Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề số 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.17 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – NGUYỄN VĂN ĐÀM - 0983468878

1

ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
ĐỀ SỐ 10
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32;
Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85;
Sr = 88; Ag = 108; Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207; I = 127; F = 19.
Câu 1: Số ancol ứng với công thức phân tử C3H8Ox là:
A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 2: Oxit của X phản ứng với nước tạo ra dung dịch làm đỏ quỳ tím. Oxit của Y phản ứng với nước tạo ra
dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxit của Z tác dụng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. X, Y, Z là các
nguyên tố cùng chu kỳ, thứ tự sắp xếp theo theo chiều tăng dần tính kim loại của ba nguyên tố trên là:
A. Y, Z, X.
B. X, Z, Y.
C. X, Y, Z.
D. Z, Y, X.
Câu 3: Polime nào sau đây chỉ được tạo thành từ phản ứng đồng trùng ngưng:
A. tơ lapsan
B. Nilon-6
C. thuỷ tinh hữu cơ D. Cao su buna-S
Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm: Cho FeO vào dung dịch H2SO4 đặc nóng; cho AgNO3 vào dung dịch HCl;


cho Fe vào dung dịch Fe(NO3)3; cho Ag vào dung dịch Fe(NO3)3; cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl; cho Cu vào
dung dịch Fe(NO3)2; cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2; CaCO3 cho vào dung dịch HNO3. Số trường hợp xảy
ra phản ứng oxi hóa khử là:
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải của Ca(OH)2:
A. Chế tạo vữa xây nhà
B. Khử chua đất trồng trọt
C. Bó bột khi gãy xương
D. Chế tạo clorua vôi là chất tẩy trắng và khử trùng
Câu 6: Cho dung dịch X chứa 0,1 mol FeCl2, 0,2 mol FeSO4. Thể tích dung dịch KMnO4 1,0M trong H2SO4
(loãng) vừa đủ để oxi hóa hết các chất trong X là:
A. 0,1 lít
B. 0,2 lít
C. 0,3 lít
D. 0,4 lít.
Câu 7: Xét các loại hợp chất hữu cơ mạch hở sau: Ancol đơn chức no, hở (X); anđehit đơn chức no, hở (Y);
ancol đơn chức không no, hở có một liên kết đôi (Z); anđehit đơn chức không no, hở có một liên kết đôi (T).
Ứng với công thức chung CnH2nO chỉ có hai chất, đó là những chất nào sau đây:
A. Y, Z
B. X, Y
C. Z, T
D. X, T
Câu 8: Thu được chất nào khi đun nhẹ muối amoni nitrit:
A. N2; H2O
B. N2O; H2O
C. H2; NH3; O2
D. H2; N2; H2O

Câu 9: PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:
15%
95%
90%

 C2H2 
 CH2 = CHCl 
 PVC. Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần để điều chế ra một
CH4 
tấn PVC là (Biết khí thiên nhiên chứa 95% metan về thể tích):
A. 141 m3
B. 6154,144m3
C. 2915m3
D. 5883,246m3
Câu 10: Dẫn 1 luồng khí CO dư qua hỗn hợp rắn X nung nóng gồm Al2O3, MgO, FeO và CuO. Kết thúc phản
ứng được hỗn hợp rắn Y gồm bao nhiêu kim loại:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
askt

Câu 11: 1 mol Toluen + 1 mol Cl2
A. A là:
A. o-ClC6H4CH3
B. p-ClC6H4CH3
C. C6H5CH2Cl
D. A và B đều đúng
Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn m gam BaCO3 thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1,25 lít dung dịch gồm
Ba(OH)2 0,16M và KOH 0,08 M, thu được dung dịch Y và 29,55 gam kết tủa, đun nóng dung dịch Y lại thu

được kết tủa. Giá trị của m là.
A. 68,95
B. 29,55
C. 49,25
D. 88,65
Câu 13: Xà phòng hoá hoàn toàn 66,6g hỗn hợp 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH thu
đựơc hỗn hợp X gồm 2 ancol. Đung nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 1400C sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được m(g) H2O. Giá trị m là:
A. 18g
B. 8,1g
C. 16,2g
D. 4,05g


ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – NGUYỄN VĂN ĐÀM - 0983468878

2

Câu 14: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3 phản ứng vừa đủ với
800 ml dung dịch Y gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,25M. Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung
dịch sau phản ứng là:
A. 47,7 gam
B. 50,2 gam
C. 117,3 gam
D. 54,1 gam
Câu 15: Cho các chất sau: axit phenic (hay phenol) (1), axit axetic (2), axit cacbonic (3), axit sunfuric (4). Tính
axit của chúng biến đổi theo chiều:
A. 1 > 2 > 3 > 4
B. 4 > 2 > 3 > 1
C. 4 > 3 > 2 > 1

D. 3 > 4 > 2 > 1
Câu 16: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Nếu
cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,232 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 2,37
B. 2,46
C. 3,83
D. 2,18
+AgNO3 /NH3
+Cl2
+NaOH
+CuO
Câu 17: Cho sơ đồ sau: X 
 Y  Z 
T 
G(amoni acrylat) . Các chất (X) và
(Z) có thể là những chất được ghi ở dãy nào sau đây:
A. C3H6 và CH2=CH-CH2-OH
B. C2H6 và CH2=CH-CHO
C. C3H6 và CH2=CH-CHO
D. C3H8 và CH2=CH-CH2-OH
Câu 18: Trong phòng thí nghiệm thường điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, do đó CO2 bị lẫn một ít hơi
nước và khí hiđro clorua. Để có CO2 tinh khiết nên cho hỗn hợp khí này lần lượt qua các bình chứa:
A. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch H2SO4 đặc
B. Dung dịch NaHCO3 và CaO khan
C. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch H2SO4 đặc
D. P2O5 khan và dung dịch NaCl
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dung dịch
HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của A là
A. CH2=CH2
B. (CH3)2C=C(CH3)2 C. CH3CH=CHCH3 D. CH2=C(CH3)2

Câu 20: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 4,86 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim
loại. Đem hòa tan các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch Ba(OH)2 dư thì không thấy chất
khí tạo ra và cuối cùng còn lại 23,52 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
A.12,18
B. 27,84
C.15,66
D.174,00
Câu 21: Phương trình ion thu gọn của phản ứng nào dưới đây không có dạng: HCO3- + H+ → H2O + CO2:
A. KHCO3 + NH4HSO4
B. NaHCO3 + HF
C. Ca(HCO3)2 + HCl
D. NH4HCO3 + HClO4
Câu 22: Đồng phân X của C5H12 khi tác dụng với clo dưới ánh sáng khuyếch tán chỉ tạo một sản phẩm mono
clo duy nhất có tên gọi là:
A. n – pentan
B. 2 – metylbutan
C. 2,2 – đimetylpropan
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 23: Tiến hành hai thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Cho 8,0 gam Cu tác dụng với 150 ml dung dịch HNO31M,
kết thúc phản ứng thu được x mol khí NO sản phẩm khử duy nhất; Thí nghiệm 2: Cho 8,0 gam Cu tác dụng với
150 ml dung dịch gồm HNO31M và H2SO4 0,25M, kết thúc phản ứng thu được y mol khí NO sản phẩm khử
duy nhất. Quan hệ giữa x và y là:
A. x = y
B. x = 2y
C. 1,5x = y
D. 2x = y
Câu 24: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O, số đồng phân của X phản ứng với Na giải phóng khí
H2 là:
A. 4
B. 3

C. 2
D. 5
Câu 25: Cho 16,8 gam Fe tan hết trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch X (không có NH4+) và V lít hỗn
hợp khí Y (ở đktc) gồm N2O và NO có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết
tủa thu được nung trong chân không tới khối lượng không đổi được 22,4 gam chất rắn. Giá trị của V là:
A. 2,24
B. 3,36
C. 1,44
D. 4,32
Câu 26: Cu tác dụng với dung dịch bạc nitrat theo phương trình ion rút gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag. Trong
các kết luận sau, kết luận sai là:
A. Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag+
B. Cu có tính khử yếu hơn Ag
+
2+
C. Ag có tính oxi hoá mạnh hơn Cu
D. Ag có tính khử yếu hơn Cu


ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – NGUYỄN VĂN ĐÀM - 0983468878

3

Câu 27: Thuỷ phân không hoàn toàn m gam hexapeptit X có công thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được
223,2 gam hỗn hợp X gồm Gly, Gly-Gly, Gly-Gly-Gly, Gly-Gly-Gly-Gly, Gly-Gly-Gly-Gly-Gly, Gly-Gly-GlyGly-Gly-Gly. Đốt cháy hoàn toàn 223,2 gam hỗn hợp Y cần dùng 8,1mol O2. Giá trị gần nhất với m là:
A. 216,2 gam
B. 207,8 gam
C. 215,1 gam
D. 208,8 gam
Câu 28: Có các dung dịch: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3 đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn. Chỉ

dùng thêm một thuốc thử nào cho dưới đây để nhận biết:
A. Cu
B. Dung dịch H2SO4
C. Dung dịch Ba(NO3)2
D. Dung dịch Ca(NO3)2
Câu 29: Hỗn hợp 2 este no đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lit O2
đktc, thu được 6,38g CO2. Mặt khác X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối và 2 ancol là đồng
đẳng liên tiếp. Công thức phân tử 2 este là:
A. C2H4O2 và C3H6O2
B. C3H6O2 và C4H8O2
C. C3H4O2 và C4H6O2
D. C4H8O2 và C5H10O2
Câu 30: Sắp xếp các chất sau đây theo tính bazơ giảm dần: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3)
(C2H5)2NH (4), NaOH (5), NH3 (6).
A. 1 > 3 > 5 > 4 > 2 > 6
B. 5 > 4 > 2 > 6 > 1 > 3
C. 5 > 4 > 2 > 1 > 3 > 6
D. 6 > 4 > 3 > 5 > 1 > 2
Câu 31: Phản ứng C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 xảy ra được là do. Kết luận đúng là:
A. Phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic
B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
C. Phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic
D. Phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic
Câu 32: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 11,2 gam Fe vào 540 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 3,24
B. 64,8.
C. 59,4
D. 62,8
Câu 33: Cho một hỗn hợp A chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. A được trung hòa bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01

mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Lượng các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH
lần lượt bằng:
A. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol
B. 0,005 mol; 0,005 mol và 0,02 mol
C. 0,005 mol; 0,02 mol và 0,005 mol
D. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,005 mol
Câu 34: Hoà tan hoàn toàn 51,24 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và RHSO3 (R là kim loại kiềm) bằng dung dịch
HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí Y ở đktc. R là kim loại nào sau đây:
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
Câu 35: Phản ứng hóa học nào sau đây trong các phản ứng hóa học vô cơ luôn luôn là phản ứng oxi hóa khử:
A. Phản ứng thế
B. Phản ứng hóa hợp
C. Phản ứng phân huỷ
D. Phản ứng axit bazơ
Câu 36: Có 2 hợp chất hữu cơ (X); (Y) chứa các nguyên tố C, H, O khối lượng phân tử đều bằng 74. Biết (X)
tác dụng được với Na, cả (X) và (Y) đều tác dụng được với NaOH và dung dịch AgNO3/NH3. Vậy (X), (Y) có
thể là:
A. C4H9OH và CH3COOCH3
B. OHC-COOH và HCOOC2H5
C. OHC-COOH và C2H5COOCH3
D. CH3COOCH3 v à HOC2H4CHO
Câu 37: Công thức nào dưới đây đúng:
A. C3H5(OH)2
B. C4H5OCl2
C. C3H5Cl3
D. CH4N
Câu 38: Dẫn hơi của 3,0 gam etanol đi qua ống sứ nung nóng chứa bột CuO ( lấy dư). Làm lạnh để ngưng tụ

