Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo sát nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong tục ngữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.57 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ HẬU

KHẢO SÁT NHÓM TỪ GỌI TÊN CÁC LOÀI THỰC VẬT
TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ HẬU

KHẢO SÁT NHÓM TỪ GỌI TÊN CÁC LOÀI THỰC VẬT
TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tiếng Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Trung Kiên

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm


ơn Thạc sĩ Nguyễn Trung Kiên – người thầy đã quan tâm, hướng dẫn, động viên
và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Thư
viện, cô chủ nhiệm, các bạn sinh viên lớp K52 ĐHSP Văn – GDCD, những
người thân, bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình triển khai và hoàn thành khoá
luận.
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đinh Thị Hậu


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
5. Những đóng góp của khoá luận ........................................................................ 6
6. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ........................................................................ 8
1.1. Từ vựng tiếng Việt ......................................................................................... 8
1.1.1. Các quan niệm về “từ” ................................................................................ 8
1.1.2. Đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt ............................................................. 9
1.1.2.1. Yếu tố, đơn vị cấu tạo từ, phương thức tạo từ ......................................... 9
1.1.2.2. Các kiểu từ xét về mặt cấu tạo ............................................................... 10
1.1.3. Nghĩa của từ tiếng Việt ............................................................................. 16
1.1.3.1. Nghĩa biểu vật ........................................................................................ 16
1.1.3.2. Nghĩa biểu niệm ..................................................................................... 17
1.1.3.3. Nghĩa biểu thái ....................................................................................... 18

1.1.4. Từ ngữ gọi tên thực vật ............................................................................. 18
1.2. Tục ngữ......................................................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm tục ngữ ..................................................................................... 19
1.2.2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ ............................................................... 21
1.2.3. Ý nghĩa biểu trưng..................................................................................... 23
1.2.3.1. Định nghĩa biểu trưng ............................................................................ 23
1.2.3.2. Ý nghĩa biểu trưng của tục ngữ .............................................................. 24
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................... 27
Chƣơng 2: TÌM HIỂU TỪ GỌI TÊN CÁC LOÀI THỰC VẬT TRONG
TỤC NGỮ VIỆT NAM ..................................................................................... 28


2.1. Khảo sát về số lượng từ gọi tên các loài thực vật trong tục ngữ .................. 28
2.1.1. Tục ngữ có chứa một từ gọi tên thực vật .................................................. 32
2.1.2. Tục ngữ chứa hai từ gọi tên các loài thực vật trở lên................................ 32
2.2. Từ gọi tên các loài thực vật xét trên bình diện cấu tạo ................................ 33
2.2.1. Từ gọi tên các loài thực vật trong tục ngữ là từ đơn ................................. 33
2.2.2. Từ chỉ thực vật trong tục ngữ là từ ghép ................................................... 34
2.2.2.1. Từ ghép đẳng lập .................................................................................... 34
2.2.2.2. Từ ghép chính phụ ..............................................................................................34
2.3. Từ ngữ gọi tên các loài thực vật trong tục ngữ xét trên bình diện ngữ nghĩa ......35
2.3.1. Từ có ý nghĩa chỉ tổng thể thực vật........................................................... 35
2.3.2. Từ có ý nghĩa chỉ một loài cây .................................................................. 35
2.3.3. Từ có ý nghĩa chỉ một loại cây cụ thể ....................................................... 36
2.4. Một số ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ thực vật trong tục ngữ ....................... 37
2.4.1. Nhóm ý nghĩa biểu trưng tích cực ............................................................. 37
2.4.2. Nhóm ý nghĩa biểu trưng tiêu cực ............................................................. 38
2.5. Đặc trưng văn hoá của người Việt thông qua nhóm từ chỉ thực vật trong tục
ngữ ....................................................................................................................... 39
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................... 42

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 46
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tục ngữ là một loại hình văn học dân gian ra đời từ xa xưa, tục ngữ
được sáng tạo ra nhằm mục đích tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của đời sống,
kinh nghiệm lịch sử - xã hội của quần chúng lao động. Những kinh nghiệm như
thế ngày càng được bổ sung, bồi đắp, thêm đa dạng, phong phú theo thời gian,
không gian. Do đó, việc bảo tồn và phát huy luôn là sự quan tâm của giới nghiên
cứu.
1.2. Tục ngữ tiếng Việt là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ Việt. Tục
ngữ phong phú về số lượng, đa dạng về kiểu loại kết cấu và nội dung ý nghĩa.
Trong các chất liệu cấu tạo nên tục ngữ tiếng Việt có lớp từ gọi tên thực vật.
Khảo sát nhóm tục ngữ này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu từ và ý nghĩa biểu
trưng của tục ngữ, để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhóm từ có trong vốn từ cơ bản
của tiếng Việt với tục ngữ.
1.3. Việt Nam là đất nước có nền văn minh nông nghiệp, có thế giới thực
vật hết sức đa dạng, phong phú. Đời sống người Việt xưa nay có mối quan hệ
mật thiết, hữu cơ với cỏ cây hoa lá. Điều này cắt nghĩa tại sao, trong tục ngữ
Việt, bộ phận tục ngữ có chứa từ chỉ thực vật lại chiếm số lượng lớn như thế.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu nhóm tục ngữ có từ gọi tên các loài thực vật nhằm
góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, ngôn ngữ và thực tế
bên ngoài ngôn ngữ trong đó có thế giới thực vật. Vai trò của lớp từ gọi tên các
loài thực vật trong tục ngữ, phản ánh sự nhận thức thế giới nhận thức bên ngoài
ngôn ngữ theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, người Việt tạo ra đơn vị tục
ngữ với lớp nghĩa bóng bẩy (dùng tương đương như lớp từ cơ bản).
Từ các hình ảnh về thực vật bên ngoài khi đi sâu vào ngôn ngữ chỉ là hình

