Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Phú Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.36 KB, 35 trang )


1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGÔ XUÂN HÀO










TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH PHÚ QUỐC


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH












Hà Nội - 2012


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGÔ XUÂN HÀO








TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH PHÚ QUỐC


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thanh





Hà Nội - 2012



3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
3. Lịch sử nghiên cứu 7
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 10
5. Cấu trúc luận văn 12



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TỔ
CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH 13
1.1. Khái niệm 13
1.1.1. Tổ chức lãnh thổ 13
1.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch 14
1.1.2.1. Tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch 15
1.1.2.2. Vai trò của công tác tổ chức lãnh thổ du lịch 15
1.1.2.3. Những mục tiêu của việc tổ chức lãnh thổ 16
1.2. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch 18
1.3. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch 25
1.3.1. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch 26
1.3.2. Thời gian hoạt động du lịch (tính thời vụ) 27
1.3.3. Sức chứa khách du lịch 28
1.3.4. Độ bền vững của môi trường khách du lịch 30
1.3.5. Vị trí khả năng tiếp cận điểm du lịch 30
1.3.6. Những ảnh hưởng về mặt kinh tế ở điểm du lịch 31
1.4. Kinh nghiệm tổ chức lãnh thổ du lịch của Việt Nam và một số nước 32


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH PHÚ QUỐC . 35
2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Phú Quốc 35
2.2. Những nguồn lực ảnh hưởng đến việc TCLTDL Phú Quốc 36
2.2.1. Vị trí địa lý 36
2.2.2. Tài nguyên du lịch 38

4
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 38
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 50
2.2.3. Cơ sở hạ tầng 57

2.2.3.1. Giao thông vận tải 57
2.2.3.2. Bưu chính viễn thông 60
2.2.3.3. Cấp điện 60
2.2.3.4. Cấp nước 61
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch Phú Quốc 62
2.3.1. Khách du lịch 62
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 67
2.3.2.1. Cơ sở lưu trú 67
2.3.2.2. Hệ thống nhà hàng 68
2.3.2.3. Phương tiện vận chuyển du lịch 68
2.3.2.4. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao 69
2.3.3. Lao động của du lịch Phú Quốc 70
2.3.4. Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển 71
2.3.5. Xúc tiến và quảng bá du lịch 73
2.3.6. Môi trường du lịch 75
2.3.7. Quản lý nhà nước về du lịch 76
2.3.7.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về du lịch 76
2.3.7.2. Quản lý kinh doanh du lịch 78
2.3.7.3. Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ 78
2.4. Đánh giá tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc 80
2.5. Đánh giá chung 82


CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ
DU LỊCH PHÚ QUỐC 2012 – 2020 85
3.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc 85
3.1.1. Những căn cứ để tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc 2012 - 2020 85
3.1.2. Những định hướng dự báo phát triển du lịch Phú Quốc 87
3.1.3. Phân khu chức năng hoạt động du lịch 91
3.1.3.1. Tổ chức lãnh thổ các điểm đó n tiế p khá ch du lịch 93

3.1.3.2. Tổ chức không gian các điểm du lị ch biể n 95
3.1.3.3. Tổ chức không gian cho các khu du lịch sinh thái 101

5
3.1.3.4. Hoạt động phát triển du lịch gắn với bảo tồn cảnh quan bờ biển 103
3.1.3.5. Hoạt động du lịch văn hóa 104
3.1.3.6. Hoạt động du lịch bổ trợ 104
3.1.4. Điểm, Khu du lịch 104
3.1.5. Các cụm du lịch 105
3.1.5.1. Cụm du lịch Dương Đông – Dương Tơ và phụ cận (cụm Trung tâm). 106
3.1.5.2. Cụm du lịch An Thới và phụ cận (cụm phía Nam). 107
3.1.5.3. Cụm du lịch Cửa Cạn và phụ cận (cụm phía Bắc). 107
3.1.6. Tuyến du lịch 108
3.1.6.1. Tuyến du lịch Dương Đông - Hàm Ninh - An Thới. 108
3.1.6.2. Tuyến du lịch Dương Đông - Khu bảo tồn thiên nhiên (dãy Hàm Ninh) 108
3.1.6.3. Tuyến du lịch Phú Quốc - TP. Hồ Chí Minh. 109
3.1.6.4. Tuyến du lịch Phú Quốc - Hà Nội. 109
3.1.6.5. Tuyến du lịch Phú Quốc - Rạch Giá. 109
3.1.6.6. Tuyến du lịch Phú Quốc - Hà Tiên. 109
3.1.7. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch Phú Quốc 110
3.2. Kiến nghị các giải pháp thực hiện 111
3.2.1. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách nhà nước 111
3.2.2. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trong du lịch 111
3.2.3. Không ngừng kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý 112
3.2.4. Chú trọng hoàn thiện, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng 113
3.2.5. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ lao động ngành du lịch 114
3.2.6. Phát triển du lịch gắn liền với bền vững môi trường sinh thái 115
3.2.7. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến và quảng bá du lịch 116
3.2.8. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng 117


KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC





3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng về mặt xã hội
của địa lý học. Trong thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu khoa học và một loạt
các bài báo viết về tổ chức lãnh thổ du lịch. Các tác giả đều nhất trí tầm quan trọng của tổ
chức lãnh thổ du lịch, đề xuất được những nội dung của tổ chức lãnh thổ du lịch, tuy nhiên
hình như chưa có sự thống nhất về khái niệm, nội dung, phương pháp tổ chức lãnh thổ du lịch
và cũng từ sự không thống nhất đó dẫn đến những nhận định đôi khi đồng nhất quy hoạch tổng
thể thành một vùng, một tỉnh là tổ chức lãnh thổ

Phú Quốc nó i riêng và vù ng kinh t ế phía Nam nói chung có tốc độ tăng trưởng kinh tế
và thu nhập bình quân đầu người cao nhất nưc . Là một xu thế khách quan Phú Quốc đang
từ ng bướ c chuyể n dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm ngư sang dịch vụ và du lịch củ a mình cho
phù hợp vi điều kiện cơ sở hạ tầng đang có và tiềm năng nguồn nhân lực và nhân công có
trình độ cao. Dịch vụ là một trong những thế mạnh của Phú Quốc mà trong đó du lịch là một
ngành kinh tế quan trọng . Sự phá t triể n du lịch góp phần cải thiện tình hình kinh tế – xã hội
của Phú Quốc, nâng cao thu nhậ p , giải quyết công ăn việc làm cho người dân Phú Quốc . Du
lịch cn thúc đy các ngành khác phát triển , đẩ y mạ nh chuyể n dịch cơ cấ u kinh tế . Việ c phát
triể n mạ nh ngà nh du lị ch Phú Quốc là mộ t điề u không thể thiế u đượ c để xây dự ng mộ t nề n
kinh tế cân đố i, đủ mạ nh, mộ t đờ i số ng xã hộ i hà i hò a, phong phú


Để tổ chức các hoạ t độ ng du lịch có hiệ u quả , đáp ứng được nhu cầu của thị trường và
khai thác hiệu quả các nguồn lực trong lãnh thổ , tạo khả năng thu hú t khách du lịch ti mức
cao nhất thì vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc là điều cần thiết

Chính vì vậy muốn tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc thành công thì việc tập hợp đủ các
thông tin, hiện trạng về du lịch kết hợp các biện pháp xử lý thông tin du lịch, tránh chồng
chéo, dẫm chân nhau, làm giảm khả năng cạnh tranh, giúp phát huy tốt nhất việc sử dụng các
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Phú Quốc vào phát triển kinh tế một cách bền vững, tạo
đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc nhằm góp phần khai thác hợp lý tài
nguyên du lịch và phát triển du lịch theo hưng bền vững. Bên cạnh đó, góp phần tạo nên
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tổng thu nhập địa
phương, làm cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng vi tiềm năng du lịch
của Phú Quốc

- Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thu thập những tư liệu về lý thuyết và thực tiễn
- Nghiên cứu tài liệu về Phú Quốc

4
- Khảo sát thực tế được tiến hành vào tháng 11/2011 và tháng 5/2012
- Phân tích thực trạng du lịch Phú Quốc
- Đề xuất giải pháp khả thi để khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:

+ Các nguồn lực cho phát triển du lịch Phú Quốc
+ Sự liên kết không gian các nguồn lực cho phát triển du lịch Phú Quốc
+ Khách du lịch
+ Tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa
+ Công trình kỹ thuật
+ Cán bộ phục vụ khách du lịch
+ Bộ phận điều khiển

* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nộ i dung: Các cấp phân vị trong tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Quốc bao gồm : điể m
du lịch, cụm du lịch, trung tâm du lịch và tuyế n du lịch
+ Phạm vi về lã nh thổ : Tập trung chủ yếu nghiên cứu địa giớ i hà nh chính Phú Quốc vớ i mố i
quan hệ mậ t thiế t lâu đờ i về tự nhiên , KT-XH và trong mố i quan hệ vớ i cá c địa phương thuộ c
Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ cũng như hệ thống du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và
Nam Bộ
+ Phạm vi về thời gian: Các số liệu được sử dụng để nghiên cứu từ 1995 – 2012

3. Lịch sử nghiên cứu
- Ở các nước
Theo Nguyễn Minh Tuệ (1996), từ những năm 70 của thế kỷ 20, các nhà địa lý ở Liên
Xô có các công trình như: Mukhina (1973) Đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải
trí; Kadaxkia (1972), Sepfer (1973) Nghiên cứu sức chứa và ổn định của các điểm du lịch;
Pirogonic (1985) Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch. Ở Pháp có Jean Pierre Lozoto –Giotart
(1990) đã nghiên cứu các tụ điểm du lịch và dng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng
không gian du lịch cũng như các vấn đề chính sách về không gian du lịch. Các nhà địa lý Mỹ
có Boha (1918, 1971), nhà địa lý Anh (H.Robinson), nhà địa lý Canada (Von fơ, 1966, 1972)
tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch

- Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, khi mà du lịch đã trở thành một ngành chủ đạo trong nền

kinh tế quốc dân và mang lại những lợi ích to ln thì việc nghiên cứu về địa lý du lịch nói
chung và vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch trên phạm vi cả nưc ngày càng phát triển. Việt Nam
đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch thông qua các đề án như “Dự án Quy hoạch tổng thể
du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu quy hoạch du
lịch của Vũ Tuấn Cảnh [1],[2],[3] và các tác giả khác như Lê Thông [4],[5], Nguyễn Trần Cầu
[6], Nguyễn Minh Tuệ [7],[8]. Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương và nhiều người khác
[9];[10] nhằm nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên – tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” dựa trên
việc phân tích cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch bằng việc nghiên cứu các vấn đề như

5
tổ chức lãnh thổ du lịch và phân vùng du lịch và phương pháp phân vùng du lịch, dự báo nhu
cầu chiến lược phát triển, xây dựng các tuyến, điểm du lịch…

 Ở Phú Quốc
Trưc những yêu cầu mi trong phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quốc, ngày
05/10/2004, Thủ tưng chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Quí I, năm 2005 Tổng cục du lịch trình Chính phủ phê
duyệt “Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Phú Quốc theo hướng chủ yếu là du lịch chất
lượng cao, gắn với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng”. Quí II, năm 2005 Bộ xây dựng
trình Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đảo Phú Quốc”.

Ngoài các đề án, quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Phú Quốc
được chính phủ phê duyệt, cn có các đề tài nghiên cứu khoa học cấp khu vực, cấp tỉnh, cấp
trường được nghiên cứu và bưc đầu áp dụng vào khai thác và phát triển huyện đảo trong đó
đặc biệt là các đề tài về phát triển du lịch.

Vì vậy, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ Phú Quốc chưa ai làm cả. Do đó, đề tài là cần
thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay

4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

- Các quan điểm
+ Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
+ Tiếp cận hệ thống

- Các phương pháp nghiên cứu thu thập
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp
+ Điều tra thực địa
+ Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi
+ Phỏng vấn sâu (phương pháp chuyên gia)
+ Phương pháp bản đồ và GIS

5. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luậ n và thực tiễn liên quan đến việc tổ chứ c lã nh thổ du lị ch
Chương 2. Thực trạng du lị ch Phú Quốc
Chương 3. Định hướ ng và một số giả i phá p tổ chứ c lã nh thổ du lị ch Phú Quốc






6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC
LÃNH THỔ DU LỊCH

1.1. Du lịch và vai trò của công tác tổ chức lãnh thổ du lịch
1.1.1. Du lịch
1.1.2. Địa lý du lịch
1.1.3. Tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch
Trong việc nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề

được quan tâm hàng đầu bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả nếu như không xem
xét kỹ càng khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Nếu như sự tiến triển của tầm quan trọng
về kinh tế và xã hội của du lịch đã trở thành một điều thực tế trên thế gii thì có nhiều người
còn chưa hiểu hết được mối liên hệ về mặt tổng thể của hoạt động du lịch đối vi môi trường
và khung cảnh tổ chức của không gian, điều này giải thích việc gần đây công tác du lịch mi
được thừa nhận trong việc tổ chức lãnh thổ. Trên quan điểm đó, trong việc tổ chức và xúc tiến
du lịch hiện nay của đa số nhà nưc không chỉ chú trọng vào mục tiêu kinh tế mà còn đảm bảo
việc đạt được các mục tiêu khác như văn hóa, giáo dục, xã hội chính trị, quan hệ giữa môi
trường và con người chính những nhận định này đã làm cho việc tổ chức du lịch trên địa bàn
lãnh thổ càng trở nên cần thiết và mang tính hệ thống hơn.

1.1.4. Những ảnh hưởng và tác động của tổ chức lãnh thổ du lịch
Về phương diện lãnh thổ, du lịch cũng có những tác động ngược lại, đặc biệt đối vi
những vùng xa xôi, nền kinh tế chậm phát triển, không thể quy hoạch cho sự phát triển các
ngành kinh tế khác thì tổ chức thực hiện các biện pháp thu hút khách sẽ có tác dụng cải thiện
đời sống nhân dân và phát triển kinh tế địa phương.

Ở mức độ rộng hơn, có thể xem tổ chức lãnh thổ du lịch như là một bộ phận của tổ
chức lãnh thổ xã hội, bao trùm tất cả những vấn đề liên quan ti việc phân bố lực lượng sản
xuất, địa bàn cư trú và hoạt động của con người, mối quan hệ tự nhiên, xã hội, các vấn đề
chính trị, kinh tế, văn hóa, sinh thái. Như vậy rõ ràng tổ chức lãnh thổ du lịch là một dạng của
tổ chức lãnh thổ xã hội, trong đó nó đề cập đến vấn đề tổ chức và quản lý hành chính nền sản
xuất du lịch, định hưng các kết hợp du lịch về phương diện lãnh thổ, xác định các đối tượng
du lịch cần thiết phải được quản lý theo không gian, các dạng phân vùng du lịch vi mục đích
tổ chức và điều khiển.

Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà cả
tính chất thực tiễn. Việc nhận thức chúng một cách đúng đắn sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết
nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực du lịch để phát triển kinh tế - xã hội địa
phương và cả nưc.


1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch và các hình thức biểu hiện
1.2.1. Quan niệm
1.2.1.1. Tổ chức lãnh thổ: ra đời từ cuối thế kỷ XIX và trở thành một khoa học quản lý lãnh
thổ. Nhiệm vụ của nó được nhận thức cho đến nay là tìm kiếm một tỷ lệ và quan hệ hợp lý về
phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng trong một quốc gia và

7
trên một mức độ nhất định có xét đến mối liên kết giữa các quốc gia vi nhau; tạo ra một giá
trị mi nhờ có sự sắp xếp trật tự và hài ha giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một
tỉnh, một vùng và cả nưc, trong những điều kiện kinh tế thị trường và hệ thống kinh tế mở và
việc sử dụng hợp lý các nguồn lực và lợi thế so sánh (điều kiện tự nhiên và tài nguyên, nguồn
nhân lực và nguồn vốn…), trong xu thế ha nhập và cạnh tranh để đây nhanh tăng trưởng kinh
tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững [14]

1.2.1.2. Tổ chức lãnh thổ xã hội: luôn luôn gắn vi sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Về đại thể, tổ chức lãnh thổ xã hội bao gồm 2 hình thức chủ yếu: tổ chức lãnh thổ nền
sản xuất xã hội và tổ chức lãnh thổ môi trường sống của con người, trong đó hình thức thứ
nhất giữ vai tr quyết định [5]

1.2.1.3. Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các đối
tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt
kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái

1.2.2. Vai trò của công tác tổ chức lãnh thổ du lịch
Nhìn chung, việ c tổ chứ c lã nh thổ du lịch dự a trên nhữ ng đố i tượ ng thà nh phầ n du lị ch
có thể đạt được nhiều hiệu quả nếu đượ c thự c hiệ n cẩ n thậ n và thố ng nhấ t trong chương trình
và dự án ở tầm mức vĩ mô của cả quốc gia.