sản phẩm hơi đi qua khỏi ống sứ, được chất lỏng X. Khi X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thấy có 8,1 gam bạc kết tủa. Hiệu suất của quát trình oxi hóa etanol là:
A. 57,5%
B. 60%
C. 55,7%
D. 75%
Câu 39: Biết X là một aminoaxit. Khi cho 0,01mol X phản ứng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu
được 1,835g muối khan. Mặt khác khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 200ml dung dịch
NaOH 0,1M. CTPT của X là:
A. C2H5(NH2)COOH
B. C3H6(NH2)COOH
C. C3H5(NH2)COOH
D. C3H5(NH2)(COOH)2


ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – NGUYỄN VĂN ĐÀM - 0983468878

4

Câu 40: Trong sự ăn mòn tấm tôn (lá sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì:
A. Sắt bị ăn mòn, kẽm được bảo vệ.
B. Kẽm bị khử, sắt bị oxi hoá.
C. Kẽm là cực âm, sắt là cực dương.
D. Sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá.
Câu 41: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ
hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm
được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 550
B. 810
C. 650

D. 750
Câu 42: Cho từ từ 100 ml dung dịch A chứa H2SO4 0,5M và HCl 1,5M vào 200 ml dung dịch B gồm KHCO3
0,5M và Na2CO3 1,0M. thu được V (lit) khí CO2 (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào
dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 60,90 gam và 1,12 lit
B. 49,25 gam và 1,12 lit
C. 39,40 gam và 2,24 lit
D. 29,55 gam và 2,24 lit
Câu 43: Hỗn hợp X gồm 1 ankin ở thể khí và Hiđrô có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,425. Nung nóng hỗn hợp X
với xúc tác Ni để phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,8. Cho Y đi qua
bình đựng dung dịch Brôm dư, khối lượng bình tăng lên bao nhiêu gam:
A. 8
B. 16
C. 0
D. Không tính được
Câu 44: Dung dịch X chứa NaOH 0,1M. Dung dịch Y có pH=1. Trộn 2,525 lít dung dịch X với 2,475 lít dung
dịch Y thu được 5,0 lít dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z.
A. 12
B. 10
C. 11
D. 3
Câu 45: Nhiệt phân cùng số mol mỗi muối nitrat dưới đây, thì trường hợp nào sinh ra thể tích khí O2 nhỏ nhất
(trong cùng điều kiện):
A. KNO3
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)3
D. AgNO3
Câu 46: Bộ dụng cụ ở hình bên có thể dùng để điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm. Các dung dịch C và D
lần lượt đựng:


A. H2SO4 đặc và NaCl bão hòa
B. H2SO4 đặc và Ca(OH)2
C. Ca(OH)2 và H2SO4 đặc
D. NaCl bão hòa và H2SO4 đặc
Câu 47: Nguyên tố X thuộc chu kì 4. Nguyên tử nguyên tố X có 1e ở lớp ngoài cùng. Số hiệu nguyên tử của
nguyên tố X là:
A. 19
B. 24
C. 29
D. A, B, C đều đúng
Câu 48: Cho axit no, mạch hở có công thức CnHmO2. Mối liên hệ giữa m và n là:
A. m = 2n
B. m = 2n + 1
C. m = 2n + 2
D. m = 2n – 2
Câu 49: Cân bằng hoá học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi:
A. tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch
B. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
C. tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch
D. tốc độ phản ứng thuận bằng k lần tốc độ phản ứng nghịch
Câu 50: Nhỏ từ từ dung dịch Ca(OH)2 0,1M vào dung dịch chứa hỗn hợp Al(NO3)3 (x mol) và HNO3 (y mol).
Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:


ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – NGUYỄN VĂN ĐÀM - 0983468878

Giá trị của y và tỉ lệ a : b tương ứng là:
A. 0,2; 5 : 9
B. 0,1; 5: 9


C. 0,2; 4 : 11

D. 0,1; 4 : 11

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×