Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đánh giá và đề xuất ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần Giấy Sông Lam – tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 53 trang )

Trêng ®¹i häc vinh
KHOA SINH HỌC
===  ===

TRẦN THỊ KIỀU NGÂN

BÀI TẬP LỚN
Đề tài: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN GIẤY SÔNG LAM – TỈNH NGHỆ AN

HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Vinh - 5/2012


Bi tp ln hc phn Cụng ngh mụi trng

Khoa Sinh hc

= =

Trờng đại học vinh
KHOA SINH HC
=== ===

BI TP LN
ti: NH GI V XUT NG DNG CễNG

NGH SN XUT SCH HN TI CễNG TY C


PHN GIY SễNG LAM TNH NGH AN

HC PHN CễNG NGH MễI TRNG

Sinh viên thực hiện

TS. Hoàng Vĩnh Phú
: Trần Thị Kiều Ngân

Mã số sinh viên

: 0953060974

Giảng viên hớng dẫn :

Sinh viờn thc hin: Hong Anh Ton

Lp: 50B _ KHMT


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Líp

Khoa Sinh học

: 50B _ KHMT

MỤC LỤC
Trang


5. Sản xuất sạch hơn đảm bảo sản xuất và phát triển bền vững....43

Sinh viên thực hiện: Hoàng Anh Toàn

Lớp: 50B _ KHMT


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

A - MỞ ĐẦU

I. Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt Nam là một ngành quan trọng
trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. Mặc dù không phải là ngành đóng góp lớn
cho thu nhập quốc dân nhưng lại cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ phát triển
giáo dục, văn hoá xã hội và nhiều ngành công nghiệp khác. Mặt khác công nghiệp
giấy và bột giấy được coi là một trong những ngành mũi nhọn góp phần xoá đói
giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội vùng sâu vùng xa.
Quá trình công nghiệp hóa nhanh và rộng là một trong những yếu tố đóng
góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh những nhân tố
tích cực mà ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy mang lại thì vấn đề ô
nhiễm môi trường do sản xuất từ ngành cũng rất đáng báo động. Do đặc thù sử dụng
nhiều nước, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước cao, nên việc xử lý ô nhiễm
cũng như giảm thiểu các tác động tới môi trường và hệ sinh thái đang là vấn đề nan
giải và tìm hướng giải quyết đúng đắn từ phía các doanh nghiệp.
Xét đến quy trình công nghiệp cần phải hiểu rằng bất cứ quy trình hoặc hoạt
động nào cũng không bao giờ đạt được hiệu quả 100%. Luôn có tổn hao nào đó vào

môi trường và không thể chuyển thành dạng sản phẩm hữu dụng. Tổn hao này là sự
lãng phí hay sự ô nhiễm luôn gắn liền với sản xuất công nghiệp. Yếu tố này thường
được nhắc tới như “cơ hội bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Tỷ lệ phát sinh chất
thải thường rất cao và có một thực tế là rất ít nhà sản xuất công nghiệp nhận ra điều
này . Hay nói cách khác các cơ sở sản xuất công nghiệp đã áp dụng các giải pháp
sản xuất sạch hơn (SXSH) vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp mình.
Giải pháp này phù hợp với khả năng tài chính và năng lực của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. Thực hiện chiến lược SXSH sẽ giúp cho các doanh
nghiệp có những thông tin đáng tin cậy để quyết định đầu tư hiệu quả, đồng thời là
cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm
việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000.
Công ty CP Giấy Sông Lam là một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất bột
giấy và giấy các loại, vật tư, thiết bị, hoá chất ngành giấy, với công suất sản phẩm
10.000 - 15.000 tấn giấy Kraft/năm. Nguồn nguyên liệu sử dụng của Công ty chủ
yếu là tre nứa, các loại giấy phế thải và các chất phụ gia khác. Đặc thù của ngành là
qua quá trình sản xuất, nguồn nước thải ra môi trường thường có chứa kiềm dư, bột
giấy lơ lửng có chứa hàm lượng BOD, COD cao. Quá trình cháy của lò hơi cũng
thải ra môi trường một lượng khí thải như CO2, SO2 và bụi than; chất thải rắn bao
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
1


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

gồm các loại xơ sợi xenlulo phân hủy từ bãi nguyên liệu…Nhận thức rõ những tác
động từ sản xuất của Nhà máy tới môi trường, Công ty đã tiếp cận phương thức

SXSH từ những năm 2000 – 2001, công ty CP Giấy Sông Lam cũng đang gặp phải
nhưng khó khăn trong sản xuất. Đòi hỏi cần thiết phải xây dựng hệ thống giải pháp
nhằm áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào hoạt động sản xuất của công ty CP
Giấy Sông Lam và đây cũng là lý do thực hiện đề tài: "Đánh giá và đề xuất ứng
dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại công ty cổ phần Giấy Sông Lam – tỉnh
Nghệ An " nhằm tìm ra các pháp phù hợp, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế
xã hội của công ty với môi trường. Góp phần triển bền vững ngành sản xuất Giấy và
Bột giấy.
II. Mục tiêu và ý nghĩa đề tài
1. Mục tiêu
Đề tài "Đánh giá và đề xuất ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn tại
công ty cổ phần Giấy Sông Lam – tỉnh Nghệ An " nhằm tìm hiểu hoạt động của
công ty cổ phần Giấy Sông Lam qua đó đưa ra các giải pháp SXSH nhằm mục tiêu:
Tìm hiểu khảo sát tình hình hoạt động của dây chuyền Xeo 1 - Phân xưởng
sản xuất giấy In, giấy Viết – Xí nghiệp 1 - Công ty Cổ phần Giấy Sông Lam qua
đó đưa ra các giải pháp SXSH tại cơ sở nhằm:
- Tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, điện nước cho sản xuất, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm đồng thời giảm giá thành sản phẩm.
- Giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất từ đó làm giảm
thiểu ô nhiễm, giảm lượng chất thải thải ra môi trường cho Công ty đồng thời bảo
vệ môi trường chung cho toàn xã hội.
2. Ý nghĩa
Đề tài được thực hiện với ý nghĩa thực tiễn:
- Phác họa được hiện trạng môi trường và tình hình sản xuất tại Công ty CP
Giấy Sông Lam – tỉnh Nghệ An
- Đề xuất các giải pháp SXSH có thể áp dụng cho Công ty nhằm cải thiện
môi trường và tăng hiệu quả kinh tế.

III. Phạm vi nghiên cứu
Bài báo cáo tập trung vào nghiên cứu các biện pháp sản xuất sạch hơn đã được

công ty cổ phần Giấy Sông Lam – Nghệ An áp dụng trong sản xuất tại nhà máy và
những kết quả thu được từ khi bắt đầu đến thời điểm hiện tại.