ảnh biểu trưng. Chính vì thế, khảo sát nhóm từ gọi tên các loài thực vật góp
phần nghiên cứu sâu hơn về ý nghĩa biểu trưng của tục ngữ tiếng Việt nói chung
và của nhóm tục ngữ gọi tên các loài thực vật nói riêng.
1.4. Trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông hiện nay, tục ngữ được đưa
vào giảng dạy ở các cấp học. Trong số các câu tục ngữ được chọn đưa vào
1


chương trình, có không ít câu có từ chỉ thực vật. Vì thế, việc nghiên cứu khảo
sát những câu tục ngữ có từ gọi tên các loài thực vật, của bộ phận tục ngữ này sẽ
ít nhiều góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường.
Đó là lí do thúc đẩy chúng tôi chọn vấn đề: Khảo sát nhóm từ gọi tên các loài
thực vật trong tục ngữ Việt Nam làm đề tài nghiên cứu trong khoá luận.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu tục ngữ trong Văn học
Từ trước đến nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu tục ngữ đã được nhiều người
quan tâm. Chính với những bài viết của mình, được viết một cách công phu, ở
nhiều khía cạnh, có giá trị trong việc góp phần tìm hiểu tục ngữ. Những vấn đề
của tục ngữ, có liên quan đến vấn đề người viết đang nghiên cứu, tìm hiểu, có
các loại sách, bài viết sau:
Những công trình nghiên cứu sớm nhất về tục ngữ có thể kể đến Về tục ngữ
và ca dao của tác giả Phạm Quỳnh, được công bố vào năm 1921.
Về Phong dao, ca dao phương ngôn, tục ngữ của Nguyễn Văn Chiểu
(1936); Ngạn ngữ ca dao của Nguyễn Can Mộng (1941)…
Các công trình sưu tập trên đây ít nhiều đã có đóng góp vào việc bảo tồn và
giới thiệu một phần quan trọng vốn tục ngữ cổ truyền của dân tộc ta. Tuy nhiên
về nội dung và phương pháp biên soạn chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu tục
ngữ và thường sưu tập một cách bao hàm cả thành ngữ, tục ngữ và ca dao.
Tiếp đến, bộ sách có ý nghĩa hơn cả trong việc đi tìm sự phân biệt giữa tục
ngữ và thành ngữ là tác giả Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam Văn học sử

yếu (1943).
Năm 1975, nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang và Phương Tú
cho ra đời tập sách Tục ngữ Việt Nam với số lượng 4151 câu tục ngữ.
Năm 1996 với Tục ngữ Việt Nam chọn lọc của tác giả Vương Trung Hiếu
gồm 9000 câu tục ngữ và được sắp xếp theo chủ đề.
Đặc biệt, công trình sưu tập tục ngữ với số lượng lớn nhất phải kể đến Kho
tàng tục ngữ người Việt (2002) của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn
Thuý Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân với số lượng 16.098 câu tục ngữ.
2


Tiếp đến có thể kể thêm một số công trình như của Hoàng Tiến Tựu với
giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (1990). Với Tuyển tập Văn học dân gian
Việt Nam tập IV (Quyển 1) Tục ngữ - Ca dao của nhóm tác giả Trần Thị An –
Nguyễn Thị Huế in năm 2001. Nhóm tác giả đã biên soạn tuyển chọn, tập hợp
tục ngữ ca dao của người Việt (Kinh). Với số lượng lớn những câu tục ngữ được
xếp theo vần A, B, C, D… tiện lợi cho việc nghiên cứu, khảo sát và tìm đọc.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã thể hiện tính công phu trong
việc sưu tập và sắp xếp tục ngữ theo một nội dung chủ đề.
2.2. Lịch sử nghiên cứu tục ngữ trên phƣơng diện ngôn ngữ học
Ở góc độ ngôn ngữ học đã có nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ và
có sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ như: Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại
(1968) của Nguyễn Văn Tu. Hơn nữa, còn có các bài viết có liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến tục ngữ đăng trên các tạp chí như: Về ranh giới giữa thành
ngữ và tục ngữ (1972) của Nguyễn Văn Mệnh, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3. Tác giả
bài viết đã đi tìm sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ xét ở hai phương diện
nội dung và hình thức. “Có thể nói, nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện
tượng, còn nội dung của tục ngữ nói chung là mang tính chất quy luật… về hình
thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ chưa phải là một câu
hoàn chỉnh”. Tục ngữ thì khác hẳn “Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu.” [11;13].

