Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

danh gia su anh huong cua cac loai nguyen lieu trong khau phan thuc an len mo hoc ruot cua ca ro phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU
TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN MÔ HỌC RUỘT CỦA
CÁ RÔ PHI (Orechromis noliticus)

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Thịnh
ThS. Trần Ngọc Thiên Kim
SVTH: Hồ Khánh Phƣợng
Lớp: DH11NY
MSSV: 11141077

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2015


ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU TRONG
KHẨU PHẦN THỨC ĂN LÊN MÔ HỌC RUỘT CỦA CÁ RÔ PHI

(Orechromis noliticus)

Sinh viên thực hiện
HỒ KHÁNH PHƢỢNG
Ngành: BỆNH HỌC THỦY SẢN (NGƢ Y)
Mã số sinh viên: 11141077
Niên khóa: 2011 – 2015

Hƣớng dẫn khoa học


Hƣớng dẫn khoa học

TS.NGUYỄN HỮU THỊNH

ThS.TRẦN NGỌC THIÊN KIM

Sinh viên thực hiện

HỒ KHÁNH PHƢỢNG

2


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản và Bộ môn Bệnh Học
Thủy Sản đã tạo điều kiện cho tôi học hỏi và nghiên cứu nâng cao trình độ của bản thân.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn Thầy Nguyễn Hữu Thịnh, Cô Trần Ngọc Thiên
Kim, đã tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cô, các thầy, các anh chị và các bạn trong trại thực
nghiệm và phòng thí phiệm PV309 của khoa Thủy Sản, trƣờng Đại học Nông Lâm
TpHCM đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và những ngƣời thân đã luôn động
viên, cổ vũ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2015

Sinh viên


Hồ Khánh Phƣợng

3


TÓM TẮT
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi về thành phần dinh
dƣỡng ảnh hƣởng đến sự thay đổi mô học ruột của cá rô phi trong khoảng thời gian 6
tuần. Cá rô phi đƣợc cho ăn 3% trọng lƣợng cơ thể với 7 khẩu phần thức ăn tƣơng ứng
với 7 nghiệm thức: 1) thức ăn cơ bản - sử dụng bột cá là nguyên liệu truyền thống, khẩu
phần 2 – 7 dựa theo chế độ cơ bản với 70% khối lƣợng nguyên liệu thức ăn cơ bản + 30%
khối lƣợng nguyên liệu thí nghiệm, bao gồm: 2 - bột lông vũ, 3 - bột đậu nành, 4 - cám
gạo, 5 - bột dầu cải canola, 6 - bột hƣớng dƣơng, 7 – DDGS (bã rƣợu ngũ cốc). Mẫu ruột
đƣợc chia làm 3 phần: ruột trƣớc, ruột giữa và ruột sau đƣợc thu mẫu ở tuần 1, tuần 3 và
tuần 6 để đánh giá sự khác nhau của mô học ruột ở các khẩu phần ăn khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy rằng giữa các nghiệm thức có khác nhau sự ảnh hƣởng tới mô
học ruột cá. Khi cá ăn khẩu phần chứa DDGS và bã dầu nành có tác động nhiều nhất tới
mô học ruột, làm gia tăng độ dày lớp dƣới niêm mạc, lớp màng đệm và làm xuất hiện
nhiều tế bào tiết chất nhầy ở các đoạn ruột. Nhƣng ở nghiệm thức bã dầu nành cá có dấu
hiệu phục hồi mô ruột ở tuần 6 so với nghiệm thức DDGS. Cá ăn thức ăn giàu bột lông vũ
lại có tác hại ít nhất tới mô học ruột cá sau 6 tuần thí nghiệm. Các nguyên liệu thí nghiệm
đều có tác động tới mô ruột cá rô phi, nhƣng chƣa đủ để dẫn tới viêm ruột. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có các nguyên liệu thực vật, phụ phế phẩm có khả năng thay thế
nguyên liệu bột cá trong khẩu phần thức ăn của cá rô phi với một tỉ lệ thích hợp.

4


MỤC LỤC
TRANG CHUẨN Y .......................................................................................................................................2

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................................3
TÓM TẮT ......................................................................................................................................................4
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................................................7
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ............................................................................................................................8
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ................................................................................................................................9
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................10
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN .......................................................................................................................11
2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô phi ( Orechromis noliticus ) ................................................................11
2.1.1. Đặc điểm phân loại ...................................................................................................................11
2.1.2. Đặc điểm hình thái ...................................................................................................................11
2.1.3. Đặc điểm sinh trƣởng ...............................................................................................................11
2.1.4. Đặc điểm và nhu cầu dinh dƣỡng ...........................................................................................12
2.1.5. Đặc điểm sinh sản .....................................................................................................................16
2.2. Đƣờng ruột cá....................................................................................................................................18
2.2.1. Cấu tạo đƣờng ruột và mô học ................................................................................................18
2.2.2. Khả năng ngăn cản sự xâm nhiễm mầm bệnh của đƣờng ruột cá .......................................21
2.3. Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ...................................23
2.3.1. Nguyên liệu bột cá ....................................................................................................................23
2.3.2. Nguyên liệu bột lông vũ ...........................................................................................................26
2.3.3. Nguyên liệu bã dầu nành .........................................................................................................27
2.3.4. Nguyên liệu cám gạo ................................................................................................................29
2.3.5. Nguyên liệu bã dầu cải Canola ...............................................................................................31
2.3.6. Nguyên liệu bột hƣớng dƣơng .................................................................................................32
2.3.7. Nguyên liệu DDGS (Distillers Dried Grais with Solubes) .....................................................33
2.4. Tình hình nghiên cứu về nguyên liệu thức ăn thay thế bột cá ...........................................................34
CHƢƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................36
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................................................36
3.2. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................................................36
3.3. Vật liệu nghiên cứu ...........................................................................................................................36
5



3.4. Phƣơng pháp phân tích ......................................................................................................................38
3.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu ..........................................................................................................41
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................................42
4.1. Lớp dƣới niêm mạc ruột – Submucosa(SM) .....................................................................................42
4.1.1. Ruột trước ..................................................................................................................................42
4.1.2. Ruột giữa ...................................................................................................................................43
4.1.3. Ruột sau .....................................................................................................................................45
4.2. Lớp màng đệm – Lamina Proria (LP) ...............................................................................................47
4.2.1. Ruột trước ..................................................................................................................................47
4.2.2 Ruột giữa ....................................................................................................................................49
4.2.3 Ruột sau ......................................................................................................................................51
4.3. Tế bào tiết chất nhầy - Goblet Cell (GC) .........................................................................................53
4.3.1. Ruột trước .................................................................................................................................53
4.3.2. Ruột giữa ..................................................................................................................................55
4.3.3. Ruột sau ....................................................................................................................................57
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................................61
5.1. Kết luận .............................................................................................................................................61
5.2. Đề nghị ..............................................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................63
PHỤ LỤC .....................................................................................................................................................67

