Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

LUẬN văn tốt NGHIỆP VAI TRÒ của GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁO dục THANH NIÊN THỰC HIỆN NGHĨA vụ QUÂN sự ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.12 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC
THANH NIÊN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

7

1.1 Giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự và vai
trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện
nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

7

1.2 Thực trạng và nguyên nhân vai trò của gia đình trong
giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh
Phú Thọ

22

Chương 2 MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO
DỤC THANH NIÊN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
QUÂN SỰ Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

33



2.1. Yêu cầu phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục
thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ
hiện nay

33

2.2. Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của gia đình
trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở
tỉnh Phú Thọ hiện nay

40

KẾT LUẬN

55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

58


3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng

ta khẳng định: "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng
cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân
cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm,
hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp
người" [1,15].
Từ quan điểm cơ bản đó có thể thấy, việc giáo dục con cái nhằm chuẩn
bị cho thế hệ trẻ tham gia hoạt động xã hội, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ
công dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là chức năng,
nhiệm vụ của gia đình cả nước, trong đó có tỉnh Phú Thọ.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, các gia đình của tỉnh Phú Thọ đã kế
thừa truyền thống dân tộc, xứng đáng với truyền thống con cháu đất tổ vua
Hùng, chói lọi trong lịch sử dân tộc, chăm lo giáo dục chuẩn bị chu đáo mọi
mặt, kịp thời động viên thanh niên con em mình thực hiện nghĩa vụ quân sự,
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Hiện nay
truyền thống đó vẫn được các gia đình phát huy tốt trong sự nghiệp đổi mới,
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Tuy nhiên, trước sự tác động của kinh tế thị trường, sự chống phá của kẻ
thù, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
vẫn còn có những gia đình ở Phú Thọ chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, trách
nhiệm giáo dục con cái thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Không ít
gia đình chỉ lo làm giàu mà sao nhãng nhiệm vụ giáo dục con cái, phó mặc
cho nhà trường, xã hội và đơn vị Quân đội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến
những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương, của gia đình Việt Nam,


4
việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị Quân đội mà còn làm cho con cái
thiếu hụt trong nhận thức, thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí dẫn đến thoái thác việc
thực hiện nghĩa vụ quân sự của người thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc.

Từ đó, ảnh hưởng tới chất lượng thanh niên nhập ngũ, xây dựng Quân
đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Chính vì vậy"Vai
trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở
tỉnh Phú Thọ hiện nay" trở nên cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình khoa học, các bài viết của các tác giả nghiên cứu
về gia đình dưới nhiều góc độ: "Gia đình Việt Nam" của Nguyễn Thi, Nxb
Phụ nữ 1999; Phạm Thị Hương: "Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt
Nam" của Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội 1990; "ảnh hưởng của cha
mẹ tới nhân cách của con cái" của Hoàng Gia Trang, Nxb Phụ nữ năm 1998;
"Gia đình Việt Nam - các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự nghiệp đổi mới
đất nước" của Phó thủ tướng Nguyễn Khánh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
1995; "Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình sĩ quan trẻ ở các trường
sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học
của Nguyễn Văn Đang, Học viện chính trị quân sự 2002; “Phát huy vai trò
của gia đình trong xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật cho thanh niên ở tỉnh
Hà Tây hiện nay”, của Dương Văn Hoành luận văn thạc sĩ triết học, Học Viện
Chính Trị-Quân Sự Hà Nội năm 2001.
Trong các công trình trên, các tác giả đã đề cập tương đối toàn diện về
vấn đề gia đình như: vị trí, vai trò của gia đình; thực trạng gia đình ở Việt
Nam và các vấn đề cần giải quyết; vấn đề văn hoá gia đình; mối quan hệ các
thành viên trong gia đình, những phương hướng và giải pháp xây dựng gia
đình văn hoá. Kết quả của các nghiên cứu đó có tác dụng thiết thực xây dựng
gia đình, bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Tuy


5
nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập và có hệ thống về
"Vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân
sự ở tỉnh Phú Thọ hiện nay". Vì vậy, đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn

không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò gia đình
trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ hiện
nay. Từ đó đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia
đình trong thực hiện tốt nhiệm vụ đó.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ thực chất vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực
hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Khảo sát thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực
hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của gia đình
trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Vai trò gia đình tỉnh Phú Thọ trong giáo dục
thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự
* Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Phú Thọ (từ năm 2005 đến 2010)
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước về gia đình và xây
dựng gia đình văn hoá mới.
* Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn vai trò các gia đình tỉnh Phú Thọ trong việc
giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự. Các nhận định, đánh giá


6
trong các báo cáo tổng kết, của địa phương tỉnh Phú Thọ. Các công trình
nghiên cứu, các bài báo đăng trên các tạp chí, có liên quan cùng với các số
liệu, cứ liệu điều tra xã hội học của đề tài luận văn.

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lô gíc - lịch sử và điều tra xã hội
học để làm sáng tỏ góc độ chính trị - xã hội của vấn đề.
6. ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để xây
dựng gia đình, nâng cao trách nhiệm của gia đình trong giáo dục thanh niên
thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu tham khảo
trong giảng dạy, ở các nhà trường nói chung ; nhà trường Quân đội nói riêng
và xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC THANH NIÊN THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
1.1. Giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự và vai trò của
gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú
Thọ hiện nay
1.1.1. Thực hiện nghĩa vụ quân sự và giáo dục thanh niên thực hiện
nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
* Thực hiện nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm, quyền lợi và vinh dự của
thanh niên tỉnh Phú Thọ
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định, cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng nhân dân. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho

rằng: Cách mạng Việt Nam đấu tranh cho độc lập dân tộc và CNXH là sự nghiệp
của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó xác định trách nhiệm
của mỗi công dân trước sự nghiệp cách mạng, yêu cầu phát triển của xã hội.
Hiện nay, cả nước ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng
thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong khi
cả nước đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng CNXH; thì cũng không một
phút lơ là, lơi lỏng, mất cảnh giác đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Sức
mạnh để bảo vệ Tổ quốc được Đảng ta xác định là sức mạnh tổng hợp của
khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh của lực
lượng và thế trận quốc phòng, toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế
trận an ninh nhân dân. Tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia và
toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực


8
lượng nòng cốt. Để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn
diện, thực sự là nòng cốt cho toàn dân trong bảo vệ Tổ quốc XHCN cần phải
được thể chế hoá thành pháp luật, xác định trách nhiệm của mỗi công dân
trong bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng là lý do ra đời Luật nghĩa vụ quân sự. Luật
nghĩa vụ quân sự được Quốc hội nước ta thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981
và được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 10 tháng 1 năm 1982 là công cụ của
Nhà nước và của nhân dân ta để xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và
Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại nhằm
đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trước những yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng nước ta, Luật nghĩa
vụ quân sự năm 1981 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp (vào
các ngày 21 tháng 12 năm 1990, 22 tháng 6 năm 1994 và 14 tháng 6 năm
2005). Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi được ban hành là một công cụ thể hiện

và thực hiện nguyện vọng thiết tha, ý chí quyết tâm của nhân dân ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; là cơ sở pháp lý thống
nhất của Nhà nước và nhân dân ta trong việc tổ chức và xây dựng Quân đội,
đồng thời là công cụ để Nhà nước và nhân dân ta chăm lo xây dựng Quân đội
trong những điều kiện của chiến tranh hiện đại.
Luật nghĩa vụ quân sự quy định tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ
tại ngũ, quy định các trường hợp công dân được tạm hoãn nhập ngũ trong thời
bình, các trường hợp được miễn gội nhập ngũ; quy định một số trường hợp
mà công dân không được làm nghĩa vụ quân sự, quy định phục vụ của hạ sĩ
quan và binh sĩ dự bị, phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp; quy định
về việc gọi nhập ngũ; xuất ngũ, quy định việc đăng ký nghĩa vụ quân sự,
nghĩa vụ và quyền lợi của QNCN, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị; luật
quy định về thành lập hội đồng nghĩa vụ quân sự ở cấp xã, huyện, tỉnh.
Từ đường lối chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Luật nghĩa
vụ quân sự quy định việc bảo vệ Tổ quốc XHCN là trách nhiệm của mỗi công


9
dân Việt Nam mà trước hết là lứa tuổi thanh niên. Với truyền thống "đâu cần
thanh niên có, đâu khó có thanh niên" và "không có việc gì khó, chỉ sợ lòng
không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên", thanh niên xứng đáng là
lực lượng xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Trong quá khứ, thanh niên đã cùng toàn dân làm nên những kỳ tích,
những chiến công oanh liệt, đã tạc vào lịch sử dân tộc những trang sử vàng
chói lọi, thể hiện ý chí không có gì quý hơn độc lập tự do, thà hy sinh tất cả,
chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Truyền thống chống
giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của mỗi người dân Việt Nam đã ngấm vào
máu thịt, trở thành truyền thống cực kỳ quý báu, chính nó đã bảo đảm cho sự
phát triển và trường tồn của dân tộc ta trong mấy ngàn năm lịch sử dựng nước
và giữ nước. Đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng XHCN, dưới sự lãnh đạo

của Đảng cộng sản, thế hệ trẻ Việt Nam lại càng có điều kiện phát huy sức trẻ
và trí sáng tạo của mình viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc. Phú
Thọ là một tỉnh điển hình, có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
giải phóng đất nước. Còn mãi lời Bác nhắn nhủ các cán bộ chiến sĩ sư đoàn 308
anh hùng cũng như thanh niên Phú Thọ trong lần Bác trở lại thăm đền Hùng.
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
(Dẫn theo “Bác Hồ với Phú Thọ-Phú Thọ làm theo Bác” Nxb CTQG Hà
Nội năm 2005)
Những lời dặn dò tâm huyết nặng nghĩa tình của Bác vừa khẳng định
công lao của các vua Hùng, vừa nhắc nhở các thế hệ trẻ người Việt Nam nói
chung, lực lượng vũ trang nói riêng có nghĩa vụ thiêng liêng phải bảo vệ sự
nghiệp tổ tiên.
Thấm nhuần lời dạy của Bác lớp lớp các thanh niên Phú Thọ đã nô nức
lên đường tòng quân tô thắm thêm truyền thống“Trung thành - Anh dũng -


10
Chiến thắng’’của quân dân đất Tổ. Đó là cơ sở tốt để giáo dục động viên
thanh niên Phú Thọ kế thừa truyền thống cha ông thực hiện nghĩa vụ quân sự
góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Việt Nam hiện nay.
* Giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ.
Giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể giáo dục tác động vào đối
tượng giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng phẩm chất nhân cách
theo mô hình, mục tiêu giáo dục. Giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ
quân sự tuân thủ theo yêu cầu chung ấy, đồng thời có những yêu cầu riêng do
đặc điểm của việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc đặt ra. Giáo dục
thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự là hoạt động tự giác của chủ thể giáo
dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tác động vào đối tượng giáo dục (thanh
niên) nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng tình cảm, ý thức trách nhiệm cho

thanh niên trong thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Bảo vệ Tổ quốc XHCN là vinh dự và trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ
chung của toàn dân tộc, song để mọi người có nhận thức sâu sắc, xây dựng
động cơ, quyết tâm đúng đắn, sẵn sàng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì
phải thông qua giáo dục tuyên truyền bằng nhiều con đường, phương tiện và
hình thức khác nhau. Để mọi công dân, nhất là thanh niên hiểu rõ, (sở dĩ) có
được Tổ quốc thân yêu như ngày nay, chúng ta phải trả giá bằng bao mồ hôi,
xương máu của nhiều thế hệ. Khẩu hiệu "Tổ quốc hay là chết", "muốn là chủ
nhân của xã hội tự do hay làm nô lệ cho ngoại bang" là điều nhắc nhở, động
viên thanh niên sẵn sàng quyết chiến cho Tổ quốc quyết sinh, ý thức dân tộc,
tinh thần dân tộc sẽ được tăng lên gấp bội. "Không có gì quý hơn độc lập tự
do" trở thành động lực, sức mạnh thúc đẩy hành động của mỗi con người. Tự
hào là công dân của một đất nước anh hùng, chúng ta càng yêu quý Tổ quốc
bao nhiêu thì càng phải sẵn sàng xả thân chiến đấu bảo vệ Tổ quốc bấy nhiêu.
Tình yêu Tổ quốc, thương nhân dân giống, nòi bị đoạ đầy, bị bóc lột kìm kẹp


