Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Autocad cơ bản dành cho ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.47 KB, 16 trang )

PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

1. Tổng quan về Autocad ................................................................................................. 3
1.1. Giới thiệu màn hình làm việc Autocad: ........................................................ 4
1.2. Các phím tắt chọn lệnh thường sử dụng........................................................ 4
2. Hiệu chỉnh môi trường làm việc Autocad ..................................................................... 5
2.1. Thiếp lập option: op enter ........................................................................... 5
2.1.1 Display:........................................................................................... 5
2.1.2. Open and save: ............................................................................... 5
2.1.3. Selection: ........................................................................................ 5
2.2. Các thao tác quét chuột trong cad: ............................................................... 5
2.3. Các hệ tọa độ trong autocad ........................................................................ 5
2.4. Các chế độ truy bắt điểm trong autocad ........................................................ 6
3. Các lệnh vẽ cơ bản của Autocad................................................................................... 6
3.1. Lệnh vẽ đoạn thẳng: ................................................................................... 6
3.1.1. Vẽ đoạn thằng bằng cách nhập đoạn thẳng trực tiếp........................... 6
3.1.2. Vẽ đoạn thằng sử dụng hệ tọa độ tương đối ....................................... 6
3.1.3. Vẽ đoạn thằng sử dụng tọa độ cực tương đối ..................................... 6
3.1.4. Vẽ đoạn thằng sử dụng tọa độ tuyệt đối ............................................ 7
3.2. Vẽ đường tròn............................................................................................ 7
3.2.1. Vẽ đường tròn biết tâm và bán kính ................................................... 7
3.2.2. Vẽ đường tròn biết tâm và đường kính ............................................... 7
3.2.3. Vẽ đường tròn qua 2 điểm ................................................................ 7
3.2.4. Vẽ đường tròn qua 3 điểm ................................................................ 7
3.2.6. Vẽ đường tròn tiếp xúc 3 đối tượng ................................................... 7
3.3. Vẽ cung tròn .............................................................................................. 7
3.4. Vẽ đa tuyến ............................................................................................... 7
3.5. Vẽ đa giác đều ........................................................................................... 8
3.6. Vẽ hình chữ nhật ........................................................................................ 8


3.7. Vẽ Ellipse ................................................................................................. 8
3.8. Vẽ Spline .................................................................................................. 8
3.9. Vẽ điểm .................................................................................................... 8
3.9.1.Chia đối tượng thành các đoạn bằng nhau (DIV) ................................ 8
3.9.2. Chia đối tượng thành các đoạn có chiều dài bằng nhau (ME).............. 8
3.10. Vẽ hiệu chỉnh mặt cắt và tô màu vật liệu (Hatch) ........................................ 8
3.11. Lệnh tạo đường bo khép kín (BO).............................................................. 9
4. Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng ...................................................................................... 9
4.1. Phương pháp vẽ và chọn đối tượng .............................................................. 9
4.2. Lệnh cắt (Trim) và kéo dài đối tượng (Extend) ............................................ 9
4.2.1. Lệnh Trim (TR) ............................................................................... 9
4.2.2.Lệnh Extend ..................................................................................... 9
4.3. Lệnh cắt, xén một phần đối tượng ( Break) ................................................... 9
4.4. Vẽ nối tiếp 2 đối tượng bởi cung tròn , bo tròn góc ( Fillet) ............................ 9

1


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

4.5. Vẽ vát góc các cạnh ( Chamfer) ................................................................. 10
4.6. Tạo các đối tượng song song (Offset)......................................................... 10
4.7. Di chuyển đối tượng (Move) ..................................................................... 10
4.8. Copy đối tượng (Copy) ............................................................................. 10
4.9. Lấy đối xứng (Mirror) .............................................................................. 11
4.10. Xoay đối tượng quanh một điểm ( Rotate) ................................................ 11
4.11. Thay đổi tỷ lệ đối tượng ( Scale) .............................................................. 11
4.12. Lệnh tạo mảng ( ARRAY) ...................................................................... 11

