Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

LỚP 10 bài tập TRẮC NGHIỆM TỔNG hợp OXI lưu HUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.52 KB, 20 trang )

Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

TÀI LIỆU LUYỆN THI TỐT NGHIỆP
CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC 2014 - 2015

SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN:
ThS. NGUYỄN XUÂN NGỌC - ĐHKH HUẾ THÂN TẶNG

NGỌC - HÓA - ĐẠI HỌC KHOA HỌC

GIỚI THIỆU:

Tuyển tập các câu hỏi Trắc nghiệm oxi - Lưu huỳnh là tập
hợp các kiến thức từ căn bản đến nâng cao - từ lý thuyết tới đầy
đủ các dạng bài tâp sẽ giúp các em học tốt chương VI. Tuyển tập
này sẽ là "chìa khóa vàng" cho việc ôn thi Đại học. Thầy chúc các
em thành công!

20,1,2,19,18,3,4,17,16,5,6,15,14,7,8,13,12,9,10,11

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CHẤT LƯNG CAO
LỚP 10 - ÔN THI ĐẠI HỌC
Biên soạn: NGỌC - HĨA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HĨA HỌC THẦY NGỌC

1



Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 1: Hãy chỉ ra câu sai :
Trong nhóm oxi, đi từ oxi đến Telu:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần.
B. Độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.
C. Tính bền của các hợp chất với hidro tăng dần.
D. Tính axit của các hợp chất hidroxit giảm dần.
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng : Trong nhóm oxi, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân :
A. Tính oxihóa tăng dần, tính khử giảm dần.
B. Năng lượng ion hóa I1 tăng dần.
C. Ái lực electron tăng dần.
D. Tính phi kim giảm dần ,đồng thời tính kim loại tăng dần.
Câu 3: Kali tạo thành hợp chất với nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA:
A. K2Se
B. K2S
C. K2O
D. K2Te
Hợp chất nào có liên kết ion ?
Câu 4: Khác với nguyên tử S, ion S2– có :
A. Bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn.
B. Bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn .
C. Bán kinh ion lớn hơn và ít electron hơn.
D. Bán kinh ion lớn hơn và nhiều electron hơn.
Câu 5: Cho các số oxi hóa của các nguyên tố nhóm VIA:
1. Số oxi hóa –2
2. Số oxi hóa +2
3. Số oxi hóa +4

4. Số oxi hóa +6
Chọn điều khẳng định đúng :
A. Chỉ có oxi hóa mới có (1), (2).
B. S, Se, Te có (1), (3), (4).
C. Chỉ có oxi mới có cả (1), (2), (3), (4).
D. Các nguyên tố nhóm VIA đều có (1), (2), (3), (4).
Câu 6: Trong nhóm VIA chỉ trừ oxi, còn lại S, Se, Te đều có khả năng thể hiện mức oxi
hóa +4 và +6 vì :
A. Khi bị kích thích các electron ở phân lớp p chuyển lên phân lớp d còn trống .
B. Khi bị kích thích các electron ở phân lớp p, s có thể nhảy lên phân pớp d còn
trống để có 4 electron hoặc 6 electron độc thân.
C. Khi bị kích thích các electron ở phân lớp s chuyển lên phân lớp d còn trống.
D. Chúng có 4 hoặc 6 electron độc thân.
Câu 7: Một nguyên tố ở nhóm VIA có cấu hình electron nguyên tử ở trạng thái kích thích
ứng với số oxi hóa +6 là :
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p6 .
B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p4
C. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p33d1
D. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p33d2
Câu 8: Oxi có số oxi hóa dương cao nhất trong hợp chất:
A. K2O
B. H2O2
C. OF2
D. (NH4)2SO4
Câu 9: Oxi không phản ứng trực tiếp với:
A. Crom
B. Flo
C. cacbon
D. Lưu huỳnh
Câu 10: Có các oxit dưới đây , trong phân tử oxit nào có liên kết ion ?

A. SO2
B. SiO2
C. CaO
D. CO2
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

2


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 11: Tỷ khối của hỗn hợp oxi và ozon so với H2 là 20. Trong hỗn hợp này thành phần
của oxi theo thể tích là:
A. 50%
B. 53%
C. 51%
D. 56%
Câu 12: Hidro peoxit tham gia các phản ứng hóa học:
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH
(1)
H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2 (2)
Từ 2 phản ứng trên , nhận xét nào đúng ?
A. Hidro peoxit chỉ có tính oxi hóa.
B. Hidro peoxit chỉ có tính khử.
C. Hidro peoxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Hidro peoxit không có tính oxi hóa, không có tính khử .

Câu 13: Trong phản ứng hóa học :
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH.
A. H2O2 là chất khử.
B. KI là chất oxi hóa .
C. H2O2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. D. H2O2 là chất oxi hóa.
Câu 14: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch kali iotua và tinh bột thấy xuất
hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do :
A. Sự oxi hóa ozon .
B. Sự oxi hóa kali.
C. Sự oxi hóa iotua.
D. Sự oxi hóa tinh bột.
Câu 15: Tính thể tích ozon (đktc) được tạo thành từ 64g oxi. Giả thiết rằng phản ứng tạo
thành ozon xảy ra hoàn toàn với hiệu suất 100% .
A. 12,4 lít
B. 24,8 lít
C. 29,87 lít
D. 52,6 lít
Câu 16: Chọn mệnh đề đúng :
A. Số oxi hóa của oxi trong hợp chất Cl2O7 là +2
B. Oxi là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí.
C. Phân tử O2 có 2 liên kết cộng hóa trị.
D. Sự hô hấp là quá trình thu nhiệt.
Câu 17: Cho các phản ứng sau:
(1). O2 + S → SO2
(2). 3O2 + 4P → 2P2O3
(3). 5O2 + 4P → 2P2O5
(4). O2 + 2C → 2CO
(5). O2 + 1/2 N2 → NO2
(6). Cu + Fe2O3 → 2FeO + CuO
(7). O2 + 4Au → 2Au2O

(8). O2 + Cl2 → 2ClO
Hãy chọn phản ứng đúng :
A. 1, 3, 6, 8.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 1, 3, 5, 7.
D. 1, 3, 4, 6.
Câu 18: Trong không khí , oxi chiếm :
A. 23%.
B. 25%.
C. 20%.
D. 19%.
Câu 19: Hỗn hợp nào sau đây có thể nổ khi có tia lửa điện :
A. O2 và H2
B. O2 và CO
C. H2 và Cl2
D. 2V (H2) và 1V(O2)
Câu 20: O3 và O2 là thù hình của nhau vì:
A. Cùng cấu tạo từ những nguyên tử oxi. B. Cùng có tính oxi hóa.
C. Số lượng nguyên tử khác nhau.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 21: Để thu được 3,36 lít O2 (đktc) cần phải nhiệt phân hoàn toàn một lượng tinh thể
KClO3.5H2O là :
A. 12,25g.
B. 21,25g
C. 31,875g
D. 63,75g
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


