Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Báo cáo thực tập ngành KINH DOANH QUỐC TẾ trường ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM IUH Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Tiếp Vận và Vận Tải Biển VINATRACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.76 KB, 67 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH
-----------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TẠI :
CÔNG TY TNHH TMDV TIẾP VẬN VÀ VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
(VINATRACO)

GVHD:
SVTH:
MSSV:
CHUYÊN NGÀNH: Kinh doanh quốc tế
NIÊN KHÓA:

TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập hơn 2 tháng tại công ty TNHH TMDV Tiếp Vận và
Vận Tải biển Việt Nam (VINATRACO), em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm
thực tế, củng cố cho kiến thức lâu nay em đã được học trên trường.
Để có kết quả và kiến thức thực tế như ngày hôm nay, em đã nhận được sự
giúp đỡ rất tận tình từ phía nhà trường, doanh nghiệp thực tập, gia đình và bạn bè
cùng khóa.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô trường Đại
Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, khoa Thương Mại Du Lịch đã giảng
dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành của mình trong


tương lai, đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập 4 năm qua. Đặc biệt
là thầy TS Nguyễn Hữu Quyền đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
tập.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giám đốc công ty
TNHH TMDV Tiếp Vận và Vận Tải biển Việt Nam (VINATRACO), cùng toàn thể
ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty TNHH TMDV Tiếp Vận và Vận
Tải biển Việt Nam (VINATRACO) đã tạo điều kiện và nhiệt tình truyền đạt cho em
những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành bài báo cáo này, quan trọng hơn hết là
giúp em vững vàng, tự tin hơn khi bước vào đời.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, chia sẻ và giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập và báo cáo tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và trình độ kiến thức có hạn nên
chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi thiết sót. Vì vậy, em rất mong Quý Thầy Cô
thông cảm và cho ý kiến đóng góp để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn.


MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng như hiện nay, đặc biệt là
khi Việt Nam gia nhập WTO (World Trade Organisation). Hoạt động kinh tế đối
ngoại nói chung và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng đang đóng vai
trò ngày càng quan trọng dối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên
cạnh đó, hoạt động vận tải giao nhận là yếu tố không thể tách rời khỏi buôn bán
quốc tế. Kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam hiện nay rất đa dạng
và phong phú với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu
vận chuyển đặt ra trong xã hội, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu. công ty TNHH

TMDV Tiếp Vận và Vận Tải biển Việt Nam (VINATRACO) cũng ra đời trong bối
cảnh trên.
Em may mắn được nhận vào thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của công ty
TNHH TMDV Tiếp Vận và Vận Tải biển Việt Nam (VINATRACO), tại đây em có
thể học hỏi và tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thực tế.
Mặc dù thị trường kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận đã rất phổ biến trên
thế giới nhưng tại Việt Nam nó vẫn đang còn là một mảng thị trường khá mới mẻ.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH TMDV Tiếp Vận và Vận
Tải biển Việt Nam (VINATRACO) thực chất là hoạt động giao nhận vận tải, chiếm
47% doanh thu và lợi nhuận của công ty. Chính vì lý do đó, em đã chọn Thực tập
tại công ty TNHH TMDV Tiếp Vận và Vận Tải biển Việt Nam (VINATRACO)” để
có thể tiếp cận sâu hơn về thực tế và thực trạng giao nhận, đưa ra các giải pháp khắc
phục, nhằm mục đích giúp công ty cải thiện phần nào, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
Trong suốt thời gian và hoạt động của Công Ty, em đã học hỏi và tích lũy
được một số kinh nghiệm làm việc quý giá mà em chưa được biết. Đó sẽ là hành
tràng để khi ra trường em có thể vận dụng vào công việc tương lai của mình. Với

4


nội dung của bài báo cáo thực tập được trình bày dưới đây sẽ thể hiện được những
kiến thức em đã tích lũy được trong quá trình thực tập.