1.2.3. Những mục tiêu của việc tổ chức lãnh thổ
Có 4 mục tiêu cơ bản cần phải nhắm đến khi tiến hành công tác tổ chức lãnh t hổ du
lịch [26]:
+ Đá p ứ ng sự hà i lò ng và tha mãn của khách du lịch .
+ Đạ t đượ c nhữ ng nhữ ng thà nh quả về kinh doanh và kinh tế .
+ Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch .
+ Sự thố ng nhấ t ở vùng du lịch và cộng đồng.

1.2.4. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch
Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, tổ chức lãnh thổ du lịch mang tính chất lịch
sử. Cùng vi sự phát triển của xã hội, trưc hết là của sức sản xuất, đã dần dần xuất hiện 3 tổ
chức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và vùng du lịch. Trong
đó hình thức cuối cùng mang nhiều tính thực tiễn.

1.2.4.1. Hệ thống lãnh thổ du lịch
Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh
thổ có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan trọng là
hồi phục và tái xuất sức khe, khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con người. Vì vậy,
hệ thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có
quan hệ qua lại mật thiết vi nhau nhóm người du lịch; các tổng thể tự nhiên, văn hóa, lịch sử;
các công trình kỹ thuật; đội ngũ những người phục vụ và bộ phận tổ chức, quản lý [15].

8

Xét trên quan điểm hệ thống, hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân
hệ khác nhau về bản chất nhưng có mối liên hệ mật thiết vi nhau. Đó là các phân hệ [16]
+ Phân hệ khách du lịch
+ Tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa
+ Công trình kỹ thuật

+ Cán bộ phục vụ
+ Bộ phận điều khiển

Theo Nguyễn Minh Tuệ, nhà địa lý học Bungari M.Bưchơvarốp một trong những nhà
khoa học đi tiên phong trong việc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch M.Bưchơvarốp,1975
ông đã đưa ra Hệ thống lãnh thổ du lịch (Biểu đồ 02: Hệ thống lãnh thổ du lịch)

I Môi trường vi các điều kiện phát sinh nhu cầu du lịch.
II Hệ thống lãnh thổ du lịch.
1- Phương tiện giao thông vận tải
2- Phân hệ khách du lịch
3- Phân hệ cán bộ phục vụ
4- Phân hệ tài nguyên du lịch
5- Phân hệ công trình kỹ thuật

Liên quan ti cấu trúc của hệ thống lãnh thổ lại có một diễn đạt khác. Quan niệm này,
về cơ bản, có nhiều nét tương đồng vi quan niệm của M.Bưchơvarốp, nhưng cụ thể hơn theo
Nguyễn Trần Cầu ông cho rằng Hệ thống lãnh thổ du lịch của Ce-Caspar, 1990 (Biểu đồ Cấu
trúc hệ thống lãnh thổ du lịch) chịu sự chi phối chặt chẽ của các môi trường kinh tế - xã hội –
sinh thái – kỹ thuật [6]

Theo Trương Phưc Minh cách mô tả của Leiper (1979) [17], hệ thống lãnh thổ du lịch
cơ bản (Biểu đồ 04: Hệ thống lãnh thổ du lịch cơ bản) bao gồm “vùng phát sinh du lịch” được
nối kết vi “vùng tiếp nhận du lịch” nhờ ở “các tuyến đường quá cảnh”.Trong mô hình có 3
thành phần cơ bản đó là khách du lịch, các nhân tố địa lý (vùng phát sinh du lịch, vùng tiếp
nhận, vùng có lộ trình quá cảnh) và kỹ nghệ du lịch (thành phần thứ 3 này chính là sự tham gia
trong việc chuyển giao sản phm du lịch của các nhà kinh doanh hay các tổ chức du lịch).

Cũng theo Trương Phưc Minh, bên cạnh hệ thống lãnh thổ du lịch cơ bản thì hệ thống
du lịch chức năng của Gunn (1993) [17] (Biểu đồ 05: Hệ thống du lịch chức năng) cho chúng

ta thấy những ảnh hưởng nội tại ngay trong một hệ thống lãnh thổ du lịch. Cốt lõi của các
thành phần của hệ thống du lịch chức năng bao gồm hàng loạt các nhân tố cần thiết nhằm đảm
bảo hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi như lãnh đạo tổ chức, tài chính, lao động các đại lý hay
tư nhân, cộng đồng, sự cạnh tranh, chính sách nhà nưc, tài nguyên tự nhiên và văn hóa.
1.2.4.2. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch

9
Là sự kết hợp giữa các cơ cở du lịch vi các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng được liên kết
vơi nhau bằng các mối quan hệ kinh tế, sản xuất và cùng sử dụng chung vị trí địa lý, các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch được thể
hiện như một khái niệm để chỉ một thể tổng hợp từ cấp ln nhất đến cấp nh nhất. Thể tổng
hợp lãnh thổ chỉ xuất hiện ở trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Mỗi thể tổng
hợp có lịch sử hình thành riêng và ở mỗi giai đoạn đều có cấu trúc và tổ chức lãnh thổ tương
ứng [6]; [16].

1.2.4.3. Vùng du lịch
Tổ chức du lịch có đối tượng xác định rõ ràng đó là các miền lãnh thổ và trong quá
trình nghiên cứu du lịch, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải phân nhóm các đối tượng và hiện
tượng du lịch theo du lịch theo không gian. Nó thể hiện tính liên tục của các đối tượng và hiện
tượng du lịch trong thời gian và không gian. Phân vùng du lịch thực chất là phân vùng ngành
và về cơ bản nó vẫn phải áp dụng những lý luận chung về phân vùng kinh tế tổng hợp. Việc
phân vùng có cơ sở khoa học sẽ trở thành điều kiện cần thiết cho việc hoàn thiện chuyên môn
hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế của lãnh thổ.

+ Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch
Hiện nay, ở Việt Nam đang vận dụng hệ thống du lịch phân vị 5 cấp theo mức độ từ
nh đến ln như sau: Điểm du lịch, Trung tâm du lịch, Tiểu vùng du lịch, Á vùng du lịch,
Vùng du lịch [1];[16].

+ Hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch: được sử dụng để xác định ranh gii các vùng

du lịch, do vậy nó phải phản ánh tính khách quan và có cơ sở khoa học. Có 4 nhóm chỉ tiêu
chính [18];[16]: Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp các dạng tài nguyên theo lãnh
thổ; Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Trung tâm tạo vùng; Số lượng
và chất lượng khách (hay giá trị kinh tế thu được từ khách)

1.3. Kinh nghiệm tổ chức lãnh thổ du lịch của một số nƣớc
Du lịch đang chịu sự thách thức to ln của những thay đổi thay nhanh chóng về môi
trường kinh tế - xã hội nơi mà nó đang hoạt động, vì vậy những diễn biến của vấn đề tổ chức
lãnh thổ du lịch hiện nay trên thế gii cũng khác nhau
Ví dụ: Ở Nga, Indonesia, Thái Lan, Mỹ, Ở các nưc châu Âu…

1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá điểm du lịch
Việc đánh giá và xây dựng điểm, tuyến du lịch phụ thuộc phần ln vào các loại tài
nguyên du lịch, chúng là điều kiện cần thiết để tha mãn nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, giải trí
của khách và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Để xác định các điểm du lịch
chức năng, chúng ta cần phải làm rõ những giá trị sử dụng của chúng trong việc đáp ứng nhu
cầu tham quan, giải trí của du khách, từ đó việc lựa chọn và đánh giá chúng phải dựa trên
những tiêu chun nhất định, có thể bao gồm trong 10 vấn đề sau:

1.4.1. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch

10
1.4.2. Thời gian hoạt động du lịch (tính thời vụ)
1.4.3. Sức chứa khách du lịch
1.4.4. Độ bền vững của môi trường khách du lịch
1.4.5. Vị trí khả năng tiếp cận điểm du lịch
1.4.6. Những ảnh hưởng về mặt kinh tế ở điểm du lịch
1.4.7. Những ảnh hưởng văn hóa – xã hội
1.4.8. Những ảnh hưởng về mặt môi trường
1.4.9. Giá trị của các điểm du lịch được xếp hạng

1.4.10. Phân loại đánh giá các bãi biển




















11
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH PHÚ QUỐC

2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Phú Quốc
Huyện đảo Phú Quốc gồm 40

hn đảo ln nh vi tổng diện 58.890,76 ha, trong đó
đảo Phú Quốc vi diện tích 56.729,07 ha chiếm 96,3% tổng diện tích tự nhiên. Đảo Phú Quốc
vi tọa độ 9

0
45’ – 10
0
28’ vĩ độ Bắc; 103
0
55’ – 104
0
05’ kinh độ Đông thuộc vùng biển Tây
Nam nưc ta. Khoảng cách rộng nhất 25 km và nơi dài nhất 50 km, đảo có 99 ngọn núi vi
ngọn núi cao nhất ở độ cao 603m.

Phú Quốc được chia thành 8 xã và 2 thị trấn, trong đó thủ phủ là thị trấn Dương Đông
nằm ở phía Tây Bắc đảo.

2.2. Những nguồn lực ảnh hƣởng đến việc TCLTDL Phú Quốc
2.2.1. Vị trí địa lý
Phú Quốc là hn đảo quan trọng và ln nhất ở phía Tây Nam Việt Nam nằm trong
vùng vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang. Phú Quốc nằm ở 9
0
53’ đến 10
0
28’ vĩ bắc và
103
0
49’ đến 103
0
05’ kinh đông, bốn mặt đều giáp biển.

Do nằm ở vĩ độ thấp, Phú Quốc có khí hậu nắng ấm quanh năm thời tiết ít biến động
nên thuận lợi cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lưt sóng, dã ngoại… Thiên nhiên cũng

ưu đãi cho hn đảo nhiều loại động thực vật đặc hữu phù hợp vi điều kiện khí hậu. Toàn bộ
tuyến bờ biển Đông Tây, Nam, Bắc của đảo đều có thể khai thác cho mục tiêu du lịch, nghỉ
dưỡng và du lịch sinh thái. Vi du lịch nghỉ dưỡng, du khách hoàn toàn có thể tắm biển 365
ngày trong năm. Vi du lịch sinh thái, du khách có thể leo núi thăm các rừng nguyên sinh trên
đảo

Phú Quốc cách Hà Tiên 45km (mất 1h10’ đi bằng tàu biển), cách Rạch Giá 120km
(mất 2h20’ đi bằng tàu biển), cách TP.HCM khoảng 350km.

Cảng hàng không Phú Quốc cách cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng hơn
300km khoảng 45 phút bay, cách sân bay Rạch Giá 130km (từ sân bay Rạch Si - TP. Rạch
Giá, đi máy bay đến Phú Quốc chỉ mất 20 phút), cách Cần Thơ 190km, Cà Mau 200km, Liên
Khương (Lâm Đồng) 540km. Vi vị trí này, Phú Quốc có thể hoàn toàn phát triển ngành hàng
không, tiện lợi cho giao lưu kinh tế vi các tỉnh và thành phố trong khu vưc phía Nam.

Các đảo xung quanh cách các đảo chính và đất liền không xa. Quần đảo Thổ Châu
cách mũi Cà Mau 160km về phía Tây-Tây Bắc, cách đảo Phú Quốc 96km về phía Tây Nam.
Quần đảo An Thi cách thị trấn An Thi, huyện Phú Quốc khoảng 30 phút đi bằng tàu biển,
đảo gần nhất khoảng 10 phút ngồi tàu. Các đảo ln xung quanh Phú Quốc không xa lắm nên
khá thuận tiện để giao thương vi trung tâm và đất liền. Một số đảo nh khá tách biệt nhưng
giữ được nét hoang sơ và quyến rũ.
Đặc biệt, trung tâm huyện đảo đến các trung tâm đô thị các nưc Đông Nam Á là gần
nhất so vi bất kỳ vị trí nào ở Việt Nam, cách Campuchia ở điểm gần nhất là cảng Sihanouk
Ville 3km, các vùng phát triển công nghiệp - du lịch của Thái Lan khoảng 500km, cách miền

12
Đông Malaysia 700km, cách Singapore khoảng 1.000km. Đặc biệt khi dự án kênh đào Kra
được tiến hành thì Phú Quốc trở thành một đầu mối trao đổi bằng đường hàng hải quốc tế
quan trọng vì Phú Quốc chỉ cách cảng trung chuyển ln chỉ có 600km gần hơn đường hàng
hải quốc tế từ Đông sang Tây nếu kênh đào này hoàn thành. Hơn thế nữa, việc đón các tàu

khách du lịch quốc tế ghé ngang đồng thời kết hợp các tour du lịch quốc tế trong các khu vực
lân cận sẽ giúp Phú Quốc phát triển ngành du lịch của mình.

2.2.2. Tài nguyên du lịch
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa chất – địa hình
Nhiều dạng điạ hình đã tạo cho Phú Quốc phong phú về cảnh quan có thể khai thác du
lịch: các bãi cát ven biển, đồi núi (du lịch thể thao, dã ngoại, tham quan động vật quý hiếm),
địa hình đứt gãy tạo khe suối, thác nưc đẹp như Suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Đá Tranh,
suối Tiên…

- Khí hậu
Do đặc điểm vị trí của Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan xung
quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ, mang tính chất nhiệt đi gió mùa điển hình, nóng m
quanh năm, ít biến động thất thường.

Chính vì điều kiện khí hậu này nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là
rừng nhiệt đi, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du
lịch sinh thái trên hn đảo này. Ngoài ra vi lượng mưa ln, Phú Quốc có thêm một nguồn tài
nguyên nưc ngọt phục vụ đời sống cho người dân.

Khí hậu tương đối ổn định, rất thuận lợi cho sinh hoạt và phát triển du lịch. Các hoạt
động du lịch có thể diễn ra quanh năm. Vi điều kiện gió như thế, Phú Quốc đang đầu tư nhiều
hơn vào những tr chơi như: lưt sóng thuyền buồm… Mùa gió mạnh có thể tổ chức thi lưt
sóng tại một số bãi biển.

Ngoài ra, Phú Quốc có thể tận dụng sức gió để xây dựng các trạm phát điện bằng năng
lượng đủ cung cấp cho vài ngàn dân mỗi năm. Tuy nhiên, gió cũng làm ảnh hưởng đến tàu
đánh cá vì phải tránh sóng.


- Tài nguyên nước
Tuy là đảo nhưng Phú Quốc lại có một hệ thống sông suối khá dày (0,42km/km
2
). Do
tính chất của địa hình ở đảo nên sông suối ở đây ngắn và dốc, lưu lượng nưc trên các con
sông suối phụ thuộc theo mùa. Những con sông quan trọng phần ln bắt nguồn từ dãy Hàm
Ninh để đổ ra bờ biển phía tây. Phú Quốc có 3 sông chính và nhiều rạch nh, có tổng diện tích
lưu vực khoảng 456 km
2
(78% diện tích toàn đảo). Dài nhất là sông Cửa Cạn, bắt nguồn từ
núi Chúa, nhánh chính dài 28,75 km, lưu vực 147 km
2
. Sông Dương Đông bắt nguồn từ núi
Đá Bạc, chiều dài nhánh chính là 18,5 km, diện tích lưu vực là 105 km
2
. Rạch Đầm chiều dài
14,8 km, diện tích lưu vực 49 km
2
.


13
Ngoài việc khai thác nguồn nưc từ các sông này, Phú Quốc cn có lượng nưc mưa
khá ln, hàng năm đảo nhận được khoảng 1,6 tỷ m
3
, trong đó tập trung vào sông suối khoảng
hơn 60%, nhưng rất tiếc là lượng nưc mưa này do không có đủ hồ chứa nên phần ln là thoát
ra biển.

