Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Bai giang to chuc lanh tho du lich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.01 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
*************

BÀI GIẢNG MÔN HỌC

TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH


Đà Nẵng, năm 2010ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Môn học: TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
1.1. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH VÀ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch
1.1.1.1. Khái niệm
1.1.1.2. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch
1.1.1.3. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch
1.1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học
1.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu môn học
1.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu môn học
 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
 Phương pháp nghiên cứu thực địa
 Phương pháp bản đồ
 Phương pháp phân tích toán học và mô hình hoá
 Phương pháp xác định ranh giới vùng du lịch
 Phương pháp cân đối
 Phương pháp xã hội học

1.2. HỆ THỐNG LÃNH THỔ DU LỊCH
1.2.1. Quan niệm và đặc điểm của hệ thống lãnh thổ du lịch


1.2.1.1. Một số quan niệm về hệ thống lãnh thổ du lịch
1.2.1.2. Đặc điểm của hệ thống lãnh thổ du lịch
1.2.2. Cấu trúc phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch
1.2.3. Mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch
1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU HẠ TẦNG
1.3.1. Dân cư, dân tộc


1.3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
1.4.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ - XÃ
HỘI
1.4.1. Tác động đến phát triển kinh tế
1.4.2. Tác động đến chất lượng cuộc sống
1.4.3. Tác động đến văn hoá xã hội
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC PHÂN HỆT CỦA HỆ THỐNG LÃNH THỔ DU
LỊCH
2.1. PHÂN HỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.221. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch
2.1.4. Đặc điểm của tài nguyên du lịch
2.1.5. Điều tra và đánh giá tài nguyên du lịch
2.1.5.1. Điều tra tài nguyên
2..1.5.2. Đánh giá tài nguyên
2.1.6. Đánh giá tác động của tổ chức lãnh thổ du lịch đến tài nguyên và môi trường
2.1.6.1. Các tác động lên tài nguyên và môi trường tự nhiên
a. Tác động lên tài nguyên địa hình, địa chất và đất đai

b. Tác động lên tài nguyên môi trường nước
c. Tác động đến tài nguyên và môi trường không khí
d. Tác động lên tài nguyên sinh vật

2.1.6.2. Các tác động lên tài nguyên du lịch nhân văn
a. Tác động lên các di tích lịch sử, di tích văn hoá
b. Tác động đến nghề và làng nghề
c. Tác động đến văn hoá nghệ thuật


d. Tác động đến phong tục tập quán và lễ hội
e. Tác động đến cảnh quan, kiến trúc mỹ thuật bản địa

2.2. PHÂN HỆ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT DU LỊCH
2.2.1. Các cơ sở lưu trú, ăn uống
2.2.2. Hiện trạng công tác vận chuyển khách du lịch
2.2.3. Các cơ sở vui chơi giải trí
2.3 PHÂN HỆ LUỒNG DU KHÁCH
2.3.1. Nghiên cứu và đánh giá thị trường du lịch
2.3.2. Phân bố thị trường
2.3.3.. Phân tích thị trường
2.3.4. Phân tích luồng khách du lịch
2.4. PHÂN HỆ CÁN BỘ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ
2.5. PHÂN HỆ ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ DU LỊCH
2.5.1. Mô hình tổ chức quản lý và cán bộ quản lý
2.5.2. Nội dung quản lý
2.5.3. Cách thức tổ chức quản lý

CHƯƠNG 3: PHÂN VÙNG DU LỊCH VÀ HỆ THỐNG PHÂN VỊ DÙNG DU
LỊCH

3.1 VÙNG DU LỊCH
3.1.1. Quan niệm về vùng du lịch
3.1.2. Những đặc trưng cơ bản của vùng du lịch và các loại vùng du lịch
3.2. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN VÙNG DU LỊCH
3.2.1. Ý nghĩa của phân vùng du lịch
3.2.2. Nhiệm vụ của phân vùng du lịch
3.2.3. Nguyên tắc của phân vùng du lịch
3.2.3.1. Nguyên tắc hiệu quả tổng hợp
3.2.3.2. Nguyên tắc thống nhất
3.2.3.3. Nguyên tắc viễn cảnh lịch sử
3.2.3.4. Nguyên tắc trung tâm


3.3. HỆ THỐNG PHÂN VỊ VÙNG DU LỊCH
3.3.1. Điểm du lịch
3.3.2. Trung tâm du lịch
3.3.3. Tiểu vùng du lịch
3.3.4. Á vùng du lịch
3.3.5. Vùng du lịch
3.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TRONG PHÂN VÙNG DU LỊCH
3.4.1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ
3.4..2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
3.4.3. Số lượng, chất lượng và sự phân bố nguồn nhân lực du lịch
3.4.4. Trung tâm tạo vùng
3.5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH PHÂN VÙNG DU LỊCH
3.5.1. Xác định sự phân hóa theo nguồn tài nguyên
3.5.2. Xác định sự phân hóa theo cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch
3.5.3. Xác định các trung tâm tạo vùng
3.5.4. Xác định ranh giới của vùng

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH VÀ BẢN ĐỒ DU LỊCH
4.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU CHUNG VÀ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ
4.1.1. Mục đích, ý nghĩa và những yêu cầu chung
4.1.2. Các bước xây dựng bản đồ
4.2. CƠ SỞ TOÁN HỌC TRONG XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
4.2.1. Phép chiếu
4.2.2. Tỷ lệ bản đồ
4.2.3. Bố cục bản đồ
4.3. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ TRONG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
4.3.1. Nhóm các bản đồ hiện trạng
4.3.1.1. Bản đồ vị trí địa lý
4.3.1.2. Bản đồ tài nguyên du lịch


4.3.1.3. Bản đồ cơ sở hạ tầng
4.3.1.4. Bản đồ cơ sở vật chất kỹ thuật
4.3.1.5. Bản đồ luồng khách
4.3.1.6. Bản đồ hiện trạng kinh tế du lịch
4.3.2. Nhóm bản đồ đánh giá
4.3.2.1.Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên
4.3.2.2. Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
4.3.2.3. Bản đồ đánh giá cơ sở hạ tầng
4.3.2.4. Nhóm bản đồ định hướng phát triển và khai thác không gian lãnh thổ
CHƯƠNG 5: CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM
5.1. VÙNG DU LỊCH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
5.1.1. Đặc điểm chung
5.1.2. Tiềm năng du lịch
5.1.3.Tổ chức lãnh thổ du lịch
5.2. VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG

BẮC
5.2.1. Đặc điểm chung
5.2.2.Tài nguyên du lịch
5.2.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
5.3. VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ
5.3.1. Đặc điểm chung
5.3.2. Tiềm năng du lịch
5.3.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
5.4. VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
5.4.1. Đặc điểm chung
5.4.2. Tiềm năng du lịch
5.4.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
5.5. VÙNG DU LỊCH TÂY NGUYÊN
5.5.1. Đặc điểm chung


5.5.2. Tiềm năng du lịch
5.5.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
5.6. VÙNG DU LỊCH ĐÔNG NAM BỘ
5.6.1. Đặc điểm chung
5.6.2.Tài nguyên du lịch
5.6.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
5.7. VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ
5.7.1. Đặc điểm chung
5.7.2.Tài nguyên du lịch
5.7.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
1.1. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH VÀ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch
1.1.1.1. Khái niệm
Trong việc nghiên cứu về du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt
động này nếu không xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Tổ chức không gian
lãnh thổ là một nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một dự án quy hoạch du lịch nào, bao
gồm: xác định không gian, tiềm năng, các điều kiện kết cấu hạ tầng, xác định các
điểm du lịch, cụm du lịch, trung tâm, các tổ hợp du lịch, các tuyến du lịch, các tiểu
vùng, á vùng du lịch.
Nói một cách đơn giản thì tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống
liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch liên quan
dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (kinh tế, xã hội, môi trường)
cao nhất.
Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, tổ chức lãnh thổ du lịch mang tính
chất lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất xã hội, đã
dần dần xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Việc phát triển du lịch theo
không gian lãnh thổ của một địa phương hay một quốc gia căn cứ trên các cơ sở sau:
việc khảo sát kiểm kê đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch thực trạng kinh doanh
du lịch; xu hướng phát triển du lịch trong nước và quốc tê; dự báo về nhu cầu phát
triển du lịch (như là khách du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nguồn nhân lực;
các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch; vốn đầu tư); quy hoạch phát triển kinh tế- xã
hội; hướng phát triển không gian kinh tế- xã hội của địa phương, quốc gia và khu vực.
1.1.1.2. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch
Việc nghiên cứu của tổ chức lãnh thổ du lịch và xây dựng các hình thức tổ chức
theo không gian hợp lý giúp cho hoạt động du lịch có điều kiện để sử dụng hợp lý và
khai thác có hiệu quả các nguồn lực vốn có của cả nước nói chùng và từng địa phương


nói riêng. Sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch phù hợp chính là chìa

khóa để sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn các nguồn du lịch, đặc biệt là tài nguyên du
lịch- điều kiện cần thiết để phát triển du lịch
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên môn hóa
du lịch. Khi nền sản xuất đã phát triển, nhu cầu du lịch càng cao thì sự chuyên môn
hóa du lịch càng sâu sắc, thông thường ngành du lịch có 4 hướng chuyên môn hóa
sau:
Chuyên môn hóa theo loại hình dịch vụ
Chuyên môn hóa theo du lịch
Chuyên môn hóa theo giai đoạn của quá trình du lịch
Chuyên môn hóa theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch nói chùng và vạch ra các tuyến, điểm du
lịch trên một đơn vị lãnh thổ nói riêng, góp phần quan trọng trong việc tạo ra những
sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, nhằm tăng khả năng cạnh
tranh. Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra
những sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu khi có sự tổ chức lãnh thổ du lịch và việc
xây dựng các tuyến, điểm du lịch hợp lý
Việc tổ chức lãnh thổ du lịch tốt không những góp phần làm ra lợi ích, làm thay
đổi bộ mặt kinh tế của mỗi vùng và cộng đồng, mà còn thúc đẩy vấn đề kiểm soát môi
trường, bảo tồn di sản văn hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cả những nơi không
phong phú tài nguyên. Tổ chức lãnh thổ du lịch cũng tạo sự thúc đẩy con người và các
quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau, làm cho du lịch có tính trao đổi xuyên văn
hóa.
Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ du lịch không có tính thống nhất và khoa học sẽ
gây ra nhiều thiệt hại như làm mất đi những lợi ich kinh tế tiềm năng, suy giảm môi
trường, làm mất đi sự thống nhất bản sắc văn hóa
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch nói chung và vạch ra các tuyến điểm du
lịch trên một đơn vị lãnh thổ nói riêng, góp phần quan trọng trong việc tạo ra những
sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, nhằm tăng khả năng cạnh
tranh. Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra



những sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu khi có sự tổ chức lãnh thổ du lịch và việc
xây dựng các tuyến, điểm du lịch hợp lý.
Vì vậy, để đạt được lợi ích du lịch và hạn chế tối đa những vấn đề nảy sinh,
việc tổ chức và quảng lý có hiệu quả du lịch là rất cần thiết.
1.1.1.3. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch
 Hệ thống lãnh thổ du lịch

Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có
quan hệ qua lại với nhau một cách mật thiết như: nhóm người du lịch, các tổng thể tự
nhiên – văn hoá - lịch sử, các công trình kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và
bộ phận tổ chức quản lý.
 Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch

Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các xí
nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng được liên kết với nhau bằng các mối liên hệ kinh tế, sản
xuất và cùng sử dụng chung vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế
của lãnh thổ.
 Vùng du lịch

Cho đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về vùng du lịch. Có thể coi quan
niệm của I.I.Pirôgiơnic (1985) là quan niệm tương đối đầy đủ hơn cả. Theo ông: Vùng
du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội. Đó là tập hợp các hệ thống lãnh thổ du
lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng, nhằm
đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn
hoá và các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch.
Trên quan điểm hệ thống, vùng du lịch được tạo nên bởi hai yếu tố có quan hệ
chặt chẽ với nhau: hệ thống lãnh thổ du lịch và không gian kinh tế - xã hội xung
quanh nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động có hiệu quả.
Như vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân tạo nên vùng du lịch. Từ hạt

nhân này tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của vùng trong môi trường xung
quanh. Vì vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch không phải là toàn bộ lãnh thổ của vùng, chỉ
là nơi tập trung nguồn tài nguyên du lịch và các công trình kỹ thuật… Còn vùng du


lịch có không gian rộng lớn hơn nhiều, bao gồm cả những khu vực sản xuất hàng hoá,
vật liệu, năng lượng.
1.1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học
1.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu môn học
Môn học tổ chức lãnh thổ du lịch nghiên cứu hệ thống nghỉ ngơi du lịch, phát
hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp, dự
báo và nêu lên những biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu. Từ đó môn
học này có những nhiệm vụ cụ thể sau:
 Nghiên cứu tổng hợp mọi loại tài nguyên du lịch:

Sự kết hợp của chúng theo lãnh thổ và xác định phương hướng cơ bản cho việc
khai thác các loại tài nguyên ấy. Tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển
du lịch. Khi nghiên cứu chúng, ngoài việc xem xét một cách riêng lẻ (theo từng loại),
cần phải tìm hiểu sự kết hợp tài nguyên theo lãnh thổ. Sau đó là việc đánh giá tài
nguyên trên những quan điểm nhất định (kinh tế, sinh thái, xã hội…) . Trên cơ sở
đánh giá từng loại và sự kết hợp tài nguyên theo lãnh thổ mới có căn cứ xác định
phương hướng khai thác
 Nghiên cứu nhu cầu du lịch
Phụ thuộc vào đặc điểm xã hội- nhân khẩu của dân cư và đưa ra các chỉ tiêu
phân hóa theo lãnh thổ về cấu trúc các xí nghiệp và cơ cấu hạ tầng phục vụ du lịch.
Căn cứ vào nhu cầu cùng với nguồn tài nguyên vốn có của lãnh thổ, người ta mới tính
toán xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ cấu hạ tầng thích hợp
 Xây dựng cơ cấu lãnh thổ tối ưu của vùng du lịch
• Cấu trúc sản xuất- kỷ thuật của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch phù




hợp với nhu cầu và tài nguyên
Các mối liên hệ giữa hệ thống nghỉ ngơi du lịch và các hệ thống khác
Hệ thống tổ chức điều khiển được xây dựng trên cơ sở phân vùng du
lịch phản ánh những khác biệt theo lãnh thổ về nhu cầu, tài nguyên và
phân công lao động trong lĩnh vực nghỉ ngơi du lịch.

1.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu môn học
 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống


Quan điểm này được sử dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu cũng như
việc lập và thực hiện các dự án tổ chức lãnh thổ du lịch do đối tượng nghiên cứu và
được quy hoạch là hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc các cấp, các kiểu khác nhau (các
khu vực, các quốc gia, các địa phương hay các điểm du lịch, các khu du lịch, các trung
tâm du lịch, các tiểu vùng, hay á vùng du lịch, các vùng du lịch). Các hệ thống lãnh
thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng phân
hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và với môi trường xung
quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa hệ thống lãnh
thổ du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội.
Khi tiến hành tổ chức lãnh thổ ở các cấp khác nhau cần phải đặt chúng vào hệ
thống lãnh thổ du lịch nhất định, bảo đảm tính cấp độ, tính thống nhất; cần xem xét hệ
thống lãnh thổ du lịch được hình thành phát triển từ những phân hệ nào, nghiên cứu
mối quan hệ qua lại biện chứng giữa các phân hệ và với môi trường bên ngoài. Đồng
thời, cần nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống lãnh thổ với nhau và với
các hệ thống kinh tế- xã hội, cần tôn trọng tính toàn vẹn về chức năng và lãnh thổ của
hệ thống lãnh thổ du lịch.
Khoa học tổ chức lãnh thổ du lịch mang đặc thù của ngành khoa học du lịch và
kinh tế du lịch. Khoa học du lịch có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học có liên

quan. Vì vậy, khi nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn xây dựng và
thực hiện tổ chức lãnh thổ du lịch cần phải xem xét, vận dụng những tri thức của khoa
học quy hoạch, của khoa học du lịch và các ngành khoa học có liên quan.
Khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch cũng như thực tiễn tổ chức lãnh thổ du
lịch, cần sắp xếp các vấn đề nghiên cứu, hoặc giải quyết theo trật tự có hệ thống,
logic, khoa học, phân tích chúng trong mối quan hệ biện chứng theo các quy luật
khách quan. Các vấn đề được nghiên cứu và giải quyết trước, phải là cơ sở khoa học,
thực tiễn cho những vấn đề nghiên cứu và giải quyết sau.
Khi xem xét, nghiên cứu, phân tích giải quyết các vấn đề về quy hoạch du lịch
thường từ định lượng tới định tính, từ thực tế đến lý luận, dùng lý luận để soi sáng
thực tiễn
 Phương pháp nghiên cứu thực địa và thu thập tài liệu


Đây là phương pháp nghiên cứu địa lý truyền thống để khảo sát thực tế, áp
dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn để bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn
chỉnh hơn. Quá trình thực địa còn giúp cho việc sưu tầm, thu thập tài liệu được phong
phú thêm. Để việc học tập, nghiên cứu và quy hoạch có hiệu quả cao cần thu thập, sưu
tầm các tài liệu có liên quan đến lý luận và thực tiễn tổ chức lãnh tổ du lịch của các
địa phương, các quốc gia, và các nước làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các
vấn đề lý luận cũng như thực tiễn tổ chức quy hoạch. Đây cũng là phương pháp quan
trọng, nhằm nhận được các thông tin xác thực, cần thiết để thành lập ngân hàng số liệu
làm cơ sở cho các phương pháp khác.
 Phương pháp bản đồ

Phương pháp này cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân
bố trong không gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ còn là phương tiện để cụ
thể hoá; biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của
các đối tượng tổ chức quy hoạch lãnh thổ như những đặc điểm phân bố khôgn gian và
khối lượng của nguồn tài nguyên, các lượng khách, cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ du

lịch, kết cấu hạ tầng, các thuộc tính của hệ thống lãnh thổ du lịch. Phương pháp này
còn dung để thu thập nguồn thông tin và vạch ra tính quy luật hoạt động của các hệ
thống lãnh thổ du lịch
 Phương pháp phân tích toán học và mô hình hoá

