Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

bai giang mon an toan lao dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HÓA
Bộ môn Công nghệ Hóa học - Dầu và Khí
---o---

GIÁO TRÌNH
AN TOÀN LAO ĐỘNG &
VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
TS. NGUYỄN THỊ DIỆU HẰNG

(Lưu hành nội bộ)


Bài giảng

AN TOÀN LAO ĐỘNG
& VỆ SINH CÔNG NGHIỆP


An toàn Lao động

2

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Chƣơng I: VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những điều kiện
sản xuất đối với cơ thể con người, từ đó đề ra các biện pháp vệ sinh, phòng
chống tai nạn nhằm bảo đảm điều kiện lao động cho công nhân.


Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động bao gồm:
1/ Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động: xác định nồng độ tối
đa cho phép của hóa chất độc, của bụi; giới hạn tối đa cho phép của âm
thanh, chiếu sáng, khoảng cách an toàn vệ sinh...
2/ Thực hiện các biện pháp nhằm giúp người lao động làm việc trong điều kiện
phù hợp với tâm sinh lý và tư thế lao động
3/ Nghiên cứu và theo dõi tình hình và mức độ phát triển của các yếu tố có
hại trong sản xuất và thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc của
người lao động
4/ Thực hiện các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động: thông gió, xử lý bụi;
chiếu sáng; chống tiếng ồn và rung động
5/ Nghiên cứu thì giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
6/ Phân loại ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
7/ Nghiên cứu tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với lao động
nữ và người chưa thành niên
8/ Theo dõi sức khỏe, bố trí lao động phù hợp với sức khỏe, chăm sóc sức
khỏe khi người lao động bị ốm, bệnh tật và tai nạn lao động
2. Vệ sinh công nghiệp
Vệ sinh công nghiệp là hệ thống các biện pháp kỹ thuật và biện pháp vệ
sinh nhằm mục đích đảm bảo thật tốt các điều kiện lao động và sức khỏe của
công nhân.
Nhiệm vụ chủ yếu của vệ sinh công nghiệp là:


An toàn Lao động



3


ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Nghiên cứu áp dụng các biện pháp để loại trừ và thủ tiêu các nhân tố độc
hại trong quá trình công nghệ và thiết bị sản xuất



Nghiên cứu các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh và phòng hộ lao động



Áp dụng những biện pháp kỹ thuật khác nhau để tạo nên điều kiện sinh
hoạt bình thường trong sản xuất như thông gió, sưởi ấm, chiếu sáng và các
biện pháp vệ sinh cá nhân khác…

II. CÁC YẾU TỐ VỆ SINH CỦA MÔI TRƢỜNG SẢN XUẤT
Các yếu tố vệ sinh của môi trường lao động bao gồm:
1. Các yếu tố vi khí hậu: Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí
trong một không gian thu hẹp của nơi làm việc, bao gồm nhiệt độ, độ
ẩm, tốc độ lưu chuyển của không khí và sự bức xạ nhiệt.
2. Ánh sáng
3. Bụi
4. Tiếng ồn
Những yếu tố không bình thường đều có hại đến sức khỏe và năng suất lao
động của con người. Trong các phân xưởng sản xuất khác nhau, các yếu tố vệ sinh
lao động cũng thường khác nhau.
1. Các yếu tố vi khí hậu
1.1. Nhiệt độ của không khí
Nhiệt độ không khí là giá trị quan trọng của vi khí hậu. Nguồn phát sinh ra
nhiệt độ cao thường gặp ở các nghề như vận hành lò hơi, xưởng đúc, nhiệt luyện,

cán kéo thép, thổi thủy tinh,... hoặc phát sinh do bức xạ ánh sáng mặt trời.
Căn cứ vào nhiệt độ xung quanh, người ta chia các phân xưởng sản xuất ra làm
2 loại:


Phân xưởng sản xuất nguội: là những phân xưởng mà trong đó nhiệt lượng
tỏa ra của người, thiết bị, nguyên liệu và sản phẩm không quá 20
Kcal/h.cm3 phân xưởng


An toàn Lao động



4

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Phân xưởng sản xuất nóng: là những phân xưởng mà trong đó nhiệt lượng
tỏa ra của người, thiết bị, nguyên liệu và sản phẩm lớn hơn 20 Kcal/h.cm3
phân xưởng

1.2. Độ ẩm của không khí
Độ ẩm của không khí có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trong không
khí bao giờ cũng có một lượng hơi nước.
Lượng hơi nước tính bằng gam có trong 1m3 không khí gọi là Độ ẩm tuyệt đối
của không khí.
Độ ẩm tương đối của không khí là tỷ số giữa lượng hơi nước chứa trong 1m3
không khí với lượng hơi nước trong 1m3 hỗn hợp không khí đó đã bão hòa hơi nước
ở cùng một nhiệt độ và áp suất.

