Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng.
Lớp: Ct6a.
Khoa: Công tác xã hội.
Bài thu hoạch thực tế Môn: An sinh xã hội.
Đề bài: Tìm hiểu phân tích một vấn đề về an sinh.
Bài làm
Vấn đề ở đây đó là ô nhiểm môi trường ở làng nghề Triều Khúc.
I. Tính cấp thiết của đề tài.
Công nghiệp hóa hiện đại hóa đã mang đất nước ta hội nhập nhanh chóng
với toàn thế giới, nước ta cũng đang trên con đường chừng tỏ cho thế giới
biết sức mạnh của mình. Tuy nhiên, bên cạch quá trình phát triển đó Việt
Nam phải đối đầu với bao thử thách. Trong đó, ô nhiễm môi trường là một
trong những vấn đề ngang giải, cấp bách cần được chú trọng giải quyết.
Bởi môi trường là không gian sống của con người và sinh vất, nếu môi
trường bị ô nhiễm sẽ gây ra tác hại cho sức khỏe của con người. Vì vậy
việc bảo đảm môi trường sống trong sạch là một khó khăn cho loài người
trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.
Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các khu
công nghiệp và chất thải sinh hoạt hằng ngày của người dân. Để tìm hiểu vần
đề ô nhiễm môi trường hiện nay chúng ta cùng đi xâu tìm hiểu về làng Triều
Khúc, một trong những nơi gây ô nhiễm môi trường ở thủ đô Hà Nội.
Là một làng có vị trí giao thông khá thuận lợi, từ nhiều năm nay thôn Triều
Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội nổi tiếng vì có nghề buôn bán
phế liệu. Tuy nhiên sự nổi tiếng ấy cũng đi liền với một thực trạng rất nhức
nhối đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng. Nguyên nhân
chình là từ việc kinh doanh phế liệu, tái chế nhựa, thu mua lông vũ,dệt thổ
cẩm, thêu
II. Thực trạng.
Đến làng Triều Khúc lúc nào không khí của người dân làng nghề cũng bận
rộn vất vã, tất bật. Triều Khúc nổi tiếng là làng nghề thủ công: thêu, dệt the,
dệt khăn mặt, tơ lụa nhuộm áo…Ngoài ra, Triều Khúc xưa nay còn được biết
đến bởi nghề thu gom phế liệu, thu mua lông gà, lông vịt làm thành nhiều thứ
hửu ích, để phục vụ con người.
Thôn Triều Khúc có khoảng 600 hộ dân làm nghề dệt thổ cẩm, chổi lông gà…
trong đó chiểm trên 50% nghề thu gom phế liệu, tái chế nhựa,chủ yếu vẫn sản
xuất tại nhà và chưa có bất kỳ hệ thống sử lý rác thái nào. Một vài hộ dân
kinh doanh có đầu tư thiết bị nhưng thô sơ, số đông còn lại đều thải trực tiếp
ra môi trường. Đáng chú ý, lượng rác thải tập trung rải rác khắp làng ( mỗi
ngày thải ra trên dưới 10 tấn rác), những chiếc xe thồ cồng kềnh từ các nơi đổ
về khiến Triều Khúc thêm bụi bẩn. Không khí ô nhiễm bao quanh làng, ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân, đặc biệt là nguồn nước ăn bị nhiễm
bẩn. Nhiều lao động làm việc trong các hộ gia đình, chủ yếu là tái chế nhựa
dẻo thường xuyên tiếp xúc với khí độc của lò nung nhựa mà không hề có thiết
bị bảo hộ lao động, không đẩm bảo sức khỏe
Ông Nguyễn Hữu Tâm, cán bộ làng cho biết đến tháng 8/ 2011 theo con số
thống kê của Ủy ban nhân dân xã Tân Triều, cả xã có khoảng 126 hộ thu gom
phế liệu, 92 hộ xay sát nhựa phế liệu, 11 hộ chế tạo ni lông, 3 hộ tái chế lông
vũ.