Phương pháp này nhằm định hướng, thống kê các đối tượng tổ chức lãnh thổ,
phân tích tương quan để phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tố hệ
thống lãnh thổ du lịch và sự tác động qua lại giữa chúng, đánh giá số lượng và chất
lượng của các yếu tố, có được những nhận định về định tính của các yếu tố đúng đắn,
mang tính khách quan. Việc phân tích, so sánh và tổng hợp các thông tin và số liệu
cũng như các vấn đề thực tiễn phải được tiến hành hệ thống, đi từ định lượng đến định
tính và cần được kết hợp cùng các phương pháp khác. Kết quả của phương pháp này
là cơ sở khoa học cho việc xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình
phát triển, các định hướng, các chiến lược, các giải pháp phát triển, trong các dự án tổ
chức quy hoạch du lịch mang tính khoa học, thực tiễn và đạt hiệu quả cao.
 Phương pháp xác định ranh giới vùng du lịch


Phần lớn các số liệu được thu thập theo đơn vị hành chính, vì vậy cũng giống
như phân vùng các ngành kinh tế khác, ranh giới các vùng du lịch được xác định theo
ranh giới hành chính. Về nguyên tắc, ranh giới của vùng là nơi mà sức hút của trung
tâm tạo vùng yếu nhất. Trong thực tế, không phải lúc nào ranh giới này cũng trùng với
ranh giới hành chính. Tuy nhiên để thuận lợi cho tổ chức quản lý và đầu tư phát triển
người ta thường sử dụng ranh giới các tỉnh làm ranh giới giữa các vùng. Ở nước ta các
vùng du lịch đang trong quá trình hình thành nên ranh giới của vùng chưa thật rõ.
 Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối là toàn bộ các phương pháp tính toán để phân tích, dự báo
các mục tiêu sẽ được thực hiện của hệ thống lãnh thổ du lịch, có tính đến tổng hợp các
yếu tố. Phương pháp này còn dùng để tính toán cân đối thu nhập của du lịch và chi phí

cho du lịch, xác định diện tích cần thiết cho lãnh thổ, tài nguyên, lao động… Vì vậy,
cần lĩnh hội và vận dụng được phương pháp này trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện các dự án quy hoạch và tổ chức lãnh thổ.
 Phương pháp xã hội học

Phương pháp xã hội học nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối tượng du
lịch. Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia,
các thành viên tham gia vào quá trình tổ chức, quy hoạch lãnh thổ du lịch. Trong quy
hoạch , tổ chức lãnh thổ du lịch, phương pháp này thường được sử dụng để điều tra,
phân tích thị trường như: điều tra về sở thích, nhu cầu tiêu dùng, mức chi tiêu của
khách, điều tra về sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tài nguyên du lịch, chất lượng
dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực…., điều tra thái độ, nhận thức của dân cư đối với
các vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, cũng như các vấn đề phát triển du
lịch mà các quá trình tổ chức lãnh thổ du lịch thực hiện, điều tra mức sống của cộng
đồng địa phương nơi tiến hành tổ chức, quy hoạch du lịch, lấy ý kiến đóng góp của
các chuyên gia, của các cơ quan, các cấp chính quyền. Thực hiện phương pháp điều
tra xã hội học gồm các bước: xác định các vấn đề cần điều tra, thiết kế bảng hỏi, lựa
chọn đối tượng và khu vực để điều tra, thời gian tiến hành điều tra, xử lý các kết quả
điều tra. Trong đó việc thiết kế bảng hỏi hoặc hệ thống câu hỏi giữ vai trò quan trọng,
có liên quan lớn đến kết quả nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế sao cho không quá
nhiều câu hỏi và chủ yếu là các câu hỏi đóng, các câu hỏi không nên quá khó, cần


được sắp xếp từ dễ đến khó, tránh những câu hỏi tế nhị hoặc khó mà người hỏi có thể
không trả lời trung thực. Thời gian tiến hành điều tra qua bảng hỏi trực tiếp mỗi người
được hỏi không nên quá 10 phút.
1.2. HỆ THỐNG LÃNH THỔ DU LỊCH
1.2.1. Quan niệm và đặc điểm của hệ thống lãnh thổ du lịch
1.2.1.1. Một số quan niệm về hệ thống lãnh thổ du lịch
Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ

có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan
trọng được lựa chọn là phục hồi và tái sản xuất sức khoẻ, khả năng lao động , thể lực
và tinh thần của con người. Vì vậy, hệ thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ
thống kinh tế - xã hội, được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau
như nhóm người du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử, các công trình kỹ
thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý. Nét đặc trưng của hệ
thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ.
- Theo I.I. Pirogionhich trong cuốn Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan,
tr.46 (Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải dịch): “ Hệ thống lãnh thổ du lịch là một
hệ thống kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố có quan hệ tương hỗ với nhau như các
luồng khách du lịch, tổng thể tự nhiên và tổng thể văn hoá, lịch sử, các công trình kỹ
thuật, nhân viên phục vụ và cơ quan điều hành.
Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo vẹn toàn về chức năng và lãnh thổ,
có cả một loạt các chức năng chính là phục hồi và tái sản xuất mở rộng sực khoẻ và
khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người (du khách). Về phương diện
này, hệ thống lãnh thổ tương đương với các tổng thể lãnh thổ sản xuất, đồng thời cả về
hệ thống giao thông và các hệ thống định cư”.
- Theo nhà khoa học du lịch Ngô Tất Hổ trong Phát triển và quản lý du lịch địa
phương, tr.15 NXB Khoa hoc Bắc Kinh, 1998 (Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương
biên dịch), ông quan niệm: “ Cấu tạo của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm bốn bộ phận:
hệ thống thị trường nguồn khách, hệ thống quá cảnh, hệ thống điểm đến và hệ thống
bảo trợ. Trong đó thị trường nguồn khách, hệ thống quá cảnh, hệ thống điểm đến du
lịch hợp thành một hệ thống bên trong có kết cấu chặt chẽ. Ngoài ra còn các yếu tố


như chính sách, chế độ, môi trường, nhân lực hợp thành một hệ thống bỗ trợ. Trong hệ
thống bổ trợ này, Chính phủ là một đơn vị đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, cơ cấu giáo
dục cũng là một bộ phận quan trọng. Hệ thống bổ trợ không tồn tại độc lập mà cần
phải dựa vào ba hệ thống kia, cùng ba hệ thống kia đồng thời phát huy tác dụng”
Khi nghiên cứu hai quan niệm trên cho thấy quan niệm của Ngô Tất Hổ phản

