Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.52 KB, 88 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------&--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
“THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI



DIỄN THÁI, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN”

Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giảng viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

:
:
:
:
:
:

ĐINH THỊ LAM
MTA
56
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
Xã Diễn Thái - Huyện Diễn Châu –
Tỉnh Nghệ An

Hà Nội, 2015

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của rất nhiều thầy, cô giáo, người
thân trong gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Bộ môn vi sinh vật,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè và gia đình,
những người đã hết lòng giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Học viên

Đinh Thị Lam

i



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................i
MỤC LỤC..........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................vii
PHẦN I...............................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài...............................................2
1.2.1 Mục đích....................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu......................................................................................................2
PHẦN II.............................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................3
2.1 Tổng quan về tình hình sử dụng phân bón..................................................3
2.1.1 Những khái quát chung về phân bón........................................................3
2.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón...............................................18
2.2 Tình hình sử dụng hóa chất BVTV..........................................................23
2.2.1 Khái quát chung về BVTV ...................................................................23
2.2.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ...........................................................28
PHẦN III..........................................................................................................32
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................32
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................32
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................32
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................32
3.2 Nội dung nghiên cứu.................................................................................32
3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ở xã Diễn Thái................................32
3.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Diễn Thái.................................32


ii


3.2.3 Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho từng đối tượng cây
trồng .....................................................................................................32
3.2.4 Đề xuất một số giải pháp quản lí, sử dụng phân bón và thuốc BVTV
nhằm tăng hiệu quả và bảo vệ môi trường...........................................33
3.3 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................33
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................33
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.....................................................33
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu: ....................................................................33
PHẦN IV..........................................................................................................34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................................34
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Diễn Thái .................................34
4.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................34
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................38
4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Diến Thái....................................42
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014....................................42
4.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng chính tại xã
Diễn Thái năm 2014.............................................................................42
4.3 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV ở xã Diễn Thái.....................................44
4.3.1 Thực trạng kinh doanh, quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã..............44
4.3.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp...............46
4.4 Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp ở xã Diễn Thái
...............................................................................................................56
4.4.1 Thực trạng sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp......................56
4.4.2 Thực trạng sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp.....................60
4.4 Thuận lợi và khó khăn của các loại phân bón và thuốc BVTV...............66
4.5 Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV và phân bón hoá

học bảo vệ môi trường tại xã Diễn Thái...............................................69
4.5.1 Đối với phân bón.....................................................................................69
4.5.2 Đối với thuốc BVTV..............................................................................71
PHẦN V...........................................................................................................73

iii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................73
5.1 Kết luận......................................................................................................73
5.2 Kiến nghị....................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................76

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Việc sử dụng phân bón theo vùng...................................................18
19
Bảng 2.2. Liều lượng phân bón hoá học bình quân ở một số nước châu Á. . .20
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm................................21
Bảng 2.4. Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm.............21
Bảng 2.5. Lượng phân bón sử dụng trên đất phù sa các hệ thống sông chính
và cả nước trên 1 ha (năm 2003)..........................................................22
Bảng 2.6. Tính bền của một số thuốc trừ sâu Chlorine hữu cơ ở trong đất....25
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Diễn Thái .................42
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng của xã năm 2014......44
Bảng 4.3. Thực trạng buôn bán, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã
Diễn Thái...............................................................................................44
Bảng 4.4. Một số loại thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
tại xã Diễn Thái ....................................................................................46
Bảng 4.5. Số lần phun và khoảng cách giữa các lần phun thuốc BVTV của

nông dân xã Diễn Thái..........................................................................49
Bảng 4.6. Kết quả điều tra về thời điểm phun thuốc BVTV trên địa bàn xã
Diễn Thái...............................................................................................50
Bảng 4.7. Phương thức sử dụng thuốc BVTV của người dân xã Diễn Thái. .51
Bảng 4.8. Liều lượng sử dụng một số loại thuốc BVTV của người dân
xã Diễn Thái..........................................................................................53
Bảng 4.9. Sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV của các nông hộ
tại xã Diễn Thái ....................................................................................55

iv


Bảng 4.10. Các loại phân hữu cơ được sử dụng trên địa bàn xã Diễn Thái . .57
Bảng 4.11. Cách thức sử dụng phân hữu cơ của người dân............................58
Bảng 4.12. Lượng phân hữu cơ bón cho cây trồng ở xã Diễn Thái ...............59
Bảng 4.13. Một số loại phân bón vô cơ được sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp tại xã Diễn Thái .......................................................................61
Bảng 4.14. Lượng phân hóa học bón cho một số cây trồng chính .................63
Bảng 4.15. Cách bón phân hóa học cho một số cây trồng chính ...................66
Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về sử dụng phân bón hóa học và thuốc
BVTV....................................................................................................68

v


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV của người dân




Diễn Thái...............................................................................................55