1.3. Tốc độ lƣu chuyển của không khí
Sự lưu chuyển của không khí là do có sự chênh lệch nhiệt độ của không khí bên
trong và bên ngoài phân xưởng tạo nên luồng không khí chuyển động; được đánh
giá bằng tốc độ lưu chuyển của không khí và được ký hiệu là v với đơn vị đo là
m/s.
1.4. Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là các tia nhiệt phát ra từ nguồn các vật nóng và được các vật thể
nơi làm việc hấp thụ, biến năng lượng bức xạ nhiệt thành nhiệt năng làm nóng lên
môi trường sản xuất.
Cường độ bức xạ tính bằng đơn vị cal/cm2/phút
1.5. Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép của vi khí hậu
Theo Quyết định số 3733/2002-QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 của Bộ Y tế thì tiêu
chuẩn vi khí hậu theo từng loại lao động, trung bình, nhẹ và theo mùa hè, mùa
đông. Tuy nhiên cụ thể từng yếu tố như sau:


Nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc của công nhân về mùa hè là 30 oC và
không được vượt quá nhiệt độ bên ngoài từ 3÷5oC



Độ ẩm tương đối 75÷85%


An toàn Lao động

5




Tốc độ lưu chuyển của không khí không quá 3m/s



Cường độ bức xạ nhiệt: 1cal/cm2/phút

2.

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Ánh sáng
Ánh sáng là dòng các photon có bước sóng từ 380÷760μm, ứng với các màu:

đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Có nhiều đại lượng được sử dụng để đặc trưng cho ánh sáng, hay sử dụng là
độ rọi. Độ rọi là đại lượng để đánh giá độ sáng của một bề mặt được chiếu sáng,
có đơn vị là lux. Máy đo ánh sáng là lux mét.
Ánh sáng và việc chiếu sáng hợp lý các phân xưởng sản xuất và khu vực xí
nghiệp là yếu tố quan trọng để cải thiện điều kiện lao động và giảm tai nạn.
Các nguồn ánh sáng:


Ánh sáng tự nhiên



Ánh sáng nhân tạo

3.


Bụi
Bụi bao gồm các hạt rắn nhỏ, thường là các hạt có đường kính dưới 75 μm, tự

lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn cõ thể lơ lửng trong không khí
một thời gian (ISO4225-1994).
Các chỉ số cơ bản đánh giá vệ sinh vệ bụi:


Kích thước hạt bụi: có tầm quan trọng hành đầu vì nó không chỉ liên quan
đến khả năng lắng động và tồn lưu bụi trong không khí mà còn liên quan
đến khả năng xâm nhập, lắng động của bụi trong hệ hô hấp.



Trong công nghiệp, bụi được chia làm 2 dải kích thước:
o Bụi toàn phần: bao gồm các hạt bụi lơ lửng trong không khí
o Bụi hô hấp: có kích thước nhỏ hơn 5 μm, có khả năng gây ra các
bệnh bụi phổi nghề nghiệp



Tính chất hóa học của bụi: có liên quan trực tiếp với những tác động đến sức
khỏe. Thành phần hóa học khác nhau thì khả năng gây tác hại sức khỏe
khác nhau, được chia làm các loại sau:


An toàn Lao động

6


ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

o Bụi khoáng: bụi chứa silic tự do, amiăng... thường gặp trong các ngành,
nghề như khai thác mỏ, sản xuất các vật lliệu xây dựng, gốm, sứ...
o Bụi kim loại: Pb, Cd, Ni ... gặp trong công nghiệp chế biến quặng, sản
xuất kim loại màu, sản xuất ắc quy...
o Các loại bụi hóa chất: rất nhiều hỗn hợp hóa chất và các loại thuốc trừ
sâu gặp trong công, nông, lâm nghiệp...
o Bụi thảo mộc: như gỗ, bông, bột gạo, chè, thuốc lá... gặp trong nông lâm
nghiệp và chế biến thực phẩm
o Bụi sinh học: vi sinh vật, nha bào, nấm mốc... gặp trong nông lâm nghiệp
4.

Tiếng ồn
Tiếng ồn là tất cả các âm thanh, tiếng động gây ảnh hưởng bất lợi cho con

người. Về bản chất vật lý, tiếng ồn là hỗn hợp của các âm thanh có tần số và
cường độ khác nhau.


Tần số âm thanh: đơn vị là Hz, đặc trưng cho độ trầm hay bổng của âm
thanh. Tần số thấp có âm trầm, tần số cao thì âm bổng.



