1
Giáo viên : Lê Thò Liên
2007-2008
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN 10
TRƯỜNG TIỂU HỌC DƯƠNG MINH CHÂU
KINH NGHIỆM
2
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rỡ , anh em thuận hoà
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang
An Dương Vưong thế Hùng Vương
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân
Nước Tàu cậy thế đông người
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam
Dân ta há dễ chịu làm tôi người
Hai Bà Trưng có đại tài
Phất cờ khởi nghĩa diệt người tà gian
Ra tay khôi phục giang sơn
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta
…
HỒ CHÍ MINH
Lịch sử nước ta
3
Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ kính yêu ngay từ năm 1942 đã
viết bài kêu gọi “Nên biết sử ta" và bài diễn ca “Lịch sử nước ta”. Bài diễn ca gồm
104 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó với trên 90%
mù chữ, đã góp phần tạo nên sức mạnh thần kỳ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân ta đã phát huy tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết đấu tranh giành độc
lập tự do cho Tổ quốc; thực hiện thắng lợi 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và
giành thắng lợi vĩ đại sau hơn 20 năm đổi mới. “Dân ta phải biết sử ta. Cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam” - Câu thơ đầu trong diễn ca của Bác Hồ là
lời kêu gọi, lời răn dạy cho muôn thế hệ con cháu nước ta .
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ , trong thời
đạiCông Nghệ Thông tin phát triển , tôi Ứng dụng Công Nghệ Thông tin
vào giảng dạy lịch sử Việt Nam cho học sinh lớp 4 qua 30 giáo án điện tử
nhằm giúp học sinh dễ hiểu dễ nhớ lịch sử nước nhà ,
Vấn đề tiếp theo là về nội dung, sách giáo khoa lịch sử bậc phổ thông là tóm
tắt lịch sử viết cho người lớn. Lấy sách viết cho người lớn tóm lược lại cho trẻ
con học thì dĩ nhiên không phù hợp với lứa tuổi, không thể gây hứng thú học tập
ở các em.
Riêng nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 chỉ cung cấp cho học sinh một số
kiến thức cơ bản ,thiết thực về các sự kiện ,hiện tượng ,nhân vật lịch sử tiêu
biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến
4 triều vua đầu thời Nguyễn . Nhưng đối với những đứa trẻ mới lên 9 tuổi thì các
sự kiện lịch sử trong chương trình sử lớp 4 khá là nhiều ,các em chỉ thích xem
chuyện tranh và phim hoạt hình nên khi học sử ,các em chưa có khả năng hình
dung các sự kiện lịch sử , chưa có khả năng phân tích và tổng hợp các sự kiện
để nhớ đầy đủ và chính xác ,phân biệt rõ ràng các giai đoạn lịch sử qua các triều
đại Đinh,Lê,Lý ,Trân,. Đồng thời , những đứa trẻ mới lên 9 tuổi cũng chưa thể
nào nhớ nổi các sự kiện nào , các chiến thắng nào thuộc thời vua nào .các em
cứ học vẹt rồi quên ngay sau khi thi.Như thế ,làm thế nào các em có hứng thú
trong việc học lịch sử nước nhà .Các em làm sao có được lòng tự hào dân tộc đề
có ý thức phấn đầu noi theo bước cha ông?
Lịch sử nước nhà không chỉ trang bị vốn kiến thức cơ bản rất cần thiết cho
thế hệ trẻ mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam.
Mỗi công dân của chúng ta khi học hết cấp phổ thông, trong đầu óc sẽ hiểu biết
về quá khứ dân tộc, về các giá trị mà ông cha đã đổ máu để giành giữ được. Các
em có được lòng tự hào dân tộc đề có ý thức phấn đầu noi theo bước cha ông?
. Điều đó có nghĩa là môn Lịch sử có trách nhiệm trang bị tri thức và truyền
thống lịch sử cho công dân của đất nước, nến chúng ta cần coi trọng việc dạy,
học môn học này cho kết quả đào tạo trong nhiệm vụ chuẩn bị cho lớp trẻ vào
đời. “
LỜI NÓI ĐẦU
4
Có rất nhiều trẻ con chỉ có khả năng nhớ được những gì đã quan sát được còn
cái gì mà các em không thấy ,không quan sát được thì rất khó nhớ .Cũng vì thế ,các
em xem phim lịch sử Trung Quốc thì nhớ rất rõ các nhân vật lịch sử trung Quốc còn
học sử Việt Nam bằng chữ nghĩa thì lẫn lộn các nhân vật , các sự kiện lịch sử đến
nỗi các thầy cô giáo chỉ còn nước “cười ra nước mắt”. Các em mang các kiến thức
lẫn lộn ấy mà lớn lên và bước vào cuộc sống mà không có niềm tự hào dân tộc anh
hùng ,không có cả sự ham thích học tập .Không có động cơ học tập,các em học chỉ
để trả nợ .Học xong năm nào ,các kiến thức không còn đọng lại trong tiềm thức của
các em.Như thế , hiệu quả giáo dục của chúng ta thật uổng phí .Người công dân
tương lai của đất nước ta đa số đều thực dụng, mong sao lớn lên làm được nhiều
tiền ,bất chấp đất nước quê hương có phát triển ,có thể sánh vai cùng các cường
quốc năm châu được hay không.
