Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập học kỳ môn An sinh xã hội Đề 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.34 KB, 16 trang )

ĐỀ SỐ 05
Câu 1: Phân tích các chế độ ưu đãi đới với người có công với cách mạng.
Câu 2: Anh H vào làm việc tại công ty xây dựng Y từ ngày 20/10/1995. Ngày
2/10/2015, theo yêu cầu của giám đốc anh ở lại công ty làm thêm giờ. Trong lúc
làm thêm giờ, không may giàn giáo sập khiến anh bị thương phải vào viện điều trị
mất hai tháng. Ra viện, anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động.
Tháng 1/2016, vết thương tái phát, anh phải vào viện điều trị 20 ngày. Sau
khi ra viện, anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động. Mặc dù mới 52
tuổi nhưng anh làm đơn xin nghỉ việc và đề nghị được giải quyết chế độ hưu trí.
Anh (chị) hãy tư vấn các quyền lợi về an sinh xã hội cho anh H theo quy định
của pháp luật hiện hành.


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 1: Phân tích các chế độ ưu đãi đới với người có công với cách mạng.
1. Chế độ ưu đãi trợ cấp
Ưu đãi trợ cấp là hình thức ưu đãi bằng tiền để giúp đỡ về đời sống cho đối
tượng hưởng ưu đãi. Mức trợ cấp ưu đãi căn cứ vào cống hiến, hi sinh và hoàn cảnh
sống thực tế của đối tượng, cân đối với điều kiện kinh tế xã hội và tương quan mức
sống trung bình của cộng đồng dân cư, ngoài ra, cũng tính đến sự phù hợp với chính
sách tiền lương và trợ cấp cho các đối tượng khác.
Tùy thuộc vào từng đối tượng mà người có công với cách mạng và thân nhân
của họ được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. Cụ thể người hoạt động cách mạng
trước ngày 1/1/1945 được hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng. Ngườih oạt động
cách mạng từ 1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được hưởng trợ cấp
hàng tháng. Thân nhân của liệt sỹ được hưởng tuất một lần khi báo tử. Cha đẻ, mẹ
đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ, con
liệt sỹ từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn đi học, con liệt sỹ bị bệnh tật
nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên được trợ cấp tuất hàng tháng. Ngoài ra, trường hợp cha đẻ, mẹ
đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ sống cô


đơn không nơi nương tựa…hết thời hạn hưởng trợ cấp tuất thì còn được trợ cấp
nuôi dưỡng hàng tháng. Bà mẹ Việt Nam anh hung được hưởng trợ cấp ưu đãi như
đối với liệt sỹ và được hưởng phụ cấp hàng tháng. Anh hung lực lượng vũ trang
nhân dân, anh hung lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng. Thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh được hưởng trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng


tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh.bệnh
binh được hưởng trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy
giảm khả năng lao động. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
được hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động.
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và
người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo veeh tổ quốc và làm nghĩa vụ
quốc té được hưởng trợ cấp một lần. Người có công giúp đỡ cách mạng tùy từng
trường hợp mà được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng. Mức trợ cấp, phụ cấp
ưu đãi cụ thể đối với từng đối tượng người có công được Chính phủ quy định phù
hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng thời kỳ.
2. Chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạo
Giáo dục đào tạo là quyết sách hàng đầu quyết định sự phát triển của đất
nước, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư có ý nghĩa phát triển nhất. Đối với
những người có công, việc nâng cao trình độ tay nghề, văn hóa, nghiệp vụ lại càng
có ý nghĩa hơn bởi vì những lý do về lịch sử, những đối tượng là người có công
thường bị thiệt thòi trong học vấn và đào tạo. Do đó, nhà nước cần có những chính
sách ưu đãi đối với những đối tượng này.
Để tạo điều kiện cho những người có công và con em họ học tập, Nhà nước
đã có những ưu tiên đãi ngộ cũng như các khoản trợ cấp, phụ cấp cho phù hợp với
hoàn cảnh điều kiện của đất nước. Đối với các học sinh là con liệt sỹ, con thương
binh, bệnh binh khi đi học ở các trường phổ thông thì tùy thuộc vào mức độ mất sức
lao động của bố(mẹ) mà được hưởng một hoặc một số các ưu tiên trong tuyển sinh,
xét tốt nghiệp, được miễn hoặc giảm học phí…