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

: Tổ chức lương thực thế giới

HC

: Hợp chất hữu cơ

IFA

: Hiệp hội phân bón quốc tế

NXBNN

: Nhà xuất bản nông nghiệp

MTST

: Môi trường sinh trưởng


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

: Trung học cơ sở

UBNNX

: Uỷ ban nhân dân xã

vii


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự bùng nổ dân số trong những năm qua đã làm nảy sinh vấn đề an
ninh lương thực và gây sức ép lên các vùng đất nông nghiệp trong khi diện
tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Một vấn đề đặt ra cho thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng là làm thế nào để đáp ứng đủ nhu cầu lương
thực của con người. Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm tăng năng suất
cây trồng đáp ứng nhu cầu đó.
Trong vài thập kỷ gần đây năng suất cây trồng không ngừng tăng lên,
không chỉ có sự đóng góp to lớn của công tác giống mà còn có vai trò quan
trọng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Để có được năng suất cao trước
tiên cần phải có giống tốt, tuy nhiên để giống phát huy được tiềm năng cho

năng suất cao thì cần phải có biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý. Phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất cây
trồng. Bón phân đầy đủ, cân đối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn,
hợp lí sẽ thu được năng suất cây trồng cao và chất lượng sản phẩm tốt, không
làm suy kiệt và ô nhiễm môi trường đồng thời người sản xuất lại thu được lợi
nhuận cao.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất nông nghiệp đang tồn tại một vấn đề
đáng lo ngại là việc người dân sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) một cách tự phát, không theo chỉ dẫn, thậm chí sử dụng cả các
loại hóa chất đã bị nghiêm cấm hoặc không rõ nguồn gốc gây ô nhiễm môi
trường quan, đặc biệt làm suy thoái môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh
thái, trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và
thủy sản.
1


Diễn Thái là một xã có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, có mức đầu
tư phân bón, thuốc BVTV cao. Sản phẩm nông nghiệp mà xã sản xuất ra
không chỉ phục vụ nhu cầu cho người dân trong vùng mà còn phục vụ nhu
cầu cho các vùng lân cận. Vì vậy, tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV là
vấn đề cần được quan tâm. Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:
“ Thực trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp tại xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An”.
1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất
nông nghiệp tại xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng phân bón và hóa chất BVTV hợp lí,
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh

Nghệ An.
1.2.2 Yêu cầu
- Sử dụng phiếu điều tra nông hộ để nghiên cứu tình hình sử dụng phân
bón và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại xã Diễn Thái, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.
- Điều tra các loại phân bón, thuốc BVTV và liều lượng sử dụng, cách
sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An. Phải chỉ ra được những ưu, nhược điểm trong việc sử dụng hóa chất
trong nông nghiệp gây áp lực đến môi trường.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về tình hình sử dụng phân bón
2.1.1 Những khái quát chung về phân bón
2.1.1.1 Khái niệm
- Theo Nguyễn Như Hà và Lê Bích Hảo (2009), phân bón là chất chứa
một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết với cây, được sử dụng cho cây
trồng với mục đích không ngừng tăng năng suất, chất lượng nông sản và độ
phì nhiêu đất.
- Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu
tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng, trung lượng, vi lượng, đất hiếm, hữu cơ, axit
amin, vitamin, axit humic, axit fuvic, vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều:
Chất giữ đất, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hòa sinh
trưởng thực vật, chất phụ gia, yếu tố hạn chế sử dụng. (Công ty cổ phần phân
bón Bình Điền, 2003)
2.1.1.2 Phân loại phân bón

Theo Cẩm Hà (2012), phân bón hóa học được phân thành các loại như
sau:
Phân loại theo thành phần
+ Phân bón vô cơ: Gồm phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hóa học,
trong thành phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ. Bao gồm
các loại: Phân khoáng đơn, phân phức hợp, phân khoáng trộn.
+ Phân khoáng đơn: Là loại trong thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh
dưỡng đa lượng N hoặc P2O5 hữu hiệu hoặc K2O hữu hiệu.
+ Phân phức hợp: Là loại phân được tạo ra bằng phản ứng hóa học, có
chứa ít nhất hai yếu tố dinh dưỡng đa lượng.
3


+ Phân khoáng trộn: Là loại phân được sản xuất bằng cách trộn cơ học
từ hai hoặc ba loại phân khoáng đơn hoặc trộn với phân phức hợp, không
dùng phản ứng hóa học.
+ Phân hỗn hợp: Là loại phân bón trong thành phần có chứa từ hai yếu
tố dinh dưỡng khác nhau (vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật, các yếu tố dinh dưỡng
khác) trở lên, bao gồm các loại phân hữu cơ chế biến công nghiệp, phân hữu
cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh.
+ Phân hữu cơ chế biến công nghiệp: Là loại phân bón được sản xuất từ
nguyên liệu hữu cơ, được chế biến theo quy trình công nghệ lên men công
nghiệp, có hàm lượng chất hữu cơ, kí hiệu là HC (tính bằng HC tổng số) và
các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kĩ thuật quốc gia.
+ Phân hữu cơ sinh học: Là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu
hữu cơ, được xử lí lên men bằng vi sinh vật sống có ích hoặc được xử lý bằng
các tác nhân sinh học khác có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Phân hữu cơ khoáng: Là loại phân bón dược sản xuất từ phân hữu cơ
chế biến công nghiệp hoặc hữu cơ sinh học trộn thêm một hoặc một số yếu tố