Đảo Phú Quốc cn có lượng nưc ngầm khá dồi dào (đặc biệt là phía nam của đảo),

ngay sát bờ biển cũng có thể tìm thấy nưc ngọt. Các đảo An Thi và Thổ Châu cũng có
lượng nưc ngầm ln, có thể khai thác được nhưng cần phải quan trắc để tránh việc khai thác
quá nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Tài nguyên sinh vật
Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, có nền địa chất là núi đá, tiếp giáp vi đồng bằng
sông Cửu Long và nưc Campuchia nên hệ thực vật của đảo có mối quan hệ mật thiết vi hệ
thực vật đồng bằng sông Cửu Long, hệ thực vật miền Đông Nam Bộ và hệ thực vật Đông
Dương củng như hệ thực vật khu vực Đông Nam Á vi sự giao nhau của 3 luồng di cư chủ
yếu sau: Từ phía Nam lên; Từ phía Bắc;Từ đồng bằng sông Cửu Long

- Tài nguyên đất
Phú Quốc có quỹ đất ln, toàn huyện đảo có tổng diện tích là 59.300 ha, trong đó đảo
Phú Quốc 56.165 ha. Đất đai chủ yếu là đất rừng 38.860 ha, nông nghiệp 6.902 ha, đất chuyên
dùng 1.513 ha, đất khu dân cư đô thị 145 ha, đất ở nông thôn 362 ha. Đất chưa sử dụng có quy
mô khá ln khoảng 11.530 ha. Phần ln quỹ có vị trí thuận lợi, có tài nguyên du lịch đặc sắc,
giá trị cao rất thuận lợi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Các bãi biển
Trên chiều dài khoảng 150km đường bờ biển quanh đảo Phú Quốc có nhiều bãi biển có
giá trị du lịch. Đường bờ biển của Phú Quốc không thuần nhất mà có sự biến đổi ở những vị
trí khác nhau. Điều đó có nghĩa là các bãi biển nằm trải dài trên các dải ven bờ đảo sẽ có sự
khác nhau về chất lượng.


2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
-Dân cư và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2011 dân số Phú Quốc khoảng 95.608 người, chiếm 5,67%
dân số toàn tỉnh Kiên Giang. Mật độ dân số 162,32 người/km
2

. Địa bàn cư trú: Tỷ lệ dân
thành thị chiếm 51%; nông thôn: 49%. Trong đó người Kinh (97%), người dân tộc Hoa
(2,1%), cn lại là người dân tộc Khmer (0,8%). Tỷ lệ gia tăng cơ học trên toàn đảo cao
(3,2%/năm). Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,3% ở mức trung bình cao (so cả tỉnh: 1,09%). Tỷ lệ thất
nghiệp: 4,7%/năm (cả tỉnh là 4,68%). Dân số đang làm việc trong các ngành kinh tế tính đến
năm 2011 là 54.100 người chiếm 58% dân số [21]. Trong đó chủ yếu tập trung vào các nhóm
ngành thương mại và dịch vụ (69,3%); nông – lâm – ngư (20%); công nghiệp và xây dựng
(10,7%). Xu thế hiện nay, cơ cấu lao động trong các ngành có sự chuyển biến theo hưng tích
cực: lao động trong các ngành nông – lâm – ngư có xu hưng giảm, trong khi đó lao động
trong ngành thương mại và dịch vụ tăng.

14

Đặc điểm kinh tế: Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Quốc – năm 2011
đánh giá: “Tốc độ phát triển tăng 26,66% so với năm 2010 (Nghị quyết Huyện ủy là từ 31%
trở lên). Chia 3 khu vực thì khu vực 1(nông-lâm, thủy sản) tăng 6,55%; khu vực 2 (công
nghiệp – xây dựng) tăng 18,91%; khu vực 3 (dịch vụ và các ngành khác) tăng 38,65%. Thu
nhập bình quân đầu người tăng 24.18%, đạt 42.83 triệu đồng/người/năm (giá thực tế)” [21]

- Các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng
Phú Quốc là mảnh đất có lịch sử kiên cường bất khuất trong các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm vì vậy hiện nay trên Phú Quốc có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lịch sử -
cách mạng mà tiêu biểu

Bảng 2.4: Bảng thống kê các di tích lịch sử - văn hóa huyện đảo Phú Quốc năm 2011
Tổng số di
tích
Cấp quốc gia
Cấp tỉnh
Số di tích đã được đưa vào

khai thác du lịch
Các điểm tự
phát
24
1
2
4
17
Nguồn:Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2011

- Các lễ hội
Phú Quốc có một số lễ hội truyền thống có giá trị du lịch như: lễ hội thờ thần nưc Bà
Thủy Long Thánh Mẫu (20/11), lễ hội Dinh thờ tự bộ xương cá Ông, lễ hội Sùng Hưng Cổ tự
(30/7), lễ Đình Thần An Thi…

- Các làng nghề truyền thống
Phú Quốc nổi tiếng và hấp dẫn sự quan tâm của du khách bởi Các làng nghề truyền
thống như: nưc mắm Phú Quốc, hồ tiêu, rượu Sim,… Đây là những đặc điểm rất riêng có giá
trị hấp dẫn du lịch cần được chú trọng khai thác để góp phần xây dựng một hình ảnh riêng về
du lịch Phú Quốc trong tương lai.

- Văn hóa, văn nghệ dân gian
Văn hóa dân gian Phú Quốc đa dạng hầu như không thiếu một thể loại nào, từ truyền
thuyết đến ca dao, h, vè… Đó là những sáng tác dân gian gắn vi đời sống lao động và sinh
hoạt của cư dân trên đảo qua những bưc thăng trầm của lịch sử. Nhiều câu truyện li kỳ, nhiều
lời ca điệu nhạc làm say đắm lng người từ xa xưa góp phần làm nên cái hồn Phú Quốc. Đặc
biệt, kho tàng dân ca ở đây rất đa dạng về sắc điệu nhưng không pha tạp. Ngoài âm hưởng và
hình thức diễn xưng đậm dấu ấn dân ca Nam Bộ (vọng cổ, cải lương, điệu h, điệu lý

2.2.3. Cơ sở hạ tầng

2.2.3.1. Giao thông vận tải
- Đường biển
Hầu như tất cả hệ thống sông, kênh đều được sử dụng cho việc đi lại và vận chuyển
hàng hóa. Tuy nhiên, các tuyến đường biển mi thật sự quan trọng cho sự sinh tồn của hn
đảo này, là cầu nối quan trọng vi đất liền từ xưa đến nay. Năm 2011, khối lượng hành khách

15
vận chuyển bằng phương tiện đường biển đạt 258.670 (1.000HK.Km), khối lượng hàng hóa
đạt 523.330 (1.000T.Km) [21]

Tuyến giao thông đường thủy chở khách quan trọng hiện nay là tuyến Phú Quốc- Rạch
Giá dài 120km, Phú Quốc- Hà Tiên dài 70km, Phú Quốc- Thổ Chu dài 120km, Phú Quốc-
Hn Thơm dài 10km. Phú Quốc kết nối khá tốt vi hai đảo Thổ Chu (thuộc quần đảo Thổ
châu) và Hn Thơm (thuộc quần đảo An Thi), làm tăng sự kết dính về văn hóa - kinh tế -xã
hội cho toàn huyện đảo.

- Đường không
Sân bay Phú Quốc vi đường băng dài 2.200km có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm
ngắn như Fokker70, ATR72 vi sức chứa hơn 70 khách cho mỗi chuyến, nhà ga có thể đón
200.000 khách/năm

Hiện nay,Vietnam Airline có 3 tuyến từ Phú Quốc đi TP Hồ Chí Minh, TP Rạch Giá
và Cần Thơ . Air Merkong có 2 tuyến từ Phú Quốc đi TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Vi công
suất vận chuyển khách như hiện nay đường hàng không có thể đáp ứng được lượng khách du
lịch dự kiến đến Phú Quốc trong giai đoạn trưc mắt và ngắn hạn.

