Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ bút ký hoàng phủ ngọc tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.63 KB, 28 trang )

Ngày

Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
tháng
năm 2008

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trịnh Sâm

Phản biện 1: PGS.TS Lê Khắc Cường (ĐHKHXH&NV. TPHCM)

Phản biện 2: PGS.TS Dư Ngọc Ngân (ĐHSP. TPHCM)

Phản biện 3: PGS.TS Ngyễn Cơng Đức (ĐHKHXH&NV. TPHCM)

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường, họp
tại: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương
Vương, Q5, TP. Hồ Chí Minh
vào hồi:
ngày
tháng
năm 2016.


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





ĐẬU THÀNH VINH

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ BÚT KÍ
HỒNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ VÀ
VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

TP HỒ CHÍ MINH – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



ĐẬU THÀNH VINH

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÚT KÝ
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MS: 62220240

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ
VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Trịnh Sâm



TP HỒ CHÍ MINH – 2016

NHỮNG BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đậu Thành Vinh (2009), “Nhận diện cấu trúc và đánh giá biện pháp
so sánh tu từ trong tác phẩm văn chương”, Ngôn ngữ & đời sống, (3),
tr.32-37
2. Đậu Thành Vinh (2009), “Đặc điểm ngôn ngữ bút ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường so sánh với Nguyễn Tuân”, Luận văn thạc sỹ, Trường
ĐHKHXH&NV Tp. HCM.
3. Đậu Thành Vinh & Lê Kính Thắng (2015), “Đa nghĩa và cấu trúc
tham tố, cấu trúc cú pháp của vị từ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ & đời
sống, (10), tr.136-140
4. Đậu Thành Vinh (2015), “Ẩn dụ tri nhận trong một số bút ký Hoàng
Phủ Ngọc Tường”, Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn, (10), tr.93-99. 2.
5. Đậu Thành Vinh (2016), “Ẩn dụ nghệ thuật – một phương tiện mạch
lạc trong diễn ngôn văn chương”(qua bút ký rất nhiều ánh lửa của
Hoàng Phủ Ngọc Tường), Ngôn ngữ & đời sống,(10), tr 55-59.


DẪN NHẬP
0.1. Lý do chọn đề tài
0.1.1. khi chọn bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm đối
tượng tìm hiểu, chúng tôi muốn khu biệt đối tượng ở một thể loại nhất
định, từ đó khảo sát các phương tiện ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật
nhằm tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm nổi trội của bút ký Hoàng
Phủ Ngọc Tường.
0.1.2. Từ trước tới nay giới nghiên cứu đánh giá cao Hoàng Phủ
Ngọc Tường, coi ông là một trong số ít nhà văn viết thành công ở thể
loại kí của nền văn học đương đại Việt Nam.

Chính vì những lý do nói trên mà chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm
ngôn ngữ bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
0.2. Lịch sử vấn đề
0.2.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ
Có thể nói rằng người đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của
phong cách học hiện đại là Charles Bally (1865- 1947) - học trò xuất sắc
của F.de Saussure. Một trong những tác phẩm quan trọng của ông là
Khảo luận về phong cách học tiếng Pháp.
Ở Việt Nam, phong cách nghệ thuật nói chung, phong cách ngôn ngữ
tác giả nói riêng là lĩnh vực khá mới mẻ nhưng đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, chính vì vậy đã có khá nhiều công trình đề cập
đến vấn đề này.


2

Trước cách mạng tháng Tám gần như chưa có công trình nào có giá
trị cao về phong cách học, đáng kể phải nói đến cuốn Việt Nam văn học
sử yếu của ông Dương Quảng Hàm ghi lại các luật thơ.
Sau năm 1954 phong cách học mới thực sự phát triển, lúc đầu gọi là
“tu từ học”, được đưa vào giảng dạy ở khoa ngữ văn của một số trường
đại học. Năm 1964 Giáo trình Việt ngữ - tu từ học ra đời đánh dấu sự ra
đời chính thức của bộ môn khoa học mới - Phong cách học.
0.2.2. Khái quát tình hình nghiên cứu về Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nhà thơ Hoàng Cát trong một bài viết có tựa đề Đọc cuốn Ngọn núi ảo
ảnh đăng trên báo văn nghệ số 12 ra ngày 18 tháng 3 năm 2000, đã
khẳng định: “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn
học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch
sử, địa lí sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở
đâu thì ông có thể vẫn tung hoành thoải mái ngòi bút được…”.

