Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

tiểu luận về tệ nạn mại dâm đường phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.25 KB, 29 trang )

CHỦ ĐỀ :
Người Khuyết Tật, Chính Sách
Và Thực Tiễn trong Giáo Dục


1.Giới thiệu
2. Cơ sở lý luận
3. Cơ sở lý thuyết
4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
5. Kết quả nghiên cứu
6. Kết luận


1.GIỚI THIỆU
 Người khuyết tật cũng được quan tâm hơn qua
các dịch vụ xã hội cùng với các chính sách dành
riêng cho người khuyết tật. Sự quan tâm của nhà
nước qua các chính sách đã và đang làm vơi đi
phần nào sự khó khăn đối với người khuyết tật
và người thân của họ trên quê hương Việt Nam
và ở nhiều nơi khác trên thế giới.
 Tuy nhiên, trong thực tế nước ta thì chính sách
dành cho người khuyết tật và thực tiễn thực hiện
vẫn chưa mang tính đồng bộ.




Đánh giá về vấn đề này, trong chiến lược phát triển giáo
dục 2011-2020 đã nêu: ”Ở trong nước, sự phân hóa trong
xã hội có chiều hướng gia tăng… gây nguy cơ dẫn đến sự


thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, gia tăng khoảng
cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền và cho
các đối tượng người học”
 Cụ

thể, chỉ có 40% cán bộ giáo dục hiểu biết đầy đủ về
các chính sách giáo dục, 20% cán bộ giáo dục có hiểu
biết đầy đủ về Luật người khuyết tật; phần lớn NKT và
gia đình có NKT (chiếm 59-77.5%) không biết về các
chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng, ưu tiên
trong thi tuyển và hỗ trợ tài liệu và phương tiện giảng
dạy.


2.1 Hệ thống khái niệm.


2.1.1 Khái niệm “Người khuyết tật”.
Theo đạo luật của người Hoa Kỳ thì người khuyết tật là người
có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng
kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống.
(Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 , 1990)


Còn theo như từ điển tiếng Việt của Việt Nam thì Người
khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất
hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến
khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày (Từ điển
bách khoa nguồn mở Wikipedia, 2015)




2.1.2 Khái niệm : “Chính sách”
Theo từ điển tiếng Việt thì Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động
về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ
muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này
bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi
trường. (Từ điển bách khoa nguồn mở Wikipedia, 2015)


Bên cạnh đó, trong cuốn: “Một số vấn đề cơ bản về Chính Sách Xã Hội Ở Việt
Nam” do nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật xuất bản thì nói rằng: Chính
sách xã hội là tổng thể các hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và
biện pháp được thể chế hóa bằng pháp luật của nhà nước để giải quyết những vấn
đề xã hội đặt ra trong một thời gian và không gian nhất định, nhằm tăng cừơng
phúc lợi, bảo đảm công bằng xã hội và tạo cơ hội cho người dân hòa nhập vào sự
phát triển xã hội.



2.1.3 Khái niệm chính sách giáo dục cho người khuyết
tật.
 Chính sách giáo duc cho người khuyết tật là những khoản
luật và điều luật được nhà nước quy định trong ngành giáo
dục với người khuyết tật, bao gồm: ưu tiên nhập học và
tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học
hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; đánh
giá kết quả giáo dục; chính sách về học phí; chính sách về
học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. (Hệ
thống văn bản pháp luật Việt Nam, 2015) .

