Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Chương trình Hỗ trợ Phát triển Ninh Phước huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 70 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ

Chương trình Hỗ trợ Phát triển Ninh Phước
huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Hà Nội, tháng 9 năm 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ iv
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................................... v
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................................... vi
PHẦN I: GIỚI THIỆU ...................................................................................................................... 1
Chương I: Tóm tắt tổng quan ....................................................................................................... 1
1.1.

Mục đích của đánh giá ............................................................................................................ 1

1.2.

Phương pháp đánh giá ............................................................................................................ 1

1.3.

Chọn mẫu đánh giá ................................................................................................................. 2

1.4.

Hạn chế của đánh giá .............................................................................................................. 2


PHẦN II: TỔNG QUAN BÁO CÁO.................................................................................................... 4
Chương II: Bối cảnh của chương trình trong bối cảnh chung của địa phương ................................. 4
2.1. Bối cảnh chương trình.................................................................................................................. 4
2.2. Đối tượng khảo sát của chương trình .......................................................................................... 5
Chương III: Tóm lược các hoạt động chính, phương pháp triển khai và kết quả chương trình từ
năm 2001 đến năm 2014 .............................................................................................................. 6
3.1. Phương pháp triển khai ............................................................................................................... 6
3.2. Các giai đoạn hoạt động của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước ...................... 6
3.3. Các hoạt động của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước ...................................... 6
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ ..................................................................................................... 11
Chương IV. Tính hiệu quả của chương trình................................................................................ 11
4.1. Cơ sở triển khai chương trình và đối tượng hưởng lợi.............................................................. 11
4.2. Quy trình lên kế hoạch và thực hiện .......................................................................................... 11
4.3. Giám sát và đánh giá .................................................................................................................. 14
4.4. Ngân sách ................................................................................................................................... 15
4.5. Ưu tiên Chương trình 1. Sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững ........................................ 15
4.6. Ưu tiên Chương trình 2. Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay
đổi xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự ...................................................... 19
4.7. Ưu tiên Chương trình 3. Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em . 23
4.8. Ưu tiên Chương trình 4. Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các
phương pháp lấy con người làm trung tâm ...................................................................................... 26
4.9. Ưu tiên Chương trình 5. Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái 28
4.10. HIV/AIDS................................................................................................................................... 34

i


Chương V: Tính ảnh hưởng/tác động của chương trình .............................................................. 34
5.1. Đánh giá chung........................................................................................................................... 34
5.2. Ưu tiên Chương trình 1 .............................................................................................................. 35

5.1.

Ưu tiên Chương trình 2 ......................................................................................................... 38

5.2.

Ưu tiên Chương trình 3 ......................................................................................................... 39

5.3.

Ưu tiên Chương trình 4 ......................................................................................................... 43

5.4.

Ưu tiên Chương trình 5 ......................................................................................................... 43

Chương VI: Tính bền vững và khả năng nhân rộng của chương trình ........................................... 44
Chương VII. Những tồn tại và giải pháp cụ thể ............................................................................ 47
7.1.

Những khó khăn từ địa phương ........................................................................................... 47

7.2.

Những thách thức từ phía chương trình .............................................................................. 49

Chương VIII. Bài học kinh nghiệm ............................................................................................... 51
Phần này phản ánh những thuận lợi và khó khăn mà có thể ảnh hưởng tích cực hoặc cản trở việc
thực hiện các chương trình. Những phản ánh này xuất phát từ góc nhìn của người được khảo sát
và của nhóm nghiên cứu ................................................................................................................... 51

8.1. Thuận lợi .................................................................................................................................... 51
8.2. Khó khăn .................................................................................................................................... 51
PHẦN IV- KẾT LUẬN .................................................................................................................... 53
Chương IX: Kết luận và đề xuất .................................................................................................. 53
9.1.

Kết luận ................................................................................................................................. 53

9.1.1.

Những thành công của chương trình ............................................................................ 53

9.1.2.

Những điều có thể cải thiện.......................................................................................... 54

9.2. Khuyến nghị ............................................................................................................................... 55
Chương X: Những câu chuyện điển hình về sự thay đổi trong suốt vòng đời chương trình .......... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 62

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cỡ mẫu tham gia khảo sát đánh giá........................................................................................... 2
Bảng 2: Thông tin hoạt động TD-TK từ khi mới thành lập đến cuối năm 2013 .................................... 18
Bảng 3. Tỷ lệ thành viên hộ gia đình tham gia các tổ chức, đoàn thể tại địa phương (đơn vị: %) ....... 20
Bảng 4: Đánh giá về cơ sở vật chất trường học tại địa phương (đơn vị: %) ......................................... 23
Bảng 5. So sánh tỷ lệ nghèo ở các xã dự án năm 2001 và 2013 ........................................................... 37
Bảng 6. Tỷ lệ trả lời nhận thức đúng về Quyền trẻ em ......................................................................... 42

Bảng 7. Những tồn tại/khó khăn và giải pháp cho địa phương ............................................................ 47
Bảng 8. Những thách thức và giải pháp cho chương trình ................................................................... 49

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Thống kê về dân tộc chủ hộ và phân loại hộ (đơn vị: %) ............................................................ 5
Hình 2: Tỷ lệ hộ gia đình phân theo giới tính người trả lời và giới tính chủ hộ ...................................... 5
Hình 3: Tỷ lệ ngân sách của chương trình (giai đoạn 2001-2014) ........................................................ 15
Hình 4: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia các hoạt động hoặc nhận hỗ trợ liên quan đến trồng trọt từ LRP4
giai đoạn 2011-2014 (đơn vị: %) ........................................................................................................... 16
Hình 5: Tỷ lệ người trả lời biết về các nhóm và câu lạc bộ tại địa phương (%) .................................... 19
Hình 6: Đánh giá mức độ có ích của các nhóm và câu lạc bộ (%) ......................................................... 19
Hình 7: Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia cuộc tham vấn/đối thoại về DVC............................. 21
Hình 8: Đánh giá mức độ hữu ích của các cuộc tham vấn/đối thoại về DVC........................................ 21
Hình 9: Tỷ lệ hộ gia đình có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....................................................... 21
Hình 10: Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia buổi hội thảo/diễn đàn/đối thoại về quyền tiếp cận
đất đai và tài nguyên trong 3 năm gần đây .......................................................................................... 22
Hình 11: Khả năng đọc viết của người dân và tình trạng đến của trẻ trường em ................................ 24
Hình 12: Tỉ lệ người dân biết đến các hoạt động liên quan tới giáo dục tại địa phương (đơn vị: %) ... 24
Hình 13: So sánh mức độ ảnh hưởng của thiên tai đến gia đình hiện nay với 3 năm trước (đơn vị: %)
.............................................................................................................................................................. 26
Hình 14: Nguồn thông tin tuyên truyền về phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai (đơn vị: %) ..................... 27
Hình 15: Tỷ lệ hộ gia đình có thành viên tham gia lớp tập huấn PNGNTT............................................ 27
Hình 16: Đánh giá mức độ hữu ích của lớp tập huấn PNGNTT ............................................................. 27
Hình 17: Người đóng góp nhiều nhất vào thu nhập hộ gia đình (đơn vị: %) ........................................ 29
Hình 18: Nhận thức của người trả lời đối với vấn đề phân công lao động và bình đẳng giới (%) ........ 29
Hình 19: Tỷ lệ thành viên làm chính trong các công việc của gia đình ................................................. 30
Hình 20: Nguồn thông tin liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình (đơn vị: %) ........................... 31

Hình 21: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia các hoạt động truyền thông liên quan đến bình đẳng giới, phòng
chống BLGĐ và sức khỏe sinh sản cho phụ nữ (đơn vị: %) ................................................................... 31
Hình 22: Người đứng tên trên GCNQSDĐ sản xuất .............................................................................. 32
Hình 23: Tỷ lệ người trả lời biết về quy định cấp GCNQSDĐ mang tên hai vợ chồng (đơn vị: %) ........ 33
Hình 24: Đánh giá số lượng phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng và tham gia bộ máy chính quyền ở
địa phương............................................................................................................................................ 33
Hình 25: Đánh giá mức độ phổ biến của một số hiện tượng ở địa phương ......................................... 34
Hình 26: Nguồn thu nhập trong năm 2013 của các hộ gia đình được khảo sát (đơn vị: %) ................. 35
Hình 27: So sánh thu nhập hiện nay của hộ gia đình với thu nhập năm 2010 (đơn vị: %) ................... 36
Hình 28: Thay đổi trong cung cấp/tiếp cận dịch vụ công...................................................................... 38
Hình 29: Tỷ lệ người trả lời biết về các nhóm và câu lạc bộ tại địa phương (%) .................................. 38
Hình 30: Đánh giá mức độ có ích của các nhóm và câu lạc bộ (%) ....................................................... 38
Hình 31: Đánh giá mức độ hữu ích của các hoạt động liên quan đến giáo dục (%) ............................. 39
Hình 32: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giáo dục đến học tập và kĩ năng của trẻ trong gia đình
(%) ......................................................................................................................................................... 39
Hình 33: Đánh giá mức độ hữu ích của các hoạt động liên quan đến giáo dục (%) ............................. 41
Hình 34: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động giáo dục đến học tập và kĩ năng của trẻ trong gia đình
(%) ......................................................................................................................................................... 41
Hình 35: Tỉ lệ trẻ có tham gia các hoạt động dành cho trẻ em tại địa phương .................................... 41

iv


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm...................................................................... 63
Phụ lục 2. Danh sách các hộ dân tham gia khảo sát định lượng........................................................... 63
Phụ lục 3. Ngân sách-hoạt động- người hưởng lợi 2001-2014............................................................. 63
Phụ lục 4. Ngân sách-hoạt động- người hưởng lợi 2011-2014............................................................. 63
Phụ lục 5. Danh sách các tổ nhóm do LRP4 thành lập .......................................................................... 63
Phụ lục 6. Câu hỏi khảo sát người dân.................................................................................................. 63

Phụ lục 7. Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm người dân ....................................................................... 63
Phụ lục 8. Hướng dẫn thảo luận nhóm Ban ngành xã .......................................................................... 63
Phụ lục 9. Hướng dẫn thảo luận nhóm Ban QLCT Huyện ..................................................................... 63
Phụ lục 10. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu trưởng ban QLCT xã ................................................................ 63
Phụ lục 11. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu Lãnh đạo Huyện ...................................................................... 63
Phụ lục 12. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu đại diện Hội Phụ nữ Huyện ..................................................... 63
Phụ lục 13. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu đại diện Phòng Giáo dục ......................................................... 63
Phụ lục 14. Hướng dẫn Phỏng vấn sâu đại diện Trạm Khuyến nông .................................................... 63
Phụ lục 15. Nội dung cụ thể bổ sung cho phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm ...................................... 63
Phụ lục 16. Hướng dẫn hỏi thông tin về câu chuyện điển hình ............................................................ 63

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAV
Ban QLCT
BLGĐ
CLB
CRSA
DAGN
DIPECHO
DVC
GCNQSDĐ
HĐND
LRP4
PNGNTT
THCS
UBND


ActionAid Việt nam
Ban Quản l{ Chương trình
Bạo lực gia đình
Câu lạc bộ
Nông nghiệp bền vững thi ́ch ứ ng vớ i biến đổi khi ́ hậu
Dự án giảm nghèo
Dự án Phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai
Dịch vụ công
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hội đồng nhân dân
Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước
Phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân

vi


PHẦN I: GIỚI THIỆU
Chương I: Tóm tắt tổng quan
1.1.