Bài viết của tác giả đã có những đóng góp nhất định, làm cơ sở cho những bước
nghiên cứu thành ngữ và tục ngữ sau này.
Tiếp sau bài viết của Nguyễn Văn Mệnh là bài góp ý kiến về Phân biệt
thành ngữ với tục ngữ (1973) của Cù Đình Tú , Tạp chí Ngôn ngữ, số 1. Theo
tác giả, bài viết của Nguyễn Văn Mệnh có đôi chỗ chưa thật chính xác. Ông cho
rằng: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức
năng. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh… tục ngữ
đứng về mặt ngôn ngữ học, có chức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ
cũng như các sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích, đều là các
thông báo.” [17;40-41]. Ý kiến của Cù Đình Tú đã bổ sung thêm cách tiếp cận
để nhận diện tục ngữ.
3


Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam đã phân biệt
tục ngữ với thành ngữ dựa trên hai tiêu chí nội dung và hình thức ngữ pháp:
“Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,
một luân lí, một công lí, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần
câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự
riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.” [14;31].
Tiếp đến, năm 1975 nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang,
Nguyễn Phương Tri với công trình Tục ngữ Việt Nam ở phần thứ nhất: Tiểu luận
về tục ngữ Việt Nam, được chia thành 6 chương. Chương 1, các tác giả đã điểm qua
lại việc sưu tầm và nghiên cứu tục ngữ ở Việt Nam trước 1975 một cách tương đối
đầy đủ. Các chương tiếp theo lần lượt trình bày: tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã
hội; tục ngữ và lối sống của thời đại; tục ngữ và lối nghĩ của nhân dân; tục ngữ và lối
nói của dân tộc; di sản tục ngữ và thời đại mới. Phần thứ hai tục ngữ được tập hợp,
giới thiệu và phân theo từng nội dung cụ thể. Đây là cuốn sách có nhiều đóng góp
đáng kể trong việc sưu tầm và nghiên cứu tục ngữ.
Về sau, với Lịch sử văn học Việt Nam (tập 1) Văn học dân gian (phần I)

của nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lý
Hữu Tấn, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trí Viễn (1978) nhận đinh “Tục
ngữ là câu nói thường ngắn gọn có vần hoặc không có vần, có nhịp hoặc không
có nhịp điệu đúc rút kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút ra một phần
chân lí phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lí, phong tục tập quán của nhân
dân. Tục ngữ do nhân dân sáng tác và được toàn thể xã hội công nhận.”
[12;227].
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh
– Chu Xuân Diên – Võ Quang Nhơn năm 2009, cho rằng “Tục ngữ gần với lời
ăn tiếng nói về mặt chức năng. Tục ngữ từ xưa tới nay vẫn được nhân dân dùng
xen vào tiếng nói hàng ngày.” [10;243]. Nhằm khẳng định tục ngữ gần gũi và
tồn tại chính trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra còn có rất nhiều luận án thạc sĩ, đề tài nghiên cứu về tục ngữ như
tác giả Nguyễn Như Sanh với Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ Việt Nam. Cấu
4


trúc và ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có chứa từ chỉ thực vật của tác giả Phạm
Thị Liên.
Như vậy vấn đề tục ngữ đã có rất nhiều công trình nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau đề cập đến những vấn đề có liên quan đến đề tài về tục ngữ.
Đó chính là những tài liệu tham khảo rất cần thiết giúp chúng tôi có hướng triển
khai khoá luận. Tuy nhiên, tục ngữ có chứa từ gọi tên các loài thực vật còn là
một đề tài có nhiều điều thú vị, cần nhiều khám phá. Mặc dù, việc nghiên cứu
tục ngữ dưới góc độ ngôn ngữ - văn hoá không phải là một hướng tiếp cận mới
mẻ, tuy nhiên vẫn còn rất ít công trình đi sâu vào tìm hiểu một nhóm tục ngữ cụ
thể.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tiếp thu những lí thuyết về ngữ nghĩa học và Văn học dân gian, với kho

tàng phong phú của thể loại tục ngữ. Chúng tôi tiến hành thực hiện khoá luận
này gắn với đối tượng cụ thể đó là Nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong tục
ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ ngữ sử dụng trong tục ngữ rất phong phú, đa dạng. Song trong khoá
luận này, chúng tôi chỉ tập trung vào Nhóm từ gọi tên các loài thực vật.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn Tuyển chọn Tục ngữ Việt Nam hay
nhất của tác giả Phúc Hải, Nxb Thời đại, in năm 2014. Đây là tập tuyển chọn
những câu tục ngữ hay nhất bao gồm những câu tục ngữ nêu lên được các vấn
đề của đời sống con người, thể hiện tâm tư, nguyện vọng, lao động, sinh hoạt,
các lĩnh vực của đời sống, trải nghiệm của con người, đúc rút kinh nghiệm từ
thiên nhiên, từ trải nghiệm cuộc sống… chúng tôi chỉ chọn lựa những câu tục
ngữ có từ gọi tên thực vật, bao gồm 338 câu.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí thuyết ngữ nghĩa học, thực hiện nghiên cứu khoá luận nhằm
mục đích “Khảo sát nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong tục ngữ Việt Nam”.
Qua đó, rút ra những kết luận về việc sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong
5