dinh dưỡng vô cơ, trong đó có ít nhất một số yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa
lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu
hữu cơ có chứa ít nhất một loại vi sinh vật sống có ích ở mật độ và hoạt tính
đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
+ Phân vi sinh vật: Là loại phân bón trong thành phần có chứa một
hoặc nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: Nhóm vi sinh vật cố định
đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng
khả năng quang hợp và các vi sinh vật có ích khác có mật độ và hoạt tính đạt
quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4


Phân loại theo chức năng
+ Phân bón lá: Là các loại phân bón thích hợp cho việc phun trực tiếp
vào thân, lá và thích hợp cho cây hấp thu dinh dưỡng qua thân, lá.
+ Phân bón rễ: Là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc
vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ (Cầm
Hà, 2012).
2.1.1.3 Cách sử dụng các loại phân vô cơ
 Cách sử dụng phân đạm
Đạm – dưỡng chất thiết yếu. Trong 13 loại dưỡng chất thiết yếu cho
cây trồng thì đạm đứng vị trí hàng đầu về lượng hấp thụ với tầm quan trọng
cao nhất, chiếm 2 - 3% tổng vật chất khô của cây trồng. Tuy nhiên đây lại là
loại phân bón dễ thất thoát, đặc biệt qua con đường bay hơi khiến lượng đạm
cây trồng hấp thụ được chỉ từ 30 – 40% lượng cung cấp. Việc sử dụng phân
đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường là quan tâm hàng
đầu của tất cả bà con nông dân nói chung và người trồng tiêu nói riêng.
Khi đạm vào trong cây sẽ được tổng hợp để giúp tạo thành các loại

protein từ đơn giản đến phức tạp, hay còn gọi là chất thịt, thành phần cơ bản
của cơ thể sống. Nó tham gia vào cấu tạo của axit nucleic và có vai trò quan
trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể cây trồng.
Ngoài ra, đạm còn là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho
lá cây, đây chính là yếu tố thiết yếu giúp thực vật quang hợp, biến đổi năng
lượng của ánh sáng để chuyển đổi nước và cacbonic thành đường bột, nuôi
sống toàn thế giới động vật.
Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá
có kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây
trồng.
Theo kết quả điều tra, hầu hết các hộ đều sử dụng phân đạm để bón cho
cây trồng. Cách thức bón như sau:
5


+ Rắc trực tiếp xuống ruộng: Hình thức này được sử dụng nhiều đối với
cây lúa và cây ngô. Sau đó dựa vào từng đợt sinh trưởng và tình trạng lúa xấu
hay tốt mà rắc thêm ít hay nhiều. Tuy nhiên, nếu nước trong ruộng bị rò rỉ,
không được kiểm soát tốt sẽ gây thất thoát phân, làm giảm hiệu quả và tác
dụng của phân bón.
+ Vùi đạm vào gốc đối với một số loại cây rau màu như khoai lang.
Khi trồng người dân thường vùi đạm vào gốc rồi phủ đất lên. Cách này làm
giảm sự thất thoát đạm tuy nhiên bón nhiều gây nên hiện tượng tích lũy nitrat
trong cây.
+ Rắc trực tiếp lên bề mặt luống rau sau khi mưa xong hoặc người dân
dùng vòi phun tưới ẩm trên mặt luống làm cho đạm tan. Đây là phương pháp
đỡ tốn sức lao động và rất nhanh, nhưng đây cũng là phương thức mất đi
lượng đạm lớn do bốc hơi hoặc do rửa trôi dễ gây ô nhiễm đất, nước, không
khí và lượng đạm mà cây trồng hấp thụ được là rất ít.
+ Ngoài ra, người dân thường hòa đạm vào nước sau đó dùng uroa hoặc

gáo để tưới cho rau. Việc này giúp cây dễ hấp thu hơn nhưng mất nhiều thời
gian và công sức lao động, khó đảm bảo sự đồng đều trong khi tưới.
Tùy thuộc vào từng loại cây trồng và mức độ sinh trưởng của cây mà
lượng bón và thời điểm bón cũng khác nhau. Lúa thường bón ít nhất là 2
lần/vụ, tùy thuộc vào sự phát triển mà có thể bón từ 3 – 4 lần. Đối với cây rau
thường bón đạm khi cây còi cọc, lá vàng, chậm phát triển. Thời tiết cũng ảnh
hưởng đến số lần bón đạm. Mưa nhiều làm rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất,
người dân thường bổ sung đạm cho cây sau khi mưa xong. Ngoài ra, một số hộ
trồng rau cũng sử dụng phân đạm sát với thời điểm thu hoạch để rau xanh, non
hơn, dễ tiêu thụ hơn. Việc sử dụng đạm trong mỗi lần bón của các hộ chỉ mang
tính chất tương đối, lượng đạm chủ yếu được xác định bằng kinh nghiệm của bản
thân và hỏi người khác.
 Cách sử dụng phân kali và phân lân
6