Nguyên Ngọc, trong “Rượu hồng đào chưa nhắm đã say” đã nhìn nhận
Hoàng Phủ Ngọc Tường như một con người có “một đức tính dũng cảm
và một nghị lực phi thường của một con người lao động nghệ thuật”.
Một trong những tác giả đã có được sự nhìn nhận, đánh giá xác đáng
bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường là Ngô Minh. Ông cho rằng: “Hoàng Phủ
Ngọc Tường là một trong những số rất ít nhà văn viết bút kí nổi tiếng ở
nước ta vài chục năm nay. Nghiên cứu về ngôn ngữ bút ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường trong những năm gần đây có thể kể đến: “Thiên nhiên Huế
qua ngôn ngữ bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường” (2011) luận văn thạc sỹ
của Trần Thị Hảo và “Nghệ thuật từ láy trong bút ký Hoàng Phủ Ngọc


3

Tường” (2012) của Lê Thị Hải Vân. Tạp chí khoa học, tập 40, số 4b2012, Đại học Vinh. Thực ra trên đây chỉ là những bài viết nghiên cứu
về Hoàng Phủ Ngọc Tường ở phương diện văn học còn phương diện
ngôn ngữ thì như trên đã nói chưa có công trình nào đáng kể.
0.3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá những đặc điểm của các phương tiện ngôn ngữ
như trường từ vựng, câu và một số biên pháp tu từ quen thuộc có tần
suất xuất hiện cao trong bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Nhận diện những đặc điểm về mạch lạc nghệ thuật trong tác phẩm
Hoàng Phủ Ngọc Tường thông qua việc mô tả, khảo sát một thể loại cụ
thể.
Bước đầu tìm hiểu, đánh giá những đóng góp của Hoàng Phủ Ngọc
Tường về phương diện ẩn dụ tri nhận qua một số truyện ký của ông.
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm diễn đạt ngôn ngữ
mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trong thể loại bút ký của
mình. Phạm vi khảo sát là những tác phẩm tiêu biểu được lựa chọn

trong tập I và II của tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường.
0.5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Lần đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống thể loại bút ký của
Hoàng Phủ Ngọc Tường ở phương diện đặc điểm ngôn ngữ và phong
cách.


4

Góp phần tìm hiểu những đóng góp về phương diện thể loại (bút
ký) của tác giả đối với nền bút ký nước nhà.
Lần đầu tiên tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ bút ký của Hoàng Phủ
Ngọc Tường phương diện phân tích diễn ngôn và ẩn dụ tri nhận.
0.6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.6.1. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp miêu tả và thống kê.
0.6.2. Nguồn ngữ liệu: Tài liệu khảo sát trong luận án này là dựa vào
Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường do Trần Thức tuyển chọn: Tập I,
Gồm 340 trang. Tập II. Gồm 860 trang, do Nxb Trẻ và công ty văn hóa
Phương Nam thực hiện năm 2002.
0.7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Dẫn nhập, kết luận luận án có 4 chương, gồm:
Chương I: Những vấn đề về lý luận chung. Chương II: Từ ngữ, cú pháp
và tu từ trong bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chương III: Mạch lạc
trong một số bút ký hoàng Phủ Ngọc Tường. Chương IV: Ẩn dụ tri
nhận trong một số bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Chương 1
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Phong cách và phong cách ngôn ngữ văn chương
1.1.1. Phong cách



5

Có thể nói bộ môn tu từ học (TTH), tiền thân của phong cách học, với
chiều dài phát triển hàng chục thế kỷ, đã để lại cho con người những
kiến thức quan trọng và phong phú về ngôn ngữ và văn chương.
Khái niệm phong cách gắn với F. de Saussure và Ch.Bally được hiểu
là: “tinh thần ngôn ngữ dân tộc”, bao hàm tất cả các “sự kiện được biểu
đạt với màu sắc biểu cảm”.
Trong tác phẩm Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện
Kiều”, Phan Ngọc đã định nghĩa về phong cách như sau: “Phong cách là
sự lặp đi lặp lại của một chùm nét khu biệt
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ văn chương
Phong cách ngôn ngữ văn chương (literary stylistics) là những đặc
điểm diễn đạt riêng biệt được thể hiện trong các tác phẩm văn chương.
1.2. Bút kí và đặc điểm cơ bản của bút ký
1.2.1. Bút ký
bút kí là một trong những tiểu loại thuộc thể loại kí. Trong nghiên
cứu văn học đương đại, ký là một thuật ngữ được dùng để gọi tên một
thể loại văn học bao gồm bút kí, hồi kí, tạp văn, du kí, kí chính luận,
phóng sự, tùy bút, tản văn.
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của bút ký
1.3. Diễn ngôn và mạch lạc trong phân tích diễn ngôn
1.3.1. Diễn ngôn