6


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu protein của cá rô phi O.niloticus (% khẩu phần)
Bảng 2.2. Nhu cầu các acid amin của cá rô phi
Bảng 2.3. Tỉ lệ thức ăn cho cá rô phi qua các giai đoạn

Bảng 2.4. Thành phần dinh dƣỡng trong bột cá tùy loại
Bảng 2.5. Tiêu chuẩn các hạng bột cá của các quốc gia Nam Mỹ
Bảng 2.6. Thành phần dinh dƣỡng của bột lông vũ thủy phân (% khô)
Bảng 2.7. Thành phần dinh dƣỡng trong các loại khô dầu và bã dầu nành (%khô)
Bảng 2.8. Thành phần dinh dƣỡng của cá phụ phẩm từ gạo (% vật chất khô)
Bảng 2.9. Thành phần dinh dƣỡng cũa bã dầu cải và bánh dầu cải (% vật chất khô)
Bảng 2.10. Thành phần dinh dƣỡng có trong DDGS theo nghiên cứu Cromwell và ctv
(1993)
Bảng 3.1. Khẩu phần thức ăn cơ bản có thành phần chất dinh dƣỡng
Bảng 4.1. Kích thƣớc lớp dƣới niêm mạc ruột trƣớc
Bảng 4.2. Kích thƣớc lớp dƣới niêm mạc ruột giữa
Bảng 4.3. Kích thƣớc lớp dƣới niêm mạc ruột sau
Bảng 4.4. Kích thƣớc lớp màng đệm ruột trƣớc
Bảng 4.5. Kích thƣớc lớp màng đệm ruột giữa
Bảng 4.6. Kích thƣớc lớp màng đệm ruột sau
Bảng 4.7. Số lƣợng tế bào tiết chất nhầy ở ruột trƣớc
Bảng 4.8. Số lƣợng tế bào tiết chất nhầy ở ruột giữa
Bảng 4.9. Số lƣợng tế bào tiết chất nhầy ở ruột sau

7


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Các nghiệm thức thức ăn
Hình 3.2. Đo chiều dài lớp niêm mạc ruột
Hình 3.3. Đo khoảng cách giữa 2 lớp màng đệm
Hình 3.4. Đếm tế bào tiết trên 1 vi nhung mao ruột
Hình 4.1. Độ dày lớp dƣới niêm mạc (SM) khác nhau giữa 2 nghiệm thức sau 6 tuần
Hình 4.2. Độ dày lớp dƣới niêm mạc (SM) ruột giữa của nghiệm thức bã dầu nành
Hình 4.3. Độ dày lớp dƣới niêm mạc (SM) ruột giữa khác nhau của 2 nghiệm thức ở tuần

6
Hình 4.4. Độ dày lớp dƣới niêm mạc (SM) ruột giữa của cá ăn DDGS
Hình 4.5. Độ dày lớp dƣới niêm mạc ruột sau của nghiệm thức cám gạo
Hình 4.6. Lớp màng đệm (LP) ruột trƣớc của nghiệm thức Bã dầu cải Canola
Hình 4.7. Lớp màng đệm (LP) ruột trƣớc của nghiệm thức Cám gạo
Hình 4.8. Lớp màng đệm (LP) ruột trƣớc cảu nghiệm thức bột cá qua các tuần thu mẫu
Hình 4.9. Lớp màng đệm (LP) ruột giữa của nghiệm thức bã dầu nành
Hình 4.10. Độ giãn rộng lớp màng đệm (LP) ruột giữa của nghiệm thức bột cá, cám gạo
và DDGS
Hình 4.11. Sự khác nhau độ giãn lớp màng đệm (LP) ruột sau ở nghiệm thức DDGS
Hình 4.12. Sự thay đổi của lớp màng đệm (LP) ruột sau ở nghiệm thức bột lông vũ
Hình 4.13. Số lƣợng tế bào tiết chất nhầy (GC) ở ruột trƣớc của nghiệm thức bột cá
Hình 4.14. Số lƣợng tế bào tiết nhầy (GC) ở ruột trƣớc của nghiệm thức bã dầu cải
Canola
Hình 4.15. Sự thay đổi số lƣợng tế bào tiết chất nhầy (GC) ở ruột giữa của nghiệm thức
bột lông vũ
Hình 4.16. Số lƣợng tế bào tiết nhầy (GC) ở ruột sau của nghiệm thức bột hƣớng dƣơng
Hình 4.17. Số lƣợng tế bào tiết chất nhầy (GC) ở ruột sau của nghiệm thức bã dầu nành

8


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Biểu thị độ dày lớp dƣới niêm mạc (Submucosa - SM) của ruột trƣớc
Biểu đồ 4.2. Biểu thị độ dày lớp dƣới niêm mạc (Submucosa - SM) của ruột giữa
Biểu đồ 4.3. Độ dày lớp dƣới niêm mạc (Submucosa - SM) ruột sau của cá qua các tuần
Biểu đồ 4.4. Kích thƣớc lớp màng đệm (Lamina proria - LP) của ruột trƣớc
Biểu đồ 4.5. Kích thƣớc lớp màng đệm (Lamina proria - LP) ruột giữa
Biểu đồ 4.6. Kích thƣớc lớp màng đệm (Lamina proria - LP) của ruột sau
Biểu đồ 4.7. Số lƣợng tế bào tiết chất nhầy (Goblet cell - GC) ở ruột trƣớc

Biểu đồ 4.8. Số lƣợng tế bào tiết chất nhầy (Goblet cell - GC) ở ruột giữa
Biểu đồ 4.9. Số lƣợng tế bào tiết chất nhầy (Goblet cell - GC) ở ruột sau

