những tồn tại, những yếu kém trong
sản xuất kinh doanh, đặc biệt là về mặt tổ chức, quản lý ảnh hưởng đến sức
cạnh tranh của xi măng Việt Nam.


5


- Đề xuất phương pháp lượng hóa sức cạnh tranh áp dụng cho ngành
xi măng.
- Xây dựng chiến lược phát triển cạnh tranh quốc tế của ngành xi
măng Việt Nam dựa trên mô hình ma trận SWOT.
Đề xuất thay đổi mô hình tổ chức quản lý của ngành xi măng Việt
Nam để nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 3 chương với 14 tiết.


6

Chương 1
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM

1.1. VẤN ĐỀ CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Cạnh tranh (Tiếng Anh là competition)
Về mặt thuật ngữ được hiểu như là sự cố gắng giành thắng lợi, phần
thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động có những mục tiêu
và lợi ích giống nhau trong kinh doanh, cạnh tranh được định nghĩa như là sự
đua tranh giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành ưu thế trên
cùng một loại tài nguyên, sản phẩm hoặc cùng một loại khách hàng về phía
mình.
- Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị

trường, không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế
thị trường khi vận hành phải tuân theo những quy luật khách quan riêng của
nó trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo qui luật này các doanh nghiệp phải
không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm để giành ưu thế so với đối thủ của mình. Kết
quả là kẻ mạnh về khả năng vật chất và trình độ kinh doanh sẽ là người chiến
thắng. Cạnh tranh là động lực hay như A-đamxmit gọi là "bàn tay vô hình"
thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Nếu lợi nhuận thúc đẩy các cá
nhân tiến hành sản xuất - kinh doanh thì cạnh tranh lại bắt buộc và thôi thúc họ
phải điều hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
- Tác động tích cực của cạnh tranh là:
+ Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu.


7

+ Khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.
+ Thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và
tăng hiệu quả sản xuất.
- Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có tác động tiêu cực là: Trong sản xuất
việc giữ bí mật không muốn chuyển giao công nghệ tiên tiến, là tình trạng
ganh đua quyết liệt, "cá lớn nuốt cá bé" trong đời sống xã hội, là sự tàn phá
môi trường và sự tha hóa về đạo đức dễ xảy ra.
1.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh
Cạnh tranh được xem xét dưới nhiều khía cạnh, nhiều hình thức khác
nhau như: cạnh tranh tự do, cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành
mạnh... các hình thức cạnh tranh phụ thuộc vào tính chất của thị trường và
bản chất của nền kinh tế.
- Cạnh tranh tự do: Được hiểu như là một nền kinh tế phát triển một

cách tự do, không có sự can thiệp của Nhà nước, trong đó giá cả lên xuống
theo sự chi phối của các quy luật thị trường. Cùng với các quy luật kinh tế thị
trường, đặc biệt là quy luật giá trị. Cạnh tranh tự do dẫn đến sự phân hóa hai
cực: giàu nghèo rõ rệt.
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perefect competition) hay còn gọi là cạnh
tranh thuần túy (Pure competition) là hình thức cạnh tranh trong đó giá cả của
một loại hàng hóa là không đổi trong toàn bộ một địa danh của thị trường; các
yếu tố sản xuất được tự do luân chuyển từ ngành này sang ngành khác; chi phí
vận tải không đáng kể và không đề cập tới.
Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi không một người sản xuất nào có thể
tác động đến giá cả trên thị trường. Mỗi người sản xuất đều phải bán sản
phẩm của mình theo giá thịnh hành mà thị trường đã chấp nhận thông qua


8

quan hệ cung - cầu. Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có một số lớn doanh
nghiệp nhỏ sản xuất một mặt hàng y hệt nhau và sản lượng từng doanh nghiệp
quá nhỏ không thể tác động đến giá cả thị trường. Cạnh tranh hoàn hảo muốn
tồn tại phải có các điều kiện.
+ Tất cả các hàng kinh doanh trong ngành đó có quy mô tương đối nhỏ.
+ Số lượng các hàng kinh doanh trong các ngành đó phải rất nhiều
trong điều kiện như vậy không có công ty nào đủ sức mạnh để có thể có ảnh
hưởng đến giá cả của các sản phẩm của mình trên thị trường. Sản phẩm của
các hàng đưa ra trên thị trường giống nhau tới mức cả người sản xuất và
người tiêu thụ đều rất khó phân biệt.
Cạnh tranh không hoàn hảo (Inperfect competition) là hình thức cạnh
tranh mà ở đó các cá nhân người bán hàng hoặc các nhà sản xuất có đủ sức
mạnh và thể lực có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường.
Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại: Độc quyền nhóm và cạnh