6

Diễn ngôn (discourse) thường được chấp nhận rộng rãi như là một
đơn vị trên câu, ngoài câu nhưng nội hàm của nó là gì lại là vấn đề chưa

tìm được tiếng nói chung.
1.3.2. Mạch lạc trong diễn ngôn
Mạch lạc (coherence) là một khái niệm đã được đề cập từ lâu, gắn
liền với những nghiên cứu ngữ pháp văn bản. Khái niệm mạch lạc manh
nha trong các nghiên cứu của Jacobson (1960), sau đó được mở rộng bởi
Halliday (1964). Mạch lạc theo đó, được hiểu như là sự liên kết chiều
sâu của văn bản, gắn liền với chủ đề của văn bản.
Các nhà ngữ pháp văn bản cũng như các nhà phân tích diễn ngôn
thường phân biệt mạch lạc với liên kết (cohesion). Liên kết được xem là
những nhân tố ngữ pháp, từ vựng trên bề mặt của văn bản dùng để liên
kết các phần của văn bản; trong khi đó mạch lạc dùng để chỉ mối liên hệ
bên trong, liên hệ giữa các khái niệm, quan hệ nằm sâu trong các tầng
nghĩa.
1.4. Ẩn dụ, ẩn dụ tri nhận và ẩn dụ tri nhận trong văn chương
1.4.1. Ẩn dụ
Thuật ngữ ẩn dụ (metaphor) bắt nguồn từ từ gốc Latin
‘metaphoria’, nghĩa là "chở, chuyên chở" (to carry). Ẩn dụ về bản chất
là hình thức so sánh tương đồng giữa hai đối tượng, trong đó một phần
của so sánh được giấu đi – đó thường là cái được so sánh và cơ sở của
sự so sánh.


7

Định nghĩa được coi là sớm nhất về ẩn dụ của Aristotle nêu ra như
sau: “ẩn dụ là một sự chuyển đổi từ cách dùng thông thường của nó (từ,
ngữ thể hiện ẩn dụ) sang cách dùng mới".
Ẩn dụ là phương thức tư duy ngôn ngữ, cụ thể là phép so sánh
ngầm hay phương thức thay thế tên gọi, có chức năng chính tạo nên sự
chuyển nghĩa, dùng để chuyển đặc điểm, thuộc tính…sự vật, hiện tượng

loại này sang đặc điểm, thuộc tính… sự vật, hiện tượng loại khác.
1.4.2. Ẩn dụ tri nhận
Ẩn dụ tri nhận là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá
trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới
và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới. Về nguồn gốc, ẩn
dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự giống
nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau.
Ẩn dụ tri nhận được một số nhà ngữ pháp tri nhận (chẳng hạn,
Lakoff và Johnson, 1980; Kovecses 2002) phân chia thành các kiểu cơ
bản sau: Ẩn dụ cấu trúc. Ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphor). Ẩn dụ
“kênh liên lạc / truyền tin (Conduit Metaphor)”. Ẩn dụ định hướng
(Orientational metaphor).
1.4.3. Ẩn dụ tri nhận trong văn chương
Ẩn dụ trong văn chương có thể là những ẩn dụ hình ảnh cụ thể
(image metaphor) cũng có thể là những hình ảnh siêu ẩn dụ
(megametaphors), nghĩa là những ẩn dụ bao trùm trên toàn bộ tác phẩm
văn chương và do đó không có diện mạo (surfacing) cụ thể.


8

Chương 2
TỪ NGỮ, CÂU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG
BÚT KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
2.1. Xét trên bình diện trường từ vựng
2.1.1. Giới thuyết chung
Bằng phương pháp thống kê, chúng ta có thể có được số liệu chính xác
về vốn từ của một tác giả. Sự giàu nghèo trong vốn từ của các nhà văn
hoàn toàn khác nhau, điều này tùy thuộc vào vốn sống, trình độ, khả
năng tích lũy của mỗi người.

2.1.2. Một số trường từ vựng tiêu biểu
Mỗi nhà văn đều có một vốn từ nhất định và có những sở trường
riêng của mình cách sử dụng vốn từ đó. Chính vì vậy, các trường từ
vựng ở mỗi một tác giả là vấn đề rất đáng quan tâm khi đánh giá nhìn
nhận phong cách của tác giả đó: Trường “thiên nhiên”, Trường “chiến
tranh”, Trường “văn chương”, Trường “đồ vật”.
2.2. Xét trên bình cú pháp
2.2.1. Giới thuyết về câu
Câu hội tụ đủ bốn yếu tố: tính giao tiếp, tính thông báo, tính hình
thái và tính vị ngữ.
Nếu như từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ thì câu là đơn vị có
nhiệm vụ tập hợp, kết dính những từ lại với nhau để cụ thể hóa ý tưởng
nghệ thuật của nhà văn.