- Đường bộ
Theo số liệu thống kê 2011 [23], tổng chiều dài đường bộ toàn huyện là 602 km, trong
đó có 254 km đường liên xã; 174 km đường liên ấp, 173 km đường nội ấp. Có 5 tuyến đường
chính: tuyến An Thi – Dương Đông – Bãi Thơm (50 km), tuyến xuyên đảo theo hưng Bắc –

Nam nối vi các điểm dân cư nông thôn. Hầu hết các điểm dân cư đô thị đều đã có đường ô tô.
Khối lượng hành khách vận chuyển bằng phương tiện đường bộ trong năm 2011 là 1.300.000
người tăng 70,4% so vi năm 2010

2.2.3.2. Bưu chính viễn thông
Hệ thống thông tin trên đảo phát triển tốt. Điện thoại, mạng đã phủ sóng trên đảo ln
và các đảo nh. Tổng số máy điện thoại cố định và di động trong huyện năm 2011 phát triển
mi 38.977 thuê bao, nâng tổ số máy lên 103.095 máy, đạt mật độ 100 máy/ 100 dân. Dịch vụ
internet phát triển mạnh. Hiện nay, vi trạm thu và phát vệ tinh tại đất liền (Hn Queó – Hòn
Đất), đã giúp cho hầu hết các đảo đều đã bắt được các kênh phát trực tiếp trên vệ tinh như
VT1, VT2, VT3, VT4… truyền hình cáp, cũng như các đài địa phương khác. Trạm phát sóng
truyền thanh đặt tại Dương Đông phát 24/24 phủ sóng khắp các đảo. Đặc biệt, trong những
năm gần đây, các nhà hàng khách sạn, các điểm du lịch đều chú ý đáp ứng các nhu cầu về
thông tin liên lạc, điều đó đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch khi tham quan
và lưu trú.

2.2.3.3. Cấp điện
Phú Quốc có 2 nhà máy Diezel công suất 7MW tại thị trấn Dương Đông và xã Cửa
Dương. Theo thống kê của huyện Phú Quốc, từ chỗ chỉ cung cấp cho khu vực thị trấn Đông
Dương và An Thi, đến nay hệ thống điện đã cung cấp cho hầu hết các xã và thị trấn trên toàn
huyện đảo vi lưi điện bao gồm 96km đường dây trung thế, 89 km đường dây hạ thế, 191

16
trạm biến áp phân phối, 12.446 khách hàng và 1 Phân xưởng diesel vi quy mô 24,7MW hoạt
động 24h/24h.

Trong thời kì 2006-2010, lượng điện thương phm bình quân đầu người tăng bình quân
mỗi năm là 0,4 lần (hay 44,6%). Tỉ lệ số hộ sử dụng điện mặc dù có tăng theo các nhóm năm
nhưng không cao (62,5%) và tỉ lệ số hộ tiếp cận điện lưi cn rất thấp (46,75%). Vi sự gia
tăng dân số và phát triển du lịch, nguồn điện năng cung cấp, nhất là nguồn điện lưi quốc gia

(ổn định và rẻ) hiện nay và trong thời gian ti vẫn là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết.

2.2.3.4. Cấp nước
Toàn đảo đều có hệ thống nưc chứa mưa vi dung tích 30.000 m
3
, 21 giếng khoan
công suất 1400m
3
/ngày đêm, có 1 trạm cấp nưc (hồ Dương Đông), công suất 3,3 triệu m
3
. Hồ
vừa cung cấp cho nưc nông nghiệp vừa cung cấp cho nưc sinh hoạt toàn đảo (chiếm 60-
70% nhu cầu sử dụng của đảo). Người Phú Quốc có thói quen trữ nưc để sử dụng. Tại các
điểm kinh doanh du lịch, nguồn nưc sử dụng chủ yếu là nưc ngầm.

2.3. Hiện trạng du lịch Phú Quốc
2.3.1. Khách du lịch
Số khách du lịch đến Phú Quốc tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 mi chỉ đạt con số
148.598 lượt khách, năm tăng lên 2010 là 230.000 lượt khách. Năm 2011 lượng khách đến
Phú Quốc là 278.370 lượt khách

- Khách du lịch quốc tế
Về cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế: Hầu hết khách quốc tế đến Phú Quốc vi
mục đích chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa bản địa.

Thị trường
khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ (như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ,
Canada…) chiếm 70%; Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm 18,2%; khu
vực ASEAN (như Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Campuchia…) chiếm 6,8%.


Hiện nay, trong chiến lược thu hút khách du lịch, Phú Quốc xác định thị trường có tính
chất lâu dài và nhiều tiếm năng đó là thị trường Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); Bắc Á (Nga,
Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…); Tây Âu (Anh, Pháp, Hà Lan…); Bắc Mỹ.

- Khách du lịch nội địa
Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách du lịch đến vi Phú
Quốc: chiếm xấp xỉ 80% (2005); 75% (2009); 70,9% (2011). Mục tiêu phấn đấu giai đoạn
2010 – 2020, tỷ trọng khách du lịch nội địa giảm xuống 65% năm 2015, 60% vào năm 2020.
Cơ cấu khách nội địa đến Phú Quốc cũng có sự chuyển dịch: Tỷ lệ khách du lịch đến từ khu
vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có xu hưng giảm từ 63% (2000) xuống 49,2% (2010) và
31,5% ( dự báo 2015). Trong lúc đó tỷ trọng khách du lịch đến từ miền Đông Nam Bộ tăng lên
từ 27,6% (2000) lên 36,1% (2010), 40,2% (2015) do các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí
Minh và Phú Quốc trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả vi các chương trình giảm giá
hấp dẫn. Tỷ trọng khách du lịch từ các tỉnh phía Bắc đến Phú Quốc tăng nhanh nhờ các

17
chương trình quảng bá về Phú Quốc, nhất là từ khi tuyến bay thẳng Phú Quốc – Nội Bài đi vào
hoạt động tạo thuận lợi trong việc đi lại của du khách.

2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.3.2.1. Cơ sở lưu trú
Đến năm 2011, số lượng cơ sở lưu trú tăng liên tục từ 67 cơ sở kinh doanh lưu trú
(2005) lên 74 cơ sở kinh doanh lưu trú (2010). Tính đến tháng 6/2012 số cơ sở kinh doanh lưu
trú là 94 trong đó có 38 khách sạn và 56 nhà nghỉ vi tổng số buồng là 1.875 buồng. Dự báo
đến 2015, Phú Quốc sẽ nâng tổng số cơ sở lưu trú là 250 cơ sở, 300 khách sạn, 3.000 – 3.500
phng, trong đó 50% số khách sạn đạt từ 2 sao trở lên để đón khách quốc tế.

2.3.2.2. Hệ thống nhà hàng
Số nhà hàng ăn uống trong các khách sạn cn hạn chế. Đến năm 2012 số lượng các cơ
sở có nhà hàng chiếm ½ tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện đảo, sức chứa có thể phục vụ

thực khách vi số lượng ln cn ít. Hiện nay các cơ sở phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du
lịch tại Phú Quốc tương đối phong phú, chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân nằm ngoài
khách sạn. Nếu lượng khách tăng nhanh và tập trung thì số lượng nhà hàng trên chưa đủ đáp
ứng nhu cầu.

2.3.2.3. Phương tiện vận chuyển du lịch
Về vận chuyển đối ngoại: phương tiện vận chuyển khách chủ yếu đến Phú Quốc được
đa số khách lựa chọn là đường hàng không và mục đích đi du lịch nghỉ dưỡng là chủ yếu. Do
đặc điểm là hn đảo cách biệt vi đất liền nên 67,8% khách quốc tế và 18,9% khách nội địa
đến Phú Quốc bằng đường hàng không, phương tiện cn lại là đường thủy. Hiện nay tàu cao
tốc đã được đưa vào sử dụng từ năm 2003 để vận chuyển khách du lịch từ Rạch Giá, Hà Tiên
ra Phú Quốc và ngược lại. Thời gian đi bằng tàu cao tốc đã giảm đáng kể so vi trưc đây,
theo đó chỉ mất khoảng 2-3 giờ thay vì phải mất ti 7 giờ đi tàu khách bình thường.