 Chúng ta Căn cứ vào Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng
6 năm 2010; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm
2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo
dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;


Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư liên tịch quy định chính sách về giáo dục đối với
người khuyết tật. Có 12 điều quy định về người khuyết tật trong
tiếp cận giáo dục, trong số đó thì có những điều luật sau đây
trực tiếp tác động tới quyền của người khuyết tật:
 Điều 2. Ưu tiên nhập học và tuyển sinh
 Điều 3. Miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc
hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
 Điều 4. Đánh giá kết quả giáo dục
 Điều 5. Xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp
 Điều 6. Chính sách về học phí
 Điều 7. Chính sách học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ
dùng học tập



3.Cơ sở lý thuyết


3.1.1 Lý thuyết sinh thái

Theo thuyết sinh thái của Lewinian (1936) chỉ ra rằng từng
cá nhân có thể tạo nên sự ảnh hưởng đối với nhóm, tập thể
mà họ đang chung sống với. Trong lý thuyết này, tất cả con

người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối
quan hệ với các yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận tác
động một chiều hay đơn lẻ. mọi người trong hoàn cảnh
sống đều có những hoạt động và phản ứng ảnh hưởng đến
nhau và một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ với một
người sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh.


3.1.2 Lý thuyết hệ thống.


Theo từ điển tiếng Việt “ Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối
với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên quan
với nhau chặt chẽ làm thành một hệ thống nhất” hay theo định
nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại thì “ Hệ thống là
một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên kết với
nhau để hoạt động thống nhất.”



Lý thuyết này được nhà sinh vật học nổi tiếng Ludwig von
Bertalanffy đề xướng và sau đó được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu thêm. Ông cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là
những hệ thống, được tạo nên từ các hệ thống và ngược lại
cũng là một phần của hệ thống lớn hơn.


4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.

4.2 Tổng quan tài liệu
 Người

khuyết tật là những đối tượng được xã hội quan
tâm bởi họ là những phần tử yếu thế trong xã hội vì thế nhà
nước Việt Nam đã có nhiều chính sách, điều luật liên quan
đến người khuyết tật. Trong giới hạn của nhóm thực hiện bài
viết này, chúng tôi nghiên cứu và trình bày về các chính sách
đối với người khuyết tật trong ngành giáo dục và thực tiễn
thực hiện chính sách qua một số bài báo nghiên cứu khoa
học của những người đi trước.






Đầu tiên là công trình nghiên cứu của ông Nguyễn Đức
Minh với tựa đề “Chính sách giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật Việt Nam” . Ông chỉ rõ về những quy định
của nhà nước đối với người khuyết tật trong quyền bình
đẳng tiếp cận. Bảo đảm điều kiện học tập, phổ cập giáo
dục tiểu học cho mọi trẻ em, Việt Nam đã xem xét
chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người khuyết tật học tập.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu về : “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục học sinh khuyết tật” của Trần
Thị Văng nêu lên được những chính sách, hỗ trợ dành
riêng cho người khuyết tật để giúp họ rút ngắn khoảng
cách về cơ hội tiếp cận thông tin truyền thông và kiến
thức xã hội.







Tại điều 4, luật người khuyết tật (2010) quy định rõ:
“Người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp
pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện
giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể
thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và
mức độ khuyết tật”.
Trong đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 –
2020 được phê duyệt bởi Thủ tướng chính phủ (2012)
đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 là 30% và 2020 là
50% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông.






Bài nghiên cứu tại trường mầm non thực hành Hoa sen của
Nguyễn Thị Thanh và các cộng sự cũng đưa ra bằng chứng
về những công tác của trường nhằm hỗ trợ trẻ khuyết tật
phát triển trong những năm đầu đời.Trong nhiều năm qua,
công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của Trường đã thu
được những kết quả đáng trân trọng, góp phần phá vỡ rào

cản, tạo điều kiện cho một bộ phận trẻ khuyết tật trên địa
bàn được học hòa nhập để đảm bảo sự phát triển.
Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Yến với tựa đề “Giáo
dục hòa nhập Việt Nam - Đánh giá từ chính sách” đã có cái
nhìn khách quan, sâu rộng trong việc giáo dục hòa nhập cho
trẻ khuyết tật đã đưa ra nhận định về chính sách giáo dục cho
trẻ khuyết tật Việt Nam theo khung Công ước Liên Hợp quốc
về quyền của trẻ.




