Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bàn về hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.16 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và đã đạt được một
số thành tựu to lớn trong việc cải cách nền kinh tế và dần thu hút sự quan tâm của
các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO vào năm
2007 thì cơ hội phát triển và hội nhập, khẳng định tên tuổi của Việt Nam trên thế
giới đang ngày càng rộng mở. Hơn thế nữa Việt Nam vừa kí kết thành công hiệp
định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 05/10/2015 vừa
xong. Đây là một bước ngoặt rất lớn đối với nhà nước cũng như các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Có thể thấy
trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ thực hiện thúc đẩy mạnh mẽ việc xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ. Khi hàng hóa lưu thông giữa các nước thì các giao dịch
thanh toán, trao đổi bằng ngoại tệ sẽ xảy ra thường xuyên và việc kiểm soát ngoại
tệ là một vấn đề cấp thiết đặc biệt là khi phát sinh chênh lệch tỷ giá. Do đó việc
hạch toán ngoại tệ trong các doanh nghiệp rất cần được quy định rõ ràng, khoa học,
hợp lý nhằm phản ánh trung thực tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và luồng
tiền của doanh nghiệp tạo điều kiện cho các hoạt động liên doanh, liên kết hay
buôn bán với nước ngoài phát triển hơn. Mới đây nhất, BTC đã ban hành Thông tư
200/2014/TT-BTC thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán
trong doanh nhiệp. Trong Thông tư mới ban hành có nhiều sự thay đổi rõ rệt về
việc hoạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề này em xin lựa chọn đề tài: Bàn về hạch toán ngoại tệ và chênh
lệch tỷ giá hối đoái.


Đề án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá
hối đoái


Chương 2: Chế độ kế toán Việt Nam về kế toán ngoại tệ và chênh lệch
tỷ giá hối đoái
Chương 3: Đánh giá và một số đề xuất về hạch toán tỷ giá hối đoái
ngoài tệ ở Việt Namm
Dù rất cố gắng nhưng em tin chắc rằng đề án của mình còn rất nhiều thiếu
sót, em rất mong được Thầy đóng góp ý kiến để em có thể hiểu biết rõ hơn về đề
tài này. 


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGOẠI TỆ VÀ CHÊNH LỆCH
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1

Khái niệm chung

- Đơn vị tiền tệ kế toán: Là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc
ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
- Ngoại tệ: Là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh
nghiệp.
- Tỷ giá hối đoái: Là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế
hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ
giá hối đoái khác nhau.
- Tỷ giá hối đoái cuối kỳ: Là tỷ giá hối đoái sử dụng tại ngày lập các báo cáo
tài chính.
- Các khoản mục tiền tệ: Là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các
khoản phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định
được.
- Các khoản mục phi tiền tệ: Là các khoản mục không phải là các khoản mục

tiền tệ.
1.2

Nguyên tắc hạch toán

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực
hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là
Việt Nam Đồng, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi
đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Tỷ giá ghi sổ kế toán.


Khi xác định nghĩa vụ thuế (kê khai, quyết toán và nộp thuế), doanh nghiệp
thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.
1.3 Các trường hợp hạch toán liên quan đến ngoại tệ
1.3.1 Các giao dịch bằng ngoại tệ
- Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ;
- Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu bằng ngoại
tệ;
- Trở thành một đối tác của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện;
- Mua, thanh lý các tài sản; phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ bằng
ngoại tệ;
- Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.
1.3.2 Các hoạt động tại nước ngoài
- Hoạt động nước ngoài không thể tách rời hoạt động của doanh nghiệp khi
đó báo cáo thực hiện hoạt động kinh doanh của hoạt động này như một bộ
phận của doanh nghiệp báo cáo.
- Cơ sở ở nước ngoài là đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách
pháp nhân ở nước sở tại, sử dụng đồng tiền của nước sở tại làm đơn vị tiền tệ kế

toán.


