Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TRÊN KÊNH VTV6 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.2 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN HUYỀN TRANG

LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
TRÊN KÊNH VTV6 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Báo chí học

Mã số : 60320101
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đinh Thị Xuân Hòa

Hà Nội, 9/2014
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ra đời từ đầu thế kỷ XX, vô tuyến truyền hình gắn bó một cách chặt chẽ
với khoa học kỹ thuật và cùng khoa học mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử
phát triển của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Nó làm cho các loại


hình báo chí không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Trên thực
tế, sự ra đời của vô tuyến truyền hình đã tước bỏ sự độc quyền của báo in về
việc truyền bá những thông tin về sự kiện và hình ảnh. Từ những bước đi chập
chững ban đầu thuở sơ khai, vô tuyến truyền hình ngày nay đã trở nên hết sức
hiện đại, hoàn thiện và có sức mạnh to lớn trong việc tác động đến thế giới, mở
ra một chân trời mới đầy sức hấp dẫn đối với con người, giáo dục con người
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Với thế mạnh vượt trội về hình ảnh cũng
như âm thanh, tính chân thực của thông tin và khả năng truyền tải nhanh nhạy,
cập nhật không ngừng, truyền hình đã trở thành một trong những tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng cuộc sống của con người hiện đại.
Tuy nhiên, sau sự xuất hiện của internet và báo mạng điện tử đã tác động
tới nhiều loại hình báo chí trong đó có truyền hình. Với ưu thế của mình, báo
mạng điện tử đã giúp loại hình này lên ngôi, đẩy các loại hình báo chí khác rơi
vào khủng hoảng. Trước những nguy cơ tiềm tàng từ một đối thủ nặng ký là báo
mạng điện tử, truyền hình đã phải tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau nhằm níu
giữ công chúng của mình. Bên cạnh việc tiếp cận chính sân chơi internet thông
qua việc xây dựng hệ thống TV media online - truyền hình internet thì bản thân
truyền hình cũng phải hoàn thiện và bổ sung nhiều thể loại mới, nhiều hình thức thể
hiện mới. Một trong những cách đó chính là sự ra đời và ngày càng hoàn thiện của
các chương trình truyền hình thực tế. Sự hấp dẫn của những chương trình này đã và
đang giúp người làm báo hình cũng như các kênh truyền hình có thể đối phó được
2


với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông khác đặc biệt là thông
tin trên internet.
Truyền hình thực tế đã và đang được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là
ở những nước có ngành công nghiệp giải trí truyền hình phát triển như Mỹ, Pháp,
Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… với nhiều phiên bản, format chương trình độc đáo,
mới lạ. Và mặc dù ra đời tại Mỹ từ thập niên 40 thế kỷ trước nhưng truyền hình

thực tế chỉ thực sự bùng nổ vào đầu những năm 2000 với sự thành công của các
serie chương trình như “Big Brother” hay “Survivor”. Kể từ đó, truyền hình thực tế
trở thành một xu thế trên toàn thế giới với hàng loạt các chương trình, các dạng
thức khác nhau. Có thể kể đến một số chương trình đã có mặt tại nhiều quốc gia và
tạo ra sự lôi cuốn đặc biệt đối với công chúng như: chương trình “Survior” –
chương trình giúp người tham gia thể hiện năng lực bản thân, bản năng sinh tồn
cũng như rèn luyện những kỹ năng mới; chương trình “The Amazing Race” (đã có
bản Việt hóa) – đó là cuộc đua giữa 24 người vượt qua nhiều thử thách, trở ngại
trong suốt hành trình dài qua khắp các vùng miền khác nhau (tại 1quốc gia);
chương trình “Next top Model”, “Big Brother”, “Hidden Camera”, “Just kidding”,
“Just for laugh”… (các chương trình này đều của Mỹ hết à? Hay còn của nước nào
khác????)
Thực tế cho thấy rằng , thành công của các chương trình truyền hình thực tế
không chỉ phụ thuộc vào êkip sản xuất chương trình, việc tạo dựng tình huống ra
sao, kịch bản thế nào mà một yếu tố rất quan trọng tạo nên sự thành công ấy đó là
nhân vật trải nghiệm trong chương trình. Lựa chọn nhân vật trải nghiệm ra sao? Có
phù hợp với tiêu chí của chương trình đưa ra hay không ? Nhân vật có cá tính hay
không ? Có thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên hay không? Có những thay đổi về
cảm xúc cũng như quan điểm sống như thế nào sau mỗi trải nghiệm?... Tất cả
những điều đó luôn đóng một vai trò không thể thiếu để làm nên sự thành công của
mỗi chương trình, thu hút và hấp dẫn hàng triệu khán giả .
Là một kênh truyền hình dành cho giới trẻ - VTV6 đã cho ra đời những
chương trình vừa hấp dẫn, vừa đảm bảo tính giáo dục, định hướng, đưa ra những
thông điệp cụ thể, hữu ích dành cho giới trẻ. Trên sóng của VTV6, truyền hình
3


thực tế chiếm trọn một khung giờ 30 phút mỗi ngày và luôn được coi là một dải
giờ thế mạnh, là sức hấp dẫn riêng tạo nên sự khác biệt với các kênh truyền hình
khác. Trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6, nhân vật trải

nghiệm hầu hết là các bạn trẻ đến từ khắp nơi, từ những người có cuộc sống đầy
đủ cho đến những bạn trẻ chưa có bất kỳ định hướng nghề nghiệp nào cho tương
lai, từ những người không ai biết đến cho đến những người nổi tiếng trong các
lĩnh vực ca hát, diễn viên,… Trong mỗi chương trình truyền hình thực tế trên
VTV6, nhân vật trải nghiệm được lựa chọn và sử dụng bằng những tiêu chí khác
nhau, với những mục đích truyền tải thông điệp khác nhau. Có những chương
trình thành công, tạo nên dấu ấn trong lòng khán giả nhưng có những chương
trình vẫn chưa thực sự thuyết phục được người xem .
Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài "Lựa chọn và sử dụng nhân vật
trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 - Đài
Truyền hình Việt Nam" để thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
của mình .
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Truyền hình thực tế là một dạng chương trình ra đời cũng tương đối lâu,
tuy nhiên số lượng và tần xuất dạng chương trình này trên Đài truyền hình của
các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn rất ít. Bởi vì để tổ chức sản
xuất được một chương trình thuộc dạng thức này rất phức tạp, tốn kém… Chính
vì thực tiễn cũng chưa thật sôi động nên việc các nhà nghiên cứu đi vào nghiên
cứu, tổng kết về dạng chương trình này cũng chưa nhiều.
Trên thế giới đã có nhiều đề tài, luận án, tài liệu nghiên cứu của các nhà
báo, các đài truyền hình, các công ty truyền thông. Dưới góc độ tâm lý công
chúng, các khảo sát xã hội học đều đã được thực hiện nhưng dựa trên cơ sở công
chúng Mỹ, công chúng các nước phát triển với các đặc điểm về văn hóa, tập
quán hoàn toàn khác biệt với Việt Nam.
Ví dụ như:
4