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
2


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu của đề tài là dây chuyền OCC tại Phân xưởng bột
thuộc Xí nghiệp 2 - Công ty CP Giấy Sông Lam
2. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập tài liệu: Tài liệu sử dụng trong bài được thu thập
từ các nguồn:
+ Thu thập các tài liệu về quy trình công nghệ sản xuất, định mức nguyên
vật liệu, các báo cáo của công ty CP Giấy Sông Lam;
+ Thu thập tài liệu trên các website;
+ Báo cáo khoa học chuyên ngành liên quan tới công nghiệp Giâsy và
SXSH;
+ Giáo trình, bài giảng môn học, tài liêu hướng dẫn SXSH, tài liệu đào tạo
cán bộ kỹ thuật SXSH trong nghành giấy.

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân


Lớp: 50B _ KHMT
3


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

B - NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1.1. Khái niệm SXSH
Định nghĩa về SXSH của UNEP (United Nations Enviroment Programme)
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc: “Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên
tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất,
sản phẩm và dịch vụ, nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm rủi ro cho con
người và môi trường”. Như vậy SXSH chính là cách tiếp cận mới và có tính sáng
tạo đối với sản phẩm và quá trình sản xuất.
- Đối với các công đoạn sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo quản nguyên
liệu thô và năng lượng, loại bỏ nguyên liệu thô độc hại, giảm số lượng và độ độc
của tất cả các chất phát sinh hoặc chất thải.
- Đối với việc thiết kế và phát triển sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm
thiểu các tác động tiêu cực trong vòng đời sản phẩm, từ khâu tuyển chọn khai thác
nguyên liệu thô đến khâu loại bỏ cuối cùng.
- Đối với dịch vụ: SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về môi trường
trong quá trình thiết kế và cung cấp dịch vụ. [3]
SXSH (Cleaner Production – CP) là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra
phương thức sử dụng nguyên nhiên liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, đồng
thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trường. Bằng cách
khảo sát quy trình sản xuất một cách hệ thống, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản
phẩm đầu ra. SXSH có thể giúp những giải pháp tiết kiệm thực tế, để từ đó tiết kiệm

chi phí cho doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên nhiên
liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ
sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được
điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng
như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về SXSH.
1.2. Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện SXSH
Áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp, công ty đem lại hiệu quả rất lớn về
mặt kinh tế và môi trường. Tuy nhiên trước khi áp dụng phải đáp ứng được các điều
kiện cụ thể sau: [6]
- Tự nguyện, có sự cam kết của ban lãnh đạo. Một đánh giá SXSH thành
công nhất thiết phải có sự tự nguyện và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo.

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
4


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

Cam kết này thể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp. Sự nghiêm túc được thể
hiện qua hành động không chỉ dừng lại ở lời nói.
- Có sự tham gia của công nhân vận hành. Những người giám sát và vận
hành là những người góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các giải pháp SXSH.
- Làm việc theo nhóm. Để đánh giá SXSH thành công, không thể tiến hành
độc lập mà phải có sự đóng góp ý kiến của thành viên trong nhóm SXSH.
- Phương pháp luận khoa học. Để SXSH bền vững và có hiệu quả cần phải

áp dụng và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá SXSH.
Để SXSH thâm nhập vào cuộc sống xã hội và áp dụng rộng rãi cần có những
yêu cầu chung để thúc đẩy SXSH.
- Quán triệt các nguyên tắc SXSH trong luật pháp và các chính sách phát
triển quốc gia. Các nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm nói chung và SXSH nói riêng
phải được lồng ghép trong tất cả các quy định pháp lý và chính sách pháp triển quốc
gia. Nhanh chóng ban hành các chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ
sạch và các hướng dẫn thực hiện SXSH.
- Nhận thức của cộng đồng và thông tin về SXSH. Để tạo sự hiểu biết rộng
rãi trong tất cả các thành phần xã hội về SXSH cần tiến hành rộng rãi các chương
trình truyền thông, đào tạo và tập huấn về SXSH, truyền bá những thành công của
các doanh nghiệp đã áp dụng SXSH trong thời gian qua. Đồng thời thiết lập một
mạng lưới trao đổi thông tin về SXSH trên quy mô lớn.
- Phát triển nguồn lực và tài chính cho SXSH. Đây là yêu cầu quan trọng
nhất đề có thể thúc đẩy việc triển khai SXSH trong thực tế cuộc sống. Nguồn lực ưu
tiên bao gồm các cơ quan và chuyên gia tư vấn, các cơ quan đào tạo nguồn lực tài
chính có thể được xây dựng từ ngân sách nhà nước, các loại thuế, phí, quỹ và nguồn
hỗ trợ quốc tế.
- Phối hợp nhận thức và khuyến khích. Để SXSH được thúc đẩy một cách có
hiệu quả, cần kết hợp các yếu tố như: các quy định pháp lý, công cụ kinh tế và các
biện pháp giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích áp dụng SXSH. Một mô hình rất đáng được
xem xét và nhân rộng là lập quỹ môi trường ưu tiên cho doanh nghiệp vay lãi với lãi
suất thấp để thực hiện dự án SXSH.
1.3. Phương pháp luận đánh giá SXSH
Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp luận khác nhau về kiểm toán
SXSH. Tuy nhiên, nói chung có 4 phương pháp luận cơ bản về SXSH như sau:
- Phương pháp luận của United State Environmental Protection Agency
(USEPA) (1985).
- Phương pháp luận kiểm toán của UNEP và UNIDO (1991).
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân


Lớp: 50B _ KHMT
5


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

- Phương pháp luận kiểm toán Desire (1993) của Hội đồng năng suất Quốc
gia Ấn Độ.
- Phương pháp luận kiểm toán của WEC (The World Environmental Centre).
Theo phương pháp luận trên thì đánh giá SXSH là một quy trình liên tục lặp
đi lặp lại bao gồm 6 bước như sau:
Bước 1
Khởi động
Bước 6
Duy trì SXSH

Bước 2
Phân tích các công
đoạn sản xuất
Bước 3
Phát triển các cơ hội
SXSH

Bước 5
Thực hiện các giải
pháp SXSH


Bước 4
Lựa chọn các giải
Hình 1: Các bước thực
hiện trong quy trình SXSH
pháp SXSH