Những nghề truyền thống như sợi, dệt, nhuộm cho đến nghề tái chế nhựa đều
phát triển tự phát, không được quản lý và quy hoạch nên chúng đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về môi trường.
Trong mấy cơ sở nấu nhựa ở khu nghĩa địa ở rìa làng, nhiều lán, lều chứa
lông gà, lông vịt được dựng xen giữa các ngôi mộ. Chất thải từ cơ sở nấu
nhựa và thu gom lông gà vịt được đổ xuống mương xi măng dẫn nước thải từ
làng đổ ra.
Công nhân ở đây không dùng các công cụ bảo hộ lao động mà chỉ vớt các cục
nhựa trong thau nước lạnh bằng tay. Ông Mạnh, một người làm ở đây, không
có bảo hộ lao động và cũng không đeo khẩu trang. Người thanh niên này nói
thỉnh thoảng anh đeo khẩu trang mỏng, nhưng vẫn dùng tay trần và anh đã
quen với tình trạng đó.
Lượng rác thải của cả xã Tân Triều vào khoảng gần 20 tấn mỗi ngày. Các hộ
sản xuất kinh doanh đa số hoạt động ngay trong nhà nên rác sản xuất thường
lẫn cả rác sinh hoạt. Nhiều người dân nói nước giếng khoan của họ đã bị ô
nhiễm nặng nề.
Tại một điểm tập kết rác ở Triều Khúc, đống rác thải dồn ứ, nằm ngay trong
khu dân cư, ngày càng nhiều rác chất thành những đống hay tràn trên mặt đất.
Bà Đỗ Thị Huyền, một công nhân thu gom rác 40 tuổi ở khu vực Triều Khúc,
nói lượng rác thải tại đây lớn hơn các nơi khác rất nhiều, đặc biệt là xỉ than và
nhựa phế thải. Người ta đốt rồi lại dùng xe vận chuyển mà hình như lượng rác
vẫn ngày một tăng. Mỗi lần người ta đốt nhựa phế thải, cả làng được một
phen khiếp hãi bởi cả cột khói đen khổng lồ tản vào làng như đám sương mù.
"Có lần, ai đó đốt cả một đống lớn ở rìa làng khiến ngọn lửa bốc cao. Chúng
tôi phải gọi cứu hỏa đến chữa cháy vì sợ ngọn lửa bén vào làng", Bà Huyền
kể.
Lượng rác sỉ than mỗi ngày của làng rất lớn. Vì các cơ sở ở đây chủ yếu dùng
than tổ ong cho việc sản xuất. Hiện nay, các xe chở rác của huyện không nhận
vận chuyển rác thải nhựa và sỉ than vì nó cồng kềnh và nặng. Rác trong bãi
chất đống, trong khi người dân vẫn liên tục khuân các bao tải rác ra bãi.
Bà Bùi Thị Hoa, ngoài 40 tuổi, cho biết, mấy cơ sở thu gom lông gà và nấu
nhựa đều là người làng Triều Khúc. Nhà họ ở trong làng nhưng dựng lều, lán
để sản xuất ngoài nghĩa địa. Trước kia, nước thải của làng được dồn vào một
chiếc ao giữa cánh đồng. Vào mùa mưa, nước ngập ao chứa nước thải khiến
nước bẩn tràn ra khắp ruộng lúa và hoa màu. Ngoài ra đất và nước nguồn bị
nhiễm bẩn nên rất có thể sẽ hấp thu những chất độc hại. Hai hệ thống mương
tiêu chính của làng đều dẫn ra sông Nhuệ.
Giang Thị Phương, một phụ nữ 47 tuổi sống ở giữa làng Triều Khúc, đã lớn
lên trong tiếng thoi dệt sợi chỉ, trong sự thanh bình của một làng nghề truyền
thống của cha ông từ bao đời. Bà kể rằng trước kia, gần như tất cả các hộ gia
đình làng Triều Khúc vừa làm nghề truyền thống như sợi, dệt, vừa làm ruộng.
Sau đó, họ đem sản phẩm đem ra chợ Đồng Xuân bán hay bán buôn cho các
vùng quê, vùng dân tộc với giá rẻ.
