Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu sự lưu hành của virus lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh quảng ninh và hiệu lực của vaccine aftopor trong công tác phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.23 MB, 96 trang )

1

F`

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LẠI VĂN LÝ

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS LỞ MỒM
LONG MÓNG Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH QUẢNG NINH
VÀ HIỆU LỰC CỦA VACCINE AFTOPOR TRONG
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2015


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LẠI VĂN LÝ

NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS LỞ MỒM
LONG MÓNG Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH QUẢNG NINH
VÀ HIỆU LỰC CỦA VACCINE AFTOPOR TRONG
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
Chuyên ngành: THÚ Y


Mã số: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG TÍNH

THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận văn đã
được cảm ơn. Tất cả các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn
gốc.

Quảng Ninh, ngày 8 tháng năm 2015
TÁC GIẢ

Lại Văn Lý


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan

tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè
và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
Thầy giáo TS. Nguyễn Quang Tính đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức
tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm
khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông lâm - Đại
học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y và Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh đã cung
cấp số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trong cảm ơn các hộ gia đình
nuôi trâu, bò tại Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều
tra và thu thập mẫu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ
của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.

Quảng Ninh, ngày 8 tháng năm 2015
TÁC GIẢ

Lại Văn Lý


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADN

: Acid Deoxyribonucleic

APC


: Antigen presenting cell (tế bào trình diện kháng nguyên)

ARN

: Acid Ribonucleic

ĐC

: Đối chứng

ELISA

: Enzyme Linked Immunosorbent Assay

FMD

: Foot and Mouth Disease

FMDV

: Foot and Mouth Disease Virus

HGKT

: Hiệu giá kháng thể

H2O2

: Hydrogen peroxide (Ô xy già)


LMLM

: Lở mồm long móng

LPB-ELISA

: Liquid Phase Blocking ELISA

OIE

: Office Internatinal Epizooties

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PBS

: Phosfate Buffer Saline

RT - PCR

: Reverse Trancrption Polymerase Chain Reaction

TCI50

: 50% Tissue Culture Infectious Dose

T.W


: Trung ương

TLBH

: Tỷ lệ bảo hộ

UBND

: Ủy ban nhân dân

(+)

: Dương tính

(-)

: Âm tính

μl

: Micro liter

g

: Gram

ml

: mililit


Cs.

: Cộng sự

Pg.

: Page

Tr.

: Trang


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2010 - 2015
Bảng 3.2. Tổng hợp các địa phương có dịch LMLM trên trâu, bò tại Quảng
Ninh giai đoạn 2010 - 2015

Trang
44

47

Bảng 3.3. Tỷ lệ trâu, bò mắc LMLM và chết tại Quảng Ninh qua các năm


49

Bảng 3.4. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM theo mùa vụ

51

Bảng 3.5. Tỷ lệ trâu, bò chết do bệnh LMLM theo mùa vụ

54

Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM ở trâu, bò theo loài

56

Bảng 3.7. Tỷ lệ chết do bệnh LMLM ở trâu, bò theo loài

58

Bảng 3.8. Tỷ lệ mang virus LMLM ở trâu, bò tại một số địa phương thuộc
tỉnh Quảng Ninh năm 2014
Bảng 3.9. Tỷ lệ mang virus LMLM ở trâu, bò tại một số địa phương thuộc
tỉnh Quảng Ninh năm 2015
Bảng 3.10. Kết quả định type virrus LMLM của đàn trâu bò tại tỉnh Quảng
Ninh bằng huyết thanh
Bảng 3.11. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine LMLM cho gia súc tại tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2011 - 2015
Bảng 3.12. Hiệu giá kháng thể trung bình của đàn trâu, bò của tỉnh Quảng
Ninh sau khi tiêm vaccine Aftopor
Bảng 3.13. Diễn biến kháng thể của trâu bò tại các thời điểm lấy mẫu


59

61

64

65

67
70


v

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Tên hình, đồ thị
Hình 3.1. Biểu đồ về tình hình phát triển chăn nuôi trâu, bò tại Quảng Ninh

Trang
46

giai đoạn 2010 - 2015
Hình 3.2. Biểu đồ về tỷ lệ trâu, bò mắc LMLM và chết tại Quảng Ninh qua

50

các năm 2010 - 2015
Hình 3.3a. Biểu đồ về tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM theo mùa vụ qua các

52


năm có dịch
Hình 3.3b. Biểu đồ tính chung tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM theo mùa vụ
Hình 3.4a. Biểu đồ về tỷ lệ trâu, bò chết do bệnh LMLM theo mùa vụ qua

53
55

các năm có dịch
Hình 3.4b. Biểu đồ tính chung tỷ lệ trâu, bò chết do bệnh LMLM trong các

55

năm có dịch theo mùa vụ
Hình 3.5. Biểu đồ về tỷ lệ mắc bệnh LMLM ở trâu, bò theo loài

57

Hình 3.6. Biểu đồ về tỷ lệ chết ở trâu, bò do bệnh LMLM theo loài

58

Hình 3.7. Biểu đồ về tỷ lệ mang virus LMLM ở trâu, bò tại một số địa

60

phương thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 2014
Hình 3.8. Biểu đồ về tỷ lệ mang virus LMLM ở trâu, bò tại một số địa

62


phương thuộc tỉnh Quảng Ninh năm 2015
Hình 3.9. Biều đồ về tỷ lệ mẫu dương tính và đạt bảo hộ ở đàn trâu, bò sau

69

tiêm phòng vaccine LMLM Aftopor tại các thời điểm.
Hình 3.10. Biểu đồ về hiệu giá kháng thể trung bình của trâu, bò tại các

69

thời điểm sau khi tiêm vaccine LMLM
Hình 3.11. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu,

71

bò tại thời điểm sau tiêm vaccine 30 ngày
Hình 3.12. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu,
bò tại thời điểm sau tiêm vaccine 60 ngày