Ngoài phân đạm, phân lân và kali là 2 loại phân khoáng không thể thiếu
đối với các loại cây trồng.
Phân lân tham gia vào quá trình hình thành mầm non, đẻ nhánh, phân
hoa, đậu quả, tăng cường sự vận chuyển đường và tích lũy bột. Theo điều tra,
loại phân này thường được sử dụng đối với cả cây lúa và cây màu. Lân có thể
để bón lót và bón thúc, có thể bón cùng với đạm bón lót trước khi trồng.
Ngoài ra, phân lân còn được kết hợp để ủ cùng với phân chuồng bón lót cho
cây lúa. Theo cách này ta thấy, phân lân ủ với phân chuồng tốt hơn là bón
trực tiếp cho cây trồng, giúp bổ sung lân cho phân, nâng cao dinh dưỡng trong
phân chuồng và giúp phân chuồng tránh được hiện tượng mất đạm trong quá
trình ủ. Lân cũng dùng để bón thúc khi cây trồng vào giai đoạn phát triển,
được bón trực tiếp cho cây trồng. Phân kali thường được sử dụng nhiều trên
các loại cây trồng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của rễ, ra hoa, kết quả
sớm, kích thích quá trình quang hợp tạo chất đường bột trong cây nên người

ta gắn phân kali với cây lấy quả. Vì vậy, người dân ở xã thường bón nhiều
clorua kali vào lúc cây hình thành nụ và hoa. Tập quán sử dụng tro bếp kết
hợp phân chuồng bón lót cho cây trồng cũng là nguồn cung cấp kali cho cây
trồng, đây là nguồn cung cấp kali rất hữu ích mang lại hiệu quả cao.
Phân lân và kali bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng chất dinh
dưỡng cho cây trồng, nhưng mức độ sử dụng chúng lại rất khác nhau giữa các
hộ dân, giữa các loại cây trồng, có sự chênh lệch khá lớn giữa lượng kali
clorua và super lân trong quá trình sử dụng.
Các hộ sản xuất thường sử dụng phân lân và kali theo các cách:
- Bón lót: Thời kỳ cây non, người dân dùng phân lân để bón lót, bón theo
hàng, theo hốc gần rễ cây. Hoặc phân lân có thể sử dụng kết hợp với phân
chuồng trộn ủ cho hoai vừa giảm mất đạm vừa tăng khả năng hấp thụ cho cây.
Người dân cũng thường pha lân vào nước để tưới cho rau màu vừa làm cho
cây cứng cáp vừa thúc đẩy sự ra hoa, hình thành quả. Từ xa xưa, người dân đã
7


biết sử dụng tro bếp trộn với phân chuồng để bón lót cung cấp một lượng
đáng kể kali cho cây trồng
- Bón thúc: Kali thường được bổ sung cho cây trồng thời kỳ bón thúc,
để thúc đẩy cây trồng ra hoa đậu quả dưới dạng phân kali hoặc dạng NPK
tổng hợp. Người dân rắc trực tiếp kali lên luống hoặc xới đất rắc kali sau đó
lấp đất lên. Việc xới đất, vun luống không những đảm bảo độ thoáng khí
trong đất còn giảm lượng phân hoá học mất đi và tăng hệ số sử dụng phân của
cây.
2.1.1.4 Vai trò của phân bón hoá học
Việc dùng phân bón được áp dụng từ hơn trăm năm nay dựa trên sự
hiểu biết hoá học về dinh dưỡng cây trồng đã góp phần to lớn vào việc tăng
sản lượng và chất lượng nông sản phẩm. Một tác dụng có lợi bền vững và lâu
dài là độ phì nhiêu của đất được cải thiện làm cho mức thu hoạch ổn định hơn

và cây trồng có khả năng chống chịu một số bệnh và tác động của ngoại cảnh.
Hơn nữa nông dân thu được lợi nhuận cao hơn do sản xuất có hiệu quả. Trong
các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất khoáng cao hơn cả.
Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới
cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt.
Thực tiễn ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cũng cho thấy, phân
bón hoá học đóng góp vào việc tăng sản lượng và năng suất cây trồng.
2.1.1.5 Ảnh hưởng của phân bón hóa học
a) Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường
Ảnh hưởng tích cực của phân bón tới môi trường
Theo Nguyễn Như Hà và Lê Bích Hảo (2009). Trong trồng trọt cần bón
phân cho cây trồng nhằm đạt năng suất cây trồng cao, chất lượng tốt, đồng
thời để ổn định và bảo vệ được đất trồng. Để bón phân đúng người trồng cần
tuân thủ các nguyên tắc bón phân hay định luật sử dụng phân bón mà bản chất
8