ánh đầy đủ đặc điểm và các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của hệ thống lãnh thổ
du lịch hơn . Nhưng trong nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch và nhiều tài liệu
nghiên cứu về du lịch, các nhà khoa học Việt Nam thường sử dụng quan niệm về hệ
thống lãnh thổ du lịch của I.I. Pirogionhich
1.2.1.2. Đặc điểm của hệ thống lãnh thổ du lịch
“- Đặc tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ. Chức năng chính là phục hồi
tái sản xuất sức khoẻ, khả năng lao động thể lực và tinh thần của con người (du
khách). Bao gồm các yếu tố có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, là một hệ thống mở có
mối quan hệ bên trong và bên ngoài.
- Mối quan hệ bên trong là mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành.
- Mối quan hệ bên ngoài là mối quan hệ với các điều kiện môi trường phát sinh
và các hệ thống lãnh thổ khác”
1.2.2. Cấu trúc phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch
Cấu trúc bên trong của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm 5 phân hệ:
- Phân hệ luồng du khách đóng vai trò trọng tâm, nó có những yêu cầu đối với
các phân hệ khác của lãnh thổ du lịch do phụ thuộc vào những đặc điểm dân cư, xã
hội của khách du lịch. Phân hệ này có đặc điểm như khối lượng, cấu trúc của nhu cầu
du lịch, tính lựa chọn, tính mùa vụ và tính đa dạng của luồng du khách.
- Phân hệ tổng thể tự nhiên và lịch sử văn hoá tham gia hệ thống với tư cách là
nguồn tài nguyên, là điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và là cơ sở cho
việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có dung lượng nhất định, có độ thích hợp, có
triển vọng, có độ bền vững và hấp dẫn. Nó mang những đặc điểm như: số lượng, chất
lượng, diện tích, phân bố, sự kết hợp giữa các loại và các điểm tài nguyên, thời gian
khai thác. Chúng có thể sử dụng nhiều lần trong quá trình phục vụ du khách.


- Phân hệ các công trình kỹ thuật nhằm cung ứng những điều kiện sinh hoạt của
du khách, nhân viên phục vụ (ăn, ở, đi lại, giải trí…) cũng như những nhu cầu đặc
trưng của du lịch nghỉ dưỡng (chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan dịch vụ văn hoá và
đời sống). Toàn bộ các công trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng du lịch. Nó mang

những nét đặc trưng như dung lượng, tính đa dạng, tiện nghi, sinh thái, trình độ kỹ
thuật.
- Phân hệ nhân viên phục vụ thực hiện chức năng dịch vụ cho du khách và chức
năng cung ứng công nghệ sản xuất của các cơ sở sản xuất hoạt động. Số lượng, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ nhân viên,
mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc trưng cơ bản của phân hệ.
- Bộ phận điều khiển có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng bộ
phận nói riêng hoạt động tối ưu.
1.2.3. Mối quan hệ giữa các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch
Các yếu tố cấu trúc nên hệ thống lãnh thổ du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Vì vậy trong quá trình kiểm kê, phân tích, đánh giá các yếu tố của hệ thống lãnh
thổ không những cần phân tích, đánh giá các đặc trưng của từng yếu tố mà còn phải
tìm hiểu cả trong mối quan hệ giữa các yếu tố.
 Mối quan hệ giữa phân hệ khách và các phân hệ khách được mô tả thông

qua những hoạt động du lịch và qua tính chọn lựa cấu trúc không gian và
thời gian của hệ thống.
- Mối quan hệ giữa phân hệ khách và tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử
được xác định bởi sự lựa chọn của các nhóm du khách với đặc điểm kinh tế
- xã hội và nghề nghiệp khác nhau. Chúng được phản ảnh bằng sức hấp dẫn,
sức chứa, độ bền vững, độ thích hợp. Sức chứa, độ bền vững, sự thích hợp,
sự hấp dẫn của tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ
với các yếu tố khác.
Nếu tập trung một lượng du khách quá lớn trong một lãnh thổ có quy mô
nhỏ, không những dẫn tới sự huỷ hoại tổng thể tự nhiên mà còn gây ra áp
lực với du khách. Vì vậy, phải xác định mức độ chịu tải với tổng thể tự
nhiên, phải lựa chọn những hoạt động du lịch không gây tổn thất cho cân


bằng sinh thái và khả năng phục hồi của cảnh quan tự nhiên và văn hoá – xã

hội.
Cần phải chú ý đến độ bền vững trong quá trình sử dụng, bảo vệ, phải
nghiên cứu các định hướng, biện pháp nâng cao khả năng duy trì cảnh quan
cho hoạt động kinh doanh du lịch.
Sự thích hợp của tổng thể tự nhiên là phản ánh những điều kiện thuận lợi.
Thời gian kéo dài sự thích hợp cho cơ thể con người thông qua các yếu tố:
nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm, lượng mưa. Thích hợp với trạng thái sức khoẻ
của du khách cho phép trong báo cáo quy hoạch du lịch đưa ra phân loại các
yếu tố của khí hậu và thời gian khí hậu thích hợp hoặc không thích hợp cho
sức khoẻ của du khách và cho phát triển du lịch.
Tính hấp dẫn của tổng thể tự nhiên và văn hoá, lịch sử như sự kỳ thú, tính
độc đáo (tần số lặp lại hay không bao giờ lặp lại của đối tượng và hiện
tượng được phản ánh thông qua đánh giá thẩm mỹ, sự đa dạng, đặc sắc của
tổng thể tự nhiên, văn hoá – xã hội, độ chia cắt địa hình, độ che phủ của
rừng, đặc điểm, độ ngập của nước, những giá trị văn hoá, lịch sử…)
- Mối quan hệ giữa du khách với các công trình kỹ thuật và nhân viên phục
vụ. Các nhóm du khách không giống nhau về cấu trúc và lãnh thổ, do đó họ
đòi hỏi những kiểu công trình và lãnh thổ tương ứng. Cần phải phân loại
các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch về số lượng và chất lượng (bình
dân, hạng cao…)
Du khách luôn đòi hỏi nhân viên phục vụ có chất lượng cao. Họ mong
muốn nhân viên phục vụ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ,
phẩm chất tốt.
Để xác định, đánh gía đội ngũ nhân viên phục vụ phải qua điều tra (điều tra
nhân viên, trưng cầu ý kiến du khách và qua thống kê số liệu, qua đánh giá
năng lực làm việc và phẩm chất nghề nghiệp của họ)
- Mối quan hệ giữa du khách với bộ máy tổ chức quản lý du lịch. Mỗi hệ
thống lãnh thổ du lịch có bộ máy tổ chức, quản lý với chất lượng nhân lực
tốt, có cơ cấu phù hợp, có những hệ thống quy định pháp quy chặt chẽ, phù
hợp cùng với cách tổ chức quản lý đồng bộ, liên thông, hiệu quả sẽ góp