Bước 1. Khởi động gồm 3 nhiệm vụ
- Thành lập đội SXSH: Đội SXSH nên bao gồm đại diện các phòng/ban khác
nhau trong công ty có quan tâm đến SXSH. Quy mô và thành phần của đội SXSH
sẽ tuỳ thuộc vào tổ chức của công ty. Đội SXSH cần có năng lực nhận dạng được
các khu vực có tiềm năng áp dụng SXSH, xây dựng các giải pháp SXSH và áp dụng
chúng.
- Liệt kê các bước công nghệ : Tất cả các bước công nghệ nên được chỉ rõ,
bao gồm các bộ phận phụ trợ, lưu kho và các thiết bị quản lý chất thải nhằm có một
hiểu biết đúng về quy trình sản xuất. Đội SXSH nên đặc biệt lưu ý đến những khu
vực phát sinh chất thải chính và dễ thấy và nếu có thể thì xác định các nguyên nhân
gây phát thải. Ngoài ra công tác quản lý nội vi và thực tế kiểm soát quá trình sản
xuất cũng nên được đánh giá cẩn thận.
- Xác định và lựa chọn các bước công nghệ gây lãng phí (trọng tâm kiểm
toán): Chưa đi vào chi tiết, đội SXSH nên đánh giá tổng thể các bước công nghệ về
lượng chất thải, mức độ ảnh hưởng đến môi trường, các cơ hội SXSH hy vọng có
thể, ước tính các lợi ích (tiết kiệm chi phí)…
Bước 2. Phân tích các bước công nghệ
Trong phương pháp luận SXSH, bước này bao gồm việc thu thập và đánh giá
số liệu một cách chi tiết đối với các công đoạn đã đưa vào lựa chọn. Những thông
tin này sẽ giúp đề xuất và đánh giá các cơ hội SXSH trong các bước tiếp theo.
Trong bước này cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Chuẩn bị sơ đồ công nghệ: Việc đưa ra sơ đồ công nghệ của công đoạn đã
lựa chọn (trọng tâm kiểm toán) là rất quan trọng với mục đích xác định tất cả các
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân


Lớp: 50B _ KHMT
6


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

bước công nghệ và các nguồn phát sinh chất thải và phát thải. Sơ đồ công nghệ nên
liệt kê ở một mức độ nào đó mô tả dòng vào và dòng ra của các bước công nghệ.
- Xác lập cân bằng vật chất và năng lượng: Mục đích của cân bằng năng
lượng và vật chất là nhằm lượng hoá dòng vật chất và các tổn thất (chất thải) trong
quá trình sản xuất. Sau đó các cân bằng này sẽ được sử dụng để giám sát quá trình
thực hiện SXSH. Thông thường có thể lập được một cân bằng sơ bộ mặc dù thiếu
tài liệu, số liệu về thành phần của dòng vật chất vào/ra và các dòng tuần hoàn phức
tạp.
- Tính toán chi phí dòng thải: Chi phí của mỗi dòng thải nên được đánh giá.
Có thể có một ước tính sơ bộ thông qua việc tính toán chi phí của nguyên liệu thô
và tổn thất dòng thải sản phẩm trung gian theo dòng thải. Các phân tích chi tiết hơn
có thể đưa ra các chi phí khác nữa, bao gồm chi phí nguyên liệu thô trong chất thải,
chi phí sản xuất của nguyên liệu trong chất thải, chi phí xử lý chất thải, chi phí chôn
lấp chất thải, lệ phí thải…
- Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh dòng thải: Xem xét quá trình sản xuất, chỉ
rõ và tập chung vào các nguyên nhân phát sinh ra chất thải. Nên xem xét các kiểu
dạng nguyên nhân khác nhau, bao gồm: nguyên nhân về quản lý nội vi chưa tốt, cẩu
thả trong bảo dưỡng và hoạt động, chất lượng nguyên liệu đầu vào kém, sơ đồ bố trí
nhà xưởng chưa hợp lý và động cơ làm việc của cán bộ công nhân viên.
Bước 3. Đề xuất các cơ hội SXSH
Sau khi đã xác định được các nguyên nhân phát sinh chất thải, đội kiểm

toán có thể chuyển sang phần nhận dạng các cơ hội SXSH nhằm loại bỏ các
nguyên nhân này. Để tiếp cận mục tiêu này, cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng các cơ hội SXSH: Sau khi đã phân tích số liệu và các nguyên
nhân phát sinh chất thải, đội SXSH xem như đã được trang bị công cụ để loại bỏ
các nguyên nhân đó và sau đó sử dụng để giảm thiểu phát sinh chất thải. Vấn đề
phát hiện ra các giải pháp có tính lựa chọn khác nhau phụ thuộc vào kiến thức và
sự sáng tạo của các thành viên trong đội, cũng có nghĩa là phụ thuộc vào trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của họ. Sử dụng các kỹ thuật SXSH tạo điều
kiện thuận lợi cho nhiệm vụ nhận dạng các cơ hội SXSH.
- Lựa chọn các cơ hội có khả năng thực thi nhất: Các cơ hội SXSH sẽ được
sàng lọc để loại bỏ các cơ hội không thực tế. Quá trình loại bỏ này nên đơn giản,
nhanh gọn, đi thẳng vào vấn đề và thông thường việc loại bỏ chỉ mang tính định
tính. Các cơ hội còn lại sẽ được nghiên cứu khả thi một cách chi tiết hơn.
Bước 4. Lựa chọn các giải pháp SXSH

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
7


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

Luận chứng khả thi các cơ hội có khả năng nhất cần được đánh giá để chọn
lựa ra được các giải pháp thực tế nhất. Cần tiến hành các đánh giá sau:
- Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật: Trước khi lựa chọn một giải pháp để
triển khai, cần đánh giá cơ hội SXSH dự kiến triển khai về mặt kỹ thuật. Để đạt
được mục đích này, cần phải tiến hành đánh giá các ảnh hưởng của giải pháp SXSH