là: Trả lại các chất dinh dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch
để khỏi làm kiệt quệ đất; khắc phục yếu tố hạn chế của độ phì nhiêu đất; khắc
phục tất cả những mất cân đối của đất trong cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng. Bón phân, đặc biệt là phân khoáng trong trồng trọt còn tạo cho cây
trồng phát triển tốt, do đó che phủ đất tốt hơn nên hạn chế được quá trình xói
mòn, rửa trôi đất.
Không những vậy, bón phân còn có thể làm cho môi trường đất tốt hơn,
cân đối hơn, đặc biệt bón phân hữu cơ và vôi là các phương tiện cải tạo môi
trường đất toàn diện và có hiệu quả cao. Thực tế cho thấy 2 mảnh đất có độ
phì tự nhiên khác nhau bị khai phá trồng trọt nếu không được bón phân, đều
bị giảm độ phì tương ứng không còn trồng cây được nữa (hiện tượng du canh
ở miền núi). Bón nhiều phân hữu cơ về lâu dài có tác dụng làm cho đất tích
lũy mùn và các chất dinh dưỡng, do đó nâng cao được độ phì của đất, cải

thiện tính chất lý, hóa, sinh của đất, trên cơ sở đó có thể bón nhiều phân hóa
học để thâm canh đạt hiệu quả càng cao.
Bón phân hóa học với lượng hợp lý có tác dụng tăng cường hoạt động
của vi sinh vật có ích, do đó lại tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ có sẵn
trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế. Bón phân lân
và phân kali có khả năng làm tăng hàm lượng các chất này cho đất và độ phì
đất. Hầu hết các loại phân lân thông thường chứa một lượng canxi cao nên
bón phân lân còn giữ cho đất bị chua hóa.
Ảnh hưởng tiêu cực của phân bón tới môi trường
+ Thoái hóa đất do phân bón
Lạm dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là một trong
những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai, nhất
là đất sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, trong số 21 triệu ha đất canh tác
nông nghiệp của Việt Nam thì đã có đến 9,34 triệu ha đất hoang hóa. Ở Bình
9


Định, tổng diện tích đất tự nhiên là 602.506 ha, có 425.835 ha đất xám bạc
màu, trong đó diện tích đất cát 15.968 ha, đồi núi dốc 375.000 ha; diện tích
hoang mạc hóa hiện nay của Bình Định là 786 ha. (Tạp chí khoa học công
nghệ Bình Định, 2014)
Ở Việt Nam, do nhu cầu tăng năng suất nên đã áp dụng những biện
pháp thâm canh, tăng vụ bóc lột đất, lượng bón phân khoáng tăng nhanh, mất
cân đối với phân hữu cơ. Mặt khác khi thu hoạch lại lấy đi gần như toàn bộ
chất hữu cơ nên trong đất hàm lượng chất hữu cơ giảm nhanh, quá trình tích
lũy mùn yếu đi rất nhiều so với quá trình khoáng hóa. Sự nghèo mùn làm phá
hủy cấu trúc của đất, giảm phức hợp hấp thụ sét mùn (complexe absorbant
argilo humique) nên giảm độ phì của đất. Ngoài ra, việc bón phân không hợp
lí và không đúng tỉ lệ còn gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Ở vùng

đồng bằng chỉ chú ý bón phân đạm, ít bón phân lân và phân kali. Ở Việt Nam,
tỉ lệ N : P2O5 : K2O phổ biến là 100 : 29 : 7, trong khi trung bình của thế giới
là 100 : 33 : 17 (FAO, 1992). Việc ít bón phân Kali làm giảm khả năng hấp
thu đạm của cây. Do đó, tuy lượng phân hóa học được sử dụng ở Việt Nam là
rất ít so với trung bình của thế giới nhưng vẫn gây ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường đất. Đồng thời việc tăng cường thâm canh cũng làm giảm sút độ phì
nhiêu của đất thông qua việc lấy đi các chất dinh dưỡng mà không có biện
pháp nào hoàn trả lại.
Sử dụng phân khoáng liên tục với liều lượng cao trong các hệ thống
nông nghiệp cũng làm axit hóa đất, và một phần qua quá trình nitrat hóa khi
sử dụng phân đạm. Nếu các ion NO 3- trong đất nhiều hơn so với nhu cầu của
cây trồng, chúng sẽ bị rửa trôi. Tác động gây chua đất của phân đạm được thể
hiện trong kết quả thí nghiệm 4 năm ở nhà lưới trên đất phù sa sông Hồng của
bộ môn Thổ nhưỡng, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

10


Hiện tượng chua hóa xảy ra với các đất phù sa của Việt Nam, theo kết
quả nghiên cứu của Phạm Quang Hà (2003) thì có hơn 68% đất phù sa đang
trên đà chua hóa, trong đó có khoảng 50% ở mức chua và rất chua và do đó
việc sử dụng phân bón đang rất được quan tâm để tránh xu hướng chua hóa
đất phù sa.
Ngoài phân SA, các loại phân khoáng khác như KCl, K 2SO4, Supe
lân… cũng tạo ra các gốc axit SO42-, Cl- cây không hút hoặc hút rất ít, tồn tại
trong đất, cùng với nước tạo thành axit làm cho đất chua. Trong đất chua, các
nguyên tố gây độc sẽ trở nên linh động hơn, làm tăng nguy cơ gây độc cho
cây trồng.
+ Ô nhiễm đất do phân bón
- Ô nhiễm đất do phân hóa học