The sociological & Psychological impact of Reality – Based Television
on the American Culture (Tác động xã hội học và tâm lý của truyền hình thực tế

trong văn hóa Mỹ) – Tiffany J. Ruocco, 2004.
Reality TV and interpersonal relationship perceptions (Truyền hình thực tế
và một số vấn đề về mối quan hệ cá nhân) – Kristin L.Cherry, 2008
Qua khảo sát cho thấy cho đến nay, một số công trình có những phần bàn
tới truyền hình thực tế như :
- Cuốn sách “Sản xuất chương trình truyền hình” của TS. Trần Bảo
Khánh
Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề của báo chí truyền hình. Đặc biệt
trong đó, tác giả bước đầu đã nhận diện đặc điểm chính của các chương trình
truyền hình hiện đại: "Đó là các chương trình mà người xem được thấy rõ con
người thật, tình huống thật và sự kết hợp khéo léo giữa tình hình thực tế đang
diễn ra và với cách giải quyết, ứng xử của người dẫn chương trình..." . Tác giả
cũng nêu bật được các thế mạnh chính của các chương trình này, đó là tính trực
tiếp, tính bất ngờ và khả năng lôi cuốn khán giả truyền hình cùng tham gia...
trong đó có phần đề cập đến xu hướng phát triển truyền hình là truyền hình thực
tế .
- “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam“ (Khảo sát một số chương
trình truyền hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam, Hương vị cuộc sống, Con đã lớn
khôn và Người mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model), luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Báo chí học của Nguyễn Thị Hằng, trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012...
Nội dung luận văn bước đầu có chỉ ra những vấn đề khái quát về thực trạng
các chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam, cách thức tổ chức các chương
trình truyền hình thực tế, những điểm mạnh cũng như hạn chế của các chương trình
truyền hình thực tế mà tác giả khảo sát. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, phân tích sâu
vai trò của Nhân vật trải nghiệm trong chương trình hầu như dung lượng rất ít.
- “Truyền hình thực tế ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa“ của tác giả
Nguyễn Thị Thu Hương ( khảo sát 1 số chương trình Giọng hát Việt ( The Voice ),
5



Tìm kiếm người mẫu Việt Nam ( Vietnam’s next top model ), Thần tượng Việt
Nam ( Vietnam Idol) , Tài năng Việt Nam ( VN Got Talent) , Cặp đôi hoàn hảo
( Just the two of us ) khảo sát từ tháng 1 / 2012 đến tháng 12/ 2012 )
- “Thực trạng sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại VTV6 – Đài
truyền hình Việt Nam ( khảo sát chương trình Sống khác , Sinh ra từ làng, Rec
phiêu lưu kí từ tháng 6 /2012 đến tháng 6/ 2013)“ của Hoàng Quốc Lê
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên mới bước đầu đề cập đến
một số khía cạnh của vấn đề thực trạng cũng như xu hướng phát triển truyền
hình thực tế dưới các góc nhìn. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều
chỉ dừng ở mức độ khái quát như: tìm hiểu đặc điểm của truyền hình thực tế, dự
đoán xu hướng phát triển truyền hình thực tế trong tương lai, phân tích thực trạng
của một số chương trình truyền hình thực tế ở một số Đài ở Việt Nam hiện nay...
mà chưa có sách hay công trình khoa học nào nghiên cứu về nhân vật trải nghiệm
trong các chương trình truyền hình thực tế. Đó chính là khoảng trống về cả mặt lý
luận và thực tiễn cần tiếp tục được nghiên cứu sâu. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài
“Lựa chọn và sử dụng Nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình
thực tế trên kênh VTV6 “ để làm luận văn tốt nghiệp bậc Thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiên
cứu, dựng nên một bức tranh toàn diện, khái quát về thực trạng, làm rõ những
thành công, hạn chế trong việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong
các chương trình truyền hình thực tế trên kênh VTV6 hiện nay; từ đó kiến nghị
các giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc lựa
chọn, sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế
trên kênh VTV6 thời gian tới.
3.2.Nhiệm vụ
- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: khái niệm, đặc điểm
chương trình truyền hình thực tế; vai trò của nhân vật trải nghiệm trong chương

6


trình truyền hình thực tế; chỉ ra tiêu chí đánh giá chất lượng việc lựa chọn và sử
dụng nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế.
- Tiến hành khảo sát việc sản các chương trình truyền hình thực tế tại
VTV6, chỉ ra bức tranh lựa chọn, sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các
chương trình thực tế phát sóng trên kênh này; đặc biệt, chỉ ra thành công, hạn
chế, nguyên nhân của những thành công và hạn chế.
- Đề xuất hệ thống giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc
lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình
thực tế ở kênh VTV6 trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải
nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế tại kênh VTV6 - Đài Truyền
hình Việt Nam.
4.2. Đối tượng khảo sát
- Thứ nhất: Các chương trình truyền hình thực tế phát trên kênh VTV6
Đặc biệt khảo sát sâu 3 chương trình đang phát sóng và được công chúng
rất quan tâm hiện nay.
+ Chương trình “Sống khác“ - phát sóng vào 18:30 thứ 3 hàng tuần: đây
là chương trình truyền hình thực tế trong đó có sự tham gia trải nghiệm của một
hay nhiều bạn trẻ về thế giới xung quanh, từ đó nêu bật lên những bài học,
những thông điệp về giá trị cuộc sống, giá trị của lao động. Đây là một trong
những chương trình có giá trị giáo dục, định hướng cao, góp phần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm xã hội của người trẻ.
+ Chương trình “V6 du ký“ - phát sóng vào 18:30 thứ 6 hàng tuần: đây là
chương trình thực tế chuyên về du lịch, khám phá. Trong mỗi tập, các bạn trẻ
được tham gia trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá về một phong tục văn hóa độc

đáo hay một dấu ấn, một lời đồn, lời nguyền, một nhận định... từ đó giúp họ có
thể hiểu hơn về sự đa dạng văn hóa của đất nước mình, thấu hiểu và thêm yêu
quê hương, đất nước.
7


+ Chương trình “Lựa chọn của tôi“ - phát sóng vào 18:30 thứ 2 hàng
tuần: đây là chương trình trải nghiệm nghề nghiệp đầu tiên được thực hiện theo
dạng truyền hình thực tế. Với hình thức trải nghiệm thực tế, chương trình được
đánh giá là một cuốn cẩm nang chọn nghề, giúp các bạn trẻ không những “tai
nghe” mà còn “mắt thấy” rất nhiều câu chuyện liên quan đến những ngành nghề
mà mình muốn theo đuổi như: PR, quản giáo, bác sĩ thú y, bác sĩ tâm thần,
chuyên gia tổ chức đám cưới… Những yêu cầu đặc thù của công việc, cùng
những tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình sẽ giúp các khách mời hiểu
thêm được nhiều điều cụ thể phía sau một nghề nghiệp mà họ chưa bao giờ làm,
để tự rút ra cho mình được những tố chất, kỹ năng cần có khi muốn theo đuổi
nghề này.
Đây là 3 chương trình thể hiện rõ nét nhất đặc trưng của chương trình
truyền hình thực tế. Mặt khác những nhân vật của mỗi chương trình có những
phong cách, cá tính đặc biệt.
- Thứ hai: Các nhà báo, các nhà lãnh đạo, quản lý, các phóng viên trực
tiếp sản xuất chương trình truyền hình thực tế cho kênh VTV6, và một số phóng
viên của các kênh khác.
- Thứ ba: Những nhân vật trải nghiệm – những người trực tiếp tham gia là
nhân vật của chương trình.
- Thứ tư: Khán giả truyền hình, đặc biệt là thanh thiếu niên : đây là những
người đón nhận và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chương trình được sản xuất
bởi kênh VTV6.
4.3. Phạm vi khảo sát
- Luận văn tập trung khảo sát các chương trình truyền hình thực tế trên

kênh VTV6 - Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014.
Đặc biệt là 3 chương trình Sống khác, .....
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chủ nghĩa Mác 8


Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng, Nhà nước về báo
chí; một số lý thuyết về báo chí nói chung, báo chí truyền hình nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích ngiên cứu tài liệu:
Phương pháp này tập trung nghiên cứu tài liệu dạng văn bản liên quan đến
dạng chương trình truyền hình thực tế. Phương pháp này nhằm hệ thống hóa, bổ
sung mặt lý thuyết về truyền hình thực tế như khái niệm, đặc điểm, vai trò của
truyền hình thực tế, nhân vật trải nghiệm... Đó chính là những lý thuyết cơ sở
đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp khoa học cho
vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này nhằm thống kê, xác định, phân tích cách lựa chọn và sử
dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình truyền hình thực tế trên kênh
VTV6 hiện nay. Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả phải lưu
giữ, xem lại và nghiên cứu các chương trình ở định dạng lưu trữ (như đĩa DVD,
xem lại trên Youtube) với hệ thống 3 chương trình tiêu biểu của kênh đã phát
trên sóng VTV6 thời gian từ tháng 11/2012 - 4/2014… để có sự so sánh, rút ra
bài học kinh nghiệm, những tiến bộ và ứng dụng thực tế trong phương pháp làm
chương trình.
- Phương pháp khảo sát, quan sát
+ Quan sát quá trình sản xuất các chương trình truyền hình thực tế (Khảo

sát, casting, xây dựng kịch bản, ghi hình, phỏng vấn, biên tập hậu kỳ).
+ Quan sát phản ứng của nhân vật trải nghiệm, khán giả tương tác, khán
giả truyền hình trong quá trình ghi hình và phát sóng chương trình.
+ So sánh kết quả quan sát với các kết quả nghiên cứu từ tài liệu về tâm lý
công chúng và truyền hình thực tế để đưa ra các kết luận cụ thể. Điều chỉnh và
đưa ra kết quả cuối cùng phù hợp nhất các điều kiện hiện sản xuất chương trình
truyền hình thực tế ở Việt Nam.
9


- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính cho việc thu thập số liệu, thông tin để giải
quyết các luận chứng đề ra. Bảng hỏi bao gồm câu hỏi tập trung về các khía
cạnh liên quan như: sự đánh giá của công chúng đối với chương trình, cách lựa
chọn nhân vật trải nghiệm, nhận xét của khán giả về sự diễn xuất trong chương
trình…
- Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Tác giả phỏng vấn 1 số nhà báo, biên tập viên tham gia sản xuất các
chương trình thực tế trên kênh VTV6 về cách lựa chọn và sử dụng nhân vật trải
nghiệm.
+ Những người trực tiếp tham gia trải nghiệm trong chương trình.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn cung cấp cho người đọc và bổ sung vào hệ thống lý luận hiện có
về truyền hình một số khái niệm, lý thuyết hoàn thiện và đầy đủ về truyền hình
thực tế, cách lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các chương trình
truyền hình thực tế. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích , đề xuất những giải
pháp hữu hiệu trong trong việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng chương trình tại VTV6 nói riêng và
các đơn vị đang tham gia vào sản xuất chương trình truyền hình thực tế nói
chung.

- Về mặt lý luận - nhận thức
Luận văn hệ thống hoá và phân tích cụ thể về vai trò của các chương trình
nhân đạo trên Đài THVN, các chương trình đó đã là những cầu nối thông tin,
gắn kết mọi người trong xã hội chung tay ủng hộ giúp đỡ những đối tượng khó
khăn, không may mắn trong xã hội.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động xã hội từ thiện nhân
đạo của các tổ chức thiện nguyện, các Công ty truyền thông, các tập đoàn nhân
đạo trong nước. Đặc biệt đề tài là tài liệu hữu ích cho những học sinh,sinh viên,
các bạn trẻ có tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng nghiên cứu và cơ sở đào tạo
về báo chí, thông qua việc đưa ra những phân tích cụ thể về thực trạng và giải
10


pháp nâng cao hiệu quả truyền thông về các chương trình nhân đạo trên báo chí
nói chung và ở truyền hình, nói riêng.
- Về mặt thực tiễn:
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cách nhìn cụ thể, bản chất
hơn, chỉ ra sự cần thiết của các chương trình mang tính nhân đạo, thiện nguyện
trong xã hội giáo dục lòng yêu nước, thương dân, tinh thần sẻ chia tương thân,
tương ái… của mọi tầng lớp trong xã hội, giáo dục đạo đức, lối sống cho mọi
tầng lớp trong xã hội. Từ đó gợi ý giúp các nhà quản lý đưa ra được những tiêu
chí để có thể sản xuất được những chương trình truyền hình có nội dung hấp dẫn
hơn, phù hợp hơn với khán giả từ đó đạt tới mục tiêu đạt được hiệu quả cao hơn.
Đồng thời, đặt ra những yêu cầu với các nhà báo rèn luyện kỹ năng và kiến thức
nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền về vấn đề nhân đạo trên truyền hình từ
đó tạo uy tín của cơ quan báo chí nói chung và Đài THVN nói riêng.
Bên cạnh đó, tác giả hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho
những người quan tâm.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu; Phần nội dung

và Phần kết luận. Cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề chung về truyền hình thực tế
Chương 2: Cách lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong các
chương trình truyền hình thực tế trên VTV6
Chương 3: Một số đề xuất trong việc lựa chọn và sử dụng nhân vật
trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của các chương
trình truyền hình thực tế

11


Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG
NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
1.1

Một số khái niệm

1.1.1 Chương trình truyền hình thực tế
Truyền hình là một thể loại báo chí mang tính tổng hợp cao (có hình, có
tiếng, có chữ…) xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX. Do vậy, thể loại báo chí này
cũng có cách truyền tải riêng. Nó chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm
thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. Nhờ vậy,
truyền hình có thể đến được với nhiều người, ở nhiều nơi khác nhau cùng lúc và
phát triển với tốc độ như vũ bão.
Chương trình truyền hình được hiểu là sản phẩm cuối cùng của truyền
hình, là những nội dung được phát sóng theo kế hoạch định kỳ của một ngày,
một tuần hay một tháng. Như vậy, chương trình truyền hình gần như bao hàm cả
quá trình sáng tạo ra một sản phẩm chung. Những tác phẩm riêng lẻ sẽ được tổ