dự kiến tác động lên quy trình sản xuất, sản phẩm, sản lượng, mức độ an toàn…
Ngoài ra cần phải liệt kê một danh mục các thay đổi kỹ thuật cần thiết để triển khai
cơ hội SXSH này.
- Đánh giá tính khả thi về mặt về mặt kinh tế: Nên ưu tiên cho các giải pháp
có vốn đầu tư thấp, thường chỉ yêu cầu các phân tích đơn giản như tính toán thời
gian hoàn vốn. Đối với các giải pháp yêu cầu đầu tư cao hơn, cần có các đánh giá
thích hợp nhằm đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế.
- Đánh giá tính khả thi về mặt về mặt môi trường: Trong phần lớn các trường
hợp, lợi ích về mặt môi trường của SXSH là hiển nhiên. Nhưng vẫn cần đánh giá
xem liệu SXSH có thực sự làm giảm các chất độc hại và lượng các chất thải phát
thải vào môi trường hay không.
- Lựa chọn giải pháp thực hiện: Tiến hành tổng hợp các đánh giá kỹ thuật,
kinh tế và môi trường để chọn ra các giải pháp thực tế nhất và có tính khả thi cao
nhất. Việc soạn thảo các tài liệu phù hợp cho các giải pháp đã được lựa chọn sẽ rất
có ích trong quá trình tìm kiếm và phê duyệt nguồn vốn để thực hiện các giải pháp
này.
Bước 5. Thực hiện các giải pháp SXSH
Các giải pháp SXSH có tính khả thi cao nhất sẽ được lựa chọn để thực hiện.
Một số lớn các giải pháp có thể thực hiện ngay sau khi phát hiện ra chúng, trong khi
một số khác lại yêu cầu một kế hoạch có tính hệ thống để triển khai thực hiện. Để đạt
được mục tiêu này cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chuẩn bị triển khai thực hiện: Nhiệm cụ này bao gồm thu xếp các nguồn tài
chính theo yêu cầu, đề ra các công việc cần thực hiện, các chuẩn bị chi tiết về kỹ
thuật và lập kế hoạch triển khai. Phổ biến thông tin, nhận thức đúng và thông tin liên
lạc thông suốt sẽ lôi kéo được sự tham gia của các phòng/ban và các nhân viên quan
trọng.
- Thực hiện các giải pháp SXSH: Việc thực hiện các giải pháp SXSH cũng
giống như việc triển khai các công tác mở rộng/cải tiến bình thường khác. Nhằm đạt
được các kết quả tối ưu nhất, không nên bỏ qua các vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tại
chỗ và coi đây là hoạt động quan trọng

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
8


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

- Giám sát và đánh giá kết quả: Đánh giá việc triển khai thực hiện SXSH là
công việc cần làm nhằm mục đích tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các sai lệch so với
mục tiêu đã đề ra như để thông tin cho các cấp lãnh đạo và duy trì cam kết với họ đối
với SXSH.
Bước 6. Duy trì SXSH
Về cơ bản, bước này có hai hoạt động:
- Duy trì các giải pháp SXSH: Nhìn chung trong các giải pháp như quản lý nội
vi, tối ưu quá trình sản xuất, công nhân viên thường có xu hướng quay trở lại thói
quen làm việc cũ gây lãng phí nếu không liên tục được nhắc nhở/khuyến khích để
duy trì tác phong làm việc mới được cải tiến. Các chương trình khen thưởng và tuyên
dương có thể là một phương cách giúp duy trì sự tham gia không ngừng của nhân
viên trong công ty.
- Xác định và lựa chọn các bước công nghệ gây lãng phí: Sau khi đã lựa chọn
và cải tiến được công đoạn gây lãng phí, tiến hành lựa chọn trọng tâm kiểm toán
SXSH tiếp theo. Các trọng tâm kiểm toán mới được lựa chọn sẽ tuân thủ theo các
bước như đã trình bày ở trên.
1.4. Phân loại các giải pháp SXSH
Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi, mà còn là thay đổi
trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH có thể được
chia thành 3 nhóm sau:


PHÂN LOẠI CÁC GIẢI PHÁP SXSH
Giảm chất thải tại nguồn

Tuần hoàn và tái sử dụng

Quản lý tốt nội vi

Tận thu và tái sử dụng tại chỗ

Thay đổi nguyên liệu đầu
vào
Kiểm soát quy trình tốt hơn
Cải tiến thiết bị

Tạo ra sản phẩm phụ hữu dụng
Cải tiến sản phẩm
Thay đổi sản phẩm

Thay đổi công nghệ

Thay đổi bao bì

Hình 2: Phân loại các giải pháp SXSH
Giảm chất thải tại nguồn:
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
9



Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

- Quản lý nội vi: Là một loại giải pháp đơn thuần nhất của SXSH. Đây là kỹ
thuật phòng ngừa các chỗ rò rỉ, chảy tràn thông qua bảo dưỡng phòng ngừa và kiểm
tra thiết bị thường xuyên, cũng như kiểm soát việc thực hiện đúng hướng dẫn của
công việc hiện có thông qua đào tạo và giám sát phù hợp. Quản lý nội vi không đòi
hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện ngay sau khi được các giải pháp.
- Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng
bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường. Nguyên liệu tái tạo, ít độc hại
hơn hoặc sử dụng vật tiệu phụ trợ có tuổi thọ hữu ích dài hơn. Thay đổi nguyên liệu
còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử
dụng cao hơn.
- Kiểm soát quá trình tốt hơn: Theo dõi sự tuân thủ thông số vận hành của
quy trình thiết kế, sửa đổi các quy trình làm việc, các hướng dẫn vận hành thiết bị
để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản
xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất nhiệt độ, áp suất,
pH, tốc độ… cần được giám sát và duy trì gần với điều kiện tối ưu nhất.
- Cải tiến thiết bị: Cải tiến các thiết bị sản xuất và phụ trợ hiện có để nguyên
liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, tối ưu
kích thước kho chứa, thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị, hay có
thể lắp thêm các bộ phận đo đạt kiểm soát nhằm vận hành các quy trình làm việc,
các hướng dẫn vận hành thiết bị để đạt hiệu quả cao hơn và giảm tỉ lệ phát thải.
- Công nghệ sản xuất mới: Thay thế công nghệ, trình tự trong quy trình hoặc
cách thức tổng thể. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp
SXSH khác.
Tuần hoàn và tái sử dụng
- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: Tái sử dụng các nguyên liệu bị lãng phí cho

công đoạn khác trong dây chuyền sản xuất hoặc cho một ứng dụng hữu ích khác
trong công ty.
- Tạo ra các sản phẩm phụ hữu dụng: Thay đổi quy trình phát sinh chất thải
nhằm biến nguyên liệu bị lãng phí thành một dạng nguyên liệu có thể được tái sử
dụng hoặc tuần hoàn cho ứng dụng khác ngoài công ty.
Cải tiến sản phẩm.
- Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện về tính chất, mẫu mã và các yêu cầu
đối với sản phẩm đó để làm giảm ô nhiễm. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết
kiệm được lượng nguyên liệu và hóa chất độc hại sử dụng.
- Thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, đồng thời bảo
vệ được sản phẩm.
1.5. Lợi ích của SXSH
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
10


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp không kể lớn hay nhỏ.
SXSH giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chất thải. Các lợi ích này có thể
tóm tắt như sau: [9]
- Giảm chi phí sản xuất: SXSH giúp làm giảm việc sử dụng lãng phí nguyên
vật liệu, năng lượng trong quy trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vật
liệu và năng lượng một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra khi áp dụng SXSH còn có
nhiều khả năng thu hồi tái tạo, tái sử dụng các chế phẩm, tiết kiệm được nguyên liệu
đầu vào và chi phí xử lý.