Theo tính toán, mỗi năm ở nước ta có khoảng 60-70% lượng phân đạm
không được cây trồng hấp thụ, đang tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái
nông nghiệp như làm chai cứng đất, ô nhiễm nguồn nước và có thể gây đột
biến gen đối với một số loại cây trồng.
Phân ure chứa khoảng 44 – 48% N nguyên chất. Như vậy, với nhu cầu
sử dụng phân ure là 2 triệu tấn/năm, hằng năm, đất tiếp nhận thêm khoảng
6.000 tấn N không được cây trồng hấp thụ.
Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên
hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ
80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất.
Bón nhiều phân đạm vào thời kì muộn cho rau quả, đã làm tăng đáng kể hàm
lượng NO3- trong sản phẩm.
Ô nhiễm do phân đạm: Trong các loại thức ăn, nước uống được con
người sử dụng hàng ngày thì rau xanh đưa vào cơ thể một lượng NO 3- lớn
nhất. Sự tích luỹ NO3- cao trong cây ít gây độc đối với cây trồng nhưng rất
nguy hiểm cho con người nhất là trẻ em. Tính độc của NO 3- không đáng kể
11


nhưng trong quá trình bảo quản, vận chuyển và tiêu hoá của con người thì
NO3- bị khử thành NO2-.
Trong máu NO2- ngăn cản sự kết hợp giữa hemoglobin với oxy làm cho
việc trao đổi khí của hồng cầu không được thực hiện trong quá trình hô hấp.
Trong quá trình dinh dưỡng của cây trồng phân bón là yếu tố then chốt
quyết định năng suất nhưng bón phân không hợp lí, thu sản phẩm không đúng
thời điểm sẽ làm tăng dư lượng NO 3- trong rau quả. Cây trồng hút đạm chủ
yếu là dạng NO3- và NH4+, qua quá trình biến đổi sinh hoá để tổng hợp nên
protein và các axit amin. Bón nhiều N, quá trình quang hợp yếu N từ NH 4+,
NO3- sẽ không được chuyển thành axit amin, protein mà được tích luỹ ở dạng
NO3- trong sản phẩm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hàm lượng NO3- tích luỹ

cao trong rau như: Giống, nhiệt độ, ánh sáng, đất đai... Nhưng nguyên nhân
chủ yếu được nhiều nhà khoa học nhận định là phân đạm (Trần Khắc Thi,
1999).
Trong rau trồng của dân ở vùng ngoại thành Hà Nội đều có tồn dư NO 3cao hơn so với trồng rau theo quy trình sản xuất rau sạch của Sở Khoa học
công nghệ và môi trường Hà Nội và đều vượt ngưỡng cho phép.
Đối với cải bắp hàm lượng NO 3- ở rễ và lá thấp hơn ở thân 2 - 2,5 lần.
Sử dụng N sẽ làm tăng năng suất cải bắp nhưng với liều lượng quá cao sẽ làm
giảm hiệu quả kinh tế đồng thời làm tăng NO 3-. Thu hoạch sau bón phân đạm
2 tuần sẽ làm giảm hàm lượng nitrat. Kết quả phân tích NO 3- trong cải bắp tại
thời điểm 7 ngày sau bón ở các công thức 450 - 550 - 650 kg ure/ha tương
ứng là: 322,89 - 348,67- 387,78 mg/kg. Thời gian từ khi bón N lần cuối đến
khi thu hoạch cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tồn dư NO 3- trong nông sản. Ở
bắp cải hàm lượng NO3- giảm sau khi bón N lần cuối 16 -21 ngày và biện
pháp hoà đạm vào nước tưới sẽ rút ngắn thời gian cách ly 2 - 4 ngày so với
biện pháp bón vùi (Bùi Quang Xuân, 1999).

12


Nhiều nghiên cứu ngoài nước cũng cho thấy phân N hoá học làm tăng
hàm lượng NO3- trong nông sản. M.E.Yarvan (1980) cho rằng khi tăng lượng
N bón từ 30 lên 180 kg/ha làm tăng hàm lượng NO 3- tương ứng trong củ cà
rốt và cải củ từ 21,7 lên 40,6 và 263 lên 473 mg/kg. Phân đạm dạng NO 3- làm
cây tích luỹ NO3- cao hơn dạng NH4+ (Schuphan, Bengtsson, Bosund, Hymo,
1967)
Tính trung bình, khi bón phân đạm vào đất, thực vật hấp thu khoảng 50
– 60%, số còn lại phân tán vào các nguồn khác nhau.
Nitrat (NO3-) là yếu tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của nhiều
loài cây trồng. Nitrat trong dung dịch đất hữu dụng ngay cho cây và cũng dễ
dàng bị thấm hoặc rửa trôi. Các cây màu thường hút thu N ở dạng nitrat. NH 4+