4.13. Thay đổi chiều dài đối tượng(Lengthen) ................................................... 11
4.14. Dời và kéo các đối tượng ( Stretch) .......................................................... 12
4.15. Dời quay và biến đổi tỷ lệ đối tượng ( Align) ............................................ 12
4.16. Tạo khối và phá vỡ khối, phá vỡ đối tượng ( Block – Explode) .................. 12
4.16.1.Lệnh tạo khối(Block) ..................................................................... 12
4.16.2.Lệnh chèn Block và file bản vẽ ....................................................... 12
4.16.3.Lệnh phá vỡ khối, đối tượng(Explode) ............................................ 12
4.17. Hiệu chỉnh thuộc tính các đối tượng bằng Properties Windown .................. 12
4.18. Xóa và phục hồi đối tượng bị xóa ............................................................ 13
4.18.1. Xóa đối tượng ( Erase) ................................................................. 13
4.18.2. Phục hồi đối tượng bị xóa ( OOPS) ............................................... 13
4.18.3. Hủy bỏ lệnh vừa thực hiện ( Undo) ................................................ 13
4.18.4. Phục hồi đối tượng vừa hủy bỏ ( Redo) .......................................... 13
4.18.5. Thay đổi thuộc tính theo một đối tượng khác (MATCHPROP) ......... 13
5. Quản lý các đối tượng (LAYER)................................................................................ 13
6. Ghi và hiệu chỉnh kích thước bản vẽ ( Dimension ) .................................................... 14
6.1. Các thành phần của kích thước .................................................................. 14
6.2. Thiết lập kiểu ghi kích thước ..................................................................... 14
6.3. Các nhóm lệnh ghi kích thước ................................................................... 15
7. Ghi và hiệu chỉnh chữ trong bản vẽ ( Text ) ............................................................... 15
7.1. Trình tự ghi chữ ....................................................................................... 15
7.2. Tạo kiểu chữ (ST) .................................................................................... 15
7.2. Nhập dòng chữ vào bản vẽ (T, MT) ........................................................... 16
7.2.1. Lệnh Text (T) ................................................................................ 16
7.2.2. Lệnh MText (MT) .......................................................................... 16
7.3. Hiệu chỉnh Text và Mtext ......................................................................... 16

2



PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

LỜI NÓI ĐẦU
Autocad là phần mềm vẽ kỹ thuật cơ bản nhất dành cho các kỹ sư, kiến trúc sư các
ngành kỹ thuật, việc làm chủ được tất cả những tiện ích của Autocad là vô cùng khó.
Hiện nay, tài liệu học rất nhiều và rộng, nhưng việc chọn lọc những lệnh, những tiện ích
phù hợp với ngành nghề của mình, để phục vụ công việc của mình, thì người dùng phải
mất rất nhiều thời gian tích lũy kinh nghiệm. Với người mới bắt đầu học Autocad, dù tài
liệu sẵn có, nhưng cũng không biết bắt đầu từ đâu, học cái gì, và ứng dụng ra sao. Với
mong muốn giúp các bạn sinh viên ngành Hạ tầng kỹ thuật và ngành Quy hoạch nghiên
cứu Autocad một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, mình đã hệ thống và Note lại những
lệnh cơ bản hay sử dụng nhất để các bạn có thể nghiên cứu một cách tập trung. Với tài
liệu này, các bạn có thể dễ dàng sử dụng Autocad để phục vụ học tập, công việc của
mình, tuy nhiên, để tích lũy được những kỹ năng sử dụng thành thạo, thì các bạn nên học
hỏi, tham khảo những kỹ sư, kiến trúc sư, đã có kinh nghiệm sử dụng. Và một điều quan
trọng, hãy có thái độ tích cực đối với việc học Autocad của mình, học để học tập, học để
làm việc, học để chuẩn bị kỹ năng tối thiểu trước khi các bạn ra trường đi làm.
Trên đây là đôi lời mình muốn chia sẻ với các bạn, và cuối cùng, tài liệu này không
bao gồm tất cả các lệnh của Autocad, trong quá trình biên soạn, mình không tránh được
những sơ suất, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn. Mọi góp ý xin gửi về
mail:

3


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866


1. Tổng quan về Autocad
1.1. Giới thiệu màn hình làm việc Autocad:
+ Command line ( Dòng lệnh), Command window ( Cửa sổ lệnh) ;
+ Crosshairs (Đường gióng trục X, Y) , cursor ( Con chạy, con trỏ)- Tùy chỉnh
+ Dynamic input : Điều chỉnh việc nhập lệnh, nhập tọa độ và các chọn lựa bất kỳ
trong môi trường vẽ tại vị trí con trỏ chuột thay vì nhập tại Command line;
+ Menu bar: Danh mục các menu chính. Autocad có 12 danh mục tương ứng từng
nhóm lệnh của Autocad: File, Edit, View…;
+ Screen menu: Danh mục màn hình chính. ( Hiệu chỉnh: OP-Display – Display
screen menu);
+ Model, Layout Tabs: Model: Môi trường vẽ, Layout: Môi trường giấy (bản vẽ);
1.2. Các phím tắt chọn lệnh thường sử dụng
Ctrl+0: Làm sạch màn hình

F1: Bật/tắt cửa sổ trợ giúp

Ctrl+1: Bật thuộc tính của đối tượng

F2: Bật/tắt cửa sổ lịch sử command

Ctrl+2: Bật/tắt cửa sổ Design Center

F3: Bật/tắt chế độ truy bắt điểm Snap

Ctrl+3: Bật/tắt cửa tool Palette

F4: Bật/tắt chế độ truy bắt điểm 3D

Ctrl+4: Bật/tắt cửa sổ Sheet Palette


F6: Bật/tắt hệ trục tọa độ người dùng

Ctrl+6: Bật/tắt cửa sổ liên kết tới file UCS
F7: Bật/tắt màn hình lưới

bản vẽ gốc.