Học sinh, sinh viên là anh hung lực lượng vũ trang, anh hung lao động,
thương binh hoặc là con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh đang học tại trường đào


tạo của nhà nước như đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, dự bị
đại học, dân tộc nội trú được ưu tiên trong tuyển chọn, kiểm tra và xét lên lớp, được
trợ cấp mọt khoản tiền nhất định theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, nhà nước còn vận động toàn thể nhân dân đóng góp, giúp đỡ
các đối tượng ưu đãi học tập có hiệu quả như hỗ trợ tiền ăn học hàng tháng, tặng sổ
tiết kiệm, giúp đỡ việc làm sau khi học xong…
3.Chế độ ưu đãi về việc làm và đảm bảo việc làm
Do mang đặc thù về thương tật, bệnh tật, do hạn chế về sức khỏe nên người
có công ở nước ta phần lớn là những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Sụ trợ
giúp của nhà nước và xã hội cũng chỉ giúp họ giảm bớt đi phần nào gánh nặng trong
cuộc sống, họ không chỉ trông chờ vào mỗi khoản trợ cấp đó mà phải tự mình tạo ra
thu nhập. Vì vậy, tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho những người có công là vấn
đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề bức
xúc, người có công thườnglaà những người có hoàn cảnh riêng biệt, khó có thể cạnh
tranh trên thị trường nên khó có cơ hội việc làm. Điều đó đòih ỏi nhà nước cần có
những chính sách ưu tiên, ưu đãi nhằm giải quyết việc làm, tự tạo việc làm cho
người có công.
Người có công được ưu tiên trong việc vay vốn để tạo việc làm, giải quyết
việc làm. Với các chương trình như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình
vay vốn từ quỹ quốc gia để giải quyết việc làm… những người có công bao giờ
cũng được ưu tiên hàng đầu. Trong các chương trình ưu tiên hỗ trợ kinh tế Nhà
nước cũng luôn ưu tiên tạo cơ hội cho những người có công để họ có những bước đi
thích hợp.


Khi người có công học nghề để tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm cũng được

ưu đãi như được phép miễn hoặc giảm học phí khi học nghề tại các cơ sở của nhà
nước, được hỗ trợ kinh phí để dạy nghề hoặc dược xét hưởng trợ cấp xã hội.
Nhà nước cũng khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động nhận người có
công vào làm việc. Ở khu vực có quy định tỷ lệ lao động là người tàn tật mà doanh
nghiệp phải nhận vào làm việc, nếu doanh nghiệp không nhận hoặc chưa nhận đủ tỷ
lệ đó thì hàng tháng doanh nghiệp có trách nhiệm nộp vào quỹ người khuyết tật số
tiền nhất định.
Để thích nghi với cơ chế thị trường, nhà nước còn có những ưu tiên, ưu đãi
với doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề của người có công như ưu tiên cho thuê đất thuận
lợi, hỗ trợ họ xây dựng cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường lớp, miễn thuế,
vay vốn ưu đãi. Các thành viên trong doanh nghiệp khi muốn nâng cao tay nghề ,
học nghề ở các trường, cơ sở đào tạo thuộc quản lý nhà nước thì được miễn học phí
và được cấp học bổng.
4. Chế độ chăm sóc sức khỏe.
Người có công là những người bị suy giảm khả năng lao động, có sức khỏe bị
giảm sút, đặt biệt đặc biết là với các thương, bệnh binh. Chính vì vậy, việc chăm
sóc sức khỏe với những người có công là hết sức cần thiết.
Để chăm sóc sức khỏe cho người có công, nhà nước đã thành lập các trung
tâm điều dưỡng thương bệnh binh, các trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng
cho thương binh, các khu điều dưỡng cho những người có công. Đối với những
người có công với cách mạng mà khong được hưởng lương hoặc bảo hiểm xã hội
thì được nhà nước mua thẻ BHYT để được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế,
bệnh viện dân y… Ngoài ra, những người có công mất sức lao động trên 81%, bà


mẹ Việt Nam anh hung…trong những hoàn cảnh cần thiết có thể được tổ chức nuôi
dưỡng tại các cơ sở của tỉnh, được hưởng các chế độ điều dưỡng hàng năm.
Đặc biệt nhà nước còn phát hành phong trào toàn dân chăm sóc người có
công như đón thương binh về nhà chăm sóc, cấp thuốc định kỳ, mời điều trị điều
dưỡng, dành một số giường tại cơ sở y tế để điều trị cho người có công.

