Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã tân kim huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.91 KB, 80 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRỊNH THANH TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ TÂN KIM - HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRỊNH THANH TÂM
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ TÂN KIM - HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: TS. Dƣ Ngọc Thành

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận
dụng những kiến thức mà mình đã học đƣợc trong nhà trƣờng.
Đƣợc sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiệm Khoa Môi
Trƣờng, em đã về thực tập tại UBND xã Tân Kim huyện Phú Bình – tỉnh Thái
Nguyên. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trƣờng ĐHNL Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong khoa Môi Trƣờng đã tận
tình giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của UBND xã Tân Kim trên
địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của thầy
giáo hƣớng dẫn: TS. Dƣ Ngọc Thành đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin đƣợc gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp
đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng
nhƣ vƣợt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 22 tháng 12 năm 2014
Sinh viên


Trịnh Thanh Tâm


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định củaWHO) .................................................................................. 7
Bảng 2.2. Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO........... 7
Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và
các hiện tƣợng về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO ................................... 8
Bảng 4.1 Thống kê số hộ, số khẩu trong xã Tân Kim .................................... 30
Bảng 4.2 Các loại hình sử dụng đất của xã Tân Kim có
sử dụng thuốc BVTV ...................................................................................... 32
Bảng 4.3 Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn
xã Tân Kim 6 tháng đầu năm .......................................................................... 33
Bảng 4.4 Số lƣợng các loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng trong 6 tháng
đầu năm 2014 tại xã Tân Kim, Phú Bình ........................................................ 34
Bảng 4.5 Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc BVTV
tại xã Tân Kim giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12/2014 ................................. 35
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng thuốc BVTV của ngƣời dân .............................. 36
Bảng 4.7 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho lúa và một số loại
rau trên địa bàn xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................. 38
Bảng 4.8 Ngƣời dân và những vẫn đề liên quan tới thuốc BVTV.................. 39
Bảng 4.9 Cách xử lý chất thải trong bình phun thuốc BVTV
sau khi sử dụng ................................................................................................ 41
Bảng 4.10 Thái độ của ngƣời dân đối với hành vi vứt bao bì
hóa chất bừa bãi............................................................................................... 42
Bảng 4.11 Nguyên nhân của việc vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi................ 42

Bảng 4.12 Cách xử lý của ngƣời dân về lƣợng thuốc BVTV
dƣ thừa sau sử dụng......................................................................................... 43


iii

Bảng 4.13 Thực hành pha thuốc BVTV của ngƣời dân trƣớc
khi sử dụng ...................................................................................................... 44
Bảng 4.14 Tình hình sử dụng bảo hộ lao động của ngƣời dân ....................... 45
Bảng 4.15 Hiện trạng môi trƣờng đất khu vực nghiên cứu ............................ 47
Bảng 4.16 Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về hiện trạng
môi trƣờng không khí tại khu vực nghiên cứu ................................................ 47
Bảng 4.17 Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về hiện trạng
hệ sinh thái đồng ruộng ................................................................................... 48
Bảng 4.18 Thực trạng các triệu chứng cơ năng của ngƣời dân khi
sử dụng thuốc BVTV ...................................................................................... 49
Bảng 4.19 Tỷ lệ một số bệnh thƣờng gặp tại xã Tân Kim
huyện Phú Bình ............................................................................................... 50


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở xã Tân Kim trong 6
tháng cuối năm 2014 ...................................................................................... 37
Hình 4.2 Tỷ lệ thuốc BVTV sử dụng trong 4 tháng cuối năm 2014
so với tiêu chuẩn Bộ NN & PTNT ................................................................. 37
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau
khi sử dụng của ngƣời dân ............................................................................. 40

Hình 4.4 Mức độ tham gia các buổi tập huấn sử dụng thuốc
BVTV, BVMT ............................................................................................... 46


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CTNH

: Chất thải nguy hại

FAO

: Tổ chức Liên hiệp và Nông nghiệp thế giới

HCBVTV

: Hóa chất bảo vệ thực vật

IPM

: Thực hành canh tác và bảo vệ cây trồng theo

hƣớng phòng trừ tổng hợp

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LD50

: Liều lƣợng cần thiết để gây chết 50% cá thể
thí nghiệm (chuột bạch) tính bằng đơn vị mg/kg
thể trọng

