HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN
BÀI TẬP NHÓM:
Môn: Lịch sử kinh tế quốc dân
Đề tài:
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hương Giang
Sinh viên thực hiện: Nhóm 6
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Trần Thị Hồng Nhung
Đoàn Văn Thịnh
Nguyễn Hữu Mạnh
Nguyễn Văn Hậu
Chu Kim Tiến
Phạm Thu Thảo
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang mở cửa và hội nhập quốc tế,
nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng và có
nhiều cơ hội phát triển. Thực tế đã chứng minh rằng, sau hơn 20 năm hội nhập,
chúng ta đang có được những kết quả đáng lạc quan: GDP tăng đều, mức sống
người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi tích cực. Song, liệu
chừng đó có đủ chứng minh sức mạnh của nền kinh tế nước ta?
Báo cáo mới đây nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về năng lực
cạnh tranh toàn cầu năm 2014 – 2015 cho thấy, chỉ số năng lực cạnh tranh của
Việt Nam chỉ tăng được 2 bậc, từ vị trí 70 lên vị trí 68/148 nền kinh tế. Trong
khi đó, theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm
2014, nước ta xếp hạng 78/189 nước. Điều này cho thấy, mặc dù đã có nhiều
nỗ lực, song năng lực cạnh tranh của nước ta còn chậm cải thiện, và có vị trí
khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới
Dẫu biết rằng, mỗi quốc gia đều có tiềm năng và lợi thế riêng, quốc gia nào
nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhanh và
bền vững. Nhưng yếu tố chủ chốt quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia lại
chính là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia đó – điều mà
chỉ nỗ lực phấn đấu thôi là chưa đủ.
Tựu chung lại, ngay lúc này, việc quan trọng nhất trong tiến trình cải thiện
nền kinh tế nước nhà không gì khác chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Để làm được điều đó, trước hết, chúng ta cần có một cái nhìn
tổng quan và xác đáng nhất về thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước, qua đó nêu lên những vướng mắc và các vấn đề cần tháo
gỡ để cùng bàn luận nhằm chỉ ra tầm quan trọng của chủ đề này và có những
định hướng lâu dài trong tương lai. Dựa trên những nhận định này, nhóm
chúng tôi xin phép được trình bày vấn đề nghiên cứu của mình:”Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp Việt Nam” như một nguồn thông tin đáng tin cậy bổ
sung vào các tài liệu hữu ích trong việc định vị vị trí của các công ty trong
nước.
Do còn nhiều hạn chế về năng lực cũng như chưa có tầm nhìn khách quan
và sâu rộng nên bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót hoặc ý
kiến chủ quan, phiến diện; rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn để bài
viết đạt hiệu quả cao nhất.
Nhóm 6
3
NỘI DUNG CHÍNH
1. Hiện trạng và tầm quan trọng của việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam.
a. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Như đã trình bày ở phần mở đầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trong nước được coi như một bước quan trọng trong tiến trình phát
triển đất nước. Trong bước quan trọng nhất này, tiêu chí đầu tiên cần hoàn
thành chính là xác định được hiện trạng hay nói cách khác là định vị được các
vấn đề cơ bản nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có khá nhiều
luồng ý kiến khác nhau, nhưng tựu chung lại, hiện trạng này được tổng hợp
vào 3 vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn dựa nhiều
vào sự bảo hộ của Chính phủ:
Có một số lượng lớn các doanh nghiệp Việt Nam trên thực tế năng lực cạnh
tranh chưa cao nhưng do có sự bảo hộ của Chính phủ nên vẫn chiếm lĩnh được
thị trường trong nước. Theo một tính toán trên cơ sở các cam kết WTO, CEPT
và ASEAN - Trung Quốc, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) của Việt Nam, dù giảm
đáng kể sau 2007, song nhìn chung vẫn cao gấp hai lần tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa
(NRP). ERP đôi với công nghiệp chế biến còn cao, trong khi đối với các ngành
nông nghiệp và khai khoáng tương đối thấp. Như vậy, việc xem xét cam kết cắt
giảm thuế quan cần được nhìn nhận một cách tổng thể và chi tiết theo từng
nhóm ngành hàng, cả mức độ cắt giảm thuế quan trung bình và mức độ bảo hộ
thực tế.
