Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

BÀI GIẢNG HOÁ CAO PHÂN tử PHÂN LOẠI POLYME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 136 trang )

II.4. PHÂN LOẠI POLYME


II.4.1. Phân loại theo nguồn gốc
Polyme tổng hợp
Polyme tự nhiên


Polyme tổng hợp: được tổng hợp từ các monome
bằng hai phương pháp: trùng hợp và trùng ngưng.


Polyme tự nhiên: là polyme sẵn có trong tự nhiên
như cao su tự nhiên, xenlulo, tinh bột, tơ tự nhiên,
protein và polynucleotit như ADN và ARN.



Tiền giấy



II.4.2. Phân loại theo cấu tạo hoá học của mạch
Polyme mạch cacbon: những polyme có mạch chính
được cấu tạo từ các nguyên tử cacbon.
VD:
CH2

CH2

CH2 CH


Cl

CH2

CH2

n

n

CH = CH

CH2

C = CH CH2
CH3

n

n


Polyme dị mạch chứa mạch chính ngoài nguyên tử
cacbon còn có các nguyên tử nguyên tố khác như O,
N, S , ….
VD:
Polyoxymetylen CH2 O n
Polyeste
O CH2 xO CO CH2 yCO
n

Polyuretan
CO NH CH NH CO O CH2 O
2

x

y

n


Polyme mạch vô cơ bao gồm các polyme có mạch
chính được cấu tạo từ các nguyên tử nguyên tố vô
cơ như O, Si, Ti, Al, ….

Polysiloxan


II.4.3.Phân loại theo tính chất
Polyme được chia thành 3 nhóm: nhiệt dẻo, nhiệt
rắn và elastome


Polyme nhiệt dẻo là những polyme mạch thẳng hoặc
nhánh, có thể nóng chảy dưới tác dụng của nhiệt và
có thể đúc thành bất kỳ chi tiết nào với bất kỳ hình
dạng nào. Khi để nguội chúng trở về trạng thái rắn.
Trong quá trình gia công thành chi tiết không xảy ra
sự biến đổi hoá học nào trong polyme nên có thể gia
công lại.




Polyme nhiệt rắn là polyme tạo mạng lưới không
gian dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc hợp chất hóa
học và trở nên trạng thái rắn, không tan, không chảy
và không thể gia công lại.



Elastome là cao su, co giãn tốt và khi bỏ ngoại lực
nó trở lại kích thước ban đầu rất nhanh.


II.4.4.Phân loại theo lĩnh vực sử dụng
Polyme được chia thành các lĩnh vực sau: chất dẻo,
sợi, cao su, sơn và keo.


II.5. Cách gọi tên

II.5.1.Trên cơ sở
monome ban đầu

II.5.2. Cách gọi tên
trên cơ sở cấu tạo
hoá học

II.5.3. Tên thương
mại và các cách gọi

tên khác


II.5.1. Cách gọi tên trên cơ sở monome ban đầu
Hệ thống gọi tên này được sử dụng cho các polyme
từ một loại monome
Tên của polyme là tên monome và thêm tiếp đầu
ngữ "poly" đằng trước.
Thí dụ:
etylen
polyetylen



Nếu trong phân tử monome chứa các nhóm thế, tên
của polyme được để trong ngoặc đơn sau tiếp đầu
ngữ "poly"
• Thí dụ: monome
polyme
3-metylpenten-1
poly(3-metylpenten-1)
vinylclorua
poly(vinylclorua)
• -caprolactam
poly(-caprolactam)


• Polyme tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng từ một
loại monome cũng được gọi theo cách tương tự. Thí
dụ, polyme trên cơ sở axit 6-aminocapronic được

gọi là poly(axit 6-aminocapronic).
nH2N CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 COOH
O
NH(CH2)5C n


II.5.2.Cách gọi tên trên cơ sở cấu tạo hoá học
Polyme tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng
hai hay nhiều monome thường được gọi theo cấu tạo
hoá học của mắt xích cơ bản.
Tên của polyme = tiếp đầu ngữ "poly" + tên gọi của
nhóm cấu trúc hoá học được để trong ngoặc đơn.


Ví dụ:
Polyme
trên

sở
hexametylendiamin
H2N(CH2)6NH2

axit
xebaxic
HOOC(CH2)8COOH được xem là amit thế của axit
xebaxic và được gọi là poly(hexametylenxebaxamit)

NH (CH2)6 NHCO (CH2)8 CO n



Polyme được tổng hợp từ etylenglycol HO-CH2CH2-OH và axit terephtalic HOOC C6H4COOH gọi
Poly(etylenterephtalat)

OCH2CH2O CO

CO n


II.5.3. Tên thương mại và các cách gọi tên khác
Cách gọi tên đặc biệt - tên thương mại - được chấp
nhận đối với một số loại polyme.
Ví dụ: polyamit từ diamin và diaxit mạch thẳng gọi
là “nilon”. Sau từ "nilon" được bổ sung hai con số,
số thứ nhất là số nhóm metylen của diamin, còn số
thứ hai là số nguyên tử cacbon của diaxit
Polyhexametylen adipamit là nilon - 6,6 và
polyhexametylenxebaxamit là nilon - 6,10.


×