tranh mang tính chất độc quyền.
+ Độc quyền nhóm (oligopoly) tồn tại trong những ngành sản xuất mà
ở đó chỉ có một số ít người sản xuất hoặc một số ít người bán sản phẩm. Sự
thay đổi về giá của một doanh nghiệp gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến
nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác và ngược lại. Ở các nước
phát triển, các ngành công nghiệp có độc quyền nhóm là những ngành như
sản xuất ô-tô, cao su, chế biến thép v.v...
+ Cạnh tranh mang tính độc quyền: (Mono polistic competition) là
hình thức cạnh tranh mà ở đó những người bán có thể ảnh hưởng đến những
người mua bằng sự khác nhau của các sản phẩm mà mình sản xuất ra về hình
dáng, kích thước, chất lượng và nhãn hiệu. Trong nhiều trường hợp người bán
có thể bắt người mua chấp nhận giá sản phẩm do họ định ra. Trong hình thức
cạnh tranh này có nhiều người bán và có nhiều người mua. Các sản phẩm của
người bán về cơ bản là giống nhau song khác nhau về mẫu mã, chất lượng,


9

màu sắc v.v... Các hãng kinh doanh thường cố gắng tạo ra các sản phẩm của
họ phong phú, có nhiều điểm khác biệt so với các sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh. Trong ngành công nghiệp cạnh tranh kiểu này, qui mô của các doanh
nghiệp có thể là lớn, vừa, nhỏ vì vậy việc nhập và bỏ ngành hàng dễ dàng
hơn.
+ Cạnh tranh lành mạnh: (Healthy competition) là hình thức cạnh tranh
lý tưởng, trong sáng, thúc đẩy sản xuất phát triển, không có những thủ đoạn
hoặc âm mưu đen tối trong sản xuất, kinh doanh của các Nhà doanh nghiệp,
thể hiện phẩm chất đạo đức trong kinh doanh không trái với các quy định của
văn bản pháp luật và không đi ngược lại lợi ích xã hội, việc tính toán thu lợi
nhuận trên cơ sở cải tiến, sáng tạo để sản xuất và cung cấp cho xã hội nhiều
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, đáp ứng được

nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Cạnh tranh không lành mạnh (unfair competition) là hình thức cạnh
tranh mà trong quá trình sản xuất và kinh doanh các nhà doanh nghiệp luôn có
thái độ không trung thực, gian dối như: biếu xén, hối lộ để dành ưu thế trong
kinh doanh, vu khống về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của đối tác cạnh
tranh; tung ra thị trường sản phẩm chất lượng mang nhãn hiệu của đối thủ
cạnh tranh, ngăn cản việc phân phối sản phẩm của đối thủ cạnh tranh bằng các
hành vi trái pháp luật, sử dụng "chiến tranh giá cả" để loại bỏ đối thủ cạnh
tranh... Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong mọi lĩnh vực và
được biểu hiện đa dạng. Một số doanh nghiệp có thể liên kết, thỏa thuận với
nhau và phân chia cho từng doanh nghiệp trong từng thời điểm có thể thắng
thầu mà rất hợp pháp, khó bị phát hiện, được coi như trường hợp ngẫu nhiên.
Ngoài các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuần túy còn xuất hiện các
hành vi lạm dụng thế mạnh về kinh tế, tài chính để cạnh tranh thể hiện tính
chất "cá lớn nuốt cá bé" (như bán phá giá chẳng hạn).
+ Cạnh tranh bất hợp pháp: (Fraudulent competition) là những hành
vi của các nhà kinh doanh thực hiện cạnh tranh trái với quy định của pháp


10

luật, đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán truyền thống của kinh doanh
lành mạnh, xâm phạm lợi ích của xã hội, của Nhà nước, của người tiêu dùng
và của các nhà kinh doanh khác.
+ Có hai loại cạnh tranh kinh tế là cạnh tranh trong sản xuất và cạnh
tranh trong lưu thông.
Cạnh tranh trong sản xuất là cạnh tranh diễn ra trong lĩnh vực sản
xuất, nó bao gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các xí
nghiệp cùng sản xuất một loạt hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch.
+ Cạnh tranh của một sản phẩm là nhằm đạt tới giá cả thấp, chất

lượng cao, giao hàng đúng hạn và các dịch vụ chu đáo.
+ Cạnh tranh của một doanh nghiệp: Một doanh nghiệp được coi là có
sức cạnh tranh và đánh giá nó có thể đứng vững cùng với các nhà sản xuất khác,
với các sản phẩm thay thế hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức
giá thấp hơn cho sản phẩm cùng loại hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm
tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay cao hơn.
+ Cạnh tranh nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp cùng sản
xuất một loại hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Có nghĩa là
trong nội bộ ngành, doanh nghiệp nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn
mức hao phí xã hội cần thiết sẽ có được siêu lợi nhuận. Để có siêu lợi nhuận,
các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất
lao động làm cho chi phí sản xuất nhỏ hơn so với doanh nghiệp khác. Điều đó
làm cho lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, tạo
điều kiện giảm giá trị và giá cả hàng hóa trên thị trường.
+ Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản
xuất ở những ngành khác nhau nhằm mục tiêu tìm nơi đầu tư có lợi. Điều đó
dẫn đến tình trạng những người sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực có tỷ suất lợi
nhuận thấp, có xu hướng dịch chuyển nguồn lực sang sản xuất kinh doanh ở