F8: Bật/tắt chế độ cố định phương

Ctrl+7: Bật/tắt cửa sổ Markup Set
Manager

đứng, ngang của nét vẽ

Ctrl+8: Bật nhanh máy tính điện tử
Ctrl+9: Bật/tắt cửa sổ Command

F9: Bật/tắt chế độ truy bắt điểm chính
xác

Ctrl + N: Lệnh New Drawing

F10: Bật/tắt chế độ polar tracking

Ctrl + O: Lệnh Open

F11: Bật/tắt chế độ truy bắt điểm

Ctrl + S: Lệnh Save

Ctrl + C: Lệnh Copy
Ctrl + X: Lệnh Cut

thường trú Object snap
F12: Bật/tắt chế độ hiển thị thông số
con trỏ chuột dynamic input

Ctrl + Y: Lệnh Redo
Ctrl + Z: Lệnh Undo

4


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

2. Hiệu chỉnh môi trường làm việc Autocad
2.1. Thiếp lập option: op enter
2.1.1 Display:
- Display screen menu: Danh mục màn hình chính
-Hiệu chỉnh màu sắc môi trường làm việc layout, model: Color,
- Background môi trường giấy bên layout: Hiệu chỉnh: Layout elements- Display
paper background
-Chỉnh độ dài con trỏ chuột: Crosshair size.
2.1.2. Open and save:
Save as: Hiệu chỉnh lưu bản vẽ ở các phiên bản cad: 2007, 2008,….(Nếu sử dụng
Nova thì các bản vẽ nên save về cad 2005,..)
Create Backup copy with each save: Tạo một bản lưu của file cad mỗi khi save bản
vẽ

Automatic save: Mặc định thời gian tự động lưu bản vẽ ( nên để 10-15 phút)
2.1.3. Selection:
- Pickbox size:
- Grip size: độ to của ô vuông điểm đặc biệt trong cad
- Selection preview: ( Nên tích bỏ cả 2)
- Selection Modes: Chú ý Use shift to add to selection.
2.2. Các thao tác quét chuột trong cad:
- Thao tác quét từ phải sang trái, quét từ trái sáng phải ( Giữ shift để bỏ chọn đối
tượng đã chọn)
- Thao tác zoom, các lệnh về zoom, vai trò chuột giữa,
2.3. Các hệ tọa độ trong autocad
- Hệ tọa độ tuyệt đối: Vẽ các điểm dựa trên tọa độ gốc (0,0)
- Hệ tọa độ tương đối: Vẽ các điểm dựa trên điểm nhập cuối cùng
- Hệ tọa độ cực: Vẽ các điểm dựa trên khoảng cách và góc so với trục Ox
- Hệ tọa độ gốc ( WCS) và hệ tọa độ sử dụng (UCS): WCS ( World Coordinate
system) và UCS ( User Coordinate system)
Tương ứng với các hệ tọa độ trên thì có các phương pháp nhập tọa độ điểm khác
nhau

5


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

2.4. Các chế độ truy bắt điểm trong autocad (Bật tắt chế độ sử dụng phím F3)
Trong Autocad có 2 chế độ bắt điểm: Chế độ bắt điểm thường trú và chế độ bắt
điểm tạm trú.
Chế độ truy bắt điểm Thường trú: tự động bắt chính xác vị trí các điểm dựa trên các

đối tượng đã có thông qua các phương thức truy bắt điểm được chọn.( Lệnh OS để hiệu
chỉnh các chế độ truy bắt điểm)
Chế độ truy bắt điểm Tạm trú: chỉ có tác dụng truy bắt vị trí điểm trong một lần gọi
lệnh. (Dùng tổ hợp phím SHIFT + Right Click để xuất hiện Sub – menu truy bắt điểm)
Một số phương thức truy bắt điểm trên đối tượng thường dùng:
CENter : Điểm tâm
ENDpoint : Điểm cuối
MIDpoint : Điểm giữa
INTersection : Điểm giao
QUAdrant : Điểm phần tư đường tròn
PERpendicular : Điểm vuông góc
TANgent : Điểm tiếp tuyến
Mid Between 2 Points: Điểm giữa của 2 điểm
3. Các lệnh vẽ cơ bản của Autocad
3.1. Lệnh vẽ đoạn thẳng:
Khi vẽ đoạn thẳng có thể sử dụng một số phương pháp sau:
3.1.1. Vẽ đoạn thằng bằng cách nhập đoạn thẳng trực tiếp
Để vẽ các đoạn thẳng song song với các trục tọa độ bật chế độ Ortho( Nhấn F8)
VD: L enter - chọn 1 điểm - nhập chiều dài - enter - enter kết thúc câu lệnh
3.1.2. Vẽ đoạn thằng sử dụng hệ tọa độ tương đối
Điểm đầu của đoạn thẳng chọn bất kỳ bằng cách nhấp chuột. Nhập tọa độ điểm sau
bằng cấu trúc lệnh: @dx,dy
Dx: Chiều dài theo trục x
Dy: Chiều dài theo trục Y
VD: L enter, chọn điểm bất kỳ, nhập @50,20 enter
3.1.3. Vẽ đoạn thằng sử dụng tọa độ cực tương đối
Tương tự như trên tuy nhiên nhập tọa độ điểm sau bằng cấu trúc lệnh: @A< : Ký hiệu góc