5


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TMDV TIẾP
VẬN VÀ VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM (VINATRACO)
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển.
• Khi nhà nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường

theo định hướng xã hội chủ nghĩa với sự quản lý của nhà nước, trước sự quốc tế
hóa sâu rộng, giao dich trao đổi giữa các quốc gia ngày càng nhiều kéo theo
nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong lĩnh vực ngoại thương ngày càng tăng, nắm
bắt được nhu cầu của thị trường và xu thế phát triển trong lĩnh vực ngoại
thương, Công ty TNHH TMDV Tiếp Vận và Vận Tải Biển Việt Nam đã ra đời.
• Công ty TNHH TMDV Tiếp Vận và Vận Tải Biển Việt Nam (VINATRACO)
được thành lập ngày 19/03/2002 theo giấy phép kinh doanh số 4103000592 do


Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty TNHH TMDV Tiếp Vận và Vận Tải

Biển Việt Nam.
• Tên giao dịch quốc tế: VietNam Trading – Logistics and Shipping Services
Co.,Ltd.
• Tên viết tắt bằng tiếng anh: VINATRACO.
• Logo của công ty:



Trụ sở đặt tại: số 3D10, đường 21, Trần Não, Phường Bình An, Quận 2,










TPHCM
Điện thoại: (84-8) 37402742.
Fax: (84-8) 637402749.
Email:
Website:
Mã số thuế 0302750217
Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn
VINATRACO là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế đường biển – đường hàng không, vận

chuyển nội địa, đại lý khai thuê hải quan.
• Thời gian đầu khi mới thành lập, công ty chủ yếu cung cấp các dịch vụ giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, thực hiện các thủ tục hải quan và thông quan

6


theo yêu cầu của khách hàng. Trong suốt quá trình hoạt động công ty đã không
ngừng phát triển đa dạng hóa về chủng loại dịch vụ của mình. Hiện nay, công
ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình sang các hoạt động kho vận, cho
thuê phương tiện chuyên chở nội địa và mở rộng hoạt động vận tải khắp các
tỉnh thành Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
• Công ty cũng đã thiết lập trang web nhằm mục đích
mở rộng thương hiệu, tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất, hiểu quả nhất.
Đồng thời trang web còn là kênh thông tin cần thiết
cho các công ty và cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong và ngoài
nước cập nhật tin tức mới nhất về ngành hàng hải.

1.2.
Các loại hình dịch vụ của công ty
1.2.1. Đại lý dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển
(ocean freight) và đường hàng không (air freight)
Dịch vụ này, công ty VINATRACO là người đóng vai trò trung gian đưa
hàng hóa từ cảng về kho của khách hàng (nếu hàng hóa nhập khẩu) và mang hàng
từ kho riêng của khách hàng đến cảng (nếu hàng hóa xuất khẩu).
Công ty VINATRACO sẽ là đại diện của người nhập khẩu hoặc người xuất
khẩu để làm các công việc sau :


Nếu đứng tên của người nhập khẩu:
Chuẩn bị các chứng từ khai hải quan và làm thủ tục hải quan.
Đi nhận lệnh giao hàng (D/O) ở hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu và làm thủ tục.

nhận hàng ở cảng biển hoặc cảng hàng không.
Thuê xe vận chuyển hàng từ cảng về kho riêng của khách hàng.


Nếu đứng tên của người xuất khẩu:
Chuẩn bị các chứng từ hải quan và làm thủ tục hải quan để xuất khẩu.

7


Đặt tàu (book tàu) nhận Seal hãng tàu và làm thủ tục đưa hàng vào bãi chờ
xuất ở cảng biển hoặc cảng hàng không.
Thuê xe vận chuyển hàng từ kho riêng của khách hàng đến cảng để xuất lô
hàng.
1.2.2. Dịch vụ môi giới hải quan


Trong dịch vụ này, công ty VINATRACO chỉ là người đi làm thủ tục hải
quan để thông quan cho lô hàng và nhận hàng từ cảng để giao cho khách hàng.
Khách hàng sẽ tự mình vận chuyển lô hàng này về kho riêng (nếu hàng nhập khẩu)
và vận chuyển đến cảng (nếu hàng xuất khẩu).
Công ty VINATRACO sẽ đại diện người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu để
làm các công việc:
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
Nhận hàng ở cảng (nếu nhập khẩu) và làm thủ tục đưa hàng vào bãi chờ xuất
ở cảng (nếu hàng xuất khẩu).
1.2.3. Dịch vụ gom hàng lẻ