phần quan trọng để tạo cho hoạt động du lịch có hiệu quả, tạo ra môi trường
hấp dẫn du khách.
Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành những chuyến đi du lịch, du khách có
nhu cầu về các thông tin dịch vụ du lịch như tài nguyên và môi trường du
lịch của điểm đến, thêm vào nữa là những thông tin trên góp phần hấp dẫn
du khách đến với điểm hoặc khu du lịch. Vì vậy, trong quy hoạch du lịch
các nhà quy hoạch cần phải nghiên cứu, khảo sát, đưa ra những giải pháp,
chiến lược tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch của hệ thống lãnh thổ du
lịch được quy hoạch, nhằm hấp dẫn du khách.
 Mối quan hệ giữa tổng thể tự nhiên, văn hoá, xã hội với các phận hệ khác

- Mối quan hệ giữa tổng thể tự nhiên và văn hoá, lịch sử với các dự tính chu
kỳ mà nó gây ảnh hưởng đến tính mùa vụ trong hoạt động du lịch
Tổng thể tự nhiên, văn hoá, xã hội, khách du lịch, cán bộ nhân viên có tác
động đến chất lượng và quy mô phân bố của phân hệ các công trình kỹ
thuật. Do vậy, các hoạt động kỹ thuật thuộc dịch vụ du lịch cần phải mang
tính sinh thái để không gây ra những sự huỷ diệt các giá trị quý báu của tự
nhiên, văn hoá, lịch sử với du lịch. Ví dụ, đưa ra những kiến nghị cấm sử
dụng thuyền có động cơ gây ô nhiễm nguồn nước…phải định mức được
mật độ quy mô các loại công trình khác nhau, cường độ hạot động kỹ thuật,
hệ số độ bền kỹ thuật của các tổng thể tự nhiên (đường mòn trên một đơn vị
diện tích, số tàu thuyền trên một đơn vị diện tích…)
Cơ quan điều hành sẽ cung cấp định mức và nguồn thông tin về các phân
hệ. Tài nguyên du lịch quy định về quy mô, kiểu dáng, chiều cao, mật độ
của cơ sở vật chất kỹ thuật ở các điểm du lịhc biển cách mép nước thuỷ
triều lên ít nhất là 100m, nhưng lại theo xu hướng phân bố dọc bờ biển nên
cần mở các của ra phía biển. Hoặc một hecta mặt nước biển hay hồ chỉ có
sức chứa tối đa là 8 du thuyền, trong đó chỉ có bốn du thuyền hoạt động…

Hay ở các điểm du lịch sinh thái nên hạn chế mở những con đường lớn (vì
phải chặt cây nhiều), mật độ xây dựng nhà cửa thưa, độ cao hạn chế từ một
đến hai tầng, phải tránh những đường thoát nước…
 Tổng thể tự nhiên ảnh hưởng đến cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch


- Tài nguyên du lịch thông qua giá trị, diện tích có giá trị du lịch sẽ ảnh
hưởng tới đặc điểm và số lượng nhân viên. Tại những hệ thống lãnh thổ
phát triển du lịch có diện tích, có giá trị du lịch với mật độ và chất lượng tài
nguyên du lịch cao, có khả năng thu hút một số lượng du khách lưu trú,
tham quan lớn cần số lượng nhân viên du lịch đông. Tài nguyên du lịch còn
quy định đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên. Ví dụ,
những hệ thống lãnh thổ du lịch có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn
phong phú, đặc sắc thì đội ngũ cán bộ nhân viên phải am hiểu về những
kiến thức văn hoá, lịch sử và văn hoá du lịch nhiều hơn. Song tại các vườn
quốc gia thì đội ngũ nhân viên lại đòi hỏi nhiều về kiến thức về sinh thái và
du lịch sinh thái…
Tài nguyên du lịch còn có mối quan hệ với bộ máy tổ chức quản lý điều
hành du lịch. Trong một hệ thống lãnh thổ có một bộ máy tổ chức quản lý
có cơ cấu hợp lý, tính chuyên môn nghiệp vụ cao, có hệ thống những quy
định, chế tài hợp lý, khoa học và cách thức tổ chức quản lý đồng bộ, chặt
chẽ, hiệu quả sẽ là điều kiện quan trọng để bảo vệ, tôn tạo, và khai thác tài
nguyên du lịch hiệu quả và bền vững.
 Mối quan hệ giữa phân hệ công trình kỹ thuật và kết cấu hạ tầng với các

phân hệ khác
- Phân hệ công trình kỹ thuật ngoài mối quan hệ với khách du lịch và tài
nguyên du lịch còn có mối quan hệ với phân hệ cán bộ nhân viện và bộ máy
tổ chức quản lý du lịch. Số lượng, chất lượng, và đặc điểm kỹ thuật khác
nhau đã dẫn đến số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên khác nhau. Ví

dụ, ở những điểm du lịch, khu du lịch có các cơ sở lưu trú, ăn uống đạt tiêu
chuẩn quốc tế xếp hạng cao đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ nhân viên có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, phẩm chất cao. Và số lượng cán
bộ nhân viên không chỉ phụ thuộc vào số lượng phòng khách sạn mà còn
phụ thuộc vào chất lượng cảu các cơ sở lưu trú, ăn uống. Trung bình một
phòng khách sạn quốc tế cần 1.7 đên 2.2 lao động, trong khi một phòng
khách sạn nội địa chỉ cần 1.2 lao động…