chức thành các chuyên mục hoặc được sắp xếp theo một mẫu nào đó của đài để
tạo nên các chương trình. Trong cuốn “Sản xuất chương trình truyền hình”, tác
giả Trần Bảo Khánh cho rằng, chương trình là “kết quả cuối cùng của quá trình
giao tiếp với công chúng” [20,15]. Như vậy, ở đây, chương trình truyền hình còn
có thể hiểu là một tác phẩm truyền hình hoàn chỉnh. Các chương trình khi tồn tại
đều có một sự định hình như: tên gọi, thời lượng, thời gian phát sóng… Tên gọi
của chương trình thể hiện chủ đề, mục đích chính của chương trình như: chương
trình thời sự, chương trình ca nhạc, chương trình thể thao, chương trình giao
lưu trò chuyện, chương trình trò chơi…
Chính vì vậy, chương trình truyền hình là một thuật ngữ được sử dụng phổ
biến trong lĩnh vực truyền hình hiện nay. Ra đời từ thế kỷ thứ XX, chỉ trong một
thời gian ngắn chương trình truyền hình đã nhanh chóng phát triển và khẳng
định được vị ví, vai trò của mình. Tuy ra đời sau nhưng lại nhờ vào những thành
12


tựu khoa học kỹ thuật, truyền hình đã trở nên lấn át các loại hình báo chí đã ra
đời trước đó. Truyền hình có khả năng đến với tất cả các tầng lớp dân chúng
rộng rãi nhất, thậm chí đến tận các tầng lớp nằm bên ngoài ảnh hưởng của các
phương tiện thông tin đại chúng khác.[17]. Ngoài ra, tính chất nghe-nhìn,
chương trình truyền hình làm tăng khả năng tiếp xúc cá nhân của công chúng
với người thông tin, qua đó người tiếp nhận thông tin có thể có được sự phán xét
về người thông tin ấy và về giá trị thông tin của người ấy. Chính điều đó làm
tăng tính hấp dẫn của chương trình truyền hình đối với công chúng. John
Hohenberg cho rằng: “Truyền hình có nhiều điểm lợi- sự tức khắc của phát
thanh tin tức, sự trình chiếu nhanh chóng những hình ảnh và phát thanh những
biến cố hàng ngày vào hàng triệu gia đình, sự tham dự của hàng triệu dân chúng
vào tin tức, sự rực rỡ của phim màu và sự trình chiếu hình thức độc đáo nhất của
báo chí trong phạm vi phóng sự đích thân nhìn thận mắt.” [17]. Sự ra đời của
chương trình truyền hình đã tạo ra một bước đột phá trong truyền tải thông tin.

Nhờ truyền hình, thông tin đến với khán giả không còn là sự hình dung tưởng
tượng về sự kiện mà đó mà những thông tin được thể hiện bằng hình ảnh chuyển
động và âm thanh.
Truyền hình thực tế là thể loại chương trình truyền hình một thể loại chương
trình truyền hình, trong đó miêu tả thực những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện
không hề sắp đặt trước trong kịch bản. Nó chú trọng vào việc phô bày các tình
huống xảy ra không theo kịch bản diễn xuất với nội dung mang chất liệu thực tế
mà không hư cấu, các nhân vật trung tâm là những người bình thường thay
vì diễn viên chuyên nghiệp nhằm để thu hút xúc cảm hoặc tiếng cười. Ngày nay,
hai mảng chính của truyền hình thực tế là các cuộc thi có giải thưởng lớn và các
bộ phim ghi hình tình huống hài hước theo dạng sêri. Theo định dạng thông
dụng, khán giả có thể can thiệp vào việc đánh giá thí sinh (đối với cuộc thi) và
nội dung (đối với phim tình huống).
Ví dụ: chương trình “Nào mình cùng đi” (do Kênh Truyền hình Thiếu nhi
và Gia đình Kids & Family TV – VTC11 sản xuất, phát sóng lúc 17h30 các
ngày chủ nhật) là một chương trình truyền hình thực tế, dành cho các bạn nhỏ 9
13


– 11 tuổi tham gia trải nghiệm. Với mỗi chủ đề, 4 nhân vật trải nghiệm cùng ghé
thăm một vùng đất, sinh sống trong một gia đình tại địa phương, trải nghiệm đời
sống, công việc hàng ngày và tìm hiểu về văn hóa vùng miền tại đây.
Được ra đời vào năm 1948, truyền hình thực tế thực sự bùng nổ từ đầu
thập niên 2000. Ngày nay, truyền hình thực tế là chương trình quen thuộc cho
mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Với những ưu thế về kỹ thuật, công nghệ và
sự sống động; truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu
thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung. Sự tiếp
cận thông tin kịp thời, nhanh chóng, rộng rãi, tiện lợi và hiệu quả mà truyền hình
thực tế mang đến cho khán giả là những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện
đại. Công nghệ truyền hình hiện nay đã tạo ra sự chuyển dịch không gian, đưa

không gian từ xa đến gần hiện hữu trước khán giả một cách chân thực và sinh
động. Không chỉ vậy, truyền hình thực tế còn là một phương tiện thông tin đại
chúng, các chương trình truyền hình còn được ví như một trường học bổ ích cho
nhiều đối tượng. Quả thực, nói đến truyền hình là nói đến sự hiện đại, cập nhật.
Bên cạnh đó, truyền hình thực tế còn hướng tới đông đảo khán giả, dành cho
chính khán giả tham gia ngôn luận. Nó mang đến cho các bạn trẻ cơ hội trải
nghiệm một môi trường sống mới với những cảm giác mới lạ, những thay đổi
khác biệt hoàn toàn với những điều quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của
họ. Mỗi chương trình có một bạn trẻ trở thành nhân vật tham gia trải nghiệm. Họ
sẽ chia sẻ với người xem suy nghĩ, cảm nhận rất thực về những gì cuộc sống trải
nghiệm đã dạy cho họ. Do đó, đòi hỏi cấp thiết là các chương trình truyền hình
thực tế phải có tính định hướng, tính chính xác, tính chuẩn mực và tính văn hóa
để phục vụ đông đảo quần chúng, xứng đáng là tiếng nói của nhân dân.
Ví dụ: chương trình “Nào mình cùng đi” về chủ đề “Trải nghiệm đời
sống dân tộc Mường ở Hòa Bình”, phát sóng lúc 17h30 các ngày chủ nhật, từ
24/4/2016 đến 15/5/2016 là một chương trình truyền hình thực tế trải nghiệm về
mảnh đất Hòa Bình. Nó đem lại nhiều thú vị cho người xem. Trong chuyến đi
tới Hòa Bình từ 25 đến 29/3/2016, 4 bạn nhỏ Hà Nội đã ghé thăm xóm Ải – xã
Phong Phú – huyện Tân Lạc và sinh sống trong một gia đình người dân tộc
14