72


vi

Hình 3.13. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu,

72

bò tại thời điểm sau tiêm vaccine 90 ngày

Hình 3.14. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu,

73

bò tại thời điểm sau tiêm vaccine 120 ngày
Hình 3.15. Biểu đồ phân bố hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu,
bò tại thời điểm sau tiêm vaccine 150 ngày

73


vii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...............................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VIRUS GÂY BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG ......4
1.1.1. Hình thái và cấu trúc ........................................................................................4
1.1.2. Đặc tính di truyền, cấu trúc gen, kháng nguyên ...............................................4
1.1.3. Đặc tính kháng nguyên .....................................................................................6
1.1.4. Các điểm quyết định kháng nguyên .................................................................7
1.1.5. Tiến hóa của virus LMLM ...............................................................................7
1.1.6. Đặc tính gây nhiễm trong phòng thí nghiệm ....................................................8
1.1.7. Đặc tính nuôi cấy tổ chức tế bào ......................................................................9
1.2. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG (LMLM) .......................................................9
1.2.1. Tên gọi và đặc điểm của bệnh ..........................................................................9

1.2.2. Lịch sử phát hiện bệnh ...................................................................................10
1.2.3. Một số đặc điểm dịch tễ học của virus LMLM ..............................................12
1.2.4. Động vật cảm thụ và lứa tuổi mắc bệnh .........................................................13
1.2.5. Đường xâm nhập và cơ chế sinh bệnh ...........................................................13
1.2.6. Chất chứa virus và phương thức lây truyền ...................................................15
1.2.7. Miễn dịch trong bệnh LMLM ........................................................................17
1.2.8. Triệu chứng và bệnh tích ở trâu, bò ...............................................................19
1.2.9. Chẩn đoán .......................................................................................................21
1.2.10. Phòng bệnh LMLM ......................................................................................25
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............................28
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh LMLM ở Việt Nam .......................................28
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh LMLM trên thế giới ......................................29


viii

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................34
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................34
2.1.2. Vật liệu và các thiết bị dung trong nghiên cứu ..............................................34
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................35
2.2.1. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................35
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................35
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................36
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................36
2.4.1. Điều tra một số chỉ tiêu liên quan đến chăn nuôi và dịch tễ bệnh LMLM trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh …………………………………………………. 36
2.4.2. Định type virrus ..............................................................................................36
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu .....................................................................................36

2.4.4. Phương pháp Liquid Phase Blocking ELISA (LPB-ELISA) .........................37
2.4.5. Phương pháp PCR ..........................................................................................41
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................44
3.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ CỦA TỈNH QUẢNG NINH GIAI
ĐOẠN 2010 - 2015 ..................................................................................................44
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH LMLM Ở TRÂU, BÒ TẠI TỈNH
QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 ..............................................................46
3.2.1. Tình hình dịch LMLM ở trâu, bò tại Quảng Ninh từ 2010 - 2015 ................46
3.2.2. Tỷ lệ trâu, bò mắc LMLM và chết tại Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015 ...49
3.2.3. Tỷ lệ trâu, bò mắc LMLM và chết theo mùa vụ ............................................51
3.2.4. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM và chết ở trâu, bò theo loài ......................................56
3.3. GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS LMLM Ở TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH ..............................................................................................59


ix

3.3.1. Tỷ lệ mang virus LMLM ở trâu, bò tại một số địa phương thuộc tỉnh Quảng
Ninh năm 2014 .........................................................................................................59
3.3.2. Tỷ lệ mang virus LMLM ở trâu, bò tại một số địa phương thuộc tỉnh Quảng
Ninh năm 2015 .........................................................................................................61
3.3.3. Định type virrus LMLM trâu bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....................63
3.4. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VACCINE AFTOPOR PHÒNG BỆNH
LMLM CHO TRÂU, BÒ TẠI QUẢNG NINH .......................................................65
3.4.1. Kết quả tiêm phòng vaccine LMLM cho đàn gia súc của tỉnh Quảng Ninh
năm 2014 ..................................................................................................................65
3.4.2. Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của trâu, bò được tiêm vaccine ......66
3.4.3. Diễn biến kháng thể của trâu bò tại các thời điểm lấy mẫu sau khi tiêm
vaccine LMLM .........................................................................................................70

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................75
1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................75
2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................77


1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy
hiểm, do một loài virus (picornavirus) gây ra ở động vật móng guốc chẵn như: trâu,
bò, lợn, dê, cừu... Virus gây bệnh gồm có 7 serotype (hoặc type): A, O, C, SAT-1,
SAT-2, SAT-3 và Asial-1. Trong mỗi serotyp còn có nhiều phân typ (subtyp). Các
typ và subtyp của virus LMLM có kháng nguyên bề mặt (trung hòa) khác nhau và
giữa chúng không có miễm dịch chéo. Hơn nữa do bản chất virus là ARN, với áp
lực của hệ thống miễn dịch, virus có thể biến đổi về vật chất di truyền cũng như
kháng nguyên bề mặt dẫn đến sự xuất hiện chủng mới. Hiện tượng đa nhiễm (nhiều
type/subtype) trong cùng một ổ dịch làm cho việc khống chế bệnh càng trở lên phức
tạp, khó khăn.
Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp bệnh này ở vị trí số 1 trong Bảng A ( bảng
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật). Bệnh có khả năng lây lan rất
nhanh, mạnh; sự lây lan không chỉ do tiếp xúc giữa động vật mắc bệnh và động vật
cảm thụ mà còn gián tiếp qua nhiều đường, kể cả đường không khí. Vì vậy, bệnh dễ
phát thành dịch đại lưu hành, gây thiệt hại cho nhiều ngành, ghề và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của một vùng rộng lớn
(nhiều tỉnh hoặc nhiều nước).
Trên thế giới bệnh được nghi nhận từ thế kỷ 17, lưu hành rộng ở hầu hết các
châu lục. Ở Việt Nam, dịch LMLM được mô tả lần đầu tiên vào năm 1898 tại Nha