Cách đây hơn chục năm, nước trong các dòng mương, ao luôn trong veo, có
nhiều cá và cua. Thậm chí người làng còn lấy cả nước giếng làng về ăn.
Nhưng cùng với sự phát triển theo hướng đô thị hóa, ao hồ dần bị lấp, các con
mương dẫn nước vào ruộng được thay bằng các ống cống dẫn nước thải.
"Nước giếng làng giờ đen ngòm", chị Phương cho biết.
Trên thực tế Thành phố Hà Nội đã triển khai dự án cụm công nghiệp rộng
10 ha để quy hoạch các cơ sở sản xuất nhằm cải thiện môi trường. Tuy
nhiên, dự án này không cải thiện được tình hình mà còn gây bức xúc cho
các hộ dân làng nghề.
Cho đến thời điểm hiện tại ở Triều Khúc vẫn chưa có bất kỳ hệ thống lọc
nước hay xử lý rác thải nào. Nếu có, cũng chỉ ở từng hộ dân đơn lẻ với
trang thiết bị thô sơ, còn lại đều thải trực tiếp ra môi trường. Vì vậy, nguồn
nước cũng như bầu không khí ở Triều Khúc trong vài năm trở lại đây luôn
trong tình trạng “báo động đỏ.”
Với mục đích quy hoạch các hộ dân sản xuất để vừa phát triển nghề vừa
bảo vệ môi trường, cụm công nghiệp Tân Triều đã được thành phố Hà Nội
đầu tư xây dựng. Cụm công nghiệp này có quy mô 10 ha. Đầu năm 2010,
huyện Thanh Trì đã tiến hành đấu thầu cho những hộ dân muốn vào cụm
công nghiệp để xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, do quy mô và diện tích
của cụm công nghiệp quá nhỏ nên chỉ có 80 trong tổng số 600 hộ dân làm
nghề là có đất. Riêng nghề tái chế phế liệu chỉ có khoảng hơn 20 hộ dân,
chưa đến 10% số hộ làm nghề này được vào cụm công nghiệp.
Việc đấu thầu đã gây ra tình trạng người có tiền nhưng mới làm nghề vẫn
được vào cụm công nghiệp còn những người gắn bó lâu năm với nghề thì
lại không.
Theo Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Triều, đây là dự án do huyện
Thanh Trì trực tiếp điều hành và quản lý. Để có được một khu đất để sản
xuất trong dự án ít nhất cũng phải mất vài trăm triệu. Với số tiền này thì
nhiều hộ dân ở làng Triều Khúc dù rất muốn vào cụm công nghiệp nhưng
không thể thực hiện được. Đất chật, giá cao khiến đa số hộ dân làm nghề ở
Triều Khúc vẫn sản xuất tại nhà nên tình trạng ô nhiễm về cơ bản vẫn chưa
được giải quyết.
III. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này bắt nguồn từ việc thu gom và buôn
bán của chính những người dân trong thôn.