Mường, trải nghiệm đời sống sinh hoạt cùng gia đình và tìm hiểu về văn hóa
phong tục của người dân địa phương, bao gồm đánh cồng, múa quạt ma, trò chơi
dân gian, thi vác nước, mò ốc, bắt cá, nướng cá. Cùng với 4 nhân vật trải nghiệm
của “Nào mình cùng đi”, các học sinh của trường Tiểu học Xã Phong Phú và các
em nhỏ sinh sống tại xóm Ải cũng sẽ có cơ hội tham gia chương trình. Đồng
thời, đây cũng là dịp để người dân Tân Lạc – Hòa Bình giới thiệu và quảng bá
bản sắc văn hóa Mường tới khán giả.
Hay chương trình “Sống khác” của VTV6 cũng là chương trình truyền

hình thực tế, mang đến cho các bạn trẻ cơ hội trải nghiệm một môi trường sống
mới với những cảm giác mới lạ, những thay đổi khác biệt hoàn toàn với những
điều quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của họ. Mỗi chương trình có một
bạn trẻ trở thành nhân vật tham gia trải nghiệm. Họ sẽ chia sẻ với người xem
suy nghĩ, cảm nhận rất thực về những gì cuộc sống trải nghiệm đã dạy cho họ.
Rất nhiều công việc trải nghiệm của “Sống khác” đã được phát sóng trên VTV6
như: làm phu gạch, rửa xe ôtô, rửa bát thuê, đánh giày, hát rong, bán dạo, làm
bốc vác ở Long Biên, chăm sóc bò sữa nông trại ở Ba Vì... Sau hơn hai năm lên
sóng, “Sống khác” - chương trình trải nghiệm thực tế do VTV6 sản xuất đã đem
tới cơ hội cho nhiều bạn trẻ khám phá bản thân và thay đổi cuộc cách nhìn cuộc
sống.
1.1.2 Nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế
Nhân vật trải nghiệm luôn là vấn đề sống còn trong các chương trình thực
tế. Nó là nhân tố giữ chân khán giả. Họ đóng một vai trò quan trọng. Đây là
người quan trọng nhất trong quá trình chương trình diễn ra. Họ thường là
người tổ chức mọi diễn biến trong chương trình cũng như nói chuyện với khán
giả. Do vậy, lời dẫn và diễn xuất của họ là yếu tố quan trọng của truyền hình.
Lời dẫn của họ có tác dụng giới thiệu, chuyển cảnh nhằm tăng tính logic, kết
nối nội dung, giúp khán giả không bị đột ngột khi tiếp nhận thông tin chính,
đồng thời nó cũng là lời kết nối giúp nội dung mạch lạc, dễ hiểu hơn. Nó xuất
hiện ở những điểm kết nối của chương trình, đôi khi nó lại xuất hiện ở trước
một đoạn phỏng vấn, tọa đàm. Vì thế, không ít chương trình, đích thân những
15


người thực hiện chương trình phải tiến hành lựa chọn nhân vật trải nghiệm rất kĩ
lưỡng. Nhiều chương trình có sử dụng những nghệ sĩ thu hút sự quan tâm của
khán giả hoặc có lượng fan đông làm nhân vật trải nghiệm. Đó là lợi thế để
chương trình được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng như những chương
trình khác, dù nhân vật là ai thì cũng phải có cá tính. Đó mới là yếu tố quan

trọng hàng đầu để giữ chân khán giả.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào về nhân vật trải nghiệm trong
chương trình truyền hình thực tế. Song qua thực tế công việc và tâm sự của
những người làm nghề, chúng nó có thể hiểu một số nét chung về công việc
này như sau. Nhân vật trải nghiệm vừa là một người trải nghiệm, vừa là
người dẫn chương trình truyền hình, vừa là một nhân vật trong bộ phim tư
liệu truyền hình nhằm dẫn dắt người xem tới những trải nghiệm thú vị,
chân thực và sinh động mà nhân vật trải nghiệm trực tiếp trải qua. Cụ thể:
- Đầu tiên, nhân vật trải nghiệm được coi là người có trải nghiệm thực tế
trong một lĩnh vực cụ thể của đời sống, như: du lịch, ẩm thực,…Trong du lịch,
họ phải tham gia chuyến du lịch, tham gia nhiều hoạt động, làm chủ các tình
huống xảy ra trong toàn bộ chuyến đi. Trong ẩm thực, họ phải biết làm, biết
thưởng thức món ăn và có tìm hiểu sâu sắc về ẩm thực họ được trải nghiệm. Có
những chương trình nhân vật trải nghiệm không chỉ bó hẹp trong một không
gian là hội trường, phòng thu hay một tọa đàm đơn giản; mà có những người
tham gia vào các chuyến đi thực tế, những trải nghiệm cuộc sống ở vùng đất xa
xôi, mới lạ. Vì vậy, công việc đòi hỏi ở nhân vật trải nghiệm sức khỏe, sự năng
động, sự nhạy bén trong xử lý tình huống và có sự từng trải,…
- Thứ hai, đó là người dẫn chương trình đặc biệt. Người dân chương trình
là ai? Người dẫn chương trình là thuật ngữ dịch ra từ cụm từ Master of
Ceremonies. Thuật ngữ Master of Ceremonies xuất phát đầu tiên từ nhà thờ
công giáo Lebanese. Ở một nhà thờ công giáo lớn hoặc một thánh đường thì
người dẫn chương trình là người tổ chức và sắp xếp quá trình diễn biến của buổi
lễ. Đây cũng là người chịu trách nhiệm điều phối an ninh trong khi buổi cầu
16


nguyện diễn ra. Ở những cuộc lễ lớn như lễ giáng sinh hay lễ phục sinh với thời
gian diễn ra dài và phức tạp, người này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo mọi thứ để các buổi lễ diễn ra suôn sẻ. Vào thập niên 70, 80 của thế kỷ 20,

thuật ngữ này gắn liền với dòng nhạc hip - hop. Cách gọi này dành cho người
mà ngày nay được gọi là người điều chỉnh nhịp điệu bài nhạc (DJ). Trong cách
gọi này, thuật ngữ này còn có nghĩa là người kiểm soát mic, người cầm mic để
nói chuyện, có thể hiểu là người điều phối cho bản nhạc đó. Sau này, thuật ngữ
MC (người dẫn chương trình) hiếm dùng trong dòng nhạc hip-hop ngày nay.
Thuật ngữ này lúc này được hiểu là “người tổ chức sự kiện”. Có nhiều định
nghĩa khác nhau về MC. Theo Từ điển Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở
[16,24] định nghĩa người dẫn chương trình là: “Người hướng dẫn tổ chức một
sự kiện hoặc một buổi họp nào đó. Trách nhiệm chủ yếu của người dẫn chương
tình là người dẫn, là người chủ của buổi họp, hội nghị. Người dẫn chương trình
lý tưởng là người biết cách cổ vũ, truyền tải và làm cho khán giả quan tâm đến
cuộc họp, hội nghị đó”. Đây là người chịu trách nhiệm để bảo đảm chắc chắn sự
kiện, chương trình đó sẽ xảy ra suôn sẻ, đúng giờ và tất cả những người tham
gia cuộc họp đều được giới thiệu. Là một người dẫn thành công thì yêu cầu phải
có sự chuẩn bị, phải có tính cách thân thiện, có khả năng điều chỉnh ngôn ngữ và
điệu bộ cần thiết để bảo đảm cho một sự kiện thành công. Gần đây nhất, một
thuật ngữ mới nhất khi nói về vị trí, vai trò của người dẫn dắt các chương trình
trên truyền hình là thuật ngữ Host - Chủ nhà. Thuật ngữ này không chỉ nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của người dẫn chương trình mà còn cho thấy vị trí
công việc này cùng lúc phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Host : Chủ
nhà, nghĩa là người dẫn chương trình được giao quyền làm chủ chương trình,
anh ta sẽ phải chủ động dẫn dắt, điều khiển chương trình để đảm bảo về nội
dung theo yêu cầu của kịch bản lại vừa làm chủ diễn biến của chương trình đảm
bảo diễn biến đó đi đúng và không vượt quá thời gian cho phép. Người đảm
nhiệm vai trò là Host phải là người đã từng ở trong nhà (tức là đã từng tham
gia vào cuộc thi trước đó), người này phải thực sự hiểu chương trình mà
17