11

những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Điều đó tạo nhân tố tích cực cho sự
phát triển.
+ Cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được
những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) trên đầu người theo thời gian.
+ Cạnh tranh kinh tế: Cạnh tranh được coi như là một cuộc chiến
tranh kinh tế. Trong điều kiện đó các doanh nghiệp phải có các biện pháp

cạnh tranh là về giá cả, chất lượng và điều kiện giao nhận bao gồm đảm bảo
thời gian giao hàng, phục vụ sau bán hàng và quảng cáo.
+ Cạnh tranh phi kinh tế chính là việc nhà kinh doanh có tài năng sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất để tạo ra lợi nhuận cao.
Cạnh tranh trong lưu thông là cạnh tranh trên lĩnh vực trao đổi, mua
bán hàng hóa, cạnh tranh trong lưu thông gồm có cạnh tranh giữa người bán
và người mua, người bán với người bán, người mua với người mua.
- Cạnh tranh giữa người bán với người mua chính là sự tác động qua
lại giữa sức cung và sức cầu trên thị trường. Sự cạnh tranh này dẫn đến hình
thành giá cả cân bằng trên thị trường.
Cạnh tranh giữa người bán với người bán là cạnh tranh để làm cho
giá cả hàng hóa có xu hướng giảm, còn cạnh tranh giữa người mua với người
mua lại có tác động ngược lại thường làm cho giá cả tăng lên.
1.1.1.3. Đặc điểm cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay
Môi trường vận động của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh. Cạnh
tranh là một đặc trưng của nền sản xuất hàng hóa, là một yếu tố thúc đẩy tiến
bộ xã hội, nếu không có cạnh tranh sẽ không có phát triển, bởi thế cạnh tranh
có chứa đựng yếu tố tích cực của nó.


12

Ngày nay, quan hệ trao đổi, buôn bán rất phát triển, vấn đề cạnh tranh
trong thương mại, trong sản xuất không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc
gia nữa, nó đã mở rộng ra phạm vi quốc tế. Phải chấp nhận cạnh tranh, chấp
nhận những thử thách nghiệt ngã của thị trường thì các hãng sản xuất kinh
doanh mới đứng vững trên thị trường và phát triển được.
Đặc điểm cơ bản của thị trường hiện nay là chuyển từ cạnh tranh giá
sang cạnh tranh chất lượng. Những hàng chiếm ưu thế trên thị trường là
những hãng cung cấp những hàng hóa chất lượng cao, luôn luôn đáp ứng yêu

cầu đa dạng của khách hàng. Người chiến thắng trong cạnh tranh gọi là người
có năng lực cạnh tranh cao hơn. Như vậy năng lực cạnh tranh là khả năng để
dành thắng lợi trước các đối thủ cạnh tranh trên các mặt: Chất lượng, giá cả
và dịch vụ giao hàng, sử dụng hàng hóa (Qiality, price, delivery).
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa là khả năng bán được nhanh chóng
khi trên thị trường có nhiều người cũng bán hàng đó.
- Cạnh tranh được coi như là một cuộc chiến trong kinh tế. Trong điều
kiện đó, doanh nghiệp muốn chiến thắng phải tìm ra các kỹ thuật tiến công
phù hợp. Nói một cách khác là phải có các biện pháp cạnh tranh. Ngày nay,
người ta thừa nhận trong điều kiện kinh tế thị trường phải dựa vào cạnh tranh
giá cả, chất lượng và điều kiện kiện giao nhận.
+ Có thể hiểu cạnh tranh giá cả dưới hai giác độ: Giác độ tích cực là
nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên tăng năng suất lao động, giảm chi phí và
giảm giá cả xuống do vậy hàng hóa được chấp nhận trên thị trường và doanh
nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh: đó là cạnh tranh lành mạnh. Giác độ thứ
hai của cạnh tranh giá cả là dựa vào một ưu thế nào đó, doanh nghiệp bán
hàng với giá thấp, thấp tới mức chỉ bù đắp chi phí mà không có lợi nhuận,
thâm chí có thể không bù đắp được chi phí. Hành vi đó làm cho các doanh
nghiệp khác không thể sản xuất và cung ứng được hàng hóa trên thị trường.
Họ phải rời bỏ sản xuất và cung ứng hàng hóa và thị trường đó. Đến lúc đó


