Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ PHÁT TRIỂN làn NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa ở VÙNG VEN THỦ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.57 KB, 174 trang )

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông
nghiệp và kinh tế nông thôn có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Bởi vì, nông nghiệp, nông dân và nông
thôn là vấn đề có ý nghĩa cốt tử của cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở một
nước đi lên từ một nền nông nghiệp kém phát triển. Để đưa nông nghiệp
thóat khỏi tình trạng thuần nông, tự cấp, tự túc, phát triển thành nền nông
nghiệp sản xuất (SX) hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng CNH, HĐH, đồng thời đặt nó vào vị trí trọng yếu trong công
cuộc xây dựng, phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
Một trong những nội dung trọng tâm của CNH nông nghiệp, nông
thôn là khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống (LNTT), vì nó tạo ra
nhiều việc làm, thu hút lao động dôi dư trong nông nghiệp vào các hoạt
động dịch vụ và SX phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn nhằm nâng cao
thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân. Nhờ đó tránh được luồng di
dân ồ ạt từ nông thôn vào thành phố, góp phần thực hiện chiến lược kinh tế
mở, đẩy mạnh SX hàng xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa
kinh tế, mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn trong sự nghiệp phát
triển đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Vùng ven Thủ đô Hà Nội bao gồm các huyện ngoại thành và các
tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên có mật độ dân số lao động trong nông
thôn vào loại cao nhất của cả nước và cũng là loại cao của thế giới. Trong
khi đó ruộng đất bình quân đầu người và năng suất lao động lại thấp, sản
lượng không ổn định. Do đó vấn đề việc làm và đời sống đặt ra gay gắt.
Hơn nữa khi SX nông nghiệp phát triển dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học
công nghệ tiên tiến làm cho năng suất ruộng đất và năng suất vật nuôi cây
1



trồng đều tăng cao thì điều đó vừa tạo điều kiện vừa đòi hỏi tất yếu phải
phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và dịch vụ ở nông
thôn, trong đó phát triển LNTT là một hướng cơ bản khả thi đối với vùng
ven thủ đô Hà Nội. Đây là yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu, luận giải
để vạch ra những căn cứ lý luận và thực tiễn xác đáng, những giải pháp
phát triển đúng đắn. Chính vì vậy, mà vấn đề phát triển LNTT trong quá
trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội được tác giả chọn làm đề tài
nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Phát triển LNTT đã được các nhà khoa học kinh tế nghiên cứu trên
nhiều phương diện và đã đạt được những kết quả nhất định. Đó là những
công trình của GS, TS Nguyễn Đình Phan; PGS, TS Hoàng Kim Giao;
PGS, TS Nguyễn Kế Tuấn; TS Phạm Viết Muôn; TS Dương Bá Phượng;
TS Trần Văn Luận; TS Nguyễn Ty... Đồng thời còn có các kết quả của hội
thảo Quốc tế về bảo tồn và phát triển LNTT Việt Nam - 8/1996, kỷ yếu đề
tài khoa học cấp Bộ: về các giải pháp phát triển TTCN theo hướng CNH,
HĐH ở vùng đồng bằng Sông Hồng do Viện Thông tin khoa học Học viện
chính trị quốc gia Hồ chí Minh chủ trì; đặc biệt còn có một số luận án TS
đề cập tới các vấn đề gần với đề tài này như: "Phát triển tiểu thủ công
nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở đô thị Việt Nam hiện
nay" của Nguyễn Hữu Lực; "Một số vấn đề cơ bản về sự phát triển TTCN ở
nông thôn Hà Bắc" của Nguyễn Ty... Song các công trình này chủ yếu mới
đề cập đến các vấn đề TTCN là chính, định hướng cơ bản ở tầm vĩ mô và
một số chủ trương lớn để bảo tồn, phát triển LNTT nói chung mà chưa đi
sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, để đưa ra những giải pháp khả thi
cho việc đẩy mạnh phát triển LNTT. Luận án này sẽ tập trung nghiên cứu
một cách có hệ thống vấn đề phát triển LNTT trong quá trình CNH, HĐH ở
vùng ven thủ đô Hà Nội.

2


3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm rõ vị trí, vai trò, tiềm năng
và thực trạng LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội hiện nay. Từ đó đề xuất
những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển mạnh
mẽ các LNTT trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội.
Với mục đích đó, Luận án có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm rõ phạm trù làng nghề truyền thống, đặc điểm
hình thành và vị trí, vai trò của LNTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
vùng ven thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử.
- Phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển LNTT
ở vùng ven thủ đô Hà Nội trong những năm đổi mới và những tồn tại cần
khắc phục.
- Luận giải, đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm
thúc đẩy phát triển LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng CNH, HĐH.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

- Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học kinh tế
và phép biện chứng duy vật, nhất là học thuyết về ba giai đoạn phát triển
của Chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp, sự phát triển Chủ nghĩa tư bản ở
Nga, mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình CNH...
- Ngoài ra đề tài còn vận dụng lý luận và phương pháp luận của
khoa học kinh tế Mác xít có liên quan như: Điều tra, khảo sát, thống kê,
phân tích tổng hợp, lịch sử cụ thể... để phân tích luận giải các nội dung đề
ra trong luận án.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN


- Góp phần làm rõ phạm trù LNTT, những căn cứ lý luận và thực
tiễn xác đáng về vị trí, vai trò của LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội trong quá
trình CNH, HĐH.
3


- Phân tích làm rõ những tiềm năng và yêu cầu của việc phát triển
LNTT ven thủ đô Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH.
- Vạch rõ những phương hướng và giải pháp cơ bản, xác thực nhằm
thúc đẩy phát triển mạnh mẽ LNTT ở vùng ven thủ đô Hà Nội.
6. GIỚI HẠN CỦA LUẬN ÁN

- Về thời gian: Luận án tập trung phân tích kỹ thời kỳ đổi mới từ
1986 đến nay, nhất là phát triển LNTT trong bối cảnh đất nước bước vào
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Về địa bàn: Chủ yếu nghiên cứu, khảo sát vùng ngoại thành Hà
Nội và các tỉnh ven thủ đô như: Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên.
- Luận án chỉ nghiên cứu LNTT trên giác độ TTKN là chính, còn
làng văn hóa, làng du lịch, làng thương mại... ít đề cập đến trong luận án.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết.