9


CHƢƠNG I

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng là vùng đất có tiềm
năng phong phú thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhờ sự ƣu đãi của điều kiện
tự nhiên, các mô hình nuôi thủy sản của ngƣời dân đã đƣợc đa dạng hóa và kỹ thuật nuôi
ngày càng đƣợc nâng cao đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần cải thiện đời
sống của ngƣời dân. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi cá, đặc biệt là các loài cá đƣợc
nuôi phổ biến nhƣ: rô phi, chép, cá tra, basa, rô đồng... đòi hỏi phải có những nghiên cứu
về nhu cầu dinh dƣỡng của cá để từ đó phối chế thức ăn thích hợp cho chúng. Nhìn chung
trong nuôi thủy sản chi phí thức ăn thƣờng chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60 - 80% tổng chi phí
sản xuất. Vì vậy việc chế biến thức ăn sao cho vừa có đủ thành phần dinh dƣỡng đồng
thời giảm đƣợc chi phí thức ăn là điều mong muốn của ngƣời dân. Với nguồn thực vật
phong phú đa dạng và một số phế phẩm động vật khác, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử
dụng nguyên liệu thực vật hay phế phẩm động vật thay thế nguồn nguyên liệu bột cá ở
mức độ nhất định trong chế biến thức ăn nuôi cá góp phần giảm đƣợc chi phí thức ăn của
cá. Những nguồn nguyên liệu thực vật và phế phẩm động vật đƣợc thay thế cho nguyên
liệu động vật thƣờng dùng là thực vật: cám gạo, bột hƣớng dƣơng, bã dầu Canola, DDGSsản phẩm phụ từ ngũ cốc, bã dầu nành và phụ phẩm động vật là bột lông vũ. Với mỗi
nguyên liệu thay thế có hàm lƣợng dinh dƣỡng khác nhau sẽ có ảnh hƣởng khác nhau về
tốc độ tăng trƣởng, khả năng tiêu hóa,…. Cá rô phi là động vật có tính ăn thiên về bùn bã
hữu cơ, thực vật và quá trình nuôi thâm canh, chúng đƣợc nuôi công nghiệp với thức ăn
có nguyên liệu cung cấp đạm từ động vật chủ yếu. Việc thay thế bằng các loại nguyên liệu
thực vật và phụ phẩm động vật với tỉ lệ thích hợp thì cần đánh giá đƣợc nguyên liệu thay
thế nào tốt cho khả năng tiêu hóa và tăng trƣởng của cá.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cức này đánh giá sự ảnh hƣởng của một số nguyên liệu thức ăn tới cấu trúc
mô học ruột của cá rô phi (Orechromis noliticus).

10


CHƢƠNG II

TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm sinh học của cá rô phi (Orechromis noliticus)
2.1.1. Đặc điểm phân loại
Theo Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hƣơng (1993), cá rô phi thuộc hệ thống
phân loại sau :
Bộ cá vƣợc: Perciformes
Bộ phụ:

Percoidae

Họ:

Cichlidae

Họ phụ:

Tilapia

Giống:

Oreochromis


Loài:

Orechromis noliticus

2.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá rô phi (Orechromis noliticus) có thân ngắn mình cao, vây lớn dày và cứng. Toàn
thân phủ vẩy, phần lƣng có màu sáng vàng nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc màu
vàng nhạt. Trên thân có từ 6 - 8 vạch sắc tố chạy từ lƣng tới bụng. Các vạch sắc tố ở vây
đuôi, vây lƣng rõ ràng (Dƣơng Nhựt Long, 2003), nhƣng màu sắc cá đực sặc sỡ hơn cá
cái. Miệng cá hàm răng nhỏ và sắc, dạ dày bé nhƣng đặc biệt ruột dài gấp 6 - 7 lần chiều
dài cơ thể cá.
2.1.3. Đặc điểm sinh trƣởng
Cá rô phi lớn nhanh, tuy nhiên tốc độ lớn phụ thuộc vào tác động của nhiều yếu tố
khác nhau: nhiệt độ, thức ăn, mật độ nuôi, di truyền, giới tính,… Vì vậy trong quá trình
nuôi chúng ta cần chú ý tới một số điều kiện cụ thể và tác động của các yếu tố này nhằm
đảm bảo cho cá đạt tốc độ tăng trƣởng tốt nhất. Cá ở giai đoạn nhỏ có tốc độ tăng trƣởng
11


nhanh hơn và khi giảm dần khi lớn. Cá sau 1 tháng nuôi đạt 2 – 3g/con, sau 2 tháng cá đạt
15 - 20g/con, cá nuôi thƣơng phẩm sau 5 - 6 tháng có thể đạt 400 - 500g/con.
Cá rô phi có thể sống ở nhiệt độ từ 11 - 42oC, tuy nhiên cá phát triển tốt ở nhiệt độ
28 - 30oC (Balarin & Haller, 1982). Đặc biệt cá rô phi là loài rộng muối, nồng độ muối để
cá phát triển tốt theo Suresh và Lin (1992) là 10 - 20‰ hoặc theo Guerrero và Cornejo
(1994) là 15 - 25‰. Theo Dureza và ctv (1994), cá rô phi nuôi trong lồng (200 con/m3 )
vẫn sinh trƣởng tốt và tỉ lệ sống đạt 88%.
Trong đàn cá rô phi thì cá đực bao giờ cũng có kích thƣớc lớn hơn cá cái do cá cái
chậm lớn sau khi tham gia sinh sản (Dƣơng Nhựt Long, 2003). Đặc biệt cá rô phi dòng
GIFT (Genetically Improved Farmed Tilapia) sinh trƣởng nhanh, ngoại hình đẹp, chất

lƣợng thịt thơm ngon và kích cỡ thƣơng phẩm lớn đạt yêu cầu cho chế biến xuất khẩu.
Theo Eknath (1994), cá rô phi dòng GIFT có tốc độ sinh trƣởng nhanh, cá đạt kích cỡ thu
hoạch (800g) trong vòng 3 tháng nên có thể nuôi đƣợc 3 vụ/năm. Vì vậy, với đặc điểm
trên cá rô phi dòng GIFT đã trở thành đối tƣợng nuôi phổ biến trong các mô hình nuôi
thủy sản.
2.1.4. Đặc điểm và nhu cầu dinh dƣỡng
Cá rô phi là loài ăn tạp thiên về mùn bã hữu cơ và thực vật thủy sinh. Trong những
ao nuôi cá rô phi có bón phân vô cơ sẽ cung cấp nguồn dinh dƣỡng cho sự phát triển của
thực vật phù du, đây là nguồn thức ăn tự nhiên tốt cho cá và giúp gia tăng lợi nhuận từ
việc nuôi cá (Boyd, 1982). Ngoài ra, cá rô phi còn đƣợc xem là cá ăn lọc do chúng có khả
năng lọc tảo và sử dụng thức ăn có sẵn trong môi trƣờng nuôi.
Trong nuôi công nghiệp cá rô phi cũng có thể ăn các loại thức ăn chế biến với hàm
lƣợng đạm khác nhau. Nhu cầu đạm thích hợp trong thức ăn cho cá rô phi có trọng lƣợng
trung bình 24g dao động trong khoảng 27,5 - 35% (Wee và Tuan, 1988). Theo El-Sayed
và Teshima (1992), nhu cầu đạm và năng lƣợng cho sự sinh trƣởng tối đa của cá rô phi
(trọng lƣợng trung bình 0,26 g) là 45% đạm và 400 kcal/100 g thức ăn.
12


+ Protein và các acid amin
Bảng 2.1. Nhu cầu protein của cá rô phi O.niloticus (% khẩu phần)
Giống

Kích cỡ cá (g)

Nhu cầu

Nguồn

1,5 – 7,5


36

KuBaRyl (1980)

3,2 – 3,7

30

Wang et all (1985)