Dịch vụ gom hàng lẽ là dịch vụ mà qua đó công ty gom hàng sẽ tập hợp
những khách hàng có nhu cầu đi hàng lẻ khác nhau và gom đủ vào một container.
Công ty gom hàng sẽ cấp phát House B/L hoặc House AWB
Công ty VINATRACO chỉ là một người gom hàng trên danh nghĩa. Bởi vì,
sau khi có được một khách hàng có nhu cầu đi hàng lẽ, VINATRACO sẽ đứng danh
nghĩa là chủ của lô hàng để book qua một người gom hàng lẽ khác.
Trong trường hợp này VINATRACO chỉ là người buôn bán và hưởng chênh
lệch tiền cước vận chuyển (freight) giữa khách hàng của AIL và người gom hàng lẽ.
Customer

VINATRACO

8

Consolidation Agent


(Consolidation danh nghĩa)

VINATRACO sau khi book lô hàng lẻ đó qua một người gom hàng khác,
cũng sẽ cấp phát một Housse B/L cho khách hàng của mình.
1.2.4. Dịch vụ door to door

Kho riêng của
khách hàng

Công ty
VINATRACO

Kho riêng của đối
tác khách hàng

Hình1.1 : Sơ đồ dịch vụ door to door
Dịch vụ này, VINATRACO sẽ là người trung gian thực hiện mọi công việc
sao cho hàng từ kho riêng của khách hàng được chuyên chở đến kho riêng của đối
tác của khách hàng.
Dịch vụ này là dịch vụ có phạm vi rộng nhất và phức tạp nhất trong các dịch
vụ của VINATRACO. Các công việc của dịch vụ này:


Ở nước của khách hàng (nước xuất khẩu)
Vận chuyển hàng từ kho riêng đến cảng.
Làm thủ tục hải quan để thông quan lô hàng.
Làm thủ tục ở cảng để đưa hàng lên tàu.
Book tàu.



Ở nước của đối tác (nước nhập khẩu)

VINATRACO sẽ thông qua đại lý của mình ở nước ngoài để đại lý đứng ra
làm các thủ tục thông quan nhập khẩu lô hàng, vận chuyển hàng về kho riêng của
đối tác của khách hàng, làm thủ tục nhận hàng.
Dịch vụ cho thuê kho, cho thuê phương tiện vận tải

9


(Ware house, trucking)
1.2.5. Dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải:

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng hình thức FCL hoặc LCL thì
VINATRACO đều cung cấp những loại xe tương ứng xe đầu kéo vận chuyển hàng
FCL và những loại xe tải nhẹ có trọng tải khác nhau để vận chuyển hàng LCL
Ngoài ra nếu khách hàng có nhu cầu thuê xe vận chuyển hàng hóa thì
VINATRACO cũng cho thuê xe để vận chuyển.
1.3.

Nhiệm vụ và chức năng của công ty
1.3.1. Nhiệm vụ:



Xây dựng tổ chức thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra
nhằm đưa công ty phát triển ổn định và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà

nước.
• Thực hiện tốt chế độ quản lý, phân phối lao động, an toàn lao động, đào tạo bồi



dương nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao đời sống cho nhân viên.
Bảo vệ môi trường, bảo về tài sản XHCN, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn
vốn tài chính của công ty, xây dựng, mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở vật chất,



hạ tầng.
Tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài, uy tín với các đại lý, khách hàng, góp phần

thúc đẩy kinh tế ngoại thương phát triển, hòa nhập nền kinh tế thế giới.
1.3.2. Chức năng:
• Đại lý vận tải và dịch vụ giao nhận.
• Thực hiện dịch vụ giao nhận hang hóa xuất nhập khẩu vận tải bằng đường biển
và đường hàng không. Công ty đảm nhận các công việc như: tư vấn về xuất
nhập khẩu cho khách hàng, thuê phương tiện vận tải, đưa hàng vào cảng, bốc
dỡ hàng, làm các thủ tục hải quan, làm chứng từ giao nhận hàng, vận chuyển
hàng hóa nội địa theo yeu cầu của khách hàng.
• Ngoài ra còn có dịch vụ khai báo hải quan, công ty đảm nhận các công việc
như: sắp xếp việc khai báo hải quan, chuẩn bị các chứng từ có liên quan giao
hàng cho người vận tải và các khoản phí khác.
1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty.
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Giám 10
đốc


