PHÒNG GD &ĐT THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 34/BC-MNMH
Mỹ Hưng, ngày 08 tháng 05 năm 2016
BÁO CÁO
Thực hiện Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non Mỹ Hưng, giai đoạn 2013 - 2016”
Thực hiện Công văn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Thanh Oai về việc báo cáo
thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ
trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016", trường mầm non Mỹ Hưng báo cáo
công tác thực hiện Chuyên đề cụ thể như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao các cấp lãnh đạo,
đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Phòng GD&ĐT, sự ủng hộ của
cha mẹ học sinh, đã tạo điều kiện tốt nhất cho nhà trường thực hiện tốt chuyên đề.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần tự giác trong
công việc, có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đã hiểu được ý nghĩa
và tầm quan trọng của chuyên đề trọng tâm đối với trẻ mầm non.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, đặc biệt là
Hội cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt chương trình Giáo
dục Mầm non.
- Quy mô trường lớp dần dần được ổn định, các lớp 5 tuổi đều được chia tách
đúng độ tuổi.
- Cảnh quan của nhà trường đang được quy hoạch và xây dựng phù hợp theo
tiêu chí “Xanh- Sạch- Đẹp”. Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư tương đối đầy đủ
tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trường có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, đoàn kết, trẻ khoẻ, nhiệt tình
trong công tác, có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ đạt chuẩn và trên
chuẩn theo quy định, được bồi dưỡng tập huấn theo chuyên đề hiệu quả. Giáo viên
nắm vững phương pháp, linh hoạt khi tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận
động cho trẻ.
1
- Đa số trẻ trong trường đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn tích cực tham gia vào tất
cả các hoạt động của chuyên đề.
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của trường còn thiếu phòng học, phòng nhóm còn chật hẹp
không có không gian rộng nên phần nào cũng ảnh hưởng đến trang trí, sắp xếp và
các hoạt động của trẻ khi thực hiện chuyên đề.
- Nhà trường vẫn còn 2 khu Phượng Mỹ và Thạch Nham trẻ 3-4 tuổi vẫn phải
học ghép, trang thiết bị dạy và học theo hướng công nghệ chưa đảm bảo đầy đủ cho
các lớp.
- Có nhiều giáo viên mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ
chức các hoạt động CSGD trẻ. Đặc biệt là việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy
học. Đội ngũ giáo viên năng lực sáng tạo không đồng đều, số giáo viên tuổi đời cao
còn chiếm nhiều và khả năng xây dựng kế hoạch lồng ghép thực hiện chuyên đề của
giáo viên còn hạn chế.
- Mặc dù đã được sự đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề,
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện chuyên đề, trường chưa có
phòng chức năng riêng để thực hiện các hoạt động cho trẻ.
- Kinh phí đầu tư cho việc thực hiện chuyên đề còn hạn hẹp.
II. CÁC BIỆN PHÁP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI:
1. Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu:
- Ban giám hiệu Nhà trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của Sở,
của Phòng GD&ĐT đến từng giáo viên trong nhà trường về thực hiện chuyên đề cấp
trường.
- Tập trung chỉ đạo việc tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng giáo dục phát
triển vận động, đánh giá về chất lượng giáo dục phát triển vận động, trang thiết bị,
đồ dùng phục vụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ của giáo viên toàn trường.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát tại các nhóm lớp, chủ động xây dựng kế hoạch
mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ các hoạt động phát triên vận động cho trẻ và
có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên theo từng năm học.
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chọn khu Đam thầm và khu Thạch Nham
để tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng và triển khai
thực hiện chuyên đề GDPTVĐ tại khu Quảng Minh: Môi trường hoạt động, cơ sở
vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức
hoạt động GDPTVĐ.
2
- Nhà trường đã lựa chọn mỗi khối một lớp tại khu Quảng Minh để xây dựng
mô hình điểm thực hiện chuyên đề. Đã yêu cầu giáo viên tích cực tổ chức các hoạt
động giáo dục phát triển vận động, tăng cường cho trẻ vận động ngoài trời đảm bảo
an toàn, phù hợp với từng độ tuổi và điều kiện của trường, lớp, địa phương; chú
trọng việc xây dựng môi trường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các lớp;
khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị hiện có để giáo dục phát triển vận động
cho trẻ một cách khoa học, hài hòa và hợp lý.
- Đã chú trọng đến việc tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng về nội dung,
phương pháp GDPTVĐ cho cán bộ quản lý, giáo viên; Tổ chức kiến tập dự giờ, tổ
chức cho giáo viên đi tham quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm tại các trường
điểm trong Huyện và Thành phố. Xây dựng kế hoạch thường xuyên thăm lớp, dự
giờ, khảo sát thực trạng các bài dạy và các hoạt động hằng ngày tại các nhóm lớp.
Đồng thời phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự làm tới 100% giáo viên.