Mục đích của đánh giá

Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước (viết tắt là LRP4) do ActionAid Việt Nam khởi
xướng và thực hiện từ năm 2001. Sau 13 năm hoạt động, ActionAid Việt nam (AAV) có kế hoạch kết
thúc chương trình Bảo trợ Trẻ và bàn giao chương trình cho Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển (DWAF)
vào tháng 10 năm 2014. Cách tiếp cận dựa trên các quyền cơ bản của con người (sẽ được đề cập cụ
thể ở những phần dưới đây) được AAV áp dụng nhằm đảm bảo chương trình đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu, nâng cao năng lực, kiến thức của người dân và các nhóm cộng đồng thuộc 3 xã nằm trong

khuôn khổ và phạm vi hoạt động của chương trình bao gồm xã An Hải, xã Phước Hải và xã Phước
Dinh. Trước khi kết thúc chương trinh, AAV, thông quađánh giá độc lập này nhằm “xem xét kết quả
đã đạt được, hiệu quả và tác động của chương trình, cân nhắc các phương thức tiếp tục duy trì và
nhân rộng các hoạt động cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm chia sẻ với các vùng khác của
AAV1.”
Đia bàn triển khai chương trình tại huyện Ninh Phước bao gồm2:


Xã Phước Dinh: Diện tích tự nhiên 13.118,2 ha, gồm 5 thôn; dân số 9.658 khẩu/1.514 hộ;
trong đó có 336 hộ nghèo. Theo báo cáo của Chương trình phát triển huyện Ninh Phước,tỷ lệ
hộ nghèo trong xã giảm từ 23,8%3 năm 2009 xuống 13,2%4 năm 2013



Xã Phước Hải: Diện tích tự nhiên 3.341 ha, gồm 4 thôn; dân số 14.625 khẩu/2.847hộ; trong
đó có 366 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 là 18,1% và đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo
giảm còn 12,8%. Hiện tại, có hai dân tộc chính tại xã, bao gồm người Kinh chiếm 67%, người
Chăm (32,9%), còn người Raglai chiếm tỷ lệ rất ít (0.05%)



Xã An Hải: Diện tích tự nhiên 2.091,89 ha, gồm 6 thôn; dân số 15.171 khẩu/3.707 hộ; trong
đó có 258 hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo năm 2009 là 20,7%, đến năm 2013 giảm còn 6. 7%.
Tổng thể, tỷ lệ nghèo của huyện Ninh Phước năm 2007 là 18,5%5 giảm xuống 9,2% năm
2013. Bức tranh chung cho thấy, trong những năm qua, tỷ lệ nghèo của huyện cũng như của
từng xã chương trình giảm, trong đó, các chương trình của AAV có thể là một trong những
yếu tố đóng góp và thúc đẩy cho quá trinh này.

Mục đích của đánh giá được phân tích dựa trên những mục tiêu cụ thể sau:
-


Đánh giá các thay đổi về đời sống, kinh tế, xã hội, năng lực, nhận thức của người người dân
địa phương, các nhóm cộng đồng, các đối tác mà AAV làm việc với.

-

Đánh giá tính hiệu quả, tác động, tính bền vững và khả năng nhân rộng của các hoạt động
chương trình.

-

Rút ra bài học kinh nghiệm từ hoạt động chương trình LRP4 để tiếp tục duy trì, nhân rộng và
áp dụng cho các LRP khác.

1.2.

Phương pháp đánh giá

Để đảm bảo thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau, nhóm đánh giá sử dụng phương pháp thu
thập thông tin định tính (bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) và định lượng, ngoài việc tổng
1

TOR, p.1
Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển huyện Ninh Phước, 2014
3
Báo cáo đánh giá tác động (rút vùng) năm 2009
4
Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển huyện Ninh Phước, 2014
5
Báo cáo đánh giá tác động (rút vùng) năm 2009, AAV, p.15

2

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 1


quan tài liệu mà cán bộ chương trình đã cung cấp trước và trong quá trình đánh giá. Thông tin định
tính được khảo sát với những đối tượng: (i) người dân, (ii) các nhóm cộng đồng (iii) Ban quản lý
chương trình cấp xã, và (iv) Ban Quản l{ chương trình cấp huyện (xem chi tiết ở Bảng 1 và Phụ lục 1).
Phương pháp thu thập thông tin định lượng được thực hiện đối với người dân, bao gồm cả nhóm
người dân tộc ở các thôn của 3 xã chương trình. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được
sử dụng bằng phần mềm Stata cho cả 2 giai đoạn chọn thôn và chọn hộ tham gia đánh giá, nhằm
đảm bảo tính đại diện với các tiêu chí: hộ nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ làm chủ hộ.
Ngoài ra, một số câu chuyện điển hình được thu thập, dựa trên ý kiến của người dân trong khi khảo
sát.
1.3. Chọn mẫu đánh giá
Có 2 thôn từ mỗi xã chương trình được chọn ngẫu nhiên trên tổng số các thôn ở 3 xã bao gồm An
Thạnh 1, Tuấn Tú (xã An Hải); Thành Tín, Hòa Thủy (xã Phước Hải); và Sơn Hải 1, Từ Thiện (Phước
Dinh). Căn cứ vào danh sách hộ gia đình của từng thôn do Ban Quản lý LRP4 cung cấp, 12 hộ gia đình
tại mỗi thôn tham gia khảo sát được chọn ngẫu nhiên. Ngoài ra, danh sách những hộ dự bị cũng
được lập để sử dụng trong những trường hợp (i) hộ gia đình được lựa chọn vắng mặt, (ii) khó khăn
trong việc tiếp cận hoặc hộ gia đình từ chối tham gia khảo sát để đảm bảo có đủ số lượng tham gia
khảo sát như dự kiến ban đầu.
Bảng 1: Cỡ mẫu tham gia khảo sát đánh giá
Phương pháp
Phỏng vấn sâu

Thảo luận nhóm


Khảo sát bảng hỏi
Câu chuyện điển hình

Đối tượng

Số lượng

Cấp huyện: Lãnh đạo huyện, Phòng Giáo dục, Hội phụ nữ,
Trạm khuyến nông.
Cấp xã: Trưởng Ban Quản l{ chương trình xã

07 người

Cấp huyện (01 cuộc): Ban Quản l{ chương trình huyện (05
người)
Cấp xã (03 cuộc): Các ban ngành đoàn thể cấp xã (30 người)
Cấp thôn (02 TLN/thôn x 6 thôn = 12 cuộc): các hộ gia đình
trong thôn, bao gồm các hộ nghèo, cận nghèo, hộ do phụ nữ
và nam giới làm chủ hộ; hộ dân tộc thiểu số và hộ người
Kinh (118 người)

143 người

12 hộ/thôn x 06 thôn = 72 hộ6

72 người

10 câu chuyện/ 3 xã

10 người


Tổng

232 người

1.4. Hạn chế của đánh giá
Một trong những khó khăn trong việc đánh giá là nhóm nghiên cứu không tiếp cận được những tài
liệu ban đầu của chương trình để có thể so sánh tổng thể giữa kết quả của chương trình với mục tiêu
ban đầu. Ngoài việc thiếu khung logic với những chỉ số từ giai đoạn hình thành chương trình, nhóm
tư vấn rất khó khăn trong việc xác định mức độ hoàn thành giữa thực tế so với kế hoạch hàng năm.
Trong kế hoạch ngân sách hàng năm chỉ nêu mục tiêu, mục đích, tên hoạt động và dòng ngân sách.
Trong báo cáo thực hiện có nội dung, địa bàn, người hưởng lợi và ngân sách tương ứng, đồng thời có
chênh lệch ngân sách. Tuy nhiên, phần ghi chú lại không đề cập rõ tại sao có sự chênh lệch ngân
sách. Do đó người đọc không thể hiểu rõ những mối liên kết cần có giữa thực hiện và kế hoạch. Vấn
đề ở đây còn thiếu kế hoạch thực hiện cụ thể, những chỉ số cụ thể cần đạt được dựa trên chỉ số
chung của cả năm.
6

Xem phụ lục 2. Danh sách hộ tham gia khảo sát định lượng

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 2


Thêm vào đó, các báo cáo không theo một mẫu nhất định, do đó khi nhóm tư vấn tổng hợp các
thông tin về hoạt động can thiệp của chương trình theo các năm, tần suất thực hiện, địa điểm, số
lượng… đều gặp khó khăn và không thể thực hiện được một bảng tổng hợp như mong muốn.
Đợt khảo sát thực địa hướng tới đánh giá những hoạt động trong giai đoạn 2011-2014. Do đó,
những phân tích hoặc miêu tả kết quả và tác động của chương trình trong những năm trước thời

điểm trên sẽ dựa chủ yếu vào tổng quan tài liệu của những báo cáo đánh giá trong giai đoạn này và
được kết hợp với những phát hiện của đánh giá giai đoạn cuối kz.
Đối với hoạt động khảo sát hộ gia đình, do thời gian thực hiện khảo sát là ban ngày và vào các ngày
làm việc trong tuần (thứ ba, thứ tư, thứ năm) nên một số hộ được chọn không ở nhà. Do đó, điều
tra viên đã sử dụng một số hộ dự bị để thay thế. Tương tự đối với học sinh, đa số các em đến trường
học trong thời gian khảo sát. Tuy nhiên, nhóm vẫn đảm bảo đủ số em tham gia theo yêu cầu.