6



PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

A: Chiều dài đoạn thẳng ;
B: Góc của đường thẳng so với đường chuẩn ( Đường chuẩn là đường qua điểm đầu
và song song trục OX)
VD: L enter, Chọn điểm bất kỳ, enter. Nhập: @20<15
3.1.4. Vẽ đoạn thằng sử dụng tọa độ tuyệt đối
Vẽ các điểm dựa vào tọa độ của điểm đó so với gốc tọa độ (0,0)
Cấu trúc lệnh: X,Y
Trong đó X: Tọa độ theo trục X ; Y : Tọa độ theo trục Y
VD: L enter, Nhập: 50,50, enter, Nhập tiếp: 50,50.
3.2. Vẽ đường tròn
Vẽ đường tròn sử dụng lệnh C . Có rất nhiều cách vẽ đường tròn:
3.2.1. Vẽ đường tròn biết tâm và bán kính
Lệnh C, enter, chọn tâm, enter, nhập bán kính
3.2.2. Vẽ đường tròn biết tâm và đường kính
Lệnh C, enter, chọn tâm, enter, chọn D, enter, nhập đường kính
3.2.3. Vẽ đường tròn qua 2 điểm
Lệnh C, enter, nhập 2P, chọn 2 điểm làm đường kính của đường tròn
3.2.4. Vẽ đường tròn qua 3 điểm
Lệnh C, enter, nhập 3P, xác định 3 điểm đường tròn đi qua
3.2.5. Vẽ đường tròn tiếp xúc 2 đối tượng
Lệnh C, enter, nhập T, chọn đối tượng thứ nhất enter, chọn đối tượng thứ hai, enter,
nhập bán kính đường tròn.
3.2.6. Vẽ đường tròn tiếp xúc 3 đối tượng
Ứng dụng vẽ đường tròn nội tiếp tam giác. Vào đường dẫn Draw/ Circle/ Tan, tan,

tan
3.3. Vẽ cung tròn
Lệnh A. Có rất nhiều các lựa chọn lệnh vẽ cung tròn, đường dẫn Draw/ Arc
3.4. Vẽ đa tuyến
Pline (Pl): Lệnh vẽ đa tuyến, đây là một lệnh quan trọng đối với người làm quy
hoạch và hạ tầng kỹ thuật. Lệnh vẽ tạo ra đối tượng bao gồm nhiều thuộc tính: bề dày nét,
elevation, …..
Có thể sử dụng vẽ đường thẳng, đường tròn, đa giác…

7


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

3.5. Vẽ đa giác đều
Lệnh POL:
+ Đa giác ngoại tiếp đường tròn: Pol enter, nhập số cạnh enter, chọn tâm đa giác,
chọn C, nhập bán kính đường tròn ngoại tiếp.
+ Đa giác nội tiếp đường tròn: Pol enter, nhập số cạnh enter, chọn tâm đa giác, chọn
I, nhập bán kính đường tròn nội tiếp.
3.6. Vẽ hình chữ nhật
Lệnh REC
3.7. Vẽ Ellipse
Lệnh EL
3.8. Vẽ Spline
Lệnh SPL: Vẽ đường cong tự do
3.9. Vẽ điểm
Thay đổi kiểu hiển thị điểm: lệnh Ddptype

3.9.1.Chia đối tượng thành các đoạn bằng nhau (DIV)
Thao tác lệnh: DIV, enter, chọn đối tượng cần chia, nhập số đoạn cần chia hoặc
nhập B để chèn Block vào các điểm chia
3.9.2. Chia đối tượng thành các đoạn có chiều dài bằng nhau (ME)
Thao tác lệnh: ME, enter, chọn đối tượng cần chia, nhập chiều dài mỗi đoạn chia
hoặc nhập B để chèn Block vào các điểm chia
3.10. Vẽ hiệu chỉnh mặt cắt và tô màu vật liệu (Hatch)
Lệnh Hatch để vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt và tô màu vật thể trong đường biên
kín.
Thao tác lệnh: H, enter, hiện lên bảng với 2 Tabs Hatch và Gradient
- Tabs Hatch:
+ Type: Kiểu mẫu mặt cắt. Có 3 mẫu mặt cắt ( Predefined, User defined,
custom )
+ Pattern: Tùy chọn mẫu mặt cắt.
+ Scale: Hệ số tỷ lệ cho mẫu mặt cắt
+ Angle: Góc nghiêng của các đường cắt so với mẫu chọn
- Tabs Gradient: Kiểu tô bóng vật liệu
Để hiệu chỉnh mặt cắt dùng lệnh HE ( Hatch Edit)