0,8 -38

40

Siddiqui et all (1988)

40

30

Siddiqui et all (1988)

24

7,5 – 35

Wee va Tuan (1988)

0,012


45

El-Sayed và Teshima (1992)

O.niliticus

Nguồn: Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản
PGS.TS. Lê Đức Ngoan và đồng tác giả (2008)
Số lƣợng các acid amin thiết yếu cho sự phát triển của cá rô phi đƣợc xác định bởi
Santiago và Lovell (1988) qua bảng 2.3 sau:
Bảng 2.2. Nhu cầu các acid amin của cá rô phi
TT

Các loại acid amin

Nhu cầu (% protein khẩu phần)

1

Arginine

4,20

2

Histidine

1,72


3

Isoleusine

3,11

4

Leucine

3,39

5

Valine

2,80

6

Phenylalanine

3,75

7

Methionine

2,68


8

Threonine

3,75

9

Lysine

5,12 (0,6 - 0,8/28)

10

Trytophan

1,00 (0,2 - 0,4/28)
Nguồn: Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản
PGS.TS. Lê Đức Ngoan và đồng tác giả (2008)
13


Cá rô phi không có nhu cầu protien cố định song chúng cần hỗn hợp cân bằng các
acic amin thiết yếu và không thiết yếu.
Cá rô phi có nhu cầu về 10 acid amin thiết yếu nhƣ các loài cá khác và các động
vật trên cạn. Các amino không thiết yếu có thể đƣợc cá tổng hợp nhƣng sự có mặt của
chúng trong khẩu phần ăn vẫn có ý nghĩa dinh dƣỡng bởi vì giảm đƣợc nhu cầu tổng hợp
của chúng.
+ Lipid
Lipid trong cơ thể cá dự trữ dƣới dạng mô mỡ, khi thiếu thức ăn mô mỡ này sẽ

đƣợc sử dụng để cung cấp năng lƣợng cho cá. Lipid cũng đƣợc tìm thấy trong não, tế bào
thần kinh, là tiền thân của hormon giới tính và cá hormon khác trong cá (New, 1987).
Jauncey (1982) cho biết cá rô phi không sử dụng mức cao khẩu phần lipid nhƣ cá hồi và
cá chép. Cá rô phi cỡ 25g nên sử dụng lipid là 10% và giảm xuống 6% đối với cá lớn. Khi
nghiên cứu nhu cầu lipid của cá rô phi cái với khẩu phần 5%, 9% và 12% lipid, Hanley
(1991) kết luận việc tăng hàm lƣợng lipid trong khẩu phần ăn không làm tăng tốc độ tăng
trƣởng nhƣng lại làm tích lũy lipid trong cơ thể cá rô phi.
+ Vitamin và muối khoáng
Một số tác giả nhƣ Steffens, 1989; Vũ Duy Giảng và đồng tác giả, 1999; Lại Văn
Hùng, 2004; Nguyễn Anh Tuấn và đồng tác giả, 2006; Vũ Duy Giảng, 2007, cho rằng:
Vitamin là chất hữu cơ có vai trò lớn trong việc kích thích tăng cƣờng trao đổi chất và khả
năng kháng, mặc dù nhu cầu về vitamin của động vật nói chung không cao.
Vitamin có các loại nhƣ Vitamin A (kích thích sự phát triển của trứng), Vitamin D
(tăng cƣờng hấp thụ canxi), vitamin C, E (tăng cƣờng sức đề kháng).
Khoáng là thàng phần quan trọng để tạo mô, các quá trình trao đổi chất giữ cân
bằng thẩm thấu giữa nội dịch và môi trƣờng. Cá rô phi cần 22 loại khoáng trong đó có
một số loại khoáng thiết yếu trong khẩu phần và một số khoáng hòa tan có sẵn trong
14


nƣớc: CA2+, Mg2+, Zn2+, K+…. Cá có thể trao đổi dịch giữa cơ thể và môi trƣờng nƣớc
thông qua mang.
Sự thiếu hụt khoáng có thể làm giảm tăng trƣởng của cá, thiếu máu, kém ăn, khung
xƣơng biến dạng, cá bơi lờ đờ. Bệnh nặng thì da vây mòn, đục thủy tinh thể, cơ thoái hóa,
tỉ lệ chết cao.
+ Tỉ lệ và số lần cho ăn
 Tỉ lệ cho ăn: Theo Schmittous và ctv, (1998) tỉ lệ cho ăn tối ƣu của cá rô phi
nuôi thâm canh là lƣợng thức ăn làm thỏa mãn gần 100% yêu cầu cung cấp thức ăn cho
cá, chính là tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ ở mỗi lần cho ăn. Tỉ lệ cho ăn lý tƣởng là thỏa
mãn 90% nhu cầu ăn của cá, lƣợng thấp hơn sẽ tiết kiệm thức ăn nhƣng lại ảnh hƣởng tới

tăng trƣởng hoặc cho ăn quá nhiều sẽ tiêu tốn thức ăn hơn. Theo Tacon (1998) tỉ lệ thức
ăn cho cá rô phi từ 30%/trọng lƣợng cơ thể/ngày (cỡ cá 0 - 5g/con) giảm xuống 1,2% (cỡ
300g/con). Schmittou và ctv, (1998) cho rằng khi nuôi cá rô phi mật độ cao trong lồng bè
nhỏ, cho ăn thức ăn chứa 32% protein có thể giảm dần tỉ lệ cho ăn từ 4,5% (cỡ cá
25g/con) xuống 3,7% (cá cỡ 50g/con), 3,2% (cỡ cá 100g/con), 2,8% (cá cỡ 300g/con), 2%
(cá cỡ 400g/con) và chỉ còn 1,7% đối với cá cỡ 500g/con.
Bảng 2.3. Tỉ lệ thức ăn cho cá rô phi qua các giai đoạn
Cỡ cá (g)

Tỉ lệ thức ăn( % khối lƣợng cơ thể cá)

0–5

30  20

5 – 20

14  12

20 – 40

7  6,5

40 – 100

6 4,5

100 – 200

42


200 – 300

1,8  1,2
( Nguồn: Tacon, 1998)