tục ngữ, đồng thời thấy được ý nghĩa biểu trưng của từ gọi tên các loài thực vật
trong tục ngữ Việt.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những lí thuyết liên quan đến khoá luận: lí thuyết về từ (khái
niệm, đặc điểm, cấu tạo, nghĩa của từ tiếng Việt), lí thuyết về tục ngữ (khái
niệm, phân loại).
Thống kê, phân loại, miêu tả cấu tạo từ gọi tên các loài thực vật và ý nghĩa
biểu trưng của nhóm từ gọi tên các loài thực vật trong tục ngữ. Để nhằm làm rõ
sự phong phú và đa dạng của tục ngữ Việt Nam, mối quan hệ đặc biệt với thế
giới bên ngoài ngôn ngữ, thấy rõ tầm quan trọng trong sự tác động qua lại giữa

chúng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê phân loại dựa vào cơ sở biểu thị nội dung và ý
nghĩa của nhóm tục ngữ chúng tôi tập hợp thống kê các tục ngữ có chứa từ gọi
tên các loài thực vật rồi đưa chúng về một nhóm cụ thể trên cơ sở đó tiến hành
lập bảng phân loại.
4.2. Phương pháp so sánh từ kết quả thống kê phân nhóm, chúng tôi tiến
hành so sánh đối chiếu các đơn vị ngôn ngữ có chứa từ gọi tên các loài thực vật
nhằm làm rõ cấu tạo và ý nghĩa biểu trưng của nhóm từ gọi tên các loài thực vật
khi tham gia cấu thành nên tục ngữ.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các
phương pháp phân tích tổng hợp nhằm làm rõ mục đích, yêu cầu của khoá luận.
5. Những đóng góp của khoá luận
Có cái nhìn tổng quát, hệ thống toàn diện về tục ngữ qua từ vựng, cấu tạo
và ý nghĩa của từ gọi tên các loài thực vật trong tục ngữ.
Làm phong phú thêm con đường tìm hiểu, khám phá tục ngữ. Nghĩa là hiểu
được nội dung của từ gọi tên các loài thực vật trong tục ngữ, ngoài ý nghĩa
đương đại, ý nghĩa chung, còn hiểu được ý nghĩa biểu trưng của từ gọi tên các
loài thực vật đó trong tục ngữ.

6


Giúp cho việc giảng dạy, học tập tục ngữ trong nhà trường đạt hiệu quả hơn
và việc vận dụng tục ngữ trong cuộc sống hàng ngày linh hoạt và có ý thức.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phần phụ
lục, nội dung của khoá luận gồm 2 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2. Tìm hiểu từ gọi tên các loài thực vật trong tục ngữ Việt Nam


7


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Từ vựng tiếng Việt
1.1.1. Các quan niệm về “từ”
Trong số các các đơn vị từ vựng, “từ” là một đơn vị cơ bản nhất, tập hợp
các từ là việc làm đầu tiên của những người làm từ điển và các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ học. Cái khó là ở chỗ phải nêu ra một định nghĩa có tính lí thuyết về
từ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học các định nghĩa về từ đã được đưa ra không
ít. Các định nghĩa đó, ở mặt này hay mặt kia đều đúng, nhưng đều không đủ và
không bao gồm hết được tất cả các sự kiện được coi là từ trong ngôn ngữ hay
trong một ngôn ngữ cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi, trích
dẫn hai khái niệm về “từ” của các tác giả Đỗ Hữu Châu, và Nguyễn Thiện Giáp
làm định nghĩa về từ.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt nhận
định: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những
đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng
với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để cấu tạo
câu.” [3;16]. Đây là một khái niệm khi nhận diện về từ tiếng Việt, tác giả đã chú ý
đến cả tính tách biệt và tính đồng nhất của từ. Có thể thấy rằng đây là một khái niệm
giúp người đọc hiểu được một cách toàn diện nhất về “từ”.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái niệm về “từ” như sau: “Từ tiếng
Việt là đơn vị có nghĩa, nhỏ nhất, có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi
các đơn vị khác; nó có hình thức một âm tiết, một chữ viết liền.” [7;125]. Định
nghĩa về “từ” của tác giả gần với những định nghĩa về từ trong các ngôn ngữ
khác. Ngoài ra, định nghĩa này còn chỉ ra được nét đặc trưng của từ tiếng Việt:

từ tiếng Việt có vỏ ngữ âm là âm tiết.
Theo đó, chúng tôi chọn định nghĩa về từ của tác giả Đỗ Hữu Châu làm
định nghĩa về “từ”.

8


1.1.2. Đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt
1.1.2.1. Yếu tố, đơn vị cấu tạo từ, phương thức tạo từ
Trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa
nhỏ nhất – được dùng để cấu tạo ra các từ theo các phương thức cấu tạo của từ
tiếng Việt. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, gọi các yếu tố có đặc điểm và chức năng
như trên bằng thuật ngữ có tính quốc tế là: Hình vị
Phương thức tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho
ta các từ. Tiếng Việt sử dụng ba phương thức: từ hoá hình vị, ghép hình vị và
láy hình vị.
Từ hoá hình vị là phương thức tác động vào bản thân ,một hình vị, làm
cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà
không thêm bớt gì cả vào hình thức của nó.
Ghép là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết
hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm ngữ pháp và ý
nghĩa như một từ).
Láy là phương thức tác động vào một hình vị làm cơ sở làm xuất hiện một
hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả hình vị cơ sở và hình
vị láy tạo thành một từ (mang đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ).
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, khả năng cấu tạo từ của hình vị xét về mặt ngữ
nghĩa, được xem là tiêu chí hàng đầu để phân loại hình vị.
Về mặt hoạt động, hình vị được chia thành ba loại:
- Hình vị không độc lập tức là những hình vị cho đến nay chưa từ hoá thành
từ như: thuỷ (nước), hoả (lửa), thổ (đất)…