4


Chương 1
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
LÀVẤN ĐỀ CÓ TẦM CHIẾN LƯỢC CỦA QUÁ TRÌNH

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1.1. LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NÔNG THÔN VÀ QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA NÓ

1.1.1. Khái niệm về làng nghề truyền thống và ngành nghề
truyền thống
Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đều cho
thấy, làng xã Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong SX, cũng như đời
sống dân cư ở nông thôn. Qua thử thách của những biến động thăng trầm,
những lệ làng, phép nước và phong tục tập quán ở nông thôn vẫn được duy
trì, phát triển đến ngày nay.
Thật vậy, làng xã Việt Nam được phát triển rất lâu đời, nó thường
được gắn chặt với nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Theo các nhà nghiên
cứu sử học: Làng xã Việt Nam xuất hiện từ thời Vua Hùng dựng nước;
những xóm làng định canh đã hình thành, dựa trên cơ sở những công xã
nông thôn. Mỗi công xã gồm một số gia đình sống quây quần trong một
khu vực địa giới nhất định. Đồng thời, làng là quê hương gắn bó các thành
viên với nhau bằng khế ước sinh hoạt cộng đồng, tâm thức tín ngưỡng, lễ hội,
tập tục, luật lệ riêng nhằm liên kết với nhau trong quá trình SX và đời sống.
Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm
nông nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác,
họ liên kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một
số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các phường hội: Phường gốm,
Phường đúc đồng, Phường dệt vải... Từ đó các nghề được lan truyền và
phát triển thành làng nghề. Bên cạnh những người chuyên làm nghề, thì đa
5


phần vừa SX nông nghiệp, vừa làm nghề (nghề phụ). Nhưng do nhu cầu

trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính cách chuyên môn sâu hơn và thường
được giới hạn trong quy mô nhỏ (làng) dần dần tách khỏi nông nghiệp để
chuyển hẳn sang nghề thủ công. Càng về sau xu thế người lao động tách
khỏi đồng ruộng, chuyển sang làm nghề thủ công và sống bằng chính nghề
đó ngày một tăng. Những làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động
làm nghề truyền thống tăng nhanh và sống bằng nghề đó ngày càng nhiều.
Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền
thống và các sản phẩm mang nặng dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn
minh dân tộc. Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của
TTCN ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến cả
họ và sau đó lan ra cả làng. Thông qua lệ làng mà làng nghề định ra những
quy ước như: Không truyền nghề cho người làng khác, không truyền nghề
cho con gái, hoặc uống rượu ăn thề không để lộ bí quyết nghề nghiệp... Trải
qua một thời gian dài của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được
lưu giữ, có những nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra
đời. Trong đó có những nghề đạt tới trình độ công nghệ tinh xảo với kỹ
thuật điêu luyện và phân công lao động khá cao.
Các quan niệm về làng nghề, LNTT trình bày dưới đây được tổng
hợp từ các nguồn tài liệu: [17]; [45]; [51]; [70] và [81]...
Một là: quan niệm về làng nghề
Quan niệm thứ nhất: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong
làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Nhưng
với quan niệm như vậy thì làng nghề đó hiện nay không còn nhiều. Ví dụ
như nghề gốm chỉ có ở Phù Lãng (Bắc Ninh), Bát Tràng (Hà Nội)... Đó là
những làng thuần nhất không làm ruộng, còn đa số vừa làm ruộng vừa làm
nghề. Ở đây thủ công nghiệp đối với họ chỉ là nghề phụ để tăng thu nhập
mà thôi. Thậm chí ở Bát Tràng chuyên nghề gốm, nhưng không phải tất cả
6



dân làng đều làm nghề này; số người làm nghề gốm cũng chỉ chiếm 50%
dân số, còn 50% dân số thì làm các nghề khác như buôn bán, làm nề , làm
mộc, may vá...
Quan niệm thứ hai: làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công,
ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều SX hàng thủ công. Người thợ thủ
công, nhiều khi cũng là người làm nghề nông. Nhưng do yêu cầu chuyên
môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên SX hàng thủ công truyền
thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác. Quan niệm về làng nghề
như vậy chưa đủ, điều đó nói lên rằng không phải bất cứ làng nào có vài ba
lò rèn hay dăm ba gia đình làm nghề mộc, nghề khảm... đều là làng nghề.
Để xác định làng đó có phải là làng nghề hay không, cần xem xét tỷ trọng
lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỷ
trọng thu nhập từ ngành nghề so với tổng thu nhập của thôn (làng).
Quan niệm thứ ba: làng nghề là trung tâm SX thủ công, nơi quy tụ
các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu
đời, có sự liên kết hỗ trợ trong SX, bán sản phẩm theo kiểu phường hội,
kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có cùng tổ nghề. Song ở đây
chưa phản ánh đầy đủ tính chất của làng nghề; nó là một thực thể sản xuất
kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử là một đơn vị kinh tế
TTCN có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội một
cách tích cực.
Từ cách tiếp cận trên chúng ta có thể thấy khái niệm về làng nghề
liên quan đến các nghề thủ công cụ thể. Tên gọi của làng nghề gắn liền với
tên gọi của các nghề thủ công như nghề gốm sứ, đúc đồng, khảm trai, kim
hoàn, dệt vải, dệt tơ lụa... Trước đây khái niệm làng nghề chỉ bao hàm các
nghề thủ công nghiệp. Ngày nay, khi mà trên thế giới khu vực kinh tế thứ
ba đang đóng vai trò quan trọng và trở thành lĩnh vực chiếm ưu thế về mặt
tỷ trọng, thì các nghề buôn bán dịch vụ trong nông thôn cũng được xếp vào
7