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNEP

: Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc

WHO


: Tổ chức Y tế thế giới


vi

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2 . Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
1.4.1.Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1.Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4
2.1.1Cơ sở lý luận ............................................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
2.2. Những hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV ................................................... 6
2.2.1. Phân loại độ độc của thuốc BVTV.......................................................... 6
2.2.2. Các tác động của một số nhóm thuốc phổ biến ...................................... 8
2.2.3. Kỹ thuật sử dụng thuốcBVTV .............................................................. 11
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
2.3.1. Sự ra đời của Thuốc BVTV .................................................................. 13
2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam .............. 14
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
3.1.1. Đối tƣợng .............................................................................................. 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 21


vii

3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 21
3.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 22
3.4.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 22
3.4.4. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................... 22
3.4.5. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu: ............................... 23
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 24
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Xã Tân Kim ............ 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa- xã hội ........................................................ 27
4.1.3.Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ................................................. 29
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và môi trƣờng .................................................................................................. 30
4.2. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại xã Tân Kim, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 32
4.2.1. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Tân Kim
có sử dụng thuốc BVTV ................................................................................. 32
4.2.2.Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
tại xã Tân Kim năm 2014 .............................................................................. 32
4.3. Trình độ nhận thức của ngƣời dân về sử dụng thuốc BVTVvà
công tác thu gom bao bì thuốc sau khi sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
tại xã Tân Kim. ................................................................................................. 38
4.4.Ảnh hƣởng của thuốc BVTV tới môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân ...... 47
4.4.1. Ảnh hƣởng của thuốc BVTV tới môi trƣờng ........................................ 47

4.4.2. Ảnh hƣởng của thuốc BVTV tới sức khỏe ngƣời dân .......................... 48
4.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế
mặt trái của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp
tại xã Tân Kim ................................................................................................. 51


viii

4.5.1 Giải pháp về quản lý .............................................................................. 51
4.5.2. Giải pháp về xử lý ................................................................................. 55
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay dân số gia tăng nhanh trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, kéo theo
hàng loạt những nhu cầu của con ngƣời tăng lên. Đặc biệt là lƣơng thực, thực phẩm
luôn là vấn đề cấp thiết đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng. Nƣớc ta là một nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa đƣợc thiên nhiên ƣu
đãi nên thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, nhƣng đồng thời cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng.
Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh để bảo vệ mùa
màng, giữ vững an ninh lƣơng thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và
chủ yếu.

Trong sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta các loại thuốc bảo vệ thực vật đã đƣợc
sử dụng từ nhiều năm trƣớc đây. Nhƣng do kỹ thuật lạc hậu nên thiếu thông tin và
chủng loại thuốc bảo vệ thực vật còn nghèo nàn nên ngƣời nông dân đã sử dụng
nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lƣu lâu trong môi trƣờng.
Việc lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và sử dụng hóa chất
BVTV của ngƣời dân đã gây tác động lớn đến môi trƣờng. Nhiều nhà nông do thiếu
hiểu biết đã thực hiện theo phƣơng châm “phòng hơn chống” đã sử dụng hóa chất
BVTV theo kiểu phòng ngừa định kì vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có ích, gây
kháng thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu bệnh hại phát triển thành dịch và lƣợng
hóa chất BVTV đƣợc sử dụng càng tăng. Nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi
trƣờng trong sản xuất nông nghiệp đã và đang đƣợc các nhà khoa học và các nhà
quản lý môi trƣờng quan tâm. Tuy nhiên vấn đề này ngày càng trở nên trầm trọng
và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và chế tài cụ thể.
Tân Kim là một xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm
huyện 7,8km, ngƣời dân trong xã chủ yếu làm sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc
tìm hiểu mức độ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, ảnh hƣởng của hóa chất bảo vệ
thực vật đến môi trƣờng xung quanh nhằm bổ sung những kiến thức đã học và nâng


2

cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trƣờng sống của cộng đồng là rất cần thiết đối
với những sinh viên ngành môi trƣờng.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên và sự nhất trí của ban giám hiệu
nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo: TS. Dƣ Ngọc
Thành, em đã tiến hành đề tài:“Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã Tân Kim huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV và tác động của nó trên mặt tích
cực và tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và môi trƣờng xã Tân Kim.