Nông nghiệp
Khai khoáng
Công nghiệp,
Tổng cộng
Năm
ERP
NRP
ERP
NRP
ERP
NRP
ERP
NRP
2006
6,42
5,37
4,33
3,84
38,93
18,69
20,43
10,53
2007
6,20
5,17
4,38
3,84
31,21
15,25
16,93
9,04
2010
4,59
4,13
4,45
3,83
26,78
13,14
14,41
7,78
2015
3,51
3,25
-0,29
0,17
21,14
10,65
10,57
5,64
4
2020
3,36
3,11
-0,32
0,13
20,76
10,30
10,34
5,43
Thứ hai: năng lực cạnh tranh chủ yếu dựa vào nguồn nhân công dồi dào
với mức lương tương đối thấp - đây chính là điều kiện cơ bản tạo nên lợi thế
so sánh của sản phẩm thương mại Việt Nam:
Với dân số trên 90 triệu, Việt Nam có một lực lượng lao động vô cùng dồi
dào. Đây chính là một tiềm năng cũng như lợi thế so sánh không thể phủ nhận
mà nhiều quốc gia khác trên thế giới không thể có được. Không những vậy, giá
nhân công lao động nước ta so với mặt bằng chung các quốc gia khác trên thế
giới là ít hơn rất nhiều, đồng nghĩa với việc một công ty nước ngoài sẽ chịu chi
phí nhân công cao hơn công ty trong nước.
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mức lương
trung bình của Việt Nam vẫn ở ngưỡng thấp trong khu vực ASEAN, đạt 3,8
triệu đồng (181 đôla Mỹ). Số tiền này, tính ở năm 2012, cao hơn Lào,
Campuchia, Indonesia nhưng chỉ bằng một nửa so với Thái Lan, một phần ba
của Malaysia và một phần 20 của Singapore. Nếu thống kê này mở rộng ra
nhiều khu vực khác, chắc chắn giá nhân công Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh
tranh rất lớn. Nắm bắt được các yếu tố này, doanh nghiệp nước ta có thể hạ
thấp được giá thành sản phẩm nhờ hạ chi phí đầu vào, sản phẩm sẽ có sức cạnh
tranh cao hơn.
Thứ ba: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp do quy
mô vốn nhỏ và thiếu năng lực trong kinh doanh:
Báo cáo mới nhất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) cho thấy Việt Nam đang thiếu vắng các doanh nghiệp có quy mô vừa.
Đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam khó tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu. VCCI cho biết đầu năm 2014, cả nước có 764.374 doanh nghiệp
đăng ký thành lập, trong đó có 391.547 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong
10 tháng của năm có thêm 60.023 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn
đăng ký 352.000 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp
thành lập mới giảm 6,5% nhưng số vốn tăng 9,5%.
Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, tỉ lệ doanh nghiệp ngoài nhà
nước chiếm 96%. Các doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 2%, số doanh
nghiệp có quy mô vừa cũng ở mức tương tự, còn lại 96% là doanh nghiệp có
5
quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Riêng doanh nghiệp siêu nhỏ (theo tiêu chí có dưới
10 lao động) chiếm tới 67%. Do quy mô nhỏ nên có rất nhiều doanh
nghiệpViệt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh để xuất khẩu sang thị trường
nước ngoài hoặc tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Đáng lưu ý là xu hướng thiếu hụt về các kỹ năng quản lý cũng như năng lực
kinh doanh còn gia tăng khiến cho các doanh nghiệp nước ta đã yếu về lực lại
yếu cả về trí. Vô hình trung, về lâu về dài, các doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ không
đủ sức cạnh tranh và buộc phải dừng cuộc chơi kinh tế trước các đối thủ nước
ngoài tầm vóc hơn.
b. Tầm quan trọng của nghiên cứu năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp:
Đối với doanh nghiệp trong nước:
Nhận ra những lợi thế cạnh tranh của mình, từ đó phát huy, vận dụng vào
quá trình quản lý, vận hành doanh nghiệp nhất là trong thời kỳ hội nhập sâu
sắc. Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ phát hiện được những khuyết điểm và yếu
kém, giúp họ đề ra những giải pháp khắc phục, nâng cao khả năng quản lý của
doanh nghiệp. Từ đó tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển ổn định góp phần
không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Đối với các cơ quan nhà nước:
Tìm ra những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tạo môi trường
đầu tư minh bạch, hiệu quả, đồng thời nâng cao chất lượng nền giáo dục như
một biện pháp tăng năng lực của người lao động, có các quyết sách phù hợp,
đúng đắn hoặc hỗ trợ kịp thời cho các dự án của doanh nghiệp như về vốn,
thuế...
