Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN CÔNG lại cơ cấu LAO ĐỘNG xã hội TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH cơ cấu xã hội THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.16 KB, 6 trang )

PHÂN CÔNG LẠI LAO ĐỘNG XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Mác: "... Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
của một dân tộc bộc lộ rõ rệt nhất ở trình độ phát
triển của sự phân công lao động...".

Trong thời đại ngày nay, cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc tiến hành phân
công lại lao động xã hội ở Việt Nam là một vấn đề tất yếu khách quan.
Đồng thời cũng không thể không xem xét mối quan hệ tương quan đến thế
giới bên ngoài. Sự phát triển đan xen cũng như sự phân công lao động hợp
tác quốc tế, sự thâm nhập kinh tế giữa các nước với nhau đã nói lên tính
phong phú, đa dạng của nền kinh tế mỗi nước. Vì vậy, trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi
hỏi phải chú ý đến sự phát triển nội lực kinh tế bên trong của đất nước,
trong đó vốn quý trước mắt và lâu dài vẫn là nguồn lực lao động trong xã
hội.
Là một nước nông nghiệp với tỷ lệ 80% dân số và 73% lao động
nông nghiệp. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động trong nông
nghiệp, nông thôn theo hướn công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vị trí rất
quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Song như chúng ta đã biết việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung hay sự phân công lại lao động nông
nghiệp, nông thôn nói riêng đều chịu sự tác động của môi trường tự nhiên
và vị trí địa lý của mỗi vùng trong nước. Ở những vị trí địa lý khác nhau
thì việc xác định phân công lại lao động xã hội trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế cũng có sự khác nhau. thực tiễn vừa qua cho thấy giá trị sản
lượng nông nghiệp còn chiếm trên 70% trong cơ cấu kinh tế nông thôn,
trong khi đó đất nông nghiệp ngày càng bị co hẹp lại bởi quá trình phát
triển dân số và công nghiệp hóa đô thị hóa. Mặt khác, thời tiết thất thường,



1


thiên tai lũ lụt, hạn hán cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra, khi nói đến phân công lại lao động xã hội, đòi hỏi phải
chú ý đến nhân tố về nguồn lực bao gồm: đất đai, tài nguyên, lao động,...
Bên cạnh đó là yếu tố phong tục, tập quán, tâm lý, truyền thống của một
dân tộc, một địa phương cũng gây ảnh hưởng không ít đến sự thành công
hay thất bại của quá trình phân công lại lao động. Thực tiễn đã nói lên điều
đó, ở đâu mà phong tục, tập quán tâm lý làm ăn còn mang nặng tính chất
nhỏ lẻ lạc hậu, rời rạc thì ở đó sự chuyển dịch kinh tế rất chậm chạp và
khó khăn. Ngược lại, nơi nào có các lực lượng sản xuất xã hội tiến bộ thì
nơi đó dễ dàng chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ nhanh và vững chắc.
Như đã trình bày ở trên, khi nói đến trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, thì nhân tố con người có ý nghĩa quyết định đến việc phân
công lao động xã hội. Nói đến con người là nói đến lao động có trình độ
văn hóa, có trí tuệ để tiếp thu và sử dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến, đưa đất nước vươn lên ngang tầm với thời đại mới. Vì thế, sự
phân công lại lao động xã hội hợp lý được đánh giá phân công lại lao động
xã hội hợp lý được đánh giá bằng sự tăng truưởng và phát triển toàn diện
nền kinh tế - xã hội. Có thể khẳng định: muốn tiến tới nền kinh tế phát
triển với một cơ cấu hợp lý thì phải có sự tác động tích cực của con người
có trình độ khoa học - kỹ thuật. Điều đó nói lên nguồn lực con người là vô
hạn - nếu biết khai thác và phân công hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả thiết
thực cho đất nước. Khoản số liệu cho chúng ta thấy số người dưới 15 tuổi
chiếm 45% tổng nguồn lao động hàng năm tăng 3,5%. Như vậy là từ 1996
đến 2010 phải giải quyết việc làm cho 20 triệu người, mỗi năm 1,33 triệu
người. Đáng chú ý là sự dư thừa lao động ở nông thôn là một áp lực lớn,