8


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

3.11. Lệnh tạo đường bo khép kín (BO)
Lệnh BO cho phép tạo một vùng bo khép kín.
Thao tác lệnh Bo, enter, chọn Pickpoint, kick vào vùng cần tạo đường bo, Ok
4. Các lệnh hiệu chỉnh đối tượng

4.1. Phương pháp vẽ và chọn đối tượng
Tất cả các bản vẽ dù phức tạp hay đơn giản đều thực hiện từ 2 phương pháp vẽ:
Phương pháp vẽ đối xứng và phương pháp vẽ ghép mảnh. Phương pháp vẽ đối xứng
dùng để vẽ những đối tượng có tính chất đối xứng, phương pháp vẽ ghép mảnh để vẽ
những đối tượng phức tạp, quá trình vẽ sẽ chia nhỏ đối tượng đó thành các đối tượng đơn
giản hơn.
Trong Autocad có rất nhiều phương pháp chọn đối tượng, 3 phương pháp thường sử
dụng là phương pháp sau: Chọn từng đối tượng, chọn có chọn lọc, và chọn không chọn
lọc.
4.2. Lệnh cắt (Trim) và kéo dài đối tượng (Extend)
4.2.1. Lệnh Trim (TR)
Lệnh Trim dùng để cắt đối tượng giới hạn bởi một đối tượng giao hoặc đoạn giữa
đối tượng được giới hạn bởi 2 đối tượng giao
Thao tác lệnh: Tr, enter, chọn đối tượng làm giao cắt( nếu không chọn đối tượng
mà enter luôn thì mặc định tất cả các đối tượng đều là giao), enter, chọn đối tượng cắt.
4.2.2.Lệnh Extend
Lênh extend để kéo dài đối tượng đến giao với các cạnh biên.
Thao tác lệnh: Ex, enter, chọn đối tượng biên, enter, chọn đối tượng cần kéo dài.
4.3. Lệnh cắt, xén một phần đối tượng ( Break)
Lệnh Break cho phép cắt, xén một phần đối tượng
Thao tác lệnh: Br, enter, chọn đối tượng muốn xén (Điểm này là điểm đầu xén),
enter, chọn điểm cuối đoạn cần xén.
Muốn xén đối tượng giữa 2 điểm được chọn: Br, enter, chọn đối tượng, gõ F, chọn
từ điểm 1 đến điểm 2, enter.
4.4. Vẽ nối tiếp 2 đối tượng bởi cung tròn , bo tròn góc ( Fillet)
Lệnh Fillet dùng để vẽ nối tiếp, bo tròn 2 đối tượng bởi cung tròn
Thao tác lệnh: F, enter, R, nhập bán kính bo tròn, enter, chọn đối tượng thứ nhất,
chọn đối tượng thứ 2.

9



PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

Các lựa chọn khác: Polyline để F toàn bộ đa tuyến, Trim or Notrim để F giữ lại
hoặc không giữ lại đoạn thừa tại vị trí bo tròn.
4.5. Vẽ vát góc các cạnh ( Chamfer)
Lệnh Chamfer để tạo đường vát giữa hai đoạn thẳng hoặc tại các đỉnh của đa tuyến
có 2 phân đoạn là đường thẳng.
Thao tác lệnh:CHA, enter, Nhập D(Distanse) để lựa chọn nhập khoảng cách vát,
enter, nhập khoảng cách thứ nhất, enter, nhập khoảng cách thứ 2, enter, chọn cạnh thứ
nhất, chọn cạnh thứ 2.
Các lựa chọn khác: Angel ( Vát theo 1 cạnh và 1 góc), Trim/Notrim….
4.6. Tạo các đối tượng song song (Offset)
Lệnh Offset dùng để tạo các đối tượng mới song song theo hướng vuông góc với
đối tượng được chọn.
Thao tác lệnh: O, enter, nhập khoảng cách giữa 2 đối tượng song song, enter, chọn
đối tượng cần tạo đối tượng song song, chọn điểm bất kỳ về phía đối tượng mới cần tạo
ra.
Các lựa chọn khác: Throught ( Đối tượng mới tạo ra sẽ đi qua 1 điểm); Erase( Xóa
đối tượng nguồn hay không, mặc định là không, nếu có nhập E); Layer ( Chọn lớp của
đối tượng nguồn hay lớp hiện hành).
4.7. Di chuyển đối tượng (Move)
Lệnh Move dùng để di chuyển một hoặc nhiều đối tượng từ vị trí này sang vị trí
khác trên bản vẽ. Có 2 phương pháp di chuyển đối tượng: Di chuyển theo vị trí gốc chọn
và di chuyển theo khoảng cách.
Thao tác lệnh: M, enter, chọn đối tượng cần di chuyển, enter, chọn điểm gốc di
chuyển, chọn điểm cần di chuyển tới

4.8. Copy đối tượng (Copy)
Lệnh Copy sử dụng tương tự lệnh Move, cũng có 2 phương pháp copy: copy theo vị
trí gốc được chọn và copy theo khoảng cách
Thao tác lệnh: C, enter, chọn đối tượng cần copy, enter, chọn điểm gốc copy, chọn
điểm cần copy tới.
Ngoài ra, đối với người làm quy hoạch và HTKT thì cần phải chú ý việc copy từ bản
vẽ này sang bản vẽ khác giữ nguyên tọa độ( Copy with base point). Thao tác lệnh như
sau: Chọn đối tượng cần copy, giữ phím CTRL+SHIFT+ C, nhập gốc tọa độ 0,0.