11
đã thúc đẩy bao thế hệ trẻ sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng chịu đựng mọi cực hình
tra tấn dã man, tù đày khổ sai của kẻ thù để tìm đường giải thoát cho dân tộc,
cứu lấy dân tộc, giành lấy chính quyền. Chính tình yêu quê hương, yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào, yêu con người đã giúp dân tộc ta vươn lên tất cả. Những
giá trị đó phải được phát huy, phải được giáo dục cho thanh niên tỉnh Phú Thọ
tiếp tục sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở tốt cho việc thực hiện Luật
nghĩa vụ quân sự.
Lịch sử đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc đã nuôi dưỡng
tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ Việt Nam. Tinh thần đó, hào khí anh
hùng đó được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành truyền thống
quý báu của dân tộc, một động lực tinh thần và là cội nguồn thắng lợi của
những chiến công hiển hách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Dân ta có

một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta, từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước, lũ cướp nước [7, 171].
Thế hệ trẻ Phú Thọ được sinh ra ở ngay cái nôi truyền thống đó, được
đắm mình trong truyền thống gia đình, quê hương đất nước. Tuy nhiên họ
chưa trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng nên việc giáo dục truyền thống đó
và xây dựng ý thức công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xác định ý
thức trách nhiệm thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Ý thức bảo vệ Tổ quốc, chống xâm lược của mỗi người
dân, mỗi gia đình Việt Nam được nhân lên, phát huy trong thời đại Hồ Chí
Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Trong sự nghiệp giải phóng miền
Nam, thống nhất Tổ quốc và bảo vệ miền Bắc XHCN, đã có biết bao gia đình
các dân tộc trong tỉnh Phú Thọ đã sản sinh, nuôi dưỡng giáo dục, cung cấp
cho đất nước những người con ưu tú, lên đường nhập ngũ, chiến đấu vì sự


12
nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Khẩu hiệu
"Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "Tất cả cho tiền
tuyến, tất cả để chiến thắng". Cả tỉnh ra quân, toàn dân đánh giặc. Ý thức bảo
vệ Tổ quốc của mỗi gia đình và mỗi thanh niên tỉnh Phú Thọ đã góp phần
cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước, bảo vệ thành quả CNXH của miền Bắc.
Ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của mỗi người dân, mỗi gia đình Việt
Nam, trong đó có tỉnh Phú Thọ không những góp phần làm nên chiến thắng của
dân tộc ta trong quá khứ mà còn cả hiện tại và tương lai. Hiện nay, cả nước ta đã
độc lập, thống nhất, đi lên CNXH nhưng trước mọi âm mưu của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch dùng "Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ" hòng
xoá bỏ CNXH ở Việt Nam, đòi hỏi mỗi người thanh niên Phú Thọ phải nhận

thức đúng trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Ý thức về quyền và nghĩa vụ của người thanh niên trong thực hiện nghĩa
vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc không hình thành một cách tự phát mà là kết quả
giáo dục của cả cộng đồng xã hội, nhà trường và ngay trong từng tế bào của
xã hội. Trong nhiều năm qua, việc giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ
quân sự ở tỉnh Phú Thọ đã được các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể,
nhân dân các dân tộc toàn tỉnh quan tâm. Để lãnh đạo tốt thanh niên thực hiện
nghĩa vụ quân sự, đảng bộ các cấp đều có nghị quyết lãnh đạo công tác này,
các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ và các tổ
chức thành viên, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, nhà trường và gia
đình có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho công dân làm
tròn nghĩa vụ quân sự. Công tác tuyên truyền, giáo dục được các cấp triển
khai đồng bộ, giáo dục quốc phòng được đưa vào chương trình học tập của
học sinh trung học phổ thông. Các Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh, huyện, xã
được thành lập làm tham mưu giúp đảng, chính quyền các cấp lãnh đạo triển


13
khai công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ. Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,
Hội cựu chiến binh các cấp đều phát huy vai trò của mình trong tuyên truyền,
giáo dục, động viên thanh niên lên đường nhập ngũ và hoàn thành tốt nghĩa
vụ quân sự, trong thời gian tại ngũ cũng như khi trở về quê hương tiếp tục lao
động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương Phú Thọ giàu đẹp. Theo đại tá
Lê Quang Đại chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ khi trả lời
phỏng vấn Báo Quân đội nhân dân ngày 30/12/2008 cho biết: Phú Thọ đã đầu
tư gần 300 tỷ đồng để tu bổ, làm mới 550 km kênh mương. Trong điều kiện
thời bình, các công trình này bảo đảm việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông
nghiệp, khi chiến tranh xảy ra thì đây sẽ trở thành hệ thống hầm hào, công sự
chiến đấu. Từ 2000 đến 2009, Phú Thọ đã bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
cho hơn 30 vạn học sinh, sinh viên toàn tỉnh.