13

chỉ còn một doanh nghiệp sản xuất và cung ứng loại sản phẩm đó trên thị
trường, họ độc chiếm thị trường nên họ lại chủ động nâng giá lên, đó là cạnh
tranh không lành mạnh.
- Trong nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh bằng chất lượng trở thành vấn
đề then chốt. Chất lượng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thỏa mãn nhu
cầu của hàng hóa về quy cách phẩm chất, kiểu dáng v.v... làm cho người tiêu

dùng thỏa mãn.
- Một vấn đề khác trong cạnh tranh là vấn đề điều kiện giao nhận như
đảm bảo thời gian giao hàng, phục vụ sau bán hàng.
- Ngoài ra quảng cáo là biện pháp cạnh tranh thông dụng ngày nay.
Qua quảng cáo, hàng hóa đi vào tâm lý người tiêu dùng và từ đó chiếm lĩnh
được thị trường.
Tóm lại, cạnh tranh là môi trường tồn tại và phát triển của nền kinh tế
thị trường, không có cạnh tranh sẽ không có tính năng động và sáng tạo trong
hoạt động sản xuất - kinh doanh. Song xã hội dần dần sẽ chỉ chấp nhận hành
vi cạnh tranh lành mạnh bằng các phương thức sản xuất và chu chuyển hàng
hóa một cách khoa học, hiệu quả chứ không thừa nhận các hành vi cạnh tranh
bằng cách dựa vào các thủ đoạn lừa đảo, không trong sáng.
Ở Việt Nam, mặc dầu Nhà nước chưa xây dựng dựng chính sách cạnh
tranh, chưa có luật cạnh tranh nhằm điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh trong
hoạt động sản xuất - kinh doanh, song nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của Nhà nước đã tác động mạnh mẽ tới hệ thống pháp luật buộc nó phải ngày
càng hoàn chỉnh. Một số quy phạm pháp luật của nhiều chế định pháp lý
thuộc các ngành luật, hình sự, hành chính, kinh tế, dân sự... do Nhà nước ban
hành trong thời gian qua đã chú trọng điều chỉnh các quan hệ kinh tế - dân sự
mang tính cạnh tranh, nhằm ổn định trật tự xã hội, bảo đảm quyền tự do kinh


14

doanh của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền lợi của
người sản xuất và tiêu dùng.
1.1.1.4 Năng lực cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm trên thị trường
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa phụ thuộc vào chất
lượng hàng hóa (L), giá cả (P), các tác nhân trong thị trường (M) và các chính
sách tác động vào thị trường và tiếp thị (F).

Chúng ta lần lượt xét các yếu tố sau:
Thứ nhất: Chất lượng hàng hóa (L) quyết định và tỉ lệ thuận với sức
cạnh tranh.
Thứ hai: Giá cả (P): theo quy luật cung - cầu thị trường được hình
thành từ các hệ thống cung và cầu. Sự tương tác cung - cầu sẽ dẫn đến sự hình
thành giá cả và việc quyết định số lượng hàng hóa được trao đổi (gọi là giá cả
cân bằng).
- Cung hàng hóa và dịch vụ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người
bán (người cung cấp, người sản xuất) muốn và có khả năng bán tại mỗi mức
giá nhất định. Cung được quyết định bởi các nhà sản xuất, hoạt động một
cách độc lập và mang tính cạnh tranh. Quyết định cung bắt nguồn từ sự phát
hiện có nhu cầu trên thị trường; cung phụ thuộc vào giá cả chính hàng hóa đó,
giá cả các yếu tố đầu vào, trình độ công nghệ, giá kỳ vọng, chính sách của Chính
phủ.
- Cầu hàng hóa dịch vụ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người
mua (người tiêu dùng) muốn mua và có khả năng mua (tiêu dùng) ở mỗi mức
giá nhất định. Có nhiều nhân tố tác động đến cầu: giá cả chính hàng hóa đó,
giá cả của hàng hóa liên quan, thu nhập của người tiêu dùng và thị hiếu của
người tiêu dùng.
Thứ ba: Các tác nhân trong thị trường (M) bao gồm:


15

+ Người mua: Là tác nhân chủ yếu trên thị trường vì họ là khách hàng
tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp. Họ có thể là cá nhân hay là các tổ
chức tập thể. Thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của họ luôn là mục tiêu hoạt
động của các tác nhân khác (nhà cung cấp, nhà phân phối) trên thị trường.
+ Người cung cấp: Đây là khởi nguồn của dòng vận động hàng hóa đưa
ra thị trường để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Họ là nguồn cung sản phẩm