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 3


PHẦN II: TỔNG QUAN BÁO CÁO
Chương II: Bối cảnh của chương trình trong bối cảnh chung của địa phương
2.1. Bối cảnh chương trình
Là một trong những tổ chức tiên phong và tích cực trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ở Việt nam,
ActionAid Việt nam (gọi tắt là AAV) đã thiết kế và thực hiện Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện
Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (gọi tắt là Chương trình) trong khuôn khổ chiến lược giảm nghèo toàn
cầu do ActionAid Quốc tế (AAI) công bố năm 2000. Ba xã An Hải, Phước Hải và Phước Dinh thuộc
huyện Ninh Phước được chọn lựa để thực hiện chương trình vào năm 2001 sau khi được sự thống
nhất giữa UBND tỉnh Ninh Thuận, huyện Ninh Phước và AAV.
Những hoạt động can thiệp của AAV vào tỉnh Ninh Thuận trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21
phù hợp với định hướng phát triển chung của tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt nam nói
chung và của tỉnh nói riêng. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội Việt nam 5 năm 2001-2005
bao gồm “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển
dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá
đói; giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội;
hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn

định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an
ninh quốc gia.”7
Là một tỉnh thuộc vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, với ba dạng địa hình: miền núi, đồng bằng và
vùng biển, có nhiều dân tộc sinh sống (chiếm 23%, chủ yếu là dân tộc Chăm và Raglai), đa dạng về
tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo và đạo Balamon), Ninh Thuận là một trong
số những tỉnh thuộc diện nghèo của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 chiếm 19,4%, trong đó, dân
tộc thiểu số chiểm tỷ lệ nghèo rất cao, khoảng 45%. Đa số lao động của tỉnh sống bằng nghề nông
nghiệp (chiếm 66,4%), thủy sản chiếm 6,33%, công nghiệp 4,6%. Thêm vào đó, điều kiện tự nhiên ở
Ninh Thuận khắc nghiệt, bão lũ hoặc hạn hán kéo dài diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống và sản xuất của người dân địa phương. Xuất phát từ tình hình thực tế này, chính quyền
các cấp luôn xác định chương trình xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ hết sức quan
trọng, đặc biệt từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm
nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.8
Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng khí hậu khô hạn nhất nước, thiếu nước nghiêm
trọng cho sản xuất và cho đời sống nhân dân suốt mùa khô. Nguồn thu nhập chính của huyện là sản
xuất nông nghiệp (90%), lâm nghiệp và ngư nghiệp (10%). Đời sống đồng bào ở miền núi và vùng bãi
ngang còn nhều khó khăn do các yếu tố như thời tiết khắc nghiệt, nguồn lực lao động chất lượng
thấp, đất sản xuất bị thiếu và chất lượng đất kém, loại cây trồng bị hạn chế và dịch bệnh nhiều, thiếu
kiến thức thị trường, thiếu kiến thức về kỹ thuật canh tác, ít có cơ hội tiếp cận dịch vụ khuyến nông,
thiếu vốn, đồng thời họ ít có khả năng đa dạng hóa thu nhập phi nông nghiệp.
Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước (gọi tắt là LRP4) của tỉnh Ninh Thuận được thực
hiện nhằm góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết những vấn đề trên. Ba xã được chọn
dựa trên tiêu chí ưu tiên của AAV: có nhiều hộ gia đình là hộ nghèo, có đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống, trẻ em và phụ nữ bị tổn thương.

7
8

Tổng quan tình hình kinh tế xã hội 2001-2005, Tổng Cục Thống kê, p.1, www.gso.gov.vn/
Xóa đói, giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững ở Ninh Thuận,


LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 4


2.2. Đối tượng khảo sát của chương trình
Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước được thiết kế trên cơ sở đáp ứng các quyền cơ
bản thông qua các chương trình phát triển và mang lại lợi ích cho cộng đồng, trong đó người nghèo,
cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thanh niên đặc biệt là phụ nữ và trẻ em được xem là người
hưởng lợi chính.
Quy mô trung bình của các hộ gia đình tham gia khảo sát đánh giá cuối kì là 4,8 thành viên. Trong đó,
tỷ lệ các hộ có nhiều hơn 4 thành viên chiếm đa số với 51,4%, 26,4 % hộ gia đình có 4 thành viên và
22,2% hộ gia đình có ít hơn 4 thành viên.
Xét về phân loại hộ, tham gia khảo sát có 30,6% hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, trong đó tỷ lệ
hai nhóm hộ này là bằng nhau (15,3%)9. Phần lớn chủ hộ là người Kinh, chiếm 66,7%, 33,3% các hộ
còn lại có chủ hộ là người dân tộc Chăm (hình 1).
Hình 1: Thống kê về dân tộc chủ hộ và phân loại hộ (đơn vị: %)
80.0

69,4

66,7

60.0
33,3

40.0
20.0


15,3

15,3

Nghèo

Cận nghèo

0.0
Kinh

Chăm
Dân tộc

Không nghèo

Phân loại hộ

Nguồn: Khảo sát cuối kì
Trong số 72 hộ gia đình tham gia khảo sát, tỷ lệ người trả lời là nữ chiếm 47,2%, nhỏ hơn so với tỷ lệ
người trả lời là nam, chiếm 52,8%. Xét dưới vai trò là chủ hộ, có sự chênh lệch đáng kể khi chỉ có
19,4% hộ gia đình có chủ hộ là nữ, trong khi đó tỷ lệ hộ gia đình có chủ hộ là nam chiếm tới 80,6%.
Về thành viên của các hộ gia đình tham gia khảo sát, tỷ lệ thành viên nam là cao hơn so với tỷ lệ
thành viên nữ, tương ứng là 52,9% và 47,1% (hình 2).
Hình 2: Tỷ lệ hộ gia đình phân theo giới tính người trả lời và giới tính chủ hộ

Giới tính người trả lời

Nữ
47,2%


Giới tính chủ hộ
Nữ
19,4%

Nam
52,8%

Nam
80,6%

Nguồn: Khảo sát cuối kz
Như vậy, khảo sát có đẩy đủ các đại diện của người dân gồm nghèo, cận nghèo, dân tộc, phụ nữ và
trẻ em, đóng góp tiếng nói và suy nghĩ của họ trong đánh giá này.

9

Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp
dụng cho giai đoạn 2011 - 2015
LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 5


Chương III: Tóm lược các hoạt động chính, phương pháp triển khai và kết quả chương trình từ
năm 2001 đến năm 2014
3.1. Phương pháp triển khai
Xuất phát từ kinh nghiệm của AAV thực hiện các Chương trình Hỗ trợ Phát triển ở một số tỉnh khác
của Việt nam, AAV đã phối hợp với cán bộ các cấp địa phương và cộng đồng dựa trên các đánh giá
nghèo (PPA) và lập kế hoạch có tham gia (PPP), AAV xây dựng Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện

Ninh Phước (ở địa phương gọi là Dự án giảm nghèo Ninh Phước) với nhiều hoạt động lồng ghép
nhằm đạt kết quả tốt nhất về phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.10 Áp dụng các phương pháp
tiếp cận dựa trên quyền con người, AAV, thực hiện các cam kết của mình thông qua năm ưu tiên về
chương trình bao gồm: (1) Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững; (2)
Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi xã hội, tăng cường lãnh
đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự; (3) Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ
em; (4) Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phương pháp lấy con người
làm trung tâm; và (5) Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái.
3.2. Các giai đoạn hoạt động của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước


Giai đoạn 1 (2002-2004): AAV hợp tác với Trung tâm vì sự Tiến bộ Nông thôn (CRP) thực hiện
chương trình tại 3 xã nêu trên của huyện Ninh Phước. Cuối năm 2004, AAV kết thúc hợp tác với
CRP.



Giai đoạn 2 (2005- 2010): AAV hợp tác với UBND huyện Ninh Phước tiếp tục thực hiện chương
trình tại 3 xã trên.



Giai đoạn 3 (2011-2014): Chuẩn bị rút vùng và bàn giao chương trình cho địa phương.

Tuy nhiên, về tổng thể, có thể thấy sự đầu tư cũng như thực hiện các chương trình của AAV tại 3 xã
chia làm hai giai đoạn, bao gồm: (i) giai đoạn 1 từ đầu chương trình (2001) cho đến hết năm 2010, và
(ii) giai đoạn 2 từ năm 2011 cho đến 2014, khi chấm dứt chương trình. Tại giai đoạn 1, hoạt động của
chương trình tương đối nhiều, đa dạng, bao gồm nhiều hỗ trợ vật chất, và tập trung hơn vào một số
quyền so với giai đoạn 2. Tại giai đoạn 2, các hoạt động tập trung vào nâng cao nhận thức, kiến thức
và kỹ năng (truyền thông và tập huấn), số lượng hoạt động cũng ít đi nhiều và hầu như không còn hỗ

trợ cơ sở hạ tầng cho địa phương.
3.3. Các hoạt động của Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước11
Phần dưới tóm tắt mô tả các hoạt động, đối tượng thụ hưởng và ngân sách trong 5 chương trình ưu
tiên trong suốt thời gian hoạt động từ năm 2001 đến năm 2014. Nguồn thông tin và số liệu được
tổng hợp từ cáo tóm tắt của LRP4 năm 2014, với các hoạt động và ngân sách tổng cộng của tất cả các
năm hoặc trong một năm cụ thể khi hoạt động này được thực hiện trong ba xã của chương trình.
Ưu tiên Chương trình 1: Thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững
Mục đích: hỗ trợ cộng đồng và người dân nghèo, đặc biệt là phụ nữ trong vùng dự án phát triển các
hoạt động tạo thu nhập quy mô nhỏ và bền vững trong điều kiện cụ thể của địa phương.
Hoạt động:
(i)

10
11

tập huấn kỹ thuật cây trồng và vật nuôi; trong thời gian 2001-2014 chương trình đã tổ
chức 236 lớp đào tạo kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho 7.080 hộ nông dân nghèo với
tổng ngân sách là: 1,1 tỷ đồng; Từ năm 2013 dự án triển khai 07 lớp tập huấn nông
nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (CRSA) trang bị các kiến thức về biến đổi
khí hậu và 10 giải pháp canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu cho nữ nông dân nghèo
tại vùng phát triển ở 3 xã với 210 chị tham dự với tổng kinh phí là 34 triệu đồng.