10


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

4.9. Lấy đối xứng (Mirror)
Lệnh Mirror dùng để tạo các đối tượng mới đối xứng với các đối tượng được chọn.
Thao tác lệnh: Mi, enter, chọn đối tượng thực hiện phép đối xứng, enter, chọn điểm
thứ nhất của trục đối xứng, chọn điểm thứ 2 của trục đối xứng, Lựa chọn Y or N để giữ
hoặc xóa đối tượng gốc.
4.10. Xoay đối tượng quanh một điểm ( Rotate)
Lệnh Rotate thực hiện quay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm chuẩn gọi
là tâm quay.
Thao tác lệnh: RO, enter, chọn đối tượng cần quay, enter, chọn tâm quay, nhập góc
quay.
Ngoài ra có thể quay đối tượng theo các góc tham chiếu: Ro, enter, chọn đối tượng
cần quay, enter, chọn tâm quay, nhập R, nhập giá trị góc tham chiếu, enter, nhập giá trị
góc mới.
4.11. Thay đổi tỷ lệ đối tượng ( Scale)

Lệnh Scale dùng để thay đổi kích thước đối tượng theo một tỷ lệ nhất định.
Thao tác lệnh: Sc, enter, chọn đối tượng cần thay đổi, enter, chọn điểm gốc không
dịch chuyển khi thay đổi tỷ lệ, nhập tỷ lệ cần thay đổi.
Ngoài ra có thể thay đổi tỷ lệ đối tượng theo chiều dài tham chiếu: Sc, enter, chọn
đối tượng, enter, chọn điểm gốc, nhập R, chọn 2 điểm để xác định chiều dài tham chiếu,
chọn điểm tiếp theo để tham chiếu.
4.12. Lệnh tạo mảng ( ARRAY)
Lệnh Array dùng để copy các đối tượng và sắp xếp thành dãy hàng, dãy cột theo
khoảng cách hàng, cách cột hoặc để copy và sắp xếp đối tượng xung quanh tâm một
khoảng cách đều nhau.
Thao tác lệnh: AR, xuất hiện bảng lựa chọn kiểu Array: Polar Array và Rectangular
Array.
4.13. Thay đổi chiều dài đối tượng(Lengthen)
Lệnh Lengthen dùng để thay đổi chiều dài đối tượng
Thao tác lệnh: Len, enter, chọn đối tượng, lựa chọn một số phương pháp: Delta,
Percent, Total, Dynamic

11


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

4.14. Dời và kéo các đối tượng ( Stretch)
Lệnh Stretch dùng để dời và co kéo các đối tượng, khi co kéo vẫn duy trì sự dính
nối các đối tượng.
Thao tác lệnh S, enter, quét chọn đối tượng, enter, chọn điểm chuẩn, điểm dời đến.
4.15. Dời quay và biến đổi tỷ lệ đối tượng ( Align)
Lệnh Align dùng để dời, quay, và biến đổi tỷ lệ đối tượng

Thao tác lệnh: Al, enter, chọn đối tượng, enter, chọn điểm nguồn thứ nhất trên đối
tượng, chọn điểm dời đến thứ nhất, chọn điểm nguồn thứ hai, chọn điểm dời đến thứ 2,
enter, lựa chọn Yes or No để tùy biến phép biến đối tỷ lệ.
4.16. Tạo khối và phá vỡ khối, phá vỡ đối tượng ( Block – Explode)
4.16.1.Lệnh tạo khối(Block)
Lệnh Block để tạo khối, liên kết nhiều đối tượng trong bản vẽ để tiện quản lý, cũng
như việc sử dụng thuận tiện khi trên bản vẽ có nhiều chi tiết giống nhau: VD như bóng
đèn, cây cối, hố ga…
Thao tác lệnh: B, enter, hiện lên bảng Block Definition, chọn các đối tượng tạo
khối, chọn gốc của khối, nhập tên khối, nhấn Ok.
4.16.2.Lệnh chèn Block và file bản vẽ
Sau khi tạo Block ta có thể chèn block hoặc một file bản vẽ bất kỳ vào bản vẽ hiện
hành. Lệnh Insert ( I).
Thao thác lệnh: i, enter, chọn Browse tìm đến file block.
- Các lựa chọn trên hộp thoại insert:
+ Name: tên block hoặc tên bản vẽ
+ Insertion point: Chỉ định điểm chèn của block
Ghi Block thành file : Lệnh Wblock (W)
4.16.3.Lệnh phá vỡ khối, đối tượng(Explode)
Lệnh Explode dùng để phá vỡ khối, phá vỡ các đối tượng phức thành đối tượng
đơn(Pline thành Line,…)
Thao tác lệnh: X, enter, chọn đối tượng phá vỡ, enter.
4.17. Hiệu chỉnh thuộc tính các đối tượng bằng Properties Windown
Thao tác lệnh: Pr, Mo, hoặc chọn đối tượng nhấn Ctrl+1 để hiện bảng thuộc tính.
Các thuộc tính cơ bản của đối tượng như: Color, Layer, Linetype, Linetype Scale,
Lineweight……