Trang, cho đến nay bệnh vẫn lưu hành phổ biến hàng năm ở nhiều tỉnh thành trong
cả nước.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông bắc Việt Nam có đường biên
giới dài 132,8 km giáp Trung Quốc và bờ biển duyên hải chạy dài 200 hải lý.
Quảng Ninh còn tiếp giáp với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải
Phòng. Đặc biệt với trữ lượng khoáng sản phong phú với hàng triệu công nhân viên,
Quảng Ninh còn có Vịnh Hạ Long được Unesco bầu trọn là một trong bảy di sản kỳ


2

quan thiên nhiên Thế giới, hàng năm thu hút hàng triệu du khách tham quan, du lịch
trong và ngoài nước. Do vậy, đòi hỏi một lượng rất lớn về lương thực, thực phẩm.
Với đặc thù là tỉnh vừa phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch
và quan trọng hơn nữa Quảng Ninh còn là đầu mối trung chuyển hàng hóa giữa Việt
Nam và Trung Quốc. Vì vậy, làm cho việc vận chuyển, buôn bán động vật và sản
phẩm động vật từ các tỉnh ngoài vào diễn ra hết sức phức tạp. Đặc biệt, việc buôn
bán động vật và sản phẩm động vật nhập lậu qua biên giới là những nguyên nhân cơ
bản dẫn đến LMLM ở Quảng Ninh.
Trước những diễn biến nguy hiểm của dịch LMLM không những thiệt hại về
người, kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn về ngành du lịch, một trong những ngành
kinh tế trọng điểm của tỉnh. Do vậy, thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban phòng chống
dịch quốc gia. Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành và các cơ quan
chuyên môn từ tỉnh tới cơ sở đã vào cuộc một cách quyết liệt, tiến hành đồng bộ các
giải pháp như khoanh vùng có dịch, tiêu huỷ gia súc chết, phun khử trùng tiêu độc,
thực hiện tốt công tác kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của
chúng. Đặc biệt, một trong các công cụ hỗ trợ đắc lực nhất để ngăn chặn, khống chế
và tiến tới thanh toán bệnh LMLM trên địa bàn của tỉnh, sử dụng nó như một biện
pháp chiến lược toàn diện trong công tác phòng chống dịch LMLM đó là tiêm
phòng vaccine cho đàn gia súc trong tỉnh.

Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sự lưu hành của virus lở mồm long móng ở trâu, bò tại tỉnh Quảng
Ninh và hiệu lực của vaccine Aftopor trong công tác phòng chống”
Từ kết quả của những nghiên cứu này, hy vọng sẽ khuyến cáo người dân trong
tỉnh có thể chủ động xây dựng lịch dùng vaccine phòng bệnh LMLM hợp lý và khoa
học cho đàn trâu, bò của mình, đồng thời cũng giúp cho công tác phòng và chống bệnh
LMLM ở nước ta ngày một tốt hơn.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được tình hình diễn biến của dịch LMLM ở trâu, bò của tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2015 và một số đặc điểm dịch tễ của bệnh.


3

- Xác định sự lưu hành và các type virus LMLM trên đàn trâu, bò nuôi tại tỉnh
Quảng Ninh.
- Đánh giá hiệu quả của vaccine LMLM sau tiêm phòng tại Quảng Ninh.
- Khuyến cáo sự lựa chọn vaccine, thời gian và khoảng cách sử dụng vaccine
phù hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Các kết quả điều tra, nghiên cứu về một số đặc điểm dịch tễ học bệnh LMLM
tại Quảng Ninh nhằm cung cấp, bổ sung và hoàn thiện thêm các thông tin dịch tễ
học về bệnh LMLM tại việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
- Các kết quả xét nghiệm xác định sự phân bố của các type virus LMLM gây
bệnh trên trâu, bò tại tỉnh Quảng Ninh là cơ sở khoa học để đưa ra chương trình
tiêm phòng, lựa chọn vaccine sao cho kết quả tiêm phòng đạt hiệu quả cao.
- Các kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine
LMLM trên đàn trâu, bò tại một số huyện tại Quảng Ninh có thể dùng làm tài liệu
tham khảo, bổ sung thêm số liệu vào kết quả đánh giá hiệu quả của việc tiêm phòng
trong công tác phòng chống dịch LMLM ở Việt Nam.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VIRUS GÂY BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
1.1.1. Hình thái và cấu trúc
Virus gây bệnh LMLM thuộc họ Piconarviridae, chi Aphthovirus.
Hình thái: Virus LMLM là loại virus nhỏ nhất trong các virus qua lọc. Dạng
virus thành thục có đường kính là 23 nm. Dưới kính hiển vi điện tử, virus thường có
hình cầu, đường kính 20 - 28 nm, gồm 20 mặt đối xứng, 30 cạnh và 12 đỉnh.
Cấu trúc: Cấu trúc virus gồm phần trung tâm là axit nucleic chiếm 31%,
được bao bọc bởi một capsid là protein, gồm 60 capsome, không vỏ bọc. Hạt virus
là phân tử ARN là đơn vị gây nhiễm, đóng vai trò như một ARN thông tin. Dưới
ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, hạt virus có thể phân ly
thành những phần tử nhỏ ARN và những tiểu phần protein của capsome (thường gọi
là tiểu phần 12S) dài 7 - 8 nm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970 [22], Grubman M. J. và
Baxt B., 2004) [40].
Sức đề kháng của virus đối với ngoại cảnh tương đối mạnh, tùy thuộc vào
chất chứa của nó, đặc biệt khi nó dính vào những chất khô hay những chất protein
(Trịnh Văn Thịnh và Phan Đình Đỗ, 1958) [28].
1.1.2. Đặc tính di truyền, cấu trúc gen, kháng nguyên
Hệ gen của virus LMLM bao gồm phần không mã hóa cho protein đầu 5’
(5’UTR) và đầu 3’ (3’UTR), phần mã hóa cho protein cấu trúc (1 ABCD) và phần mã
hóa protein không cấu trúc (2 ABCD và 3 ABCD). Chỉ thị phân tử sử dụng nhiều
nhất trong định type và nghiên cứu phả hệ virus LMLM là 5’ UTR và VP1. Hệ gen
của virus LMLM với chiều dài 8.000 - 8.500 base (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970) [22].
Do đặc điểm của các virus ARN sợi đơn dương nên có tính biến dị rất mạnh.