mình dẫn dắt, những tình huống có thể gặp phải, những đối tượng mà mình sẽ

phải tiếp xúc để hoàn toàn làm chủ chương trình.
Nhân vật trải nghiệm trong các kênh truyền hình thực tế cũng là người dẫn
chương trình. Song họ có nhiều đặc điểm khác biệt như sau. Họ thường là những
người chưa nổi tiếng, có người là MC không chuyên (đa phần là dân thường)
nhưng họ có mức độ am hiểu nội dung và năng khiếu khác nhau, có giọng dẫn
tự tin, nhạy bén, đối đáp lưu loát, linh hoạt, sống động; có sức khỏe và bản lĩnh,
cá tính để tạo ấn tượng cho chương trình. Nhân vật trải nghiệm nổi tiếng Danh
Tùng- một gương mặt thân quen của chương trình SVietNam phát sóng trên
kênh VTV 1 đã tâm sự chân thành về công việc của mình. Anh thấy rằng nghề
này thật muôn hình vạn trạng. Nó yêu cầu khác biệt hẳn với làm người dẫn
chương trình bình thường.
+ Làm nhân vật trải nghiệm phải có sức khỏe: MC bình thường chỉ đứng
hoặc ngồi mà nói, còn MC trải nghiệm em phải vừa đi, vừa chạy, vừa leo
trèo...vừa nói, vừa nói mà lại vừa làm. Danh Tùng tâm sự: có chuyến anh đi
quay mỗi ngày di chuyển hàng trăm cây số, có ngày phải dây từ 5h sáng, có
ngày phải ngủ đêm trên xe, có lúc phải đi cano sóng đánh uỳnh uỳnh, dù có mệt
có say sóng thì trước camera mặt vẫn tươi cười vui vẻ, ra điều thỏa mãn lắm.
+ Làm nhân vật trải nghiệm phải liều lĩnh: đôi khi liều một chút mới có
được những thước phim đẹp và cảm xúc chân thật. Ví dụ Danh Tùng đã từng
quay cảnh lặn ngắm san hô ở Pattaya, anh ngụp lặn giữa biển, xuống hẳn độ sâu
mấy mét, chạm hẳn tay vào san hô mà không dùng đến ống thở, bơi lặn dùng 1
tay, còn 1 tay thì phải cầm máy Gopro tự quay cái mặt mình đang diễn, lúc lặn
xong ngoi lên còn phải bơi tiếp một đoạn giữa sóng biển dập dềnh mới tới được
chỗ neo thuyền, gió mạnh và sóng làm không khí như ngập chìm trong muối, hết
sức khó thở.
+ Làm nhân vật trải nghiệm phải phản xạ, suy nghĩ thật nhanh và thật sâu.
Ví dụ: ăn một món ngon, họ không thể chỉ nói "ngon", đầu họ phải nghĩ mình
18



đang cảm thấy cái gì khác ngoài "ngon" để mà nói, để mà chia sẻ cảm nhận với
khán giả. Gặp một nhân vật, một tình huống nào đó, họ phải ngay lập tức bật ra
câu hỏi hay lời dẫn, và dẫn xong là nhiều lúc không được làm lại, bởi khoảnh
khắc thực tế không dàn dựng dễ dàng như trên sân khấu. Nhân vật trải nghiệm
phải tập nói càng tự nhiên như hơi thở càng tốt, không được cố gắng để mà nói,
không được diễn xuất để mà nói . Nhưng để làm được như vậy, họ phải chuẩn bị
kĩ càng, đọc sách, nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài, và luôn tưởng tượng trước
những tình huống mình sẽ gặp.
- Thứ ba, nhân vật trải nghiệm là diễn viên là trong bộ phim tư liệu truyền
hình nhằm dẫn dắt người xem tới những trải nghiệm thú vị. Họ phải hóa
thân vào nhân vật bằng toàn bộ cơ thể, giọng nói, dáng điệu, cử chỉ, trí tuệ và
tâm hồn mình. Để có thể trở thành một nhân vật trải nghiệm, những người tham
gia phải trải qua các bước như một diễn viên thực thụ:
+ Trải qua vòng tuyển chọn (Casting)
Casting quá trình chọn lọc các ứng cử viên để chọn diễn viên cho một vai
diễn. Tại những trung tâm điện ảnh lớn, các nhà sản xuất và đạo diễn thường
mất một thời gian rất dài để lựa chọn diễn viên. Họ nhận được hàng ngàn lá thư
tự giới thiệu và những cuộn băng biểu diễn. Ở Việt Nam, cuộc cạnh tranh không
gay gắt bằng. Tuy nhiên, sự tuyển chọn là công việc đương nhiên bạn phải trải
qua. Quá trình chọn lọc có thể căn cứ vào những vai bạn đã đóng, khả năng bạn
cảm nhận nhân vật (qua phân tích vai diễn, diễn thử…)
+ Đọc kịch bản
Không phải tất cả những lời mời hợp tác đều đưa đến một vai diễn phù hợp
với bạn. Có những vai diễn bạn cảm thấy không đủ sức diễn tả, có những vai
diễn bạn không đồng ý với tác giả về cách nhân vật ứng xử và hành động…Đọc
kịch bản là khâu quan trọng để nhân vật trải nghiệm có những quyết định sáng
suốt.
+ Chuẩn bị cho vai diễn

19



Đây là giai đoạn quan trọng nhất khi bạn nhận một vai diễn. Phút giây
biểu diễn của người diễn viên có thể mang nhiều yếu tố xuất thần, thăng hoa.
Tuy nhiên, đây không phải là sự xuất thần, thăng hoa mang tính ngẫu nhiên, mà
là kết quả của một quá trình lao động, tìm hiểu, nghiên cứu lâu dài của người
diễn viên với nhân vật mình sẽ thể hiện. Đây cũng là thời gian sẽ quyết định
nhân vật thành công hay thất bại.
+ Diễn xuất
Sau bao ngày chuẩn bị, đây là lúc mọi thành viên trong đoàn làm phim đều
chờ đợi. Nhân vật trải nghiệm sẽ thực hiện vai diễn của mình. Lúc này bạn
không xuất hiện trước ống kính bằng bản thân bạn. Người đứng trước ống kính
là con người trong kịch bản mà bạn hóa thân vào. Một cảnh quay bắt đầu và kết
thúc bằng hai khẩu lệnh: “Máy” và “Cắt”, đánh dấu sự khởi đầu và kết thúc một
cú quay. Những trục trặc có thể diễn ra như thời tiết thay đổi, máy quay hỏng
hóc, diễn viên quên thoại, đạo cụ sai vị trí v.v… Áp lực, căng thẳng, thất bại,…
tất cả sẽ có. Vấn đề là nhân vật sẽ vượt qua những cảm xúc ấy để diễn như thế
nào. Điều quan trọng nhất của nhân vật trải nghiệm lúc này là khả năng tập
trung cao độ khi làm việc trong một môi trường phân tán, giũ đúng tâm lý và thể
trạng của nhân vật trong các cảnh quay.
Làm nhân vật trải nghiệm cũng phải biết làm việc nhóm và ý thức sức
mạnh tuyệt đối của tinh thần đồng đội. Nhân vật trải nghiệm không phải là ngôi
sao, cũng không phải là nhân vật chính của chương trình. Nhiệm vụ của họ là
phải làm nổi bật được cái hay của điểm đến, cái đặc biệt của nhân vật, của đời
sống địa phương. Muốn làm tốt vai trò dẫn dắt của mình thì phải khéo léo kết
hợp với ekip của mình gồm: Biên tập viên - đạo diễn, quay phim, kĩ thuật viên.
Chính đồng đội là những người chuẩn bị nội dung cho người dẫn, chăm sóc hình
ảnh cho nhân vật, thậm chí bê đồ đạc cho. Làm người dẫn phải hiểu và thông
cảm với anh em, bàn bạc với anh em, phối hợp ăn ý với anh em, và hỗ trợ lại
20