các làng nghề. Như vậy, trong làng nghề sẽ có loại làng một nghề và làng
nhiều nghề, tùy theo số lượng ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ
chiếm tỷ lệ ưu thế có trong làng. Làng một nghề là làng duy nhất có một
nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc có một nghề chiếm ưu thế tuyệt đối, các
nghề khác chỉ có lác đác ở một vài hộ không đáng kể. Làng nhiều nghề là
làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỷ trọng các nghề chiếm ưu thế gần
như tương đương nhau. Trong nông thôn Việt Nam trước đây loại làng một
nghề xuất hiện và tồn tại chủ yếu, loại làng nhiều nghề gần đây mới xuất
hiện và có xu hướng phát triển mạnh.
Vậy làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng)
có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để SX kinh doanh
độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản
phẩm của toàn làng.
Hai là, quan niệm về làng nghề truyền thống
Quan niệm thứ nhất: LNTT là một cộng đồng dân cư, được cư trú
giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi SX nông
nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời, để
SX ra một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi. Quan
niệm này mới thể hiện được yếu tố truyền thống lâu đời của làng nghề, còn
những làng nghề mới, nhưng tuân thủ yếu tố truyền thống của vùng hay của
khu vực chưa được đề cập đến.
Quan niệm thứ hai: LNTT là những làng nghề làm nghề thủ công
có truyền thống lâu năm, thường là qua nhiều thế hệ. Quan niệm này
cũng chưa đầy đủ. Bởi vì khi nói đến LNTT ta không thể chú ý đến các
mặt đơn lẻ, mà phải chú trọng đến nhiều mặt trong cả không gian và thời
gian, nghĩa là quan tâm đến tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó,
trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật SX, và thủ
pháp nghệ thuật.
8



Quan niệm thứ ba: LNTT là những làng có tuyệt đại bộ phận dân số
làm nghề cổ truyền. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong
lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con
nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng SX mang tính tập
trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay nghề giỏi làm
hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu
độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc. Thu nhập từ nghề
chiếm tỷ trọng 60% trở lên trong tổng thu nhập của gia đình và giá trị sản
lượng của nghề chiếm trên 50% giá trị của địa phương (thôn, làng).
Có lẽ theo chúng tôi đây là một quan niệm tương đối đầy đủ. Bởi lẽ
những làng nghề được gọi là LNTT hay cổ truyền phải là những làng nghề
có các nghề thủ công truyền thống. Chúng đã được hình thành, tồn tại và
phát triển lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác, SX tập trung, có
nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề, sản phẩm mang
tính tiêu biểu và độc đáo.
Quan niệm về LNTT còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng để
làm rõ khái niệm về LNTT cần có những tiêu thức sau:
- Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng nghề đạt từ
50% trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng.
- Giá trị SX và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên
50% tổng giá trị SX và thu nhập của làng trong năm.
- Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hóa và
bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Sản xuất có qui trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ
này đến thế hệ khác.
Để xác định có phải là LNTT hay không, cần xem xét tỷ trọng hay
số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động hay hộ ở làng và tỷ trọng thu nhập
từ ngành nghề so với tổng thu nhập của làng. Bởi vì xu thế số người lao

9


động từ các LNTT không làm nông nghiệp mà chuyển hẳn sang làm nghề
thủ công và sống bằng chính nghề đó ngày một nhiều, ít nhất cũng phải
chiếm 40-50% số hộ hay số lao động trong làng. Lúc này trong làng vừa có
người sản xuất nông nghiệp, vừa có số lượng người không nhỏ làm nghề
thủ công truyền thống. Một số sản phẩm làm ra như điêu khắc, chạm trổ...
đều phải sử dụng những đôi bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ lành
nghề và các nghệ nhân điêu luyện. Những sản phẩm này thường mang tính
mỹ thuật rất cao, nó thể hiện tâm hồn, cốt cách sáng tạo của người nghệ
nhân và nét văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Quy trình SX vừa tuân
thủ yếu tố truyền thống vừa kết hợp với yếu tố hiện đại.
Từ cách tiếp cận và nghiên cứu trên có thể định nghĩa: LNTT là
những thôn làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra
khỏi nông nghiệp để SX kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm phần
chủ yếu trong năm. Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này qua đời
khác thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề
thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một
tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm
sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó.
Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường."
Ba là, quan niệm về ngành nghề truyền thống
Về phạm trù ngành nghề truyền thống, hiện nay đang là vấn đề
tranh luận sôi nổi và có rất nhiều tên gọi khác nhau: Nghề truyền thống,
nghề cổ truyền, nghề phụ, nghề TTCN.... Hơn nữa trong những năm gần
đây các danh mục thống kê đã xếp nghành nghề thủ công truyền thống
thuộc về phạm trù "khối SX ngoài quốc doanh".
Thuật ngữ "công nghiệp ngoài quốc doanh" chính thức bắt đầu sử
dụng rộng rãi từ khi ban hành Nghị quyết 16 của Bộ chính trị ngày

17/8/1988 về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở SX

10


thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Phạm trù ngoài quốc doanh
trước kia được hiểu là những hợp tác xã (HTX) tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng và vận tải... Nhưng ngày nay ngoài các HTX, còn có các hộ SX cá
thể, tiểu chủ, những doanh nghiệp tư nhân SX và kinh doanh các ngành
nghề TTCN thủ công cổ truyền, các ngành nghề mới xuất hiện.
Dân tộc ta có nhiều nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng,
gắn liền với quá trình hình thành, phát triển nền văn hóa văn minh Việt
Nam. Quá trình phát triển ấy đã hình thành và mở mang hoạt động SX kinh
doanh các ngành nghề TTCN, ngành nghề truyền thống... nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng, phong phú của đời sống dân sinh. Thông thường hoạt
động ngành nghề bắt đầu phát sinh từ một số gia đình, dần dần mở rộng ra
nhiều gia đình và phát triển thành làng nghề.
Đối với những ngành nghề được xếp vào ngành nghề thủ công
truyền thống nhất thiết phải có các yếu tố sau:
- Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta.
- SX tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề.
- Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo.
- Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam.
- Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước là chủ yếu.
- Sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có
giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm văn hóa, nghệ
thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang
bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Là nghề nghiệp nuôi sống bộ phận dân cư của cộng đồng, đóng
góp đáng kể vào ngân sách của Nhà nước [81-2].