Báo cáo đánh giá tác động 2009, AAV
Xem Annex 3. Các hoạt động chi tiết của Chương trình. Nguồn: báo cáo tổng kết 2014, LRP4

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 6



(ii)

(iii)
(iv)

(v)

(vi)

(vii)

(viii)
(ix)

(x)

hỗ trợ hoạt động của CLB khuyến nông bao gồm Xây dựng tủ sách khuyến nông cho 6
thôn, tập huấn nuôi bò thịt, heo, cây ăn quả, tcho thành viên, tổ chức 16 các cuộc thi
nhà nông (2004-2008) cho 1600 người với chi phí 34 triệu đồng;
tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình (2004, 2006,2008 và 2011) trồng nấm rơm,
cây ăn trái, măng tây xanh và nuôi gà thả vườn,;
tổ chức mô hình sản xuất phù hợp với địa bàn như 3 tăng 3 giảm trên cây lúa cho 15 hộ,
gieo lúa bằng máy sạ cho 60 hộ, trồng lúa giống cho 24 hộ, trồng rong sụn, nuôi trâu,
nuôi gà quy mô nhỏ, trồng đậu phộng ; nho black queen, lúa cao sản, hành đỏ, nuôi bò
cặp, nuôi heo…
7 hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về cách thức làm ăn thoát nghèo với 300 người tham
dự, mô hình trông măng tây xanh với 50 người, chăn nuôi bò cập cho 45 người, trồng
rong sụn cho 50 người, chia sẻ các hình thức làm ăn thoát nghèo với 150 người, mô hình
trồng lúa với 50 người tham dự
hỗ trợ giống, vật tư sản xuất: với tổng số tiền là 410 triệu đồng, chương trình đã hỗ trợ

giống nho cho 2 hộ, giống lúa cho 54 hộ, hành đỏ cho 10 hộ, đậu phộng cho 11 hộ, măng
tây xanh cho 7 hộ, rong sụn cho 25 hộ, gà heo vịt cho 368 hộ, phân bón nông nghiệp cho
702 hộ, chuồng heo, bò cho 29 hộ, tôn che nhà dệt chiếu cho 19 hộ, máy gieo sạ hàng
cho 10 nhóm người dân
hỗ trợ vốn phát triển cộng đồng không lãi bao gồm mua phân bón cho 78 hộ, chăn nuôi
heo, gà vịt cho 102 người, nuôi chim bồ câu, cá 3 người, nuôi trâu 16 hộ, buôn bán nhỏ
24 người, chăn nuôi bò 47 hộ, trồng rong sụn 11 hộ, dệt thổ cẩm 6 hộ. Tổng số tiền vay
784 triệu đồng.
thành lập và duy trì 10 nhóm phát triển cộng đồng với 296 thành viên, 5 nhóm sở thích
về chăn nuôi, trồng rong sụn và buôn bán nhỏ với tổng số 74 thành viên
hoạt động truyền thông - chiến dịch, bao gồm 9 buổi truyền thông nhỏ cho 1.270 chị
em, 24 buổi cho 720 nam giới, 3 buổi sân khấu hóa về Luật đất đai và quyền tiếp cận tài
nguyên thiên nhiên của phụ nữ; truyền thông nhóm nhỏ về việc thực hành các mô hình
nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (CRSA) cho 840 phụ nữ, 6 buổi hội
thảo với 300 phụ nữ kêu gọi sự ủng hộ của ban ngành cho phụ nữ tếp cận đất đai, chiến
dịch xóa bỏ đói nghèo hàng năm từ năm 2005 -2010 với 1.420 người tham gia
hoạt động tín dụng - tiết kiệm nhằm tăng khả năng sử dụng đồng tiền hiệu quả, tạo việc
làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống gia đình. Đây là một cấu phần quan trọng của
chương trình. Từ 2001-2007, chương trình đã hỗ trợ được 2.720 người vay, từ nguôn
vốn của AAV là 1,4 tỷ, quỹ huy động thêm từ nguồn thành viên là 1,1 tỷ. Cuối năm 2007,
hoạt động này tách ra khỏi LRP4 Từ cuối 2007, quỹ này tách ra khỏi chương trình để trở
thành một tổ chức phi chính phủ độc lập tại địa phương, Đến 2013, có 13 xã trong huyện
với 5.352 thành viên với số vốn phát ra là 15.543 triệu đồng.

Ưu tiên Chương trình 2: Nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết nhân dân nhằm thay đổi
xã hội, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội dân sự
Mục đích: nâng cao nhận thức và sự tham gia của người dân vào những hoạt động cung cấp dịch vụ
công tại địa phương, nâng cao trách nhiệm của cán bộ đối với người dân, đẩy mạnh tính minh bạch,
nâng cao năng lực cho phụ nữ và thanh niên trong việc tham gia và giải quyết các vấn đề của cộng
đồng như thể chế, môi trường, và giảm nhẹ thiên tai.

Hoạt động:
(i)
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bao gồm Tổ chức triển khai Nghị định 79/CP về quy
chế dân chủ cơ sở (QCDCCS), Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về pháp luật,
Tập huấn các kỹ năng hòa giải cơ sở, Hỗ trợ xã Phước Dinh trong việc đánh giá tình hình
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Tổng kinh phí cho hoạt động này là 435,5 triệu với
18.926 người hưởng lợi.

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 7


(ii)

(iii)

(iv)

hoạt động phân tích ngân sách xã: 3 lớp tập huấn phân tích ngân sách xã cho 105 người
(2007), 335 người tham gia (2008), 2 lớp tập huấn về Luật ngân sách nhà nước, Luật
HĐND và UBND sửa đổi cho 39 cán bộ , phân tích ngân sách cho 38 cán bộ, tổ chức công
khai ngân sách qua loa đài và họp trực tiếp với người dân ở một số thôn với 162 người
tham dự, Tổng kinh phí là 56,7 triệu đồng với 4.928 người tham gia.
nâng cao năng lực cho phụ nữ, thanh niên và các nhóm dân tộc bao gồm tập huấn kỹ
năng điều hành nhóm , bao gồm Tổ chức tập huấn kỹ năng điều hành nhóm, Thành lập
và duy trì sinh hoạt 6 nhóm thanh niên nhiệt huyết, Tập huấn hệ thống thể chế nhà
nước cho đại diện các nhóm phụ nữ, thanh niên nhiệt huyết, Tập huấn cho 32 phụ nữ và
thanh niên về kiến thức và kĩ thuật trong lĩnh vực phát triển cộng đồng và giám sát dự
án. Tổng kinh phí cho các hoạt động này là 100 triệu

nâng cao chất lượng dịch vụ công và trách nhiệm giải trình, bao gồm tập huấn kỹ năng
làm việc với người dân, tổ chức tham vấn giải đáp thông tin giữa người dân với chính
quyền về dịch vụ công và giải trình minh bạch, tổ chức đối thoại giữa người dân và chính
quyền chia sẻ ý kiến giám sát chính sách dịch vụ công

Ưu tiên Chương trình 3: Thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em
Mục đich: nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền trẻ em trong cộng đồng.
Hoạt động:
(i) Hỗ trợ trực tiếp và cơ sở hạ tầng cho trường học bao gồm cấp học bổng và cho 694 học
sinh, phát phần thưởng cho 15.483 em, hỗ trơ 107 xe đạp, tặng 20.670 quyển vở, 2049 cặp
sách, 921 bộ đồng phục, sách giáo khoa và vở cho 167 học sinh, hỗ trợ tủ sách dùng chung
cho 9 trường tiểu học với 3250 bộ, xây phòng mẫu giáo cho 9 thôn, 2 phòng học cho trường
tiêu học 2 thôn, tường rào các trường mẫu giáo, xây lại nhà vệ sinh và hồ chứa nước, đổ đất
sỏi sân trường, bê tông hóa sân trường, Tổng ngân sách cho hoạt động này là 1.827.917.000
đồng
(ii) Mô hình trường học thân thiện; bao gồm tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, 4 khóa
tập huấnvề nội dung, phương pháp dạy học tích cực và cách làm đồ dùng dạy học, kỹ năng
làm việc với trẻ và Quyền trẻ em, kỹ năng dự giờ, đánh giá & phản hồi tiết học cho 30 người;
thành lập nhóm nòng cốt thực hiện mô hình TTTT, hỗ trợ vật tư, cải thiện cảnh quan môi
trường, tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học, hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa… cho 6526
giáo viên và học sinh với 404.082.000 đồng
(iii) Thực hiện mô hình đôi bạn cùng tiến: hỗ trợ 410 đôi ban, 12 CLB với 252 học sinh tham gia,
tổ chức tham quan, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với 3180 lượt người tham gia và chi phí
hết 406 triệu đồng
(iv) Thành lập và duy trì 2 CLB phóng viên nhỏ nhằm hướng dẫn và cung cấp kỹ năng cho các
em học sinh thu thập thông tin về những chủ đề khác nhau trong cuộc sống, cách viết và
chụp ảnh để các em có thể thể hiện được mong muốn và cách nhìn nhận cuộc sống. Đồng
thời, những hoạt động này khuyến khích sự tham gia của cộng đồng nhìn nhận những vấn
đề, sự việc mà các em đã đề cập
(v) Các hoạt động ngoại khóa hướng vào trẻ bao gồm 18 hội trại hè cho 3756 học sinh và