3


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 22: Để phân biệt các khí không màu : HCl, CO2, O2, O3 . Phải dùng lần lượt các hóa
chất là :
A. Nước vôi trong , quỳ tím ẩm ướt, dung dịch KI có hồ tinh bột.
B. Quỳ tím tẩm ướt, vôi sống, dung dịch KI có hồ tinh bột
C. Quỳ tím tẩm ướt, nước vôi trong, dung dịch KI có hồ tinh bột.
D. Dung dịch NaOH, dung dịch KI có hồ tinh bột
Câu 23: Trong tầng bình lưu của trái đất, phản ứng bảo vệ sinh vật tránh khỏi tia tử ngoại
là :
A. O2 → O + O. B. O3 → O2 + O. C. O + O → O2. D. O + O2 → O3.
Câu 24: O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2 vì :
A. Số lượng nguyên tử nhiều hơn.
C. Phân tử bền vững hơn
B. Khi phân hủy cho O nguyên tử.
D. Có liên kết cho nhận.
Câu 25: Chọn câu đúng :
A. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại .
B. Phản ứng của oxi với Au là quá trình oxi hóa chậm.
C. Trong các phản ứng có oxi tham gia, thì oxi luôn đóng vai trò là chất oxi hóa.
D. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm O2, O3 tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 19,2. Hỗn hợp Y gồm
H2, CO tỉ khối hơi của Y so với hidro bằng 3,6 . Thành phần % về thể tích các khí trong A
và B là :
A. X: 60% O2 và 40% O3 ; Y: 70% H2 và 30% CO.

B. X: 70% O2 và 30% O3 ; Y: 80% H2 và 20% CO.
C. X: 50% O2 và 50% O3 ; Y: 60% H2 và 40% CO.
D. X: 60% O2 và 40% O3 ; Y: 80% H2 và 20% CO.
Câu 27: Chọn câu đúng :
A. S là chất dẫn điện và dẫn nhiệt tốt .
B. Mạng cấu tạo phân tử S8 là tinh thể ion.
C. S là chất rắn không tan trong nước .
D. S là chất có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 28: Lưu huỳnh có số oxi hóa là +4 và +6 vì :
A. Có obitan 3d trống.
B. Do lớp ngoải cùng có 3d4
C. Lớp ngoài cùng có nhiều e.
D. Cả 3 lý do trên.
Câu 29: Cho các phản ứng :
(1). S + O2 → SO2
(2). 2S + 3O2 → 2SO3
(3). 3S + N2 → N2S3
(4). 3S + 2KClO3 → 2KCl + 3SO2
(5). S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
(6). Hg + S → HgS
(7). C + S → CS
(8). 3S + 2Fe → Fe2S3
Hãy chọn các phương trình phản ứng đúng ?
A. 1, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 3, 7.
C. 1, 4, 5, 6.
D. 1, 2, 6, 7.
Câu 30: Lưu huỳnh tác dụng trực tiếp với khí H2 trong điều kiện :
A. S rắn, nhiệt độ thường.
B. Hơi S, nhiệt độ cao.

C. S rắn , nhiệt độ cao.
D. Nhiệt độ bất kỳ vì nhiệt độ không ảnh hưởng tới phản ứng .
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

4


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 31: Tìm câu sai khi nhận xét về H2S:
A. Tan ít trong nước .
B. Chất rất độc.
C. Làm xanh quỳ tím ẩm ướt.
D. Là khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí.
Câu 32: Hỗn hợp gồm Bột S, BaCO3, Zn. Phương pháp phù hợp để tách được lưu hùynh là :
A. Dùng lượng dư dung dịch HCl thì Zn, BaCO3 bị hòa tan, còn lại S.
B. Dùng lượng dư dung dịch NaOH thì Zn, BaCO3 bị hòa tan, còn lại S.
C. Dùng lượng dư dung dịch H2SO4 thì Zn, BaCO3 bị hòa tan, còn lại S.
D. Hòa tan hỗn hợp vào nước, S nổi lên tách khỏi hỗn hợp.
Câu 33: Để tách Zn ra khỏi ZnS , người ta dùng phản ứng :
2ZnS + 3O2 → 2ZnO + 2SO2
ZnO + C → Zn + CO
Khối lượng Zn tách ra từ 20 tấn ZnS là bao nhiêu nếu H%= 75%.?
A. 5 .
B. 10.
C. 12.

D. 15.
Câu 34: Cho sản phẩm thu được khi nung 11,2g Fe và 26g Zn với S dư phản ứng hoàn
toàn với dung dịch axit HCl. Thể tích dung dịch CuSO 4 10% ( D=1 g/ml) cần để phản ứng
hết với khí sinh ra ở phản ứng trên là
A. 870ml.
B. 872,72ml.
C. 850ml.
D. 880ml
Câu 35: Cho một lượng khí H2S sục vào 16 gam dung dịch CuSO4 thu được 1,92g kết tủa
đen .Nồng độ % của dung dịch CuSO4 và thể tích khí H2S (đktc) đã phản ứng là:
A. 20% và 0,448lít B. 20% và 224lít C. 40% và 0,448lít D. 30% và 0,448lít
Câu 36: muốn loại bỏ SO2 trong hỗn hợp SO2 và CO2 ta có thể cho hỗn hợp qua rất chậm
dung dịch nào sau đây:
A. dd Ba(OH)2 dư. B. dd Br2 dư.
C. dd Ca(OH)2 dư.
D. A, B, C đều đúng
Cu 37: So sánh tính oxi hóa của oxi, ozon, lưu huỳnh ta thấy :
A. Lưu huỳnh > Oxi > Ozon.
B. Oxi > Ozon > Lưu huỳnh.
C. Lưu huỳnh < Oxi < Ozon .
D. Oxi < Ozon < Lưu huỳnh.
Cu 38: Khi tham gia phản ứng hoá học, nguyên tử lưu huỳnh có thể tạo ra 4 liên kết cộng
hoá trị là do nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích thích có cấu hình electron là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p33d2
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1
Câu 39: Các đơn chất chỉ có tính oxi hóa là :
A. Oxi, lưu huỳnh
B. Ozon, lưu huỳnh.

C. Clo, lưu huỳnh.
D. Oxi, Ozon.
Câu 40 : Câu nào sau đây không diễn tả đúng tính chất của các chất ?
A. O2 và O3 cùng có tính oxi hóa, nhưng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn.
B. H2O và H2O2 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2O có tính oxi hóa yếu hơn .
C. H2SO3 và H2SO4 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2SO4 có tính oxi hóa mạnh hơn .
D. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2S có tính oxi hóa yếu hơn .
Câu 41: Các đơn chất của dãy nào vừa có tính chất oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. Cl2 , O3 , S3.
B. S8 , Cl2 , Br2. C. Na , F2 , S8
D. Br2 , O2 , Ca.
Câu 42: Các chất của dãy nào chỉ có tính oxi hóa ?
A. H2O2 , HCl , SO3.
B. O2 , Cl2 , S8.
C. O3 , KClO4 , H2SO4.
D. FeSO4, KMnO4, HBr.
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

5


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 52: Trong các chất dưới đây , chất nào có liên kết cộng hóa trị không cực ?
A. H2S
B. S8 .