Nghề thủ công suy cho cùng là nghề chủ yếu SX bằng tay, công
nghệ truyền thống, với con mắt và bộ óc giàu sáng tạo của nghệ nhân.
11


Hiện nay ở nông thôn nước ta có khoảng hơn 100 nghề thủ công truyền
thống và được truyền từ đời này qua đời khác, vượt qua thử thách của
thời gian để SX ra những mặt hàng có giá trị mang tính nghệ thuật, tính
thẩm mỹ cao.
Từ những quan niệm như vậy ta có thể hiểu rằng: Ngành nghề
truyền thống là những ngành nghề TTCN đã xuất hiện từ lâu trong
lịch sử phát triển kinh tế của nước ta, còn tồn tại đến ngày nay, bao
gồm cả ngành nghề mà phương pháp SX được cải tiến hoặc sử dụng
những máy móc hiện đại để hỗ trợ cho SX, nhưng vẫn tuân thủ công
nghệ truyền thống.
Do sự phát triển của khoa học công nghệ nên nhiều sản phẩm mới
ra đời, có ưu thế hơn những sản phẩm truyền thống. Vì thế mà xu thế của
một số ngành nghề truyền thống dần dần bị mất đi và một số ngành nghề
mới xuất hiện để phù hợp với sự đòi hỏi khách quan của thị trường về cơ
cấu, chất lượng và chủng loại sản phẩm.
Ngành nghề truyền thống ở nước ta có nhiều chủng loại. Để thuận
tiện cho việc nghiên cứu và phân tích , có thể phân chia ngành nghề truyền
thống ở nông thôn thành 3 nhóm ngành chính:
Nhóm 1 : Nhóm chế biến nông, lâm , thủy sản.
Nhóm 2 : Nhóm công nghiệp, thủ công nghiệp, và xây dựng.
Nhóm 3: Nhóm dịch vụ [ 50- 2 ].
Hiện nay, nhóm công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng, nhóm
dịch vụ đang có xu hướng tăng lên (xem hình 1).

12



17.62%

49.88%
32.50%

Nhãm 1

Nhãm 2

Nhãm 3

17.62%

49.88%
32.50%

Nhãm 1

Nhãm 2

13

Nhãm 3


17.62%

49.88%

32.50%

Nhãm 1

Nhãm 2

Nhãm 3

H×nh1: Tû lÖ ngµnh nghÒ n«ng th«n ViÖt nam

60%
50%

50%

Hình 1: Tỷ lệ ngành nghề nông thôn Việt Nam năm 1997
40%

33%

1.1.2. Lịch sử hình thành các LNTT
30%

18% lịch sử, nó đã thực
20%
LNTT Việt Nam từng tồn tại và phát triển
lâu đời trong

sự góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân10%
tộc. Truyền thống văn hóa ấy,

đang là niềm tự hào của dân tộc ta qua các0%thế hệ nối tiếp nhau mà đến
Nhom 1

Nhom 2

Nhom 3

ngày nay vẫn còn nguyên gía trị. Đó là những thành tựu văn hóa, khoa học
kỹ thuật với các sản phẩm, công cụ, kinh nghiệm SX còn lưu truyền cho
đến ngày nay. Đây chính là nền tảng và động lực cũng như mục tiêu phát
triển bền vững, lâu dài của LNTT nước ta.

- Thời Phùng Nguyên: khoảng thiên niên kỷ thứ III trước Công
nguyên, người Việt cổ đã phát minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế
tác đá, SX gốm mà đến ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi như: Khoan,
mài đá, đặc biệt là kỹ thuật khoan đồng tâm từ hai phía và kỹ thuật đánh
bóng đồ trang sức bằng đá.

14


-Thời Đông Sơn: từ gần 3.000 năm đến 258 trước Công nguyên,
người Việt Đông Sơn dường như đã nắm vững đặc tính, công dụng của hầu
hết các loại hợp kim chủ yếu thời cổ đại, đã phát minh ra công thức đồng
thau, đồng thanh. Trống đồng Đông Sơn, một trong những sản phẩm độc
đáo của nghề đúc đồng đương thời. Lúc bấy giờ nông nghiệp thời Đông
Sơn khá phát triển, nó đã tạo điều kiện cho nghề thủ công được mở rộng.
Ngược lại nghề thủ công phát triển đã tác động vào nông nghiệp bằng các
công cụ SX có hiệu quả.
- Thời kỳ Bắc thuộc: đây là thời kỳ nhân dân ta đấu tranh bền bỉ,

quyết liệt chống lại bọn xâm lược phong kiến phương Bắc giành lại nền
độc lập dân tộc về chính trị, kinh tế và văn hóa.
Do chính sách đồng hóa triệt để của quân xâm lược phong kiến
phương Bắc, các dấu tích lịch sử về nghề thủ công và lịch sử văn hóa dân
tộc, nói chung còn lại đến ngày nay rất mờ nhạt.
Tuy bị cấm đoán, song một số yếu tố kỹ thuật vẫn tiếp tục vươn lên
và kinh nghiệm SX của người Hán vẫn dược du nhập vào Việt Nam như
nghề làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải vẫn được đẩy
mạnh. Mặt khác để phục vụ cho nhu cầu xây dựng thành luỹ, dinh thự,
lăng mộ và để phục vụ cho bọn quan lại nhà Hán, hàng loạt thợ thủ công
được dồn đến công trường lớn làm nhiệm vụ SX vật liệu xây dựng, làm thợ
mộc, xây dựng lăng tẩm... do đó hình thành nên đội ngũ thợ thủ công đông
đảo, có tay nghề cao.
Do bị đô hộ suốt 1.000 năm của phong kiến phương Bắc, nghề thủ
công Việt Nam không có điều kiện phát triển. Mãi tới sau này khi Ngô
Quyền chiến thắng quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng, lập nên
Nhà nước mới, mở đầu cho thời kỳ độc lập tự chủ của nhân dân ta, nghề
thủ công của Việt Nam mới dần dần được khôi phục và phát triển thật sự.