- Nhà trường đã tập trung chỉ đạo phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, sưu tầm
tuyển chọn bài tập, trò chơi phát triển vận động, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi chuyên
đề và chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên các lớp tổ chức và tham gia Hội thi “Chúng cháu
vui khỏe” cấp trường, và tham gia cuộc thi "Tìm hiểu phát triển thể chất cho trẻ
trong trường mầm non" qua mạng Internet do Phòng giáo dục và đào tạo ; Sở Giáo
dục và Đào tạo; Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động
- Đã xây dựng triển khai thực hiện chuyên đề và duyệt kế hoạch cụ thể cho
từng nhóm, lớp. Chỉ đạo các lớp trang trí làm đồ dùng đồ chơi tạo môi trường cho
trẻ trong lớp học.
- Hướng dẫn giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, lựa chọn các nội dung phù
hợp với trình độ của trẻ, phù hợp với điều kiện không gian của nhóm lớp.
- Khảo sát mua sắm bổ sung các trang thiết bị cơ sở vật chất và xây dựng kế
hoạch mua sắm bổ sung cấp phát kịp thời các lớp.
- Chỉ đạo các nhóm lớp tạo môi trường sư phạm, xanh, sạch, đẹp, an toàn lành
mạnh, các mối quan hệ ứng xử với các thành viên trong nhà trường, với trẻ và các
bậc phụ huynh.
2. Đối với giáo viên:
- Thực hiện đầy đủ các hoạt động của chuyên đề một cách linh hoạt, sáng tạo và
hiệu quả; tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động, đặc biệt là việc tổ chức
cho trẻ vận động ngoài trời phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tuyên truyền, vận động cha mẹ trẻ
kết hợp, giúp đỡ nhà trường xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị
3
phục vụ thực hiện chuyên đề và tham gia đầy đủ các chuyên đề, các tiết mẫu do
PGD và nhà trường tổ chức.
- Hầu hết giáo viên trong trường đều chủ động, sáng tạo trong công tác lập kế
hoạch và lựa chọn các nội dung phù hợp với từng độ tuổi cho trẻ hoạt động. Xây
dựng kế hoạch dự giờ đồng nghiệp để trao đổi rút kinh nghiệm.
- Xây dựng nội dung thực hiện chuyên đề luôn gắn với việc đổi mới phương
pháp giáo dục, xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động trong trường theo chương
trình giáo dục mầm non mới.
3. Tổ chức các hoạt động giáo dục trong Nhà trường:
3.1. Tạo môi trường học tập:
- Nhà trường đã chú trọng đến việc xây dựng và tạo cảnh quan môi trường học
tập cho trẻ trong và ngoài lớp học phù hợp với từng độ tuổi của từng lớp. Chọn các
lớp tại khu Quảng Minh để xây dựng điểm, phân công giáo viên có năng lực chuyên
môn vững để xây dựng mô hình điểm, xây dựng tiết mẫu và triển khai trên diện rộng
vào hai năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016.
- Hàng năm nhà trường đều phát động phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ
chơi về chuyên đề, tổ chức chấm trang trí môi trường từng nhóm lớp và trưng bày đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề và đã được 100% giáo viên tích cực tham gia.
Khuyến khích giáo viên và phụ huynh ủng hộ nguyên liệu, phế liệu, sưu tầm sáng
tác các trò chơi vận động, bên cạnh đó làm thêm đồ dùng, tìm kiếm nguyên vật liệu
sẵn có để tạo môi trường học tập phong phú đa dạng cho trẻ.
3.2. Tổ chức hoạt động học và chơi:
- Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên các lớp khi xây dựng kế hoạch cần lựa chọn
các bài vận động phù hợp với nội dung chương trình, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp
với lứa tuổi, thực hiện các bài tập phải từ dễ đến khó, thiết kế và tổ chức các hoạt
động phải phù hợp với từng chủ đề và lĩnh vực.
- Đa số giáo viên trong trường đều quan tâm đến việc tăng cường đổi mới hình
thức tổ chức, phương pháp giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, đã hình
thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin, kĩ năng khéo léo nhanh nhẹn, có sức bền
khi tham gia các hoạt động học tập và vui chơi. Đồng thời đã hình thành được các
thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn, các thói
quen về vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi trẻ còn ở lứa tuổi nhà trẻ.
3.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa:
- Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên các lớp xây dựng kế hoạch để thường xuyên
tổ chức các trò chơi vận động để thi đua và giao lưu giữa các lớp trong khu thông
qua các giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều và các hoạt động mang tính tập
4
thể. Đồng thời hướng dẫn trẻ cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề và đã
được giáo viên thực hiện tương đối tốt.
- 100% giáo viên các lớp đều chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch hàng tuần
để tổ chức các buổi lao động cho trẻ dưới sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên
trong và ngoài lớp học, để tạo môi trường xanh, sạch và an toàn cho trẻ vận động.