9

2.2.2. Đặc điểm của câu
2.3. Xét trên bình tu từ
2.3.1. Giới thuyết chung về tu từ học
Tu từ học nghiên cứu khả năng vận dụng của các phương thức biểu
hiện của ngôn ngữ, trước hết là những phong cách qua các yếu tố tạo
thành của một ngôn ngữ nhất định
2.3.2. Đặc điểm sử dụng một số biện pháp tu từ trong bút ký của
Hoàng Phủ Ngọc Tường: So sánh, Ẩn dụ.
2.4. Tiểu kết
- Cấu trúc so sánh và cấu trúc so sánh trong bút kí Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
- Ẩn dụ tu từ và một vài dạng ẩn dụ.
Hiển nhiên, việc xem xét các chủ đề trên trong văn xuôi là khó

khăn và phức tạp hơn nhiều so với trong thơ ca. Tuy nhiên, trong khả
năng của mình, người viết bước đầu đã chỉ ra một số dấu ấn riêng, dù ít
nhiều chỉ có tính đặt vấn đề.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM MẠCH LẠC TRONG BÚT KÝ CỦA HOÀNG PHỦ
NGỌC TƯỜNG
(THÔNG QUA CÁC ẨN DỤ NGHỆ THUẬT)
3.1. Giới thuyết chung


10

Mạch lạc trong các diễn ngôn là vấn đề không mới nhưng sử dụng
phương tiện là những ẩn dụ nghệ thuật để góp phần thể hiện mạch lạc
(dù được ý thức đầy đủ hay không đầy đủ bởi người sản sinh văn bản) là
vấn đề mới, đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên
cứu diễn ngôn.
Mục đích của chương này là chúng tôi sẽ giải mã mạch lạc trong một
số BK của HPNT thông qua các ẩn dụ nghệ thuật để chứng minh cho
vấn đề nói trên. Như đã biết, đối tượng phân tích của PTDN khá rộng và
không phải xuất hiện đồng đều trong các văn bản (diễn ngôn) cần phân
tích. Việc phân tích văn bản theo quan điểm của PTDN, nếu không có
những định hướng cho sẵn có tính chất bắt buộc, thì tốt nhất là cần tìm
ra những đối tượng mang nhiều ý nghĩa đối với việc phân tích.
3.2. Mạch lạc của truyện ký Rất nhiều ánh lửa thông qua các ẩn
dụ nghệ thuật
3.3. Mạch lạc của truyện ký Tiếc rừng thông qua các ẩn dụ nghệ
thuật
3.4. Mạch lạc của truyện ký Như con sông từ nguồn ra biển
thông qua các ẩn dụ nghệ thuật

3.5. Các nguyên tắc giải mã ẩn dụ nghệ thuật trong thủ pháp
tạo mạch lạc.
1) Đặt ẩn dụ đang xem xét trong hệ thống ẩn dụ của toàn tác
phẩm (đặt trong hệ thống lớn)
2) Đặt ẩn dụ đang xem xét trong hệ thống ẩn dụ của từng đoạn
mạch cảm xúc (đặt trong các hệ thống con)


11

3) Đặt ẩn dụ đang xem xét trong mạch cảm xúc của tác giả
4) Xác định trật tự, vị trí, vai trò của các hình ảnh ẩn dụ trong hệ
thống ẩn dụ của tác phẩm
5) Đặt ẩn dụ đang xem xét trong thuộc tính và quan hệ của nhân
vật
6) Tìm ra góc nhìn của tác giả khi lập thức ẩn dụ
7) Chỉ ra mối quan hệ của ẩn dụ đang xem xét với các ẩn dụ khác
có cùng trường nghĩa
8) Phân tích phương thức lặp ẩn dụ có trong tác phẩm
9) Khái quát, tổng hợp lại ý nghĩa của ẩn dụ
3.6. Tiểu kết
- Có thể tìm hiểu vấn đề mạch lạc thông qua việc tổ chức, sắp xếp
hệ thống các ẩn dụ trong tác phẩm nghệ thuật. Hoặc ít nhất, có thể kết
hợp việc sử dụng hệ thống ẩn dụ với các phương thức, phương tiện ngôn
ngữ khác để xác định tính mạch lạc của tác phẩm.
Vì những lẽ trên, tìm hiểu ẩn dụ nghệ thuật trong tác phẩm của Hoàng
Phủ Ngọc Tường vẫn là một việc làm rất có ý nghĩa, không chỉ cho việc
tìm hiểu, đánh giá sự nghiệp sáng tác của một cây bút tên tuổi mà còn
cho việc tìm hiểu những vấn đề lý luận phân tích diễn ngôn (vấn đề
mạch lạc trong tác phẩm,…),và cả những vấn đề lý luận của ngôn ngữ

học.
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG BÚT KÝ
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
4.1. Giới thuyết về ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận.