- Tìm hiểu trình độ của ngƣời dân về việc sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã.
-Tìm hiểu ảnh hƣởng của thuốc BVTV tới môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân.
- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do thuốc BVTV, nâng cao ý
thức ngƣời dân cũng nhƣ hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV tại địa phƣơng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi làm việc ở các ngành nghề khác nhau.
- Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu
vực nghiên cứu.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Tiến hành điều tra theo phiếu điều tra đã lập sẵn, bộ câu hỏi trong phiếu phải
dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Các kiến nghị đƣợc đƣa ra phải phù hợp với tình hình địa phƣơng và có tính
khả thi cao.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa khoa học
- Là điều kiện để củng cố kiến thức đã h

ọc trên lý thuyết , học hỏi thu thâ ̣p

đƣơ ̣c nhƣ̃ng kinh nghiê ̣m và bài ho ̣c quý báu từ thực tiễn sản xuấ t.
- Khái quát đƣợc hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV ở xã Tân Kim để đề xuất
các giải pháp quản lý phù hợp góp phần vào việc quản lý môi trƣờng ở xã Tân Kim
nói riêng và huyện Phú Bình nói chung.


3

- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao đƣợc phƣơng pháp làm việc có
khoa học có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong công việc.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đánh giá đƣợc hiện trạng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp tại xã Tân Kim.
- Đƣa ra đƣợc các tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực trong sản xuất
nông nghiệp đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
- Tạo cơ sở đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý và xử lý việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật một cách phù hợp.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trƣờng cho nhân
dân địa phƣơng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học
2.1.1 .Cơ sở lý luận
*Khái niệm về môi trường
Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời
có ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật.
*Khái niệm về thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dƣợc là những chất độc có nguồn gốc tự
nhiên hay tổng hợp đƣợc dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá
hại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây chính
gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác (Trần Văn Hải, 2008)[2].
*Khái niệm về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lƣợng nhỏ cũng có
thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá hủy
nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc bị chết
(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[10].
*Khái niệm về độc tính

Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lƣợng
nhất định của chất độc đó (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[10].
*Độ độc
LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật
máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lƣợng chuột). Chỉ số LD50 chính là
lƣợng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì
độ độc càng cao.
LC50: Độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nƣớc (đơn vị tính là mg
chất độc/thể tích không khí hoặc nƣớc). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao.
Ngộ độc cấp tính: Thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời biểu
hiện bằng những triệu chứng đặc trƣng.


5

Ngộ độc mãn tính: Khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lƣợng nhỏ, nhiều lần
trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy
yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thƣơng do tác động của thuốc phát huy
tác dụng.
*Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh hƣởng tới con ngƣời và sinh vật.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trƣờng của nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
29/2005/L- CTN ngày 29/11/2005.
- Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 số 55/2014/QH13, có hiệu lực thi hành
vào ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Luật Bảo vệ và kiểm định thực vật ban hành ngày 06/12/2013.
- Nghị định 58/2002/NĐ – CP của Chính phủ ban hành điều lệ Bảo vệ thực
vật, điều lệ kiểm dịch thực vật, điều lệ quản lý thuốc BVTV.

- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2003 của Chính Phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Nghị định 114/2013/NĐ – CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và
kiểm dịch thực vật.
- Nghị định 116/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ và
kiểm dịch thực vật.
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- Thông tƣ 12/2011/TT – BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tƣ 36/2011/TT – BNNPTNT ngày 20/05/2011 về ban hành danh mục
thuốc BVTV đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.


6

- Thông tƣ 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tƣ 14/2013/TT – BNNPTNT ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tƣ 21/2013/TT – BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Danh mục thuốc BVTV đƣợc phép sử
dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tƣ số 43/2013/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
giới hạn cho phép của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lƣu theo mục đích sử dụng đất,
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2014.
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ trƣởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về Quản lý

thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết định 63/2007/QĐ-BNNngày 02/7/2007 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý thuốc BVTV ban
hành kèm theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trƣởng Bộ
NN & PTNT.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông
số chất lƣợng nƣớc mặt.
- QCVN 54:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngƣỡng xử lý hóa
chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lƣu theo mục đích sử dụng đất.
2.2. Những hiểu biết cơ bản về thuốc BVTV
2.2.1. Phân loại độ độc của thuốc BVTV
Các nhà sản xuất HCBVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo lƣờng
đƣợc biểu thị dƣới dạng LD50 (Lethal dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể. Các loại
HCBVTV đƣợc chia mức độ độc nhƣ sau:


7

Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của
WHO)
Trị số LD50 của thuốc(mg/kg)
Dạng lỏng
Qua miệng

Qua da

Qua miệng

Qua da


≤ 20

≤ 40

≤5

≤ 10

20 – 200

40 – 400

5 – 50

10 – 100

200 – 2000

400 – 4000

50 – 500

100 – 1000

> 2000

> 4000

> 500


> 1000

Rất độc
Độc
Độc trung bình

Dạng rắn

Ít độc

( Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[10]
Trong đó:
- LD50 Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50
càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tƣơng đƣơng một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5 – 50mg/kg thể trọng tƣơng đƣơng một thìa cà phê.
- Liều 50 – 500mg/kg thể trọng tƣơng đƣơng hai thìa súp.
Bảng 2.2. Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO

LD50 qua miệng (mg/kg)
LD50 qua da (mg/kg)
LD50 qua hô hấp (mg/kg)

Phản ứng niêm mạc mắt

Phản ứng da

Nguy
hiểm(I)
< 50

<200
<2

Nhóm Độc
Báo
Cảnh Báo(III)
động(II)
50 - 500
500 – 5000
200 - 2000
2000-20.000
0.2 – 2
2 – 20

Gây hại niêm Đục màng,
mạc,đục
sừng mắt và
Gây ngứa niêm
màng, sừng
gây ngứa
mạc
mắt kéo dài niêm mạc 7
>7 ngày
ngày
Mẩn ngứa
da kéo dài

Mẩn ngứa
72h


Mẩn ngứa nhẹ
72h

( Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[10]

Cảnh
báo(IV)
>5.000
>20.000
>20
Không gây
ngứa niêm
mạc
Phản ứng
nhẹ 72h


8

Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tƣợng về
độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm

Chữ

Hình tƣợng

Vạch


độc

đen

(đen)

màu

Qua miệng

Qua da
Thể

Thể

rắn

lỏng

≤ 200

≤ 100

≤ 400

>50 –

>200 –

>100 –


>400 –

500

2000

1.000

4000

nƣớc

500 –

>2000 –

biển

2000

3000

>1.000

>4.000

>2.000

>3.000


>1.000

>4.000

Thể rắn

Thể lỏng

≤ 50

Đầu lâu
Nhóm

Rất

độc I

độc

xƣơng chéo
trong hình
thoi vuông

Đỏ

trắng
Chữ thập
Nhóm


Độc

chéo trong

độc II

cao

hình thoi

Vàng

vuông trắng
Đƣờng chéo
Nguy
Nhóm

hiểm

độc III

không liền
nét trong hình
thoi vuông
trắng

Xanh

Cẩn


Không biểu

Xanh

thận

tƣợng

lá cây

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[10]
2.2.2. Các tác động của một số nhóm thuốc phổ biến
* Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu có thể tác động đến sâu hại theo nhiều cách
khác nhau:
- Tác động đường ruột còn gọi là tác động vị độc: Thuốc theo thức ăn (lá
cây, vỏ thân cây...) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá rồi gây độc cho sâu hại.


9

- Tác động tiếp xúc: Khi phun thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di
chuyển trên thân, lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong
cơ thể rồi gây độc cho sâu hại.
Ví dụ: SOUTHSHER 10EC, ASITRIN 50EC… là thuốc trừ sâu mới, có phổ tác
dụng rộng, tác dụng tiếp xúc và vị độc.
- Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thể lỏng hay thể rắn nhƣng có
khả năng bay hơi chuyển sang thể khí) xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ
thở qua đƣờng hô hấp rồi gây độc cho sâu hại.
- Tác động thấm sâu: Sau khi đƣợc phun thuốc lên mặt lá, thân cây thuốc có
khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt đƣợc những sâu hại ẩn náu