càng làm nặng nề thêm tình trạng quá thừa lao động giản đơn và thiếu lao
động kỹ thuật. Chính sự quá thừa và quá thiếu này đang đặt ra những đòi
hỏi bức xúc và hết sức phức tạp ảnh hưởng đến việc phân công lại lao
động xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về trình độ chuyên môn của người đang có việc làm

2


Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của con người lao động ở
nước ta nói chung là rất thấp, qua cuộc khảo sát 1997 Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam đưa ra các con số sau đây:
- Về trình độ văn hóa: Cấp 1

: 4,1%

Cấp 2

: 19%

Cấp 3

: 32%

THCN

: 14%

ĐH và trên ĐH: 4,3%

- Về trình độ tay nghề: Thợ bậc 1, 2

: 13,24%

Thợ bậc 3, 4

: 36,36%

Thợ bậc 5, 6, 7

: 25%

(trong đó bậc 7 chỉ có 2,4%)
Trong khi đó, để chuẩn bị chiến lược phát triển công nghiệp cho
thế kỷ 21, từ những năm đầu của thập niên này với nỗ lực đào tạo nhân tài
là một trong hai chiến lược lớn của Thái Lan. Sau nhiều thập kỷ công
nghiệp hóa với tốc độ khá nhanh, Thái Lan đang đối diện với thực trạng
thiếu lao động lành nghề. Do đó trong phát triển kinh tế - xã hội lần thứ 8
(từ 10/1996 - 9/2001) mục tiêu lớn nhất của Thái Lan là nâng cao tiềm lực
quốc gia bằng việc tăng trình độ giáo dục cho cả nước, phổ cập giáo dục
cơ sở 9 năm và từng bước chuẩn bị tăng lên 12 năm. Ngoài ra để tăng thêm
lực lượng kỹ sư và quản lý. Chính phủ Thái tích cực tài trợ cho các đại học
tư chuyên đào tạo các ngành mà Chính phủ có yêu cầu, nhất là các đại học
dân tộc ở địa phương.
Ở Việt Nam, truyền thống hiếu học, lao động cần cù, có tinh thần
vượt khó, đoàn kết, thông minh sáng tạo, có khả năng thích ứng với những
tình huống phức tạp. Điều này không ai phủ nhận; song trong thực tế hiện
nay, trình độ lao động của người Việt Nam so với trình độ của người lao
động các nước trong khu vực và thế giới còn có những khoảng cách xa
năm 1998, cả nước vẫn chỉ có 14% lao động qua đào tạo với cơ cấu bất

hợp lý: 1 đại học, 1,5 trung học và 3,5 công nhân, trong khi đó cơ cấu lý
tưởng về lao động của một quốc gia đang phát triển là 1-5-20. Dẫn đến hậu

3


quả là sinh viên tốt nghiệp đại học dư thừa, thiếu việc làm trong khi đó
đơn đặt hàng cho nhu cầu lao động kỹ thuật lại không đáp ứng được. Mặt
khác, trong quá trình phân công lại lao động xã hội ở trong ngành nông
nghiệp, nông thôn gặp một cản trở rất lớn. Vì hiện nay, trình độ dân trí ở
nông thôn còn rất thấp, cụ thể: chưa hết cấp 1 là 0,27%; cấp 1 là 37,07%,
cấp 2 là 46,86%, cấp 3 là 15,80%. Từ thực trạng đó đòi hỏi việc nâng cao
mặt bằng dân trí ở nông thôn để tri thức hóa lao động nông nghiệp theo xu
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yêu cầu rất bức xúc.
Để minh họa so sánh mối tương quan về trình độ học vấn của lực
lượng lao động Việt Nam với một số nước qua các số liệu như sau:
Trình độ giáo dục của dân số ở độ tuổi lao động (%)
Việt Nam
1989