C. Al2S3
D. SO2.
Câu 53: Thể tích khí SO2 hình thành (đktc) là bao nhiêu khi đốt 128g lưu huỳnh trong
100g oxi?
A. 35 lít
B. 39,9 lít
C. 70 lít
D. 79,8 lít
Câu 54: Khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử lưu huỳnh có thể tạo ra 4 liên kết cộng
hóa trị là do nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích thích có cấu hình electron là :
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p33d2 .
B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p4 .
C. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p2 .
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p33d1 .
Câu 55: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng ?
A. Oxi là một phi kim mạnh.
B. Oxi không mùi và không vị.
C. Oxi cần cho sự cháy và hô hấp.
D. Oxi tạo oxit axit với hầu hết các kim loại.
Câu 56: Trường hợp nào sau đây cho lượng oxi nhiều nhất :
A. Nhiệt phân 1g kali pemanganat. B. Nhiệt phân 1g kali clorat .
C. Nhiệt phân 1g kali nitratrat.
D. Nhiệt phân 1g H2O2.
Câu 57: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của lưu huỳnh ?
A. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa.
C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
D. Lưu huỳnh không có tính oxi hóa, không có tính khử.
Câu 58: Hidro peoxit là hợp chất :
A. Vừa thể hiện tính oxi hóa,vừa thể hiện tính khử.

B. Chỉ thể hiện tính oxi hóa .
C. Chỉ thể hiện tính Khử.
D. Rất bền.
Câu 59: Sục khí ozon vào dung dịch KI có nhỏ sẳn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan
sát được là
A. Dung dịch có màu vàng nhạt.
B. Dung dịch có màu xanh.
C. Dung dịch có màu tím.
D. Dung dịch trong suốt.
Câu 60: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ?
A. Na, Mg, Cl2, S.
B. Na, Al, I2, N2.
C. Mg, Ca, N2, S .
D. Mg, Ca, Au, S.
Câu 61: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây ?
A. Cu
B. Hồ tinh bột.
C. H2.
D. Dung dịch KI và hồ tinh bột .
Câu 62: Tìm câu sai trong các câu sau đây :
A. Oxi là chất duy trì sự sống và sự cháy. B. Oxi nhẹ hơn không khí .
C. Oxi ít tan trong nước.
D. Oxi chiếm gần 1/5 thể tích không khí.
Câu 63: Thu khí oxi trong phòng thí nghiệm người ta dùng cách nào sau đây ?
A. Dời chỗ nước .
B. Dời chỗ không khí và ngữa bình.
C. Dời chỗ không khí và úp bình.
D. tất cả đều sai.
Câu 64: O2 và O3 là 2 dạng thù hình vì :
A. Tạo ra từ một nguyên tố và cùng là đơn chất .

B. Vì O2 và O3 có công thức phân tử không giống nhau.
C. O2 và O3 có cấu tạo khác nhau.
D. O3 có khối lượng phân tử lớn hơn O2.
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

6


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 65: Chọn câu sai trong các câu sau đây:
A. Trong nhóm VIA, từ oxi đến đến Telu tính kim loại tăng dần.
B. Oxi có tính oxi hóa mạnh hơn ozon .
C. Oxi oxy hóa hầu hết các kim loại trừ Au, Pt.. và các phi kim trừ halogen.
D. Trong nhóm VIA oxi có độ âm điện lớn nhất.
Câu 66: Để nhận biết oxi ta có thể dùng cách nào sau đây :
A. Kim loại.
B. Dung dịch KI.
B. Phi kim.
D. Mẫu than còn nóng đỏ .
Câu 67: Trong các chất sau đây, chất nào không phản ứng với oxi trong mọi điều kiện :
A. Halogen.
B. Nitơ.
C. CO2.
D. A và C đúng .
Câu 68: Cặp chất nào là thù hình của nhau ?

A. H2O và H2O2
B. FeO và Fe2O3.
C. SO2 và SO3.
D. Lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương.
Câu 69: Câu nào diễn tả không đúng về tính chất hóa học của lưu huỳnh và hợp chất của
lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa ,vừa có tính khử.
B. Hidrosunfua vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
C. Lưu huỳnh dioxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Axit sunfuric chỉ có tính oxi hóa.
Câu 70: Bao nhiêu gam SO2 được tạo thành khi đốt một hỗn hợp gồm 128g lưu huỳnh và
100g oxi?
A. 100g
B.114g
C. 200g
D.228g
Câu 71: Trong phản ứng :
SO2 + H2S → 3S + 2H2O
Câu nào diễn tả đúng ?
A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử.
B. Lưu huỳnh bị khử và không có sự oxi hóa
C. Lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa.
D. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, trong H2S bị oxi hóa.
Câu 72: Axit sunfuric thương có khối lượng riêng 1,84 g/ml và nồng độ 96%. Pha loãng
25ml axit này vào nước, được 500ml dung dịch. Dung dịch này có nồng độ mol là:
A. 0,45M.
B. 0,90M.
C. 0,94M.
D. 1,80M.
Câu 73: oxit nào là hợp chất ion ?

A. SO2.
B. SO3.
C. CO2.
D. CaO.
Câu 74: Chất nào có liên kết cộng hóa trị không cực ?
A. H2S.
B. S8
C. Al2S3.
D. SO2 .
Câu 76: Hợp chất nào sau đây của nguyên tố nhóm VIA với kim loại có đặc tính liên kết
ion không rõ rệt nhất ?
A. Na2S.
B. K2O
C. Na2Se
D. K2Te.
Câu 77: Nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái cơ bản có số liên kết cộng hóa trị là :
A. 1.
B. 2
C. 3.
D. 4.
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

7


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015


Câu 78: Biết hidro peoxit H2O2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử :
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH
(1)
H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2 (2)
Câu nào diễn tả đúng tính chất của H2O2 trong hai phản ứng ?
A. (1) : H2O2 có tính khử ; (2) : H2O2 có tính oxi hóa .
B. (1) : H2O2 bị oxi hóa ; (2) : H2O2 bị khử.
C. (1) : H2O2 có tính oxi hóa ; (2) H2O2 có tính khử.
D. Trong mỗi phản ứng, H2O2 vừa có tính oxi hóa và vừa có tính khử .
Câu 79: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phản ứng sau :
3S + 6KOH → 2K2S + K2SO3 + 3H2O
Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa : số nguyên tử lưu huỳnh bị
khử là :
A. 2 : 1.
B. 1 : 2.
C. 1 : 3.
D. 2 : 3.
Câu 80: Lưu huỳnh tác dụng với H2SO4 đặc nóng :
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này có tỷ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị
oxi hóa là:
A. 1 : 2.
B. 1 : 3
C. 3 : 1.
D. 2 : 1.
Câu 81: Trong phản ứng: KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + O2 + K2SO4+ H2O
Hệ số của chất oxi hóa và hệ số của chất khử là :
A. 3 và 5.
B. 5 và 2.