6
2. Các ví dụ:
a. Câu chuyện về cuộc đối đầu giữa Vietnam Airline và Vietjet Air:
Vietnam Airline đến nay vẫn đang giữ vị thế là “Người anh cả” trong lĩnh
vực hàng không Việt Nam với số vốn khổng lồ, trong đó có sự nắm giữ một
lượng lớn cổ phần trong tay Nhà nước. Bắt đầu từ đâu họ có được điều này?
Trước năm 1991: Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất tại Việt
Nam. Chính vì vậy Vietnam Airline nắm giữ toàn bộ quyền hạn cũng như lợi
nhuận từ thị trường giao thông vận tải trên không.
Sau năm 1991 đến trước 2011: Jetstar Pacific Airlines - hãng hàng không
“mang tiếng là tư nhân” tham gia thị trường nhưng vẫn hoàn toàn do nhà nước
quản lý. Thậm chí, Vietnam Airline sau này còn trở thành một cổ đông lớn của
Jetstar Pacific Airlines. Tiếp sau Jetstar Pacific Airlines là rất nhiều hãng hàng
không khác cũng quyết định dấn thân vào thị trường như: Mekong Air (2010),
Quantas (2008), tuy nhiên, khi mà thế độc quyền của VNA tưởng chừng bị phá
vỡ thì thực tế đã cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Với ưu thế tuyệt đối về
tiềm lực tài chính, số lượng đường bay đang khai thác, tần suất chuyến bay,
chất lượng máy bay và dịch vụ cung cấp, cuộc chiến giành thị phần nội địa đã
nghiêng hẳn về phía VietnamAirlines. Đây là một vài số liệu minh chứng:
Tính đến 31/12/2009, Vietnam Airlines đã vận chuyển được 6,3 triệu khách
nội địa, tăng 14% so 2008. Jetstar Pacific Airlines chỉ vận chuyển xấp xỉ 1,9
triệu khách chưa bằng 1/3 sản lượng của Vietnam Airlines.
Không chỉ giành thị phần tuyệt đối về vận chuyển khách, Vietnam Airlines
là hãng hàng không duy nhất công bố có lãi với mức lợi nhuận trước thuế đạt
150 tỷ đồng.
Từ sau năm 2011: Nhà nước quyết định cổ phần hóa Vietnam Airlines (tuy
vẫn giữ 50% vốn để kiểm soát) buộc Vietnam Airlines phải dần tự lực, thoát
khỏi sự đỡ đầu của Nhà nước. Chính lúc này, chúng ta được chứng kiến cuộc
so găng quyết liệt giữa Vietnam Airlines và VietjetAir:
Thị phần của Vietnam Airlines đang ngày một nhỏ lại, mỗi năm trung bình
giảm 5-6% và chủ yếu rơi vào tay Vietjet. Kết quả kinh doanh vừa được báo
cáo lên Bộ Giao thông Vận tải cho thấy lợi nhuận 2013 của Vietnam Airlines
vẫn tăng mạnh lên 140 tỷ đồng, nhưng đây là năm thứ 2 liên tiếp tổng công ty
không đạt kế hoạch về doanh thu.
7
Trong khi đó, Vietjet Air, với quy mô nhỏ hơn nhiều, báo lãi 120 tỷ đồng.
Dù hòa vốn nếu trích lập dự phòng chi phí bảo dưỡng kỹ thuật và khấu hao,
nhưng kết quả như vậy cho thấy hãng bay tư nhân đã làm tốt hơn nhiều so với
mục tiêu đặt ra cuối năm 2011 là lỗ trong 2 năm đầu .
Tính trong năm 2013, lợi nhuận của Vietnam Airlines được tính cả dịch vụ
mặt đất, xăng dầu hàng không, xuất nhập khẩu... chứ không đơn thuần chỉ kinh
doanh vận tải. Trong khi đó, VietjetAir chỉ duy nhất kinh doanh vận tải.