có thể chuyển hoá thành dạng NO3- do sự nitrate hoá (nitrification) do vi
khuẩn Nitrosomonas và rồi chuyển thành NO2- do vi khuẩn Nitrobacter. Dạng
NO3- do từ bón phân hoặc được tạo ra từ sự nitrat hoá thì rất dễ bị rửa trôi vì
không bị hấp phụ bởi đa số keo đất mang điện tích âm.
Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ
thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải
chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước
ngầm và các dòng sông. Cùng với tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học,
độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Hàm lượng
nitrat lớn trong đất không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu lên hệ sinh thái đất
mà còn có thể bị rửa trôi, gây ra ô nhiêm nước ngầm, do nitrat rất linh động
và gần như không bị đất hấp phụ.
Lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm
mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ,
kết hợp với việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo nên
một đe dọa nghiêm trọng trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy
liên tục các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi
13


cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng
giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi. Phân động vật và thực vật không
quay về với đất mà chất đống sẽ ô nhiễm mực thủy cấp sau khi lên men
amoniac. Hoặc chúng bị đem thiêu đốt bỏ, không về đất được. Đất bị mất chất
hữu cơ cũng sẽ làm cho các chất độc vốn bị giữ lại trong thành phần chất hữu
cơ được giải phóng và được cây trồng hút thu, tích lũy và gây độc cho cây
trồng.
- Ô nhiễm đất do phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ - chủ yếu là phân chuồng, phân bắc là nguồn dinh
dưỡng quan trọng, có tác dụng phục hồi độ phì nhiều cho đất. Tuy nhiên, sử

dụng phân hữu cơ sẽ gây ảnh hưởng xấu về mặt vệ sinh nếu không tuân thủ
đúng quy trình kỹ thuật vì ngoài các vi sinh vật gây bệnh cũng có nhiều hoá
chất bị phân giải đang tồn tại ở dạng độc hại. Vấn đề này liên quan chặt chẽ
đến việc quản lý và xử lý phân trước khi sử dụng của bà con nông dân nước
ta. Điều tra ở Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội trong những năm qua cho thấy: Vùng
trồng lúa 90% hộ dân có hố tiêu dạng cũ, trong đó gần 60% số hộ sử dụng phân
bắc chưa xử lý tưới bón cho cây trồng. Điều tra ở Phú Thọ năm 2005, Điện Biên
năm 2006 cũng thấy khoảng 70 - 80% số hộ sử dụng phân bắc, thậm chí chưa xử
lý trong canh tác nông nghiệp. Hơn 80% số hộ trồng rau ở nông thôn dùng phân
tươi bón rau.
Hiện nay, tập quán sử dụng phân bắc tươi theo các hình thức:
- 50% lượng phân bắc trộn tro bếp để bón lót, 10% lượng phân bắc được
pha loãng bằng nước để tưới cho cây trồng.
- 40% phân bắc trộn tro bếp cộng với vôi bột và ủ khoảng 10 – 14 ngày,
sau đó bón cho cây trồng. (Nguồn: Hóa chất dùng trong nông nghiệp và sức
khỏe cộng đồng. Nhà xuất bản lao động – xã hội Hà Nội – 2007).

14


Cách bón phân tươi này đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước và cả
không khí. Đặc biệt, thời gian tồn tại của các tác nhân gây ô nhiễm sinh học
tương đối dài trong môi trường đất.
Ngoài ra, sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình
khử chiếm ưu thế, sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra
nhiều chất độc H2S, CH4, CO2.
- Ô nhiễm nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng thuộc nhóm các chất có hoạt tính sinh hóa, có
tác dụng trực tiếp với các cơ thể sống. Hiểm họa của sự ô nhiễm bới dạng ít di
động của các hợp chất của các nguyên tố có hoạt tính sinh học tăng lên khi

hàm lượng mùn trong đất cao và khả năng hấp phụ của đất cao. Sự tích tụ của
các dạng này trong đất có thể của các quá trình sau:
+ Sự thay thế đồng hình trong các mạng khoáng sét
+ Sự hấp phụ các ion kim loại bởi khoáng sét, đặc biệt là họ alophan
+ Cộng kết với các oxit và và hidroxit mới kết tủa, đặc biệt là Fe
+ Tạo thành các hợp chất phức cơ kim ít linh động
- Ô nhiễm kim loại nặng
Kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong đất, đặc biệt ở lớp đất gần bề
mặt. Do vậy, mức độ độc hại về lâu dài phải được chú ý đến. Tính độc của
kim loại nặng biểu hiện ở chỗ gây nên sự sụt giảm số lượng và sự đa dạng của
vi sinh vật đất, ảnh hưởng lên vi sinh vật có lợi cho đất (ví dụ vi sinh vật cải
thiện sự hô hấp của đất, phân hủy chất hữu cơ, cố định nitơ…). Kim loại nặng
còn có tác dụng gián tiếp làm giảm sự phân hủy thuốc trừ sâu và những chất
hữu cơ khác thông qua việc tiêu diệt các loại vi khuẩn và nấm mà trong điều
kiện bình thường, sẽ chịu trách nhiệm phân giải các chất nguy hại này (Silsoe
Research Institute, 2003).
Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong đất cũng có thể gây ra bởi việc sử
dụng phân bón hữu cơ. Ví dụ, việc cho thêm kẽm vào thức ăn công nghiệp
15