C. 2 và 5.
D. 3 và 2.
Câu 81: Cho phản ứng hóa học sau:
2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O.
Câu nào diễn tả đúng tính chất của chất ?
A. H2O2 là chất oxi hóa.
B. KMnO4 là chất khử.
C. H2O2 là chất khử.
D. H2O2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Câu 82: Cho biết phương trình phản ứng :
H2SO4(đặc) + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O.
Câu nào diễn tả không đúng tính chất của chất?
A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.
B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.
C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 , và nó bị khử thành H2S.
D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
Câu 83: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng : 35,97% S; 62,92% O và 1,13% H.
Hợp chất này có công thức hóa học là:
A. H2SO3.
B. H2SO4.
C. H2S2O7.
D. H2S2O8.
Câu 84: Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phương trình hóa học sau đây là:
P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O.
A. 5 và 2.
B. 2 và 5.
C. 7 và 9.
D. 7 và 7.
Câu 85: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào có chất tham gia là axit sunfuric đặc nóng ?
A. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O.

B. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O.
C. 2H2SO4 + Cu
→ CuSO4 + 2H2O + SO2.
D. H2SO4 + Zn
→ ZnSO4 + H2.
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

8


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 86: trong phản ứng : FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2.
Tổng hệ số các chất phản ứng và tổng hệ số các chất sản phẩm là :
A. 13 và 5
B. 15 và 10.
C. 10 và 15.
D. 15 và 15.
Câu 87: Trộn một dung dịch có chứa 1 mol H2SO4 với một dung dịch có chứa 1,5 mol
NaOH, sau đó cho dung dịch sau phản ứng bay hơi đến khô.Chất rắn sau bay hơi là:
A. NaHSO4.
B. Na2SO4.
C. NaOH.
D. Na2SO4 và NaHSO4.
Câu 88: Phản ứng nào sau đây có chất tham gia là axit sunfuric loãng ?
A. 2H2SO4 + C

→ 2SO2 + CO2 + 2H2O.
B. H2SO4 + FeO
→ FeSO4 + H2O.
C. 6H2SO4 + 2Fe
→ Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
D. 4H2SO4 +2Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + SO2
Câu 89: Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lít dung dịch H2SO42M :
A. 2,5mol
B. 5,0mol.
C. 10mol.
D. 20mol.
Câu 90: Khối lượng H2SO4 98% và H2O cần dùng để pha chế 500g dung dịch H2SO4
9,8% là :
A. 98 gam va 402 gam.
B. 50 gam và 450 gam.
C. 49 gam và 451 gam.
D. 25 gam và 475 gam.
Câu 91: Trộn 2 thể tích dung dịch H2SO4 0,2M với 3 thể tích dung dịch H2SO4 0,5M được
dung dịch H2SO4 có nồng độ mol là:
A. 0,4M.
B. 0,25M.
C. 0,38M.
D. 0,15M.
Câu 92: Magie cháy trong khí lưu huỳnh dioxit , sản phẩm là magie oxit và lưu huỳnh.
Câu nào diễn tả không đúng bản chất của phản ứng?
A. Lưu huỳnh dioxit oxi hóa Mg thành magie oxit.
B. Magie khử luu huỳnh dioxit thành lưu huỳnh.
C. Magiê bị oxi hóa thành magie oxit., lưu huỳnh dioxit bị khử thành lưu huỳnh.
D. Magiê bị khử thành magie oxit, lưu huỳnh dioxit bị oxi hóa thành lưu huỳnh .
Câu 93: Hòa tan hoàn toàn 5,6 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 3,5M. Dung

dịch tạo thành sau phản ứng có chứa :
A. K2SO3.
B. K2SO3 và KHSO3.C. KHSO3
D. K2SO3 và KOH dư.
Câu 94: Không nên dùng phản ứng nào sau đây để điều chế CuSO 4 vì không tiết kiệm
được axit ?
A. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II)oxit.
B. Axit sunfuric tác dụng với đồng kim loại.
C. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II)hidroxit.
D. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II)cacbonat.
Câu 95: Trong phản ứng nào S bị khử đến lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất ?
A. H2SO4 + Zn → ZnSO4 + SO2 + H2O.
B. H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2.
C. H2SO4 + Zn → ZnSO4 + S + H2O.
D. H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2S + H2O.
Câu 96: Cho V ml SO2 (đktc) sục vào dung dịch Br2 tới khi mất màu dung dịch Br2 thì
dừng lại, sau đó thêm dung dịch BaCl2 dư vào thì thu được 2,33g kết tủa. Giá trị của V là :
A. 112ml
B. 224ml
C. 1,12ml
D. 4,48ml

Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

9


Trung tâm luyện thi Y - Dược


Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 97: Hòa tan hoàn toàn 13g kim loại A hóa trị 2 vào H 2SO4 loãng thu được 4,48 lít H2
( đktc). Kim loại đó là :
A. Mg.
B. Zn.
C. Cu.
D. Fe
Câu 98: Trong công nghiệp sản xuất H2SO4 người ta không sử dụng chất nào sau đây để
hấp thụ SO3?
A. SO3 + H2SO4 → H2SO4.SO3.
B. nSO3 + H2SO4 → H2SO4.nSO3.
C. SO3 + H2O → H2SO4.
D. SO3 + H2SO4 → H2S2O7.
Câu 99: Cho 855g dung dịch BaCl2 12,164% vào 200g dung dịch H2SO4. Lọc bỏ kết tủa.
Để trung hòa nước lọc phải dùng hết 125ml dung dịch NaOH 25% (D= 1,28g/ml). Nồng
độ của H2SO4 trong dung dịch ban đầu là:
A. 45%
B. 49%
C. 50%
D. 51%
Câu 100: Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là :
A. Cu ; Al.
B. Al ; Fe
C. Cu ; Fe
D. Zn ; Cr

BÀI TẬP TỔNG HỢP NÂNG CAO SỐ 2:
Câu 1: Cho 855g dd Ba(OH)2 10% vào 200g dung dịch H2SO4. Lọc để tách bỏ kết tủa. Để

trung hoà nước lọc người ta phải dùng 125ml dung dịch NaOH 25%, d= 1,28. Nồng độ
phần trăm của dung dịch H2SO4 là:
A. 63
B. 25
C. 49
D. 83
Câu 2: Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là:
2
6
2
5
2
4
10 2
6
A. ns np
B. ns np
C. ns np
D. (n-1)d ns np
Câu 3: Trong các hợp chất hoá học số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh là:
A. 1,4,6
B. -2,0,+2,+4,+6 C. -2,0,+4,+6
D. kết quả khác
Câu 4: Cho sắt kim loại tác dụng với oxi không khí thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho A
tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được dung dịch B. Cho dd B tác dụng với dd NaOH
dư thu được kết tủa C , nung C trong không khí tới khối lượng không đổi được chấy rắn D.
D chứa chất nào sau đây:
A. Fe, FeO
B. FeO, Fe2O3
C. FeO