12



PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

4.18. Xóa và phục hồi đối tượng bị xóa
4.18.1. Xóa đối tượng ( Erase)
Để xóa đối tượng sử dụng lệnh Erase, hoặc phím Delete.
Thao tác lệnh: E, enter, chọn đối tượng, enter. (Trong Autocad cho phép có thể chọn
đối tượng trước khi thao tác lệnh)
4.18.2. Phục hồi đối tượng bị xóa ( OOPS)
Lệnh OOPS dùng để phục hồi đối tượng được xóa bởi lệnh Erase trước đó
4.18.3. Hủy bỏ lệnh vừa thực hiện ( Undo)
Lệnh Undo (U) cho phép hủy bỏ lệnh hoặc nhóm lệnh vừa thực hiện
4.18.4. Phục hồi đối tượng vừa hủy bỏ ( Redo)
Lệnh Redo dùng sau các lệnh Undo để phục hồi 1 lệnh vừa hủy bỏ trước đó
4.18.5. Thay đổi thuộc tính theo một đối tượng khác (MATCHPROP)
Lệnh MATCHPROP (MA) cho phép cóp thuộc tính từ đối tượng này sang đối
tượng khác.
Thao tác lệnh: Ma, enter, chọn đối tượng nguồn, chọn đối tượng cần được copy
thuộc tính
5. Quản lý các đối tượng (LAYER)
Autocad quản lý các đối tượng theo Layer (Lớp), trên mỗi lớp có những thuộc tính
chính như: Tên lớp, màu lớp, đường nét của lớp…Để trở thành một người sử dụng
Autocad chuyên nghiệp, cần phải sử dụng layer một cách thành thạo. Một bản vẽ kỹ thuật
được gọi là chuyên nghiệp, khi tất cả các đối tượng trên bản vẽ đó được quản lý bởi các
layer một cách chuyên nghiệp.
-Thao tác lệnh LA: Hộp thoại Layer Properties Manage hiện lên, thực hiện các thao
tác tạo lớp, xóa lớp, đặt lớp hiện hành, tạo thuộc tính cho lớp….
- Ý nghĩa của các tab trong của sổ layer properties manager.
+ Status: Ấn định layer hiện hành

+ Name: Tên của layer (Tên này do người vẽ đặt phù hợp với hạng mục thiết
kế)
+ On: Thể hiện layer này đang tắt, layer nào đang được bật.
+ Freeze: Bật và tắt lớp (Click vào biểu tượg mặt trời để tắt hoặc bật lớp)
(Khóa layer thì nét trong layer đó vân thể hiện trên cửa sổ làm việc nhưng
không thể can thiệp để chỉnh sửa hoặc xóa.

13


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

+ Color: Màu cho layer.
+ Linetype: Kiểu đường nét trong layer
- Một số lệnh liên quan đến Layer:
+ LA, Enter: Lệnh gọi bảng layer properties manager
+ Lệnh tắt một layer: Layoff => Enter và click chọn layer cần tắt trên màn
hình làm việc.
+ Lệnh bật toàn bộ layer: Lệnh Layon => Enter (Tất cả layer trong bản vẽ làm
việc sẽ được bật lên)
+ Lệnh mở một layer duy nhất: Lệnh layiso => Enter chọn layer cần hiện.
6. Ghi và hiệu chỉnh kích thước bản vẽ ( Dimension )
6.1. Các thành phần của kích thước
Một kích thước bất kỳ bao gồm các thành phần chủ yếu sau:
+ Dimension line ( Đường kích thước)
+ Extension line ( Đường gióng)
+ Dimension text ( Chữ số kích thước)
+ Arrowheads (Mũi tên, gạch chéo)

6.2. Thiết lập kiểu ghi kích thước
Để gọi cửa sổ cài đặt Modify Dimension Style gõ lệnh D, enter, cửa sổ Dim style
manage hiện lên, có thể tạo kiểu dim mới, hoặc hiệu chỉnh kiểu dim có sẵn của cad.
(Nhấn New hoặc Modify)
- Cài đặt tab Lines:
+ Trong mục Dimensionline: Color ( Chọn màu line), Lineweight (Độ dày nét ghi
kích thước), Extend beyond tick( khoảng đoạn dài nhô ra khỏi đường dimension lines so
với đường extension lines), Baseline spacing (khoảng cách giữa 2 đường dimension
line), Suppress (Dim 1 và dim 2 là phần khoảng mũi tên bên trái và bên phải của đường
kích thước)
+ Trong mục Extensionlines: Color(màu sắc của đường extension), Linetype &
Lineweigh( Loại đường nét, độ dày của 2 đường gióng), Suppress(tương tự mục
dimensionlines), Extend beyond dim line( là khoảng cách nhô ra của đường extension
line so với đường dimension line) , Offset from origin ( khoảng nhỏ cuối mỗi đường
extension line)
- Cài đặt tab SYMBOL AND ARROWS