12

Ẩn dụ tri nhận là một hướng nghiên cứu mới trong ẩn dụ học nói riêng
và ngôn ngữ học nói chung. Chính hướng đi này giúp chúng ta tìm hiểu
được mô hình tri nhận đã tác động đến cấu trúc và tính hệ thống của ẩn
dụ không chỉ thuộc phạm phù ngôn ngữ mà còn phụ thuộc phạm phù tri
nhận, giải thích được ý nghĩa và hành động của chúng ta qua ngôn ngữ
hàng ngày.
Theo đó, ẩn dụ không còn bó hẹp trong phạm vi hạn chế của ngôn ngữ
học thuần tuý mà đã vươn ra mọi lĩnh vực của đời sống. Tìm hiều về ẩn
dụ tri nhận giúp chúng ta xử lí trong trí não, qua trình tư duy của con
người về các sự vật, sự việc, hiện tượng thuộc mọi khía cạnh cuộc sống.
4.2. Ẩn dụ
4.2.1. Kết quả khảo sát
Khảo sát số trang tư liệu đã giới hạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
luận án ghi nhận có tất cả 338 ẩn dụ. Vì là nhận diện bước đầu cho nên
có thể thấy trong số này chắc chắn có nhiều ẩn dụ ngôn ngữ, bao gồm:
cả loại được kiến tạo bởi loại cùng xuất hiện trải nghiệm lẫn tương đồng
trải nghiệm. sự phân bố của các loại ẩn dụ được tổng kết trong bảng sau:
Bảng 4.9a. Kết quả khảo sát ẩn dụ tri nhận trong bút ký thuộc tập
một và hai tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Loại ẩn dụ


Số lượng

Tỷ lệ

Ẩn dụ cấu trúc

196

58%

Ẩn dụ bản thể

57

17%


13

Ẩn dụ kênh liên
lạc
Ẩn

dụ

định

hướng
Tổng


36

10%

49

15%

338

100%

4.2.2. Miền nguồn là dòng sông
Như chúng ta đều biết có thể xuất phát từ những ẩn dụ ngôn ngữ
hay còn gọi là diễn ngữ để lược qui thành ẩn dụ tri nhận và như vậy
những từ ngữ đa nghĩa là dấu hiệu có tính chất tiềm năng để qui nạp
thành các ẩn dụ tri nhận và đến lượt nó ẩn dụ tri nhận là khung giải thích
cho ẩn dụ ngôn ngữ. Với cách hình dung này có thể nghĩ đến các ẩn dụ
phổ quát như: con người là thiên nhiên, con người là con vật, con người
là cỏ cây, cây trái, gần gũi vật chất là gần gũi con người, nơi chốn là
con người… Vấn đề đặt ra là: trong tiếng Việt có những ẩn dụ bậc dưới
nào và Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng cụ thể như thế nào?
Dòng sông và sông Hương
Tuy xuất phát từ ẩn dụ hành trình dòng sông là hành trình của đời
người, nhưng nếu dân gian khai thác đậm nét tính chất khó khăn trắc trở
bằng những dẫn ngữ như: Lên thác xuống ghềnh, sóng to gió lớn, phong
ba, bão tố và thuận lợi là: thuận buồm, xuôi gió, xuôi chèo, mát mái,
sông lặng sóng êm… thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại gắn sông Hương
với những số phận cụ thể mà mỗi một sự thay đổi dòng đều có lý do tình
cảm. Trong suốt hành trình từ nguồn ra biển mỗi một khúc sông, mỗi

một dòng chảy đều thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau.