Phó giám đốc

Phòng
kinh


Phòng
marketin

Phòng
kế

Phòng
xuất nhập

Phòng hành
chính nhân

Phòng
shippin

Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty VINATRACO.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo cơ cấu trực tuyến –chức năng,
đảm bảo việc kết hợp điều hành, quản lý một cách nhanh chóng, linh hoạt và hiệu
quả. Mọi chỉ thị của giám đốc đưa xuống đều được thực hiện kịp thời, cũng như
việc váo cáo tình hình hoạt động kinh doanh từ các phòng ban lên giám đốc cũng
đều được thực hiện một cách nhanh chóng hiệu quả.
1.4.2. Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban.
1.4.2.1. Giám đốc:

Thực hiện việc điều hành quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty, lập kế
hoạch kinh doanh, đề ra mục tiêu cần đạt được của công ty và quyết định tất cả các
vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty, cụ thể hóa các đường lối và
chính sách hoạt động, trực tiếp kí kết hợp đồng với đối tác.
1.4.2.2. Phó giám đốc:

− Là người được giám đốc ủy quyền trực tiếp lãnh đạo các phòng ban trong công

ty.


Giúp giám đốc giải quyết các vấn đề phát sinh với khách hàng, các công ty đối
tác và các cơ quan quản lý chuyên ngành.
11




Cập nhật thông tin và tham mưu cho giám đốc các kế hoạch kinh doanh. Chịụ
trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh với giám đốc.
1.4.2.3. Phòng kinh doanh



Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh,
theo dõi và thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.



Vạch ra phương hướng phát triển và cạnh tranh với các công ty trong và ngoài
nước.



Tham mưu cho giám đốc trong công việc đưa ra quyết định kinh doanh.




Tìm kiếm khách hàng, dự đoán nhu cầu thị trường, soạn thảo các hợp đồng kinh
tế, chăm sóc, giải đáp thắc mắc cho khách hàng.
 Bộ phận sales: Chuyên tìm kiếm khách hàng mới, liên hệ với khách hàng

trực tiếp, qua điện thoại hoặc email để chào giá, tạo mối quan hệ với khách
hàng, là bộ mặt của công ty hỗ trợ cho bộ phận giao nhận.
 Bộ phận chăm sóc khách hàng: Thay mặt cho công ty giao dịch với khách

hàng về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ như giá cước, lịch trình tàu chạy,
thông tin về phương tiện vận tải chuyên chở, sự biến động trong quá trình
giao nhận hàng, giải đáp những thắc mắc cho khách hàng khi được yêu cầu.
1.4.2.4. Phòng marketing.


Giới thiệu mô hình hoạt động của công ty và các loại hình dịch vụ mà công ty
có thể cung cấp cho khách hàng.



Xậy dựng giá cả để thu hút khách hàng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả công ty,
xây dựng phong cách phục vụ tận tình, tích cực, nhanh chóng.



Phối hợp hoạt động nhịp nhàng với các phòng ban khác trong công ty và đề
xuất các biện pháp marketing hiệu quả.

12



1.4.2.5. Phòng kế toán.


Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán.



Tư vấn cho giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược tài chính.



Tiếp nhận và giám sát các đơn hàng trong tháng.



Quản lý và lập báo cáo thu chi thanh toán với khách hàng và nội bộ công ty.
1.4.2.6. Phòng xuất nhập khẩu.



Bộ phận chứng từ:


Nhận các chứng từ và hợp đồng có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu của
khách hàng từ phòng kinh doanh, kiểm tra chứng từ, liên hệ khách hàng để xác
nhận và điều chỉnh sai sót trong chứng từ.




Lập tờ khai hải quan xuất nhập khẩu, làm invoice, packing list, định mức, đăng
ký các công văn cần thiếp tùy theo loại hình xuất nhập khẩu.




Trao đổi chứng từ với khách hàng và thanh ký tờ khai.

Bộ phận giao nhận:


Nhận các chứng từ cần thiết từ bộ phận chứng từ, tiến hành thực hiện việc giao
nhận hàng hóa tại địa điểm đã được xác định trong hợp đồng mà khách hàng đã
ký với đối tác.



Liên hệ với hãng tàu để đặt và nhận Booking Note với hãng tàu hoặc nhận
Booking Note theo sự chỉ thị của khách hàng nước ngoài.