Chương 2: Chế độ kế toán Việt Nam về kế toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá
2.1 Những thay đổi trong chế độ kế toán Việt Nam
Ngày 22/12/2014, Bộ Trưởng Bộ Tài chính ký Thông tư số 200/2014/TTBTC thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC. Trong thông tư này đã có một số thay đổi về chế độ kế toán liên
quan đến hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp có quyền lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, tức
là mọi doanh nghiệp có thể dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán (nếu thỏa
mãn điều kiện quy định) nhưng phải lập báo cáo tài chính (BCTC) chuyển đổi theo
Việt Nam Đồng (VNĐ). Kiểm toán BCTC VNĐ và sử dụng BCTC VNĐ là Báo
cáo pháp lý. Trước đây chỉ doanh nghiệp FDI được sử dụng ngoại tệ làm đơn vị
tiền tệ trong kế toán và BCTC bằng ngoại tệ được kiểm toán cũng là BCTC mang
tính pháp lý.
Thứ hai, thay đổi cách xác định tỷ giá ghi sổ và tỷ giá giao dịch thực tế trong
các giao dịch ngoại tệ:
- Tỷ giá ghi sổ chỉ bao gồm tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ
bình quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập). Đối
với bên có của tài khoản tiền, khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ chỉ sử dụng tỷ giá
bình quân gia quyền di động. Trước đây khi xuất ngoại tệ để thanh toán, doanh
nghiệp sử dụng tỷ giá xuất quỹ như áp dụng các phương pháp tính giá hàng tồn
kho, như phương pháp nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất trước, bình quân
sau mỗi lần nhập, bình quân cả kì dự trữ.
- Tỷ giá thực tế trong các giao dịch ngoại tệ là tỷ giá dựa trên tỷ giá giao dịch
của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên giao dịch. Trước đây
tỷ giá thực tế là tỷ giá tại ngày phát sinh giao dịch hoặc tỷ giá giao dịch bình quân
trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
tại thời điểm phát sinh giao dịch.



Thứ 3, đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập báo
cáo tài chính.
Trước đây các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là các tài sản được thu hồi
bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ (bao gồm cả các khoản
nhận trước của người mua hoặc trả trước cho người bán bằng ngoại tệ, Doanh thu
nhận trước hoặc chi phí trả trước bằng ngoại tệ). Theo chế độ kế toán hiện hành thì
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được chỉnh sửa và bổ sung, cụ thể bao gồm
các khoản mục như sau:
a) Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;
b) Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:
- Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng
ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc
người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại
các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ.
- Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước
bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về
việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các
khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
c) Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa
vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.
d) Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ; Các
khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.
Thứ tư, Vì có sự thống nhất trong việc sử dụng tỷ giá thực tế và rút bớt các tỷ
giá ghi sổ nên theo chế độ kế toán hiện hành, loại bỏ tài khoản 007 khi theo dõi
nguyên tệ cùng tỷ giá ghi sổ mà chỉ cần theo dõi trực tiếp trên sổ chi tiết kê toán



các tài khoản tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu,
các khoản phải trả.
Thứ năm, bỏ tài khoản 242: Chi phí trả trước và tài khoản 3387: Doanh thu
chưa thực hiện. Đối với các doanh nhiệp chưa đi vào hoạt động khoản lỗ tỷ giá lũy
kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực tiếp từ TK 413 vào chi phí
tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK 242 và khoản lãi tỷ giá lũy kế
được phân bổ trực tiếp từ TK 413 vào doanh thu hoạt động tài chính, cũng không
thực hiện kết chuyển thông qua TK 3387 như trước kia.
2.2 Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về kế toán ngoại tệ
2.2.1 Nguyên tắc xác định tỉ giá hối đoái
2.2.1.1

Nguyên tắc xác định tỉ giá thực tế

a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ ( hợp đồng mua bán ngoại tệ
giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng
hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và
ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp
ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ
của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày
góp vốn;
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng
thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao
dịch phát sinh;
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng
thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
+ Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán



ngay bằng ngoại tệ ( không qua các tài khoản phải trả ), tỷ giá giao dịch thực tế là
tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
b) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:
- Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có
giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) theo nguyên tắc:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi
doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối
với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá
mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại
thời điểm lập Báo cáo tài chính;
- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy
định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
2.2.1.2

Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ:

- Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình
quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập).
- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải
thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại
tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm
đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.
- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên Có

tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng
giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có


tại thời điểm thanh toán.
2.2.2 Nguyên tắc áp dụng tỷ giá
a) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm
giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:
- Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán
hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước
hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng
với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận
trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi
nhận doanh thu, thu nhập).
- Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác. Riêng
trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong
kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước
(không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận chi phí).
- Các tài khoản phản ánh tài sản. Riêng trường hợp tài sản được mua có liên
quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền
trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người
bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản).
- Tài khoản loại vốn chủ sở hữu;
- Bên Nợ các TK phải thu; Bên Nợ các TK vốn bằng tiền; Bên Nợ các TK phải
trả khi phát sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán.
- Bên Có các TK phải trả; Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao dịch nhận
trước tiền của người mua;
b) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được
sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các loại tài khoản sau:
- Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người

mua); Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua do đã


chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, khối lượng được
nghiệm thu; Bên Có các TK khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước;
- Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán);
Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán do đã nhận
được sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu khối lượng.
- Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều khoản phải thu hoặc phải trả bằng
ngoại tệ với cùng một đối tượng thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối
tượng được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động của các giao dịch với
đối tượng đó.
c) Khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di
động được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán ở bên Có các TK tiền.
2.2.3 Nguyên tắc xử lí chênh lệch tỉ giá hối đoái
2.2.3.1

Nguyên tắc xử lí chênh lệch tỉ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ
phát sinh trong kì.

a) Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài
khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các
khoản phải trả.
b) Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt
động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.
Riêng khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình
trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng
được tập hợp, phản ánh trên TK 413 và được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động
tài chính hoặc chi phí tài chính khi doanh nghiệp đi vào hoạt động theo nguyên tắc:

- Khoản lỗ tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực
tiếp từ TK 413 vào chi phí tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK
242 - chi phí trả trước;


- Khoản lãi tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực
tiếp từ TK 413 vào doanh thu hoạt động tài chính, không thực hiện kết chuyển
thông qua TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện;
- Thời gian phân bổ thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại hình
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Riêng số phân bổ khoản lỗ
tỷ giá tối thiểu trong từng kỳ phải đảm bảo không nhỏ hơn mức lợi nhuận trước
thuế trước khi phân bổ khoản lỗ tỷ giá (sau khi phân bổ lỗ tỷ giá, lợi nhuận trước
thuế của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng không).
Nguyên tắc xử lí chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ
cuối kì.
- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo
tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định
của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng
rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại
tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.
- Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản
dở dang.
2.3 Phương pháp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
2.3.1 Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn mua hàng
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn mua bán ngoại tệ
- Phiếu chi ngoại tệ
- Phiếu thu ngoại tệ
- Biên lai thu tiền

- Bảng kiểm kê tiền(dùng cho ngoại tệ)
2.3.2 Tài khoản sử dụng


• TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Bên Nợ:
+ Lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
+ Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia
gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
+ Kết chuyển lãi tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính;
Bên Có:
+ Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
+ Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia
gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
+ Kết chuyển lỗ tỷ giá vào chi phí tài chính;
Tài khoản 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.
Số dư bên Nợ: Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm
quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
Số dư bên Có: Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm
quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ: Phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh
doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động

đầu tư XDCB).


+ Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động: Phản
ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong giai đoạn trước hoạt động. Tài
khoản này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều
lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định
kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
• Tài khoản 1112: Tiền mặt ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ
giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt là ngoại tệ nhập quỹ;
- Số tiền mặt là ngoại tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo
cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt là ngoại tệ xuất quỹ;
- Số tiền mặt là ngoại tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường
hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt là ngoại tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.
• Tài khoản 1122: Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra
và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng
Việt Nam
Bên Nợ:
- Các khoản ngoại tệ gửi vào Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo
cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).

Bên Có:
- Các khoản ngoại tệ rút ra từ Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường
hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo
cáo.


2.3.3 Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
2.3.3.1

Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

a) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
b) Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán
tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch
thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642...
Có các TK 331, 341, 336...
c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ,
dịch vụ:
- Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại
thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
- Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo
nguyên tắc:
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại
tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại
thời điểm ứng trước, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642


Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế
toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch),
ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642
(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).
d) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê
tài chính, nợ nội bộ...), ghi:
Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái
giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa,
TSCĐ, dịch vụ:
- Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế

tại thời điểm nhận trước, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
- Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, kế toán phản
ánh theo nguyên tắc:
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã nhận
trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm


nhận trước, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có các TK 511, 711.
+ Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ
giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có các TK 511, 711.
h) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
i) Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
k) Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ
- Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá)
Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).
2.3.3.2

Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các


khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
a) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
b) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục
tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối
đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của
TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động
tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
- Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt
động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài
chính, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
c) Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh
nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình
trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng:
Đơn vị áp dụng tất cả các quy định về tỷ giá và nguyên tắc kế toán như đối với các
doanh nghiệp khác, ngoại trừ:


- Việc ghi nhận khoản lãi tỷ giá khi phát sinh được phản ánh vào bên Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái;
- Việc ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái;

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ HẠCH TOÁN TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái tại
các doanh nghiệp Việt Nam
3.1.1. Về phạm vi áp dụng:


Với các doanh nghiệp phát sinh liên quan đến ngoại tệ và tỷ giá ngoại tệ biến
động thường xuyên, phức tạp như hiện nay, doanh nghiệp đã áp dụng các phần
mềm kế toán, nhưng trong trường hợp này, kế toán cũng phải mất nhiều công sức
để nhập dữ liệu và xử lý các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Bởi vì, trên thực tế,
tại cùng một thời điểm, tỷ giá hối đoái của một loại ngoại tệ ở các thị trường khác
nhau (trong cùng một quốc gia, trong cùng một khu vực hay giữa các quốc gia) đã
có những sự khác biệt đáng kể chưa nói đến, tại cùng thời điểm đó, doanh nghiệp
có thể phát sinh rất nhiều giao dịch liên quan đến nhiều loại ngoại tệ khác nhau tại
nhiều thị trường khác nhau.
3.1.2. Về khối lượng ghi sổ:
Do việc ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái thực

tế mà tỷ giá hối đoái biến động hàng giờ, hàng ngày nên khối lượng tính toán và
ghi sổ kế toán tăng lên đáng kể. Kế toán phải theo chi tiết, cụ thể sự biến động về
tỷ giá từng loại ngoại tệ theo thời gian tại các thị trường khác nhau và theo từng
đối tượng khác nhau. Đối với các doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm kế toán phù
hợp, khối lượng tính toán và ghi sổ này có thể được giải quyết không mấy khó
khăn.Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng những doanh nghiệp này không nhiều.
Ngay bản thân các phần mềm kế toán hiện đang áp dụng tại các doanh nghiệp Việt
Nam, cơ sở xây dựng và cách thức xây dựng phần mềm kế toán các nghiệp vụ liên
quan đến ngoại tệ cũng chưa hẳn là khoa học và có căn cứ.
3.1.3. Về xác định tỷ giá hối đoái ngoại tệ xuất dùng:
Theo quy định, đối với ngoại tệ xuất sử dụng trong kỳ báo cáo cho các mục
đích, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính tỷ giá thực tế tương
tự như tính giá thực tế vật tư, hàng hoá xuất dùng (phương pháp giá đơn vị bình
quân; phương pháp nhập trước, xuất trước; phương pháp nhập sau, xuất trước;…).
Những quy định này, theo em là hoàn toàn cứng nhắc và máy móc. Bởi vì, bản
thân ngoại tệ không phải là hàng hoá đơn thuần mà là một loại hàng hoá đặc biệt,


vừa được sử dụng để thanh toán những cũng có thể đem trao đổi, mua bán trên thị
trường. Hơn nữa, khác với các loại vật tư, hàng hoá, tỷ giá của ngoại tệ không ổn
định mà biến động thường xuyên, lên xuống thất thường nên việc xác định tỷ giá
ngoại tệ xuất dùng theo các phương pháp trên sẽ không phản ánh chính xác trị giá
thực của ngoại tệ.
Dù những lý do đã nêu mà trên thực tế, mặc dù đã có hướng dẫn cụ thể về cách
hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ nhưng hầu hết các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ - vẫn
lúng túng và khó khăn khi ghi sổ kế toán. Nhiều doanh nghiệp bỏ qua quy định
phải ghi sổ kế toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế, họ cứ ghi theo tỷ giá hối đoái cố
định mà không hề điều chỉnh. Có doanh nghiệp ghi sổ theo tỷ giá thực tế tại thời
điểm tăng, giảm ngoại tệ nên dẫn đến tình trạng phát sinh số dư “ảo” hoặc số dư
“âm” đối với những ngoại tệ có tỷ giá tăng. Nhiều doanh nghiệp để dồn các nghiệp