Bộ gen chứa một khung đọc mở duy nhất ORF, với 2 vị trí khởi đầu giải mã
cho một protein chung (polyprotein). Polyprotein được chia thành hơn 12 polypeptide
chức năng và trung gian của các phần sẽ bị cắt (Nguyễn Văn Hưng, 2011 [18], Reid


5

S. M. và cs., 2003) [57]. Hầu hết các quá trình phân cắt tạo các protein trưởng thành
được xúc tác bởi 3 proteinase của virus là Lpro, 2 A và 3 Cpro. Hai đầu của bộ gen có
thể được thay đổi, đầu 5’ tận cùng bởi VPg (khoảng 23 axit amin), đầu 3’ bởi chuỗi
Adenyl. Lpro là nhân tố quan trọng quyết định độc tính của virus.
Những protein tạo nên capsid có tính chất kháng nguyên và khả năng sinh
kháng thể gồm 4 loại: VP1 , VP2, VP3, VP4 (VP: viral protein). VP1 ở ngoài cùng
tham gia vào việc cố định virus trên những tế bào và là một trong những loại kháng
nguyên chính kích thích tạo ra kháng thể chống lại bệnh LMLM. Do đó, có thể nói
VP1 đóng vai trò quan trọng nhất trong sinh bệnh học vì nó là yếu tố sinh miễn dịch
căn bản. Protein VP1 kích thích tạo ra các kháng thể trung hoà ở trâu, bò và lợn, ba
vùng kháng nguyên tương ứng đã được mô tả trên bề mặt của suptype A12. Hai
trong những kháng nguyên đó đã được phát hiện trên chuỗi polypeptide của VP1 và
trong các tiểu phần có hằng số sa lắng 12 S. Các vùng kháng nguyên này tham gia
trong phản ứng trung hoà virus: sự kết hợp của các tiểu phần virus với kháng thể,
qua đó virus mất khả năng xâm nhập (gây nhiễm). Phong tỏa các vị trí hấp phụ đặc
hiệu. Hạn chế khả năng xâm nhập và khả năng tái tạo virus (Reid S. M. và cs.,
2003) [57].
Về chức năng và cấu tạo của virus LMLM, các thành phần kháng nguyên của
virus LMLM có thể được phân biệt như sau: hạt virus có hằng số sa lắng 140 S với
60 bản sao của 4 loại protein (VP1, VP2, VP3, VP4). Vỏ capsid trần có hằng số sa
lắng 75 S với 60 bản sao của VP0 - VP3. Các capsome có hằng số sa lắng 12 S,
được cấu tạo bằng các VP1 - VP3. Kháng nguyên VIA có hằng số sa lắng 3,8 S;
chuỗi RNA polymerase theo Schuel và Sadir, 1986.

Ngoại trừ phân tử ARN, các đơn vị cấu trúc cũng xuất hiện trong quá trình
virus nhân lên trong mô bị nhiễm và có đặc tính kháng nguyên hoặc dị ứng nguyên.
Thành phần miễn dịch của một hạt virus hoàn chỉnh có khả năng kích thích con vật
tạo ra các kháng thể đặc hiệu type. Đặc tính này cũng được giữ nguyên trong quá
trình bất hoạt và ức chế sự nhân lên của virus.


6

Ngoài đặc tính kháng nguyên gây miễn dịch dịch thể đặc hiệu, hạt virus hoàn
chỉnh còn có khả năng gây dị ứng là do các kháng nguyên vỏ. Phân tử ARN của
virus LMLM không quan trọng về mặt kháng nguyên.
Sự sai khác về bộ gen là nguyên nhân tạo ra các biến chủng, đặc biệt thông
qua sự đa dạng của phân tử VP1. Những khác biệt này dẫn đến tính kháng nguyên
và hệ quả là đặc tính huyết thanh học khác nhau giữa các serotype, các phân type và
các biến chủng.
1.1.3. Đặc tính kháng nguyên
Trên thế giới, người ta xác định được 7 type virus LMLM là: A, O, SAT 1,
SAT 2, SAT 3 và Asia 1 (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970 [22], Grubman M. J. và Baxt
B., 2004 [40]).
Về mặt kháng nguyên, virus LMLM không đồng nhất, điều này xảy ra trong
các serotype, mà mỗi serotype đó có thể có dưới type và các biến chủng hoặc các
biến chủng này lại khác nhau về mặt huyết thanh học. Sự sai khác về bộ gen là
nguyên nhân tạo ra các biến chủng, đặc biệt thông qua sự đa dạng của phân tử VP1.
Cấu trúc VP1 cũng là điểm xuất phát của những công nghệ di truyền và công
nghệ hóa hiện nay (Donalsson A. I., 2000) [13]. Mặc dù những protein khác như L,
2AC và 3AD không phải là phần cấu trúc capsid, nhưng chúng cũng tạo ra những
đáp ứng kháng thể ở động vật nhiễm bệnh (Brocchi E. và cs., 1998) [36].
Các phương pháp huyết thanh học dùng để xác định subtype đã mang lại
nhiều kết quả quan trọng trong quá trình nghiên cứu virus LMLM. Tuy nhiên, các

phản ứng huyết thanh học được sử dụng đều phát hiện kháng thể kháng protein cấu
trúc, protein vỏ của virus nhưng không phân biệt được đó là kháng thể của động vật
đã được tiêm vaccine phòng bệnh hay do nhiễm virus (Tô Long Thành và Tạ Hoàng
Long, 2008 [25], Reid S. M. và cs., 2003) [57].
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các kỹ thuật chẩn đoán cũng
có nhiều phát triển vượt bậc. Ngày nay, công nghệ phân tích gen đã được áp dụng
nhiều trong công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong sản xuất vaccine phòng
bệnh. Phương pháp PCR do Millis và cộng sự phát minh năm 1985 được sử dụng