anh em khi cần, kể cả việc bê vác hay hỗ trợ quay. Họ cùng nhau bàn bạc và đưa
ra những ý tưởng mới về diễn xuất của nhân vật trải nghiệm.
1.1.3 Lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm trong chương trình truyền
hình thực tế
Lựa chọn là là một khái niệm dùng để nói lên một quyết định nào đó được
đưa ra sau nhiều cân nhắc hơn thiệt. Trong kinh tế, đó là việc các doanh nghiệp,
hộ gia đình, chính phủ, tổ chức xã hội hoặc bất cứ một cá nhân nào trong xã
hội cân nhắc việc bỏ ra một nguồn lực nào đó (tiền, chi phí, tài sản, thời gian
hay bất cứ thứ gì mà mình có) để thu được một nguồn lực khác mà mình mong
muốn. Trong lựa chọn nhân vật trải nghiệm, đó là việc so sánh, cân nhắc giữa
các nhân vật tiềm năng để chọn ra nhân vật phù hợp nhất với công việc nhân vật
trải nghiệm trên truyền hình. Sự lựa chọn quyết định đó được đưa ra dựa trên sự
nhận thức rõ ích lợi giữa các phương án lựa chọn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ
có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được
những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản
chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Lựa chọn hợp lý là một
khuôn khổ cho sự hiểu biết và thường chính thức mô hình hóa hành vi kinh tế và


hội.
Vì đặc trưng của nhân vật trải nghiệm nên việc tiến hành lựa chọn nhân vật

trải nghiệm rất khó khăn và kĩ lưỡng. Người tham gia lựa chọn phải tiến hành
nhiều bước chiêu mộ và sàng lọc nhân vật trải nghiệm. Thông thường, đài
truyền hình sẽ có đợt đăng tuyển nhân vật. Tiếp đó là khâu casting để chọn
người phù hợp. Ngoài ra, đội ngũ sản xuất chương trình có thể tìm nhân vật qua
những cơ hội gặp gỡ, phát hiện nhân tài ngoài cuộc sống. Việc lựa chọn theo
nguyên tắc song cũng phải linh hoạt. Nguyên tắc này là do nhà đài đề ra, như

phải có sức khỏe, khả năng ăn nói, ngoại hình,…Song nên linh hoạt trong việc
yêu cầu bằng cấp, tuổi tác, giới tính,…Đồng thời, để đảm bảo độ mới cho
chương trình, nhà sản xuất không thể chỉ dùng một nhân vật mà cần nhiều
người. Việc tham gia một chương trình cũng cần đa dạng: lúc dùng cá nhân
21


nhân vật tham gia, lúc cần cả một tập thể nhân vật. Tùy vào từng chương trình
mà lựa chọn sự xuất hiện của nhân vật cho phù hợp, như: lúc chỉ cần nhân vật
xuất hiện minh họa, lúc cần nhân vật đưa ra cả lời dẫn, bình luận,…
Tham gia lựa chọn nhân vật trải nghiệm gồm nhiều người song có những
người tham gia chính là:
- Casting Assistant (Trợ lý tuyển vai) – làm việc với các đạo diễn tuyển
vai khi tiến hành thử vai. Người này sẽ giúp tổ chức và quản lý thông tin và các
chi tiết liên quan đến các diễn viên trong suốt quá trình casting.
- Casting Director (Đạo diễn tuyển vai) – là người làm việc chặt chẽ với
đạo diễn trong suốt quá trình tuyển diễn viên. Trong khi đạo diễn hoặc nhà sản
xuất thường đảm nhận vai trò quyết định trong việc sẽ lựa chọn diễn viên cho
các nhân vật chính thì các đạo diễn tuyển vai là người tổ chức casting, chọn lựa,
ký hợp đồng với các diễn viên khác.
Lựa chọn được nhân vật trải nghiệm chưa đủ, điều quan trọng là biết cách
sử dụng nhân vật trải nghiệm nhằm mang tới hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Sử
dụng là đem tính chất có ích, công dụng của vật thể, con người nhằm thoả mãn
một nhu cầu nào đó cho việc lao động sản xuất, sinh hoạt,... Tùy vào mục đích
sử dụng và giá trị của vật thể mà ta có nhiều cách sử dụng. Ví dụ một con dao
dùng để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt. Tuy nhiên, ở những tình huống
nhất định nó có thể dùng vào những việc khác như làm một vũ khí để chiến đấu,
khi đó giá trị sử dụng của nó là loại vũ khí để chiến đấu. Giá trị sử dụng được
quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người
hoạt động tạo ra cho nó. Từ “sử dụng” được sử dụng trong luận văn nhằm chỉ

việc đưa nhân vật trải nghiệm vào quá trình làm phim một cách có hiệu quả
nhằm giúp nhân vật hoàn thành tốt vai của mình. Việc sử dụng nhân vật trải
nghiệm cần tuân theo kịch bản và chỉ đạo của đạo diễn. Tuy nhiên, trước khi
quay, một trong các công việc cần làm trước khi sử dụng nhân vật là hướng dẫn,
đào tạo họ. Trong đoàn làm phim, một số chức danh chính tham gia việc đào
tạo, hướng dẫn là:
22


- Acting Coach (Huấn luyện viên diễn xuất): giúp các nhân vật phát triển
khả năng diễn xuất của họ bằng cách dạy họ cách phát triển nhân vật trải nghiệm
theo chiều sâu để chuẩn bị cho những vai diễn. Huấn luyện viên diễn xuất còn
có vai trò quan tâm đến từng cá nhân và hướng dẫn kỹ thuật diễn xuất chuyên
sâu cho cả cá nhân và nhóm.
- Choreographer (Biên đạo múa) – người lên kế hoạch, thiết kế và chỉ đạo
những phân cảnh hành động trong phim. Những cảnh hành động có thể bao gồm
nhảy múa, đánh nhau, hay những cảnh khác có mức độ phối hợp cao.
- Dialect Coach (Huấn luyện viên ngôn ngữ) – hỗ trợ trong việc hướng
dẫn cho nhân vật đối thoại một cách phù hợp với kịch bản. Điều này bao gồm
việc dạy cho nhân vật những điểm nhấn, tông giọng, tiếng địa phương và những
chi tiết khác sao cho phù hợp với những đặc điểm của nhân vật.
- Director (Đạo diễn) – Đạo diễn làm việc chỉ đạo các nhân vật trải
nghiệm và kiểm soát về hoạt động sáng tạo cũng như hầu hết mọi khía cạnh của
bộ phim. Đạo diễn đóng một vai trò to lớn trong casting, sửa đổi các diễn của
nhân vật. Công việc của một đạo diễn truyền hình cũng trở nên phong phú hơn,
khó khăn hơn trong việc sử dụng nhân vật trải nghiệm. Đạo diễn truyền hình
chính là người trực tiếp sáng tạo, chỉ đạo, tổ chức cho nhân vật diễn. Đối với
một tác phẩm truyền hình mang tính trải nghiệm cao thì vai trò của đạo diễn
truyền hình gần giống như cùng trải nghiệm với nhân vật. Trong quá trình ghi
hình, đạo diễn cũng phải kết nối các bộ phận một cách khoa học và nhịp nhàng