15


- Thời kỳ độc lập tự chủ (thế kỷ XI - XIV) dưới triều đại nhà Lý
(1010 - 1225) và nhà Trần (1225 - 1400) đất nước mới thực sự phục hưng.
Đời sống kinh tế, xã hội phát triển rực rỡ nhất lúc bấy giờ. Vì thế đã tạo
điều kiện hết sức thuận lợi cho các nghề thủ công truyền thống phát triển cả
về chất lượng và chủng loại. Một số sản phẩm nổi tiếng, sống mãi cùng lịch
sử văn hóa văn minh của dân tộc. Trong đó phải kể đến nghề gốm; kiến
trúc và xây dựng; chạm khắc gỗ và đá; sơn, giấy dó, dệt tơ lụa, đúc đồng,
làm kim hoàn, đóng thuyền...

- Thời hậu Lê và thời Mạc (thế kỷ XV - XVIII) làng nghề thủ công
tiếp tục ra đời và SX ổn định. Trong các LNTT đã tập trung khá nhiều thợ
có tay nghề giỏi để SX ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân. Từ đây, những thợ thủ công ở các làng nghề ven thủ
đô Hà Nội tràn vào kinh thành Thăng Long, tạo nên phố nghề, phường
nghề. Thăng Long được đổi tên thành Đông Đô và được chia lại thành 36
phố phường để buôn bán SX hàng thủ công. Chẳng hạn phường Yên
Thái làm giấy dó, dệt lụa; phường Hàng Bạc chế tác đồ vàng bạc;
phường Ngũ Xá đúc đồng; phường Hàng Khay làm đồ sơn và đồ mỹ nghệ;
phường Hàng Trống bán dù, lọng nghi môn, trống các loại và SX tranh dân
gian [ 45 - 56].
- Thời cận đại: (Từ 1858 trở về trước)
Đầu thế kỷ XIX, thủ công nghiệp và LNTT ở nông thôn tiếp tục
phát triển. Nghề thủ công có vai trò hết sức quan trọng, thường được gắn
với tên làng tên xã của nông thôn Việt Nam như gốm Thổ Hà, gạch Bát
Tràng, tranh dân gian Đông Hồ... Với hàng trăm mặt hàng thủ công đặc sắc
của Việt Nam đã thể hiện rất rõ sự tài năng trí thông minh sáng tạo trong
kỹ thuật truyền thống của ông cha ta. Nổi trội hơn cả là ngành dệt và SX
gốm, phát triển mạnh mẽ nhất ở các tỉnh: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây,
Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Đồng Nai... Ngoài ra nghề

16


đồ gỗ, may mặc, kim hoàn, rèn, đúc đồng, khai thác mỏ cũng phát triển
và tập trung chủ yếu ở miền Bắc, đây là cái nôi của ngành nghề thủ công
truyền thống Việt Nam. Lúc này các làng nghề, các phố thợ thủ công có
xu thế phát triển theo hướng tách khỏi nông nghiệp để chuyên làm các
nghề thủ công và thu hút số người tham gia từ 80 - 90%, chỉ còn 10%
dân số trong làng tham gia làm ruộng. Ở các phố nghề đã hình thành nên

hộ tiểu chủ và dần dần hình thành các nhà tư sản dân tộc đầu thế kỷ XIX.
Sự phát triển của LNTT thời kỳ này khá phong phú và đa dạng, thể
hiện sự phân công lao động và chuyên môn hóa theo nghề ngày càng cao.
Nhưng thể hiện rõ nhất là các phố - nghề ở đô thị có sự phân công lao động
hơn hẳn những làng chuyên nghề để trở thành hộ tiểu chủ, chủ bao mua
kiêm chủ tư bản.
- Thời Pháp thuộc(1958 -1945)
Thời kỳ chính quyền Pháp ở Đông Dương đóng vai trò chủ đạo
trong việc SX hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. Lúc đầu hình như chúng
không nâng đỡ gì đến kỹ thuật và công nghệ cho nghề thủ công truyền
thống của người bản xứ. Nhưng chẳng bao lâu chúng đã nhận thức ra
những khả năng kinh tế to lớn do nghề thủ công đem lại. Bởi vì, vốn bỏ ra
ít, nhưng lơị nhuận thu lại rất cao ,do tận dụng được nguồn nhân công rẻ
mạt và nguyên liệu dồi dào sẵn có ở địa phương. Vì vậy, chúng đã tiến
hành điều tra, khảo sát, đầu tư phát triển các ngành thủ công của Việt Nam.
- Từ ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc
Đi đôi với chủ trương đẩy mạnh phát triển SX nông nghiệp, phục
hồi và xây dựng công nghiệp... Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá đúng vai
trò của LNTT trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, đến
năm 1960 các LNTT ở nông thôn thực sự được phục hưng, thực sự góp
phần vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Hàng thủ công mỹ nghệ