Về vận chuyển trên đảo: số lượng xe vận chuyển khách du lịch chuyên dụng cn hạn
chế, phương tiện vận chuyển công cộng cn chưa có. Phương tiện phổ biến để vận chuyển
khách du lịch trên đảo hiện chủ yếu là xe ôm do cư dân ở thị trấn Dương Đông, An Thi đảm
nhiệm. Năng lực vận chuyển của các phương tiện vận chuyển trên chưa đáp ứng được nhu cầu
tham quan của khách du lịch. Đây là một trong những hạn chế hiện nay của du lịch Phú Quốc.

2.3.2.4. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao
Trên địa bàn toàn huyện Phú Quốc có rất ít các điểm vui chơi giải trí phục vụ du
khách. Một số loại hình tập trung ở trong một số khu du lịch, khách sạn. Các khu giải trí, các
dịch vụ về đêm cn thiếu như công viên, vũ trường, rạp chiếu phim Điều đó đã tạo nên cảm
giác buồn chán về đêm cho du khách, đồng thời hạn chế nhu cầu mua sắm, chỉ tiêu của khách

2.3.3. Lao động của du lịch Phú Quốc
Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Phú Quốc có sự chuyển biến tích cực: tỷ lệ
lao động trong ngành thương mại và dịch vụ tăng 69,4% (2008) lên 71,4% (2010) cao hơn
nhiều so vi trung bình của cả tỉnh (từ 14,4% năm 2008 lên 25,3%)


18

Tính đến quý 1 năm 2012, tổng số lao động trong toàn huyện là 40.493 người, tăng gấp
1,22 lần so vi năm 2005. Lao động trong ngành dịch vụ chiếm 71,4%, trong đó lao động hoạt
động trong ngành du lịch tăng lên liên tục trong các năm: năm 2005 mi chỉ có 2.197 chiếm
6,62%; nhưng đến năm 2011 là 5.217 lao động chiếm 12%, dư báo đến 2015 số lao động sẽ
tăng lên 10.000 lao động chiếm xấp xỉ 20% tổng số lao động trong ngành. Số lao động trong
ngành du lịch tăng lên nhờ hai nguồn: đó là lao động tại chỗ của địa phương và nguồn lao
động qua đào tạo từ đất liền di chuyển ra. Như vậy, xét về tổng thể, lực lượng lao động trong
ngành du lịch có sự chuyển biến tích cực: chuyển từ lao động trong ngành nông nghiệp sang
các ngành công ngiệp và thương mại – dịch vụ. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện,
đặc biệt lao động trong các doanh nghiệp, các công ty du lịch liên doanh nưc ngoài.

2.3.4. Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển
-Công tác quy hoạch
Căn cứ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 được Thủ tưng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 đã xác định Rạch Giá
- Hà Tiên - Phú Quốc là một trong 7 địa bàn du lịch trọng điểm của du lịch Việt Nam nằm ở
khu vực Nam Bộ, trong đó Phú Quốc được xác định là một cực có vị trí đặc biệt quan trọng
của địa bàn đồng thời là một trong 17 khu du lịch quốc gia chuyên đề.
Các dự án quy hoạch phát triển du lịch đã được tiến hành triển khai nghiên cứu cụ thể
như:
- Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hưng
đến năm 2020 do Tổng Cục Du Lịch chủ trì thực hiện trên cơ sở “nghiên cứu định hưng phát
triển du lịch đảo phú Quốc - Kiên Giang” được thực hiện năm 2002
- Quy hoạch du lịch bền vững đảo phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do tổ chức du lịch Thế
Gii phối hợp vi Tổng Cục Du Lịch và UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện tháng 1/2004….

- Đầu tư xây dựng

Tổng vốn đầu tư huy động xây dựng cơ bản phục vụ phát triển du lịch ở Phú Quốc trong 5
năm qua hơn 5.400 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách và các thành phần kinh tế khác. Khách du lịch
đến Phú Quốc tăng bình quân hàng năm là 12% và doanh thu tăng 27%/năm.

2.3.5. Xúc tiến và quảng bá du lịch
Hoạt động xúc tiến quảng bá về du lịch phú Quốc thời gian qua đã được thực hiện bởi
phần ln các doanh nghiệp du lịch có hoạt động kinh doanh tại Phú Quốc, điển hình là công ty
liên doanh Sài Gòn – Phú Quốc. Tuy nhiên hoạt động này cn mang tính tự phát, thiếu sự
nghiên cứu và chưa có sự chỉ đạo trong một nỗ lực chung để tạo một hình ảnh chung về du
lịch phú Quốc. Đây là một hạn chế cần sm được khắc phục để góp phần bảo đảm sự phát
triển bền vững của Phú Quốc trong tương lai.

- Xúc tiến thị trường
Việc tổ chức tiếp cận thị trường chưa được thực hiện có hệ thống, dẫn đến thị trường
khách du lịch của Phú Quốc chủ yếu là khách nội địa chủ yếu đến từ tp HCM. (71%), lượng
khách từ đồng bằng sông Cửu Long cn rất hạn chế mặc dù chi phí cho vận chuyển cn thấp

19
hơn. Khách ở những thị trường phân phối khách ln ở Việt Nam như Hải Phòng, Huế, Đà
Nẵng, Nha Trang cũng cn rất hạn chế, do hạn chế bởi hiện chưa có đường bay thẳng từ
những địa điểm này.

Về thị trường khách quốc tế, mi được khai thác ở mức độ khiêm tốn. Hiện nay thị
trường khách du lịch chủ yếu vẫn là Tây Âu và Bắc Mỹ chiếm ti 70%, tiếp đến là Đông Bắc
Á là 18%. Khách từ các nưc trong khu vực ASEAN chỉ 7% cn lại 5% là các khu vực khác

- Xây dựng hình ảnh điểm đến
Mặc dù Phú Quốc đã được xác định là một cực của tam giác trọng diểm du lịch Rạch
Giá – Hà Tiên –Phú Quốc trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và một trong 18 khu
du lịch chuyên đề quốc gia, cho đến nay ở tầm vĩ mô, một kế hoạch xây dựng hình ảnh điểm

đến Phú Quốc chưa được thực hiện.

- Hoạt động quảng bá, thông tin du lịch
Hiện nay thông tin về du lịch Phú Quốc đến vi du khách vi nhiều dạng khác nhau,
bằng nhiều kênh khác nhau. Đối vi khách du lịch quốc tế thông tin về Phú quốc chủ yếu là
qua hưng dẫn sách du lịch (46%); tiếp đến là qua bạn bè người thân (13%). Internet được
xem là một kênh thông tin quan trọng để du khách quốc tế, đặc biệt là khách Mỹ, biết đến phú
quốc (15%). Thông qua quảng cáo từ các hãng lữ hành, các công ty du lịch đến vi khách
quốc tế chỉ chiếm khoảng 8% - 10%. Các kênh thông tin khác như tập gấp, báo chí… chỉ
chiếm một tỷ lệ nh đến được vi du khách.

Đối vi du khách lịch nội địa kênh thông tin quan trọng nhất về phú Quốc là từ bạn bè
và người thân (56%); tiếp đến là thông tin quảng cáo của các công ty du lịch trong nưc (30%)
và thông tin trên báo chí (16%). Các kênh thông tin khác chỉ chiếm tỷ lệ nh như: tập gấp 4%,
sách hưng dẫn du lịch 4%…

2.3.6. Môi trƣờng du lịch
Du lịch Phú Quốc mấy năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh đã có những đóng góp
tích cực cho sự phát triển du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung ở Phú Quốc. Tuy nhiên,
sự phát triển nhanh chóng này ngoài những hiệu quả kinh tế tích cực đồng thời cũng tạo nên
những áp lực cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng ở đảo để đảm bảo giữ gìn môi trường
tại đây, đặc biệt là các chất thải từ các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du
lịch. Đây là vấn đề bức xúc cần giải quyết để giảm thiểu tác động ti môi trường, hạn chế suy
giảm tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên du lịch.
Một trong những vấn đề chưa làm hài lng khách du lịch trong những năm qua ở Phú
Quốc đó là vấn đề về an toàn - an ninh du lịch, đến nay đã được giải quyết tốt và hiệu quả.
Công tác quản lý và cứu hộ ở các bãi biển du lịch ở Phú Quốc đã thực sự làm tốt việc đảm bảo
an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường cũng như cứu hộ cứu nạn trên biển. Bên cạnh đó, là lực
lượng xung kích để giữ an ninh, trật tự đường phố… làm cho sinh hoạt trên các tuyến phố có
nề nếp và ngăn nắp hơn. Các phương tiện vận chuyển như xích lô, xe ôm, người bán hàng

rong , người ăn xin, các điểm bán hàng lưu niệm… đã được quản lý tốt bằng những biện pháp
xã hội khác nhau.

