Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.69 KB, 21 trang )

Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.........................................3
1.1. Gia đình và chức năng của gia đình.........................................................3
a. Khái niệm gia đình.....................................................................................3
b. Chức năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại..............................3
1.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.......................................................4
a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ............4
b. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ...............................................6
3. Một số sai lầm thường gặp trong giáo dục gia đình..................................8
4. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng môi trường giáo dục gia đình.......10
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay......15
a. Vai trò của gia dình trong việc giáo dục đạo đức học sinh......................15
b. Gia đình với việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ`..............................17
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận chung.........................................................................................19
2. Rút ra bài học cho bản thân.....................................................................19
* Tài liệu tham khảo....................................................................................20
Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 1
Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ
trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức; Là môi trường giáo dục đầu
tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo
dục nhà trường, xã hội là những môi trường giáo dục rất quan trọng, song vai trò
của nó chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả, khi lấy giáo dục gia đình
làm cơ sở.
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, xã hội có nhiều đổi thay Nhưng giáo
dục gia đình vẫn được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm, những giá trị đạo đức
truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy. Sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước khởi sắc, đời sống của phần lớn các gia đình được
nâng lên, việc giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện thuận lợi; con trẻ có cơ hội vươn
lên tự khẳng định mình trong sự phát triển lành mạnh của gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng có những diễn biến tiêu cực, do chịu
tác động của môi trường xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống
thực dụng phương Tây... Tất cả những điều đó đang làm băng hoại đạo đức một
bộ phận xã hội, lôi cuốn một bộ phận thế hệ trẻ vào vòng tội lỗi. Trong khi đó,
giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức.
Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người;
nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song
do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp.
Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của gia đình trong sự nghiệp trồng
người, vun đắp cho thế hệ tương lai. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài "Vai trò của
gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay" làm đề tài nghiên
cứu. Và đồng thời bản thân tôi mong muốn góp thêm tiếng nói, một tình cảm,
một hành động vào sự nghiệp trồng người mà khởi nguồn từ giáo dục gia đình.
Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 2
Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và
thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, luận án đề

xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia
đình đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ các khái niệm "Gia đình"; "Thế hệ trẻ"; "Giáo dục gia đình" và
"Vai trò của giáo dục gia đình" và đặc điểm, nội dung của giáo dục gia định đối
với thế hệ trẻ
+ Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và đánh giá thực
trạng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta; phân tích những nguyên nhân
cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước trong thời kỳ đổi mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Tổng hợp tài liệu
- Tìm hiểu thực tế tình hình giáo dục trong gia đình hiện nay.
- Phân tích ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm đã nêu ra.
Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 3
Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ
1.1. Gia đình và chức năng của gia đình
a. Khái niệm gia đình
Gia đình là một đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã hội), hình thức tổ chức quan
trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức
là quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những
người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung (theo Từ điển triết học,
NXB Văn hóa Thông tin, HN, 2002).
Gia đình là môi trường cơ sở đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn
lao đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường gắn

bó trong suốt cuộc đời của mỗi một cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ
gắn bó ruột thịt, huyết thống – một thứ tình cảm khó có thể chia cắt. Do đó, có
phải trải qua bao biến động về mọi phương diện, con người vẫn luôn hướng về
quê hương, gia đình.
Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực
giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học,
thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người.
b. Chức năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại.
Trong xã hội, gia đình có các chức năng cơ bản:
- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thoả
mãn tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm giữa
cha mẹ và con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình
(thương yêu, đùm bọc lẫn nhau). Phần đông mọi người trong xã hội đều coi gia
đình là “tổ ấm”, nơi người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui,
nỗi buồn, tức là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn.
Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 4
Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay
- Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội
chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được
coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản
thân F. Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật,
nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng là... sự tái sản xuất ra bản thân con
người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị
trường tồn.
- Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã hội, là yếu
tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em
được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở còn thơ”. Trong môi
trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân
sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới
tương lai của đứa trẻ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