Về kết quả nhập ngũ đợt 1 năm 2010, các huyện như: Hạ Hòa 200 tân
binh, Yên Lập 216, Lâm Thao 269, Đoan Hùng 194, Thanh Ba 87, Thanh
Thủy 122, thị xã Phú Thọ hơn 100 tân binh. Như vậy, với 7 huyện thị trên 12
huyện, thành, thị toàn tỉnh đã có gần 1200 thanh niên lên đường nhập ngũ, với
chất lượng tốt 100% đoàn viên, 80 - 90% trình độ trung học phổ thông. Đặc
biệt trong đợt nhập ngũ này có 19 thanh niên viết đơn xung phong nhập ngũ
(4 thanh niên ở huyện Hạ Hòa, 15 thanh niên ở thị xã Phú Thọ). Kết quả
tuyển quân đợt 1 năm 2010 cho thấy vai trò của các cấp bộ đảng, chính
quyền, đoàn thể, đặc biệt là các gia đình trong giáo dục, tuyển chọn thanh
niên nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc XHCN.
1.1.2. Tình hình gia đình của tỉnh Phú Thọ và vai trò của gia đình
trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. C.Mác viết:
"Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra


14
những người khác, sinh sôi nảy nở, đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ
và con cái, đó là gia đình" [11, 41].
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng: Giữa gia đình và xã hội
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xã hội tiến bộ tạo điều kiện tốt cho gia
đình phát triển lành mạnh, gia đình hạnh phúc góp phần vào sự phát triển
bền vững của xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH của Đảng ta có xác định: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái
nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục
nếp sống và hình thành nhân cách. Với tư cách là một tế bào của xã hội. Gia
đình thực hiện một trong những chức năng hết sức quan trọng đó là việc
giáo dục con cái trở thành người có ích cho xã hội. Vì thế gia đình có vai trò
quan trọng trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam XHCN.
* Đặc điểm gia đình ở tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nằm ở trung tâm Bắc bộ Việt Nam . Phía
bắc tiếp giáp với 2 tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái ; phía tây giáp với tỉnh Sơn La,
phía nam giáp với tỉnh Hòa Bình, phía đông giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội.
Tỉnh Phú Thọ có diện tích: 3.465 km2 bao gồm 12 huyện, thành phố, thị
xã là : Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh,
Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng,
Thanh Thủy. Về dân số Phú Thọ có khoảng 1,3 triệu người gồm 21 dân tộc
anh em, trong đó chủ yếu là người Kinh và người Mường.
Phú Thọ là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử và văn hiến. Nơi gắn
liền với sự ra đời hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang ; nhà nước
đầu tiên của dân tộc ta. Thời kỳ Bắc thuộc Phú Thọ đã có hơn 30 tướng lĩnh
nam và nữ chiêu mộ binh mã ở hầu hết khắp các huyện nổi lên hưởng ứng
cuộc kháng chiến. Tên tuổi của các tướng lĩnh như Thiều Hoa, Xuân Nương ,


15
Bát Nàn, Hà Liễu, Hà Tơ, Nguyệt Cơ, Sơn Dung, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Ả
Lan, Lê Anh Tuấn, Lê Ngọc Anh …đến nay vẫn còn được lưu truyền trong
nhân dân qua truyền thuyết thần tích đền thờ và lễ hội. Tiếp đó trong các
cuộc chống Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, phá Thanh để bảo vệ nền độc lập
tự chủ của dân tộc do các vua triều Lý, Trần, Lê và Quang Trung lãnh đạo
nhân dân các dân tộc Phú Thọ đã lập lên nhiều chiến công hiển hách. Tiêu
biểu cho tinh thần quật cường, anh dũng chống quân xâm lược phương Bắc
trong thời kỳ này là những trận đánh, những chiến tích chống quân Nguyên
Mông, chống Minh mà đến nay và mãi mãi sau này vẫn còn là niềm tự hào
của nhân dân Phú Thọ. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ,
chống quân xâm lược bành trướng phương Bắc, hàng chục nghìn thanh niên
tỉnh Phú Thọ lên đường tòng quân đánh giặc “Chiến công tiếp nối chiến

công’’. Truyền thống đó đã và đang trở thành động lực tinh thần to lớn cổ vũ
các thế hệ thanh niên Phú Thọ thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay.
Phú Thọ là tỉnh có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp còn phổ biến, đại đa
số dân cư sống ở nông thôn, thu nhập còn thấp. Cơ sở hạ tầng chưa phát
triển , trình độ dân trí nhìn chung còn thấp. Trong những năm qua cùng với sự
phát triển CNH-HĐH đất nước, nền kinh tế Phú Thọ có nhiều biến đổi sâu sắc
. Các khu công nghiệp ở thành phố Việt Trì, Lâm Thao … được nâng cấp đầu
tư thực sự là mũi nhọn cho nền kinh tế toàn tỉnh. Đời sống nhân dân các dân
tộc Phú Thọ từng bước được nâng lên đặc biệt là ở các huyện Thanh Sơn ,
Yên Lập , Hạ Hòa … Người dân Phú Thọ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
thắng lợi của sự đổi mới đất nước. Những năm qua, đời sống của các dân tộc
tỉnh Phú Thọ có nhiều chuyển biến tích cực cả về vật chất và tinh thần. Các
chính sách xã hội như chương trình 135, hỗ trợ vốn người nghèo, ưu tiên
đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa, xây dựng hệ thống điện, đường ,


16
trường, trạm… Góp phần nâng cao dân trí, ngày càng đi vào cuộc sống, làm
cho đời sống kinh tế- xã hội được cải thiện đáng kể. Kinh tế - xã hội phát triển
, kinh tế gia đình từng bước được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác giáo dục động viên thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ tổ quốc .
Các tổ chức Đảng, chính quyền vững mạnh đã lãnh đạo, quản lý tốt tình hình
mọi mặt kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Góp phần xây dựng thế trận quốc phòng an
ninh toàn tỉnh vững mạnh. Là điều kiện tốt để kết hợp giáo dục, động viên với
các biện pháp, huy động thanh niên tích cực thực hiện luật nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Phú Thọ còn gặp một số
khó khăn trở ngại như: đời sống nhân dân các dân tộc vùng núi, vùng sâu,
vùng xa còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, cơ
sở kinh tế xã hội nông thôn các huyện vùng cao chưa đáp ứng sự nghiệp