Bài “Hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập của Trung tâm
hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật thành
phố Đà Nẵng” của tác giả Đặng Thanh Tùng đề cập tới
những thành quả và những khó khăn của việc giáo dục
hòa nhập đối với các trẻ khuyết tật tại thành phố Đà
Nẵng.
Trong

điều kiện cho phép về thời gian và nguồn lực
của nhóm nghiên cứu, chúng tôi chọn phương pháp
nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm phân tích, đánh giá
những chính sách hiện thời về giáo dục cho trẻ em
khuyết tật và thực tế thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn
khách quan và rõ nét hơn về sự quan tâm của nhà nước
và tập thể tới những trẻ yếu thế hơn.


5. Kết quả nghiên cứu



5.1 Thực tiễn trẻ khuyết tật tham gia học tập



5.2 Thực tiễn số lượng trẻ khuyết tật tiếp cận giáo dục .
Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng
1,1 triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Hiện nay
mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật
được đi học ở các loại hình trường lớp.


Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt
thòi. Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau: trẻ khiếm
thính, trẻ khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về vận động, trẻ
khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác.



Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm
khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó
khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập
theo chương trình giáo dục phổ thông (chưa được một nửa chỉ số
50% mà Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đề ra
cho năm 2005). Như vậy, hiện nay vẫn có hơn 800 nghìn trẻ
khuyết tật chưa được đến trường.


Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học.

Trong cả nước còn khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến
trường vì lý do khuyết tật. Nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ 99%
số trẻ em trong độ tuổi đến trường vào năm 2010 (Chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2001-2010) khó có thể đạt được.



5.2.2 Những thành tựu đạt được trong công tác giáo
dục trẻ khuyết tật
Trong

những năm gần đây, công tác giáo dục trẻ
khuyết tật (TKT) ở Việt Nam đã đạt được những thành
tựu nhất định. Việc giáo dục TKT nhằm trang bị kiến
thức, kỹ năng sống để trẻ hòa nhập cộng đồng, có khả
năng sống tự lập và đóng góp cho sự phát triển chung
của cả cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn
nhiều TKT chưa được tiếp cận giáo dục do điều kiện
kinh tế còn khó khăn, cơ sở vật chất chưa đầy đủ…
Tăng

nhanh số TKT đến trường


Theo

PGS, TS Phạm Minh Mục, Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu giáo dục đặc biệt (Viện Khoa học giáo
dục Việt Nam), năm 1996 cả nước có 42 nghìn TKT
được đi học thì năm 2015 có hơn 500 nghìn TKT được

đến trường (tăng hơn 10 lần). Số TKT đi học không chỉ
tập trung ở cấp mầm non và tiểu học, trung học, mà một
số còn đang học ở trình độ đào tạo như dạy nghề, trung
cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (CĐ, ĐH).
Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo
viên cho giáo dục TKT được hình thành và phát triển.
Hiện nay trên cả nước đã có một số trường ĐH, CĐ sư
phạm mở mã ngành đào tạo Sư phạm Giáo dục đặc biệt.


Từ

năm 2005 đến nay đã có hơn 10 trung tâm và hơn
70 phòng hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập TKT được
thành lập mới và được nâng cấp từ cơ sở giáo dục
chuyên biệt. Các trung tâm, phòng nêu trên đã hoạt động
có hiệu quả trong hỗ trợ trực tiếp cho TKT, chuyển giao
kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục TKT. Theo thống
kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), đã có
71.873 trẻ mẫu giáo, 52.606 học sinh tiểu học, 14.073
học sinh THCS, hơn 2.300 học sinh THPT là TKT được
đến trường. Nhiều học sinh khuyết tật tốt nghiệp CĐ,
ĐH. Nhiều hình thức tổ chức lớp học linh hoạt với các
đối tượng TKT khác nhau.