14

-Sông Hương là người mẹ
-Sông Hương là cô gái mạnh mẽ
-Sông Hương là cô gái đẹp
-Sông Hương là cô gái đẹp dịu dàng
Điều rất độc đáo là dựa vào hành trình của dòng sông từ nguồn ra
biển cả, dựa vào sự thay đổi dòng của sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã hình tượng hóa sự trưởng thành của một người phụ nữ từ thời
son trẻ đến tuổi già. Như vậy, một mặt tác giả đã kế thừa ẩn dụ hành
trình dòng sông là hành trình của đời người, mặt khác, còn mở rộng
phạm vi biểu đạt của ý niệm này làm cho cách biểu đạt rất giàu thang độ
nhân tính.
Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ chú ý đến nữ tính của dòng sông
Hương, gắn hành trình dòng sông xuôi về biển cả với sự phát triển các
giai đoạn khác nhau trong cuộc đời một người, tác giả cũng không chỉ
nhân hóa địa hình, địa thế của con sông, mà trong kết hợp với địa hình
trên bờ để tạo ra những hình tượng thông qua ẩn dụ. Kết quả vận động
của sông Hương là tình cảm, kết hợp giữa sông Hương với núi Ngự, kết
hợp giữa sông Hương với thành phố Huế, sông Hương với một bến bờ
nào đó là tình yêu mà sông Hương là người con gái.
Vẫn là trên nền thiên nhiên là con người, đời người là cỏ cây, đời
người là hoa trái, Hoàng Phủ Ngọc Tường có đề cập đến cây vườn, hoa
trái của Huế và nói chung là cây cối vườn tược của Huế. Từ những trang
viết của tác giả có thể nghĩ đến các ẩn dụ : Rừng là con người, sức mạnh



15

của rừng là sức mạnh của con người thậm chí biểu thức này còn có ý
nghĩa hẹp hơn trong thời kỳ chiến tranh trước sức hủy diệt tàn phá bằng
chất độc da cam của quân thù thì sức sống của rừng Việt Nam là sức
sống của người Việt Nam. Đặt các đối tượng được miêu tả cụ thể là:
Cây cối, hoa trái, vườn tược… trong bối cảnh đang khảo sát, chúng ta
có thể khái quát thành các ẩn dụ sau:
-Rừng cây là gương mặt Tổ quốc
-Rừng là sức sống
-Vườn tược Huế là con người Huế, văn hóa Huế
Một vài ghi nhận bên trên, nếu không được tiếp xúc với tác phẩm
dưới con mắt của người khảo sát tỉ mỉ dễ có nhận xét rằng: các ẩn dụ
ngôn ngữ và ẩn dụ tri nhận xuất phát từ miền nguồn cây cối bên trên có
tính chất ngẫu nhiên không có hệ thống. Thực ra Hoàng Phủ Ngọc
Tường rất có ý thức khai thác các ý niệm này và Ông cũng nhận ra được
ngay cách kiến tạo các trường ý niệm ấy hoàn toàn khác với Phương
Tây.
4.2.3. Miền nguồn là địa danh, nơi chốn, địa lý, lịch sử
Nói đến bút ký là đề cập đến một thể loại mà ngòi bút không bị giới
hạn trong một khuôn thước nào tùy theo cảm nhận của người viết, chủ
đề, đề tài tự nó ùa vào trang sách một cách tự do phóng khoáng. Bên
trên đã nói về sông nước và đã dành để phân tích vai trò sông Hương,
cây cối, hoa lá…Đặc biệt là vai trò vườn tược trong môi trường sinh thái
của Huế. Tiểu mục này sẽ khảo sát về địa danh và một số vấn đề hữu


16

quan như địa lý, nơi chốn, sự kiện, vấn đề là ở chỗ thông qua các ẩn dụ

ngôn ngữ và khái quát hơn là ẩn dụ tri nhận đúc kết được đặc điểm riêng
mang dấu ấn của một cây bút tài hoa Hoàng Phủ Ngọc Tường.
-Lịch sử là cảm xúc, lịch sử là lửa
-Địa danh, nơi chốn là vật chứa
-Địa danh, nơi chốn là con người
-Địa danh Huế mang đặc trưng đặc sản Huế
Điều đặc biệt Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành cho địa danh Huế
một sự yêu mến khác thường và chính điều này là một trong những nhân
tố có tính chất quan yếu chi phối mọi cảm nhận và lý giải của nhà văn.
Ngoài một số địa danh ở Huế như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, núi
Ngự Bình, Cồn Hến... Tác giả còn sử dụng Huế như một định ngữ trong
tổ hợp định danh như: món ăn Huế, con người Huế, đặc sản Huế, vườn
Huế, cây trái Huế và coi đó như một đặc trưng chỉ có ở vùng đất này.
Tác giả hay nhắc đến những đặc tính tổng hợp trước hết, là cây trái
xuất hiện ở Huế chẳng hạn như: cây măng cụt, cây saboche từ miền
Đông Nam Bộ, cây vải Hưng Yên và nhiều thứ hoa trái khác của miền
châu thổ Sông Hồng. Thông qua trường sinh thái này hình như ông
muốn đề cập đến những đặc tính thích nghi của người Huế. Ngay cả ý
kiến này chính tác giả cũng chưa lý giải rõ ràng nhưng có lẽ về sâu xa
tác giả bị chi phối bởi ẩn dụ tri nhận: gần gũi vật chật là gần gũi con
người, nói rõ hơn: giữa vật thể cụ thể là cây trái, là đặc sản có mối quan
hệ mật thiết đến chủ thể sở hữu hiểu theo nghĩa khái quát.