và là những người sản xuất (hàng nội) hay là các nhà nhập khẩu (hàng ngoại).
+ Người phân phối: Đây là khâu trung gian giữa người cung cấp và
người mua. Họ có vai trò chủ yếu trong thị trường vì nhờ có họ mà cung gặp
được cầu. Hoạt động chủ yếu của họ là kinh doanh thương mại và bao gồm
nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý.
+ Các tác nhân khác: Đây là những tác nhân quan trọng có ảnh hưởng
tới môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
- Nhà nước có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng thông qua việc ban hành
hệ thống văn bản pháp quy, chính sách nhằm tạo ra môi trường chính trị, pháp
luật và kinh tế vĩ mô cho hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt chính
sách tài khóa của Chính phủ ảnh hưởng tới cung - cầu hàng hóa hoặc là chính
sách đầu tư cũng vậy.
- Các cơ quan tài chính như ngân hàng, bảo hiểm... thông qua các quy
định về tín dụng, lãi suất, tỷ lệ bồi thường thiệt hại v.v... Các cơ quan này có
thể ảnh hưởng đến sự phân bố ngân sách cho tiêu dùng hay tiết kiệm, đến giá
cả hàng hóa. Từ đó, đến sức mua, đến quan hệ cung - cầu trên thị trường. Ví
dụ lãi suất thấp sẽ khuyến khích khách hàng vay tiền để mua hàng, ngược lại
lãi suất cao sẽ thúc đẩy việc tiết kiệm để gửi vào ngân hàng, hạn chế việc đi
vay để mua hàng.
- Các cơ quan quốc tế cũng có ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện hoạt
động của các doanh nghiệp. Các cơ quan này gồm các cơ quan liên hiệp quốc
(UMCERF, UNFPA, UNDP, FAO... ) các cơ quan tài chính quốc tế (IMF,


16

WB, ADB... ) Các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực... Ví dụ các dự án của
ADB cho Việt Nam vay tiền làm đường sẽ tăng cầu về vật liệu xây dựng và
về ô-tô, xe máy v.v...
- Các tổ chức tư nhân như nghiệp đoàn, mọi thứ hội đoàn mà hoạt

động có thể ảnh hưởng tới môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ các
hội bảo vệ người tiêu dùng, các hội bảo vệ môi trường v.v...
Thứ tư: (F): Các chính sách thị trường và tiếp thị bao gồm:
Xác định thị trường mà doanh nghiệp hướng tới: có những hoàn cảnh
khó khăn xảy ra cho doanh nghiệp (thị trường co hẹp lại, cạnh tranh gay gắt,
cầu biến đổi) trong tình hình đó mục tiêu của doanh nghiệp chỉ là tồn tại được
trên thị trường hay là duy trì cho doanh số hay thị phần không bị giảm đi.
Ngoài những trường hợp này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện một chính
sách phòng ngự để bảo vệ thị trường đã có, và nếu muốn phát triển, doanh
nghiệp phải xác định thị trường mà doanh nghiệp muốn xâm nhập.
Xâm nhập vào thị trường của các giới cạnh tranh: Với các mục tiêu
này doanh nghiệp nhằm thu hút các khách hàng hiện đang tiêu thụ sản phẩm
của các đối thủ cạnh tranh. Chính sách này hợp với các doanh nghiệp có ưu
thế mạnh đối với các đối thủ cạnh tranh: như chất lượng, giá, thị hiếu tiêu
dùng v.v...
Phát triển thị trường với các khách hàng tiêu dùng mới: Trong trường
hợp này doanh nghiệp tìm trong thị trường những vị trí chưa có các đối thủ
cạnh tranh chiếm lĩnh hoặc vì một lý do nào đó mà họ bỏ qua. Để đạt được
mục đích này, doanh nghiệp phải áp dụng một số phương pháp tiếp thị thích
hợp như chính sách xúc tiến bán hàng hạ giá, đổi mới.
Phân đoạn thị trường để nhằm xác định đoạn thị trường mà doanh
nghiệp hướng tới: Thị trường tổng thể gồm rất nhiều khách hàng với những
nhu cầu, tập tính, khả năng tài chính khác nhau. phân đoạn thị trường là một


17

cách phân tích một thị trường tổng thể và chia ra nhiều nhóm khách hàng
tương đối đồng nhất (đoạn hay tiểu thị trường). Doanh nghiệp có thể chọn
một hay vài đoạn để làm thị trường đích của chính sách để tiếp thị.