Kiểm tra hàng trước khi giao nhận nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
1.4.2.7. Phòng hành chính – nhân sự.



Điều hành, quản lý các hoạt động hành chính và nhân sự của toàn công ty.


13




Thiết lập, đề ra các chiến lược để phát triển nguồn nhân lực.



Tư vấn cho giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự.



Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn công ty.



Tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy chế, chính sách về hành
chính, nhân sự phù hợp với thực tế của công ty và với chế độ hiện hành của nhà
nước.



Tư vấn cho nhân viên về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ
đối với công ty.
1.4.2.8. Phòng shipping

Công việc của nhân viên shipping:



Đối với hàng xuất khẩu.
Sau khi thỏa thuận giá cả với khách hàng, nhân viên shipping:


Nhận Booking từ khách hàng,



Liên hệ với hãng tàu/Co-loader lấy lệnh cấp container rỗng,



Fax lệnh cấp container cho khách hàng,



Theo dõi và yêu cầu khách hàng đóng hàng và hạ bãi đúng ngày, giờ quy định
trên lệnh cấp container,



Yêu cầu khách hàng sau khi đóng hàng vào container phải báo cáo chi tiết cho
công ty để nhân viên công ty gủi thông tin lên hãng tàu nhận Master Bill of
Lading (MBL), đồng thời làm House Bill of Lading (HBL),



Từ những thông tin chi tiết về lô hàng từ khách hàng, nhân viên shipping sẽ làm
HBL và fax bản nháp HBL sang khách hàng để khách hàng kiểm tra thông tin,


14




Sau khi nhận được xác nhận về HBL từ khách hàng, công ty sẽ in HBL gốc và
gửi cho khách hàng,



Sau khi gửi chi tiết lô hàng cho hãng tàu làm MBL, hãng tàu sẽ gửi bản nháp
MBL để nhân viên shipping kiểm tra chi tiết về tên tàu, số chuyến, số container,
số seal, tên đại lý,….,



Nhân viên shipping đến hãng tàu nhân MBL nếu là MBL gốc. Thông thường,
để nhanh chóng, công ty yêu cầu hãng tàu gửi surrendered MBL nên chỉ cần
nhận bản fax,



Lưu file: HBL, MBL, Invoice, Packing List, certificate of origin (CO) bản
copy, giấy giới thiệu,…..



Đối với hàng nhập khẩu.



Nhận Pre-Alert từ đại lý phía nước ngoài (phía xuất khẩu).



Chuẩn bị cargo manifest và fax cho hãng tàu/Co-loader (người chuyên chở thể
hiện trên MBL),



Nhận thông báo hàng đến từ hãng tàu/Co-loader,



Đến văn phòng hãng tàu/Co-loader nhận DO (Delivery Order – Lệnh giao hàng
cùng các chứng từ đính kèm như: Các DO thứ cấp khác (bản gốc hoặc có đóng
dấu sao y), MBL của hãng tàu hay HBL của Co-loader,



Phát hành DO của Vinatraco cùng các DO khác và HBL giao cho khách hàng.
Thu tiền handling fee, CFS (Container Forward Service) nếu là hàng LCL, DO
Fee, cước nếu là cước Collect,….,



Lưu file: HBL, MBL, các DO (copy), Invoice, Packing List, giấy giới thiệu,…

1.5. Cơ cấu nhân sự các phòng ban của VINATRACO.

15



Với mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân viên ngày càng mạnh nhằm phục
vụ cho hướng đi lâu dài của công ty, cơ cấu nhân sự của VINATRACO được duy trì
khá ổn định. Tính đến nay, công ty có tổng cộng 53 nhân viên (không kể nhân viên
lao công bảo vệ). Cơ cấu nhân sự của các phòng ban và trình độ học vấn của nhân
viên được trình bày cụ thể ở bảng sau:

16


Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự các phòng ban của VINATRACO.
Trình độ