trong lớp mô đó.
- Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Khi đƣợc phun thuốc lên cây hoặc tƣới
bón vào gốc thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong dịch chuyển đến các bộ phận
khác của cây gây độc cho những loài sâu chích hút nhựa cây. Những thuốc trừ sâu
có tác động thấm sâu hay lƣu dẫn sau khi phun lên lá đƣợc trên 6 giờ nếu có gặp
mƣa cũng ít bị rửa trôi do thuốc có đủ thời gian xâm nhập vào bên trong thân, lá.
- Thuốc tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của
cây có nhiễm một loại thuốc có tác động gây ngán thì đã ngƣng ngay không ăn tiếp,
sau cùng sâu sẽ chết vì đói.
- Tác động xua đuổi: Thuốc buộc sâu hại phải di dời đi xa các bộ phận có
phun xịt thuốc do vậy không gây hại đƣợc cây trồng. Sự hiểu biết về cơ chế tác
động của thuốc đến sâu hại là rất cần thiết, trên cơ sở đó để dùng thuốc luân phiên
trên các ruộng vƣờn chuyên canh nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hiện tƣợng
kháng thuốc của sâu hại.
* Thuốc trừ bệnh
- Đƣợc dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và
nông sản. Tuy có tên gọi thuốc trừ nấm nhƣng nhóm thuốc này chẳng những có
hiệu lực phòng trị nấm ký sinh mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn
gây hại cho cây trồng và nông sản.


10

- Các đƣờng tác động của thuốc trừ bệnh:
+ Tác động trực tiếp: Ức chế phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh
vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ bệnh tác dụng theo hƣớng này.
+ Tác động gián tiếp: Tăng sức đề kháng của cây vì kích thích hƣớng hoạt
động của các men chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh.
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ bệnh
thành 2 nhóm:

- Thuốc có tác dụng phòng bệnh (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây):
Thuốc đƣợc phun xịt lên cây hoặc trộn – ngâm hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa vi
sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây
hại cho cây. Những thuốc này phải đƣợc dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng
xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn đƣợc
bệnh phát triển. Ví dụ: Boóc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb…
- Thuốc có tác dụng trừ bệnh:
Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật
và diệt đƣợc vi sinh vật gây bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều
loại thuốc trừ nấm thông dụng ở nƣớc ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh Aliette,
Anvil, Kitazin, Validacin, …
* Thuốc trừ cỏ dại
Thuốc trừ cỏ đƣợc dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ dại, cây
dại mọc lẫn với cây trồng tranh chấp nƣớc, chất dinh dƣỡng, ánh sáng với cây trồng
khiến cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển kém, ảnh hƣởng xấu đến năng suất và
phẩm chất nông sản.
* Phân loại thuốc trừ cỏ:
- Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc khi sử dụng theo đúng khuyến cáo
sẽ chỉ diệt cỏ dại mà không gây hại cây trồng.
- Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc đƣợc sử dụng ở nơi không
trồng trọt trừ cỏ trên bờ ruộng, trừ cỏ trƣớc hoặc sau vụ gieo trồng, trừ cỏ trên đất
hoang hoá trƣớc khi khai phá, trừ cỏ cho công trình kiến trúc...


11

- Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc bao gồm:
+ Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Loại thuốc này phải đƣợc dùng sớm ngay sau
khi gieo khi cỏ sắp mọc trên ruộng, ví dụ: Simazine, Sofit…
+ Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm đƣợc dùng muộn hơn để phun lên khi cỏ đã mọc

đang còn non, ví dụ: Afalon, Whip S, Oneside, …
- Các đƣờng tác động của thuốc trừ cỏ:
+ Thuốc trừ cỏ tiếp xúc chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với
thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất. Ví dụ
các thuốc trừ cỏ Propanil, Gramoxone…
+ Thuốc trừ cỏ nội hấp (lƣu dẫn) có thể dùng bón, tƣới vào đất hoặc phun lên
lá. Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận trong thực
vật, thuốc đƣợc dùng để trừ cỏ hàng năm và lâu năm. Ví dụ: Onecide, Propanil,
Sirius, Afalon, Ronstar…
2.2.3. Kỹ thuật sử dụng thuốcBVTV
* Sử dụng theo 4 đúng
a. Đúng thuốc
Căn cứ đối tƣợng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần đƣợc
bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác định tác nhân
gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông.
b. Đúng lúc
Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với
thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trƣớc khi bùng phát thành dịch. Phun
trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
c. Đúng liều lượng, nồng độ
Đọc kỹ hƣớng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lƣợng hoặc nồng độ
pha loãng và lƣợng nƣớc cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm
sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng
tính chịu đựng, tính kháng thuốc.