D. Fe2O3
Câu 5: Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hoá:
A. O3, H2SO4, F2
B. O2, Cl2, H2S
C. H2SO4, Br2, HCl
D. cả A,B,C đều đúng
Câu 6: Hệ số của phản ứng:
FeS + H2SO4 đặc, nóng  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
A. 5,8,3,2,4
B. 4,8,2,3,4
C. 2,10,1,5,5
D. cả A,B,C đều sai
Câu 7: Hệ số của phản ứng: FeCO3 + H2SO4  Fe2(SO4)3 +SO2 + CO2 +H2O
A. 2,8,1,3,2,4
B. 4,8,2,4,4,4
C. 8,12,4,5,8,4
D. kết quả khác
Câu 8: Hệ số của phản ứng: P + H2SO4  H3PO4 + SO2 + H2O
A. 2, 3,2,1,2
B. 2,4,2,5,1
C. 2,5,2,5,2
D. kết quả khác
Câu 9: Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thì số mol e nhường của
Fe cho axit là:
A. 0,6
B. 0,4
C. 0,2
D. 0,8
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448


face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

10


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 10: Trong phản ứng nào chất tham gia là axit Sunfuric đặc?
A. H2SO4 + Na2SO3  Na2SO4 + SO2+ H2O
B. H2SO4 + Fe3O4  FeSO4 + Fe2(SO4)3+ H2O
C. H2SO4 + Fe(OH)2  Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O
D. Cả Avà C
Câu 11: Cho lần lượt các chất sau : MgO, NaI, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2,
Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi
hoá - khử là:
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
Câu 12: khi giữ lưu huỳnh tà phương (S) dài ngày ở nhiệt độ phòng, giá trị khối lượng
riêng và nhiệt độ nóng chảy thay đổi như thế nào?
A. khối lượnh riêng tăng và nhiẹt độ nóng chảy giảm
B. khối lượng riêng giảm và nhiệt độ nóng chảy tăng
C. Cả 2 đều tăng
D. không đổi
Câu 13: Nguyên tắc pha loãng axit Sunfuric đặc là:
A. Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ
B. Rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ

C. Rót từ từ axit vào nước và đun nhẹ
D. Rót từ từ nước vào axit và đun nhẹ
Câu 14: Cho pthh: H2SO4 đặc, nóng + KBr  A+ B +C+ D. A, B, C,D là dãy chát nào
sau đây:
A.HBr, SO2, H2O, K2SO4
B. SO2, H2O, K2SO4, Br2
C. SO2, HbrO, H2O, K2SO4
D. H2O, K2SO4, Br2, H2S
Câu 15: Dãy chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá?
A. O2, SO2, Cl2, H2SO4
B. S, F2, H2S, O3
C. O3, F2, H2SO4, HNO3
D. HNO3, H2S, SO2, SO3
Câu 16: Dãy chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá?
A. Cl2, SO2, FeO, Fe3O4
B. SO2, Fe2O3, Fe(OH)2, H2S
C. O2, Fe(OH)3, FeSO4, Cl2
D. Fe, O3, FeCO3, H2SO4
2-

2

6

Câu 17: Ion X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 3p . X là nguyên tố nào trong
bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Oxi
B. Lưu huỳnh
C. Selen
D. Telu

Câu 18: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách:
A. điện phân nước
B. nhiệt phân Cu(NO3)2
C. chưng cất phân đoạn không khí lỏng
D. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2
0

Câu 19: Lưu huỳnh sôi ở 450 C, ở nhiệt độ nào lưu huỳnh tồn tại dưới dạng pgân tử
đơn nguyên tử?
0

A. ≥ 450 C

0

B. ≥ 1400 C.

Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

0

C. ≥ 1700 C

D.ở nhiệt độ phòng

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

11



Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 20: Cho pthh: SO2 + KMnO4 +H2O  K2SO4 + MnSO4 +H2SO4
Sau khi cân bằng hệ số của chất oxi hoá và chất khử là:
A. 5 và 2
B. 2 và 5
C. 2 và 2
D. 5 và 5
Câu 21: hoà tan sắt II sunfua vào dd HCl thu được khí A. đốt hoàn toàn khí A thu được
khí C có mùi hắc. khí A, C lần lượt là:
D. SO2, H2S
A. SO2, hơi S
B. H2S, hơi S
C. H2S, SO2
Câu 22: Axit Sunfuric đặc phản ứng với chất nào sau đây (có đun nóng) sinh ra khí SO2?
1, Cu
2, NaOH
3, Al
4, C
5, ZnO
6, HCl
7, HI
A. 1,2,3,4,5
B.1,3,4,6,7
C. 1,3,4,7
D. tất cả
Câu 23: Có 3 ống nghiệm đựng các khí SO2, O2, CO2. Dùng phương pháp thực nghiệm
nào sau đây để nhận biết các chất trên:

A. Cho từng khí lội qua ddCa(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ
B. Cho từng khí lội qua dd H2S , dùng đầu que đóm còn tàn đỏ
C. Cho hoa hồng vào các khí , dùng đầu que đóm con tàn đỏ
D. B và C đúng
Câu 24: Có 5 khí đựng trong 5 lọ riêng biệt là Cl2, O2, HCl, O3, SO2. Hãy chọn trình tự
tiến hành nào sau đây để phân biệt các khí:
A. Nhận biết màu của khí, dùng dung dịch AgNO3,dung dịch HNO3 đặc, dùng đầu
que đóm còn tàn đỏ, dung dịch KI.
B. Dung dịch H2S, dung dịch AgNO3, dung dịch KI
C. dung dịch AgNO3, dung dịch KI, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ
D. Tất cả đều sai
Câu 25: Cho 4,6g Na kim loại tác dụng với một phi kim tạo muối và phi kim trong hợp
chất có số oxi hoá là -2 , ta thu được 7,8g muối, phi kim đó là phi kim nào sau đây:
A. Clo
B. flo
C. Lưu huỳnh
D. kết quả khác
Câu 26: Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Nếu chỉ dùng
thêm một chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nàop sau đây để phân biệt các dung
dịch trên :
A. Bari hiđroxit B. Natri hiđrôxit C. Bari clorua
D. Avà C đều đúng
Câu 27: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụgn với dung dịch HCl dư , thu được 2,464 lít
hỗn hợp khí X(đktc). Cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu 23,9g kết tủa
màu đen . thể tích các khí trong hỗn hợp khí X là:
A. 0,224lít và 2,24 lít
B. 0,124lít và 1,24 lít
C. 0,224lít và 3,24 lít
D. Kết quả khác
Câu 28: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối

tạo thành sau phản ứng là:
A. 15,6g và 5,3g B. 18g và 6,3g
C. 15,6g và 6,3g D. Kết quả khác
Câu 29: hoà tan 3,38g oleum X vào nước người ta phải dùng 800ml dd KOH 0,1 M để
trung hoà dd X. Công thức phân tử oleum X là công thức nào sau đây:
A. H2SO4.3SO3 B. H2SO4.2SO3
C. H2SO4.4SO3 D. H2SO4nSO3
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

12


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 30: Có 200ml dd H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích
H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần pha loãng là bao nhiêu
A. 711,28cm3
B. 533,60 cm3
C. 621,28cm3
D. 731,28cm3
Câu 31: Từ 1,6 tấn quặng có chứa 60% FeS2, người ta có thể sán xuất được khối lượng
axit sunfuric là bao nhiêu?
A. 1558kg
B. 1578kg
C. 1548kg
D. 1568kg