Chưa thể kết luận ngay được ai sẽ giành chiến thắng, nhưng có thể khẳng
định rằng Vietnam Airlines đang ngày càng yếu thế hơn so với VietjetAir.
Trước những khó khăn mà Vietnam Airlines vấp phải, Nhà nước đã đưa ra
một số chính sách nhằm giúp Vietnam Airlines đứng vững trên thị trường:
Chính sách quản lý giá sản phẩm và dịch vụ vận chuyển hành khách được
thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giá dịch vụ được
các Bộ ngành liên quan kiểm soát theo khung giá phù hợp với định hướng thị
trường. Với chính sách này, một số đường bay của Vietnam Airlines trước đây
thường xuyên bị thua lỗ đã có điều kiện phát triển và tổ chức khai thác hiệu
quả hơn. Cụ thể, việc thay đổi chính sách giá trần nội địa từ tháng 04/2011 của
Bộ Tài chính đã giúp doanh thu hành khách Vietnam Airlines tăng thêm xấp xỉ
1.000 tỷ đồng.
Vietnam Airlines đã được Nhà nước hỗ trợ trong việc tiếp cận vốn, được
Chính phủ bảo lãnh thực hiện vay vốn dài hạn để tài trợ mua máy bay, động cơ
máy bay, phát triển đội bay của Vietnam Airlines phục vụ cho hoạt động kinh
doanh. Tính theo số liệu báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất vào thời điểm
31/12/2013, khoảng 74% số dư vay nợ của Vietnam Airlines được Chính phủ
bảo lãnh.
Vietnam Airlines còn có một số thuận lợi khi Nhà nước thực hiện chính
sách ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, đặc biệt trong chính sách ổn
định tỷ giá.
Phân tích vấn đề:
Có hay chăng sự đỡ đầu của nhà nước cho “đứa con” của mình?
Không thể vội vàng đưa ra kết luận nhưng nhiều nhà phân tích đã có các
quan điểm trái chiều về vấn đề này: TS Đỗ Thiên Anh Tuấn trong một buổi trả
lời phỏng vấn về phương án cổ phần hoá của Vietnam Airlines năm 2014 đã
thẳng thắn nhận định: “Vietnam Airlines là doanh nghiệp nhà nước có vị thế
độc quyền. Nếu như phương án cổ phần hoá của Vietnam Airlines được đồng ý
8
nghĩa là Vietnam Airlines tiếp tục được trợ cấp, bảo hộ và giữ vững vị thế độc
quyền này”. Các quan điểm trái chiều ông vẫn cho rằng Vietjet Air và Vietnam
Airlines đang cạnh tranh lành mạnh, tuy nhiên theo những nguồn tin khách
quan thì nếu không có sự giúp đỡ, Vietnam Airlines không thể thắng nổi nếu
cạnh tranh về giá với Vietjet Air.
Nếu sự bảo hộ này là có thật, không thế phủ nhận rằng sự bảo hộ của nhà
nước là một chỗ dựa vững chắc cho một số doanh nghiệp nước nhà mà qua đó,
ta càng làm sáng tỏ hơn quan điểm về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp với sự bảo hộ này.
b. Câu chuyện về ngành dệt may Việt Nam đứng thứ 2 trên Thế giới:
Sự thành công của ngành dệt may Việt Nam là vô cùng đáng ghi nhận.
Những thành tựu:
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dệt may Việt Nam vào khoảng
30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm
và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay hàng dệt
may xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới. Trong đó 3 khách hàng chính là: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Hơn thế nữa,
năm 2014, ngành dệt may xuất khẩu 2,4 tỷ USD, tăng xấp xỉ 19% so với năm
2013, đã thể hiện sức tăng trưởng vượt trội của ngành thủ công nghiệp này.
Cùng với uy tín và chất lượng, dệt may Việt Nam ngày càng nổi bật trên
trường quốc tế, vì thế, một số nhà đầu tư quyết định quay lưng với thị trường
Trung Quốc và chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam.
Phân tích vấn đề:
Thành công chủ yếu là do nguyên nhân xuất phát từ nguồn lao động?