5. Các chế độ ưu đãi khác.
Để người có công được ưu đãi trên tất cả các phương diện cần thiết của cuộc
sống, bên cạnh những chế độ ưu đãi nói trên, Nhà nước còn có một số chính sách
ưu đãi khác như, hỗ trợ, cải thiện về nhà ở, chăm sóc đời sống tinh thần với những
người có công như cấp báo nhân dân, xây dựng văn hóa tinh thần phù hợp. Thực tế,
nhiều nhà ở của đối tượng người có công bị dột nát cần phải sửa chữa hoặc thậm chí
có những người có công hiện nay chưa có nhà ở, còn phải ở nhờ, ở tạm. Bởi vậy,
Nhà nước đã có một số chính sách hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở.
Với nguyên tắc căn cứ vào công lao đóng góp, hoàn cảnh của từng người,
khả năng địa phương và cùng với phương châm cả nước và nhân dân cùng làm, Nhà
nước đã áp dụng một số hình thức để cải thiện nhà ở đối với người có công như:
- Tặng nhà tình nghĩa;
- Hỗ trợ kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhà ở;
- Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền sử dụng đất khi bán nhà của Nhà nước
hoặc khi giao đất làm nhà ở;
- Các hình thức hỗ trợ khác;
Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của người có công mà họ được
nhận một trong các hình thức hỗ trợ nêu trên. Đối với những ng, cười có hoàn cảnh


khó khăn đặc biệt, không thể tạo lập được nhà ở mà chưa thuê được nhà của Nhà
nước hoặc bị mất nhà do thiên tai hỏa hoạn thì tùy theo điều kiện của địa phương,
hoàn cảnh và công lao của từng người thì được xét tặng nhà tình nghĩa, được giao
đất làm nhà hoặc mua nhà trả góp.
Cùng với sự hỗ trợ về nhà ở, những người có công còn được Nhà nước và xã
hội chăm lo về đời sống vất chất và tinh thần. Những ngày nghỉ lễ, tết, chính quyền
địa phương và nhân dân đều đến thăm hỏi, quan tâm và chăm sóc.
Đặc biệt, các liệt sỹ còn được Nhà nước trân trọng ghi công. Họ là những
người có công lao lớn nhất đã hi sinh cả bản thân cho Tổ quốc, cho hạnh phúc nhân
dân. Sự đền ơn đáp nghĩa của Nhà nước và nhân dân chỉ có thể là sự ghi ơn công ơn

của họ và dành cho những người thân của họ những ưu đãi về vật chất và tinh thần.
Nhà nước đã huy động toàn dân quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng mộ các liệt sỹ đã
hi sinh, xây dựng đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ. Các công trình ghi công đã trở
thành biểu tượng thiêng liêng ghi nhớ công ơn của người con đã hi sinh cho Tổ
quốc.
Với quy định tương đối toàn diện đó, chế độ ưu đãi xã hội đã thể hiện rõ nét
truyền thống dân tộc, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần là phong phú
thêm quan niệm về hệ thống an sinh xã hội và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về
xã hội ở Việt Nam.
Câu 2:
I. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Để giải quyết quyền lợi cho anh A ta cần xem xét đến các dữ liệu sau:
- Ngày 2/10/2015 anh H bị tai nạn lao động suy giảm 45% khả năng lao
động.


- Tháng 1/2016 vết thương ai nạn tái phát, anh H vào viện điều trị 20 ngày.
- Sau khi ra viện, anh H suy giảm 61% khả năng lao động.
- Năm anh H 52 tuổi, anh xin nghỉ việc và đề nghị giải quyết chế độ hưu trí.
- Thời gian đóng BHXH của anh H từ 20/10/1995 đến 2/10/2015 là 19 năm
10 tháng. Từ 20/10/1995 đến đầu tháng 1/2016 là 20 năm 1 tháng.
- Khi 52 tuổi, anh H có 20 năm 1 tháng đóng BHXH.
1. Tai nạn lao động lần đầu
Căn cứ Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện để hưởng chế độ tai
nạn lao động bao gồm:
“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều
kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo

yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản
1 Điều này.”
Theo thông tin đề bài, ngày 2/10/2015 giám đốc yêu cầu anh H làm thêm giờ.
Trong lúc làm thêm giờ, không may giàn giáo sập khiến anh bị thương phải vào
viện điều trị mất hai tháng. Ra viện, anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao


động. Vì vậy, tai nạn xảy ra với anh H được coi là tai nạn lao động theo điểm b
Khoản 1 Điều này với mức suy giảm là 45%.
Như vậy, quyền lợi mà anh H được nhận khi bị tai nạn lao động tháng
10/2015:
Thứ nhất, mức trợ cấp hàng tháng;
Căn cứ Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng trợ cấp hàng
tháng bao gồm:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được
hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương
cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được
hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một
năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã
hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Anh H được nhận trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng với mức hưởng như
sau:
- Căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động: = 30% + 28% = 58% MLCS

= 667.000 đồng.


- Căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội: = (0,5 + 0,3 × 19) MTL tháng
liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị =6,2 MTL tháng liền kề trước khi nghỉ việc
để điều trị.
Như vậy, tổng mức trợ cấp một lần của ông A là: 667.000 + 6,2 MTL tháng
liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Thời điểm anh H được trợ cấp bắt đầu từ khi anh điều trị xong và ra viện tức
bắt đầu từ tháng 12/2015.
Thứ hai, dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Sau khi ra viện mà sức khỏe vẫn yếu
anh H được nghỉ dưỡng sức phục hồ sức khỏe từ 5 đến 10 ngày theo quy định tại
Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ
sở (287.500 VNĐ/ngày) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng
40% mức lương cơ sở ( 460.000 VNĐ/ngày) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khoẻ tại cơ sở tập trung.
Thứ ba, Trong hai tháng điều trị tai nạn lao động anh H sẽ được công ty trả
nguyên lương theo quy định tại Điều 144, Điều 145 Bộ luật Lao động 2012. Do vẫn
được trả lương nên anh H vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng theo
quy định của pháp luật.
Thứ tư, sau khi điều trị vết thương tai nạn lao động anh H được giám định
mức suy giảm khả năng lao động tại điểm a Khoản 1 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội
2014. Chi phí giám định sẽ do tổ chứ BHXH trả theo Khoản 1 Điều 84 Luật Bảo
hiểm xã hội 2014.
Thứ năm, bắt đầu từ tháng 12/2015 khi ông H được nhận trợ cấp tai nạn lao
động hàng tháng thì tại điểm b Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế quy định:
“Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động,


bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;

người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng”. Theo đó, ông H
sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội đài thọ BHYT hàng tháng theo quy định của pháp luật.
2. Điều trị tai nạn lao động tái phát.
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BHXH quy định:
“Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc
điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải
nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy
định của Bộ Y tế.”
Theo quy định trên, người lao động điều trị vết thương tai nạn lao động tái
phát sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Như vậy, 20 ngày điều trị vết thương tái anh H
sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.
a. Chế độ ốm đau
Tháng 1/ 2016 anh H phải vào viện điều trị vết thương tái phát. Thời gian
tham gia BHXH của anh là 20 năm 1 tháng. Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 26 Luật
Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao
động quy định tại các điểm a, b, c, d, và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo
ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy
định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã
đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30
năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”


Trong năm 2016, anh H được phép nghỉ tối đa 40 ngày để hưởng chế độ ốm
đau. Do đó, anh H năm viện điều trị vết thương tai nạn tái phát 20 ngày sẽ được
hưởng chế độ ốm đau. Quyền lợi anh H được hưởng gồm:
Một là, trợ cấp ốm đau: Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
thì mức hưởng chế độ ốm đau được xác định như sau: “Người lao động hưởng chế
độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật

này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”
Mức hưởng
chế độ ốm

Tiền lương tháng 12/2015)
=

đau

24 ngày

× 75% × 20 ngày

Hai là, dưỡng sức phục hồi sức khỏe: trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm
việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì anh H được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
từ 5 đến 10 ngày theo quy định tại ĐIều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Thời gian
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do công ty và ban chấp hành công đoàn quyết
định. Mức hưởng một ngày sẽ bằng 30% mức lương cơ sở tức bằng 345.000
đồng/ngày.
b. Trợ cấp tai nạn lao động sau khi điều trị vết thương tái phát tháng 1/2016.
Tháng 1/2016 do vết thương tái phát, anh H phải vào viện điều trị mất 20
ngày. Sau khi điều trị ra viện, anh H được xác định suy giảm 61% khả năng lao
động. Như vậy, anh H sẽ được nhận trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng với mức
cao hơn. Căn cứ Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được
hưởng trợ cấp hằng tháng.