- Phân hệ công trình kỹ thuật và kết cấu hạ tầng có mối quan hệ chặt chẽ
qua lại với bộ máy tổ chức quản lý du lịch. Tại những hệ thống lãnh thổ có
bộ máy tổ chức quản lý du lịch có cơ cấu, chức năng phù hợp với các cán
bộ có trình độ quản lý tổ chức giỏi, cùng một hệ thống quy định chế tài chặt
chẽ, hợp lý thì việc xây dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và kết cấu hạ
tầng sẽ có quy hoạch, có sự kiểm soát, có môi trường tốt để thu hút đầu tư
vào lĩnh vực này. Do vậy, số lượng và chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật,
kết cấu hạ tầng phù hợp với các phân hệ khác và có chất lượng cao sẽ có giá
trị thẩm mỹ, hấp dẫn du khách; có công suất sử dụng cao và hiệu quả khai
thác cơ sở vật chất sẽ cao hơn.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch ngoài mối quan hệ qua lại với các phân
hệ trên còn có mối quan hệ chặt chẽ với bộ máy tổ chức quản lý du lịch. Số
lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên phụ thuộc nhiều vào
chính sách, cách thức đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và ưu đãi với nguồn
nhân lực. Vì vậy, trong quá trình quy hoạch du lịch cần khảo sát, kiểm kê,
đánh giá xac thực về nguồn nhân lực trong mối quan hệ với các phân hệ
khác của hệ thống lãnh thổ du lịch. Từ đó xây dựng những giải pháp; những
chiến lược phù hợp, hữu hiệu về nguồn nhân lực. Các hệ thống lãnh thổ du
lịch không những có mối quan hệ giữa các phân hệ bên trong, mà còn có
mối quan hệ với các phân hệ khách và với môi trường kinh tế- xã hội, chính
trị một cách chặt chẽ, biện chứng.

Từ những quan niệm và đặc điểm về hệ thống lãnh thổ du lịch cho thấy, để
có thể xây dựng và thực hiện được những dự án quy hoạch phát triển du
lịch có hiệu quả, góp phần phát triển du lịch bền vứng, các nhà quy hoạch
cần có hiểu biết về hệ thống lãnh thổ du lịch và cần nghiên cứu về đặc điểm
của hệ thống lãnh thổ du lịch cần quy hoạch.
1.3. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ DÂN CƯ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU HẠ
TẦNG
1.3.1. Dân cư, dân tộc
 Dân cư


- Lịch sử khai thác lãnh thổ. Số dân, mật độ dân số, tình hình phân bố dân cư,
mức tăng dân số, kết cấu dân số theo tuổi và kết cấu dân số theo tuổi và kết cấu lao
động theo các ngành.
- Chất lượng cuộc sống: GDP/người, bình quân lương thực, việc làm, trình độ
học vấn, nhà ở, tỷ lệ người biết chữ, số người và tỷ lệ lao động tham gia trong hoạt
động du lịch
- Dự báo về một số chỉ tiêu dân số và chất lượng cuộc sống của dân cư
 Dân tộc

- Kết cấu dân số theo dân tộc
- Đời sống kinh tế văn hoá của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ít người
1.3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
Mức tăng GDP/năm, tỷ lệ GDP theo các ngành, đặc điểm phát triển chung của các
ngành kinh tế chủ yếu và của nền kinh tế
- Tình hình hợp tác đầu tư
- Các chiến lược, đường lối, chính sách và chỉ tiêu dự báo phát triển kinh tế xã hội chủ yếu của địa phương hoặc quốc gia
- Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội chính
1.3.3. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
Giao thông vận tải: điều tra, đánh giá các loại đường giao thông như: đường ôtô,

đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, các bến cảng cả về số lượng, chất lượng,
mối quan hệ giữa các đường giao thông
Những kế hoạch và dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở giao thông vận tải
- Hệ thống điện: Điều tra đánh giá thực trạng về hệ thống cung cấp điện, trình
bày những kế hoạch và dự án phát triển
- Hệ thống cấp thoát nước: Điều tra, đánh giá thực trạng về hệ thống cung cấp
điện, trình bày những kế hoạch và dự án phát triển
- Bưu chính viễn thông: Điều tra, đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
ngành viễn thông; trình bày các kế hoạch và dự án phát triển
- Hệ thống thu gom, xử lý tái chế chất thải, mức đầu tư cho vấn đề này


1.4. TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH ĐẾN KINH TẾ - XÃ
HÔI
1.4.1. Tác động đến phát triển kinh tế
a. Tác động tích cực
- Tăng nguồn thu ngoại tệ tỷ lệ thuận với số lượng du khách quốc tế, ví dụ ở
Việt Nam lượng khách quốc tế đến năm 1990 chỉ có 250000 lượt, doanh thu trung
bình một lượt khách trong thời kỳ này khoảng 400USD; nhưng đến năm 2005 lượng
khách quốc tế đến 3.43 triệu lượt và trung bình chỉ tiêu một lượt khách là trên
900USD (năm 2003 là 907.2USD)
- Tăng nguồn thu nhập từ du lịch và đóng góp vào ngân sách quốc gia. Ngành
du lịch có một quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế, việc phát triển du lịch sẽ thúc
đẩy nhiều ngành kinh tế- xã hội khác phát triển. Thu nhập từ du lịch được tính thông
qua hệ số nhân do tác động tới các ngành kinh tế khác từ 1.3 – 1.7
- Hoạt động du lịch còn góp phần cho việc tăng cường sự hợp tác, giao lưu
quốc tế, thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế thông qua việc tổ chức các hội nghị,
hội thảo, sự kiện thể thao, qua khách du lịch công vụ đã làm tăng cường tình hữu nghị,
sự hiểu biết giữa các quốc gia cũng góp phần tạo hiệu quả kinh tế- xã hội.
- Các dự án quy hoạch phát triển du lịch tạo việc làm từ khi xây dựng cho đến

khi dự án đi vào hoạt động bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Ở khu
du lịch chùa Hương, mức lao động dịch vụ du lịch khoảng 700-800 người/năm
b. Tác động tiêu cực
- Hoạt động du lịch có thể là một nhân tố làm mất ổn định hệ sinh thái ở khu
vực du lịch. Khi không được quy hoạch phát triển hợp lý, khoa học nhiều dự án quy
hoạch du lịch đã làm suy giảm tài nguyên môi trường, hoặc việc đầu tư lại lớn hơn thu
nhập nên đã dẫn tới hiệu quả kinh tế bị suy giảm như trường hợp ở bãi biển Sầm Sơn,
Đồ Sơn, Vũng Tàu…
- Sự phát triển của nhiều ngành kinh tế bị phụ thuộc vào ngành du lịch. Trong
trường hợp các dự án quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ du lịch không được
thực hiện khoa học, hiệu quả sẽ làm giảm sự hấp dẫn du khách, dẫn đến không chỉ
hiệu quả kinh tế của ngành du lịch bị suy giảm mà cũng làm cho hiệu quả kinh tế của
nhiều ngành kinh tế- xã hội cũng có thể bị suy giảm.