Câu 32: Có một loại quặng pirit chứa 96% FeS2. Nếu mỗi ngày nhà máy sản xuát 100 tấn
axit sunfuric 98% thì lượng quặng pirit trên cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất điều chế
H2SO4 là 90%
A. 69,44 tấn
B. 68,44tấn
C. 67,44 tấn
D. 70,44tấn
Câu 33: Hoà tan một oxit kim loại X hoá trị II bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 10% ta
thu được dung dịch muối có nồng độ 11,97%. X là kim loài nào sau đây:
A. Ca
B. Fe
C. Ba
D. Mg
Câu 34: Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 6,660 hỗn hợp 2 kim loại X và Y đều hoá trị
II, người ta thu được 0,1 mol khí, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6,5g. hoà tan phần
còn lại bằng H2SO4 đặc nóng người ta thấy thoát ra 0,16g khí SO2. X,Y là những kim loại
nào sau đây:
A. Hg và Zn
B. Cu và Zn
C. Cu và Ca
D. Kết quả khác
Câu 35: Cho 31,4g hỗn hợp hai muối NaHSO3 và Na2CO3 vào 400g dung dịch dd H2SO4
9,8%, đồng thời đun nóng dd thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi so với hiđrô bằng
28,66và một dd X. C%các chất tan trong dd lần lượt là:
A. 6,86% và 4,73%
B.11,28% và 3,36%
C. 9,28% và 1,36%
D. 15,28%và 4,36%
Câu 36: Hoà tan 9,875g một muối hiđrrôcacbonat (muối X) vào nước và cho tác dụng với
một lượng H2SO4 vừa đủ, rồi đem cô cạn thì thu được 8,25g một muối sunfat trung hoà

khan. Công thức phân tử của muối Xlà :
A. Ba(HCO3)2
B. NaHCO3
C. Mg(HCO3)2
D. NH4HCO3
Câu 37: Cho 33,2g hỗn hưp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu
được 22,4 lít khí ở đktc và chất rắn không tan B. Cho B hoà tan hoàn toàn vào dung dịch
H2SO4 đặc, nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn
hợp X lần lượt là:
A. 13,8g; 7,6; 11,8
B. 11,8; 9,6; 11,8
C. 12,8; 9,6; 10,8
D. kết quả khác
Câu 38: Cho 12,8g Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư , khí sinh ra cho vào 200ml dung
dịch NaOH 2M. Hỏi muối nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu:
A. Na2SO3và 24,2g
B. Na2SO3 và 25,2g
C. NaHSO315g và Na2SO326,2g
D. Na2SO3 và 23,2g
Câu 39: Hoà tan hoàn toàn 12,1 g hỗn hợp Xgồm Fe và kim loại M hoá trị II trong dd H2SO4
loãng thì thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) .Cũng cho lượng hỗn hợp trên hoà tan hoàn toàn vào
H2SO4 đặc nóng , dư thì thu được 5,6 lít khí SO2 (đktc). M là kim loại nào sau đây:
A. Ca
B. Mg
C. Cu
D. Zn
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


13


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 40: Cho11,2g Fe và 2,4g Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư sau phản ứng
thu được ddA và V lít khí H2 ở đktc. Cho dd NaOH dư vào ddA thu được kết tủa B lọc B
nung trong không khí đến khối lượng không đổi được mg chất rắn.
1/ V có giá trị là:
A. 2,24lít
B. 3,36 lít
C. 6,72
D. 4,48l
2/ khối lượng chất rắn thu dược là
A. 18g
B.20g
C.24g
D. 36g
Câu 41: Để phân biệt 4 bình mất nhãn đựng rieng biệt các khí CO2, SO3, SO2 và N2, một
học sinh đã dự định dùng thuốc thử (một cách trật tự) theo 4 cách dưới đây cách nào đúng:
A. ddBaCl2, ddBrom, ddCa(OH)2
B. ddCa(OH)2, ddBa(OH)2, ddbrom
C. quỳ tím ẩm, dd Ca(OH)2, ddBr2
D. ddBr2, ddBaCl2, que đóm
Câu 42: Cho phản ứng hoá học sau: HNO3 + H2S  NO+ S +H2O
Hệ số cân bằng của phản ứng là:
A. 2,3,2,3,4
B. 2,6,2,2,4

C. 2,2,3,2,4
D. 3,2,3,2,4
Câu 43: Cho 2,52g một kim loại tác dụng vứ dd H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat.
Kim loại đó là:
A. Mg
B. Fe
C. Cr
D. Mn
Câu 44: Cho khí CO đi qua ống sứ chúa 3,2g Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn
hợp rắn Xgồm Fe và các oxit. Hoà tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc nóng thu được ddY.
Cô can ddY , lượng muói khan thu được la:
A. 4g
B.8g
C.20g
D.48g
Câu 45: Hoà tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml ddH2SO4
0,1M(vừa đủ).Sau phản ứng ,cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:
A. 6.81g
B. 4,81g
C.3,81g
D. 5,81g
Câu 46: Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg Zn bằng một lượng vừa đủ
H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m
là:
A. 10,27g
B. 8.98
C. 7,25g
D. 9,52g
Câu 47: Hoà tan 0,54 g KL có hoá trị n không đổi trong 100 ml dd H2SO4 0,4 M . Để
trung hoà lượng H2SO4 dư cần 200 ml dd NaOH 0,1 M. Vậy hoá trị n và KL M là :

A. n=2 , Zn
B. n=2, Mg
C. n=1, K
D. n=3 ,Al
Câu 48: Cùng một lượng R khi hoà tan hết bằng dd HCl & H2SO4 đ,n thì lượng SO2 gấp
48 lần H2 sinh ra.Mặt khác khối lượng muối Clorua bằng 63,5% khối lượng muối sunphát
R là:
A. Mg
B. Fe
C. Al
D. Zn
Câu 49: Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 20%
thu được ddmuối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Cu.
B. Zn.
C. Fe.
D. Mg.
Câu 50: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước Br2.
B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

14


Trung tâm luyện thi Y - Dược


Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 51: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hh X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd
H2SO4 loăng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 9,52.
B. 10,27.
C. 8,98.
D. 7,25.
Câu 52: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là
A. 3O2 + 2H2S  2H2O + 2SO2.
B. FeCl2 + H2S  FeS +2HCl.
C. O3 + 2KI + H2O  2KOH + I2 + O2.
D. Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O.
Câu 53: X là kim loại thuộc PNC nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm
kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc).
Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loăng, th thể tích khí
hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là
A. Ba.
B. Ca.
C. Sr.
D. Mg.
Câu 54: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện
không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch
HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và cn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X
và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,80.
B. 3,36.
C. 3,08.
D. 4,48.
Câu 55: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl

1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch
X thu được lượng muối khan là
A. 38,93 gam.
B. 103,85 gam.
C. 25,95 gam.
D. 77,86 gam.
Câu 56: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. nước brom.
B. CaO.
C. dung dịch Ba(OH)2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 57: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dd làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có
thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là
A. NH3.
B. CO2.
C. SO2.
D. O3.
Câu 58: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị
mất nhăn, ta dùng thuốc thử là
A. Fe.
B. CuO.
C. Al.
D. Cu.
Câu 59: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dd H2SO4 loăng (dư), thu được dd X. dd X phản ứng
vừa đủ với V ml dd KMnO4 0,5M. Giá trị của V là (cho Fe = 56):
A. 80.
B. 40.
C. 20.
D. 60.
Câu 60: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hh gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4

0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hh muối sunfat khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là
A. 6,81 gam.
B. 4,81 gam.
C. 3,81 gam.
D. 5,81 gam.
Câu 61: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. điện phân nước.
B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

15


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 62: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loăng, Y là kim loại tác dụng
được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dăy thế
điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu.
B. Cu, Fe.
C. Ag, Mg.
D. Mg, Ag.
Câu 63: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản

ứng là
A. 101,68 gam.
B. 88,20 gam.
C. 101,48 gam.
D. 97,80 gam.
Câu 64: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 65: Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn
(có chứa một oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là
A. 95,00%.
B. 25,31%.
C. 74,69%.
D. 64,68%.
Câu 66: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 th một
phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhận 13 electron.
B. nhận 12 electron.
C. nhường 13 electron.
D. nhường 12 electron.
Câu 67: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là
sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (cho Fe = 56)
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
D. 0,12 mol FeSO4.
Câu 68: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loăng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím. B. Zn.

C. Al.
D. BaCO3.
Câu 69: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát
ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeS.
B. FeS2.
C. FeO
D. FeCO3.
Câu 70: Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bnh kín chứa
không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu
được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bnh trước và sau
phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở mức
oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)
A. a = 0,5b.
B. a = b.
C. a = 4b.
D. a = 2b.
Câu 71: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được
dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống.
B. cát.
C. muối ăn.
D. lưu huỳnh.
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

16



Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 72: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung
dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không
đổi, thu được chất rắn Z là
A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO.
B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.
C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3.
D. Fe2O3.
Câu 73: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4,
KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là
A. KClO3.
B. KMnO4.
C.KNO3.
D. AgNO3.
Câu 74: Có các thí nghiệm sau:
(I)
Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(II) (II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
(IV) (IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 75: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được dd

X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dd X, thu được m gam
muối sunfat khan. Giá trị của m là:
A. 52,2.
B. 54,0.
C. 58,0.
D. 48,4.
Câu 76: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
B. Chữa sâu răng.
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
D. Sát trùng nước sinh hoạt.
Câu 78: Cho 31,4g hỗn hợp hai muối NaHSO3 và Na2CO3vo 400g dung dịch H2SO4 9,8%,
đồng thời đun nóng ddthu được hỗn hợp khí A có tỉ khối hơi so với hiđrô bằng 28,66và một
dd X. C%các chất tan trong dd lần lượt là:
A. 6,86% và 4,73%
B.11,28% và 3,36%
C. 9,28% và 1,36%
D. 15,28% và 4,36%
Câu 79. Hoà tan 9,875g một muối hiđrrôcacbonat (muối X) vào nước và cho tác dụng với
một lượng H2SO4 vừa đủ, rồi đem cô cạn thì thu được 8,25g một muối sunfat trung hoà
khan. Công thức phân tử của muối X là :
A. Ba(HCO3)2
B. NaHCO3
C. Mg(HCO3)2
D. NH4HCO3
Câu 80. Cho 33,2g hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu
được 22,4 lít khí ở đktc và chất rắn không tan B. Cho B hoà tan hoàn toàn vào dung dịch
H2SO4 đặc, nóng dư thu được 4,48 lít khí SO2(đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
X lần lượt là:
A. 13,8g; 7,6; 11,8

B. 11,8; 9,6; 11,8
C.12,8; 9,6; 10,8
D. kết quả khc
Câu 81. Cho 12,8g Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư , khí sinh ra cho vào 200ml dung
dịch NaOH 2M. Hỏi muối nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu
A. Na2SO3 và 24,2g
B.Na2SO3 và 25,2g
C. NaHSO315g và Na2SO3 26,2g
D.Na2SO3 và 23,2g
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

17


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 82: Hòa tan hồn tồn 12,1 g hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hố trị II (trước H2) trong dd
H2SO4 loãng thì thu được 4,48 lít khí H2(đktc). Cũng cho lượng hỗn hợp trên hoà tan hoàn toàn
vào H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 5,6 lít khí SO2 (đktc). M là kim loại nào sau đây:
A. Ca
B. Mg
C.Cu
D. Zn
Câu 83. Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 3,2g Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn
hợp rắn Xgồm Fe và các oxit. Hoà tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc nóng thu được dd Y.
Cô cạn dd Y, lượng muối khan thu được là:

A. 4g
B. 8g
C. 20g
D. 48g
Câu 81: Hồ tan hồn tồn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dd H2SO40,1M
(vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:
A. 6.81g
B. 4,81g
C. 3,81g
D. 5,81g
Câu 82: Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4
loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 10,27g
B. 8.98
C. 7,25g
D. 9,52g
Câu 83: Hòa tan 0,54 g KL có hoá trị n không đổi trong 100 ml dd H2SO4 0,4 M (loãng). Để
trung hoà lượng H2SO4 dư cần 200 ml dd NaOH 0,1 M . Vậy hoá trị n và KL M là:
A. n=2 , Zn
B. n=2, Mg
C. n=1, K
D. n=3 ,Al
2
Câu 84: Cùng một lượng R khi hoà tan hết bằng d HCl & H2SO4 đ,n thì lượng SO2 gấp 48 lần
H2 sinh ra. Mặt khác khối lượng muối Clorua bằng 63,5% khối lượng muối sunphát.R là:
A. Cr
B. Fe
C. Al
D. Zn
Câu 85. Lượng FeS2 cần lấy để điều chế một lượng SO3 đủ để hòa tan vào 100g H2SO4

91% thnh oleum chứa 12,5% SO3 là:
A. 20
B. 60
C. 80
D. 120
Câu 86. Trộn 20g oleum chứa 40% SO3 với 100g dung dịch H2SO4 27,2% được dung dịch X.
Để làm kết tủa hoàn toàn H2SO4 trong dung dịch X thì thể tích dung dịch hỗn hợp gồm BaCl2
1M và CaCl2 1M cần lấy là: (ml)
A. 150
B. 200
C. 250
D. 175
Câu 87. Pha loãng 1,795g oleum bằng nước được dung dịch axit H2SO4. Để trung hòa
dung dịch axit này cần vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 0,2M. Hàm lượng % SO3 trong
oleum là: (%)
A. 39,5
B. 40
C. 40,5
D. 41
Câu 88. Trộn 13g kim loại M (có hóa trị II, đứng trước H2) với S rồi nung nóng (không có
không khí) đến phản ứng hoàn toàn được chất rắn X. Cho X tác dụng với 300ml dung dịch
H2SO4 1M (loãng, dư) được hỗn hợp khí H2 nặng 5,2g (dY/O2 = 0,8125) và dung dịch Z.
Kim loại M là:
A. Fe
B. Mg
C. Zn
D. Ni
Câu 89: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư , thu được 2,464 lít
hỗn hợp khí X(đktc). Cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO 3)2 dư thu 23,9g kết tủa
màu đen . thể tích các khí trong hỗn hợp khí X là:

A. 0,224lít và 2,24 lít
B. 0,124lít và 1,24 lít
C. 0,224lít và 3,24 lít
D. Két quả khác
Câu 90: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối
tạo thành sau phản ứng là:
A. 15,6g và 5,3g B. 18g và 6,3g
C. 15,6g và 6,3g D. Kết quả khác
Câu 91: Cho11,2g Fe và 2,4g Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư sau phản ứng
thu được ddA. Cho ddNaOH dư vào ddA thu được kết tủaB lọc B nung trong không khí
đến khối lượng không đổi được mg chất rắn. Giá trị của m(g) là:
A. 20
B. 13,4
C. 25,2
D. Kết quả khác
Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

18


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

Câu 92: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng, dư, thoát ra
0,112 lít khí SO2 (ở đktc là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeS.
B. FeO.

C. FeS2.
D. FeCO3.
Câu 93: Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung
dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 g. Thể tích khí
H2 (đktc) được giải phóng là
A. 8,19 lít.
B. 7,33 lít .
C. 4,48 lít.
D. 6,23 lít.
Câu 94: Cho hỗn hợp m gam gồm Fe và Fe3O4 được hoà tan hoàn toàn vào dung dịch
H2SO4 loãng, dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dd Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ
12,008g KMnO4 trong dd. Giá trị m là :
A.42,64g
B. 35,36g
C.46,64g
D. Đáp án khác
Câu 95: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa H2SO4 đặc, nóng, biết tỉ lệ mol của
Fe : H2SO4 là 1 : 2,5. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V (l) khí SO2 duy nhất
(đktc). Giá trị của V theo m là
A. V = 0,5m .
B. V = m .
C. V = 2m .
D. V = 2,2m .
Câu 96: Hòa tan m gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 loãng dư
thu được dung dịch X. Chi dung dịch X thành 2 phần bằng nhau.
–Phần thứ nhất đem cô cạn thu được 67,48 gam muối khan.
–Phần thứ hai làm mất màu vừa hết 46 ml dung dịch KMnO4 0,5M.
Giá trị m là :
A. 55,12 gam
B. 58,42 gam

C. 56,56 gam
D. 60,16 gam
Câu 97: Hòa tan m gam FeSO4 vào nước được dd A. Cho nước Clo dư vào dung dịch A,
sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch A thu được m+6,39
gam hỗn hợp 2 muối khan. Nếu hòa tan m gam FeSO4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì
dung dịch thu được này làm mất màu vừa đủ bao nhiêu ml dung dịch KMnO4 1M?
A. 40 ml
B. 36ml
C.48ml
D.28ml
Câu 98: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al,Fe,Zn (có cùng số mol) tác dụng với dung dịch
HCl dư thu được dung dịch X và V lít H2 (đktc). Mặt khác để oxi hóa m gam hỗn hợp X
cần V’ lít Cl2 (đktc). Biết V’ – V = 2,016 lít . Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam
muối khan?
A. 35,685 gam
B. 71,370 gam
C. 85,644 gam
D. 57,096 gam
Câu 99: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch
H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít
khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam
muối khan. Giá trị của m là
A. 42,6.
B. 45,5.
C. 48,8.
D. 47,1.
Câu 100: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dư
H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ
dung dịch V lít KMnO4 0,1 M thu được dung dịch Y không màu, trong suốt. Tính giá trị
của V?

A. 1,14 (lit).
B. 2,16 (lít).
C. 3,28 (lít).
D. 2,46 (lít).

ĐÁP ÁN CỦA TÀI LIỆU ĐƯỢC ĐĂNG TẢI TẠI ĐỊA CHỈ:
FACEBOOK: TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC
HOẶC: LIÊN HỆ TRỰC TIẾP BẠN MÀ CHÁU NHẬN ĐƯỢC TÀI LIỆU NÀY

Biên soạn: NGỌC - HÓA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC

19


Trung tâm luyện thi Y - Dược

Tài liệu giảng dạy lớp 10 năm học 2014 - 2015

CHIÊU SINH LỚP HÓA 11 - LUYỆN THI ĐẠI HỌC
(ĐẶC BIỆT KHỐI NGÀNH Y - DƯC)

ThS, Thầy Ngọc (ĐHKH - ĐẠI HỌC HUẾ) thân mến chào
các em! Một năm học mới lại sắp được bắt đầu với bao niền vui,
niềm hân hoan và hạnh phúc - xen lẫn vào đó là biết bao lo
toan, phấn đấu cho kết quả cuối cùng là ĐẬU ĐẠI HỌC.
Em ạ! Môn hóa là môn học rất dễ với những em nắm
được cách học - ngược lại "bơi" cho em không biết phương
pháp học. Với các em lớp 10 là làm sao trang bò cho mình

phương pháp mới trong giải toán Hóa học trắc nghiệm và nắm
vững lý thuyết trừu tượng; các em 11 cần nâng cao và hiểu sâu
các kiếm thức vô cơ và làm quen với Hữu Cơ; với các em 12 cần
luyện tốc độ, tổng ôn lý thuyết Hóa học 10, 11, 12 và làm quen
với đề thi Đại học. Trước những khó khăn đó nay Thầy mở các
lớp Hóa mới: PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN TRẮC NGHIỆM HÓA
HỌC VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ LỚP 11 nhằm trang bò cho em các
phương pháp mang tính hiện đại và mới nhất để học tốt môn
Hóa đặc biệt là hóa VÔ CƠ – chuẩn bò hành trang thi vào Đại
Học trong tương lai.
Thầy nhận thấy đa phần các em sai lầm chọn cho mình
cách học "vùi đầu" vào các lò luyện đông đúc - nóng nực - kém
chất lượng. Nay thầy tổ chức các nhóm học chất lượng cao - chỗ
học thoáng mát - yên tónh.
Tài liệu đồ sộ với hơn 5000 câu hỏi trắc nghiệm bao hàm
phần lý thuyết và bài tập đònh lượng trong hơn 100 chuyên đề
được chia làm 3 lớp học với trình độ khác nhau sẽ được phát
miễn phí. Thầy sẽ giúp em đâu vào Đại học mà

mình mong

muốn trong tương lai.
Chào đón các em tại đòa chỉ: Số 33, Kiệt 50,
đường Lê Thánh Tôn (gần trường cấp 3 Nguyễn Huệ)
hoặc theo số điện thoại: 0982.163.448 hoặc
012.62.67.67.88 (THẦY NGỌC)

BẮT ĐẦU GHI DANH TỪ: THÁNG 3/2015
PS: TẶNG MỘT BỘ SÁCH THAM KHẢO CHO BẠN ĐĂNG KÝ ĐẦU
TIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN VÀ GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH!


Biên soạn: NGỌC - HĨA - 0982.163.448

face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HĨA HỌC THẦY NGỌC

20



×