- Giảm chi phí xử lý chất thải: SXSH sẽ làm giảm khối lượng nguyên vật
liệu thất thoát đi vào dòng thải, rủi ro từ việc xử lý trong nhà máy, thu gom và phân
huỷ các chất thải độc hại và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, do đó sẽ làm giảm khối
lượng và tốc độ độc hại của chất thải cuối đường ống vì vậy chi phí liên quan đến
xử lý chất thải sẽ giảm và chất lượng môi trường của công ty cũng được cải thiện.
- Cơ hội thị trường mới được cải thiện: Nhận thức về vấn đề môi trường của
người tiêu dùng ngày càng tăng cao, tạo nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường
quốc tế. Điều này mở ra một cơ hội thị trường mới và sản xuất ra sản phẩm có chất
lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn nếu tập trung nỗ lực vào SXSH. SXSH sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14000, chứng chỉ ISO 14000 mở ra một thị trường mới và khả năng tiếp cận thị
trường xuất khẩu tốt hơn.
- Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: SXSH phản ánh bộ mặt của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp áp dụng SXSH sẽ được có cái nhìn thiện cảm hơn của
công chúng vì đã quan tâm đến vấn đề môi trường.
- Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn: Các dự án đầu tư cho SXSH bao gồm
các thông tin về tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Đây là cơ sở cho
việc tiếp nhận các hỗ trợ của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Các cơ quan tài
chính quốc tế đã nhận thức rõ các vấn đề bảo vệ môi trường và xem xét các đề nghị
vay vốn từ góc độ môi trường.
- Môi trường làm việc tốt hơn: Bên cạnh các lợi ích kinh tế và môi trường
SXSH còn cải thiện các vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên. Các
điều kiện làm việc thuận lợi làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâm kiểm
soát chất thải, tránh lãng phí gây ô nhiễm làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức
khỏe người sản xuất.
- Tuân thủ các quy định, luật môi trường tốt hơn: Các tiêu chuẩn môi trường
về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên ngày một chặt chẽ hơn. Để
đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân


Lớp: 50B _ KHMT
11


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải,
và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản
và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải
và thậm chí giảm cả độc tố theo quy luật vòng tròn.
1.6. Rào cản
Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cải
thiện môi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong quá
trình áp dụng lại và phát sinh một số rào cản sau: [10]
Về nhận thức của doanh nghiệp:
Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, cho rằng
SXSH là việc rất khó thực hiện và khi áp dụng sẽ tốn kém nhiều.
- Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài, không muốn thay đổi quá trình sản xuất.
- Hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất còn nghèo nàn.
- Thường tập trung vào xử lý cuối đường ống.
- Chưa đánh giá cao về giá trị của tài nguyên thiên nhiên.
- Việc tiếp cận các nguồn tài chính đầu tư cho SXSH còn nhiều thủ tục phiền
hà, rắc rối.
- Xem SXSH như là một dự án chứ không phải là một chiến lược thực hiện
liên tục của công ty.
Về phía tổ chức, quản lý của các cơ quan nhà nước
- Thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý khuyến khích, hỗ trợ việc bảo
vệ môi trường nói chung và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, áp dụng SXSH nói

riêng.
- Thiếu sự quan tâm về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển công
nghiệp thương mại.
- Chưa có tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp.
- Luật môi trường chưa có tính nghiêm minh, việc cưỡng chế thực hiện luật
môi trường chưa chặt chẽ. Các quy định về môi trường còn quá tập trung vào xử lý
cuối đường ống.
Về kỹ thuật
- Thiếu các phương tiện về kỹ thuật để đánh giá SXSH hiệu quả.
- Năng lực kỹ thuật còn hạn chế.
- Hạn chế trong tiếp cận thông tin kỹ thuật, thiếu thông tin về công nghệ tốt
nhất hiện có và công nghệ hấp dẫn về mặt kinh tế.
Các cơ quan tư vấn
- Thiếu các chuyên gia tư vấn về SXSH cho các ngành công nghiệp khác
nhau.

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
12


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH Ở NƯỚC TA VÀ TRÊN
THẾ GIỚI
2.1. Trên thế giới
- Từ năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã

đưa ra sáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào
và động viên các đối tác quảng bá khái niệm SXSH trên toàn thế giới.
- Từ năm 1990 Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng
các hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “Công
nghệ và môi trường”
- Năm 1994 có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập.
- Năm 1998 UNEP chuẩn bị tuyên ngôn quốc tế về SXSH, chính sách tuyên
bố cam kết về chiến lược và thực hiện SXSH.
- SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước như Lithuania, Trung Quốc,
Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Tanzania, Mehico và đang được công nhận là một cách tiếp
cận chủ động toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp.
- Ở Lithuania vào những năm 1950 chỉ có 4% các công ty khai triển SXSH.
Con số này đã tăng lên 30% vào những năm 1990.
- Ở Cộng hòa Séc, 24 trường hợp nghiên cứu SXSH đã cho thấy chất thải
công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải
nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000 m 3/năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 24 tỷ
USD/Năm.
- Ở Indonesia bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000
USD/năm (ở nhà máy xi măng). Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho SXSH không đến
1 năm.
- Ở Trung Quốc các dự án thực nghiệm tại 51 công ty trong 11 ngành công
nghiệp đã cho thấy SXSH làm giảm được ô nhiễm từ 15-31% và có hiệu quả gấp 5
lần so với phương pháp truyền thống.
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
13


