Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

BTRL NAP 1 NGAY 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.76 KB, 3 trang )

KHÓA HỌC LUYỆN THI CẤP TỐC 20 NGÀY CŨNG THẦY
NGUYỄN ANH PHONG - NGÀY SỐ 2
BÀI TẬP RÈN LUYỆN – LỚP NAP 1
Câu 01: Dẫn hôn hợp X gồm 0,05 mol C2H2; 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng một
thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào
700 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Tổng khối lượng chất tan (g) trong Z là:
A. 35,8
B. 45,6.
C. 38,2
D. 40,2
Câu 02: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít khí X(đktc) vòa
bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2
bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là:
A. 0,070 mol
B.0,015 mol
C. 0,075 mol
D.0,050 mol
Câu 03: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni, đun nóng bình 1 thời
gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 12 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa
đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch.
A. 0,25 mol .
B. 0,20 mol.
C. 0,15 mol.
D. 0,10 mol.
Câu 04: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu
được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 25%
B. 50%
C. 40%
D. 20%


Câu 05: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol C2H4; 0,15 mol C2H2 và 0,5 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni,
sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 13,3. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa
với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,1
B. 0,15
C. 0,25
D. 0,3
Câu 6: Hỗn hợp M gồm ankin X, anken Y (Y nhiều hơn X một nguyên tử cacbon) và H2. Cho 0,25 mol
hỗn hợp M vào bình kín có chứa một ít bột Ni đun nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp N. Đốt
cháy hoàn toàn N thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là
A. C4H6 và C5H10.
B. C3H4 và C2H4.
C. C3H4 và C4H8.
D. C2H2 và C3H6.
Câu 7: Hỗn hợp khí A gồm H2 và một hidrocacbon X mạch hở. Đốt cháy 6 gam A thu được 17,6 gam
CO2, mặt khác 6 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 32 gam Br2. CTPT của X là (biết X là chất
khí ở đktc)
A. C2H4
B. C2H4 hoặc C4H6
C. C3H6 hoặc C4H4
D. C2H4 hoặc C3H6.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken, hỗn hợp Y gồm O2 và O3, Tỷ khối của X và Y so với H2
tương ứng bằng 11,25 và 18. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp X cần dùng vừa đủ V lít hỗn hợp Y,
thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 10,45
B.11,76 lít
C. 12,32
D.đáp án khác
Câu 9: Cho hỗn hợp chất rắn gồm CaC2, Al4C3, Ca vào nước thu được hỗn hợp X gồm 3 khí, trong đó có
2 khí có cùng số mol. Lấy 8,96 lít hỗn hợp X (đktc) chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 : cho vào dung

dịch AgNO3 trong NH3 (dư) , sau phản ứng hoàn toàn, thấy tách ra 24g kết tủa. Phần 2 : Cho qua Ni đun
nóng thu được hỗn hợp khí Y. Thể tích O2 vừa đủ (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn Y là :
A. 5,6 lít
B. 8,4 lít
C. 8,96 lít
D. 16,8 lít.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, buten có tổng số mol là 0,57 mol tổng khối lượng là m.
Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 54,88 lit O2 (đktc). Mặt khác cho m gam X qua dung dịch Br2
dư thì thấy số mol Br2 phản ứng là 0,35 mol. Giá trị của m là:
A. 22,28
B. 22,68
C. 24,24
D. 24,42


Câu 11: Nung nóng 8,6 gam hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu được
hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được
24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 24 gam brom trong dung dịch và còn
lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 5,4 gam nước. Phần trăm khối lượng của
C2H2 trong X gần nhất với:
A. 90,7%.

B. 76,6%.

C. 84,7%.

D. 80,8%.

Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni
thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch

brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là:
A. 8,0.
B. 16,0.
C. 32,0.
D. 3,2.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol axetilen, 0,1 mol vinylaxetilen, 0,1 mol etilen và 0,4 mol hiđro.
Nung hỗn hợp X với niken xúc tác, một thời gian được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7.
Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,35 mol.
B. 0,65 mol.
C. 0,45 mol.
D. 0,25 mol.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm H2 và hai olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 8,96 lít hỗn hợp X đi qua xúc
tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,82 gam
và thoát ra 5,6 lít hỗn hợp khí Z. Tỉ khối của Z đối với H2 là 7,72. Biết tốc độ phản ứng của hai olefin
với hiđro là như nhau. Số mol của anken có phân tử khối lớn hơn trong X là:
A. 0,07 mol
B. 0,06 mol
C. 0,08 mol
D. 0,10 mol
Câu 15: Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp T gồm CH 4,
C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6 (but – 1 – in ). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít
CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 19,2 gam Br2 trong dung
dịch nước brom. Sục toàn bộ T vào dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị
của m là:
A. 4,47
B. 2,98
C. 3,725
D. 2,235
Câu 16: Đem crackinh một lượng butan thu được một hỗn hợp gồm 5 khí hiđrocacbon. Cho hỗn hợp

khí này sục qua dung dịch nước brom dư thì lượng brom tham gia phản ứng là 25,6 gam và sau thí
nghiệm khối lượng bình brom tăng thêm 5,32 gam. Hỗn hợp khí còn lại sau khi qua dung dịch nước
brom có tỷ khối đối với metan là 1,9625. Hiệu suất của phản ứng crackinh là:
A. 20,00%
B. 80,00%
C. 88,88%
D. 25,00%
Câu 17. Crackinh pentan một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp X gồm 7 hiđrocacbon. Thêm 4,48 lít
H2 vào X rồi nung với Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (thể tích khí đều đo ở
đktc). Đổt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, khối
lượng kết tủa tạo thành là:
A. 25 g
B. 35 g
C. 30 g
D. 20 g
Câu 18: Tiến hành crăckinh 17,4 gam C 4H10 một thời gian trong bình kín với xúc tác thích hợp thu
được hỗn hợp khí A gồm: CH 4, C3H6, C2H6, C2H4, C4H8, H2 và một phần C4H10 chưa bị nhiệt phân.
Cho toàn bộ A vào dung dịch Br 2 thấy dung dịch Br2 bị nhạt màu đồng thời khối lượng bình tăng 8,4
gam và có V (lít) hh khí B thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn B thu được m gam hỗn hợp gồm CO 2 và
H2O. Giá trị của m là:
A. 46,4.
B. 54,4.
C. 42,6.
D. 26,2.
Câu 19: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm Hidro (0,195 mol), axetilen (0,150 mol), vinyl axetilen
(0,12 mol) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với
hidro bằng 19,5. Khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH3, thu được m
gam kết tủa và 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Khí Z phản ứng tối đa với 0,165 mol Br 2 trong dung dịch.
Giá trị của m là?
A. 55,2.

B. 52,5.
C. 27,6.
D. 82,8.


Câu 20: Hỗn hợp X gồm C2H6, C3H4, C2H2, C4H6 và H2 (các chất đều mạch hở). Cho 19,46 gam X vào
dung dịch chứa Br2 dư thì thấy có 0,86 mol Br2. Tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn
14,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) cần V lít khí O2 (đktc) và thu được 1,21 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 45,36
B. 45,808
C. 47,152
D. 44,688
Câu 21: Hỗn hợp X gồm C2H4, C2H2, C3H8, C4H10 và H2. Lấy 6,32 gam X cho qua bình đựng dung dịch
nước Br2 (dư) thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hết 2,24 lít X (đktc) cần
dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 9,68 gam CO2. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của
V là :
A. 6,72
B. 8,96
C. 5,60
D. 7,84



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×