15


 Số lần cho ăn: thay đổi tùy theo kích cỡ hoặc tuổi cá. Từ 12 lần mỗi ngày đối
với cá mới nở, 2 - 3 lần/ngày đối với cỡ cá giống, 1 - 3 lần/ngày cho cá trƣởng thành và
1 lần/ ngày cho cá bố mẹ ăn. Cho ăn nhiều lần trong ngày có thể tăng tỉ lệ sinh trƣởng
(đặc biệt hệ thống tiêu hóa của cá rô phi phù hợp hơn với sự cung cấp một lƣợng nhỏ thức
ăn và thƣờng xuyên hơn là với một lƣợng lớn mà cung cấp không thƣờng xuyên). Tuy
nhiên tần suất cho ăn tối ƣu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ cỡ cá, khoảng cách giữa hai
lần cho ăn và nhiệt độ vì thời gian cho ăn có thể ảnh hƣởng với cá lớn trên 100g cho ăn
nhiều lần không cải thiện hơn về sinh trƣờng mà còn tiêu tốn thức ăn.
Với đặc điểm tính ăn nhƣ trên, cá rô phi thƣờng đƣợc nuôi ghép với nhiều loài thủy
sản khác đem lại hiệu quả cao. Theo Nguyễn Thanh Long (2003), nuôi ghép cá rô phi với
cá trê lai trong bể (5m2 bề mặt, 0,9m chiều cao) cho kết quả sinh trƣởng tốt đối với cả hai
loài cá, tác giả cho biết nguyên tắc của việc nuôi ghép là giảm sự ô nhiễm nguồn nƣớc và
sử dụng chất thải từ cá trê làm nguồn phân bón giúp phát triển thức ăn tự nhiên cho cá rô
phi. Cũng với mô hình nuôi ghép, việc nuôi cá rô phi trong ao nuôi tôm sú quảng canh
(6000 tôm và 4000 cá rô phi/ha) cho sản lƣợng cao (Gonzale - Corre, 1988 đƣợc trích dẫn
bởi Suresh và Lin, 1992). Ở Thái Lan, mô hình nuôi ghép cá rô phi với mật độ 0,25 và
0,5con/m2 trong ao nuôi tôm sú thâm canh cho thấy cá rô phi chẳng những không gây ảnh
hƣởng đến sự sống và sinh trƣởng của tôm mà còn góp phần làm ổn định môi trƣờng nuôi
tôm (Yang-Yi và Kevin, 2002).
Ngoài những đặc điểm dinh dƣỡng trên cá rô phi còn có khả năng sử dụng hiệu quả
các nguồn nguyên liệu thực vật nhƣ lục bình, bèo, rau muống, lá mì, cám... trong thức ăn

chế biến. Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá.
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi có sức sinh sản tốt, nhanh và nhiều. Chúng có thể sinh sản tự nhiên trong
ao nuôi rất nhiều mà không cần kích thích sinh sản. Đây là một đặc điểm của cá rô phi
khác so với nhiều loài cá khác và cũng là yếu tố cần chú ý trong khi nuôi cá rô phi. Vì khi
cá sinh sản tự nhiên trong ao quá nhiều sẽ gây khó khăn khi quản lý nuôi và chất lƣợng
16


của đàn cá thƣơng phẩm sẽ không cao do mất tính đực hóa trong đàn dẫn đến năng suất
thấp.
Tuổi và cỡ thành thục lần đầu của cá rô phi khi nuôi đƣợc 5 - 6 tháng. Tuy nhiên
trong điều kiện khác nhau thì cá thành thục ở những độ tuổi khác nhau và kích thƣớc khác
nhau.
Chu kì sinh sản của cá rô phi: là loài sinh sản nhiều lần trong năm, trong điều kiện
ấm áp cá có thể đẻ quanh năm 10 - 11 lần/năm ở miền Nam và 5 - 6 lần/năm ở miền Bắc.
Khi giải phẫu cá, trong buồng trứng luôn có trứng đủ các giai đoạn, do đó nếu kiểm soát
không tốt thì trong ao nuôi sẽ có cá con con ở cá giai đoạn khác nhau. Đây là một trong
khó khăn trong nuôi thƣơng phẩm trƣờng hợp cá đã đực hóa. Khoảng thời gian giữa hai
lần sinh sản trung bình của cá rô phi là 3 - 4 tuần.
Mùa vụ sinh sản: Ở miền Bắc và miền Trung cá thƣờng sinh sản từ tháng 12 đến
tháng 2 năm sau, khi có gió mùa Đông Bắc thì cá ngừng sinh sản do nhiệt độ quá thấp. Cá
đẻ rộ vào tháng 4 - 5 và cuối tháng 9 - 11 ở nhiệt độ thích hợp 20 - 23oC. Còn ở miền
Nam cá thƣờng đẻ quanh năm trừ khi nhiệt độ xuống thấp cá mới ngƣng sinh sản.
Tập tinh sinh sản của cá rô phi: trƣớc khi đẻ, cá đực đào hố xung quanh bờ ao, nơi
có nền đáy là thịt pha cát, ở mực nƣớc 50 – 60 cm. Hố đẻ hình lòng chảo, đƣờng kính 30
– 40cm, sâu 7 – 10cm. Sau đó cá cái đẻ trứng vào hố, cá đực mới rƣới tinh lên trứng. Cá
cái đẻ xong thu toàn bộ trứng vào miệng và ấp trứng. Trong thời gian ấp trứng cá cái
không sử dụng thức ăn. Trong sinh sản nhân tạo cá rô phi, cần chú ý tránh trƣờng hợp dƣ
thức ăn trong thời gian cá ngậm trứng và thiếu thức ăn, suy kiệt sức khoẻ cho đợt sinh sản

kế tiếp. Thời gian ngậm trứng dài hay ngắn phụ thuộc vào cá yếu tố môi trƣờng, nhất là
nhiệt độ. Thời gian ngậm trứng bình thƣờng khoảng 2 - 4 ngày. Khi cá con mới nở 4 - 5
ngày cá mẹ vẫn ấp cho tới khi tiêu hóa hết khối não hoàng ở bụng thì nhả con ra và tiếp
tục bảo vệ phía dƣới.

17


2.2. Đƣờng ruột cá
2.2.1. Cấu tạo đƣờng ruột và mô học
Đƣờng tiêu hóa của các loài cá nhìn chung phát triển tốt và cấu trúc của chúng
khác nhau giữa các loài nhằm thích nghi với các tập tính ăn ở các loài cá, sự khác nhau
này có thể về cấu trúc tổng thể hoặc về chiều dài (Hòa và ctv, 1979). Ruột cá có hình
dạng ống dài và uốn khúc, đặc biệt ở cá có tập tính ăn thực vật. Sự phân chia ruột ra 2 hay
3 phần còn nhiều bất đồng giữa các nhà khoa học. Phần lớn các nhà khoa học chia ruột cá
ra 3 phần: ruột trƣớc, ruột giữa và ruột sau. Điều này chủ yếu dựa vào cấu tạo và chức
năng từng phần của ruột, mặc dù hình thái ruột giữa các phần không thực sự rõ ràng (Lê
Thanh Hùng, 2008).
Ranh giới giữa các bộ phận liền kề của ruột thƣờng không rõ ràng ở một vài loài.
Các phân đoạn của ruột đôi khi đƣợc phân biệt với nhau bằng sự hiện diện của sự co thắt
trong lòng ống và bởi sự khác biệt trong các nếp gấp niêm mạc. Ruột trƣớc của cá vàng
(Carassius auratus) có nếp gấp niêm mạc sâu còn ruột sau thì nếp gấp này cạn, trong khi
đó ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) thì ngƣợc lại (Takashima và Hibiya, 1995).
Ruột trƣớc, còn gọi là tá tràng là phần tiếp theo của dạ dày. Ở cá không có dạ dày,
ruột trƣớc rất phát triển và nở rộng nhằm thay thế chức năng chứa thức ăn của dạ dày.
Tuy nhiên ruột trƣớc có thể phân biệt với dạ dày ở các điểm nhƣ pH ở ruột trƣớc luôn
kiềm và vách ruột không chứa tế bào tiết acid. Trong ruột trƣớc thƣờng thấy kèm theo
manh tràng là những túi nhỏ hình ống cụt. Số lƣợng manh tràng có thể từ vài đến hàng
trăm ống và đƣợc dùng nhƣ một tiêu chuẩn để phân loại cá (Lê Thanh Hùng, 2008). Ngày
nay, các nhà ngƣ loại học đều cho rằng manh tràng là phần mở rộng của ruột trƣớc, để gia