17


của Việt Nam có bước phát triển mới, được đưa đi giới thiệu ở nhiều nước
và hội chợ trên thế giới, nhiều nhất là Đông Âu và Liên Xô.
Trong những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc ác liệt
các ngành TTCN vẫn được phát triển, hàng thủ công Việt Nam được xuất
khẩu sang các nước và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Vào

những năm 70, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao; các
LNTT, các đội chuyên ngành nghề được phát triển rộng khắp trên phạm vi
miền Bắc. Số lượng thợ thủ công tăng lên, đời sống người lao động được
cải thiện một bước đáng kể. Quy mô trung bình của các HTX tiểu thủ công
nghiệp ở miền Bắc có hàng trăm xã viên, có nơi còn lên tới hàng
nghìn,nhiều HTX được tập thể hóa hoàn toàn và phát triển thành xí nghiệp
quốc doanh địa phương. Năm 1975 toàn Miền Bắc có 4.000 đơn vị SX thủ
công nghiệp tập trung với hơn 800.000 lao động, giá trị sản lượng TTCN
toàn quốc năm 1979 đạt 27.080,9 triệu đồng (giá cố định1970) chiếm
31,4% sản lượng công nghiệp toàn quốc.
Song bước vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện và dần
dần trở thành phổ biến thói làm ẩu, làm hàng kém chất lượ ng, không
theo quy trình công nghệ truyền thống, ít đổi mới mẫu mã cho phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng. Bởi vì, người có trình độ cao, có vốn,
có khả năng SX, nhưng bị gò ép vào HTX phải chịu sự điều hành kém
hiệu quả của ban quản trị. Do đó một số làng nghề đã mất thị trường
tiêu thụ sản phẩm, thậm chí còn bị suy thóai, giảm sút nhiều mặt. Năm
1991 số HTX chuyên TTCN chỉ còn 2.700 trên phạm vi cả nước, vùng
đồng bằng Bắc bộ còn 437. Cộng vào đó là sự sụp đổ của CNXH ở
Đông Âu và Liên Xô càng làm cho LNTT mất thị trường Quốc tế.
Trước tình hình khó khăn đó một số LNTT đã cải tiến kỹ thuật, mẫu
mã, chủng loại hàng hóa thích ứng với nền kinh tế thị trường như làng
gốm Bát Tràng, chạm khắc gỗ Đồng Kỵ, dệt lụa Vạn Phúc... còn rất

18


nhiều làng nghề có truyền thống hàng mấy trăm năm hoặc lâu hơn nữa
như gốm Thổ Hà, Hương Canh, giấy dó Yên Sở và một số làng nghề
khác đến nay vẫn chưa phục hồi được.

1.1.3. Đặc điểm của làng nghề truyền thống vùng ven thủ đô Hà Nội
LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội có lịch sử lâu đời, phát triển đa dạng
và phong phú, được thể hiện ở một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội có sự phát triển đa dạng
về quy mô, về cơ cấu ngành nghề và gắn chặt với sản xuất nông nghiệp.
Các LNTT ở ven thủ đô Hà Nội đều ra đời và tách dần từ nông
nghiệp. Ban đầu người lao động ở nông thôn do nhu cầu việc làm và thu
nhập đã làm nghề thủ công bên cạnh làm ruộng, nghề chính là nghề làm
ruộng, nghề phụ là nghề thủ công. Khi lực lượng SX đã phát triển thì thủ
công nghiệp tách ra thành ngành độc lập, vươn lên thành ngành SX chính
ở một số làng; song để đảm bảo cuộc sống, người dân bao giờ cũng làm
thêm nghề nông hay đi buôn bán và làm thêm nghề khác. Sự kết hợp đa
nghề này thường được thể hiện trong một làng hay trong từng gia đình. So
với các vùng khác trong cả nước LNTT ở ven thủ đô Hà Nội có sự phát
triển lâu đời hơn, nhưng nó vẫn gắn chặt với nông nghiệp. Bởi vì người thợ
thủ công vốn là người nông dân tách ra làm nghề thủ công. Từ đó hàng loạt
nghề thủ công truyền thống ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của
nông dân, nông nghiệp và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Trong những năm qua LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội có sự phát
triển đáng kể, nhất là từ 1992 trở lại đây. Có những làng nghề đã phát triển
thành xã nghề và sản phẩm của nó đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sự
phát triển đó thể hiện rất rõ về cơ cấu ngành nghề, về trình độ công nghệ,
về quy mô...

19


- Về cơ cấu ngành nghề trong vùng đã có sự thay đổi thích ứng với
cơ chế thị trường, một số ngành phát triển mạnh như SX vật liệu xây dựng,
chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí... chẳng hạn ở Bắc Ninh, tỷ trọng

giá trị SX của một số ngành trong công nghiệp nông thôn (trong đó tỷ trọng
làng nghề chiếm trên 95%) thể hiện như sau:
Cơ khí

23,9%

Chế biến nông sản thực phẩm 8,9%
SX vật liệu xây dựng
Dệt, may, giấy
Chế biến lâm sản

20,0%
16,1%
28%

Tỷ trọng giá trị sản lượng của một số ngành chủ yếu trong công
nghiệp nông thôn của Hà Tây (trong đó tỷ trọng của làng nghề chiếm tơí
80%) cụ thể là:
Chế biến nông sản thực phẩm 24,2%
Dệt

11,4%

Khai thác đá, cát sỏi

1,6%

Mộc dân dụng

11,1%


Chế biến lâm sản

20,8%. [10 - 249]

Có thể nói cơ cấu ngành nghề của LNTT trong vùng rất đa dạng
phong phú. Ở các địa phương tỷ lệ ngành nghề cũng khác nhau do nhu cầu
tiêu thụ và nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhau.
- Về qui mô, đại bộ phận các cơ sở SX kinh doanh trong LNTT có
qui mô nhỏ. Bình quân mỗi hộ gia đình có khoảng vài ba chục triệu đồng.
Do tính đặc thù của LNTT trong vùng là phát triển với nhiều loại quy mô
và mô hình SX. Cho nên các đơn vị SX với quy mô, hình thức tổ chức cũng
mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn như các hộ, tổ hợp tác, HTX...