Nói chung người ta thường căn cứ theo một số tiêu chuẩn để phân
đoạn thị trường như sau:
Về địa lý: Đô thị, nông thôn, miền Bắc, miền Nam, đồng bằng, biển,
tỉnh, huyện.
Về dân số - xã hội: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình
độ học vấn, chế độ gia đình.
Tâm lý: Thái độ, động cơ, cá tính, cách sống, giá trị, văn hóa, thói
quen v.v...
Hành vi tiêu dùng: Lý do mua, số lượng và tỷ lệ tiêu dùng, thị hiếu về
bao bì, mẫu mã, nhãn mác v.v...
Định vị sản phẩm: Là thiết kế một sản phẩm và tạo ra cho nó một hình
ảnh đối với khách hàng để cho trong tâm lý người này có một vị trí nhất định
(rõ và cá biệt) so với các sản phẩm cạnh tranh vì trong đoạn thị trường mà
doanh nghiệp chọn có rất nhiều sản phẩm cùng loại hoặc có khả năng thay thế
so với sản phẩm của doanh nghiệp.
Ví dụ: Xi măng lò đứng có thể nhắm vào thị trường nông thôn nơi có
thu nhập thấp và tính chất công trình đòi hỏi không cao.
Chính sách tiếp thị: Chính sách này bao gồm 4 chính sách bộ phận,
được gọi là "4P" tức là viết tắt của (tiếng Anh): Product: sản phẩm, Price: giá,
promotion: xúc tiến bán hàng, place: phân phối.
Chính sách sản phẩm: Product: xác định những đặc tính của hàng hóa:
chất lượng, đặc trưng, phong cách, nhãn hiệu, bao bì, mẫu mã, bảo hành dịch
vụ sau tiêu thụ.


18

Chính sách giá cả: vùng giá, điều kiện thanh toán, chế độ tín dụng.
Xúc tiến bán hàng: Đây là việc lựa chọn các phương tiện chủ yếu để
thông tin và gây ảnh hưởng đến khách hàng của doanh nghiệp: quảng cáo, xúc

tiến bán, giao tiếp, lựa chọn bán hàng.
Chính sách phân phối: Cách giao hàng, kỹ thuật bày bán hàng, kho
hàng, tổ chức kho hàng, chu trình phân phối v.v...
1.1.1.5 Phương pháp lượng hóa trực tiếp đánh giá khả năng cạnh
tranh của sản phẩm hàng hóa
Nguyên tắc: Xem khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa thể
hiện ở mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng một loại sản
phẩm mà người tiêu dùng thích mua sản phẩm này hơn sản phẩm kia thì sản
phẩm này có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Chúng ta có thể lượng hóa khả năng cạnh tranh của một sản phẩm
bằng chỉ số toán học tương đối như sau:
P
K = ------- [44]
C
Trong đó: K: Khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
P: Hiệu suất có ích của sản phẩm.
C: Chi phí tiêu dùng sản phẩm
Cùng một loại sản phẩm, loại nào có K lớn hơn thì là khả năng cạnh
tranh cao hơn. Theo trên khả năng cạnh tranh sản phẩm mang tính tương đối,
gắn với thị trường và thời điểm tiêu thụ. Nó chỉ được xác định bằng cách so
sánh sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh với nhau. Việc xác định khả năng
cạnh tranh của sản phẩm được tiến hành theo trình tự sau:


19

Thứ nhất, nghiên cứu thị trường lựa chọn sản phẩm mẫu có khả năng
cạnh tranh cao nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng cạnh tranh các
sản phẩm khác. Sản phẩm được chọn làm mẫu (gốc để so sánh) phải thuộc nhóm
hàng cùng loại sản phẩm cần đánh giá và phải được người tiêu dùng ưa chuộng.

Thứ hai, xác định các nhóm tham số so sánh. Có hai nhóm: nhóm 1 là
đặc trưng cho tính năng công dụng của sản phẩm (giá trị sử dụng); nhóm 2 là
đặc trưng cho tính kinh tế của nó (giá trị)
Nhóm giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa được đặc trưng bởi các
tham số mô tả các chức năng quan trọng của sản phẩm trong đó chú trọng
nhất là các tham số kỹ thuật gọi là tham số "cứng" (hiệu quả, tiêu chuẩn kỹ
thuật) và mẫu mã, màu sắc, bao bì... Tức là tính thẩm mỹ của sản phẩm gọi là
tham số " mềm ". Sau khi chọn được các tham số, người ta phải sắp xếp
chúng theo: "độ lớn" và tầm quan trọng của chúng đối với người tiêu dùng giá
trị của chúng là P.
Nhóm đặc trưng cho giá trị sản phẩm (các tham số kinh tế) cũng được
xác nhận: các tham số này xác định các chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra.
Chúng bao gồm giá mua sản phẩm C 1, chi phí vận chuyển C2, chi phí lắp đặt
C3, chi phí hướng dẫn sử dụng C4, chi phí sử dụng C5, chi phí sửa chữa C6, chi
phí bảo dưỡng kỹ thuật C7... Tổng chi phí đó được gọi là giá tiêu dùng:
m

C = ∑ Ci
i=1

Thứ ba: Tính toán các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chung phản ánh
khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việc tính toán chỉ tiêu tổng hợp dựa trên cơ sở so sánh các tham số
của các sản phẩm cần đánh giá với các tham số của sản phẩm mẫu. Do vậy
phải lượng hóa các tham số.