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường


Khoa Sinh học

- Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình như 2 công ty:
công ty liên doanh HERO HONDA Motors (Ấn độ 55%, Nhật Bản 45%) và công ty
Tehri Pulp an Perper Limited. Sau khi áp dụng SXSH đã giảm hơn 50% nước tiêu
thụ. Giảm 26% năng lượng tiêu thụ, giảm 10% lượng hơi tiêu thụ với tổng số tiền
tiết kiệm trên 500.000USD. Ấn Độ cũng đạt nhiều thành công trong ngành giấy và
bột giấy. Bằng các giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy sản xuất giấy và bột giấy
Ashoka (Ấn Độ) đã tiết kiệm được 118.000 USD/ năm giảm chi phí xử lý nước thải
(giảm 0,8 TPD,COD) với chi phí đầu tư là 25.000 USD thời gian hoàn vốn là 3
tháng. [6]
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam SXSH được biết đến hơn 10 năm vừa qua, công tác triển khai áp
dụng SXSH tại Việt Nam đã có được những thành công đáng kể. Mặc dù vậy, việc
triển khai SXSH vào thực tiễn quản lý môi trường trong công nghiệp vẫn còn rất
nhiều tồn tại và thách thức. Các dự án đã và đang triển khai:
- NIEM/UNEP (1995): dự án áp dụng SXSH trong công nghiệp giấy.
- CIDA/IDRC (1996): giảm thiểu chất thải trong ngành dệt (INEST thực
hiện).
- UNIDO/SECO (1998): Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC).
- Dự án SXSH tại thành phố Hồ Chí Minh (2001 - 2002) do ADEME tài trợ.
- CIDA (1997 - 2004) - dự án VCEP - hợp phần phòng ngừa ô nhiễm/SXSH
của dự án VCEP.
-Hợp phần SXSH trong công nghiệp do DANIDA tài trợ (2005 – 2010). [6]
Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011, Hợp phần Sản xuất sạch hơn
trong Công nghiệp (CPI) đã thực hiện khảo sát số liệu nền cho các mục tiêu trong
chiến lược sản xuất sạch hơn với 63 Sở Công Thương và 9012 doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp trên toàn quốc và thu được kết quả như sau: [8]
Bảng 1: Kết quả khảo sát mục tiêu chiến lược SXSH

Mục tiêu chiến lược
1. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp
có nhận thức về sản xuất sạch hơn
2. Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng sản
xuất sạch hơn giảm được tiêu thụ
năng lượng, nguyên nhiên liệu trên
một đơn vị sản phẩm
3. Mức độ giảm năng lượng, nguyên

Mục tiêu giai đoạn
2010-2015 2016-2020

Hiện trạng 2010

50%

90%

28%

25%

50%

11%

5-8%

8-13%


Đa dạng

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
14


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm
4. Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn có
bộ phận chuyên trách về hoạt động
90%
sản xuất sạch hơn
5. Tỷ lệ Sở Công Thương có cán bộ
chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn
70%
90%
18%
sản xuất sạch hơn cho công nghiệp
( Nguồn: Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.)
- Về việc đáp ứng mục tiêu 1 của chiến lược: Tỷ lệ cơ sở sản xuất công
nghiệp nhận thức về SXSH.
Tính đến năm 2011 khảo sát có 2509 doanh nghiệp, tương ứng 28% doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc có nhận thức về SXSH với mức độ
nhận thức khác nhau, từ việc nghe nói đến SXSH và nhận thức chưa đầy đủ về lợi
ích song hành kinh tế và môi trường của SXSH đến việc thực hiện áp dụng SXSH

và đáp ứng mục tiêu chiến lược.
So với mục tiêu chiến lược, có 10 tỉnh có trên 50% doanh nghiệp khảo sát có
nhận thức về SXSH, gồm: Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình, An
Giang, Bến Tre, Nghệ An, Lào Cai, Phú Thọ và Cần Thơ. Các tỉnh Đồng Tháp, Sơn
La, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Yên Bái, Trà Vinh, Ninh Bình và Vĩnh Long
có tỷ lệ nhận thức về SXSH gần sát mục tiêu chiến lược (trên 40%).
Sản xuất sạch hơn được biết đến tại hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp.
Có 8 ngành sản xuất có trên 100 doanh nghiệp nhận thức về SXSH là dệt may, rau
quả nông sản, mỏ và khai khoáng, xi măng-gạch-gốm, thủy sản, thực phẩm khác,
gỗ-tre-nứa và nhựa-cao su.
- Về việc đáp ứng mục tiêu 2 của chiến lược: Tỷ lệ cơ sở sản xuất công
nghiệp áp dụng SXSH và kết quả :
Năm 2011 khảo sát có 1031 doanh nghiệp, tương ứng 11% doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp trên toàn quốc có áp dụng SXSH, trong đó 309 doanh nghiệp,
tương ứng 3% doanh nghiệp khảo sát thu nhận được mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu
giảm 5-8%.
Có 7 tỉnh, thành phố đáp ứng được mục tiêu 25% doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, gồm: An Giang, Quảng Bình, Ninh Bình,
Yên Bái, Cao Bằng, Hà Nội và Thái Nguyên.
Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi và thu được kết quả giảm trên 5%
tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm tại hầu hết các ngành sản
xuất công nghiệp. Dệt may và xi măng-gạch-gốm có số lượng doanh nghiệp thực
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
15


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường


Khoa Sinh học

hiện sản xuất sạch hơn lớn nhất (84 doanh nghiệp mỗi ngành), trong đó số lượng đạt
mức tiêu thụ giảm nguyên nhiên liệu trên 5% tại 2 ngành này là 16 và 36.
Về việc đáp ứng mục tiêu 3 của chiến lược: Tỷ lệ các Sở Công Thương có
cán bộ có năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH
Năm 2011 khảo sát, có 12 Sở Công Thương có cán bộ có đủ năng lực hướng
dẫn áp dụng SXSH, 50 Sở Công Thương có cán bộ có khả năng phổ biến, đào tạo
về SXSH và 1 Sở Công Thương chưa xác định được năng lực SXSH.
Các Sở Công Thương có cán bộ có đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH là
Hà Nội, Bến Tre, Phú Thọ, Quảng nam, Thái Nguyên, Hải Phòng, An Giang, Cần
Thơ, Long An, Nghệ An, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đăk Lăk.
Trong số 50 Sở Công Thương có khả năng phổ biến, đào tạo về SXSH, Sở
Công Thương Vình Phúc chỉ có năng lực phổ biến, chưa có cán bộ có năng lực đào
tạo SXSH. Sở Công Thương chưa xác định được năng lực SXSH là Bình Phước do
chưa đánh giá được năng lực cán bộ có hiểu biết về SXSH.
Phần lớn các Sở Công Thương có cán bộ có khả năng phổ biến, đào tạo về
SXSH do hoạt động đào tạo giảng viên cho các Sở Công Thương năm 2010 của
Hợp phần SXSH trong Công nghiệp thực hiện. [8]
2.3 Một số nghiên cứu điển hình về SXSH ngành sản xuất giấy và bột giấy
Với sự hỗ trợ của Sở Công Thương các tỉnh và Trung tâm Sản xuất sạch Việt
Nam. Đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy đã thực hiện đánh giá
SXSH theo từng giai đoạn và áp dụng SXSH vào sản xuất. Những lợi ích từ SXSH
đem lại đối với một số cơ sở nghiên cứu sản xuất giấy và bột giấy điển hình thể hiện
ở bảng sau: [11]
Bảng 2: Lợi ích từ SXSH trong ngành sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam
Tên giải pháp

Đầu tư


Hiệu quả

Nhóm
giải pháp

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI GIẤY PHONG CHÂU
Địa chỉ: Khu 9 – TT Phong Châu – huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ
Sản phẩm: Giấy kraft sóng.
Sản lượng: 10.000 tấn/năm
Thời gian: Tháng 5-9/2008
Với sự phối hợp của: Bộ Công Thương và Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
(CPI), Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam.
1.Tăng cường giám sát chất lượng 57.000.000
giấy thu gom khi nhập kho để loại VNĐ/năm
QLNV
bỏ ngay tạp chất
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
16


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

2. Đào tạo nâng cao ý thức công
nhân vận hành.
3. Thường xuyên vệ sinh nhà
xưởng, thu hồi ngay nguyên liệu

rơi vãi.