Singapo
1990

Malaixia
1989

Đại học và sau trung học

5,1


22

5

50

40

40

Trung học

8,8

30

48

20

20

23

Tiểu học và thấp hơn

85,1

47


47

30

40

37

Trình độ

Hàn Quốc Đài Loan
1989
1987

H.Kông
1990

Nguồn: Economic, Survey of Singapore 1992. Số liệu Niên giám
thống kê 1994, 1995. Nxb Thống kê, 1996 và số liệu T.Đ.T.DS.VM 1989.
Qua số liệu trên cho thấy rõ tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có
học vấn cao đẳng, đại học và sau đại học của Việt Nam là rất thấp chỉ có
2,0%. Từ thực trạng đó NQ Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã có chỉ tiêu
thực hiện mục tiêu đến năm 2000 phải thay đổi hợp lý cơ cấu đào tạo theo
trình độ và ngành nghề đạt từ 22-25% lao động được qua đào tạo (năm
1998 đạt 14%).
Với trình độ dân trí và chuyên môn nói trên của người lao động, là
một thách thức trở ngại lớn trong quá trình phân công lại lao động xã hội
theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với đất nước. Mặt khác,
việc chuyển đổi cơ chế vừa qua đã dẫn đến tình trạng từ 30-35% số lao động
trong các doanh nghiệp nhà nước dôi ra cần phải sắp xếp lại và 60-70%

các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phải ngưng sản xuất vì không thích nghi
được với cơ chế thị trường (trong đó có nguyên nhân trình độ học vấn, tay
nghề...). Số lao động mới lớn lên, bộ đội xuất ngũ, người hồi hương, số cán
4


bộ về hưu... đã bổ sung vào đội ngũ lao động thất nghiệp ngày càng đông
trong xã hội. Mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ VIII trong kế hoạch 1996 2000, mỗi năm thu hút thêm từ 1,2 - 1,3 triệu lao động có việc làm. Như
vậy với con số 6,5 triệu lao động trong các năm trước phải giải quyết cộng
với số lao động mới trong năm 1999 - 2000 là rất khó khăn. Để thực hiện
vấn đề phân công lại lao động xã hội và giải quyết việc làm trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Cần thực hiện giải pháp về chuyển đổi cơ cấu lao động
nông thôn như sau:
- Trước mắt nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế cần tập trung giải quyết việc làm cho số lao động mất việc tạm thời
troing các năm trước trên cơ sở phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Việc phân công lại lao động xã hội và bố trí việc làm mới cho số lao động
bổ sung từ các nguồn cần thực hiện phưoưng châm nhà nước, doanh
nghiệp và nhân dân cùng làm trên cơ sở nhà nước tạo điều kiện thuận lợi
về cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn tích cực.
- Trên cơ sở nhà nước đã đầu tư phân bổ việc đào tạo mới và đào
tạo lại nguồn lao động phục vụ cho việc phát triển kinh tế hàng hóa, nông
nghiệp, nông thôn. Các cấp hữu quan cần phải tăng cường theo dõi quản lý
công tác đào tạo nghề cho lao động nói chung và môi trường nói riêng trên
địa bàn mình phụ trách.
- Việc phân công lại lao động xã hội trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động
có chất lượng cao làm cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao

động hàng hóa sang phi hàng hóa. Hai vấn đề nàycần được nhà nước quan
tâm đồng bộ, bắt đầu từ việc quy hoạch lại thị trường lao động.
Để thực hiện được điềunày thiết nghĩ nhà nước cũng cần có chính
sách khuyến khích cả người dạy và người học và người dạy nghề. Mạnh
dạn chuyển từ trọng tâm đầu tư "thầy" sang "trò" theo cơ cấu các nước
đang đào tạo phát triển: 1-5-20. Có như vậy, việc phân công lại lao động
xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hàng hóa mới thực hiện được cơ bản.
5


6



×