vụ liên quan đến ngoại tệ đến cuối năm hay cuối quý mới ghi sổ theo tỷ giá thực tế
tại thời điểm ghi sổ. Thực trạng đó không những không phản ánh đúng tình hình tài
sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, gây tốn kém cả về thời gian, công sức, tiền bạc
cho doanh nghiệp mà quan trọng hơn, các doanh nghiệp không xác định được
chính xác nghĩa vụ phải nộp đối với Ngân hàng, thông tin do kế toán cung cấp
không bảo đảm độ tin cậy, thời gian quyết toán kéo dài…
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các
doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế “mở”, các doanh nghiệp sử dụng các đồng tiền khác
ngoài đồng Việt Nam để thực hiện các giao dịch mua, bán, thanh toán ngày càng
trở nên phổ biến. Và mới đây hiệp định TPP vừa được thông qua thì các giao dịch
liên quan đến ngoại tệ ngày càng nhiều hơn nữa. Một trong những vấn đề to lớn
đối với những doanh nghiệp này là phải kể đến đến việc hạch toán chệnh lệch tỷ
giá hối đoái. Trong chế độ kế toán hiện hành cũng như trong các văn bản thông tư


ban hành hướng dẫn câc chuẩn mực kế toán đã có những bước tiến lớn so với
trước kia. Thông tư 200/2014/TT-BTC (TT200) ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ
Tài chính thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 244/2009/TT-BTC được đánh giá là linh hoạt,
hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, tôn trọng bản chất hơn hình thức, lấy mục
tiêu đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành ra quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
Tuy vậy nhưng nó vẫn còn một số những điểm mẫu thuẫn và chưa hợp lý trong chế
độ kế toán hiện hành nói chung và hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái nói riêng.
Điều này đặt ra cho không ít những người làm công tác kế toán trong doanh nghiệp
gặp phải những khúc mắc băn khoăn và trăn trở. Chính vì vậy cần phải được quan
tâm và hoàn thiện hơn nữa trong việc kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các
doanh nghiệp.
3.3 Đánh giá kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các doanh nghiệp
3.3.1 Đánh giá về việc áp dụng chuẩn mực kế toán

Như đã được nói ở trên TT200 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp đã
có những bước tiến vượt bậc và đặc biệt đã đi đến việc phản ánh đúng bản chất
hơn của nghiệp vụ so với trước kia.
Điều thay đổi rõ nhất trong Thông tư này là nguyên tắc kế toán về tỷ giá hối
đoái bên Nợ TK 331 hay chính là phần mà doanh nghiệp trả trước cho người bán
và bên có TK 131 là khoản mà khách hàng ứng trước tiền mua. Cụ thể như sau:
Trước kia khi ghi nhận bên có của TK 131 chuẩn mực quy định hạch toán theo tỷ
giá ghi sổ kế toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Rõ ràng nghiệp vụ bán hàng
chưa thực hiện thì không thể có tỷ giá ghi sổ để ghi được. Tương tự đối với TK
331 cũng vậy.
Theo Thông tư 200 thì khi khách hàng ứng trước hay khoản mà doanh
nghiệp trả trước cho người bán thì được ghi theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh
nghiệp vụ ứng tiền trước. Điều này này phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh


tế phát sinh. Vấn đề này đã được rất nhiều những người làm công tác kế toán về
hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái băn khoăn trăn trở bấy lâu nay, khẳng định
một lần nữa những bước tiến thay đổi tích cực đáng kể của TT200.
Tuy vậy vẫn có những điểm chưa hợp lí và đúng đắn về việc hạch toán
chênh lệch tỷ giá hối đoái theo chuẩn mực kế toán hiện hành. Tiêu biểu như sau:
- Chuẩn mực quy định quy định tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được
phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính
(nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh cho tất cả các loại doanh nghiệp (kể cả giai đoạn
trước hoạt động), ngoại trừ khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt
động của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện
dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an
ninh, quốc phòng được tập hợp, phản ánh trên TK 413(2) và được phân bổ dần
vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính khi doanh nghiệp đi vào
hoạt động. Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá
trị tài sản dở dang. Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái được trình bày trong TT

200 quy định tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái, kể cả việc chênh lệch tỷ
giá phát sinh trực tiếp cho tài sản dài hạn vẫn phải ghi vào lãi lỗ trong kỳ, không
được vốn hóa. Quy định này của TT 200 đã làm méo mó kết quả tài chính của
doanh nghiệp và mâu thuẫn với IAS 23 – Chi phí lãi vay. Theo IAS 23 chi phí vay
bao gồm cả chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc vay ngoại tệ mà chúng được xem là
một khoản điều chỉnh cho chi phí lãi tiền vay. Chi phí vay mà chúng có thể liên
quan trực tiếp với việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất một phần của tài sản dài
hạn là chi phí của tài sản đó và do vậy nó phải được vốn hóa (tức ghi nhận vào giá
trị tài sản). Các chi phí vay tiền khác được ghi nhận là một khoản chi phí. Sau đây
em xin đưa ra một ví dụ minh họa cho vấn đề này:
+ Ngày 01/01/2015, công ty A đang hoạt động bình thường tiến hành vay
dài hạn để xây dựng một nhà máy mới X. Giả sử chênh lệch tỷ giá cho việc xây