tăng khả năng hấp thụ các dƣỡng chất. Ngoài ra, manh tràng còn có chức năng khác nhƣ:
dự trữ phụ thức ăn, nơi hấp thụ carbohydrate và chất béo, nơi tái hấp thụ nƣớc và muối
khoáng (Kapoor và ctv, 1976). Cấu trúc mô học của ruột trƣớc bao gồm: lớp tiết chất
nhầy chứa các tế bào tiết chất nhầy và các tế bào tiết enzyme tiêu hóa, tế bào hấp thụ
dƣỡng chất, lớp dƣới màng đệm chứa các tế bào thần kinh và các mạch máu.
18


Ruột giữa rất khó phân biệt với ruột trƣớc, nếu chỉ căn cứ vào hình dạng bên ngoài.
Cấu trúc mô học của ruột giữa gồm rất nhiều tế bào hấp thụ tập trung tại gốc uốn các mao
trạng ruột. Các tế bào hấp thụ có không bào rất lớn để hấp thụ các phân tử protein (Lê
Thanh Hùng, 2008).
Ruột sau là phần cuối và rất ngắn của ruột, đặc trƣng bởi những tế bào hấp thụ, số
lƣợng ti thể rất lớn, đảm nhận chức năng điều hòa thẩm thấu, thông qua việc tái hấp thụ
các ion muối khoáng. Ruột sau thƣờng kéo dài thành 1 khúc ruột thẳng nên đƣợc gọi là
trực tràng (Lê Thanh Hùng, 2008).
Biểu đồ niêm mạc ruột bao gồm một lớp tế bào biểu mô hình cột. Đỉnh của tế bào
biểu mô có sự hiện diện của rất nhiều các vi nhung mao (microvill) dài từ 1 - 3µm. Phía
dƣới lớp vi nhung mao là một lớp mỏng với một mạng lƣới phức tạp nhiều sợi nhỏ và rất
ít các nội bào quan. Bên trong các tế bào biểu mô có nhiều ti thể và tế bào chất, đặc biệt là
ở phần đỉnh và phần đáy của tế bào. Ngoài ra, bộ máy golgi phổ biến ở vùng lân cận của
nhân, các ribosom tự do cũng nằm rải rác trong tế bào chất.
Cấu trúc phiến mỏng của màng tế bào dẽ nhận thấy trong các tế bào ruột nhƣ các
túi song song với trục dọc của tế bào. Chúng liền kề với màng nền plasma và tiếp xúc với
ngoại bào.
Các tế bào tiết chất nhầy (Goblet cell) ít hiện diện ở ruột sau nhƣng rất nhiều trong
ruột trƣớc. Lớp màng đệm (Lamina proria) khác biệt rõ rệt ở các đoạn ruột của cá, lớp
dƣới niêm mạc (Submucosa) đƣợc tạo thành từ mô liên kết và nằm ở vị trí tiếp giáp với
lớp cơ.
Khi cá ở trạng thái không hấp thu chất ding dƣỡng, sự khác biệt về mô học ở ruột

trƣớc, giữa và sau rất ít. Ruột trƣớc của cá đã trƣởng thành có khả năng hấp thụ chất béo
và protein từ lòng ống tiêu hóa, trong khi đó ruột sau duy trì khả năng hấp thụ đại phân tử
protein của cá ở giai đoạn ấu trùng .

19


 Mô ruột trước và giữa ở cá rô phi
Bề mặt biểu mô ruột cá rô phi có nhiều nếp gấp kéo dài với các tế bào tiết chất
nhầy (Goblet cells). Những nếp gấp song song hiện diện dày đặt để gia tăng diện tích tiếp
xúc trên màng ruột. Một lớp mô liên kết mỏng mở rộng sang những nếp gấp ở màng nhầy
để tạo thành mô liên kết. Sự vắng mặt của lớp cơ màng nhầy ngăn chặn sự phân chia
riêng biệt của lớp màng đệm (Lamina propria) từ lớp dƣới niêm mạc (Submucosa).
Lớp màng đệm (Lamina propria) có chứa rất nhiều các mạch máu, hầu hết đƣợc
liên kết chặt chẽ với các biểu mô. Các vi nhung mao (Microvilli) thƣờng tập hợp thành
những đám dày đặt và kéo dài đến tế bào chất. Nhiều mạch máu chạy khắp trong lớp dƣới
niêm mạc (Submucosa) và hình thành mạng lƣới mao mạch bao quanh biểu mô. Các tế
bào nội mô đƣợc kết nối chặt chẽ với tế bào ruột. Tế bào tiết chất nhầy (Goblet cells)
trong các giai đoạn khác nhau của sự hình thành cũng đƣợc tìm thấy rải rác xen giữa các
tế bào hình trụ.
Theo Daniel và ctv (2011), khi cho cá hồi Đại Tây Dƣơng (Salmo salar) ăn thức ăn
có hàm lƣợng bột đậu nành cao (33%) sau 4 tuần, ruột giữa của chúng sẽ bị tổn thƣơng,
có dấu hiệu hoại tử, vi nhung mao co rút, các vị trí kết nối giữa các tế bào biểu mô ruột
(Tight junctions) giãn ra và để lộ các khoảng trống giữa các tế bào biểu mô. Đây là nơi
mầm bệnh sẽ xâm nhập và gây bệnh cho cá.

 Mô ruột sau của cá rô phi
Phần sau của ruột cho thấy một số cấu trúc khác biệt so với ruột trƣớc. Sự khác
biệt đáng chú ý là lớp niêm mạc thấp và hơi gợn sóng. Do đó, độ dày của ruột giảm rõ rệt
ở đoạn ruột này.