Việc gom đủ các loại nhôm đồng, sắt vụn và đồ phế liệu từ khắp nơi trong
thành phố về sơ chế và phân loại đã khiến cho xung quanh thôn lúc nào cũng
ngập trong rác và không khí thì nồng nặc mùi ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc
thiếu ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và sự quản lý lỏng
lẻo của chính quyền địa phương cũng là một trong những nguyên nhân khiến
tình trạng ô nhiễm này càng trở nên trầm trọng
Đi dọc theo con đường vào thôn (theo tuyến đường qua tổ 23, phường Đại
Kim, quận Hoàng Mai) ngay từ khi còn cách khá xa người ta cũng có thể ngửi
thấy mùi hôi của những phế phẩm chưa được xử lý ở bãi rác ngay phía đầu
làng. Rác được tập trung từ các hộ gia đình về đây và chờ xe chuyên dụng xúc
đi. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì (có thể do rác nhiều nên xe chở không
hết, rác đổ lấn ra đường đi hoặc trong quá trình chuyên chở rác rơi rớt trên
đường ) mà lúc nào con đường vào thôn cũng ngập trong rác. Ngoài ra, ven
tuyến đường này không chỉ có các loại rác, phế liệu mà còn cả phế thải xây
dựng được đổ tràn lan hai bên đường đi. Đoạn đường dài không quá 500m
nhưng mỗi ngày có hàng chục chuyến xe tải loại nhỏ chở phế liệu cao ngất
ngưởng vào làng mang theo bụi đất mù mịt, khiến cho việc đi lại của người
dân gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, việc tụ tập chợ tạm ở ngã ba chùa Hương Vân (một di tích lịch
sử văn hoá đã được công nhận) cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Theo
người dân địa phương, thì chợ Triều Khúc – một khu chợ được quy hoạch khá
khang trang - chỉ được họp vào buổi sáng, còn buổi chiều, mọi người thường
họp chợ ngay trên đường “cho tiện” (?). Các bà, các cô hàng thịt, hàng cá,
hàng rau ung dung bày hàng quán của mình ngay hai bên đường đi. Người
bán ngồi sát lề đường, người mua dừng xe ngay trên đường để chọn lựa Chợ
họp không có quy hoạch, rác, nước thải cứ tự nhiên tràn ra đường. Còn trong
chiếc hồ nhỏ trước chùa Hương Vân cũng la liệt các loại túi nilon đã qua sử
dụng khiến cho khu vực được coi là đẹp nhất của thôn, xã trở nên bẩn thỉu,
nhếch nhác và là nơi tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng nhất. Ngoài ra, vì
đường làng vốn đã hẹp lại đang xuống cấp trầm trọng (mặt đường bong tróc
từng mảng lớn tạo thành rất nhiều ổ voi, ổ gà) nhưng đi đến đâu cũng thấy
hàng quán bày bán tràn lan, nhà nào không tận dụng lề đường để bán hàng thì
cũng chiếm dụng để làm nơi chứa phế liệu. Đôi khi chỉ cần hai chiếc xe chở
phế liệu đi ngược chiều nhau cũng khiến gây ùn tắc. Người đi đường ngoài
việc phải chịu đựng không khí oi nồng ô nhiễm thì còn khốn khổ nếu gặp
đúng những lúc tắc nghẽn giao thông như thế. Còn với người trong thôn thì
dường như điều đó là quen thuộc và dễ chấp nhận vì “ngày nào chả tắc” (??)
Là một trong những khu quy hoạch phát triển đô thị mới của Thủ đô Hà Nội,
tuy những năm gần đây vấn đề bảo vệ môi trường ở thôn Triều Khúc có được
các cấp chính quyền quan tâm hơn nhưng rõ ràng tình trạng ô nhiễm môi
trường, mất trật tự an toàn giao thông tại thôn Triều Khúc vẫn chưa được
giải quyết một cách triệt để.!
IV. Đánh giá vần đề
Nếu cứ để tình trạng ô nhiễm ở làng Triều Khúc diễn ra như hiện nay sẽ
gây ra rất nhiều hiểm họa khôn lường, không những ảnh hưởng trực tiếp
tới đời sống, sức khỏe của người dân mà còn làm cho môi trường ô nhiễm
lan rộng tới các vung lân cận, làm cho cach quan thủ đô Hà Nội xấu đi.
Cho nên việc giải quyết vấn đề này cần được triển khai nhanh chóng và
đồng bộ, không nên lơ đãng cũng như bỏ mặc cho người dân thích làm gì
thì làm. Hơn nữa, đây là làng nghề, mọi sinh sống của người dân chủ yếu
dựa vào nghề truyền thồng này. Vì vậy việc quán triệt không cho phát triển
nghề là không thế, chúng ta cần có hướng giải quyết cụ thể và nhất là rất
cần sự ra mặt của bộ y tế,bộ tà nguyên và môi trường, bộ cảnh sát cùng với
người dân đưa ra cách giải quyết tốt nhất vừa giữ được nghề truyền thống
cho người dân để họ có nguồn nuôi sống mình và gia đình và không gây ô
nhiễm môi trường.