người lớn, sinh hoạt hè cho 12.600 lươt học sinh tham gia, vui chơi văn nghệ cho 18.000
lượt học sinh; tập huấn 37 buổi thực hành kỹ năng sống cho 11.859 học sinh, 18 hội thi tìm
hiểu về luật BV, CS và GD trẻ em và luật GD cho 10.360 học sinh, hỗ trợ tết thiếu nhi và
trung thu, tham quan các làng truyền thống, diễn đàn, ngày hội môi trường cho 4572 học
sinh, ngày hội đọc sách cho 6459 học sinh; hỗ trợ khăn mặt, vở viết, kem đánh răng, xà
phòn, bánh kẹo..,
(vi) Nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền tiếp cận giáo dục và quyền trẻ em, bao gồm 2
buổi sân khấu hóa về quyền tiếp cận giáo dục tại cộng đồng đã thu hút được 1.427 người
đến xem với tổng kinh 13,7 triệu; Tập huấn về quyền trẻ em cho 240 người lớn; diễn đàn về
quyền trẻ em cho 11 trường trong địa bàn với 5.011 học sinh; chức 8 hội thảo về phòng
LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 8


chống bỏ học tại tất cả các trường của 3 xã với 480 người tham dự và Truyền thông nhóm
nhỏ về quyền trẻ em cho 11 nhóm cộng đồng với 325 tham gia
(vii) Phổ cập giáo dục cho trẻ em và xóa mù chữ cho người lớn, bao gồm 3 lớp phổ cập dành
cho 53 trẻ; Hoạt động xóa mù chữ và phát triển cộng đồng dành cho 533 người với kinh phí
187 triệu
(viii) Hỗ trợ đồ dùng học tập cho mẫu giáo, bao g;ồm 07 máy hát, 03 cầu trượt, 24 kệ để đồ
chơi, 115 bộ bàn ghế, 200 quyển truyện tranh, xích đu, cầu bập bênh, giá đựng sách, truyện
tranh, dụng cụ đồ chơi học tập, tranh vẽ đồ chơi cây trái bằng mũ, con vật, con số .. cho 670
học sinh với 145 triệu.
(ix) Tổ chức chiến dịch tuần lễ giáo dục toàn cầu theo các chủ đề khác nhau cho từng năm.
Ưu tiên Chương trình 4: Ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu bằng các phương
pháp lấy con người làm trung tâm
Muc đích: tăng khả năng của cộng đồng và người dân trong việc ứng phó với thiên tai.
Hoạt động:
(i)

Nâng cao nhận thức và năng lực về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai: 4 lớp tập huấn
phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai cho nhóm xung kích với 140 người tham gia; 2 lớp tập
huấn cho 70 người dân bơi và biết cách ứng phó khi có bão lũ; 18 lớp về phòng ngừa
giảm nhẹ thiên tai gồm 631 người; huấn 3 lớp về kiến thức phòng ngừa giảm nhẹ thiên
tai cho 92 người; Tập huấn cho đội xung kích 3 xã về phân tích tình trạng dễ bị tổn
thương đối với thiên tai và biến đổi khí hậu với 22 người tham gia tập huấn cho 56 người
đại diện các nhóm phụ nữ cộng đồng; 8 nhóm tiến hành phân tích tính dễ bị tổn thương
và lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro với 240 người; 3 lớp sơ cấp cứu ban đầu cho đội cứu
hộ cứu nạn với 105 người tham gia; Tập huấn kỹ năng chèo xuồng và điều khiển xuồng
máy cho 64 thành viên; truyền thông sân khấu hóa và nhóm nhỏ cho 1.000 chị phụ nữ và
cho 3.865 học sinh các trường, và Tổ chức diễn tập phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ
thiên tai cho 160 người tham gia.
(ii)
Hỗ trợ trực tiếp, bao gồm trang bị hệ thống loa phát thanh cho 6.800 người hưởng lợi,
lắp đặt hệ thống loa không dây cho 1.200 người hưởng lợi; 1 xuồng cứu hộ lớn; 2 xuồng
chèo tay; đặt 02 máy cho 2 xuồng; 02 máy cho 2 chiếc xuồng; năm 2003 sau cơn lũ hỗ
trợ gạo, mì tôm, thuốc cấp cứu cho 304 hộ nghèo xã An Hải, 709 hộ nghèo xã Phước Hải,
235 hộ nghèo xã Phước Dinh. Hỗ trợ lúa giống phục hồi sau thiên tai cho 111 nông dân
nghèo xã Phước Hải. Tổng trị giá cứu trợ khẩn cấp năm 2003 là 172 triệu; Năm 2004, hỗ
trợ xây 5 nhà giá trị 4 triệu đồng/hộ nghèo; hỗ trợ lương thực và thuốc cấp cứu cho 215
hộ ở xã An Hải, 220 hộ ở xã Phước Hải với tổng kinh phí 58 triệu đồng. Năm 2010, hỗ trợ
phân bón cho 125 hộ nghèo sau lũ lụt, và hỗ trợ mền cho 450 hộ; đào 68 cái giếng chống
hạn phục vụ sản xuất và 14 giếng nước sinh hoạt ở các trường học, trạm xá xã; Hỗ trợ
129 áo phao, 76 bộ áo mưa, phao cứu hộ, 48 dây thừng cho đội cứu hộ cứu nạn của 3 xã
vùng dự án. Tổng kinh phí cho hoạt động hỗ trợ trưc tiếp 671 triệu.
(iii)
Thực hiện dự án phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai (DIPECHO) bao gồm tập huấn về công
tác đánh giá rủi ro và lập kế hoạch di dời dân, lập bản đồ hiểm họa cấp thôn, tổ chức các
lớp tập huấn về nội dung phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai (PNGNTT) lồng ghép vào
chương trình giảng dạy, hội thảo về lập kế hoạch truyền thông về PNGNTT, tổ chức cuộc

thi tìm hiểu về PNGNTT, hội thảo cho giáo viên về chương trình giảng dạy rủi ro thảm
họa trong nhà trường, lập bản tin cho 12 thôn, lắp đặt hệ thống loa truyền thanh để
thông tin và cảnh báo thiên tai, mua sắm phương tiện cứu hộ, hỗ trợ 305 tẹt (bồn) chứa
nước, xây dựng mô hình nhà tránh lũ, và tham quan trong và ngoài nước.
Ưu tiên Chương trình 5: Xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 9


Muc đích: hỗ trợ phụ nữ nghèo cải thiện mức sống, nâng cao nhận thức bình đẳng giới và đảm bảo
quyền phụ nữ và trẻ em gái, nâng cao vai trò phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Hoạt động:
(i) nâng cao năng lực nhận thức về Giới như giới và giảm nghèo, giới và bạo lực gia đình,
phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS, phòng tránh rủi ro do thiên tai, tham gia xây dựng nhà
nước, công ước CEDAW. Tông ngân sách chi hoạt động này là 356.500.000 đ với 12.693
người tham gia.
(ii) phòng chống bạo lực gia đình, bao gồm Thiết lập mô hình đội truyền thông về giới và
phòng chống BLGĐ, In ấn tờ rơi, tờ bướm, xây dựng địa chỉ tin cậy, - Thành lập và sinh hoạt
thường xuyên 8 nhóm, CLB phụ nữ với 235 thành viên, Tổ chức mít tinh và tuần hành hưởng
ứng chiến dịch truyền thông xóa bỏ bạo lực phụ nữ, Tập huấn về khởi sự doanh nghiệp và
hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất hộ gia đình, Tổ chức các hội thảo, diễn đàn chia sẻ về
phòng chống bạo lực gia đình từ năm 2009 đến 2012 với 728 người tham gia. Ngân sách chi
hoạt động này là 481.764.000 với 14.567 người tham gia
(iii) xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm 4 lớp tập huấn
vì sự tiến bộ của phụ nữ cho 102 người, 06 buổi hội thảo vận động địa phương, chính quyền
tạo điều kiện bồi dưỡng cho chị em phụ nữ có tiềm năng tham gia đảm trách các vị trí ở xã
thônthành lập 4 CLB phụ nữ tiềm năng, tập huấn kỹ năng tham chính cho CLB phụ nữ tham
chính, 3 buổi diễn đàn nói chuyện về vai trò của gia đình cho 180 ngư, 4 lớp tập huấn về kỹ

năng sống cho 120 nam nữ thanh niên, tập huấn 4 lớp cho 120 phụ nữ và trẻ em gái,6 buổi
diễn đàn dành cho các nhà hoạt động về quyền phụ nữ chia sẻ { tưởng về tình dục và khả
năng kiểm soát cơ thể của phụ nữ với 320 người tham gia, 6 buổi sân khấu hóa về sự an toàn
của phụ nữ nơi công cộng gồm 4.200 người, 6 buổi sân khấu nâng cao nhận thức cho bạn
tình/chồng và các thành viên trong gia đình cho 4.150 người. .
Ngoài ra, những năm đầu chương trình còn tập trung vào 2 hoạt động cơ bản khác bao gồm:
(i) Quyền được sống và tôn trọng nhân phẩm khi đối mặt với HIV/AIDS bao gồm Nâng cao
năng lực cho cán bộ cấp cơ sở và cấp huyện, cho giáo viên và học sinh ở các trường THCS,
Tuyên truyền về phòng ngừa và chống lây nhiễm HIV/AIDS cho 2.147 học sinh và giáo viên
ở các trường THCS, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt nhóm như nhóm TD-TK, các lớp Reflect,
tổ tự quản, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ với 2.680 người tham gia với tổng kinh phí là 57
triệu , và
(ii) Cải thiện cơ sở hạ tầng, nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
bao gồm


Hỗ trợ xây dựng và sửa chữa các công trình cộng đồng, hỗ trợ xây đắp đường liên thôn
xây lắp hệ thống nước tự chảy, xây nhà vệ sinh ở chợ, vận động và hỗ trợ các hộ nghèo 3
xã vùng dự án xây dựng nhà vệ sinh gia đình, sửa chữa nhà cộng đồng, làm hàng rào nhà
cộng đồng, bê tông hóa đường liên thôn; hỗ trợ làm bãi chứa rác thải và cung cấp 5 xe
chở rác



Chăm sóc sức khỏe cộng đồng bao gồm cung cấp trang thiết bị và dụng cụ y tế cho trạm
y tế cho 19.167 người trong vùng dự án, 78 lớp tập huấn về chương trình giáo dục hành
động với 2.286 người tham 1 lớp tập huấn tay nghề cho 39 bà đỡ của tất cả các xã trong
toàn huyện, dự, , hỗ trợ đình sản, khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 177 người
già neo đơn và trẻ khuyến tật.


LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 10


PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ
Chương IV. Tính hiệu quả của chương trình
4.1. Cơ sở triển khai chương trình và đối tượng hưởng lợi
Ba xã An Hải, Phước Hải và Phước Dinh là 3 xã thuộc diện xã nghèo, vùng sâu, vùng xa và bãi ngang,
là những xã có tỷ lệ nghèo cao (xem phần 1.1). Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước
được thiết kế trên cơ sở đáp ứng các quyền cơ bản và mang lại lợi ích cho cộng đồng, trong đó người
nghèo và cận nghèo, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, được xem là người hưởng lợi chính của 3 xã.
Chương trình này phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương trong giai đoạn dài
hạn (5 năm) nói chung và hàng năm nói riêng. Theo đó, cán bộ chương trình huyện Ninh Phước đã
thiết kế từng chương trình và hoạt động cụ thể cho các đối tượng phù hợp ở địa phương (xem phụ
lục 5).
Vì ở ba xã khảo sát có người Kinh, Chăm và Raglai, những đánh giá về tác động của LRP4 đều hướng
tới và bao hàm tất cả những người hưởng lợi nói chung, tuy nhiên một số biến trong khảo sát được
phân tách theo nhóm dân tộc.
4.2. Quy trình lên kế hoạch và thực hiện
Xuất phát từ quan điểm đáp ứng các quyền cơ bản của người dân, các kế hoạch của chương trình
được xây dựng đều có sự tham gia người dân. Đồng thời, kế hoạch này cũng dựa trên kế
hoạch/chiến lược quốc gia của AAV và của vùng. Do đó, các kế hoạch đã thực hiện phù hợp với
những nhu cầu cấp thiết và ưu tiên của địa phương trong các lĩnh vực của đời sống.
Hoạt động của AAV tại địa phương rất đa dạng và hướng tới 5 quyền cơ bản, sau này gọi là ưu tiên
chương trình, bao gồm, quyền có lương thực; quyền giáo dục, quyền trẻ em và các hoạt động hướng
vào trẻ; quyền phụ nữ; quản trị nhà nước, nâng cao năng lực cộng đồng; quyền có cuộc sống bình
thường khi đối mặt với HIV/AIDS. Tất cả các quyền được thực hiện theo ngân sách chương trình bảo
trợ trẻ, một chương trình gây quĩ cho các hoạt động chung tại địa bàn, và ở Viêt Nam nói chung.
Một trong những hiệu quả mà chương trình đã lên kế hoạch và thực hiện đó là việc sử dụng nhân

lực địa phương (từ cấp xã cho đến cấp tỉnh) tham gia vào tập huấn. Cách làm này tiết kiệm chi phí,
giúp cán bộ địa phươngphát huy được sức mạnh và nâng cao năng lực, đồng thời gắn kết hơn mối
tương tác giữa cán bộ các cấp cũng như giữa cán bộ và người dân.
Việc lập kế hoạch được cán bộ cấp xã phản ánh tại giai đoạn 1 dễ dàng hơn giai đoạn 2 về vấn đề thủ
tục. Tai giai đoạn 1 (trước 2011), Ban QLCT huyện có quyền quyết định đối với những hoạt động có
kinh phí dưới triệu đồng do đó kế hoạch được duyệt nhanh và được Ban QLCT huyện giám sát chặt
chẽ. Đối với giai đoạn 2 (sau 2011), thủ tục phải qua nhiều người xem xét, do đó mất nhiều thời gian
để thực hiện. Tuy nhiên, quá trình gửi và duyệt kế hoạch này chỉ khó khăn đối với cấp huyện trong
năm 2011, còn từ năm 2012 trở đi thủ tục xét duyệt đều tốt do các bên đã quen với quy trình và thủ
tục mới.
Sự khác nhau về cách thức quản lý và triển khai giữa thời kì trước 2010 và từ 2011 đến khi kết thúc
chương trình gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình phê duyệt các hoạt động của chương
trình dưới góc độ đánh giá của cộng đồng (xem sơ đồ 1&2 dưới đây).

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 11


Sơ đồ 1: Quản lý chương trình (giai đoạn 2001-2010)
AAV

Cấp
Tỉnh/QG

Cán bộ
địa bàn
AAV

Ban QLDA

DAGN huyện
Cơ quan
Ban-Ngành
huyện

Ban QLDA xã
Ban-NgànhĐoàn thể- xã

Ban QLDA xã
Ban-NgànhĐoàn thể- xã

Ban QLDA xã
Ban-NgànhĐoàn thể- xã

Ban Quản lý Nhân dân thôn
Cấp cộng đồng Chi hội phụ nữ, nông dân
 Nhóm Tín dụng-Tiết kiệm
 Nhóm vượt nghèo cùng sở thích
 Lớp học xóa mù- phát triển cộng đồng

Ghi chú:
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ phối hợp-hỗ trợ
CQBN: GD, TC-KH, KN, NN,
NVL§, TN, YT, PN

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động 2009

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz


Trang 12


Sơ đồ 2: Mô Hình Hợp Tác Thực Hiện Chương Trình Giữa AVV, Đối Tác và Cộng Đồng (giai
đoạn 2011-2014)

Hướng dẫn xây dựng chiến lược
Hỗ trợ kỹ thuật
Hỗ trợ ngân sách và nâng cao năng
lực quản lý

AAV

Phản Hồi, Rút
kinh nghiệm
và Đề Xuất
Thay đổi

Hộ Gia đình, cộng
đồng

Phản Hồi, Rút
kinh nghiệm
và Đề Xuất
Thay đổi

Phản Hồi, Rút
kinh nghiệm
và Đề Xuất
Thay đổi


Xây dựng chiến lược,
kế hoạch, thực hiện
và giám sát

Ban ND thôn

Phản Hồi, Rút
kinh nghiệm
Xây dựng chiến lược,
và Đề Xuất
kế hoạch, thực hiện ,
Thay đổi
giám sát
Phản Hồi, Rút
kinh nghiệm
và Đề Xuất
Thay đổi

Xây dựng chiến lược,
kế hoạch, thực hiện
và giám sát

: Cùng tham gia
LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

BQLCT huyện Ninh
Phước và các Phòng,
Hội liên quan của
huyện


Trang 13

UBND xã


4.3. Giám sát và đánh giá
Ban QLCT huyện cho biết, họ thực hiện giám sát đánh giá tương đối chặt chẽ. Việc lập kế hoạch dựa
trên chương trình khung bao gồm chỉ số cần đạt được theo từng giai đoạn của AAV hàng năm. Ban
QLCT huyện sau đó sẽ bóc tách thành những hoạt động cụ thể, làm việc với người dân thông qua
cuộc họp do Ban QLCT huyện tổ chức với xã, thôn, các nhóm phát triển cộng đồng để nắm bắt nhu
cầu cần can thiệp, đối tượng can thiệp rồi cùng lập kế hoạch cụ thể, có tính đến ngân sách của
chương trình.
Mặc dù đối tượng hướng tới của AAV là những người nghèo, yếu thế, phụ nữ, và trẻ em, tiêu chí
chọn đối tượng cho chương trình có dựa trên việc xem xét mức độ phù hợp của người dân với yêu
cầu của chương trình. Theo l{ giải của Ban QLCT huyện Ninh Phước, chương trình này quan tâm tiêu
chí người nghèo nhưng không phải tất cả là người nghèo mà chủ trương của AAV là hướng tới người
nghèo, do đó đã tạo ra một phạm vi tương đối rộng để huyện tự xử lý. Sự xen kẽ này cũng tạo cơ hội
để mọi đối tượng hộ dân dễ chia sẻ kinh nghiệm với nhau hơn. Ví dụ, tập huấn trồng táo cho những
đối tượng đang trồng táo, trong đó có người nghèo và người có kinh tế trung bình. Việc quy định xen
kẽ đối tượng như trên thường không qua văn bản, mà chủ yếu qua giao tiếp trực tiếp với bên Ban
QLCT của xã.
Các cuộc họp giữa trưởng ban QLCT, các ngành liên quan ở cấp xã và huyện được thực hiện 6 tháng
và 1 năm. Trước năm 2008, các xã đều có cán bộ chuyên trách (điều phối viên xã) và ban QLCT gồm
đại diện các ban ngành. Những người này có được phụ cấp của chương trình. Họ thực hiện các công
việc của chương trình, bao gồm cả theo dõi và đánh giá với tính chất kiêm nhiệm. Từ năm 2008, việc
theo dõi các hoạt động do trưởng ban QLCT xã thực hiện. Với những hoạt động đã được phê duyệt,
cán bộ địa phương đảm bảo đúng và đủ đối tượng tham gia. Đồng thời Ban QLCT huyện nói rõ
phương pháp và nội dung tập huấn cho người dân. Sau tập huấn đều có bảng đánh giá, lưu danh
sách lớp tập huấn để Ban QLCT xã và huyện theo dõi sự thay đổi của họ sau khi tập huấn. Ban QLCT