20

2.3.7. Quản lý nhà nước về du lịch
2.3.7.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về du lịch

Mặt đạt được:

Tồn tại:

2.3.7.2. Quản lý kinh doanh du lịch
Nhờ những chính sách của Nhà nưc khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần
kinh tế tham gia kinh doanh nhiều loại hình hoạt động khác nhau trong lĩnh vực du lịch tại đảo
như lữ hành, vận chuyển, lưu trú, quảng cáo thông tin du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, bán
hàng lưu niệm thực trạng về tổ chức khai thác kinh doanh du lịch tại các điểm di lịch ở Phú
Quốc đã có những bưc tiến dáng kể từng bưc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác
kinh doanh du lịch.

2.3.7.3. Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ

Kết quả:

Những tồn tại:
Nói chung, do du lịch Phú Quốc mi ở giai đoạn đầu của sự phát triển, công tác quản
lý Nhà Nưc về du lịch ở Phú Quốc cn những hạn chế, cn nhiều việc phải làm. Cơ cấu tổ
chức được hoàn chỉnh sẽ là nền tảng vững chắc để thực hiện chức năng quản lý Nhà Nưc khi
cơ chế quản lý khai thác khu du lịch được ban hành.


2.4. Đánh giá thực trạng du lịch Phú Quốc
Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc đang ngày càng hoàn thiện và phát triển. Công tác
quy hoạch tổng thể phù hợp vi định hưng phát triển chiến lược của ngành và phát triển kinh
tế xã hội của địa phương gắn vi đồng bằng Sông Cửu Long sẽ đảm bảo được vai tr của một
đảo du lịch quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam của Tổ Quốc.










21
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU
LỊCH PHÚ QUỐC

3.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc
3.1.1. Những căn cứ để tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc
3.1.1.1. Vài nét nhận định về xu hướng du lịch của thế giới
Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch thế gii (UNWTO), mặc dù bị ảnh hưởng về
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và thiên tai không thuận lợi từ năm 2011, nhưng năm 2012
sẽ là năm mở ra nhiều triển vọng, cơ hội khả quan đối vi ngành du lịch toàn cầu.
Đồng thời sẽ có hơn 4 tỷ người đi du lịch trong nưc. Vi xu hưng và đà tăng trưởng
trên, đến năm 2030 con số trên sẽ đạt 1,8 tỷ lượt khách du lịch.

3.1.1.2. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia
Vi quan điểm: “Phát triển du lịch biển nhanh và bền vững; Ưu tiên phát triển du lịch

biển, đảo đặc thù với chất lượng cao; Phát triển du lịch biển, đảo luôn gắn với mục tiêu đảm
bảo an ninh quốc phòng; Phát triển du lịch biển phải đặt trong quan hệ phát triển tổng thể
chung về kinh tế - xã hội”. Mục tiêu phát triển du lịch biển giai đoạn 2011 – 2020 trở thành
ngành động lực phát triển kinh tế của mỗi một địa phương có tài nguyên biển. Phấn đấu đến
năm 2020, du lịch biển Việt Nam phải đứng vào nhóm nưc có du lịch biển phát triển nhất
khu vực như: Thái Lan. Malaysia, Indonesia. Như vậy, phát triển du lich biển đảo Phú Quốc
trở thành một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm đy mạnh phát triển kinh tế
biển đảo Việt Nam nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng.

3.1.1.3. Kế hoạch phát triển kinh tế huyện đảo Phú Quốc
Dựa trên cơ sở các đề án phát triển du lịch số 178/2004/ QĐ – TTg, quyết định
633/QĐ – TTg của Thủ tưng chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang đến 2030, được ví như là “làn gió mới” thổi vào hn “đảo ngọc”. Mục
tiêu xây dựng đảo Phú Quốc bền vững, hài ha giữa phát triển kinh tế vi bảo tồn di tích lịch
sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phng vùng và quốc gia. Từng bưc
xây dựng một thành phố biển – đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học
công nghệ của quốc gia và khu vực Đông – Nam Á.

Hiện thực hóa các quyết định của chính phủ, Đảng bộ và nhân dân huyện đảo Phú Quốc
tiến hành từng bưc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế qua các giai đoạn: Giai đoạn từ 2011
– 2015 tập trung phát triển cơ sở hạ tầng có chất lượng cao và các dịch vụ ngân hàng, bảo
hiểm, bưc đầu tập trung thu hút du lịch quốc tế; Giai đoạn 2015 – 2020 tập trung thu hút du
lịch có chất lượng cao, biển Phú Quốc trở thành sự lựa chọn cho việc tổ chức các sự kiện quốc
tế. Đến nay, Phú Quốc đang bưc vào giai đoạn một, mặc dù cn nảy sinh nhiều vấn đề cần
khắc phục, song về cơ bản đã từng bưc hoàn thành kế hoạch.

3.1.1.4. Những định hướng dự báo phát triển du lịch Phú Quốc
- Dự báo về lượng khách du lịch
Khách du lịch đến Phú Quốc hiện nay và trong những năm ti chủ yếu bằng đường
hàng không từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và đường biển từ thị xã Rạch Giá và Hà Tiên.


22
Trong tương lai khi kết cấu phát triển, Phú Quốc sẽ có cơ hội đón khách hàng không từ các
trung tâm du lịch khác trong nưc và quốc tế như, Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh hay Singapore,
Bangkok, Kuala Lumpur, Malina…

Khách đi đường biển có cơ hội đi tàu cao tốc từ Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
(trên tuyến du lịch dọc sông MêKông) và có thể không cần phải qua Rạch Giá như hiện nay.
Ngoài ra, Phú Quốc sẽ có nhiều cơ hội để đón khách du lịch bằng tàu biển đến tham quan trên
lịch trình du lịch đường biển qua các nưc trong khu vực.

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Phú Quốc thời kỳ 2011-2020
Đơn vị tính: Ngàn lượt khách.
Địa điểm
Hạng mục
2011 (*)

2015
2020
Phú Quốc
Khách quốc tế
89.551
330,0
700,0
Khách nội địa
188.819
670,0
1.300,0
Tổng số khách
278.370

1.000,0
2.000,0
Nguồn :- (*): Số liệu hiện trạng của Sở VH-TT-DL KG,
- Số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPTDL

- Dự báo thu nhập du lịch
Dự báo về thu nhập du lịch trên xác định trên cơ sở số lượng khách du lịch đến Phú
Quốc, đặc biệt là số lượng khách có lưu trú và mức chi tiêu bình quân mỗi ngày của khách du
lịch. Mức chi tiêu này sẽ tăng dần cùng vi việc đầu tư phát triển các sản phm du lịch và các
dịch vụ có liên quan ở Phú Quốc. (Bảng 12, 13)

- Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú
Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú cũng sẽ cần được
hoàn thiện và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Dự báo nhu cầu về khách sạn ở Phú
Quốc được đưa ra trên Bảng 14.

Cùng vi sự phát triển du lịch, tỷ trọng số lượng phng đạt tiêu chun xếp hạng, đặc
biệt tiêu chun từ 3 sao trở lên, sẽ thay đổi theo chiều hưng tăng dần. Dự báo sự thay đổi về
chất lượng phng khách sạn để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hạng trung bình và cao cấp,
được đưa ra trên Bảng 15.

- Dự báo nguồn nhân lực

Cùng vi sự phát triển du lịch nhu cầu về lao động cũng sẽ tăng lên. Số lao động này
sẽ bao gồm lao động trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch và lao động gián tiếp (hoạt động
trong các lĩnh vực có liên quan và trong các ngành cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ đáp ứng
nhu cầu phát triển du lịch). Dự báo về nhu cầu lao động ở Phú Quốc được đưa ra trên Bảng 16.

3.1.2. Phân khu chức năng hoạt động du lịch

×