cho gia súc nhằm phòng bệnh và tăng khả năng tiêu hóa cũng được xem là
yếu tố gây nên sự ô nhiễm kim loại nặng cho môi trường cần được quan tâm.
Người trồng rau phần lớn đều sử dụng phân chuồng từ heo, gà, trong khi đó
những gia súc gia cầm này được nuôi từ thức ăn tổng hợp là khá phổ biến.
Thức ăn dạng này có nhiều khoáng vi lượng. Hàm lượng kim loại nặng trong
phân sẽ xâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản đặc biệt là
đối với các loại rau ăn lá như cải ngọt, cải xanh, xà lách. Hàm lượng kim loại
nặng trong bùn thải sinh hoạt là cao nhất. Phân chuồng chứa kim loại nặng ở
mức là nguồn cung cấp dinh dưỡng vi lượng cho cây. Với phân lân, đặc biệt là

supe lân có chứa một lượng kim loại nặng nhất định, chủ yếu là Cd nhưng
lượng sử dụng chưa cao nên nguy cơ ô nhiễm đất và nông sản bởi Cd là chưa
có. Ngoài ra, quá trình sản xuất phân hóa học bằng nguyên liệu không tinh
khiết có thể đem lại một số nguyên tố có hại. Ví dụ, công nghiệp sản xuất phân
lân liên tục với số lượng nhiều sẽ làm tăng hàm lượng các nguyên tố As, Cd...
trong đất. Nếu sử dụng phân đạm dạng cyanamit canxi (CaCN2) có thể tồn lưu
trong đất gây hại cho cây trồng.
Các kim loại độc hại có thể tồn tại trong đất dưới nhiều dạng khác
nhau, (hấp phụ, liên kết) với các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc tạo thành các
chất phức hợp (chelat). Khả năng dễ tiêu của chúng đối với thực vật phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: pH, khả năng trao đổi cation (CEC) và sự phụ thuộc lẫn
nhau vào các kim loại khác. Các đất có CEC cao, chúng bị giữ lại nhiều trên
các phức hệ hấp phụ. Các kim loại nặng có khả năng linh động lớn ở đất chua
(pH < 5,5). Do đó, việc sử dụng phân bón hóa học có độ chua sinh lí sẽ góp
phần đẩy nhanh việc chua hóa đất, khiến cho các kim loại nặng trở nên linh
động hơn. Các kim loại nặng được tích luỹ trong các cơ thể sinh vật theo các
chuỗi thức ăn và nước uống.
b) Tác động của phân bón lên sức khỏe con người

16


Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây đều gây nên những tác hại đối
với môi trường và sức khoẻ con người. Do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm
không đúng cách đã làm cho nitơ và phospho theo nước xả xuống các thủy
vực là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm cho các nguồn nước. Các chất gây ô
nhiễm hữu cơ bị khử dần do hoạt động của vi sinh vật, quá trình này gây ra sự
giảm oxy dưới hạ lưu. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng Nitrat (NO 3-) hoặc
Nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ sinh, gián
tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước (Tabuchi and

Hasegawa, 1995). Đặc biệt gây hại cho sức khoẻ con người thông qua việc sử
dụng các nguồn nước hoặc các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn
tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong
nước và thực phẩm hàm lượng nitơ và photpho, đặc biệt là nitơ dưới dạng
muối nitrit và nitrat cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc
biệt là trẻ em. Tác giả Lê Thị Hiền Thảo (2003) đã xác định, trong những thập
niên gần đây, mức NO3- trong nước uống tăng lên đáng kể mà nguyên nhân là
do sự sử dụng phân đạm vô cơ tăng, gây rò rỉ NO 3- xuống nước ngầm. Hàm
lượng NO3- trong nước uống tăng gây ra nguy cơ về sức khoẻ đối với cộng
đồng. Ủy ban châu Âu quy định mức tối đa của NO3- trong nước uống là 50
mg/l, Mỹ là 45 mg/l, Tổ chức y tế thế giới (WHO) là 100 mg/l. Y học đã xác
định NO2- ảnh hưởng đến sức khoẻ với 2 khả năng sau: Gây nên chứng máu
Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng.
Các nghiên cứu về y học gần đây đã xác định, dư thừa Phospho trong
các sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì
chất này lắng đọng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không hòa tan
và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy động
nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở
phụ nữ.

17


×