Giá công nhân của ngành may mặc Việt Nam rẻ nhất so với các nước khu
vực và thế giới. Tiền lương công nhân trong ngành hiện chỉ cao gấp 2 lần tiền
lương tối thiểu (khoảng 150000VND). Từ đây gây ra một chuỗi quy luật hoàn
toàn có thể tưởng tượng ra:
=> Giá nhân công rẻ => Chi phí thấp => giá thành phẩm rẻ => Tạo lợi thế
cạnh tranh.
Hơn thế nữa, giá lao động chỉ là một phần, chính việc người lao động cần
cù chăm chỉ và khéo léo nên dệt may Việt Nam có những sản phẩm đạt yêu
cầu tay nghề thủ công độc đáo đặc sắc và có sự khác biệt => Tạo lợi thế cạnh
tranh.
9
c. Tribeco và cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực nước giải khát:
Hiện trạng Tribeco hiện nay:
Là doanh nghiệp sản xuất nước ngọt thành công nhất trên thị trường nội
địa những năm đầu thập kỷ 90, tuy nhiên Tribeco đã bị Pepsi và Coca-Cola
đánh bật ra khỏi thị trường bằng chiêu giảm giá. Cụ thể, vào năm 1998, CocaCola giảm giá 30%, giá giao cho đại lý là 800 đồng/chai; loại chai lớn giảm từ
31.200 đồng còn 20.600/đồng két. Pepsi cũng giảm giá từ 31.200 đồng xuống
còn 20.000 đồng/két.
Ngay lập tức, để đối phó, Tribeco phải hạ giá sản phẩm từ 950 đồng còn
660 đồng/chai (giá giao tại đại lý). Tuy nhiên, trong cuộc chơi tài chính, người
ít tiền sẽ không bao giờ thắng kẻ nhiều tiền. Sản lượng Tribeco giảm từ 30
triệu lít (1998) xuống còn 4 triệu lít (2000), lợi nhuận từ 6,8 tỉ đồng chỉ còn 0,2
tỉ đồng. Hiện nay, Tribeco đã chạy khỏi lĩnh vực nước uống có gas và nhảy
sang vùng đất mới là sữa đậu nành đóng chai, đóng hộp và nước trái cây tươi.
Phân tích vấn đề:
Do đâu một doanh nghiệp một thời “huy hoàng” chợt “le lói”?
Dễ dàng thấy rằng quy mô vốn của Tribeco còn nhỏ nên không đủ năng lực
cạnh tranh về giá với các “ông lớn” như Coca và Pepsi vì các công ty này có
đủ tiềm lực để sẵn sàng chấp nhận bán lỗ 5-10 năm để đè bẹp đối thủ của
mình.
Sai lầm trong quản lý và kinh doanh: Có tiềm lực tài chính hùng mạnh, nên
các tập đoàn Coca-Cola, Pepsi chọn hình thức khấu hao theo thời gian. Ngược
lại, các doanh nghiệp trong nước thường tự ước giá trị thu hồi. Mặt khác, khi
đến giai đoạn cạnh tranh gay gắt nhất, thay vì phát triển các phương án
Marketing thì Tribeco lại tập trung mở rộng kênh phân phối. Đến khi nhận ra
chiến lược này chưa hiệu quả, Tribeco quay lại làm Marketing thì đã muộn, lúc
này cả 2 phương án đều trở nên dang dở và tất yếu dẫn đến thất bại.
10
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu này đã chỉ rõ được các vấn đề lớn về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam như:
Hiện trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Tầm quan trọng khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam.
Qua cuộc cạnh tranh giữaVietnam Airlines và Vietjet Air, làm rõ một số vấn đề
liên quan sự bảo hộ nhà nước.
Qua thành công của ngành dệt may Việt Nam, làm rõ một số vấn đề liên quan
người lao động.
Qua thất bại của Tribeco, làm rõ một số vấn đề về quy mô và năng lực quản lý
doanh nghiệp.
Từ những vấn đề vừa nêu và những phân tích, đánh giá hết sức khách
quan chúng ta có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh là một vấn đề đáng để tranh
luận và nghiên cứu vì sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và kinh tế
nước nhà nói chung. Qua bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi, mong rằng các
bạn đã có những nhận định và đánh giá sâu sắc cho riêng bản thân và phần nào
giúp các bạn phát triển những giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong
công việc tương lai.
Rất cảm ơn đã quan tâm!
----------------------------******----------------------------
11