7

rộng rãi đã đem lại cuộc cách mạng di truyền học phân tử. Đây là kỹ thuật hoàn
toàn mới trong việc nghiên cứu và phân tích gen và hệ gen, có thể tạo ra số lượng
lớn các bản sao của đoạn ADN mong muốn. Phương pháp phân tích gen đã được áp
dụng trong nhiều nghiên cứu về vaccine ADN phòng bệnh LMLM. Người ta đã xác
định được các đoạn axit amin có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh,
mạnh, tái tổ hợp vào ARN của virus dùng trong sản xuất vaccine. Khi các loại
vaccine ADN này được tiêm cho gia súc thì các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu sẽ hình
thành không chỉ chống lại các protein cấu trúc mà còn cả protein phi cấu trúc của
virus (Reid S. M. và cs., 2003) [57].
1.1.4. Các điểm quyết định kháng nguyên
Một số protein phi cấu trúc của virus LMLM gây đáp ứng miễn dịch là 3D,
3A, 3AB, 3ABC, 2C, 2B, 3C và Lpro. Trong thời gian gần đây, một số protein phi
cấu trúc 2C, 3B, 3AB, và 3ABC đã được nghiên cứu và nhiều phương pháp có độ
nhạy cao đã được phát triển. Tuy nhiên có lẽ phương pháp căn bản ELISA vẫn là sự
lựa chọn tốt hơn do có nhiều thuận lợi về tính khách quan, độ nhạy cao, an toàn, rẻ,
dễ giải thích và sử dụng phù hợp cho số lượng mẫu lớn ở thực địa. Brocchi E. và cs.
(1998) [36], đã tiến hành thí nghiệm dùng kháng thể đơn dòng kháng protein phi
cấu trúc 3ABC với kỹ thuật ELISA ngăn trở. Mackay D. K. (1998) cũng đã tìm

kiếm kháng thể kháng kháng nguyên 3D, 3AB và 3ABC bằng phương pháp ADN
tái tổ hợp. Kết quả là ở những gia súc được bảo vệ bằng vaccine đã không tạo kháng
thể kháng protein phi cấu trúc đặc biệt là 3ABC.
1.1.5. Tiến hóa của virus LMLM
Thành phần hệ gen của virus LMLM luôn luôn biến đổi, ngay cả trong cùng
một serotype, các chủng phân lập ở các vùng địa lý khác nhau có mức độ tương
đồng về thành phần nucleotide và axit amin cũng khác nhau.
Mầm bệnh của bệnh LMLM là loại virus ARN nhỏ nhất trong các virus qua
lọc (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970) [22], virus LMLM có hai đặc tính liên quan đến
dịch tễ học, đó là tính đa type và tính dễ biến đổi kháng nguyên. Các type gây ra
những triệu chứng bệnh tích giống nhau nhưng lại không gây ra miễn dịch chéo
(Trịnh Văn Thịnh và Phan Đình Đỗ, 1958) [28].


8

Virus LMLM gây những triệu chứng lâm sàng giống nhau nhưng được phân
loại dựa vào kiểu gene xác định dựa trên so sánh trình tự VP1. Hiện có 7 type virus
LMLM, trong đó mỗi type này lại phân chia thành nhiều type phụ (subtype) khác
nhau bởi những đặc tính miễn dịch học (cấu trúc kháng nguyên, độc lực…). Hiện
nay, người ta thừa nhận có hơn 70 type phụ virus LMLM. Không có sự đồng nhất
rõ rệt về đặc tính kháng nguyên trong các type, không có sự miễn dịch chéo giữa
các type, chỉ có miễn dịch chéo giữa một số type phụ trong phạm vi một type. Đối
với 3 type O, A, C, trong một ổ dịch có thể có sự kết hợp của các type này, nhưng
thông thường chỉ một type chiếm ưu thế.
1.1.6. Đặc tính gây nhiễm trong phòng thí nghiệm
Ngay sau lần đầu tiên phát hiện virus LMLM, Loeffler và Frosch (1897) đã
nghiên cứu nuôi cấy virus trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu đặc tính của nó và tạo
ra những chủng virus có tính kháng nguyên dùng để chế tạo vacxin.
Kết quả gây bệnh thực nghiệm cho bê trong phòng thí nghiệm phụ thuộc vào

liều tiêm và đường tiêm truyền. Kết quả gây bệnh thực nghiệm bằng phương pháp
tiêm truyền dưới da không ổn định, tùy thuộc vào liều sử dụng và cần ít nhất 1 ml
máu độc mới có kết quả. Tiêm virus vào tĩnh mạch bê cũng cho kết quả không ổn
định, bệnh có thể diễn biến trầm trọng nhưng cũng có thể chỉ ở thể nhẹ, thoáng qua.
Tiêm bắp virus cho bê có thể gây bệnh trầm trọng (Trịnh Văn Thịnh và Phan Đình
Đỗ, 1958) [28].
Động vật thí nghiệm: trong phòng thí nghiệm, có thể gây bệnh bằng cách
tiêm phúc mạc cho chuột lang, chuột đồng, chuột trắng, chuột nhắt xám, chuột nhắt
trắng sơ sinh (12 - 14 giờ), chuột đất, chuột còn bú hoặc thỏ nhà, thỏ rừng, gà, trong
đó chuột lang là động vật cảm thụ nhất.
Chuột lang là động vật cảm thụ trong phòng thí nghiệm. Waldmann và Page
(1920) cho rằng, động vật thí nghiệm tốt nhất là chuột lang. Khía da chuột lang có
thể tạo mụn nước. Độc lực của virus trên chuột lang được gia tăng bằng nhiều lần
tiếp đời. Trước đây, chuột lang là động vật thí nghiệm được dùng trong chẩn đoán,
nhân virus và kiểm tra hiệu lực, an toàn của vaccine.