20

+ Mỗi tham số "cứng" đều có một trị số nhất định, được đo bằng một

đơn vị nào đó (ví dụ KWh, Kg, mm... ) Mức độ thỏa mãn nhu cầu được đo
bằng tỷ lệ % giá trị số thực tế của tham số với đại lượng mà ở đó tham số đáp
ứng hoàn toàn nhu cầu. Tỷ số này được gọi là chỉ số của tham số.
+ Các tham số "mềm" cũng có các chỉ số của mình, nhưng việc tính
toán chung khó khăn hơn phải dựa vào kinh nghiệm, trình độ của các chuyên
gia. Phương pháp này chủ yếu để xác định chỉ số của các tham số mềm là
phương pháp cho điểm.
- Để đánh giá tổng quát mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
của các tham số đặc trưng cho tính năng công dụng của sản phẩm, cần tính
chỉ số tham số tiêu dùng chung theo công thức:
n

Lt = ∑ aJiJ
i=1

Trong đó: Lt: chỉ số tham số tiêu dùng chung
n: số tham số tham gia vào việc đánh giá.
iJ: chỉ số của tham số
aJ: "trọng lượng " của tham số j
n

Chú ý là iJ ≤ (100%) và ∑ aJ = 1
i=1

Tương tự như vậy ta có thể tính chỉ số kinh tế (đặc trưng cho giá trị
của sản phẩm) chỉ số kinh tế chung là:
m

Lk = ∑ aJiJ
i=1


Trong đó: m là số tham số tham gia vào việc đánh giá; i j và aj là chỉ số
của tham số thứ j và trọng lượng của nó. Chúng cũng cần thỏa mãn các điều
kiện như ở trên.


21

Và chỉ số khả năng cạnh tranh sản phẩm xác định là:
Lt
K = ----Lk
Cuối cùng so sánh khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình K với chỉ
số Km của sản phẩm mẫu.
Nếu K > Km thì sản phẩm của ta có khả năng cạnh tranh cao hơn sản
phẩm mẫu, còn K < Km thì ngược lại; Nếu K = Km thì sản phẩm chúng ta có
khả năng cạnh tranh tương đương sản phẩm mẫu.
1.1.1.6. Lượng hóa khả năng cạnh tranh cho sản phẩm xi măng
Chúng ta có thể thực hiện các bước sau đây:
* Xây dựng chỉ số khả năng cạnh tranh cho sản phẩm mẫu:
Bước 1: Xác định chỉ số tham số tiêu dùng chung (đặc trưng cho giá
trị sử dụng hay là chất lượng của sản phẩm) theo công thức:
n

Lt = ∑ aJiJ
i=1

Chúng ta có thể dựa theo 5 tiêu chí cơ bản:
Thứ nhất: Chỉ tiêu đạt TCVN 2682-1997 hoặc TCVN 6260-1997 ở
đây có thể chia làm ba chỉ tiêu nhỏ:
+ Đạt tiêu chuẩn cường độ uốn, nén

+ Đạt thời gian đông kết
+ Lượng CaO tự do
Thứ nhất: Chỉ tiêu đạt chứng chỉ chất lượng ISO
+ Đã đạt được
+ Đang làm và sắp được
+ Chưa thực hiện
Thứ ba: Tiêu hao vật tư năng lượng gồm 5 tiêu chí cơ bản:


22

+ Đạt tiêu hao nguyên liệu
+ Tiêu hao gạch chịu lửa Cr-Mg
+ Đạt tiêu hao nhiệt
+ Đạt tiêu hao điện
+ Tiêu hao bi đạn tấm lót
Thứ tư: Chỉ tiêu bao bì mẫu mã gồm 2 tiêu chí cơ bản:
+ Màu sắc, nhãn mác.
+ Độ bền bao bì.
Thứ năm: Thị hiếu của người tiêu dùng:
Với phương pháp cho điểm: Đạt khá

3 điểm

Đạt:

2 điểm

Chưa đạt:


1 điểm

Kém:

0 điểm

Nếu: + Theo hướng thấp hơn định mức thì trừ đi
+ Cao hơn định mức thì cộng vào
Ta có thể xây dựng bảng dự kiến đánh giá như sau:
Bảng 1.1: Bảng xác định chỉ số Lt của sản phẩm mẫu
Định mức
chuẩn