xã và huyện quan tâm đến những người nổi trội hơn để biết thông tin là chính. Theo ý kiến của Ban
QLCT huyện, việc giám sát toàn bộ các hoạt động không dễ, ban ngành xã không đủ thời gian để thực
hiện do nhiều hoạt động và chương trình.
Một số hộ dân cho rằng việc giám sát của chương trình chỉ xảy ra lúc đầu, ví dụ, khi hỗ trợ mua cây
con bằng việc lập biên bản xác nhận đúng giống đã thống nhất, và xác nhận đã trao cho người dân,
còn việc giám sát trong quá trình nuôi, trồng còn hạn chế. Một phần nguyên nhân được cho rằng
chương trình không đủ người để giám sát. Theo ý kiến của các thành viên Ban QLCT huyện, việc giám
sát có được thực hiện thông qua ban quản l{ chương trình xã hoặc người chuyên trách và đều có sự
giám sát từ ban quản lý huyện. Từ năm 2008 do cơ cấu chỉ còn một Trưởng ban nên các hoạt động
đều có theo dõi và giám sát trực tiếp từ Ban QLCT huyện còn trưởng BQLCT xã gián tiếp nghe báo
cáo lại từ người thực hiện và BQLCT huyện. Tuy nhiên những hoạt động có kinh phí cao hoặc các
hoạt động xây dựng thì trưởng ban QL xã trực tiếp tham gia cùng dự án giám sát.
Các công trình hạ tầng, ví dụ làm sân trường, được thực hiện thông qua sự giám sát của người dân
và giáo viên. Xã cũng đồng thời giam giám sát và hỗ trợ thêm ví dụ như xi măng, ngày công (như
phần đối ứng của xã với chương trình). Tuy nhiên, hoạt động giám sát này, theo đánh giá của ban
ngành xã, vẫn còn hạn chế do công việc kiêm nhiệm. Sự nắm bắt công việc của trưởng ban QLCT cấp
xã được phản ánh cũng khó hơn trước do không tham gia vào duyệt chi các hoạt động như trước,
mà chỉ dừng lại ở vai trò xác nhận các hoạt động, theo dõi kế hoạch và thực hiện của những đối tác
khác của xã như hội phụ nữ, hội nông dân. Những đối tác này sẽ trực tiếp ứng tiền từ trên Ban QLCT
huyện.
Việc giám sát quá trình hỗ trợ được người dân góp ý nên theo các giai đoạn theo tính chất của từng
loại, sao cho ban quản l{ chương trình nắm bắt được quá trình phát triển của hoạt động đó, ví dụ
cây trồng, vật nuôi. Cần quy định số ngày nhất định để kiểm tra chiều cao, cân nặng của vật nuôi,
LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 14


kiểm tra kỹ thuật nuôi, giai đoạn cần họp nhóm để chia sẻ và rút kinh nghiệm. Đồng thời, chương
trình cũng cần kết hợp hoặc hợp đồng với bên trung tâm hoặc cán bộ thú y hoặc trồng trọt hướng

dẫn hoặc hỗ trợ công tác tiêm phòng (ngay khi nhận vật nuôi) và phòng chống bệnh tật trong quá
trình nuôi, trồng.
4.4. Ngân sách
Các hoạt động của chương trình rõ ràng với kinh phí được duyệt. Thậm chí cán bộ ở cộng đồng còn
phản ánh cách quyết toán quá chặt chẽ, đôi khi họ rất khó xử vì không đủ kinh phí để chi. Hiện tượng
này rất ít xảy ra từ năm 2009 trở về trước. Ví dụ, chi phí cho hoạt động sân khấu hóa sẽ không đơn
thuần chỉ là cho những người tham gia chính và những hỗ trợ vật chất, mà còn một số hoạt động
khác cần có chi phí như đảm bảo an ninh trật tự… Mấu chốt vấn đề ở đây có thể nhìn thấy ở sự chia
sẻ thông tin về sự đóng góp của cộng đồng. Nếu chương trình nêu rõ ràng đóng góp của cộng đồng
trong từng hoạt động ở mức độ nào thì sẽ có cách thức hiểu và xử l{ rõ ràng hơn về vai trò của từng
bên tham gia.
Hình 3: Tỷ lệ ngân sách của chương trình (giai đoạn 2001-2014)

TỶ LỆ NGÂN SÁCH DỰ ÁN

XD năng lực và CT chung
9%

Bảo trợ trẻ
6%

HIV
1%

Quản lý phí
17%

Quyền tiếp cận giáo dục và
trẻ em
24%


Y tế , vệ sinh môi trường
6%

Quản trị nhà nước
4%
phòng ngừa giảm nhẹ
thiên tai
8%

Quyền phụ nữ và trẻ em
gái
6%
Quyền có lưong thực
19%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban QLCT huyện Ninh Phước12
Hình 3 cho thấy, quyền có lương thực và quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em chiếm tỷ lệ chi phí lớn
nhất, bởi vì bao gồm nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng và hỗ trợ trực tiếp, còn lại là những hoạt động
tập huấn và truyền thông. Nếu tách bạch riêng chi phí dành cho cơ sở hạ tầng và hỗ trợ trực tiếp ra
khỏi hạng mục chung, ta sẽ nhìn thấy rõ hơn mức độ tập trung kinh phí cho những hoạt động còn lại.
4.5. Ưu tiên Chương trình 1. Sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững
Các hoạt động liên quan đến sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững được LRP4 thiết kế nhằm hỗ
trợ cho người dân vùng dự án có thể đối mặt với khí hậu khắc nghiệt cũng như với các yếu tố bất lợi
12

Chi phí cụ thể và đối tượng hưởng lợi xem Phụ lục 7. Ngân sách các năm và số người hưởng lợi

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz


Trang 15


ảnh hưởng đến thu nhập và mức sống của người dân. Thông tin từ khảo sát cho thấy, chương trình
để lại dấu ấn tương đối rõ nét trong người dân về các hoạt động can thiệp trong nông nghiệp. LRP4
đã đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc cung cấp kỹ thuật cây trồng và vật nuôi. Sự phù hợp
với nhu cầu ở đây được đánh giá dưới hình thức: (i) lấy ý kiến của người dân về loại cây và con có
thể nuôi và trồng phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, (ii) nội dung và cách
thức tập huấn phù hợp với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của họ, và (iii) người dân được hỗ trợ
vốn, giống và phân bón, những phần thiết yếu cho canh tác và phát triển chăn nuôi, và (iv) được hỗ
trợ thông tin, kỹ thuật, có sự chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giữa những người được tập huấn và
người không tham gia, giữa các nhóm sở thích tạo một môi trường thuận lợi hơn cho người nông
dân sản xuất.
Chương trình được người dân biết đến nhiều thông qua các lớp tập huấn khuyến nông ví dụ kỹ thuật
ba giảm ba tăng trong trồng lúa, trong mô hình trồng đậu phộng, dưa, cà chua, ớt, hành (xã Phước
Hải), rong sụn (xã Phước Dinh), măng tây xanh, nho, táo, mô hình nuôi heo, bò (xã An Hải), trong đó
mô hình trồng lúa được cho là thành công. Tuy nhiên, một số mô hình hoặc sự áp dụng kiến thức tập
huấn không được thành công do những yếu tố ngoại cảnh, ví dụ do lũ lụt hàng năm, thiếu nước (xã
Phước Dinh), hoặc mặc dù áp dụng tốt nhưng không có đầu ra tốt (ớt, bắp lai, đậu xanh)13.
Hình 4: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia các hoạt động hoặc nhận hỗ trợ liên quan đến trồng trọt từ
LRP4 giai đoạn 2011-2014 (đơn vị: %)
100.0
80.0
60.0
40.0

88,6

77,1
60,0


20.0
17,1

31,4

0.0
Tập huấn về
trồng trọt

Tập huấn về
CRSA

Hỗ trợ
Tham quan Tham gia hội
giống, vật tư học hỏi kinh thảo/tọa đàm
nghiệm

Nguồn: Khảo sát cuối kz
Kết quả khảo sát cho thấy, có 34 trong tổng số 40 hộ có hoạt động trồng trọt cho biết đã từng nhận
được hỗ trợ trong giai đoạn 2011-2014. Trong số đó, có 29 hộ đã tham gia hoặc nhận được ít nhất
một hỗ trợ liên quan tới trồng trọt từ Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước.
Tỷ lệ lớn (88,6%, một nửa trong số đó là người Chăm) trong số hộ gia đình có hoạt động trồng trọt
cho biết đã từng tham dự lớp tập huấn về trồng trọt. Tỷ lệ hộ đã từng tham gia lớp tập huấn về CRSA
và các hội thảo/tọa đàm cũng tương đối cao, tương ứng với 77,1% (trong đó 44% là người Chăm) và
60.0% (trong đó 52% là người Chăm). Số hộ gia đình cho biết được nhận hỗ trợ giống, vật tư chiếm
thấp nhất (17,1%), sau hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm (31,4%). Đặc biệt, những lớp tập
huấn và hỗ trợ này đa phần được ghi nhận là từ Chương trình Hỗ trợ Phát triển huyện Ninh Phước
(hình 4).
Khi được hỏi về mức độ hữu ích, toàn bộ các hộ gia đình đều đánh giá những hỗ trợ mà họ nhận

được là “rất hữu ích” hoặc “hữu ích”. Cụ thể, đánh giá về lớp tập huấn trồng trọt là rất tích cực với
80,7% (trong đó một nửa là người Chăm) các hộ tham gia cho rằng lớp tập huấn này “rất hữu ích”,
13