9

Tiếp đời trên chuột nhắt, nhược độc hóa: trong phòng thí nghiệm, tiếp đời
virus trên chuột nhắt trắng sau nhiều đời làm giảm độc lực của virus trên bò. Sau 20
lần tiếp đời qua chuột nhắt virus nhân lên ở chuột không còn khả năng gây bệnh cho
bò nhưng vẫn còn khả năng gây miễn dịch. Người ta dùng phương pháp này để chế
vaccine nhược độc.
1.1.7. Đặc tính nuôi cấy tổ chức tế bào
Nhiều tác giả đã nuôi cấy virus LMLM trên da của thai lợn, thai bò còn sống
(giữ thai sống bằng phương pháp nhân tạo) hoặc tiêm virus LMLM vào phúc xoang
chuột nhắt con, tính kháng nguyên của virus không thay đổi.
Môi trường tế bào tốt nhất là lấy từ tuyến yên của bò hoặc lợn, thận bê hoặc
cừu non, hoặc các dòng tế bào có độ mẫn cảm (Samuel A. R. và Knowles N. J.,

2001) [59].
Viện Pirbright trong năm 1973 đã nuôi cấy 140 chủng virus LMLM, gần 120
chủng này đã sinh trưởng phù hợp trong môi trường BHK 21 (Nguyễn Văn Hưng,
2011) [18].
Chế kháng nguyên: dùng chuột lang từ 2 - 7 ngày tuổi để gây bệnh, sau 24
giờ có thủy thũng hoặc mọc mụn nước. Thu dịch thủy thũng hoặc mụn nước cấy
vào môi trường tế bào, sau 24 giờ xuất hiện bệnh tích và tế bào chết. Thu dịch
(trong môi trường có chứa virus được giải phóng từ tế bào) để làm kháng nguyên
trong phản ứng ELISA. Nếu tế bào không biến đổi hoặc chuột bị chết, phải cấy
truyền hai lần liên tiếp cách nhau 48 giờ với huyễn dịch virus - tế bào đông tan.
1.2. BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
1.2.1. Tên gọi và đặc điểm của bệnh
Bệnh LMLM được gọi bằng những tên: Foot and mouth disease (FMD,
Anh), La fièvre aphteuse (FA, Pháp), Afta epizootic (Ý), Maul und Klauenseuche
(MKS, Đức), Fiebre aphtosa, glosso peda (Tây Ban Nha), Khẩu đề dịch (Trung
Quốc), Lở mồm long móng (Việt Nam).
Nguyễn Tiến Dũng (2000) [14] cho biết: Bệnh Lở mồm long móng (LMLM)
do virus thuộc họ Piconarviridae gây nên là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.


10

Bệnh có đặc điểm sốt, nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, da, gờ móng, kẽ móng và
trên đầu vú, bầu vú của con cái của tất cả các loài thú guốc chẵn (cả gia súc và động
vật hoang dã).
Bệnh có tính chất dịch lớn, lây lan rất nhanh và rất mạnh, có thể xẩy ra trên
diện rộng ở nhiều vùng trong một nước hay nhiều nước. Tỷ lệ gia súc mắc bệnh rất
cao, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế mặc dù tỷ lệ chết ở gia súc trưởng thành thấp.
Bệnh LMLM được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp vào danh mục bệnh của nhiều
loài, nằm trong danh mục những bệnh phải công bố dịch đối với tất cả các quốc gia.

1.2.2. Lịch sử phát hiện bệnh
Mô tả đầu tiên về bệnh LMLM và tài liệu còn lưu lại đến nay là công trình
của tác giả người Ý tên là Francastorius vào năm 1514. Bệnh đã gây ra những tổn
thất lớn về kinh tế trên thế giới, nhưng đến giữa thế kỷ 19 người ta mới xác định
được tính chất truyền nhiễm của bệnh.
Từ lúc xuất hiện bệnh đến năm 1897, các tài liệu ghi chép lại chủ yếu quan
tâm đến mô tả triệu chứng (Merial, 2003) [21]. Những nghiên cứu về virus học và
dịch tễ học khởi đầu từ năm 1897, được quan tâm và phát triển trong giai đoạn tiếp
theo. Năm 1897, Loeffler và Frosch đã phân lập được virus gây bệnh (Nguyễn Vĩnh
Phước và cs., 1978) [23]. Waldmann và Pape (1920) đã chứng minh được tính cảm
thụ của chuột lang đối với virus. Năm 1922, Valleé và Carré tìm thấy tính đa dạng
của huyết thanh miễn dịch chống virus (type O và type A). Năm 1926, Waldmann
và Trauwein tìm ra virus type C. Sau đó, Lawrence khám phá ra các type SAT1,
SAT2 và SAT3 từ những bệnh phẩm ở Châu Phi gửi đến viện Pirbright và type
Asia1 từ những bệnh phẩm ở Đông Nam Á, Hồng Kông, Ấn Độ, Miến Điện
(Merial, 2003) [21].
Từ đầu thế kỷ 20 trở đi, bệnh phát ra ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Châu Mỹ,
dịch LMLM xuất hiện ở Mỹ vào các năm 1902, 1908, 1914, 1924, 1929, 1932; ở
Mexico năm 1946, Canada 1952 và nhiều nước ở Nam Mỹ như Argentina năm
1953. Bệnh cũng xuất hiện ở Venezuela năm 1950, Colombia năm 1950 - 1951 rồi
lan sang Ecuador năm 1956. Ở Châu Phi, bệnh thường xẩy ra ở Bắc Phi, Nam Phi