17

4.2.4. Miền nguồn là các bộ phận cơ thể con người
Các bộ phận cơ thể của con người dù nhìn từ góc độ bên trong hay
bên ngoài đã được ngôn ngữ học tiền tri nhận khảo sát và phân tích rất
tường tận. Bởi vì nó là một trong những tiểu hệ thống làm nên lớp từ cơ

bản của một ngôn ngữ trên cơ sở này đã có nhiều công trình đề cập đến
các tổ hợp như: lạnh gáy, mát tay, ấm lòng, mát bụng, thúi ruột, nói
chung từ góc độ cấu tạo từ, cấu tạo các ngữ cố định cấu trúc ngữ nghĩa,
sự vận dụng chúng trong lời nói đã có rất nhiều bài viết đề cập đến.
- Nghiệm thân sinh lý
- Nghiệm thân xã hội
- Nghiệm thân với tự nhiên:
Trước hết trong cách miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng
tôi thấy tác giả miêu tả sự vật con vật và cả con người dựa vào sự lưỡng
phân hồn/xác. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự ảnh
hưởng của triết học phương Tây trong sự miêu tả, cảm nhận hiện thực và
lý giải của tác giả. Nói cụ thể tác giả hình dung đầu, óc, là bộ phận cơ
quan biểu trưng cho lý trí, ý chí như:
-Tim là bộ phận biểu trưng cho tình cảm
-Mặt thay cho con người
-Mắt là tâm trạng
-Mắt là tính cách con người
-Trường thị giác là vật chứa đựng


18

-Tay thay cho cho con người
-Tiếng khóc là nỗi đau
Điều đáng nói ở đây là Hoàng Phủ Ngọc Tường thường dựa vào
những căn cứ sau để tìm tư liệu: dùng nghiệm thân sinh lý của phương
Tây để mô tả chân dung của con người tri thức, dùng tri thức truyền
thống để miêu tả bản sắc cây trái, vườn tược, con người Việt Nam.
4.2.5.
Một số miền nguồn khác

Ngược lên trên, chưa phải là tất cả những đặc điểm liên quan đến
ẩn dụ tri nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Góp phần hình thành nên
phong cách của nhà văn này, còn phải kể đến các miền nguồn khác.
Nhưng rõ ràng là: xét về tri nhận các tri thức dù ổn định được lưu trữ
trong bộ nhớ của cộng đồng diễn ngôn hay có tính chất tiềm năng được
kích hoạt trong ngữ cảnh cụ thể thì chúng bao giờ cũng có mối quan hệ
khăng khít trong một không gian tinh thần nhất định. Với cách hình
dung đó xin được phân tích thêm một số miền nguồn cụ thể:
-Hành trình đời người
-Động vật
4.2.6.
Tiểu kết
Sẽ không thể có được sự đánh giá cao về chức năng của tư duy ẩn
dụ trong văn học hay trong đời sống con người nếu không có kiến thức
sơ bộ về ẩn dụ là gì và nó hình thành như thế nào. Những khám phá gần
đây về bản chất ADTN đã cho thấy ẩn dụ sẽ không là gì cả nếu như nó ở
ngoại vi đời sống tinh thần. Trái lại, ADTN là trung tâm đối với sự hiểu


19

biết của chúng ta với chính bản thân mình và xã hội. Văn chương thông
qua ẩn dụ, luyện tập cho tinh thần của mỗi người để chúng ta có thể phát
huy sức mạnh của sự hiểu biết bình thường của mình, vượt lên trên
phạm vi của những ẩn dụ mà mỗi người đã được trang bị để thông qua
nó quan sát thế giới.
Ẩn dụ tri nhận là một bộ phận hợp thành của sự sáng tạo ngôn ngữ
và khả năng nhận thức của con người về thế giới khách quan. Ngôn ngữ
học tri nhận với hệ lí thuyết ẩn dụ ý niệm hiện nay được nhiều nhà
nghiên cứu chú ý và được vận dụng nối kết hai miền ý niệm xảy ra trong