Các lớp khác của thành ruột ở đoạn ruột này thay đổi không đáng kể so với 2 đoạn
ruột còn lại. Niêm mạc đƣợc cấu tạo bởi các tế bào biểu mô hình trụ cho thấy vi nhung
mao (Microvilli) ngắn có chứa các sợi nhỏ xâm nhập vào vùng đỉnh của tế bào chất. Các
vị trí kết nối giữa các tế bào biểu mô ruột tƣơng tự nhƣ ở ruột trƣớc và ruột giữa. Trong
20


ruột sau, có sự hiện diện với số lƣợng lớn các không bào trong tế bào chất. Tế bào tiết
chất nhầy không hiện diện nhiều ở đoạn ruột này.
Tƣơng tự nhƣ đoạn ruột trƣớc, niêm mạc đoạn ruột sau của cá hồi Đại Tây Dƣơng
cũng cho thấy dấu hiệu bị tổn thƣơng, giảm độ dày và co rút khi trong khẩu phần ăn của
cá có hàm lƣợng bột đậu nành cao (33%) so với trong khẩu phần ăn có hàm lƣợng protein
chủ yếu là bột cá. Ngoài ra, bột đậu nành với hàm lƣợng cao trong khẩu phần ăn còn làm
gia tăng các khoảng trống giữa các tế bào biểu mô ruột của cá hồi Đại Tây Dƣơng.
2.2.2. Khả năng ngăn cản sự xâm nhiễm mầm bệnh của đƣờng ruột cá
Cá sống trong môi trƣờng nƣớc nên da, mang và đƣờng tiêu hóa là những tuyến
đƣờng xâm nhập chính đối với vi sinh vật gây bệnh (Ringo và ctv, 2007). Từ lâu, đƣờng
ruột cá đã đƣợc chứng minh là một trong những tuyến đƣờng chính của sự xâm nhập
mầm bệnh vào cơ thể cá (Sweetman và ctv, 2010). Trƣớc khi quá trình viêm ruột xảy ra
thì tác nhân gây bệnh phải xuyên qua đƣợc hàng rào bảo vệ của đƣờng tiêu hóa (Ringo và
ctv, 2007). Biểu mô đƣờng ruột là một lớp tế bào bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân có hại
trong lòng ống tiêu hóa và đồng thời là nơi hấp thu chất dinh dƣỡng, nƣớc và ion. Tính
toàn vẹn của hàng rào bảo vệ ở đƣờng ruột rất quan trọng đối với sức khóe và sự phát
triển của cá.
+ Rào cản bên ngoài (Extrinsic barrier)
Tác nhân gây bênh khi xâm nhập vào ruột cá phải đối mặt với một số trở ngại.
Trong dạ dày, acid clohyric đƣợc tiết ra, giết chết hầu hết các vi sinh vật xâm nhập vào
ruột cá. Trong ruột cá, tổng số vi khuẩn có lợi với mật độ khoảng 105-108 tế bào/ml sinh
sống trong ruột và làm giảm số lƣợng của vi khuẩn gây bệnh bằng các cạnh tranh chất
dinh dƣỡng và vị trí bám ở thành ruột. Vi khuẩn có lợi cũng ức chế sự phát triển của vi

sinh vật khác, bao gồm cả tác nhân gây bệnh bằng cách tiết ra các chất diệt khuẩn nhƣ
bacteriocins, hydrogen peroxide và acid lactic. Cơ thể vật chủ chấp nhận vi khuẩn có lợi
vì vai trò của chúng trong việc bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh và tăng khả năng hấp
thu chất dinh dƣỡng cũng nhƣ hoạt động của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, khi biểu mô
21


ruột bị tổn thƣơng, những vi sinh vật có hại sẽ có cơ hội xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn
và gây bệnh cho vật nuôi (Jutfelt, 2006).
Biểu mô ruột cũng có khả năng tiết những chất chống lại các mầm bênh và độc tố.
Sự di chuyển của chất nhầy từ biểu mô vào trong lòng ống đã loại bỏ hầu hết các tác nhân
gây bệnh cũng nhƣ bảo vệ biểu mô ruột khỏi sự hao mòn. Chất nhầy có chứa mucin
glycoprotein, chất này bắt lấy các thụ thể ở bề mặt tế bào, khi đó các vi khuẩn trên bề mặt
tế bào theo dòng chảy của chất nhầy ra khỏi biểu mô. Bên cạnh đó các yếu tố kháng
khuẩn nhƣ peptide kháng khuẩn, oxy nguyên tử và hydrogen peroxide cũng đƣợc tiết ra
vào lòng ống tiêu hóa cùng với chất nhầy. Tuy nhiên vì không bị ngăn chặn bởi cơ chế
này và có thể khuếch tán qua chất nhầy (Jutfelt, 2011).
+ Rào cản bên trong
Các rào cản bên trong bao gồm các tế bào biểu mô (Epithelium) và các tế bào liên
kết giữa các tế bào biểu mô (Tight junctions). Trong thực quản, biểu mô có thể là 1 lớp
hoặc nhiều lớp tùy thuộc vào loài, trong khi dạ dày và biểu mô đƣờng ruột bao gồm chủ
yếu các tế bào hấp thụ, các tế bào tiết chất nhầy, các tế bào nội tiết tố và tế bào miễn dịch
(các đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào lympho, tế bào diệt tự nhiên….) Jutfelt,
2011. Tính thấm của biểu mô ruột thƣờng đƣợc xác định bằng sự khuếch tán của cá phân
tử ƣa nƣớc thông qua khoảng không gian giữa các tế bào kết nối.
+ Hàng rào miễn dịch (Immunological barrier)
Những rào cản bên ngoài và bên trong có khả năng bảo vệ hiệu quả với các tác
nhân gây bệnh, nhƣng việc loại trừ các tác nhân có hại đó không bao giờ là tuyệt đối. Do
đó, hàng rào miễn dịch hoạt động tốt trong cơ thể cá là rất cần thiết.
Cả hai miễn dịch tự nhiên (các đại thực bào, bạch cầu trung tính…) và hệ thống

miễn dịch thích ứng (tế bào lympho B và T) đều có mặt trong thành ruột. Biểu mô ruột và
lớp màng đệm của cá chứa các loại đại thực bào và bạch cầu trung tính (Rombout và
Joosten, 1998).
22