14


PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

+ Arrowheads: Kiểu dáng 2 điểm đầu của đường dimension line và kiểu mũi tên ghi
chú ( lệnh leader);
+ Arrow size: kích cỡ của đầu mũi tên
+ Center marks: Lựa chọn điểm tâm khi đo kích đường tròn, cung tròn và kích
thước của điểm tâm đó
+ Các thông số khác còn lại trong tab này có thể để theo mặc định

- Cài đặt tab TEXT:
Trong tab này chỉ lưu ý phần Text Placement – vị trí text so với dimension line. Với
trường hợp dùng trong bản vẽ kiến trúc , xây dựng thì vị trí của Text nên đặt phía trên
dimension line, tương ứng Vertical là Above, Horizontal chọn center.
Các thông số còn lại trong tab Fit, Primary Units, Tolerances sử dụng trong việc
thiết lập các đường kích thước cho bản vẽ có tỉ lệ khác nhau
6.3. Các nhóm lệnh ghi kích thước
D : Tạo kiểu kích thước.
Dli : Ghi kích thước nằm ngang hay thẳng đứng (đối với 2 điểm).
Dal : Ghi kích thước góc xiên.
Dco : Ghi kích thước nối tiếp.
Dba : Ghi kích thước song song (ít dùng).
Dan : Ghi kích thước góc.
Dar: Ghi kích thước cung.
Dra: Ghi kích thước bán kính.
Ddi : Ghi kích thước đường kính.
Di : Ghi kích thước 2 điểm.
7. Ghi và hiệu chỉnh chữ trong bản vẽ ( Text )
7.1. Trình tự ghi chữ
Để ghi và hiệu chỉnh chữ tiến hành theo 3 bước sau:
+ Tạo kiểu chữ (ST)
+ Ghi chữ (Text hoặc Mtext)
+ Hiệu chỉnh nội dung chữ ( DDEdit), hiệu chỉnh thuộc tính trong Properties.
7.2. Tạo kiểu chữ (ST)
Lệnh ST, chọn New để tạo kiểu chữ mới, ghi tên, chọn font và các thuộc tính khác
của chữ.

15



PHẦN 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD CƠ BẢN
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Hùng – Bộ môn Quy hoạch Hạ tầng kỹ thuật đô thị - Đại học Xây dựng
Liên tục mở các lớp Dạy Autocad và các phần mềm thiết kế Hạ tầng kỹ thuật - ĐT: 091.789.6866

Một số lựa chọn trong Text style:
+ Height: Chiều cao chữ
+ Width factor: Tỷ lệ chiều rộng chữ, nếu bằng 1 thì chữ bình thường, nhỏ hơn 1 thì
chữ co lại, lớn hơn 1 thì chữ giãn ra.
+ Oblique angel: Độ nghiêng chữ
+ Upside down: nếu chọn thì chữ đối xứng theo phương ngang
+ Backwards: Nếu chọn thì chữ đối xứng theo phương thẳng
+ Vertical: Nếu chọn thì dòng chữ nằm theo phương thẳng
7.2. Nhập dòng chữ vào bản vẽ (T, MT)
7.2.1. Lệnh Text (T)
Lệnh Text cho phép nhập chữ vào bản vẽ, trong lệnh này ta có thể nhập nhiều dòng
chữ nằm ở các vị trí khác nhau và các dòng chữ sẽ xuất hiện trên màn hình.
Thao tác lệnh: T, enter, chọn vị trí ghi chữ, lựa chọn các tùy chọn:
Style: Gán một kiểu chữ làm hiện hành
Justify: Nhập J, để căn chỉnh lề, mỗi dòng có các vị trí theo hàng Top, Middle,
Basline, Bottom, và 3 vị trí theo cột Left, Center, Right.
7.2.2. Lệnh MText (MT)
Lệnh Mtext cho phép tạo văn bản, với các hiệu chỉnh như Word. Đây là một điểm
mạnh của Mtext. Tuy nhiên, trong thiết kế hạ tầng, người ta phải sử dụng Text, vì Text có
nhiều thuộc tính mà Mtext không có: ví dụ Text alignment X, Y, Z..(Lấy tọa độ x, y, z)
Thao tác lệnh: Mt, enter, chọn điểm gốc thứ nhất, chọn điểm gốc thứ 2, nhập văn
bản.
Để chèn thêm các ký hiệu đặc biệt, nhấp chuột phải vùng soạn thảo văn bản chọn
Symbol
7.3. Hiệu chỉnh Text và Mtext
Sử dụng lệnh Mtprop hoặc Ddedit (Ed) để hiệu chỉnh tính chất lệnh Text và Mtext.


16



×