quá trình tư duy của con người, các nhà ngôn ngữ học tri nhận hi vọng
tìm ra những điểm mới về bản chất của ẩn dụ mà những quan niệm
truyền thống dường như chưa bao quát đầy đủ. Đó là chuyển tâm điểm
của sự chú ý từ ẩn dụ trong ngôn ngữ sang ẩn dụ trong trí não, xem đó là
chìa khóa mở ra sự hiểu biết những cơ sở của tư duy, là hoạt động của
quá trình nhận thức. Ở chương này, luận án khảo sát các ADTN về con
người, thiên nhiên và một số miền nguồn khác trong bút ký của Hoàng
Phủ Ngọc Tường theo quan niệm ADTN của Lakoff và Johnson. Bên
cạnh đó, những khám phá mới về những đặc điểm của các yếu tố ngôn
ngữ trên bình diện ADTN trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng được
nhìn nhận và đánh giá.
Có thể thấy, bản chất thiên nhiên và con người Huế đã được Hoàng
Phủ Ngọc Tường mô tả một cách tài hoa. Nói khái quát từ ẩn dụ thiên
nhiên và con người, thậm chí là sông Hương và nói rộng ra là bối cảnh ở
Huế là con người cùng quan điểm sống của mọi người dân Huế, có hiểu


20

Huế, sống chung với Huế, máu thịt với Huế như thế nào, mới có thể
miêu tả, khắc họa được như thế.
Như vậy, xét cả trên bình diện các ẩn dụ thường quy khái quát, ẩn
dụ tiền tri nhận và ẩn dụ tri nhận mang tính sáng tạo cá nhân, Hoàng Phủ
Ngọc Tường đều sử dụng một cách đa dạng phong phú, bằng cách kết
hợp nhiều loại ẩn dụ khác nhau, trong đó biện pháp “Huế hóa” là đặc
điểm nổi bật. Rất tiếc, do điều kiện hạn chế của một luận án, chúng tôi
chưa có dịp khảo sát kỹ, chưa phân loại một cách chi tiết, mà ở đây chỉ
có tính chất đặt vấn đề cho những nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN
Trong công trình này, tác giả đã khảo sát, miêu tả những cấp độ

biểu hiện ngôn ngữ trong các tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.
1. Phong cách ngôn ngữ là phương diện khá quan trọng để khẳng
định phong cách nghệ thuật của một tác giả, đó là điều rõ ràng. Phong
cách ngôn ngữ được thể hiện một cách cụ thể ở mọi cấp độ ngôn từ của
tác phẩm như: từ, ngữ, câu, các biện pháp tu từ, cấu trúc văn bản... Tuy
nhiên, không phải ở cấp độ nào cũng thể hiện rõ nét những đặc điểm của
phong cách của nhà văn. Chính vì vậy, luận án chỉ đề cập đến những dấu
hiệu có tính lặp lại để từ đó tìm ra những đặc sắc trong ngôn ngữ bút ký
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Qua việc khảo sát các tác phẩm bút ký của Hoàng Phủ Ngọc
Tường, chúng tôi nhận thấy tác giả có một vốn từ vựng hết sức phong
phú, được tích lũy từ nhiều nguồn. Điều mà tác giả luận án tâm đắc là


21

những trường từ vựng - ngữ nghĩa xuất hiện phổ biến trong các bút ký
của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang đậm nét riêng, phân biệt khá rõ với
cây bút ký danh tiếng Nguyễn Tuân. Phần lớn những từ mà Hoàng Phủ
Ngọc Tường sử dụng thường là những từ phổ biến trong tầng lớp bình
dân dễ hiểu nhưng vẫn thể hiện chất trang trọng và tài hoa. Các trường
từ vựng như: trường thiên nhiên, trường chiến tranh, trường văn học
v.v.. trong bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần định hình
phong cách ngôn ngữ của ông; mặt khác, các trường từ vựng này cũng
nói lên được phần nào quan điểm của nhà văn về lý tưởng cuộc đời, về
phương diện thẩm mĩ....
Bên cạnh từ ngữ, câu cũng là đơn vị có vai trò quan trọng trong
việc thể hiện phong cách tác giả. Dù ngữ pháp là những qui tắc chung
của một thứ tiếng và có tính ổn định cao, song không vì thế mà nó chối

từ mọi nỗ lực sáng tạo của nhà văn. Cụ thể là đã có rất nhiều người viết
để lại những dấu ấn của riêng mình trong lĩnh vực cú pháp. Hoàng Phủ
Ngọc Tường là một trường hợp như thế. Những đặc sắc về câu trong bút
ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện ở hai phương diện cấu tạo ngữ
pháp và những biện pháp tu từ cú pháp.
Về cấu tạo ngữ pháp, chúng tôi cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường
thường sử dụng câu ghép - đặc biệt là câu ghép chính - phụ với nhiều
tầng bậc. Đây là mẫu câu hữu dụng trong việc diễn tả những cảm xúc
nhiều cung bậc của tác giả.
Ở một cấp độ khác trong phương tiện ngôn ngữ, đó là các biện
pháp tu từ, ta thấy bút ký là thể loại văn học có thể thích ứng với nhiều


×