Các em thích đọc truyện tranh thì chúng ta có nên chăng sử dụng truyện tranh
để giảng dạy lịch sử để bước đầu tiếp xúc với lịch sử thì HS không bị chán
ngán, các em hứng thú với môn học , một môn học rất dễ dàng giáo dục lòng tự hào
dân tộc . Trong cuộc sống sôi động của đất nước và thế giới, giáo viên cần áp dụng
phương pháp giảng dạy tích cực, tạo ra một phong cách giảng dạy sinh động, hấp
dẫn đối với lớp trẻ mới mong trè yêu thích môn học lịch sử vì “Một dân tộc mà giới
trẻ còn thờ ơ, không “tường” được lịch sử nước nhà thì thật nguy hiểm.”
Phương pháp giảng dạy tích cực như thế nào mà một trẻ lên ba mới bắt đầu biết
đặt câu hỏi để tìm hiểu thế giới xung quanh có thể hào hứng và tập trung sự chú ý
vào để tìm hiểu và ghi nhớ lịch sử được thì trẻ lên chín cũng không ngừng đòi hỏi
để tìm hiểu học tập lịch sử .
Đồng thời giáo viên chúng ta đặt đúng vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong hệ
thống các môn học ở phổ thông, không chỉ tập trung vào các môn Toán, Tiếng
Việt... khiến học sinh có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử. Ứng dụng Công Nghệ
Thông tin vào giảng dạy các môn học khác đều có thể đạt hiệu quả tốt hơn thì
chúng ta cũng có thể Ứng dụng Công Nghệ Thông tin vào giảng dạy lịch sử lịch sử
cũng có thể đạt hiệu quả tốt hơn mà học sinh lại được học tập một cách nhẹ nhàng,
hứng thú ,dễ nhớ, nhớ lâu các kiến thức lịch sử nước nhà .
5
VÀI KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG
TIN VÀO VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 4
•
Giáo viên dạy mơn Lịch sử khơng chỉ
nắm chắc sách giáo khoa để truyền thụ
lại cho học sinh mà phải có tầm hiểu
biết sâu rộng hơn thế về kiến thức cũng
như phương pháp luận sử học để có
thể cập nhật tri thức của mình, gắn nội
dung sách giáo khoa với thời sự của sử
học và cuộc sống sơi động của đất
nước và thế giới, từ đó áp dụng
phương pháp giảng dạy tích cực, tạo ra
một phong cách giảng dạy sinh động,
hấp dẫn đối với lớp trẻ.
Trong bài giảng, sự kiện lịch sử
khơng chỉ là những con số cùng ngày
tháng, những cái gạch đầu dòng với
dằng dặc chữ.Mà thể hiện sự kiện lịch
sử là một số các hình ảnh , những
khúc phim (khúc phim về các đồ đá
giúp các em dễ dàng hình dung cuộc
sống của người Việt cổ ; khúc phim về
Huế, giúp các em dễ hiểu và dễ nhớ
kiến thức cần biết sơ lược về quá trình
xây dựng ; sự đồ sộ ,vẻ đẹp của kinh
thành và lăng tẩm ở Huế . Tự hào vì
Huế được công nhận là Di sản Văn
hoá thế giới )
GV có thể chuyển cách dạy truyền
thụ kiến thức một chiều thành cách tổ
chức tiết học giúp HS tự phát hịên
,khám phá kiến thức một cách tích cực
mà các em lẫn Gv khơng hề vất vả ;giúp
HS chủ động học tập và dần dần hình
thành kĩ năng tự học .
Ngay cả cha mẹ HS nghe con cái kể
lại cách học cũng cảm ấy hứng thú và
cùng các em lên mạng tìm tòi tư liệu ,
gởi hình ảnh vào lớp để GV và HS sử
dụng đồng thời mượn Gv các dĩa CD
bài học để cùng trao đổi với con cái về
lịch sử nước nhà .
Phim về Huế ,cảnh thiên nhiên
và kiến trúc cổ
( Phương Nam Phim)
Khúc phim ( về các đồ đá giúp
các em dễ dàng hình dung cuộc
sống của người Việt cổ-Encata)
HÌNH NÊU TÁC DỤNG CỦA TỪNG ĐỒ ĐÁ