thì mới có thể tạo ra được sự thành công.
1.2

Tiêu chí đánh giá chất lượng việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải
nghiệm trong chương trình truyền hình thực tế
Để đánh giá sự thành công của việc chọn nhân vật, ta có thể dựa vào các

tiêu chí sau:
- Truyền hình thực chất cũng là một loại hình báo chí, bởi vậy các tác
phẩm luôn phải đi theo định hướng nhất định của cơ quan truyền thông. Việc lựa
chọn, sử dụng nhân vật trải nghiệm cũng phải đi theo định hướng đó. Nhân
23


vật trải nghiệm phải giống như một nhà báo, có những hành động và phát
biểu chân thực, khách quan, gây sự tin cậy với khán giả. Qua nhân vật,
chúng ta thấy được tính nóng hổi của những tin tức, sự kiện và có thêm
những kiến thức, bài học mới cho cuộc sống. Đây là tiêu chí quan trọng
nhất để đánh giá chất lượng việc lựa chọn và sử dụng nhân vật trải nghiệm
trong chương trình truyền hình thực tế.
Để thực hiện được chức năng này, nhà sản xuất phim, ê-kíp làm phim phải
chọn được nhân vật tham gia trải nghiệm có hiểu biết, có nhân cách, biết cách
tiếp cận hiện thực…giúp bộ phim tư liệu đảm bảo tính hiện thực của tác phẩm
báo chí. Hiện thực trong phim là sự kiện, quang cảnh hoặc con người cụ thể, với
những mối quan hệ biện chứng, diễn biến,... trong một thời gian hoặc không
gian xác định, từ đó giới thiệu được cho khán giả về sự kì thú của những trải
nghiệm, như: trải nghiệm một vùng đất, một món ăn, một hoạt động,..Từ đó, làm
bật ra tư tưởng chủ đề tác phẩm. Nhân vật trải nghiệm không sáng tạo hoàn cảnh
mà phải hòa nhập với hoàn cảnh thật của cuộc sống, phải bám sát vào những
hình ảnh người thực, việc thực đã hoặc đang tồn tại trong cuộc sống. Việc chọn

một diễn viên nổi tiếng chưa chắc đã là quyết định đúng nếu trong trải nghiệm
họ có nhiều yếu tố “diễn”, không thể hiện đúng sự khách quan, chân thực của
trải nghiệm. Trong đó, yếu tố hiện thực được đặt lên cao nhất, nếu gặp phải mâu
thuẫn giữa sự chuẩn mực của hình ảnh với việc thể hiện có hiệu quả cái thực thì
ta phải đặt việc thể hiện có hiệu quả cái thực lên hàng đầu. Muốn lựa chọn nhân
vật trải nghiệm đúng đắn thì yếu tố trung thực trong việc làm, hành động, lời nói
của nhân vật phải đặt lên hàng đầu. Đặc biệt yếu tố trung thực ấy gắn với sự am
hiểu thì càng thể hiện được mục tiêu hướng tới của tác phẩm báo chí truyền
hình. Nhờ những yếu tố đó phim trải nghiệm nói chung và nhân vật trải nghiệm
nói riêng có giá trị bền vững, được lưu giữ để có thể phát sóng nhiều lần. Sức
hấp dẫn của phim và nhân vật trước hết là ở chỗ nó cho người ta nhìn thấy cuộc
sống thực, cuộc sống không bị sắp đặt, dàn dựng, tô vẽ. Nhân vật dù nổi tiếng,
xinh đến đâu nhưng nếu thể hiện một cách giả tạo, gượng ép, thiếu tự nhiên thì
bộ phim sẽ giảm hoặc không còn giá trị. Để lựa chọn đúng, đạo diễn cần một tư
24


duy khách quan và khoa học. Nguyên liệu làm phim của đạo diễn là thực tế,
hành trình của đạo diễn là hành trình khám phá, sản phẩm của họ là những góc
nhìn sáng tạo và độc đáo về thực tế cuộc sống. Người đạo diễn không chỉ là một
đạo diễn làm phim đơn thuần mà còn mang phẩm chất của một nhà khoa học,
một nhà báo với tư duy sắc bén, cách tổ chức vấn đề hợp lý, cách nhìn nhận vấn
đề thấu suốt và khi đưa ra vấn đề cũng thật súc tích, nhanh nhạy.
Để có được những mét phim trải nghiệm đầy ắp tính khách quan, trung
thực, việc lựa chọn một nhân vật trải nghiệm biết dấn thân của nhà làm phim
phức tạp chẳng kém gì nhà báo. Để hoàn thành cảnh quay, nhiều nhà quay phim
và nhân vật trải nghiệm đã phải dấn thân, đối mặt với đủ thứ khó khăn nguy
hiểm. Ví dụ: leo lên một đỉnh núi mạo hiểm, trải nghiệm cảm giác lặn không
bình dưỡng khí,…Không ít người trong số đó đã bị thương hoặc hi sinh trong
khi làm nhiệm vụ. Việc sử dụng nhân vật nào, có tính cách ra sao cho có hiệu

quả với các cảnh quay lại còn khó khăn hơn. Nhưng chính nhờ vậy mà khán giả
hôm nay mới có thể nhìn mở rộng về thế giới. Đồng thời, vì mang tính chất
thông tấn và báo chí nên việc lựa chọn diễn xuất của nhân vật trong phim rất cẩn
trọng. Để làm được cảnh quay, ê-kíp làm phim phải trang bị tư liệu, kiến thức
đầy đủ cho nhân vật trải nghiệm. Tư liệu trong mỗi bộ phim thường rất công
phu, đòi hỏi sự nghiêm túc, khách quan và chuẩn xác, nhất là đối với những hình
ảnh không rõ về nguồn gốc, xuất xứ vì một lí do nào đó. Người làm phim phải
hiểu vấn đề, cân nhắc trước nhiều tư liệu, hình ảnh; và phải tinh tường để phát
hiện được những gì là tiêu biểu, Đó là cả một vấn đề, không phải ai muốn cũng
đều làm được.
Tuy vậy, không phải hiện thực nào cũng được đưa vào phim, cũng như
không phải nhân vật trải nghiệm thấy gì cũng nói nấy. Lựa chọn nhân vật cũng
đồng thời là lựa chọn những gì nhân vật có thể làm, có thể nói. Tuy chân thực
nhưng vẫn cần đảm bảo yếu tố thẩm mĩ, lịch sự. Hiện thực mà nhân vật đem tới
trong phim phải được cân nhắc, chọn lọc, tránh sự dung tục, trần trụi, tự nhiên
25


×