20


Trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định ấy, các quy mô, hình thức
tổ chức SX của LNTT cũng mang dáng dấp về quy mô, hình thức của SX
công nghiệp đô thị hoặc các khu công nghiệp tập trung. Đó là các công ty,
các doanh nghiệp công nghiệp ở nông thôn. Đặc biệt là trong những năm
gần đây do nhu cầu của thị trường còn xuất hiện những nghề mới như chế
biến nông sản, thực phẩm, SX vật liệu xây dựng và xây dựng... đã hình
thành nên những công ty xây dựng như ở Nội Duệ (Tiên Du - Bắc Ninh).
- Về trình độ kỹ thuật và công nghệ, đã có sự đan xen kết hợp yếu
tố truyền thống với yếu tố hiện đại trên cơ sở tận dụng tiềm năng và lợi thế
lao động của mỗi địa phương, đồng thời kết hợp tay nghề cao với công cụ
cơ giới hóa, hiện đại hóa và áp dụng công nghệ tiên tiến vào SX như thiết
bị chế biến lương thực, thực phẩm, công nghệ sinh học...
Thứ hai, sản phẩm của các LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội phát

triển đa dạng có tính tập trung cao.
Do nằm ở vùng ven đô và khu công nghiệp tập trung, sản phẩm của
LNTT thường nhạy bén với thị trường trong việc đổi mới mẫu mã, chất
lượng và có điều kiện thay đổi hướng SX một cách linh hoạt. Nhờ bám sát
thị trường, am hiểu thị hiếu nên các mặt hàng của LNTT được cải tiến
nhanh chóng và ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm
của họ ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường hàng thủ công nghiệp kể cả
thị trường trong nước và thị trường Quốc tế. Đây là nét nổi trội mang tính
đặc thù của vùng ven thủ đô Hà Nội. Hiện nay các sản phẩm thuộc nhóm I
được tiêu dùng rộng rãi trên phạm vi trong vùng và cả nước. Đối với nhóm
II, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ có ưu thế hơn hẳn các vùng khác về
xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu ra nước ngoài. Bởi vì
sản phẩm mang tính đơn chiếc có tính mỹ thuật cao. Mỗi một sản phẩm là
một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện rất rõ trên những bức chạm khảm bằng
vàng bạc, thêu ren và những bộ gốm sứ cao cấp... Hơn nữa các LNTT

21


không chỉ đơn giản cung cấp tư liệu tiêu dùng, mà còn là nơi trao đổi tư
liệu SX với nhau. Khi trên thị trường xuất hiện nhu cầu mới về chủng loại,
mẫu mã của hàng hóa nào đó các nhà SX trong làng nghề tự đánh giá tình
hình và khả năng kinh doanh của mình, nếu thấy có thể thay đổi SX họ
thường nhạy bén thay đổi thiết bị, công nghệ và trực tiếp tổ chức việc SX
ra hàng hóa đó để thoả mãn nhu cầu của xã hội.
LNTT trong vùng là một trong những yếu tố cấu thành cơ cấu kinh
tế nông thôn. Nó là một bộ phận quan trọng của kinh tế nông thôn, hay
công nghiệp nông thôn lấy cơ sở ban đầu là LNTT để phát triển TTCN.
Những vùng nghề, làng nghề là đặc điểm nổi bật của công nghiệp vừa và
nhỏ ở nông thôn. Từ kết quả phát triển tích cực này đã tạo nên các cụm

công nghiệp nông thôn nổi tiếng trong vùng như: Đồng Kỵ, Đa Hội, Phong
Khê (Bắc Ninh) Dương Liễu, Vạn Phúc (Hà Tây), Trai Trang (Hưng Yên),
Bát Tràng (Hà Nội)... Đây là điều kiện hết sức quan trọng và thuận lợi cho
việc phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Các cụm
SX tập trung đã hình thành nên sự phân công lao động rất chặt chẽ và trở
thành vệ tinh cho công nghiệp đô thị.
Thứ ba, lao động làm nghề truyền thống có sự phát triển tập trung
và thuận lợi hơn các vùng trong cả nước.
Lao động trong LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội là những người có
trình độ kỹ thuật cao, tay nghề tinh xảo, khéo léo, có đầu óc thẩm mỹ và
đầy tính sáng tạo. Bởi vì ở vùng ven thủ đô Hà Nội, các làng nghề tồn tại
khá lâu đời, hình thành nên những làng nghề thủ công truyền thống. Chẳng
hạn làng nghề gốm sứ Bát Tràng có bề dày lịch sử trên 500 năm, nghề
khảm trai Chuyên Mỹ (Hà Tây) có tương đối sớm vào thế kỷ XII, làng giấy
dó Dương Ổ (Bắc Ninh) có lịch sử trên 800 năm... Đây là điều kiện hết sức
thuận lợi cho phát triển LNTT. Những điều kiện đó là:

22


- Có lớp nghệ nhân đông đảo, có tay nghề giỏi được truyền từ thế hệ
này đến thế hệ khác đã và đang làm nòng cốt truyền dạy những kinh nghiệm,
kỹ năng, kỹ xảo, những thói quen nghề nghiệp cho các nghệ thế hệ sau.
- Ngoài những nghệ nhân tài ba, vùng ven Hà Nội là nơi tập trung
nhiều thợ có tay nghề cao và có nhiều lợi thế về lao động.
- Vùng ven thủ đô Hà Nội có trình độ dân trí và trình độ kỹ thuật giỏi,
đặc biệt có nhiều kỹ thuật cổ truyền đến nay công nghiệp chưa thay thế được.
- Là nơi có vị trí thuận lợi về giao thông và thị trường tiêu thụ sản
phẩm; Vì vậy LNTT vùng ven đô có điều kiện phát triển hơn so với vùng
đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Trước đây, lao động trong LNTT của vùng chủ yếu là thủ công;
nhưng ngày nay, do có sự phát triển của khoa học - công nghệ, các làng
nghề trong vùng đã ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào SX ngày càng
nhiều, nhất là trong lĩnh vực SX gốm sứ, trong chế biến lương thực, thực
phẩm... Nhưng tùy theo từng loại sản phẩm để đổi mới công nghệ, có
những loại sản phẩm vẫn phải bảo đảm quy trình SX theo công nghệ truyền
thống để giữ gìn giá trị truyền thống của dân tộc.
Mặt khác, vùng ven thủ đô Hà Nội là nơi giao lưu văn hóa với cả
nước và người nước ngoài cho nên, lao động làm nghề truyền thống phải là
những lao động có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề giỏi mang tính mỹ thuật
độc đáo, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và Quốc tế. Từ đặc
điểm này, mà những năm gần đây, một số làng nghề đã hình thành trên cơ
sở lan toả của LNTT tạo thành xã nghề hoặc trên một vùng lãnh thổ. Từ đó
hình thành nên sự liên kết giữa các làng nghề với trung tâm đô thị, để
thường xuyên bổ sungvà bảo đảm những cân đối cân thiết cho các hoạt
động của làng nghề.

23


Thứ tư, về hình thức tổ chức SX kinh doanh của LNTT vùng ven thủ
đô Hà Nội.
Vùng ven thủ đô Hà Nội , bên cạnh nghề làm ruộng truyền
thống còn có những ngành nghề TTCN tồn tại lâu đời. Thời kỳ mới
hình thành, quy mô SX trong các LNTT chủ yếu là hộ gia đình huyết
thống gắn với các phường nghề, hội nghề như: phường gốm, phường
mộc, phường đúc đồng...
Trong thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp LNTT trong vùng
được thể hiện thành "Đội ngành nghề" của HTX như: đội gốm, đội mộc,
đội nề, đội làm sơn mài, sơn khảm... nơi đông thợ thủ công thì thành lập

HTX thủ công nghiệp. Nhưng trong cơ chế cũ "Đội ngành nghề" hay "HTX
thủ công nghiệp" hoạt động kém hiệu quả không tồn tại được nữa.
Từ khi bước vào cơ chế mới, quy mô SX trở về với mô hình truyền
thống là hộ gia đình, đồng thời xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, công ty
cổ phần, các hình thức hợp tác và HTX kiểu mới... Trên cơ sở các hình thức
sở hữu này, các doanh nghiệp, các HTX có bước phát triển và được pháp
luật thừa nhận. Chính cơ chế mới đã tạo điều kiện thuận lợi để khuyến
khích đa dạng hóa các hình thức tổ chức SX kinh doanh trong LNTT. Tuy
nhiên trong những năm qua, số đông các LNTT hình thức SX kinh doanh
hộ gia đình vẫn còn chiếm ưu thế,có nơi lên tới 90%.
Hiện nay, trong quá trình phát triển đi lên SX cơ giới hóa, kế thừa
và phát huy kinh nghiệm chuyển từ HTX thủ công nghiệp lên trình độ HTX
tiểu công nghiệp, các hộ SX kinh doanh trong LNTT vẫn tiếp tục đẩy
mạnh, đẩy nhanh trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho SX như: làng
dệt lụa Vạn Phúc (Hà Tây); làng rèn Đa Hội, làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ
(Từ Sơn - Bắc Ninh); làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)... đặc biệt là nghề
gốm sứ đã sử dụng một cách phổ biến máy nghiền đất, đá, máy phun men,

24


lò điện và bắt đầu dùng lò gaz vào quá trình SX. Tuy nhiên trong quá trình
vận động để phát triển, các hộ gia đình sẽ xảy ra nhiều vấn đề bất cập như:
quy mô SX không được mở rộng, không có điều kiện để đầu tư lớn cho SX.
Thứ năm, LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội là một sự kết tinh giá trị
văn hóa văn minh lâu đời của dân tộc.
Từ xa xưa người nước ngoài hiểu Việt Nam, quan hệ mật thiết với
Việt Nam, trước hết là từ yếu tố văn hóa. Nói như vậy không có nghĩa là
chúng ta coi nhẹ các yếu tố khác. Một đặc điểm nổi bật hiển nhiên là những
làng thủ công mỹ nghệ trong các LNTT vùng ven thủ đô Hà Nội mang chất

văn hóa dân tộc rất đậm đà và là những bảo vật vô giá. Trống đồng Ngọc
Lũ; tượng Phật nghìn tay, nghìn mắt; tranh sơn mài, sơn lụa; tranh dân
gian; khắc trên đá trên gốm... Chúng đã chứng minh đời sống sinh hoạt, cảnh
quan thiên nhiên và phong tục tập quán của dân tộc ta qua từng thời kỳ lịch
sử.
Các phố cổ của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội như: Hàng Lược,
Hàng Đào, Hàng Mắm, Hàng Khoai, Hàng Quạt, Hàng Da, Hàng Khay,
Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Sắt... là nơi mà những người thợ thủ công
vùng ven thủ đô Hà Nội vào làm ăn sinh sống.
Các sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam vừa phản ánh những
nét văn hóa chung của dân tộc vừa có những nét riêng của làng nghề. Ngay
cả người Việt Nam sống ở nước ngoài khi nhớ về quê hương là nhớ ngay
đến dấu ấn đậm nét của mỗi làng nghề với bao sản phẩm độc đáo. Như vậy
LNTT không chỉ là những đơn vị kinh tế, thực hiện mục tiêu SX hàng tiêu
dùng, và hàng xuất khẩu mà còn mang nét đặc sắc, biểu trưng của nền văn
hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng làng xã Việt Nam nói chung và vùng ven
thủ đô Hà Nội nói riêng luôn là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị và là
những tài sản vô giá, bởi nó mang đậm nét văn hóa văn minh Việt Nam.

25


×