CNH-HĐH; công tác thông tin tuyên truyền giáo dục luật nghĩa vụ quân sự
chưa sâu rộng. Tất cả các yếu tố trên ảnh hướng tới phong trào thanh niên
nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc ở tỉnh Phú Thọ. Chính
vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ
quân sự để khắc phục những thiếu sót trên .
* Vai trò gia đình tỉnh Phú Thọ trong giáo dục thanh niên thực hiện
nghĩa vụ quân sự.
Một là, gia đình giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên về thực hiện
Luật nghĩa vụ quân sự. Gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên của con người, bởi vì
mỗi con người đều được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Khi lọt lòng mẹ,
con người trước tiên được hưởng nền văn hoá, giáo dục của gia đình, những giá
trị nhân cách đầu tiên được hình thành và phát triển. Sự ảnh hưởng trực tiếp nhất
và mạnh mẽ nhất, đến nhân cách của trẻ và sau này trưởng thành là cha mẹ. Cha
mẹ nuôi dưỡng, giáo dục hình thành nên giá trị nhân cách, gốc của con người và
nhân cách đó tiếp tục phát triển, hoàn thiện khi họ ở lứa tuổi thanh niên; độc lập


17
tham gia hoạt động xã hội. Người thanh niên khi tham gia hoạt động xã hội, họ
được bổ sung những giá trị xã hội để hoàn thiện mình, nhưng những giá trị nhân
cách gốc được gia đình mà trực tiếp là cha mẹ tạo dựng cho họ luôn giữ vai trò
là nền tảng, chỉ đạo, định hướng hoạt động của họ sau này. Khi đánh giá vai trò
của cha mẹ, tác giả Hoàng Gia Trang viết: "Cha mẹ là người đầu tiên biến đứa
trẻ từ một thực thể sinh vật thành thực thể xã hội" [17, 14].
Ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái không chỉ ở thời thơ ấu mà còn lâu dài.
Nhân cách của con cái sau này phản ánh những gì mà nó tiếp thu được trong cuộc
sống gia đình. Phong cách giáo dục của bố mẹ sẽ để lại dấu ấn không phai mờ
trong tính cách con cái. Không có gì tác động lên tâm hồn non nớt của trẻ, mạnh
hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì không gì gây
ấn tượng, sâu sắc và bền chặt bằng sự mẫu mực của bố mẹ. Với một gia đình tốt,

chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước,
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, thực sự là một gia đình văn hoá mới XHCN,
đó là môi trường thuận lợi, nơi giáo dục con cái tốt nhất, thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung giáo dục Luật nghĩa vụ quân sự của gia đình tập trung vào
nâng cao nhận thức cho thanh niên hiểu biết vững chắc về Luật nghĩa vụ quân
sự, trên cơ sở đó xác định trách nhiệm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của thanh
niên, làm chuyển biến ý thức tự giác trong suy nghĩ và hành động để người
thanh niên thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự từ khi đến tuổi đăng ký nghĩa
vụ quân sự, thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ, làm tốt nhiệm vụ
dự bị động viên khi trở về quê hương.
Hai là, trên cơ sở Luật nghĩa vụ quân sự, gia đình mà trước hết là các
bậc cha mẹ luôn luôn giáo dục cho con em thấy được mục đích ý nghĩa, nội
dung của việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, vai trò trách nhiệm nghĩa vụ của
người thanh niên đối với Tổ quốc. Trong môi trường gia đình văn hoá mới,


18
bằng không khí tình cảm cởi mở ân tình của người cha, người mẹ, cảm hoá
giáo dục cho con cái, thông qua tâm sự, trao đổi đóng góp lẫn nhau làm cho
thanh niên thấy được vinh dự, trách nhiệm tự hào của người công dân đối với
Tổ quốc, trên cơ sở đó có nhận thức đúng và có ý thức tự giác chấp hành Luật
nghĩa vụ quân sự. Trong giáo dục con cái cha mẹ cần giáo dục lòng yêu nước,
yêu CNXH, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa
chọn, yêu nước sẵn sàng xả thân chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc đã trở thành truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc và cần được phát
huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay.
Yêu nước, phải được thể hiện trong hành động cụ thể của tuổi trẻ, trở
thành ý thức trách nhiệm, trong thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự. Thanh niên
phải tự giác đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi luật định, khám tuyển

đúng quy định và sẵn sàng nhập ngũ, quá trình tại ngũ chấp hành tốt kỷ luật
Quân đội, pháp luật Nhà nước, phấn đấu trở thành quân nhân ưu tú trong
Quân đội nhân dân Việt Nam; có thể phát triển tiếp theo đi học sĩ quan phục
vụ Quân đội lâu dài hoặc phục viên, xuất ngũ trở thành những công dân tốt tại
địa phương, tích cực tăng gia sản xuất, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội tại địa phương, không làm điều gì ảnh hưởng tới địa phương và
truyền thống gia đình.
Ngày nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc
Mỹ đang ráo riết thực hiện âm mưu "Diễn Biến Hoà Bình, Bạo loạn lật đổ",
để chống phá cách mạng nước ta nhằm xoá bỏ CNXH ở Việt Nam. Trước hết
chúng phá hoại hệ tư tưởng Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
đường lối của Đảng, làm cho nhân dân ta mất lòng tin vào con đường XHCN.
Tách rời sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đòi đa nguyên, đa đảng, phi
chính trị hoá Quân đội. Đặc biệt chúng tác động vào ý thức hệ, tác động vào
đạo đức lối sống, lôi kéo thế hệ trẻ vào con đường ăn chơi, hưởng lạc, quên đi