Báo cáo đánh giá tác động 2009, AAV

LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 16


còn lại 19,3% hộ gia đình đánh giá ở mức độ “hữu ích”.14 Trong số 31 hộ (trong đó 15 hộ là người
Chăm) ghi nhận tham gia lớp tập huấn, 22 hộ (trong đó 11 hộ là người Chăm) tham gia lớp tập huấn
do LRP4 tổ chức, 20 hộ đánh giá lớp tập huấn là “rất hữu ích” và 2 hộ đánh giá ở mức độ “hữu ích”.
Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với những thông tin thu được từ phương pháp định tính khi hầu
hết người dân đều cho biết họ hài lòng với những hỗ trợ về trồng trọt từ LRP4. Thông qua các lớp
tập huấn, thay vì vận dụng những kinh nghiệm truyền thống như trước đây, người dân đã hiểu biết
và tự tin hơn về kỹ thuật canh tác. Hỗ trợ cây giống, vật nuôi, vật tư nông nghiệp… được người dân
đánh giá cao trong phương thức giảm nghèo. Ví dụ, hỗ trợ bò để người nghèo nuôi là phù hợp vì có
thể tận dụng được thức ăn quanh nhà, tận dụng được lao động nhàn rỗi, ít bị bệnh và có giá trị trên
thị trường. Một vài ví dụ điển hình được đưa ra về việc nuôi bò giúp thoát khỏi nghèo đói. Một
trường hợp cụ thể được nhắc đến là anh Minh (thôn An Thạnh, xã An Hải) đươc cấp một con bò để
nuôi. Bò mẹ sinh ra bê và việc nuôi bò đã giúp gia đình anh thêm thu nhập, và giúp gia đình thoát
khỏi hộ nghèo. Tuy nhiên, cách thức chương trình hỗ trợ bò cho người dân là một vấn đề có nhiều ý
kiến tranh luận. LRP4 hỗ trợ bằng cách trực tiếp cung cấp bò cho hộ gia đình. Một số người dân cho
rằng phương thức này không hiệu quả bằng cách hộ gia đình chọn giống, như thế sẽ phù hợp hơn
với điều kiện địa phương và theo mùa (để tránh dịch bệnh), hơn là giống bò được đưa về từ những
vùng khác. Hơn nữa, có thể bò được đưa về thông qua thương lái có thể sẽ đắt hơn so với giá bình
thường. Ngược lại, một số cho rằng người của chương trình chọn bò sẽ tốt hơn vì họ biết được kỹ
thuật, giống nào tốt và phù hợp với điều kiện địa phương. Ngoài ra, hộ dân có thể đóng góp một

phần để mua được con bò theo ý muốn hơn là đúng giá trị mà chương trình hỗ trợ. Theo ý kiến của
đại diện hội khuyến nông, chọn bò cho hộ gia đình cần kết hợp giữa mong muốn của người dân và kỹ
thuật chọn giống của khuyến nông, đồng thời việc mua bò cần được bên chương trình quản lý và
giám sát, thay vì người dân để tránh rủi ro trong quản lý tài chính.
Người dân nhận định rằng với sự hỗ trợ của chương trình, năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi
cao hơn, mẫu mã đẹp hơn và chi phí giảm hơn do chăm sóc và xử l{ đúng cách. Người dân ở những
thôn khác cho biết, họ biết chọn giống, sạ hàng, giảm thuốc trừ sâu, biết cách ủ phân thay phân hóa
học, năng suất lúa cũng tăng từ 8 tạ lên 1 tấn/ha. Măng tây xanh thu nhập cao với 7 triệu/sào trong
4 tháng. Tại thôn Thành Tín, người dân được hỗ trợ nuôi gà, vịt, heo, trồng nấm, giống lúa, hành đều
cho năng suất cao. Canh tác này sẽ vẫn được tiếp tục khi AAV rút khỏi vì người dân đã có kiến thức
và hiểu được phương pháp canh tác có chất lượng cao.Việc lên kế hoạch hoặc tìm kiếm thị trường
cho các sản phẩm nông nghiệp chưa được chương trình thực hiện. Hầu như các sản phẩm nông
nghiệp đều được tiêu thụ ở địa bàn, trừ một số sản phẩm như măng tây hoặc nho. Người dân tự tìm
kiếm thị trường. Đây cũng là tiềm năng mà chương trình có thể thực hiện ở địa bàn khác trong
tương lai.
Câu lạc bộ khuyến nông được nâng cấp thành nhóm PTCĐ năm 2008 với mục đích nâng cao tính
cộng đồng và tạo điều kiện cho đối tượng hưởng lợi cùng sinh hoạt và hỗ trợ nhau tạo sinh kế.
Những thành viên trong nhóm thông qua bốc thăm hoặc quay vòng được vay vốn không tính lãi.
Trong khi một số CLB vẫn còn hoạt động nhờ vào sư đóng góp của thành viên (ví dụ như ở thôn
Thành Tín và Từ Tâm 2, đến thời điểm đánh giá cuối kz, CLB đôi chỗ không còn hoạt động nữa.
Nguyên nhân được biết là do không còn kinh phí hoạt động và một số người quản lý không tiếp tục
được do họ cần thời gian để làm việc nhà.
Trong giai đoạn trước, chương trình có trang bị tủ sách khuyến nông cho 6 thôn nhằm nâng cao kiến
thức sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Tủ sách trong báo cáo tác động 2009 đánh giá là hạn chế
lượng người đọc. Đến giai đoạn đánh giá cuối kz, tủ sách đã không còn được sử dụng (thôn An
Thạnh) do đã bị hỏng, sách bị nát, bụi bám và giữa những giấy báo loại khác. Điều này cho thấy, sách
chưa được đánh giá cao và chú trọng và việc quản lý sách của cán bộ xã không chặt chẽ. Một phần
14

Đối với các hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến trồng trọt, do số lượng hộ gia đình có thành viên tham

gia/nhận được hỗ trợ không đủ 30 nên nhóm nghiên cứu không phân tích đánh giá của các hộ về mức độ hữu
ích.
LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 17


dễ hiểu là người dân đi làm cả ngày, họ không có thời gian đọc sách, và trên hết, không có thói quen
xem sách, chưa thực sự coi sách là một người bạn gắn bó. Tuy nhiên, xét về khía cạnh quản lý, trong
điều kiện địa phương, khi tỷ lệ mù chữ còn và đọc sách không phải là một hình thức thích hợp,
chương trình có thể có những hình thức can thiệp khác cuốn hút hơn, ví dụ chia sẻ kiến thức trong
sách theo tổ nhóm sinh hoạt do nhóm phụ nữ, nông dân hoặc nhóm thanh niên nhiệt huyết.
Hoạt động tín dụng – tiết kiệm là một trong những hoạt động rất thành công của chương trình.
Được thành lập vào thời gian đầu của chương trình, năm 2001 theo những hình thức tổ, nhóm, hoạt
động này nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo có vốn, biết sử dụng vốn để tham gia vào các hoạt động sinh
kế, tăng thu nhập. Thông qua đó, phụ nữ có cơ hội để phát huy khả năng cũng như nâng cao vai trò
của họ trong gia đình và xã hội. Chị em được vay từ 3 đến 12 triệu đồng. Vừa vay đồng thời họ vừa
phải tiết kiệm với mức 20.000 đồng/tháng. Theo báo cáo của Ban QLCT huyện Ninh phước, số thành
viên tăng từ 738 năm 2001 đến 5.352 năm 2013… Tuy nhiên, theo đánh giá tác động năm 2009, vốn
vay này chỉ phù hợp với buôn bán kinh doanh nhỏ, vì vừa tiết kiệm vừa có thể trả cả gốc lẫn lãi trong
vòng một năm không phù hợp với những hoạt động cần vốn lớn như sản xuất nông nghiệp hay nuôi
trồng thủy sản do phương cách trả vốn vay tạo áp lực cho người vay vì chu kz sản xuất nông nghiệp
kéo dài từ vài tháng đến vài năm.15
Bảng 2: Thông tin hoạt động TD-TK từ khi mới thành lập đến cuối năm 2013
Đvt: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002
2003
2004

2005
2006
2007
2013
Số xã
3
3
3
3
3
3
5
13
Số thành viên
738
1.676
2.100
2.183
2.200
2.240
2.720
5.352
Nguồn vốn
Vốn tài trợ
382,5 742,5
1042,5 1270,5 1470,5 1470,5 1470,5 3.804
Vốn sở hữu
33,0
152,0
436,8

831,4
1114,0 1496,0 1585,4 2.903
Dư tiết kiệm
47,5
247,6
520,8
786,6
925,8
1100,6 1049,9 3.032
Tổng
463,0 1142,1 2000,1 2888,5 3510,3 4067,1 4105,8 9.740
Hoạt động cho vay
Số vốn phát ra
463,0 1166,2 2040,0 3102,3 3636,9 4686,1 4800,2 15.543
Số vốn hoàn trả
13,1
1395,4 2967,3 4129,9 4355,2 4291,0 4610,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình Hỗ trợ Phát triển Ninh Phước
Số liệu bảng 2 cho thấy vốn tài trợ, vốn sở hữu và số dư tiết kiệm tăng nhanh qua các năm. Đặc
biệt sau năm thứ hai kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động (năm 2002) vốn sở hữu tăng hơn 4 lần, dư
tiết kiệm tăng hơn gấp 5 lần. Các năm sau, những chỉ số này cũng đều tăng hơn năm trước16 Các
dịch vụ cho vay tăng nhanh. Theo báo cáo đánh giá tác động, những đối tượng hưởng lợi đã sử
dụng vốn vay để làm kinh doanh nhỏ (23%), nuôi gà, vịt (17%), nuôi heo (10%), mua phân bón và
giống cây trồng ngắn ngày (10%), mua phân bón và trồng lúa (9%), dệt thổ cẩm (6%), trồng rong
sụn (5%), nuôi bò (2%), dề và cừu (2%)17

15

Hình thức vay trả dần, trả xong được vay lại. Vốn vay vòng đầu tiên là 1 triệu đồng, hình thức trả lãi và vốn
theo định kz 2 lần mỗi tháng (cả vốn và lãi: 48.000 đ + 2.000đ tiết kiệm). Vốn vay các vòng sau tăng dần theo

khả năng hoàn trả lãi (0,8%/tháng) ở vòng trước. Với số tiền nhỏ hơn 5 triệu, những hộ vay trả trong vòng 25
kz. Nhưng với số tiền vay lớn hơn, người vay có thể trả trong vòng 40 – 50 kz Nguồn: báo cáo đánh giá tác
động 2009
16
Theo phân tích của báo cáo tổng kết LRP4, 2014
17
Báo cáo đánh giá tác động, 2009, AAV, trang 21
LRP4 - Báo cáo đánh giá cuối kz

Trang 18


×