11

(Nguyễn Vĩnh Phước và cs., 1978) [23]. Ở Châu Âu, có luồng dịch phát sinh từ Tây
Đức lan sang Hà Lan, Bỉ, Lucxemburg, Pháp, Anh, Ý, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển,
Na Uy và Ba Lan vào năm 1951; Bệnh kéo dài đến năm 1953, 1954. Tại Châu Á,
bệnh phát ra ở Ấn Độ năm 1929, 1952…, Myanmar năm 1948, Thái Lan năm 1952,
Trung Quốc năm 1951, Campuchia năm (1931, 1946, 1952). Bệnh LMLM ở Châu

Á không dữ dội như ở Tây Âu nhưng ảnh hưởng đến kinh tế các nước Cận Đông,
Trung Đông, Nam Á và Viễn Đông (Trịnh Văn Thịnh và Phan Đình Đỗ, 1958) [28].
Từ năm 1926 đến 1936, giai đoạn tập trung nghiên cứu về vaccine và chương
trình quốc tế về phòng chống dịch được hình thành. Trong 3 năm (1937-1939)
người ta thống kê được có 2 triệu ổ dịch trên khắp các châu lục và cũng chính trong
hoàn cảnh này, Waldmann và Kobe đã nghiên cứu chế tạo vaccine vô hoạt bằng
Formol hấp phụ bởi Al2(OH)3 để tiêm phòng cho gia súc. Có thể coi đây là một
bước ngoặt quan trọng trong công cuộc khống chế bệnh LMLM trên phạm vi toàn
cầu. Năm 1947, Frenkel đã cho ra đời loại vaccine cải tiến, nuôi cấy trên tế bào
thượng bì của lưỡi bò, gọi là vaccine Frenkel. Loại vaccine này nhanh chóng được
sử dụng tại Hà Lan, Pháp và Đức. Sau đó nhiều phương pháp nghiên cứu nuôi cấy
virus đã được tìm ra giúp cho việc cải tiến kỹ thuật chế vaccine (Đào Trọng Đạt,
2000) [15].
Các viện nghiên cứu lần lượt ra đời trên khắp các lục địa như Alfort (Pháp,
1901), Ile de Riems (Đức, 1909), Pirbright (Anh, 1924), Viện nghiên cứu về bệnh
LMLM ở Lyon (Pháp, 1947), Laboratoire de Plum (Hoa Kỳ), Sao Paolo (Brazin),
Nong Sarai (Thái Lan). Vào năm 1958, Pirbright trở thành phòng thí nghiệm tham
chiếu thế giới về bệnh LMLM (WRL: World Reference Laboratory).
Trong những năm gần đây, kỹ thuật chẩn đoán được cải tiến đã giúp cho việc
xác định bệnh được nhanh chóng. Vaccine được sản xuất với chất lượng cao và
cùng với chiến lược khống chế bệnh hiệu quả, nhiều nước đã khống chế hoặc thanh
toán bệnh thành công. Hiện có 59 nước trên thế giới được Tổ chức Thú y thế giới
(OIE: Office International Epizooties) công nhận là nước an toàn dịch bệnh LMLM
(OIE, 2000 [55]).


12

1.2.3. Một số đặc điểm dịch tễ học của virus LMLM
1.2.3.1. Nguồn dịch

- Nguồn dịch thiên nhiên
Trong tự nhiên, nhiều loài động vật hoang dã cảm thụ bệnh và có thể trở
thành nguồn bệnh cho vật nuôi. Các loài nhai lại hoang dã như bò rừng (Bison
bonasus), trâu rừng (yak), lạc đà, nhiều loài sơn dương, hoẵng, hươu Dama, hươu
đỏ, nai đều nhiễm virus LMLM. Hoẵng nhiễm virus LMLM có biểu hiện triệu
chứng điển hình, hươu Sira biểu hiện ít trầm trọng hơn, hươu hoang dã
(Fallowdeer) và hươu ved chỉ biểu hiện dưới dạng ẩn tính. Các loài nhai lại cảm thụ
này đóng vai trò quan trọng trong dịch tễ học của bệnh (Nguyễn Lương, 1997) [20].
- Nguồn dịch gia súc mang trùng
Thú mang trùng được coi là vấn đề quan trọng nhất trong dịch tễ học của
bệnh LMLM hiện tại. “Thú mang trùng” được định nghĩa là thú mà ở đó virus sống
có thể phân lập được 28 ngày sau khi nhiễm bệnh. “Thú mang trùng” không chỉ có
nghĩa là hoang thú mà cả động vật nuôi; trong thực tế có khoảng trên 50% bò, dê,
cừu phơi nhiễm với virus LMLM trở thành “thú mang trùng”, bất luận chúng đã
hoặc chưa được “bảo vệ” bằng vaccine. Sự hình thành trạng thái mang trùng phụ
thuộc vào chủng và type huyết thanh của virus LMLM. Thời gian mang trùng phụ
thuộc vào loài nhiễm bệnh và có tính cá thể.
Vấn đề về động vật mang trùng đặc biệt quan trọng khi cân nhắc sử dụng
vaccine để khống chế một ổ dịch, bởi vì vaccine không ngăn chặn được sự nhiễm
virus (bò đã được tiêm vaccine vẫn nhiễm bệnh và mang trùng) và các phương tiện
chẩn đoán hiện tại chưa đảm bảo chắc chắn 100% phát hiện hết các trường hợp
động vật mang trùng.
1.2.3.2. Tỷ lệ gia súc mắc bệnh và chết
Virus LMLM gây bệnh nhẹ ở động vật trưởng thành với tỉ lệ chết trên 5%. Tuy
nhiên ở động vật non gây bệnh rất nặng, tỷ lệ chết lên đến 90%, động vật non chết chủ
yếu do viêm cơ tim nặng dẫn đến suy tim và chết, nguyên nhân khác là do gia súc non,
sức đề kháng kém nên dễ bị nhiễm kế phát các bệnh khác khi mắc bệnh LMLM.