3.4. Nâng cao chất lượng chuyên đề:
Nhà trường đã chỉ đạo xây dựng lớp điểm trong năm học 2013 - 2014 để nhân
rộng ra các lớp trong toàn trường năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016. Đồng thời tổ
chức tốt các chuyên đề và nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng
kỳ, hàng tháng theo quy định.
3.5. Tăng cường công tác kiểm tra:
- Ban giám hiệu đã tập trung xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện
chuyên đề sau mỗi giai đoạn nhằm rút kinh nghiệm để có kế hoạch bổ sung, bồi
dưỡng vào giai đoạn tiếp theo.
- Ban giám hiệu đã thường xuyên có kế hoạch dự giờ, kiểm tra chuyên đề giáo
viên, thông qua đó để trao đổi và rút kinh nghiệm cho từng giờ dạy, đồng thời thống
nhất nội dung và phương pháp khi thực hiện các hoạt động.
3.6. Công tác tuyên truyền:
- Xây dựng các nội dung tuyên truyền, làm tốt công tác tham mưu, phối hợp
tốt với các bậc cha mẹ, các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc huy động các nguồn
lực để hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị, cải tạo môi trường và tổ chức các hoạt
động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong toàn trường.
- Hướng dẫn và nâng cao nhận thức của giáo viên về cách tuyên truyền, phổ
biến nâng cao nhận thức cho phụ huynh trong việc thực hiện chuyên đề.
- Tổ chức tốt các hội thi của giáo viên, hội thi của các cháu như “Chúng cháu
vui khỏe”, “Bé tìm hiểu các chất dinh dưỡng”…, phát động phong trào thi đua sưu
tầm, sáng tác thơ ca, hò vè, bài hát và các trò chơi vận động phù hợp với từng độ
tuổi của trẻ.
- Tuyên truyền tầm quan trọng của chuyên đề tới các bậc phụ huynh thông qua
các buổi họp phụ huynh trong các năm học, mục đích để cùng phối hợp với nhà
trường nâng cao sức khỏe thể lực cho trẻ. Đồng thời huy động sự hỗ trợ, đóng góp
của phụ huynh về nguyên vật liệu các đồ dùng qua sử dụng và kinh phí để phục vụ
cho chuyên đề.
5
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
1. Đối với giáo viên:
- 100% giáo viên đã nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất, đổi mới
hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ, dạy đúng phương pháp.
- 100% nhóm, lớp có môi trường cho trẻ phát triển vận động đạt loại khá, tốt;
Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn lành mạnh. Đa số giáo viên
đã biết lựa chọn và sử dụng hiệu quả các trò chơi phát triển thể chất phù hợp với độ
tuổi của trẻ, biết xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với điều kiện thực
tế của nhóm, lớp mình và khả năng nhận thức của trẻ.
- 85% giáo viên vận dụng linh hoạt và đưa lĩnh vực giáo dục thể chất lồng
ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ như: giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động
chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời…
2. Đối với trẻ:
- 96,6% trẻ có cân nặng và 95,9% trẻ có chiều cao phát triển bình thường đúng
với lứa tuổi.
- 90% trẻ thực hiện chính xác các động tác, bài tập vận động cơ bản.
- 85% trẻ có kỹ năng tốt khi thực hiện các bài vận động cơ bản nâng cao.
- 90% trẻ có kỹ năng thực hiện một số công việc đơn giản trong ăn ngủ và vệ
sinh cá nhân hàng ngày.
3. Cơ sở vật chất:
- Tổng kinh phí đầu tư từ nguồn ủng hộ của phụ huynh và nguồn ngân sách để
thực hiện chuyên đề trong 3 năm là: 57.760.000 đồng.
IV. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:
Để tiếp tục thực hiện chuyên đề vào những năm tiếp theo có kết quả tốt hơn,
nhà trường có một số đề xuất với PGD như sau:
- Thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho CB,GV các trường MN đi tham
quan, dự giờ và học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong Thành phố và Huyện
- Cung cấp đa dạng các tài liệu tham tham khảo về chuyên đề cho các nhà
trường và đầu tư cơ sở vật chất, phòng nhóm lớp, thiết bị đồ dùng để đáp ứng vớiyêu
cầu thực hiện chuyên đề.
6
Trên đây là báo cáo tổng kết thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo
dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016", Của
trường mầm non Mỹ Hưng. Nhà trường rất mong nhận được sự góp ý của bộ phận
chuyên môn và lãnh đạo Phòng GD&ĐT để những năm học tiếp theo nhà trường
tiếp tục chỉ đạo và thực hiện có kết quả tốt hơn./.
Nơi nhận:
- PGD&ĐT Thanh Oai (để b/c);
- Lưu:VP./.
HIỆU TRƯỞNG
Nhữ Thị Thủy
7