TS Nguyễn Thị Thanh (Trường mầm non thực hành Hoa Sen, thuộc Trường CĐ Sư phạm
T.Ư, Hà Nội) cho biết: Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục hòa nhập của trường đã tạo
điều kiện cho một bộ phận TKT trên địa bàn được đến trường thuận lợi. Số TKT vào học của
trường là 317 em. Trong quá trình triển khai công tác giáo dục hòa nhập cho TKT, trường luôn

tổ chức môi trường học tập thân thiện để các em đều được học hòa nhập trong tất cả các hoạt
động, tạo niềm tin cho phụ huynh và xã hội về chất lượng chuyên môn giáo dục hòa nhập tại
trường. Đối với TKT, ngoài trách nhiệm của một giáo viên, những thầy giáo, cô giáo còn phải
có tình yêu thương trẻ vì các em cần nhiều hơn nữa sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Trong khi
đó, phụ huynh Trương Hữu có con bị khuyết tật đang học tại Trường mầm non thực hành Hoa
Sen chia sẻ: “Động lực lớn nhất đối với các bậc cha mẹ là khi thấy các cháu được đến trường
hòa nhập, tự tin bước vào trường tiểu học, theo kịp các bạn. Chủ trương giáo dục hòa nhập là
hoàn toàn đúng đắn, từ khi học với các bạn bình thường, con trai tôi tiến bộ hẳn lên, các bạn
giúp đỡ cháu rất nhiều.




5.2.3 Những khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả và thành tích đã đạt
được, công tác giáo dục TKT còn đối diện với nhiều khó
khăn và thách thức. Trưởng phòng GD và ĐT quận Ngô
Quyền (Hải Phòng) Lương Văn Thuấn cho biết: Khó
khăn lớn nhất là đội ngũ cán bộ giáo viên để dạy và can
thiệp sớm cho trẻ vì các cháu còn nhỏ lại ở các dạng tật
khác nhau… Để giải quyết vấn đề này, Phòng GD và ĐT
mở rất nhiều cuộc tập huấn, các lớp bồi dưỡng cho đội
ngũ giáo viên giảng dạy. Phó Hiệu trưởng Trường tiểu
học Trần Quốc Toản (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) Bùi
Thị Lệ Hằng chia sẻ, khi dạy học sinh khuyết tật, đội
ngũ giáo viên trong trường gặp rất nhiều khó khăn.







Bên cạnh đó, nhiều chính quyền địa phương, nhà
trường, cán bộ, giáo viên chưa thấy trách nhiệm mà còn
coi việc chăm sóc, giáo dục TKT chỉ như việc làm thêm,
từ thiện và các em chỉ có thể học tập tại các cơ sở giáo
dục trẻ chuyên biệt. Bộ GD và ĐT cho biết dù đã chỉ
đạo triển khai giáo dục TKT trên toàn quốc, song chỉ
những trường ở những vùng thuận lợi, được sự hỗ trợ
của các tổ chức khác nhau triển khai thực hiện và chủ
yếu tiếp nhận TKT nhẹ và trung bình.
Bộ GD và ĐT đặt ra mục tiêu đến năm 2020 cả nước có
75% người khuyết tật được học hòa nhập. Để thực hiện,
theo các chuyên gia giáo dục cần có một số giải pháp cơ
bản như đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
dục đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng.


Cộng

đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách
nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và
về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi được giáo
dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo
viên của các trường.
Cơ

sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém
về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại. Các cơ
sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị

tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật như sách giáo
khoa và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ
khuyết tật.




Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa
được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp
ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật.
 Số

giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục
trẻ khuyết tật, trình độ đại học mới có 339 người và trình độ
cao đẳng là 688 người. Số lượng này không đáp ứng đủ nhu
cầu của gần 35 nghìn trường học từ mầm non đến trung học cơ
sở trong cả nước mà mới chỉ đáp ứng được ở những nơi có
chương trình dự án. Vì vậy nên hơn 800 nghìn trẻ khuyết tật
chưa được đến trường. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng
xa, vùng sâu hầu hết trẻ khuyết tật không được đi học.



×