- Hình vị độc lập, tức là những hình vị vừa là hình vị, vừa là từ hóa thành
từ như: xe, máy, nhà, tiện, học…
- Hình vị bán độc lập là những hình vị tuy không bị gắn bó chặt chẽ với một
loại hình vị khác, vẫn có thể tách rời khỏi các từ khác trong câu song chúng rất ít
khi một mình làm thành phần chính phụ của câu như hình vị: đã, sẽ, đang, rất…
Ngoài ra, căn cứ về mặt ý nghĩa có thể phân chia hình vị thành:

9


- Hình vị thực. Ví dụ: nhà, xe, áo, đường, trời, nước... tức là những hình vị
mà mang ý nghĩa của chúng liên hệ với những sự vật, hiện tượng có thể hình
dung được hay nhận thức được một cách cụ thể.
- Hình vị hư. Ví dụ: nhưng, rất, sẽ, đang, nên, thì, mà… là những hình vị
mà ý nghĩa thường chỉ quan hệ hoặc tình thái – tức là những biểu hiện của sự
vật, hiện tượng hoặc chỉ cách nói năng (các hành vi ngôn ngữ), chỉ quan hệ giao
tiếp – hết sức chung chung và trừu tượng.
- Hình vị không có nghĩa là những hình vị như: bươu trong ốc bươu, hâu
trong diều hâu, xít trong bọ xít, nẹt trong bọ nẹt, róm trong sâu róm…
1.1.2.2. Các kiểu từ xét về mặt cấu tạo
Theo xu hướng chung, từ tiếng Việt được phân chia thành ba loại chính: từ
đơn, từ láy, từ ghép.
a. Từ đơn
* Khái niệm
Từ đơn là những từ một hình vị. Về mặt ngữ nghĩa chúng không lập thành
những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ
nghĩa của từng từ một riêng rẽ. Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong
việc lĩnh hội ý nghĩa của từ.
Ví dụ: bàn, ghế, nhà, cây…
* Phân loại

Từ đơn được chia làm hai loại là: từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm.
- Từ đơn đơn âm là những là những từ được cấu tạo từ một hình vị và
mang một kiểu ý nghĩa nhất định.
Ví dụ: đi, chạy, hoa, ăn…
- Từ đơn đa âm là những từ được cấu tạo từ hai hình vị trở lên, một hình
vị đã mất nghĩa. Từ đơn đa âm được chia làm hai loại: từ đơn đa âm thuần Việt
như: bù nhìn, bồ các, ễnh ương, chèo bẻo, ác là, mắc cọt, mồ hôi, bồ hóng… và
từ đơn đa âm vay mượn (đại bộ phận các từ đơn đa âm là các từ vay mượn từ
ngôn ngữ Ấn Âu) như: a pa tít, a xít, cà phê, lắc lê, mô tô, pô pơ lin…

10


b. Từ láy
* Khái niệm
Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức
lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay
biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm
gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền,
thanh ngã, thanh nặng) của một hình hay đơn vị có nghĩa.
* Phân loại
b1: Từ láy đôi: là từ láy gồm có hai tiếng
Có các dạng cấu tạo láy đôi sau:
- Từ láy bộ phận: Từ giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu.
+ Giống nhau ở phụ âm đầu gọi là láy âm. Ví dụ: sạch sẽ, dễ dàng, đông đúc…
+ Giống nhau ở phần vần gọi là từ láy vần. Ví dụ: chói lọi, co ro, lanh chanh..
- Từ láy hoàn toàn: Ngoại trừ những từ láy bộ phận, còn lại là các từ láy
hoàn toàn. Bao gồm các dạng sau:
+ Giống cả phần vần, phụ âm đầu và thanh điệu. Ví dụ: đu đủ, đo đỏ, tim tím..
+ Giống nhau phụ âm đầu và âm chính, khác nhau ở thanh điệu và phụ âm

cuối do sự chi phối của quy luật dị hoá. Ví dụ: đèm đẹp, sành sạch…
Dạng biến đổi này xảy ra trong các trường hợp các tiếng gốc có phụ âm
cuối là -p, -t, -k ( thể hiện trên chữ viết là c và ch). Trong trường hợp này, thanh
điệu cũng có biến đổi theo quy luật vừa nói trên. Còn phụ âm cuối biến đổi theo
quy luật là tiếng gốc tận cùng bằng các phụ âm tắc – vô thanh sẽ được chuyển
thành các phụ âm mũi – hữu thanh ở tiếng láy. Cụ thể:
Tiếng gốc

Tiếng láy

( Âm tắc, vô thanh)

(Âm mũi – hữu thanh)