ST
T

Phòng ban, bộ phận

Số
nhân
viên

1

Giám đốc

1

1


2

Phó giám đốc

2

2

3

Phòng kinh doanh

5

2

4

Phòng marketing

4

4

Chứng từ

10

10


Giao nhận

15

8

Cước hàng hóa

8

8

5
6
7

Phòn
g xuất
nhập
khẩu

Trên đại học

Đại học,
cao đẳng

3

8


Phòng HC-NS

3

1

2

9

Phòng kế toán

5

1

4

53

7

39

Tổng cộng

Trung học

7


7

(nguồn: phòng HC-NS công ty VINATRACO năm 2013)
Nhìn chung, trình độ học vấn của nhân viên trong công ty là rất cao so với mặt
bằng chung, số người đạt trình độ đại học và cao đẳng là 39 người, chiếm tỷ lệ lên
tới 73.6% số nhân viên toàn công ty, số người đạt trình độ trên đại học là 7 người,
chiếm 13.2% và số người đạt trình độ trung học cũng chỉ có 7 người, chiếm 13.2%
tổng số nhân viên công ty.
Trong đó, hầu hết các nhân viên trong bộ phận cước và chứng từ đã được đào
tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu, rất phù hợp với yêu cầu công việc. Số lượng
nhân viên có trình độ dưới đại học, cao đẳng tập trung toàn bộ ở bộ phận giao nhận
của phòng xuất nhập khẩu, phụ trách liên lạc với kho bãi, hải quan, xe vận chuyển,
… Chủ yếu các nhân viên này học nghiệp vụ qua công việc và hiện đang được đào
17


tạo bằng các hình thức học bồi dưỡng, học tại chức. Ngoài ra, các nhân viên trong
công ty tùy theo nhu cầu thực tế của công việc mà có kế hoạch nâng cao chuyên
môn, hiện nay có gần 40% nhân viên trình độ đại học, cao đẳng đang theo học các
khóa học để nâng cao trình độ bằng cấp của mình.
Cơ cấu nhân sự được trải đều trong các phòng ban theo đúng chuyên môn,
không xung đột về chức năng nên hầu như không xảy ra hiện tượng mâu thuẫn giữa
các phòng ban, giúp công ty tập trung phát triển có hiệu quả. Năng lực quản lý của
lãnh đạo công ty khá nhạy bén, cùng với cơ cấu nhân sự gọn gàng, ít phân tầng giúp
giảm chi phí và quản lý có hiệu quả hơn.
Như vậy, có thể nói nguồn nhân lực hiện đang là một trong những điểm mạnh
của VINATRACO.
1.6. Cơ sở vật chất và công nghệ của công ty.


Hiện nay, VINATRACO đang sử dụng những phần mềm mới phục vụ cho hoạt
động của công ty như: phần mềm quản lý thư điện tử đồng bộ, phần mềm kế toán,
phần mềm khai báo hải quan ECUS 4 (Thái Sơn),..... Sắp tới đây công ty sẽ áp dụng
Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc
gia gồm 02 hệ thống nhỏ: Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ thống
VNACCS); Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS).
Cơ sở vật chất trong công ty được đầu tư khá đầy đủ với văn phòng làm việc
đầy đủ tiện nghi cho nhân viên làm việc và nghỉ ngơi, bên trong được trang bị đầy
đủ các thiết bị văn phòng như: máy tính bàn, máy in, máy scan, máy fax, máy photo
copy, máy điều hòa, điện thoại,….
Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giao nhận khá đầy đủ.

18


Bảng 1.2: Bảng kê chi tiết cơ sở vật chất của VINATRACO năm 2013.

STT

Tên thiết bị

Số lượng

1

Nhà kho 500m2

2

2


Bãi xe container và xe tải nhỏ

2

3

Xe container

8

4

Xe nâng

2

5

Xe tải cỡ trung

3

6

Xe tải cỡ lớn

2

(nguồn: phòng kế toán công ty VINATRACO năm 2013)

1.7. Tình hình hoạt động các năm qua.
1.7.1. Cơ cấu dịch vụ.

Công ty TNHH TMDV Tiếp Vận và Vận tải Biển Việt Nam (VINATRACO) là
công ty chuyên cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu đa dạng với giá trị gia tăng
khá cao, trong đó các dịch vụ được coi là chủ yếu, đem lại doanh thu và lợi nhuận
chính cho doanh nghiệp bao gồm: Dịch vụ giao nhận, đại lý khai thuê hải quan và
dịch vụ kho vận, cho thuê phương tiện vận tải.