19
nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc, nhằm tạo ra lớp người sống không có lý
tưởng, hoặc quay lưng lại với chính giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha anh đã
tạo dựng nên bằng máu và nước mắt của bao thế hệ.
Hơn nữa, mặt trái của cơ chế thị trường là điều kiện, là mảnh đất màu
mỡ cho sự phá hoại của của các thế lực thù địch. Hai yếu tố đó tác động mạnh
mẽ đến thanh niên cả nước cũng như thanh niên tỉnh Phú Thọ. Trước tác động
trên, một bộ phận thanh niên đã hoài nghi dao động, có người đã quay lưng
lại con đường mục tiêu đã chọn, chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, thờ
ơ lãnh đạm với các vấn đề chính trị - xã hội. Đánh giá vấn đề này, Nghị quyết
TW5 khoá VIII của Đảng ta nhận định: "Trước những biến động chính trị
phức tạp trên thế giới, một số người dao động, hoài nghi con đường xã hội
chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận lịch

sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,
không ít người bàng quan, mơ hồ, hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu
xuyên tạc bôi nhọ chế độ ta" [4, 46].
Do đó, giáo dục lòng yêu nước, trung thành với Tổ quốc,với sự nghiệp
cách mạng của Đảng, kiên định con đường XHCN của Đảng cho thế hệ trẻ
tỉnh Phú Thọ là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính điều này giúp
thanh niên xác định rõ trách nhiệm thiêng liêng phải bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng
và chế độ XHCN.
Gia đình giáo dục đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật
Nhà nước mà cụ thể về đường lối kinh tế, đường lối chính trị, đường lối quân
sự, quan điểm về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân
bảo vệ Tổ quốc. Khi mọi thanh niên có hiểu biết pháp luật, sống và làm việc
theo pháp luật, đó là điều kiện để thanh niên thực hiện đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước


20
định hướng mọi hành động đúng của mỗi công dân, phấn đấu vì lợi ích giai
cấp công nhân, nhân dân lao động. Chính sách đúng, chủ trương đúng, quyền
và nghĩa vụ hợp lý, phản ánh lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội sẽ thúc đẩy
thanh niên hăng hái tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và có nguyện vọng
phục vụ lâu dài trong Quân đội để thực hiện tốt hơn nữa nghĩa vụ của người
công dân trong bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Ba là, gia đình là nguồn động viên thanh niên phát huy truyền thống quê
hương, gia đình, yên tâm phấn khởi lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều
10, Luật nghĩa vụ quân sự quy định: "Các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, nhà
trường và gia đình, trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm động viên,
giáo dục và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ quân sự" [10, 9].

Thực tiễn cho thấy, nguồn động viên của gia đình có tác dụng rất to lớn với
thanh niên. Bởi vì họ ở lứa tuổi mới trưởng thành, vừa rời ghế nhà trường, lại được
sống trong bầu không khí êm ấm của gia đình, bạn bè và những người thân. Việc
thực hiện nghĩa vụ quân sự đòi hỏi thanh niên phải xa gia đình, đến với cuộc sống
tập thể, chịu thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, khó khăn trong thực hiện nhiệm
vụ và sự ràng buộc nghiêm ngặt của kỷ luật Quân đội dễ làm cho thanh niên chùn
bước, so sánh thiệt hơn. Nguồn động viên của gia đình, giúp người thanh niên yên
tâm, phấn khởi, vững bước lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự của người công
dân đối với Tổ quốc. Mặt khác, đây cũng là dịp để gia đình giáo dục truyền thống
hào hùng của dân tộc, Quân đội, quê hương, làng xóm, dòng họ cho thanh niên, xây
dựng lòng tự hào tự tôn dân tộc, quyết không chịu đói nghèo, có ý chí vươn lên làm
chủ khoa học công nghệ, làm giàu cho chính bản thân, cho quê hương, cho Tổ quốc
giàu mạnh đó cũng là góp phần bảo vệ Tổ quốc. Những điều ấy là biểu hiện sinh
động của phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc vào xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ngày nay của thanh niên. Thực tế bằng những việc làm cụ thể đầy tình nghĩa,


21
hàng năm cứ mỗi độ xuân về, thanh niên lên đường nhập ngũ, biết bao bà con, anh
em, họ hàng đến thăm hỏi, động viên thanh niên. Đây là nguồn cổ vũ lớn lao cho
thanh niên Phú Thọ yên tâm lên đường nhập ngũ thực hiện tốt nghĩa vụ của người
công dân đối với Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống "Đâu cần thanh niên có, đâu
khó có thanh niên" của thanh niên Việt Nam.
Bốn là, gia đình góp phần phát hiện ngăn chặn khắc phục các tệ nạn xã
hội, và sự chống phá kẻ thù, tác động ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức tình
cảm, thái độ và trách nhiệm của thanh niên tỉnh Phú Thọ trong thực hiện
nghĩa vụ quân sự hiện nay. Trước tác động bởi các yếu tố tiêu cực trong xã
hội một bộ phận không nhỏ thanh niên tỉnh Phú Thọ hiện nay thoái chí, sống
thực dụng, thiếu lý tưởng, lười học tập và lao động, thiếu ý thức và trách
nhiệm công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự BVTQ như trốn tránh khám

tuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; cá biệt còn có biểu hiện gian lận trong khám
tuyển; thậm chí còn đào bỏ ngũ …
Thực trạng đó đã báo động cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống và giáo
dục ý thức thực hiện nghĩa vụ quân sự cho thanh niên tỉnh Phú Thọ của những
người có trách nhiệm. Một trong ba môi trường quan trọng có thể phát hiện ngăn
chặn và đẩy lùi tiêu cực trong thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên tỉnh
Phú Thọ là gia đình, môi trường xã hội gần gũi nhất của con người, ở đó các
thành viên gắn bó với nhau bằng hôn nhân và huyết thống. Ý thức trách nhiệm
về sự phát triển của từng thành viên luôn được đề cao và quan tâm, là môi
trường trực tiếp thường xuyên các thành viên thể hiện rõ tính cách của mình. Do
đó gia đình là nơi phát hiện kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện
nghĩa vụ quân sự mà con em mình bị ảnh hưởng. Từ đó bằng quan hệ tình cảm
ruột thịt, bằng tình thương yêu các bậc cha mẹ có sự quan tâm, giáo dục, định
hướng phát triển cho con em mình. Xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa.
Kết hợp với nhà trường và xã hội giáo dục ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng


22
tiêu cực, nhận thức lệch lạc trong thực hiện nghĩa vụ quân sự, tác động đến con
em mình. Tạo điều kiện cho con em mình tham gia các hoạt động xã hội của các
tổ chức đoàn, công đoàn, hội học sinh, sinh viên…
Thực chất vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ
quân sự ở tỉnh Phú Thọ là nâng cao trách nhiệm của các thành viên, mà trước hết
là của các bậc cha mẹ giáo dục cho thanh niên con em mình có nhận thức đúng,
xây dựng ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và thực hiện tốt nghĩa vụ của người
công dân theo yêu cầu của Luật nghĩa vụ quân sự. Góp phần cùng thanh niên cả
nước, cùng với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bảo vệ vững chắc Tổ quốc
XHCN, qua đó góp phần xây dựng gia đình trở thành tế bào lành mạnh của xã
hội, xây dựng quê hương Phú Thọ giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống “Trung
thành - Anh dũng - Chiến thắng’’ trong lịch sử hào hùng của dân tộc và của tỉnh.

1.2. Thực trạng và nguyên nhân vai trò của gia đình trong giáo dục
thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ
1.2.1. Thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục thanh niên thực
hiện nghĩa vụ quân sự ở tỉnh Phú Thọ
Thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn đã tiến hành
khảo sát thực trạng vai trò gia đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa
vụ quân sự. Tập hợp các tài liệu, báo cáo từ văn bản 13 đến văn bản 18, khảo
sát xã hội học bằng phiếu trưng cầu ý kiến với số lượng 200 phiếu. Các kết
quả nghiên cứu, là nguồn dữ liệu khách quan trong đánh giá của đề tài.
*Ưu điểm
Một là, trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền và đoàn thể xã hội trong tỉnh, các gia đình tỉnh Phú Thọ đã phát
huy tương đối tốt vai trò của mình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa
vụ quân sự. Trước hết về giáo dục, nâng cao nhận thức cho thanh niên về Luật
nghĩa vụ quân sự. Trên cơ sở pháp luật, Luật nghĩa vụ quân sự được các cấp


23
bộ đảng, chính quyền, đoàn thể tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Các
bậc cha mẹ đều ý thức được nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, hầu hết
các gia đình đã tích cực tuyên truyền, giáo dục những nội dung cơ bản có liên
quan đến việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên con em mình. Khi
được hỏi về nội dung này có 90% gia đình đồng ý. Bên cạnh đó, gia đình
động viên, chuẩn bị mọi mặt về tâm lý, tinh thần tư tưởng và tạo điều kiện tốt
nhất để con em mình tham gia đăng ký vào nguồn dự bị động viên, đồng thời
thực hiện tốt các quy định về học tập, quản lý nguồn dự bị động viên của địa
phương. Cũng vào ở giai đoạn này, các gia đình thường xuyên coi trọng giáo
dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng của Đảng, Bác Hồ, Quân
đội, địa phương và gia đình cho thanh niên, chuẩn bị cho thanh niên sẵn sàng
nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi.

Hai là, về giáo dục nâng cao ý thức tự giác cho thanh niên trong chấp
hành Luật nghĩa vụ quân sự. Không dừng lại ở nhận thức, hầu hết các gia đình ở
Phú Thọ luôn coi trọng giáo dục đi đôi với tạo điều kiện và áp dụng các biện
pháp thích hợp, xây dựng ý thức tự giác chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự cho
thanh niên con em mình. Từ nguồn đăng ký dự bị động viên đến việc học tập
quân sự do địa phương tổ chức, thực hiện các yêu cầu khám tuyển sức khỏe, gặp
gỡ với cán bộ tuyển quân, đều được các gia đình quan tâm coi trọng. Được sự
động viên giáo dục, tạo điều kiện tốt của gia đình, đại đa số thanh niên tự giác
chấp hành các yêu cầu của Luật nghĩa vụ quân sự, tiến hành đăng ký nguồn dự
bị động viên, tham gia học tập, khám sức khoẻ đầy đủ, đúng kỳ hạn.
Ba là, hầu hết các gia đình động viên kịp thời thanh niên phát huy
truyền thống gia đình, quê hương, yên tâm lên đường, chủ động khắc phục mọi
khó khăn, gian khổ, chấp hành nghiêm mọi điều lệnh, điều lệ chế độ quy định
của Quân đội và đơn vị, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Là một tỉnh
có truyền thống cách mạng, quê hương đất tổ vua Hùng, nhân dân các dân tộc


24
có lòng yêu nước nồng nàn, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc
ngoại xâm để giữ gìn đất nước. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc XHCN, nhân dân lao động trong tỉnh luôn kế thừa, phát huy truyền
thống cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đây là điều kiện thuận
lợi để các gia đình nâng cao nhận thức cho thanh niên về thực hiện nghĩa vụ
quân sự trong giai đoạn hiện nay. Kết quả khi được hỏi về vấn đề này có 100%
gia đình tại Hạ Hòa, Lâm Thao làm tốt vấn đề này.Thanh niên 100% thực hiện
tốt Luật nghĩa vụ quân sự, hiện tượng đào, bỏ ngũ không còn xảy ra.
Bốn là, các gia đình tỉnh Phú Thọ luôn nhận thức rõ tính chất nguy hại
của tệ nạn xã hội, từ đó đề cao trách nhiệm của mình trong giáo dục, xây
dựng cho thanh niên có động cơ, thái độ trách nhiệm đúng đắn đối với ý thức
thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên. Gia đình mà trước hết là các bậc