12

d. Đúng cách
Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng nhƣ nơi

xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc
chiều mát. Nếu phun vào buổi trƣa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc
nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho ngƣời phun thuốc.
Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai ngƣời để có
thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc.
* Hỗn hợp thuốc
Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc đƣợc nhiều dịch hại.
Tuy nhiên cần lƣu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hƣớng dẫn
ghi trong nhãn thuốc, bảng hƣớng dẫn pha thuốc hoặc sự hƣớng dẫn của cán bộ kỹ
thuật biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm
gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tƣợng phòng trừ trong cùng một
bình phun.
Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:
- Mở rộng phổ tác dụng.
- Sử dụng sự tƣơng tác có lợi.
- Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
- Gia tăng sự an toàn trong sử dụng.
- Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
*Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý dịch
hại tổng hợp
Theo nhóm chuyên gia của Tổ chức nông lƣơng thế giới (FAO), quản lý dịch
hại tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi
trƣờng và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ
thuật và biện pháp thích hợp có thể đƣợc, nhằm duy trì mật độ các loài gây hại ở
dƣới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
bắt nguồn từ Indonesia và lan dần ra nhiều nƣớc trồng lúa trên thế giới. Năm 1992
Việt Nam chính thức tham gia mạng lƣới IPM network.


13


Một số biện pháp trong hệ thống IPM nhƣ gieo trồng những giống cây kháng
sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu về nƣớc và phân bón thích hợp, tận dụng các biện pháp
thủ công (bắt tay, bẫy bả….). Chú ý bảo vệ thiên địch khi dùng thuốc.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Sự ra đời của Thuốc BVTV
* Trên thế giới
Khi con ngƣời bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch hại để
bảo vệ mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dịch hại đã hình thành. Chính vì
vậy, lịch sử của thuốc BVTV có từ rất lâu đời (cách đây khoảng 10.000 năm).
Vào thời kỳ năm 2500 BC (trƣớc Công nguyên), hợp chất lƣu huỳnh đƣợc sử dụng
để diệt côn trùng và nhện.
- Năm 1500 BC, có hợp chất để diệt bọ chết trong nhà.
- Năm 1200 BC, Trung Quốc đã có thuốc xử lý hạt giống.
- Năm 900 AD (sau Công nguyên), ngƣời ta dùng arsenic sulfides để
trừ côn trùng trong vƣờn.
- Thế kỷ IV, ngƣời ta đã biết xử lý hạt lúa bằng Arsen trắng.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX là thời kỳ cách mạng nông nghiệp ở châu
Âu. Sản xuất nông nghiệp tập trung và năng suất cao hơn, đồng thời tình hình dịch
hại ngày càng nhiều hơn xảy ra trong phạm vi toàn thế giới. Một số thuốc trừ sâu,
dịch hại, diệt hại phổ biến ở cuối thế kỷ XIX đến cuối năm 1930, chủ yếu là chất vô
cơ nhƣ Arsen, Selenium, Antimony, Sulfur...hoặc một số chất thảo mộc vốn có chất
độc. Song thời bây giờ chƣa ai biết đƣợc đến chất độc hại của nó.
Từ đầu thế kỷ XX, xuất hiện một biện pháp trừ sâu hại tích cực hơn nhiều và
hiệu quả hơn. Đó là sự ra đời của DDT thuộc nhóm Clor hữu cơ vào năm 1939, và
liên tục sau đó ra đời các hợp chất hóa học khác. Đây là hợp chất đầu tiên trong
chuỗi thuốc trừ sâu đƣợc khám phá, nó tiêu diệt đƣợc một số lƣợng lớn côn trùng.
Trong suốt 25 năm sau đó, nó đƣợc xem nhƣ là vị cứu tinh của nhân loại, giúp
diệt trừ côn trùng và tăng sản lƣợng nông sản. Chu trình sản xuất cũng tƣơng đối rẻ nên
nó đƣợc áp dụng phổ biến rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới.