19


Bảng 1.3: Thống kê số liệu theo từng loại hình dịch vụ giai đoạn 2011-2013
Đvt: VNĐ
2011
Giá trị
Dịch vụ
giao
13,150,867,800
nhận

2012
Tỉ
trọng
(%)

2013

Giá trị


Tỉ
trọng
(%)

Giá trị

Tỉ
trọng
(%)

47

14,840,065,150

49

14,984,045,902

50

Đại lý
khai
thuê
hải
quan

7,834,559,500

28


7,737,022,460

26

7,464,230,984

25

Dịch vụ
kho
vận,
cho
thuê
ptvt

4,197,085,500

15

4,562,420,214

15

4,367,421,804

14

Dịch vụ
khác


2,798,056,970

10

2,891,613,476

10

3,124,543,066

11

Tổng

27,980,569,700

100

30,031,121,300

100

29,940,241,756

100

(Nguồn: Phòng kế toán công ty VINATRACO năm 2013)

20



Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng từng loại hình dịch vụ năm 2011

Hình 1.4: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng từng loại hình dịch vụ năm 2012

Hình 1.5: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng từng loại hình dịch vụ năm 2013

21


Nhận xét:
Qua bảng phân tích (bảng 1.3) ta thấy, trong năm 2011, dịch vụ giao nhận là thế
mạnh, đem lại doanh thu lớn cho công ty (tỷ trọng 47% trên tổng cơ cấu dịch vụ).
Vì nhu câu dịch vụ này rất lớn bởi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường yếu về
mặt nghiệp vụ hoặc ít chú trọng vào khâu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, phải
thuê các công ty làm dịch vụ giao nhận để tránh vấp phải khó khăn và tiết kiệm
được thời gian, do đó công ty cần có những giải pháp để phát huy loại hình dịch vụ
này. Vị trí thứ hai thuộc về hoạt động khai thuê hải quan (tỷ trọng 28%). Đây là
dịch vụ dễ phát sinh nhiều vấn đề nhất bởi liên quan đến thủ tục khai báo hải quan
và chứng từ hàng hóa. Việc hàng hóa có được thông quan hay không và thời gian
nhanh hay chậm phần lớn là do thủ tục này quyết định. Để nâng cao hiệu quả của
hoạt động của hoạt động dịch vụ này cần nghiên cứu các giải pháp khác phục sai sót
để thủ tục khai báo hải quan được thuận lợi. Kế đến là dịch vụ kho vận và ptvt (tỷ
trọng 15%) và cuối cùng là dịch vụ khác (tỷ trọng 10%).
Năm 2012, tình hình hoạt động của công ty khá ổn định, dịch vụ giao nhận vẫn
chiếm ty trọng cao (lên đến 49%) và tăng mạnh so với năm 2010, tăng gần 1 tỷ 700
triệu đồng, tương đương với 2% so với năm 2010. Dịch vụ khai thuê hải quan giảm
nhưng không đáng kể, giảm 1% so với năm 2010. Dịch vụ kho vận và ptvt và dịch
vụ khác hoạt động ổn định so với năm 2010. Sở dĩ tỷ trọng giao nhận tăng mạnh
như vậy là vì trong năm 2012 nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn, hàng hóa trên thế giới

được giao thương nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Hơn nữa,
hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là hàng hóa cơ bản, phục vụ
đời sống thiết yếu như gạo, tiêu, điều, cà phê, giầy dép, dệt may, thủy sản… mặc dù
không tránh được suy giảm nhưng cũng không bị giảm mạnh trong điều kiện thu
nhập vẫn bị thu hẹp và đã nhanh chóng tăng trở lại; đồng Việt Nam yếu cũng đang
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng hóa có tỷ lệ
nguyên liệu ngoại nhập thấp; việc giải ngân các dự án đầu tư và nâng cao năng lực
cạnh tranh sản xuất làm tăng nhu cầu nhập khẩu.