Ăm ấp

-p

-m

Phơn phớt

-t

-n

Sành sạch

-k


11


b2: Từ láy ba và láy tư
- Từ láy ba: chủ yếu dựa trên cơ chế láy hoàn toàn. Ví dụ: xốp => xốp
xồm xộp; khít => khít khìn khịt; sát => sát sàn sạt; dửng => dửng
dừng dưng; con => cỏn còn con.
Từ láy ba có kiểu phối thanh thường gặp là:
+ Tiếng thứ hai mang thanh bằng (thường xuất hiện thanh huyền hơn thanh
ngang). Ví dụ: dửng dừng dửng, cỏn còn con.
+ Tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối lập nhau về bằng / trắc hoặc về âm vực
cao / thấp. Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, xốp xồm xộp.
Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít. Ví dụ: lơ tơ mơ, tù lù
mù…
- Từ láy tư: Phần lớn từ láy dựa trên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần
gốc là từ ghép.
So với từ láy ba, từ láy tư khá đa dạng về kiểu cấu tạo. Sau đây là một số
kiểu thường gặp:
+ Láy bộ phận kết hợp với đổi vần - a, - à hay -ơ.
Ví dụ: ấm ớ --- ấm a ấm ớ
hì hục --- hì hà hì hục
+ Láy toàn bộ kết hợp với biến thanh.
Ví dụ: bồi hồi --- bổi hổi bồi hồi
lảm nhảm --- lảm nhảm làm nhàm
+ Láy bộ phận kết hợp với tách, xen.
Ví dụ: thơ thẩn --- lơ thơ lẩn thẩn
nhồm nhoàm --- lồm nhồm loàm nhoàm
+ Láy toàn bộ kết hợp với tách, xen
Ví dụ: hăm hở --- hăm hăm hở hở
vội vàng --- vội vội vàng vàng

c. Từ ghép
* Khái niệm
Từ ghép là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa
12


trên quan hệ ý nghĩa.
* Phân loại
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm hai
loại chính:
c1: Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập có đặc trưng chung là:
- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.
- Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:
+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa với nhau, trong đó:
. Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu,
bụng dạ, máu huyết…
. Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi…
. Có thể hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp…
. Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vốn là từ địa phương. Ví dụ:
chân cẳng, bát đọi, chợ búa…
+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Ví dụ: thương nhớ, nhà cửa, quần áo,
ăn uống…
+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Ví dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ…
- Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những
phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính
chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).
- Tuy nhiên có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến
hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau
trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố

phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu
đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ như sau:
+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ
nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để
biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý
13


nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung,
trong đó có cả quần lẫn áo. Các ví dụ khác về từ ghép gộp nghĩa: điện nước,
xăng dầu, tầu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, thu phát, ăn uống, tốt đẹp…
+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa
AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng
và ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi,
tìm kiếm…
Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một số thành tố nên
thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm
chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc),
búa (chợ búa)… chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.
Ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống,
viết lách…
+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình
ngữ nghĩa AB > A + B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là
phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các
thành tố kèm theo sự trừu tượng hoá dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán
dụ. Do đó nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố. Ví dụ, đất
nước không phải để chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai
yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia trong đó có những nét tiêu
biểu là đất và nước. Trường hợp non sông, sông núi, sơn hà cũng vậy. Một số ví

dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay thịt nói chung mà cả hai hợp lại để chỉ
quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ không lùi bước
trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.
Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa
các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với
toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi
trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét như sau:
+Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu
tố Hán – Việt. Ví dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi…
14


+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc
biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.
+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:
. Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại
– lại đi; cơm nước – nước cơm khác nghĩa.
. Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ - nữ
nam; ông bà – bà ông; vua quan – quan vua… không hoán vị được.
c2: Từ ghép chính phụ
Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ
thuộc vào thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu
tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:
- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên sự vật,
tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo này có khuynh hướng
nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.
- Trong từ ghép chính phụ,yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật,
đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hoá loại
sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.
- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ

ghép chính phụ thành hai tiểu loại:
+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng
phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật, hoạt
động, đặc trưng cụ thể. Vì vậy, có thể nói tác dụng của các yếu tố phụ ở hiện
tượng này là tác dụng phân loại. Ví dụ:
Máy bay, máy may,máy bơm, máy nổ, máy tiện…
Làm việc, làm thợ, làm duyên, làm ruộng, làm dâu…
Vui tính, vui tai, vui mắt…
Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc
Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt, ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính
thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:

15


Vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ…
Hải phận, không phận, hoả xa, thi sĩ…
+ Từ ghép chính phụ mang sắc thái hoá: là những từ ghép trong đó thành tố
phụ có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này
khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho
ghép sắc thái hoá này khác với từ ghép sắc thái hoá khác về ý nghĩa. Ví dụ, so
sánh xanh lè với xanh và xanh biếc...
1.1.3. Nghĩa của từ tiếng Việt
* Khái niệm
Nghĩa của từ vừa là sự phản ánh sự vật, hiện tượng… trong thực tế vào ngôn
ngữ; là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo
một tổ chức, một trật tự nhất định; qua đó bộc lộ sự đánh giá, tình cảm, cảm xúc
của con người.
* Các thành phần nghĩa của từ
Bản chất ý nghĩa của từ bộc lộ ra qua sự đối chiếu từ với các chức năng tín