QLNV
QLNV

4. Nâng cao nền khu bảo quản
bằng bê tông để tránh đọng nước.

QLNV

5. Sử dụng chiếu sáng tự nhiên.

QLNV

6. Đào tạo kỹ năng đốt lò hơi cho
công nhân.
7.Tăng cường bảo ôn nhiệt cho
ống dẫn hơi, sửa chữa ngay các rò
rỉ hơi.
8. Thay thế ngay các dây cu-roa
chùng
9. Khoán định mức tiêu thụ điện
10. Sử dụng tụ bù phân tán
11. Sử dụng hệ sàng nghiêng - bể
lắng thu hồi bột tại máy xeo.
12. Xây dựng hệ thống xử lý hoá
chất thu hồi bột giấy và tuần hoàn
nước thải xeo.

QLNV

QLNV
QLNV
QLNV
TĐTB
160.000.000
VNĐ/năm

142.000.000 VNĐ/năm

THTSD

2.244.000.000
VNĐ/năm

1.490.000.000 VNĐ/năm

THTB &
THTSD

955.000.000
450.000.000 VNĐ/năm
QLNV
VNĐ/năm
14. Chuyển đổi từ lò hơi đốt than
3.261.000.000
1830.000.000 VNĐ/năm
TĐQT
sang lò hơi đốt biomass thải
VNĐ/năm
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY XUẤT KHẨU THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Phường Tân Long, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Sản phẩm: Giấy vàng mã xuất khẩu sang Đài Loan
Công suất: 6.500 tấn/năm
Thời gian: Tháng 5-2008
Tham gia vào dự án trình diễn SXSH của Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp
(CPI).
1. Hạn chế thất thoát nguyên liệu
6,5 triệu động Tiết kiệm 108,1 triệu
QLNV
(che chắn khu vực chặt mảnh, vệ
đồng/năm.
13. Làm mái che khu nguyên liệu

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
17


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường
sinh, thu hồi mảnh bắn ra; nâng
cao ý thức và kỹ năng công nhân;
mua phụ liệu
đảm bảo chất lượng…)
2. Điều chỉnh chế độ đốt dầu &
lưu huỳnh hợp lý
3. Bảo dưỡng vòi phun
4. Kiểm soát chất lượng dầu mua
vào
5. Thay động cơ non/thừa tải bằng

động cơ đúng công suất

Giảm 4% nguyên liệu thô

Không chi phí

6. Lắp tụ bù phân tán
7. Chiếu sáng tự nhiên và dùng
đèn compact T8 thay cho T10 và
đèn sợi đốt

Khoa Sinh học

50 triệu VNĐ

8. Bảo dưỡng thiết bị định kỳ

Tiết kiệm: 342 triệu
VNĐ/năm dầu FO;
Giảm phát thải CO2: 125
tấn/năm;
Giảm phát thải SO2: 1,25
tấn/năm
Tiết kiệm: 156 triệu
VNĐ/năm
Thu hồi vốn: sau 4 tháng.
Giảm tiêu thụ 156.000
kWh/năm

QLNV

QLNV
KSQT
CTTB
KSQT
QLNV
QLNV

CÔNG TY CỔ PHẦN QUAN CHÂU
Địa chỉ: KCN Bắc Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Sản phẩm: Sản xuất bao bì PP và đệm mút
Sản lượng: 114.826kg (6 tháng đầu năm 2008)
Thời gian triển khai SXSH: 5/2008
Tham gia vào dự án trình diễn SXSH của Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
Tiết kiệm 27.5 triệu đồng
1. Lắp khung chắn để thu hồi sợi
7.2 triệu đồng Giảm lượng chất thải rắn
QLNV
thải trong quá trình rửa
phát sinh
Tiết kiệm 3.4 triệu đồng
2. Che chắn khu vực nhựa sau rửa
0.6 triệu đồng Giảm tỉ lệ chất thải do chất QLNV
cho quá trình tạo hạt
lượng không đảm bảo
Tiết kiệm 1.5 triệu đồng
3. Đảm bảo các dụng cụ khi tiếp
0.35 triệu đồng Giảm tỉ lệ chất thải do chất QLNV
xúc với nhựa phải sạch
lượng không đảm bảo
Tiết kiệm 4.5 triệu đồng

4.Cải tiến quá trình rửa từ rửa xuôi Không tốn chi
Giảm lượng nước thải thải TĐCN
sang rửa ngược dòng
phí
ra môi trường

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
18


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

Tiết kiệm 7.2 triệu đồng
5. Lắp đặt các tấm tôn sáng
2.2 triệu đồng Tận dụng ánh sáng tự
QLNV
nhiên, tiết kiệm điện năng
Tiết kiệm 0.9 triệu đồng
6. Lắp đặt các tấm bảo ôn cho hệ
Cải thiện chất lượng môi
0.2 triệu đồng
CTTB
thống gia nhiệt máy đùn nhựa
trường làm việc cho công
nhân
Ghi chú: QLNV: Quản lý nội vi; TĐTB: Thay đổi thiết bị; TĐQT: Thay đổi quá

trình; THTSD: Tuần hoàn tái sử dụng; TĐNVL: Thay đổi nguyên vật liệu;
Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam
2.4. Tổng quan nghành giấy ở Việt Nam.
Theo số liệu của “Dự án quy hoạch phát triển ngành giấy đến 2012, tầm nhìn
2020” do Tổng công ty giấy Việt Nam thực hiện năm 2005, tổng quan công suất
thiết kế các xí nghiệp bột giấy và giấy của Việt Nam như sau:
(1). Bột giấy :
312.000 tấn/năm.
(2). Giấy
:
1.166.000 tấn/năm.
Trong đó một số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế tập
thể công suất nhỏ không đưa vào con số thống kê trên.
Bảng 2.4 : Công suất của một số nhà máy và khu vực bột giấy lớn ở Việt
Nam (các doanh nghiệp có công suất 10.000 tấn/năm trở lên)
Tên doanh nghiệp
1. Tổng công ty giấy Việt Nam
2 Cty CP giấy Tân Mai
3. Cty Cổ phần HAPACO
4. Cty CP giấy Sài Gòn
5. Cty CP Giấy Việt Trì
6. Cty CP giấy Đồng Nai
7. Cty TNHH giấy An Bình
8. Cty CP giấy Hoàng Văn Thụ
9. Cty CP giấy Lam Sơn
10. Cty CP giấy Mục Sơn
11. Cty CP giấy Vạn điểm
12. Cty bao bì Phú Giang