22


Năm 2013, cơ cấu dịch vụ đã có một số thay đổi cơ bản. Tỷ trọng của dịch vụ
giao nhận năm 2013 tăng không đáng kể chi có 1% so với năm 2012. Tỷ trọng dịch
vụ khai thuê hải quan và kho vân, ptvt năm 2013 giảm nhẹ 1% so với năm 2012.
Dịch vụ khác có giá trị và tỷ trọng tăng nhẹ so với năm 2012. Nhìn chung, xét mức
giá trị và tỷ trọng của năm 2013 so với năm 2012 thì hầu hết các dịch vụ đều giảm.
Sự biến động này hoàn toàn có thể lý giải dựa vào tình hình kinh tế năm 2013. Năm
2013 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động: tỷ lệ lạm phát và
lãi suất vay vốn kinh doanh vẫn khá cao, thiếu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, khó khăn về nền kinh tế Mỹ nền kinh tế đứng đầu thế giới vẫn chưa phục hồi
ổn định, tình hình an ninh chính trị của các quốc gia trên thế giới không ổn định,…
và nhất là vấn đề cạnh tranh trong ngành, theo xu hướng kinh tế thị trường thì có rất
nhiều công ty và với loại hình dịch vụ mới phát triển cạnh tranh gay gắt. Tất cả
những biến động trên đều là nguyên nhân gây trở ngại cho ngành giao nhận nói
chung và tình hình hoạt động của công ty nói riêng, khiến cho mức doanh thu của
công ty không mấy ấn tượng so với năm 2012.

23



1.7.2. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 1.4: Bảng tổng kết tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013
Đvt: VNĐ

STT

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

1

Doanh thu

27,980,569,700

30,031,121,300

29,940,241,756

2

Chi phí


18,860,938,603

20,569,505,655

19,039,079,656

3

Lợi nhuận sau
thuế

5,809,629,700

6,664,592,206

7,655,688,908

(nguồn: phòng kế toán công ty VINATRACO năm 2013)

Hình 1.6: Biểu đồ thể hiện doanh thu từ năm 2011 đến năm 2013
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty có những điểm nổi bật sau:
− Doanh thu tăng qua các năm, trong đó năm 2012 đạt 30.03 tỷ VNĐ, tăng mạnh

hơn 7.33% so với năm 2011, đến năm 2013, doanh thu giảm nhẹ gần 0.31% so
với năm 2012, xuống mức 29.94 tỷ VNĐ.

24



− Tổng chi phí của công ty tăng mạnh ở năm 2012 (tăng 9.07% so với tổng chi

phí năm 2011) và đến năm 2013 thì tổng chi phí đạt 19.04 tỷ VNĐ, thấp hơn
7.44% so với năm 2012.
− Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều qua các năm, đều ở mức 15%/năm

(năm 2012 lợi nhuận tăng 15% so với năm 2011, năm 2013 lợi nhuận tăng
14.85% so với năm 2012).
Lý giải cho tình hình trên, có một số nguyên nhân chính sau đây:


Năm 2011, nền kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng đã ảnh hưởng đến tình
hình kinh tế Việt Nam nói chung và tình hình kinh doanh của các công ty nói
riêng, đặc biệt là ngành kinh doanh quốc tế, do đó đã có ảnh hưởng tiêu cực đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp
nhỏ, VINATRACO với phần lớn các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ cùng một số ít các doanh nghiệp lớn nên chịu thiệt hại không quá trầm
trọng. Do đó doanh thu của công ty giảm ở năm 2011 nhưng nhờ các chính sách

hoạt động của mình, công ty vẫn có doanh thu tăng trở lại trong năm 2012.
− Vào năm 2012, công ty đầu tư thêm 4 xe đầu kéo container nên dẫn đến hai kết
quả: chi phí trong năm 2012 tăng vọt so với các năm trước đó, tuy nhiên nhờ
vậy mà đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và cung ứng dịch vụ được nhiều
hơn, dẫn đến doanh thu của năm này tăng khá cao so với năm 2011.
− Đến năm 2013, có 2 khách hàng lớn của công ty đã tự thành lập phòng xuất
nhập khẩu riêng và ngừng sử dụng dịch của công ty, chỉ sử dụng dịch vụ lưu
kho và vận tải nội địa làm doanh thu của công ty giảm xuống, tuy nhiên công ty
lại có thêm các khách hàng mới nên doanh thu vẫn được duy trì ở mức 29.94 tỷ
đồng.
− Như vậy, có thể nói tình hình kinh doanh của công ty tuy đang phải chịu khá


nhiều áp lực từ cạnh tranh và những khó khăn của nền kinh tế, song bên cạnh
đó công ty vẫn đang trụ vững và phát triển nhờ những lợi thế riêng của mình.

25


×