hiệu học mà từ đảm nhiệm, qua việc tách ra những mặt đối lập, còn gọi là các
thành phần ý nghĩa.
Tùy theo các chức năng mà từ đảm nhiệm, trong nghĩa của từ có những
thành phần nghĩa sau đây:
+ Nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.
+ Nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm.
+ Nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.
Ba thành phần nghĩa trên được gọi chung là nghĩa từ vựng; nghĩa từ vựng
thường đối lập với thành phần nghĩa thứ tư là:
+ Nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp.
Tuy nhiên chúng ta sẽ chỉ bàn tới ba thành phần nghĩa là: nghĩa biểu vật,
nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái.
1.1.3.1. Nghĩa biểu vật
Khái niệm “vật” (sự vật, hiện tượng) trong thuật ngữ “Nghĩa biểu vật” cần
tìm hiểu không chỉ là các sự vật, mà còn là các hoạt động (các quá trình), các
16


tính chất, đặc điểm… nói cách khác, không chỉ các danh từ mới có nghĩa biểu
vật, mà các động từ, tính từ cũng có nghĩa biểu vật.
Từ không chỉ định danh (gọi tên) sự vật, mà còn định danh cả hoạt động,
tính chất… trong thực tế khách quan. Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng, nghĩa
biểu vật của từ không đồng nhất với sự vật, hoạt động, tính chất.
Mỗi nghĩa biểu vật của từ là một mảng của hiện thực khách quan được
phản ánh trong từ, trong ngôn ngữ.
Ví dụ: “rau” để có được tính khái quát thì từ rau không gắn với loại rau cụ
thể nào. Nói cách khác, từ “rau” trong tiếng Việt biểu thị là loài rau chung
chung, một loại rau đã được khái quát hoá để đưa vào ngôn ngữ. Nhờ vậy, trong
hoạt động giao tiếp, từ “rau” sẽ ứng với tất cả các loại rau cụ thể, bằng cách gợi
lên trong tâm lí người sử dụng ngôn ngữ hình ảnh của những loại rau cụ thể mà

họ muốn nói tới.
Ngoài ra, sự vật, hoạt động, tính chất… tồn tại trong thực tế khách quan
mang tính cụ thể, cá thể, đơn lẻ, phong phú, đa dạng… nhưng nghĩa biểu vật lại
mang tính khái quát. Nó chỉ cả chủng loại sự vật, hiện tượng chứ không nhằm
chỉ riêng một sự vật, hiện tượng cụ thể nào (Trừ các danh từ riêng trong ngôn
ngữ, thì nghĩa biểu vật tương ứng với một sự vật cá biệt).
Ví dụ: Được khái quát với tiêu chí hình thức như “củ’’ bao gồm cả rễ (củ
khoai lang, củ sắn), cả thân ngầm (củ rong, củ riềng), cả quả (củ lạc), thân nổi
(củ su hào) và cả gốc lá (củ hành, củ tỏi).
1.1.3.2. Nghĩa biểu niệm
Sự vật, hoạt động, tính chất… phản ánh vào tư duy con người thành các
khái niệm. Các khái niệm ấy được ngôn ngữ hoá thành nghĩa biểu niệm của từ.
(Mỗi thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng được con người nhận thức trở
thành một dấu hiệu trong nội dung của khái niệm. Sau đó, mỗi dấu hiệu của khái
niệm được ngôn ngữ hoá trở thành một nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm
của từ. Như vậy, toàn bộ nội dung của khái niệm trở thành cấu trúc nghĩa biểu
niệm của từ. Nói cách khác, nghĩa biểu niệm của từ chứa đựng những hiểu biết

17


của con người về những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tế
khách quan).
Nghĩa biểu niệm của từ có thể phân định, chia tách được thành từng phần
nhỏ. Mỗi phần nhỏ ấy là một nét nghĩa. Tập hợp các nét nghĩa ấy lại, ta có một
cấu trúc biểu niệm của từ. Cách trình bày, miêu tả các nét nghĩa trong một cấu
trúc nghĩa biểu niệm của từ như sau:
Ví dụ:
“Ngô”: (thực vật), (chia thành từng bắp), (dùng làm thực phẩm).
“Ớt”: (thực vật), (vị cay nồng), (màu sắc xanh, đỏ), (dùng làm thực phẩm).

“Hành”: (thực vật), (củ hành, hành lá), (vị cay tính bình), (dùng làm thực
phẩm).
1.1.3.3. Nghĩa biểu thái
Nghĩa biểu thái phán ánh quan hệ của người sử dụng đối với từ; nói cụ
thể hơn, phản ánh tình cảm, cảm xúc, thái độ của người sử dụng ngôn ngữ.
Ví dụ: các từ chết, hi sinh, từ trần, bỏ mạng, ngoẻo… có cùng nghĩa biểu vật,
nghĩa biểu niệm, nhưng khác nhau về ý nghĩa biểu thái. Tất cả đều chỉ chấm dứt sự
sống, nhưng “chết” mang sắc thái trung hoà, “hi sinh, từ trần” mang sắc thái trang
trọng, “bỏ mạng, nghoẻo” mang sắc thái khinh bỉ.
1.1.4. Từ ngữ gọi tên thực vật
Như chúng ta đã biết về mặt ý nghĩa từ có ba bình diện là nghĩa biểu vật,
nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái. Áp dụng lí thuyết về ba bình diện của từ vào
việc tìm hiểu bộ phận từ gọi tên thực vật trong ca dao tỏ tình, chúng tôi tiến
hành “tách” các từ gọi tên thực vật ra để nghiên cứu về cấu tạo, về ý nghĩa của
chúng trong việc truyền tải thông điệp. Do đó, chúng tôi quan niệm từ gọi tên
thực vật là những từ dùng để định danh cây cối nói chung và các loại cây cụ thể
chứ không đi sâu vào tìm hiểu những từ thuộc về trường nghĩa của cây như
trường nghĩa chỉ các bộ phận của cây, trường nghĩa chỉ tác dụng của cây, trường
nghĩa chỉ sự sinh trưởng và phát triển của cây.