- Chức năng xã hội hoá: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi
thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia
đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng.
- Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất
ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu
các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế.
Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận.
Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của
gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ
bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia
đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.
1.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.
a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.
* Giáo dục gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đối với
mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục nhà trường và xã hội rất quan trọng,
Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 5
Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay
nhưng những môi trường giáo dục này chỉ có thể phát huy đầy đủ khi kết hợp
được với môi trường giáo dục gia đình, vì giáo dục gia đình là cội nguồn.
* Học tập văn hoá đối với thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Nếu không khao khát nắm lấy tri thức khoa học, thế hệ trẻ không thể trở thành
người có khả năng làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, mở rộng sự hiểu biết, rèn
luyện năng lực tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri
thức vào cuộc sống. Học tập văn hoá sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách
con người.
Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, từng ngày, từng giờ thì
việc giáo dục học tập văn hoá cho thế hệ trẻ là việc làm đặc biệt cần thiết. Chỉ
khi được trang bị một cách toàn diện, đầy đủ những tri thức văn hoá của nhân
loại, thì thế hệ trẻ mới có điều kiện làm chủ tri thức, biết vận dụng những tri

thức khoa học, văn hoá vào cuộc sống.
* Giáo dục lao động - nghề nghiệp và rèn luyện tính tự lập cho thế hệ
trẻ trong mỗi gia đình cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với mỗi con
người, lao động vừa là phương thức hình thành nhân cách, phát triển tình cảm,
bộc lộ năng lực cá nhân, vừa tạo ra nguồn của cải nuôi sống bản thân và xã hội.
Chỉ thông qua lao động, thế hệ trẻ mới có điều kiện hoàn thiện nhân cách, trở
thành con người phát triển toàn diện và những năng lực, năng khiếu bẩm sinh,
mầm mống tài năng ở thế hệ trẻ mới có điều kiện phát lộ và chín muồi.
* Giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng hướng tới sự hình thành và
phát triển nhân cách và quan trọng hơn nữa là giáo dục đạo hiếu. Đây là cốt lõi
của luân lý gia đình, là gốc của đạo đức. Đạo hiếu không chỉ là ăn ở tốt với bố
mẹ, mà còn là phải giữ gìn thân thể (giữ sức khoẻ, giữ tư cách, giữ bản lĩnh của
mình); làm điều lành, giảng điều lành.
* Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những phương pháp tốt để
xây dựng và giữ gìn niềm vui, hạnh phúc trong mỗi “tế bào của xã hội”.

Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 6
Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay
b. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ.
Một đứa trẻ khi thành đạt, bậc phụ huynh thường nghĩ rằng: đó là công lao
dưỡng dục của cha mẹ. Khi đứa trẻ không thành đạt, lại thường cho rằng: đó là
lỗi của con. Bởi:
“Cá không ăn muối cá ươn
Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư’’.
Câu ca dao đó đúng, nhưng chưa đủ. Nghe gì? -Điều đó đúng hay
sai, tốt hay xấu, phù hợp hay chưa phù hợp… Đây là cả một vấn đề lớn mà
người lớn phải bàn đến nguồn cội. Cha mẹ nói để con nghe cũng chưa đủ bởi
không ít trường hợp “nói như nước đổ là khoai’’. Lời nói mang tính lý thuyết
nhiều hơn. Mà nhân cách cha mẹ, lối sống của cha mẹ, của gia đình mới là thực
tế và tấm gương để cho trẻ học tập, noi theo. Ở đây tôi muốn nói đến vai trò