- Hoạt động du lịch thường mang tính thời vụ nên đối với các dự án quy hoạch
và tổ chức không gian du lịch không phù hợp giữa quy mô, chất lượng, số lượng cơ sở
vật chất với tài nguyên, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng thấp… sẽ làm giảm sự
hấp dẫn du khách, làm cho tính thời vụ cao đã gây lãng phí tài nguyên, cơ sở vật chất
kỹ thuật du lịch, nguồn lao động và vốn…
- Do những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường,
chất lượng cuộc sống của dân cư nên các dự án quy hoạch du lịch được lập và thực
hiện không thấu đáo và khoa học, hiệu quả thấp, cái giá phải trả để khắc phục các tác
động tiêu cực trên cao hơn mức đầu tư làm giảm thành quả kinh tế.
1.4.2. Tác động đến chất lượng cuộc sống
Du lịch không chỉ có chức năng kinh tế mà còn có cả chức năng chính trị, văn hoáxã hội và môi trường. Do đó khi đánh giá tác động từ các dự án quy hoạch và tổ chức
không gian du lịch nói riêng và hoạt động du lịch nói chung, ngoài việc đánh giá tác
động đến chất lượng cuộc sống của nhân dân và an ninh, chính trị xã hội.
a. Tác động tích cực
- Các dự án quy hoạch xây dựng thường sử dụng nhiều tài nguyên đất đai. Như

vậy, việc thực hiện các dự án quy hoạch ở các khu vực làm cho tài nguyên đất đai trở
nên suy giảm, khan hiếm, nhất là đất canh tác ở nước ta cũng như nhiều nước khác
làm cho giá đất tăng cao. Thêm vào nữa, việc thực hiện các dự án quy hoạch phát triển
du lịch tạo thêm nhiều việc làm , thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển nên khiến
việc gia tăng dân số cơ học cao. Tất cả các nguyên nhân này làm cho giá đất ở gần các
khu quy hoạch du lịch tăng cao. Điều này giúp cho người dân địa phương có nhiều đất
nếu nhượng quyền sử dụng đất có thể có thêm thu nhập, cải thiện đời sống và có vốn
đầu tư cho sản xuất.
- Để tạo ra môi trường cảnh quan hấp dẫn du khách và để phát triển du lịch bền
vững, nhiều dự án quy hoạch phát triểnn du lịch đã nghiên cứu và thực hiện nhiều giải
pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường như: các
dự án bảo vệ rừng, trồng rừng, giáo dục cộng đồng địa phương về môi trường, bảo vệ
các hệ sinh thái, thu gom xử lý nước thải…Những giải pháp này không chỉ bảo vệ sự
đa dạng sinh học, tài nguyên môi trường trong các khu du lịch được quy hoạch mà còn
góp phần nâng cao chất lượng môi trường, bảo vệ tài nguyên nơi dân cư sinh sống.


- Thông qua việc thực hiện các dự án phát triển du lịch bền vững, người dân
được lôi cuốn, hỗ trợ để tham gia và các hoạt động bảo tồn và hoạt động du lịch, điều
này vừa tạo cho họ có việc làm, nâng cao thu nhập, và vừa giúp cho nhận thức của họ
về nhiều mặt được nâng cao, từ đó chất lượng cuộc sống của họ cũng được cải thiện
- Trong việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo
tồn, các vườn quốc gia và ở nhiều vùng núi, các vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế
khó khăn đã có nhiều dự án góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,
làm giảm sức ép của họ đối với tài nguyên rừng như: các dự án nước sạch, phát triển
chăn nuôi, trồng trọt, khôi phục nghề thủ công cổ truyền, phát triển giáo dục, y tế…
- Việc thực hiện các dự án quy hoạch và tổ chức không gian du lịch tại các
vùng khó khăn, dân cư thưa góp phần phát triển kết cấu hạ tầng, đồng thời thông qua
đó góp phần cải thiện đời sống của cư dân địa phương
b. Tác động tiêu cực

- Do nhu cầu sử dụng một diện tích lớn đất đai của các dự án quy hoạch du lịch
đã làm suy giảm diên tích đất canh tác, đất rừng, làm cho hoạt động sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp bị suy giảm, từ đó tác động tiêu cực đến đời sống của cư dân địa
phương vì bị mất phương tiện sản xuất
- Làm cho giá cả bất động sản tăng, gây khó khăn về nhu cầu nhà ở, đất thổ cư
cho nhiều người dân địa phương
- Việc thực hiện các dự án tổ chức lãnh thổ du lịch kéo theo việc nhập cư, cùng
với việc đáp ứng các như cầu về dịch vụ, hàng hóa cho du khách đã làm cho giá các
mặt hàng tại các điểm du lịch thường cao hơn từ 20-50% nhất là vào mùa du lịch. Vì
vậy, đã làm cho đời sống của người dân địa phương gặp khó khăn và suy giảm.
- Việc gia tăng lượng chất thải tại các dự án quy hoạch du lịch nếu dược thu
gom xử lý đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, tác động tiêu
cực đến môi trường sống của cộng đồng địa phương
- Việc tích tụ rác thải ở các khu du lịch có thể thu hút các loài gặm nhấm, côn
trùng đến sinh sống, phát triển làm cho dịch bệnh có điều kiện phát triển, gây nguy hại
cho sức khỏe của du khách cũng như cộng đồng cư dân địa phương
- Nước thải và rác thải gia tăng do hoạt động du lịch có thể làm ô nhiễm các
nguồn nước sông hồ, biển. Sự ô nhiễm nguồn nước ven biển, cửa sông đã làm suy


×