18


1.2. Tục ngữ
1.2.1. Khái niệm tục ngữ
Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về
thiên nhiên và lao động sản xuất,về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ
nên thường được ví von là “trí khôn dân gian”. Trí khôn đó rất phong phú và
cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn ngọn, súc tích, dễ
hiểu, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thế nói, tục ngữ là văn học nói dân gian nên

thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng
và xã hội hay hẹp hơn là những lời ăn tiếng nói khuyên răn. Tục ngữ không
ngừng được sáng tạo và thường xuyên được sử dụng như một công cụ tư duy
nhạy bén. Là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn,
tục ngữ được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo ông Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu “Tục ngữ
(Tục: là thói quen đã có lâu đời, ngữ: là lời nói) là những câu nói gọn ghẽ và có ý
nghĩa lưu hành từ đời xưa, rồi do cửa miệng của người đời truyền đi”. Đây là một
trong những định nghĩa về tục ngữ đã xuất hiện sớm. Tuy chưa đầy đủ về đặc trưng
nhưng cũng đã nêu được một số đặc điểm cơ bản của tục ngữ.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam viết: “Tục
ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một
luân lí, một công lí, có khi là một sự phê phán.” [14;31].
Cao Huy Đỉnh trong truyện luận Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt
Nam (1974), đã nhận rõ tính chất hai mặt của tục ngữ: tính chất văn học nghệ
thuật (âm điệu, hình ảnh, tình cảm) và tính chất phi văn học nghệ thuật (kinh
nghiệm, khoa học thực hành, triết lí thực tiễn ), vì thế ông xếp tục ngữ vào loại
“văn học đúc rút kinh nghiệm thực tiễn.” [6;242-243].
Các tác giả trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam(tập 1), đã ra quan niệm:
“Tục ngữ là một câu nói thường ngắn gọn, có vần hoặc không có vần, có nhịp
điệu hoặc không có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã
hội, rút ra chân lí phổ biến, ghi lại một nhận xét tâm lí, phong tục tập quán của

19


nhân dân. Tục ngữ do nhân dân sáng tác và được toàn thể xã hội công nhận.”
[12;227].
Giáo trình Văn học dân gian (tập 2) Hoàng Tiến Tựu đưa ra định nghĩa:
“Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có chức năng chủ yếu là đúc rút kinh

nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét dưới hình thức những câu nói ngắn
gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền.” [20;109].
Một cách khái quát, có thể thấy, các định nghĩa về tục ngữ đều đề cập đến
hai bình diện: nội dung và hình thức.
Về nội dung: Tục ngữ là một thông báo trọn vẹn, đúc rút kinh nghiệm, tri
thức của đời sống tự nhiên, xã hội, cũng như phong tục tập quán của nhân dân.
Về hình thức: Tục ngữ là câu nói ngắn gọn, súc tích.
Từ góc độ ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu đã thể hiện những nỗ lực
trong việc nhận thức bản chất của tục ngữ. Trong công trình nghiên cứu của
mình Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Trong tiếng Việt những tục ngữ, phương ngôn
và ngạn ngữ có liên quan đến thành ngữ và quán ngữ. Chúng không phải là đối
tượng của từ vựng mà là đối tượng của văn học dân gian.Nhưng vì chúng là một
đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ được dùng đi dùng lại để trao đổi tư tưởng cho
nên chúng dính dáng đến vấn đề cụm từ cố định. Thực ra, chúng là những câu
hoàn chỉnh chỉ một nội dung đầy đủ, không cần những thành phần cú pháp nào
cả.” [16;87].
Trên đây là các định nghĩa khác nhau về tục ngữ của các nhà ngôn ngữ do
tục ngữ được nhìn nhận dưới những cấp độ của ngôn ngữ khác nhau.
Tóm lại, tổng hợp các góc nhìn về văn học, ngôn ngữ có thể đi đến định
nghĩa về tục ngữ như sau: “Tục ngữ là những sáng tác dân gian, có kết cấu là
một câu hoàn chỉnh, ngắn gọn, súc tích. Tục ngữ thường có vần, có nhịp điệu,
dễ nhớ, dễ thuộc nhằm nêu lên những nhận xét, phán đoán, đúc kết những kinh
nghiệm, tri thức cuộc sống của nhân dân về những hiện tượng của tự nhiên và
xã hội được tu luyện từ đời này sang đời khác.”

20


×