14

- Năm 1940 ngƣời ta tổng hợp nên các hợp chất có hốc lân hữu cơ.
- Năm 1947 ngƣời ta tổng hợp nên hóa chất Carbamate.
- Năm 1970 phát hiện đƣợc các loại thuốc Pyrethroide.
Hiện nay, thuốc trừ sâu tồn tại 3 thế hệ, tính độc hại của thế hệ sau thƣờng thấp
hơn thế hệ trƣớc.
Thuốc trừ sâu thế hệ thứ nhất thƣờng là thuốc chiết từ chất Nicotin, hay Pyrethrum
chiết từ một loại cúc khô, những chất vô cơ nhƣ phèn xanh, thạch tín...
Thuốc trừ sâu thế hệ thứ 2 là tổng hợp các chất hữu cơ: DDT, 666,
Wofatox...(xuất hiện vào thập niên 40).
 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc BVTV chỉ phổ biến từ thế kỷ thứ XIX.
Trƣớc đó, việc diệt trừ sâu, bệnh chủ yếu bằng phƣơng pháp bắt sâu hay biện pháp
mang tính mê tín, bùa phép.
Đầu thế kỷ 20, khi nền nông nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển đến một mức
nhất định, hình thành nên các đồn điền, trang trại nông nghiệp lớn thì việc sử dụng
thuốc BVTV bắt đầu gia tăng. Trong thời kỳ này, Việt Nam cũng sử dụng chủ yếu
các hợp chất hóa học vô cơ nhƣ các nƣớc trên khu vực và trên thế giới.
Từ những năm 50, Việt Nam chỉ sử dụng một số thuốc BVTV nhƣ: DDT,
Lindan, Oarathion – ethyl, Polyclorocamphene...
Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam có những bƣớc chậm hơn so với
các nƣớc phát triển. Thập niên 70 và 80 Việt Nam còn sử dụng hợp chất hóa học
gốc Clor hay gốc phosphor hữu cơ (DDT thuộc nhóm clor hữu cơ, Metyl Parathion,
Monocrophos thuộc nhóm lân hữu cơ, Furadan thuộc nhóm Carbamate) thì các
nƣớc phát triển đã ngƣng sử dụng các loại hợp chất này. Ví dụ nhƣ ở Mỹ đã cấm sử
dụng thuốc BVTV có nhóm Clor hữu cơ.
2.3.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam

2.3.2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Từ những năm 1980 đến nay, nhiều loại hóa chất mới, trong đó có nhiều
HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhƣng an toàn với môi trƣờng ra


15

đời[12]. Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc
HCBVTV (Nguyễn Ngọc Ngà, 2006)[8]. Tới nay đã có hàng ngàn chất đƣợc sáng
chế và sử dụng làm thuốc BVTV. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO),
năm 1972 toàn thế giới sử dụng lƣợng thuốc BVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985
khoảng 16 tỷ USD, đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV,
trị giá khoảng 25 tỷ USD. Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm 46%, thuốc trừ sâu chiếm
31%, thuốc trừ bệnh 18%, và 5% là các thuốc khác. Khoảng 80% thuốc BVTV sản
xuất ra đƣợc sử dụng ở các nƣớc phát triển. Tuy vậy, tốc độ sử dụng thuốc BVTV ở
các nƣớc đang phát triển tăng 7-8%/năm, nhanh hơn các nƣớc phát triển (24%/năm). Trong đó chủ yếu là các thuốc trừ sâu (chiếm 70%) (Nguyễn Thị Hồng
Hạnh, 2006)[6]. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại
HCBVTV[3]. Những quốc gia có sản lƣợng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử dụng
HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc để tăng cƣờng tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung Quốc
đã gia tăng đầu tƣ vào ngành công nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy ngành công
nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2500 nhà máy sản xuất
lớn, nhỏ. Sản lƣợng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng trƣởng nhanh, năm 2007 đạt
1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất
trong ngành công nghiệp HCBVTV toàn cầu. Năm 2007 lần đầu tiên Trung Quốc
vƣợt qua Hoa Kỳ, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất, sử dụng HCBVTV và
cũng là nƣớc xuất khẩu lƣợng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục
Hải quan Trung Quốc tổng lƣợng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với
kim ngạch hơn 2 tỷ USD .
Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân tăng

rất mạnh, diện tích cây trồng đƣợc phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng gấp đôi 75
% diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng HCBVTV. Số
HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu Pound. Ở Hoa Kỳ sản
lƣợng HCBVTV đƣợc chi phối bởi khoảng 28 công ty lớn, Hoa Kỳ là một quốc gia
xuất khẩu HCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn kim ngạch hơn 2 tỷ USD .


×