V. Thuận lợi, khó khăn khi tìm hiểu vần đề
1. Thuận lợi.
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở xã Triều Khúc đã được bộ y tế, bộ tài
nguyên và môi trường, bộ công an quan tâm, và triển khai giải pháp
nhằm giảm thiểu ổ nhiễm môi trường cho làng, đồng thời cũng đã được
xã Tân Triều, huyện Thanh Trì quan tâm, tìm giải pháp để giải quyết vấn
đề của mình. Chính vì vậy việc thu thập thông tin về vấn đề này không
gặp mây khó khăn. Bên cạch đó em trọ ngay trong làng Triều Khúc nên
thuận lợi cho việc quan sát, tìm hiểu thu thập số liệu và thông tin về vấn
đề ô nhiễm môi trường của làng Tân Triều.
2. Khó khăn.
Để tìm hiểu về một vấn đề về an sinh cần đi xâu tìm hiểu thực tế. Tuy
nhiên, do thời gian tìm hiểu vấn đề cón giới hạn, và bài viết cũng có giới
hạn nên việc hoàn thiện về bài viết còn có nhiều thiếu sót. Hơn nữa, vì
em chỉ là sinh viên trọ trong làng chứ không phải là công dân của làng
nên việc tiếp cận và tìm hiêu vấn đề, thu thập số liệu còn nhiều bất cập
thiếu sót.
VI. Giải pháp
Như đã nêu trên Thành phố Hà Nội đã triển khai dự án cụm công nghiệp
rộng 10 ha để quy hoạch các cơ sở sản xuất nhằm cải thiện môi trường.
Việc quy hoạch các làng nghề là một quyết sách đúng đắn của Nhà nước,
tuy nhiên việc thực hiện đang gặp khó khăn. Các tiêu chí trong việc đưa
các hộ dân ở làng nghề vào các cụm công nghiệp chưa thực sự rõ ràng.
Với vấn đề ở Triều Khúc, bảo vệ môi trường phải mang tính chất tổng thể.
Ở làng Triều Khúc phần lớn hộ dân vẫn sản xuất tại nhà nên vấn đề cải tạo
môi trường vẫn dừng ở mức độ nửa vời.
Có thể cho hộ dân sản xuất nhỏ thuê diện tích đất vừa phải hoặc xây nhà
xưởng tập trung rồi cho họ thuê, bên cạnh đó sẽ cho xây dựng những công
trình xử lý chất thải tập trung và mọi chi phí sẽ do các hộ dân chi trả. Đây
cũng là một cách mà Triều Khúc có thể áp dụng được.
Với những hộ dân chưa được quy hoạch vào cụm công nghiệp thì xử lý
những hộ dân sản xuất gây ô nhiễm môi trường ở đây rất khó vì có những
hộ chỉ làm kiếm tiền sống qua ngày, mà quy trình xử lý chất thải của nghề
tái chế phế liệu này rất phức tạp nên rất ít hộ dân có thể đáp ứng được các
quy định.
Ủy ban xã đang đề xuất với huyện và thành phố mở rộng dự án. Bên cạnh
đó, sẽ áp dụng hình thức cho thuê đất thay bằng việc đấu thấu để có thể thu
hút các hộ dân sản xuất vào và dễ dàng hơn trong bảo vệ môi trường.
Với vai trò của một nhân viên công tác xã hội bằng kiến thức đã học và
kinh nghiệm của bản thân, nhận viên xã hội nên tiếp xúc trực tiếp với
những hộ gia đình có nghề trong làng tìm hiểu về nguyện vọng của họ,
đồng thời cũng tuyên truyền cho họ về vấn đề ô nhiễm môi trường ở xã
hiện nay có ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người dân như thế
nào. Từ đó, thống kê các ý kiến, nguyện vọng của người dân tại làng và
đưa lên xã cùng các tổ chức liên quan họp bàn và đưa ra giải pháp tốt nhất
cho người dân, vừa đảm bảo nghề cho người dân, vừa đảm bảo vệ sinh
môi trường.