cha mẹ không chỉ quan tâm đến việc giáo dục con cái lao động sản xuất giỏi
mà còn quan tâm đến việc giáo dục con cái ý thức giác ngộ về thực hiện nghĩa
vụ quân sự và hướng con cái mình có nhu cầu, động cơ sẵn sàng thực hiện
nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Gia đình giáo dục, xây
dựng cho thanh niên thái độ kiên quyết đấu tranh với các tệ nạn xã hội.
Những biểu hiện thờ ơ trước tiêu cực xã hội đang nảy sinh, xây dựng cho con
cái mình trách nhiệm cao, sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.
* Hạn chế: Bên cạnh những thành tích đã đạt được, ở trên vai trò của gia
đình trong giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Phú Thọ còn có
những hạn chế như
Một là, một bộ phận gia đình, các bậc cha mẹ do mải mê công việc làm kinh
tế hoặc do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên không quan tâm đến giáo dục, định
hướng chính trị, mục tiêu lý tưởng cho thanh niên, thậm chí ngay từ lúc nhỏ đã
hướng con cái vào làm kinh tế, bỏ bê việc học hành. Vì vậy, đã không ít thanh
niên không xác định được mục tiêu lý tưởng phấn đấu, thiếu hiểu biết về Luật


25
nghĩa vụ quân sự, thờ ơ với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, với hoạt động các tổ chức
đoàn, hội, chưa ý thức được trách nhiệm nghĩa vụ của bản thân mình, không hình
dung được những trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc.
Thứ hai, hiệu quả giáo dục xây dựng động cơ, trách nhiệm đối với việc
thực hiện nghĩa vụ quân sự cho thanh niên của một bộ phận gia đình chưa
cao. Giáo dục trong gia đình là giáo dục có tính chất tập thể, là sự quan tâm
và tinh thần trách nhiệm của các thành viên đối với động cơ, thái độ, trách
nhiệm của thanh niên trong cuộc sống nói chung, trong thực hiện nghĩa vụ
quân sự nói riêng. Kết quả giáo dục xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm
đối với nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự cho thanh niên tốt hay xấu phụ
thuộc rất lớn vào cha mẹ quan tâm đến giáo dục con cái nhiều hay ít. Ở tỉnh
Phú Thọ, do đặc điểm của các gia đình và điều kiện kinh tế - xã hội của địa

phương, giáo dục động cơ, thái độ, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự
cho thanh niên của một số gia đình còn hạn chế như:
Một số gia đình có đời sống khá giả nhờ vào thanh niên là lực lượng lao
động chính làm ra của cải vật chất hoặc các gia đình giàu có thường ít quan
tâm đến giáo dục thanh niên động cơ sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự .
Điều này đã dẫn tới tình trạng một bộ phận thanh niên chưa xác định đúng
đắn mục tiêu lý tưởng phấn đấu, hiểu biết về Luật nghĩa vụ quân sự không
đầy đủ, nhất là thanh niên sống ở thị xã, thành phố và một số thanh niên trong
các gia đình buôn bán, gia đình doanh nghiệp. Trong số thanh niên nhập ngũ
năm 2010 của tỉnh Phú Thọ, với 1940 thanh niên trúng tuyển chỉ có 45 thanh
niên là con em các gia đình công chức và gia đình ở đô thị, còn lại 1895 thanh
niên sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa của tỉnh.
Việc quan tâm đến giáo dục động cơ, thái độ, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc
XHCN cho thanh niên của gia đình chưa thường xuyên. Có gia đình quan niệm
cho con cái họ vào bộ đội là để được rèn luyện trở thành người tốt hoặc do con


26
mình hư hỏng mới cho đi bộ đội, để môi trường quân đội giáo dục thay gia đình,
chứ không thấy được vai trò của gia đình là môi trường đầu tiên rất quan trọng
quyết định đến việc hình thành nhân cách thanh niên. Trao đổi ý kiến với một số
chiến sĩ nhập ngũ năm 2010 ở Trung đoàn 174, Quân khu II, có đồng chí trả lời đi
bộ đội là do tổ chức đoàn hoặc nhà trường động viên, do ham thích…
Hiệu quả giáo dục động cơ, thái độ, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân
sự cho thanh niên của các gia đình chưa cao đã dẫn đến tình trạng một số
thanh niên thờ ơ, vô trách nhiệm hoặc trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đùn đẩy
trách nhiệm cho người khác. Một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống thực
dụng, hưởng thụ, sa đọa, rượu chè, cờ bạc, ma tuý, mại dâm… vi phạm pháp
luật. Trong những năm gần đây, ở Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung, tệ
nạn xã hội và tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên diễn ra ngày càng

nghiêm trọng. Có những trường hợp vị thành niên phạm tội rất đáng báo động
về sự suy thoái đạo đức, lối sống, nhân cách như sử dụng vũ khí giết nhau,
hiếp dâm tập thể, tổ chức thành các băng nhóm có tính chất côn đồ gây rối trật
tự trị an. Thực tế đó cho thấy, nếu từ gia đình không giáo dục hoặc ít quan
tâm giáo dục động cơ, thái độ, trách nhiệm đúng đắn cho thanh niên trong
cuộc sống thì càng làm gia tăng tỷ lệ thanh niên rơi vào các tệ nạn xã hội dẫn
đến vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc nói riêng.
Thứ ba, giáo dục ý chí quyết tâm và hành động tích cực sẵn sàng tham gia
thực hiện nghĩa vụ quân sự nhiệm vụ bảo vệ cho thanh niên của gia đình chưa
thường xuyên. Đây cũng là một hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo
dục ý thức thực hiện nghĩa vụ quân sự cho thanh niên của các gia đình tỉnh Phú
Thọ. Biểu hiện của hạn chế này là khi thanh niên tham gia đăng ký nghĩa vụ quân
sự hoặc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc gặp khó khăn, giảm sút ý chí quyết
tâm, nhưng gia đình động viên chưa kịp thời, phương pháp giáo dục thuyết phục
chưa thật sự phù hợp với từng thanh niên. Trong các đơn vị quân đội, phổ biến các


×