2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương
cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được
hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một
năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã
hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Thứ nhất, dựa trên mức suy giảm khả năng lao động: = (30% + 60%) MLCS
= 90% MLCS = 1.035.000 VNĐ
Thứ hai, dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội: = (0,5% + 0,3% × 20)
MTL đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị = 6,5%
MTL đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
- Tổng mức trợ cấp: 1 tháng của ông A là 1.035.000 VNĐ + 6,5% MTL
- Thời điểm hưởng trợ cấp mới: được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng
giám định y khoa tức tháng 2/2012. Mặt khắc, căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 12 Luật
Bảo hiểm y tế 2014 thì anh H vẫn được quỹ bảo hiểm xã hội đóng BHYT hàng
tháng: “Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài
ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng”.
- Giám định suy giảm khả năng lao động: Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 45
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sau khi điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát,
anh H được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động. Chi phí giám định sẽ
do quỹ BHYT chi trả theo Khoản 1 Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.


Theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Người lao
động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong
tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để
hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”. Như vậy,
20 ngày điều trị vết thương tái phát tức trong tháng 1/2016 anh H sẽ không phải

đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó.
3. Chế độ hưu trí của anh H
Tháng 1/2016, vết thương tái phát, anh phải vào viện điều trị 20 ngày. Sau
khi ra viện, anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động. Mặc dù mới 52
tuổi nhưng anh làm đơn xin nghỉ việc và đề nghị được giải quyết chế độ hưu trí.
Căn cứ Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2
của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng
lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định
tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy
giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở
đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.”
Theo quy định trên, năm 2016 thì nam đủ 51 tuổi và bị suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên thì được nghỉ hưu. Trong trường hợp này, ông H đã đóng
BHXH được 20 năm 1 tháng, bị suy giảm 61% khả năng lao động khi đang 52 tuổi.
Do đó, ông A đủ điều kiện hưởng chế độ hưu sớm khi bị suy giảm khả năng lao


động. Mức hưởng lương hưu được xác định căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 3 Điều
56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01
năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại
Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng
bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo
hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với
nữ; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại
Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau
đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là
1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.”
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 5 năm, tính thêm: 5 x 2% = 10%;
- 01 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 10% + 1% = 56% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Ông A nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 8 năm1 nên tỷ lệ hưởng
lương hưu tính giảm: 2 x 8% = 16%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông H là 56% - 16% =
40%.

1Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 115/2015


Quyền lợi của ông H khi nghỉ hưu bao gồm:
Thứ nhất, trợ cấp hưu trí hàng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương
tháng đóng BHXH. Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định
nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi ông H đã đủ điều kiện hưởng lương
hưu theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Thứ hai, khi hưởng lương hưu thì ông H sẽ được cơ quan BHXh đóng BHYT
hàng tháng theo điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2014.
II. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ
Năm 1995 anh H làm việc tại công ty xây dựng Y. Vì vậy, hàng tháng anh H
đóng BHYT theo đối tượng quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y
tế 2014.
(i) Ngày 2/10/2015 anh H bị tai nạn lao động phải nằm viện điều trị hai
tháng. Trong thời gian này, anh H được BHYT chi trả là 80% chi phí khám chữa

bệnh. Số tiền còn lại mà không được BHYT chi trả thì sẽ do công ty Y chi trả theo
quy định tại Điều 144, Điều 145 Bộ luật lao động 2012. Anh H không phải chi trả
bất kỳ khoản chi phí nào.
(ii) Lần điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát tháng 1/2016.
Khi anh H bị tai nạn lao động tháng 10/2015 thì sau khi điều trị xong, anh
được cơ quan BHXH trả trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng. Vì vậy, dù đóng
BHYT theo công ty hay do cơ quan BHXH đóng thì anh H cũng được hưởng 80%.
Do đó, mức quyền lợi tối đa mà BHYT chi trả cho đợt điều trị này là 80%. Số tiền
còn lại mà BHYT không chi trả thì anh H sẽ chịu toàn bộ.



×