Trọng
lượng của
tham số

Chỉ số
điểm mẫu

Điểm tổng
hợp của
mẫu chuẩn

0,35

2

0,7


TT

Chỉ số của tham số

I

Đạt TCVN 2682-1997 hoặc
TCVN 6260-1997

1

Đạt tiêu chuẩn Ruốn, nén

PC30
PCB30

50%

2

Đạt thời gian đông kết

t1 < 45ph
t2 > 10h

25%

3

Đạt hàm lượng CaO tự do cho CaO tự

phép
>1%

do

25%


23

II

Chỉ tiêu đạt chứng chỉ ISO

4

Đã đạt được

0,2

2
0,4

+ Đang làm và sắp được

75%

+ Chưa thực hiện

25%


III Tiêu hao vật tư năng lượng

0,25

2

5

+ Đạt tiêu hao nguyên liệu chính

6

Đạt tiêu hao điện

95kwh/1
XM

tấn

25%

7

+ Đạt tiêu hao nhiệt

720Kcal/1kgclink
e

25%


8

+ Tiêu hao bi đạn nghiền

>0,5kg/1tấn
XM

12,5%

9

Tiêu hao gạch chịu lửa Cr-Mg

>
1kg/1txi
măng

12,5%

0,5

25%

IV Bao bì mẫu mã

0,1

2


10

Đạt hình thức

50%

11

Đạt độ bền

50%

V

Thị hiếu người tiêu dùng

0,1

12 Phù hợp thị hiếu

2

0,2

0,2

75%

Người tiêu dùng chưa chấp
nhận

Tổng Lt

25%
1

2,0

Bước 2: Xác định chỉ số tham số kinh tế (đặc trưng cho giá trị của s/p)
Chỉ số kinh tế chung là:
m

Lk = ∑ aJiJ
i=1

Ta cũng có thể xây dựng 5 chỉ tiêu:
Thứ nhất: Chỉ tiêu giá bán tại nơi sản xuất
+ Đạt yêu cầu đủ chi phí, nộp thuế và có lãi
+ Bán trên giá thành chuẩn


24

Thứ hai: Chỉ tiêu chi phí vận chuyển tới nơi tiêu dùng
+ Tới nơi tiêu dùng
+ Tới nơi đại lý
Thứ ba: Chi phí tiêu thụ
+ Chi phí quảng cáo
+ Chi phí tiếp thị
+ Chi phí phục vụ bán hàng
Thứ tư: Chi phí bảo quản

+ Xi măng bao
+ Xi măng rời
Thứ năm: Chi phí sử dụng và bảo hành chất lượng sản phẩm
Phương pháp cho điểm (vì là mẫu số nên quan hệ nghịch tiến)
Khá:

1 điểm

Đạt yêu cầu:

2 điểm

Không đạt yêu cầu: 3 điểm
Kém:

4 điểm

Nếu theo chiều vượt định mức thì cộng vào.
Nếu thấp hơn định mức thì trừ đi.
Ta có thể xây dựng bảng dự kiến đánh giá như sau:
Bảng 1.2: Bảng xác định Lk của sản phẩm mẫu
TT
I

Chỉ số của tham số

Định mức
chuẩn

Chỉ tiêu giá bán tại nơi sản xuất ≤ 48USD/1tấn


Trọng
Chỉ số
lượng của điểm
tham số
mẫu
0,35

2

+ Đạt yêu cầu, đủ chi phí nộp
thuế và có lãi

75%

+ Bán dưới giá thành (phá giá)

25%

Điểm tổng
hợp của
mẫu chuẩn
0,7


25

II

Chi phí vận chuyển


0,25

2

+ Tới nơi tiêu dùng

75%

+ Tới nơi đại lý

25%

III Chi phí tiêu thụ

≤ 2USD/1tấn

0,2

2

+ Chi phí quảng cáo

25%

+ Chi phí tiếp thị

25%

+ Chi phí phục vụ bán hàng


50%

IV Chi phí bảo quản

V

≤ 4USD/1tấn

≤ 1USD/1tấn

0,1

2

+ Xi măng bao

50%

+ Xi măng rời

50%

Chi phí sử dụng và bảo hành ≤ 1USD/1tấn
chất lượng sản phẩm

0,1

≤ 56USD/1tấn


1,0

Tổng Lk

2

0,5

0,4

0,2

0,2
2,0

Chỉ số khả năng cạnh tranh của sản phẩm mẫu là:
Lt
2,0
Km = ----- = ------ = 1,0
Lk
2,0
* So sánh khả năng cạnh tranh của sản phẩm cần xác định K với
chỉ số Km sản phẩm mẫu:
Bước 1: Xác định giá trị K của sản phẩm xi măng với các tiêu chí đã
cho.
Bước 2: So sánh:
Nếu K > 1 thì sản phẩm xi măng có sức cạnh tranh cao hơn sản phẩm mẫu
Nếu K < 1 thì sản phẩm có sức cạnh tranh thua sản phẩm mẫu.
Nếu K = Km = 1 thì sản phẩm xi măng ta cần xác định tương đương
sản phẩm mẫu.

Xếp loại: K ≥ 0,95 là sản phẩm có khả năng cạnh tranh ở thị trường
khu vực.


×