13


1.2.4. Động vật cảm thụ và lứa tuổi mắc bệnh
1.2.4.1. Động vật cảm thụ
Bệnh LMLM chủ yếu là của loài nhai lại và lợn. Loài vật ăn thịt ít mắc bệnh
hơn. Ngựa, loài một móng và người không cảm nhiễm bệnh (Donalsson A. I., 2000
[13], Trịnh Văn Thịnh và Phan Đình Đỗ, 1958) [28].
Trâu và bò là những loài dễ mắc bệnh nhất (Nguyễn Lương, 1997) [20],
trong đó bò có tỷ lệ nhiễm và mức độ bệnh trầm trọng hơn trâu, sau đó đến lợn,
cừu, dê.
Theo Lê Minh Chí (1996) [2], trong số các giống bò, bò lai được nuôi dưỡng
tốt, khoẻ mạnh thường dễ nhiễm bệnh hơn. Bệnh thường xảy ra ở trâu bò rồi lây
sang lợn (trừ chủng virus chỉ nhiễm cho lợn), virus LMLM chủng Cathay chỉ gây
bệnh cho lợn.
Động vật nhỏ (tiểu gia súc) như cừu có tỷ lệ cảm nhiễm thấp và giữ vai trò
quan trọng trong việc mang trùng. Cừu có thể mang trùng tới năm tháng và duy trì
sự nhân lên với mức độ thấp của virus. Virus thường cư trú ở vùng hầu của gia súc.
1.2.4.2. Lứa tuổi mắc bệnh
Động vật ở các lứa tuổi đều có thể bị bệnh, súc vật non bị mắc bệnh nặng
hơn súc vật trưởng thành.
1.2.5. Đường xâm nhập và cơ chế sinh bệnh
1.2.5.1. Đường xâm nhập
Đường hô hấp: đường xâm nhập chính của virus là đường hô hấp, virus vào
vùng hầu ở trong các tế bào của màng nhầy họng rồi lan sang các tế bào lân cận, các
hệ thống lưu thông và hệ lâm ba dẫn tới các tế bào, cơ quan khắp cơ thể.
Đường tiêu hóa: khi mầm bệnh theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ
thể qua đường tiêu hóa, chúng nhân lên trong lớp thượng bì của ống tiêu hóa làm
thành mụn nước sơ phát, sau đó theo hệ thống máu và lâm ba đến khắp cơ thể.
Da: da nguyên lành không để virus đi qua, khi có vết xây xát gia súc có thể
nhiễm virus. Tại những xây xát hoặc vết thương ở da, nhất là vùng vú thường xuất
hiện mụn nước sơ phát; vùng da tổn thương cũng là nơi virus xâm nhập vào cơ thể.



14

1.2.5.2. Cơ chế sinh bệnh
Virus LMLM phổ biến lây lan theo đường hô hấp, virus sinh sôi qua vùng
hầu. Ngoài đường hô hấp ra, bệnh có thể nhiễm qua da, vết thương da và niêm mạc.
Khi virus theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể hoặc qua các tổn thương ở
da, trước tiên nó nhân lên trong lớp thượng bì của ống tiêu hóa hoặc của da, gây
thủy thũng một số tế bào thượng bì, làm thành mụn nước sơ phát nhưng khó nhận
biết vì con vật vẫn khỏe mạnh (Donalsson A. I., 2000) [13].
Tổn thương do virus gây ra tại cửa vào không gây triệu chứng bệnh (thời kỳ
nung bệnh); thời gian nung bệnh rất khác nhau phụ thuộc vào độc lực của virus, số
lượng virus và đường xâm nhập, thời gian nung bệnh ngắn 2 - 3 ngày, có khi lên tới
10 - 14 ngày, những trường hợp liều gây nhiễm thấp thời gian nung bệnh đối với
chu kỳ đầu tiên có thể dài hơn (Nguyễn Vĩnh Phước và cs., 1978) [23].
Sau khi nhân lên ở vùng cửa vào và những hạch lâm ba lân cận, virus vào
máu và được đưa đến các vị trí thứ cấp (Donalsson A. I., 2000) [13]. Do tính hướng
thượng bì, virus hầu như rất ít nhân lên ở các phủ tạng; virus phát triển chủ yếu
trong những tế bào thượng bì của niêm mạc và da, chủ yếu là những tế bào thượng
bì non, gây sưng hạch, tổn thương (mụn nước) các biểu mô quanh miệng (mõm
lợn), chân, vú và gốc sừng. Ngoài ra mụn nước cũng phát triển ở những nơi ít nhìn
thấy như, trên trụ dạ cỏ, âm hộ, vùng bẹn… virus có thể qua đường tuần hoàn của
con mẹ xâm nhập vào phôi thai và có thể gây sảy thai. Vào giai đoạn cuối bệnh
(cuối giai đoạn sốt), virus có thể tiếp tục nhân lên ở những tế bào đang phân chia
vùng mô lân cận, và gây nên các mụn nước thứ phát.
Mụn nước xuất hiện ở cả chiều sâu của thượng bì. Do áp lực của nước ở
trong mụn, mụn nước phát triển to ra, nhô lên. Cùng với phản ứng viêm, bạch cầu di
động đến làm cho dịch lâm ba của mụn nước màu trong trở nên đục và không bao
giờ sinh mủ khi không có vi khuẩn kế phát. Khi mụn vỡ, những vết tích ở thượng bì

được lấp đầy nhanh chóng. Mụn nước chỉ lở loét khi mồm, chân bị nhiễm vi khuẩn
sinh mủ, gây hoại tử, xây xát gây nên bệnh lý cục bộ, ăn sâu vào trong, có khi gây
bại huyết làm con vật suy yếu hoặc chết.


×