Tế bào ruột tích cực lấy kháng nguyên và giải phóng các kháng thể trên màng
nhầy. Quá trình này đƣợc chứng minh ở một số loài cá đuối, cá tầm và nhiều loài cá có
xƣơng khác. Ở cá có xƣơng, việc tiếp nhận, xử lý và trình diện kháng nguyên với các tế
bào lympho xảy ra trong biểu mô ruột, lớp màng đệm và bạch cầu hạt lớn. Quá trình này
đƣợc thực hiện bởi các đại thực bào, bạch cầu trung tính và các tế bào ruột. Mục đích của
việc tiếp nhận kháng nguyên nhằm phát hiện sớm các mầm bệnh và sản xuất các kháng
thể (Globulin miễn dịch) chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, quá trình này còn có
vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch ở cá.
Hệ thống miễn dịch đƣờng ruột cá sau khi tiếp xúc với kháng nguyên làm gia tăng
lƣợng kháng thể chống lại kháng nguyên đó và có thể bảo vệ cơ thể cá trong lần tiếp xúc
sau này. Chất nhầy trên da ở xƣơng cá chứa kháng thể IgM có khả năng bảo vệ da, nhƣng
tầm quan trọng của việc tiết ra globulin miễn dịch trong ruột cá đã không đƣợc chứng
minh một cách đầy đủ. IgM có mặt trong nếp gấp niêm mạc ruột nhƣng quá tình thủy
phân protein có thể dẫn đến bất hoạt nhanh chóng nếu chúng đƣợc tiết vào trong đƣờng
ruột (Hart và ctv, 1988).
2.3. Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên liệu thức ăn trong nuôi trồng thủy sản
2.3.1. Nguyên liệu bột cá
Trong protien động vật, bột cá là nguyên liệu truyền thống nhƣng số lƣợng giới
hạn. Số lƣợng bột cá của thế giới hàng năm khoảng 6 - 7 triệu tấn. Sản lƣợng gần nhƣ
không tăng trong 20 năm mà ngày càng có xu hƣớng giảm. Trong khi nhu cầu dùng bột cá
trong chăn nuôi, nhất là trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, với tốc độ tăng hàng
năm trên 10% cần nguồn nguyên liệu rẻ tiền và nguồn cung cấp ổn định, bền vững hơn
bột cá.
Bột cá chứa hàm lƣợng protein cao trung bình 40 - 60%, chứa đầy đủ các

aminoacid và các acid béo thiết yếu, đặc biệt các aacid béo HUFA và PUFA mà các thức
ăn động vật khác không cung cấp đủ.

23


Bột cá giàu vitamin A, nhóm vitamin tan trong nƣớc, ngoài ra còn giàu muối
khoáng, chiếm 15 - 20% trọng lƣợng bột cá, nhất là hàm lƣợng phospho và cacli cao trong
bột cá.
Bột cá có độ tiêu hóa cao đến 85 - 95%, làm thức ăn ngon hấp dẫn hơn. Một số loài
cá nếu thay thế bột cá bằng nguyên liệu khác, cá sẽ bỏ ăn hoặc giảm ăn, đặc biệt là các
loài cá tập tính ăn thiên động vật rất khó khăn khi thay thế bột cá. Do đó, ngƣời ta vẫn sử
dụng bột cá với các tỷ lệ nhất định cho từng loài cá.
Ngoài ra bột cá còn chứa các yếu tố kích thích tăng trƣởng. Cho nên, việc thay thế
bột cá bằng nguyên liêu khác sẽ làm giảm sút tăng trƣởng, dù thức ăn đó cung cấp đầy đủ
dƣỡng chất tƣơng đƣơng với bột cá.
Bột cá là nguồn cung cấp chính các muối khoáng cacli, phospho, magnesium,
potassium và một số nguyên tố vi lƣợng. Bột cá chứa một lƣợng chất béo trung bình 6 12%, là nguồn cung cấp các acid béo thiết yếu HUFA và PUFA, do tỉ lệ các nhóm acid
béo n3 rất giàu trong bột cá chiếm trung bình 30 - 35%.
Bảng 2.4. Thành phần dinh dƣỡng trong bột cá tùy loại
Protein (%)

Lipid (%)

Xơ(%)

Protein

Chất khô


Muối

động vật

(%)

Bột cá thu

93

59,9

6,8

0,9

21,9

Bột cá mòi

92

72

8,4

0,6

10,4


Bột cá

92

64,5

9,6

0,7

19

khoáng (%)

Menhaden
Nguồn: NRC (2000)
Trong thành phần chất béo của bột cá, phospholipid chiếm tỉ lệ đến 75%, ngoài ra
cholesterol cũng khá cao với hàm lƣợng 0,5 - 0,6% chất béo.
24


Các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng bột cá:
+ Nguyên liệu cá sử dụng: Trong chế biến bột cá thƣờng là các loài cá ăn nổi, ít
chất béo nhƣ: cá trích, cá cơm, cá tuyết,… Mỗi loài sẽ có chất lƣợng bột cá khác nhau và
dinh dƣỡng của từng loại bột cá sẽ khác nhau.
+ Phương pháp chế biến
Chế biến bột cá thủ công thƣờng chứa nhiều tạp chất, độ ẩm cao, hàm lƣợng
protein thấp và muối khoáng rất cao. Để bảo đảm cá không phân hủy, ngƣời ta thƣờng
ngâm muối, vì thế loại bột cá mặn có giá trị thấp. Ngoài ra cách chế biến này bột cá dễ
nhiễm vi sinh, vi khuẩn và một số vi nấm.

Chế biến bột cá bằng công nghiệp thƣờng có hàm lƣợng protein cao trên 50%, độ
ẩm thấp và độ mặn thấp. Phƣơng pháp đảm bảo vệ sinh và có thể tiêu diệt một số vi
khuẩn mang mầm bệnh trong cá nhƣng lại phá hủy enzyme thiaminase trong cơ cá.
+ Độ tươi của nguyên liệu chế biến: Nguyên liệu nếu không bảo quản tốt, protein
sẽ bị phân hủy tạo các peptide, amino acid tự do, amine và các ammonia. Chất béo trong
cá bị thủy phân, cho ra các acid béo tự do, các acid béo không no bị oxi hóa. Điều này
làm giảm giá trị dinh dƣỡng và sản sinh nhiều độc tố. Để đánh giá độ tƣơi của nguyên
liệu, chất lƣợng của bột cá, ngƣời ta sử dụng các chỉ tiêu TVN (Total Volatide Nitrogen),
Cadaverine, Putrescine, Histamine và Tyramine. TVN là lƣợng amine và ammonia bay
hơi trong sản phẩm. Nguyên liệu cá càng để lâu sẽ cho lƣợng TVN càng lớn,
+ Nhiệt độ sấy bột cá: Nhiệt độ sấy ảnh hƣởng rất lớn đến độ tiêu hóa protein, đặc
biệt là độ tiêu hóa các amino acid thiết yếu. Khi sấy nhiệt độ quá cao, các amino acid bị
oxy hóa và cấu trúc liên kết bị thay đổi, dẫn đến sự kém nhạy với enzyme tiêu hóa, nghĩa
là độ tiêu hóa các amino acid bi giảm. Công nghệ sấy gồm: sấy nhiệt độ thấp với hơi nƣớc
khoảng 70 - 80oC và sấy trực tiếp hơi nóng > 95oC.

25


×