Công suất, tấn/năm

Bột giấy
Giấy
68.000
110.000
60.000
120.000
38.000
86.000
24.000
100.000
10.000
54.000
-

25.000
42.000
15.000
15.000
13.000
16.000
15.000

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Sản phẩm chủ yếu
Giấy in/viết, tissue
Giấy in báo, duplex
Duplex, tissue, vàng mã
Giấy vệ sinh, duplex, medium
Giấy in/Viết, duplex, kraft –

liner
Giấy in Viết, bìa mầu, duplex
Cactong lớp sóng, lớp mặt
Giấy bao gói công nghiệp
Duplex, cactong lớp sóng
Duplex, bao gói CN
In, viết, bìa mầu, duplex
Giấy kraft, duplex

Lớp: 50B _ KHMT
19


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẤY SÔNG LAM
3.1. Vị trí địa lý
* Khái quát về công ty.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Giấy Sông lam – Nghệ An
- Địa chỉ: Xã hưng Phú, Hưng Nguyên, Nghệ An
- Điện thoại: 038 376 0128
- Fax: 038 376 0158
-Sản phẩm: Giấy Kraft, bìa carton
-Sản lượng: 5000 - 6500 tấn giấy kraft/năm; 70 - 100 tấn bìa
carton
-Đơn vị hỗ trợ: CPI
* Vị trí địa lí.

Công ty cổ phần Giấy Sông Lam đóng trên địa bàn xã Hưng Phú, Hưng
Nguyên, Nghệ An
Công ty nằm ở khu vực vùng núi, gần sông lam của huyện hưng Nguyên,
tỉnh Nghệ An, thượng nguốn thành phố vinh, tỉnh Nghệ An
* Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
20


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học

Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là thu mua, sản xuất bột giấy và giấy các loại.
Đầu tư liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, xử lý nước thải, tư vấn các
công trình nghành giấy. Mua bán vật tư thiết bị, hóa chất phục vụ nghành giấy. Đội
ngũ cán bộ công nhân viên khoảng 200 người, cùng với hệ thống máy móc hiện đại
đã đào tạo ra các sản phẩm của Công ty ngày một đa dạng về chủng loại và đảm bảo
về chất lượng.
3.2 Lịch sử hình thành của Công ty.
Công ty cổ phần giấy Sông Lam, tiền thân là Nhà máy giấy Sông Lam, được
thành lập năm 1976 với. Từ những năm 70, Giấy sông Lam đó có mặt trên thị
trường với công suất hoạt động ban đầu chỉ 1.000 tấn/năm. Vào thời kỳ đó, coong
ty là một trong những đơn vị hàng đầu đã cung cấp nhiều sản phẩm giấy và giấy
carton các loại phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và trên phạm vi toàn quốc.
Công ty cũng có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến
tranh.

Sau một thời gian dài hoạt động sản xuất, các máy móc dần xuống cấp mặc
dù công ty vẫn thường xuyên duy tu và bảo dưỡng. bên cạnh đó, sự phát triên chung
của đất nước và khu vực cũng như sự tăng mạnh trong nhu cầu sử dụng và sự cạnh
tranh trong các công ty sản xuất giấy bao bì đã thôi thúc công ty mở rộng sản xuất,
cải tạo và đầu tư hệ thống sản xuất mới. Bằng nỗ lực của cán bộ công nhân viên
cũng như ban lãnh đạo công ty, năm 1998, một day chuyền sản xuất giấy Kraft với
công suất 3.000 tấn/ nămđã đi vào vận hành. Nam 2008 công ty đã đưa vào khai
thác dây chuyền sản xuất giấy Kraft với công suất 7.000 – 10.000 tấn/ năm nâng
công suất sản xuất của công ty lên 10.000 – 15.000 tấn giấy kraft/ năm.
3.3 Một số hoạt động SXSH tại công ty.
Công ty cổ phần Giấy Sông Lam tiếp cận phương thức sản xuất sạch hơn
(SXSH) từ năm 2001. Lúc đó, giải pháp còn hết sức đơn giản, chỉ là tận dụng
nguồn nước sạch từ núi Thành và tận dụng tối đa nước ngưng lò sấy cấp cho nồi
hơi. Tuy nhiên giải pháp này vẫn áp dụng có hiệu quả đến tận bây giờ, thời điểm
Công ty đang hoàn tất việc đầu tư lớn các giải pháp SXSH với sự hỗ trợ một phần
tài chính từ Chương trình SXSH trong công nghiệp (CPI).
Kể từ khi tham gia Chương trình của CPI, Công ty đã đầu tư 720.400.000 đồng để
hoàn thiện 21/33 giải pháp SXSH, nhằm giải quyết triệt để việc lãng phí nguyên vật
liệu, tái sử dụng nước và tận thu nguyên liệu có trong nước thải.
Bằng việc áp dụng thực hiện các giải pháp SXSH, Công ty CP Giấy Sông
Lam không những đã đạt được nhiều lợi ích về kinh tế, mà còn cải thiện đáng kể
Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
21


Bài tập lớn học phần Công nghệ môi trường

Khoa Sinh học


môi trường làm việc của người lao động, giảm thiểu tác động tới môi trường khu
vực.

CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA DÂY CHUYỀN OCC - CÂN BẰNG NGUYÊN LIỆU - XÁC ĐỊNH
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TỔN THẤT
4.1. Khảo sát tình hình hoạt động của dây chuyền OCC-Phân xưởng Bột-Xí
nghiệp II
Phân xưởng Bột là một bộ phận của Xí nghiệp 2 có nhiệm vụ chuẩn bị bột sang
xeo. Phân xưởng này gồm có ba dây chuyền: dây chuyền KP, dây chuyền OB và dây
chuyền OCC. Trong đó, dây chuyền OCC là dây chuyền chuẩn bị bột sử dụng nguyên liệu
100% là giấy tái chế (lề nguyên liệu).
4.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất

Sinh viên: Trần Thị Kiều Ngân

Lớp: 50B _ KHMT
22


×