người sinh thành, dưỡng dục. Sự thành, bại trong giáo dục con cái là do cha mẹ
quyết định.
Trong quá trình trưởng thành, bú mẹ là phản xạ không điều kiện -
tạo hoá sinh ra mà thôi. Còn tất thảy đều do bắt chước, tập luyện mà nên. Mỗi
vùng dân cư, mỗi địa phương khác nhau có giai điệu ngôn ngữ khác nhau, phát
âm khác nhau và những đứa trẻ ra đời bắt chươc đúng giai điệu mà cha mẹ nó
truyền lại. Thói quen, nếp sống trong mỗi gia đình du nhập vào đứa trẻ để rồi
hình thành thói quen của chính nó. Sự bắt chước đầu tiên là từ bậc sinh thành ra
nó. Vậy thì, người cha , người mẹ chính là tấm gương cho trẻ soi theo. Cha mẹ
là tấm gương sáng - đứa trẻ sáng theo. Cha mẹ là tấm gương mờ thì đứa trẻ sẽ
mờ theo. Ông cha ta có câu: ‘’Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng’’ là triết lý kinh
nghiệm từ ngàn đời.
Hình ảnh tuổi thơ , đầu đời của đứa trẻ có thể là phiên bản của bậc sinh
thành ra chúng. Chúng ta phải thừa nhận rằng, xã hội cũng đóng vai trò quan
trọng trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội hiện đại tạo ra muôn vàn
môi quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Một số trẻ sẽ thóat
khỏi tục lệ gia đình để hoà nhập vào xã hội. . Sự hoà nhập đó theo chiều hướng
Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 7
Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay
xấu hay tốt phụ thuộc rất nhiều vào nêp sống, tục lệ và sự giáo dục của gia đình.
Gia đình nào cũng giáo dục con cái; Song, việc giáo dục thế nào mới là điều
quyêt định. Thiết nghĩ rằng, không ít gia đình chúng ta có cách giáo dục chưa
hợp lý hoặc sai lầm. Đó là nguy cơ cho con cái chúng ta và cho chính bản thân
chúng ta. Chúng ta phải gánh chịu hậu quả khó lường. Chúng ta gieo cho trẻ tính
ích kỷ, hẹp hòi thì nó sẽ ích kỷ với chính chúng ta và với mọi người khác. Nếu
được truyền bá đạo lý bao dung độ lượng, vị tha thì nó sẽ được trả lại chính
những điều tốt lành đó cho chúng ta và cho xã hội. Quy luật nhân quả rất nghiệt
ngã và tàn nhẫn có từ muôn thuở. Ví dụ: nhiều bậc phụ huynh đã dạy con rằng:
“tiền có thể mua được tất cả”, “có tiền là có tất cả” vì thế họ hướng con cái họ
lao vào cuộc kiếm tiền bằng mọi cách, bất chấp cả luân thường đạo lý, bất chấp

cả tình phụ tử, huyết thống. Vì thế mọi quan hệ đều đặt dứơi đồng tiền. Thật
đáng tiếc, bởi: “tiền là mục đích của những kẻ ngu ngốc, là phương tiện đối với
những người thông minh’’.
Cha mẹ, ai chẳng mong cho con cái lớn, khôn, trưởng thành để là người có
ích cho gia đình, và xã hội. Cha mẹ không phải ai cũng có năng lực, kiến thức để
giáo dục con cái. Đó là một thực tế ở bất kỳ xã hội nào. Vì vậy, các thầy cô giáo
trong nhà trường có thể giúp chúng ta: giáo dục nhân sinh quan và hoàn thiện
nhân cách cho trẻ (Chúng tôi muốn nói đến những người thầy mẫu mực). Tôi
cho rằng, nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức cho trẻ mà còn là
nơi truyền bá thuần phong mỹ tục của dân tộc và luật pháp cho trẻ. Nhà trường
đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho con cái chúng ta nên người.
Gia đình quyết định nhân cách, Nhà trường quyết định kiến thức của con
cái chúng ta. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường theo quan điểm
giáo dục đúng, hợp lý tạo điều kiện quyết định cho chúng nên người.
Với gia đình, việc đầu tiên cần sự thống nhất quan điểm giáo dục con
mình. Quan điểm đó phải được thể hiện mọi nơi, mọi lúc mang tính nhất quán.
Nó là nguyên tắc bất di bất dịch trong suốt quá trình dưỡng dục trẻ đến tuổi
trưởng thành, để chúng:
Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 8

×