dựng nhà máy X của năm 2015 là lỗ 5 tỷ VNĐ và năm 2015 công ty A lãi 3 tỷ
(chưa bao gồm khoản chi phí về chênh lệch tỷ giá 5 tỷ VNĐ). Chênh lệch tỷ giá
trong tình huống này sẽ được ghi sổ theo quy định của TT 200 và IAS 23 như sau:
Bút toán ghi sổ theo TT 200:
Nợ TK 635: 5 tỷ
Có TK 341: 5 tỷ
Bút toán ghi sổ theo IAS 23:
Nợ TK XDCB: 5 tỷ
Có TK Vay dài hạn: 5 tỷ
Theo TT 200 công ty A phải ghi nhận và báo cáo khoản chi phí tài chính 5 tỷ
VNĐ, làm cho lãi hoạt động kinh doanh trở nên số âm 2 tỷ thay vì lãi 3 tỷ. Các nhà
đầu tư phải đọc báo cáo tài chính phản ánh không trung thực kết quả và tình hình
tài chính của công ty A. Trong khi nếu phản ánh đúng bản chất như IAS 23, lãi
kinh doanh thông thường là 3 tỷ VNĐ, còn 5 tỷ VNĐ được vốn hóa chứ không
phải đưa vào lỗ của hoạt động kinh doanh của A.
- TT 200 hướng dẫn nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế trong trường

hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán đối
với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay
bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá
mua của ngân hàng thương mại (NHTM) nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
Quy định xác định tỷ giá mua của NHTM theo TT200 cho những giao dịch này là
chưa chính xác, bởi khi giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được
thanh toán ngay bằng ngoại tệ thì người mua phải mua ngoại tệ của NHTM nơi
doanh nghiệp thực hiện thanh toán để trả cho người bán. Vì vậy, tỷ giá giao dịch
thực tế phải là tỷ giá bán của NHTM thì mới phản ánh đúng bản chất của giao dịch.
Nói tóm lại, chế độ kế toán hiện hành được hướng dẫn theo thông tư 200/BTC gần
đây nhất có nhiều cái thay đổi mới mẻ tuy vậy còn nhiều người làm công tác kế


toán trong các doanh nghiệp còn nhiều những khúc mắc trăn trở khi áp dụng chuẩn
mực kế toán.
3.3.2 Đánh giá về Tài khoản sử dụng
Những tài khoản được sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ lên quan đến
ngoại tệ nhìn chung khá đầy đủ.
Tài khoản trung tâm của nghiệp vụ này là tài khoản 413 “chênh lệch tỷ giá
hối đoái”. Tài khoản này dung để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo và để phán ánh khoản
chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia
gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng được tập hợp, phản
ánh trên TK 413(2). Chuẩn mực quy định tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều
được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài
chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh cho tất cả các loại doanh nghiệp (kể cả giai
đoạn trước hoạt động). Đối với những doanh nghiệp có hoạt động thu chi bằng
ngoại tệ xảy ra thường xuyên và tỷ giá biến động mạnh sẽ phản ánh không xác
thực tình hình kinh doanh trong kỳ vì đến cuối kỳ lại đánh giá lại các khoản mục

có gốc ngoại tệ dựa theo tỷ giá ngày lập báo cáo. Vậy tại sao không sử dụng trực
tiếp TK 413 để phán ánh chênh lệch tỷ giá trong kỳ và đến cuối kỳ kết chuyển toàn
bộ sang doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính? Như vậy sẽ khẳng định vai trò
của TK 413 “ chênh lệch tỷ giá hối đoái” hơn.
3.3.3 Đánh giá về quy trình và hạch toán nghiệp vụ liến quan đến ngoại tệ
Theo TT200 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thi khoản khách hàng ứng
trước và khoản trả trước cho người bán được định khoản như sau:
• Khách hàng ứng trước
Khi khách hàng ứng trước:
Nợ Tk 1112, 1122: theo tỷ giá thực tế ngày giao dịch


×