Cường độ âm thanh: đơn vị là dB, đặc trưng cho độ mạnh hay yếu của âm
thanh. Cường độ càng lớn nghe càng rõ, cường độ nhỏ âm nghe càng bé.

Thính giác của con người có thể thu nhận các âm thanh từ 16  20.000 Htz và
thích hợp nhất là ở khoảng 1000  4000 Htz.

Giới hạn cho phép của cường độ âm thanh đối với người là 60  70 dB và không
chịu nổi ở 150 dB.

III. Sự hình thành các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất
Trong mọi quá trình lao động, dù lao động thủ công hay cơ khí hóa, tự động
hóa đều có thể xuất hiện các yếu tố nguy hại. Các yếu tố này tác động vào cơ thể


An toàn Lao động

7

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

con người, tùy loại và mức độ tác động, có thể gây chấn thương hay tử vong hay
bệnh nghề nghiệp.
Các yếu tố nguy hại trong lao động sản xuất được chia làm 2 loại: các yếu tố có
hại và các yếu tố nguy hiểm.
1/ Các yếu tố có hại trong sản xuất
Các yếu tố này phát sinh trong sản xuất, khi tác động vào con người với mức độ
vượt qua một giới hạn chịu đựng của con người, sẽ gây tổn hại đến đến các cơ
quan của cơ thể, làm giảm khả năng lao động. Sự tác động này thường diễn ra từ
từ, kéo dài. Hậu quả cuối cùng là gây ra bệnh nghề nghiệp.
Các yếu tố có hại thường gặp là:
1.1/ Các yếu tố vi khí hậu


Nhiệt độ:

Trong các nhà máy lọc dầu, tất cả các phân xưởng đều được đặt ngoài trời, nên

nguy hiểm về khả năng nhiệt độ tăng cao không đáng lo ngại nhiều. Tuy nhiên,
trong các nhà máy hóa dầu, hầu hết được đặt trong nhà xưởng. Tại các phân
xưởng có lò đốt, lò hơi, thiết bị trao đổi nhiệt…, nhiệt độ thường cao hơn nhiều so
với nhiệt độ bình thường của không khí.
Cơ thể con người, nhất là khi lao động chân tay thì khả năng tự điều hòa nhiệt
độ khi nhiệt độ môi trường sản xuất là 3539oC là rất khó. Khi nhiệt độ tăng, cơ
thể người có các hiện tượng: tăng sự mệt mỏi, giảm khả năng lao động, tim đập
nhanh, huyết áp tăng, tăng sự bài tiết mồ hôi. Khi nhiệt độ môi trường sản xuất từ
40  42oC, người lao động có thể bị say nóng và ngất.
Lao động ở nhiệt độ lạnh dễ bị bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp, cảm lạnh.


Độ ẩm:

Khi độ ẩm không khí quá cao, như trong các phân xưởng kết tinh paraffine… ,
nếu làm việc dài ngày trong môi trường này, người lao động có thể gặp nhiều rủi
ro như:
o Lượng O2 vào phổi bị giảm do hàm lượng hơi nước tăng dẫn đến cơ
thể thiếu O2, sinh ra uể oải, phản xạ chậm, dễ gây tai nạn


An toàn Lao động

8

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

o Người lao động dễ mắc bệnh mãn tính như thấp khớp
o Làm đọng nước, làm cho sự đi lại trên nền xi măng bị trơn, dễ ngã
o Tăng khả năng truyền dẫn điện, dễ chạm mát đối với mạch điện các

máy điện và truyền điện vào môi trường ẩm, gây tai nạn điện giật
Khi độ ẩm trở nên thấp thì không khí trở nên hanh khô, làm cho da nứt nẻ,
chân tay bị đau đớn, giảm độ linh hoạt và đó cũng là nguyên nhân xảy ra các tai
nạn lao động.


Sự lƣu chuyển của không khí

Sự chuyển động của không khí cũng có ảnh hưởng đến mức độ cảm giác nhiệt
của con người. Các mặt thiết bị bị đốt nóng có thể là nguyên nhân gây ra các
luồng đối lưu trong không khí, hướng lên trên và thay cho chúng bằng không khí
lạnh hơn. Khi có nhiều nguồn phát nhiệt, sự chuyển động của không khí có thể trở
thành tình trạng gió lùa. Nếu không khí chuyển động kém và ở nhiệt độ của môi
trường sản xuất cao sẽ gây cảm giác oi bức khó chịu cho người lao động.


Bức xạ nhiệt

Trong quá tình trao đổi vật chất của con người, luôn luôn có nhiệt sản sinh ra
do hoạt động của cơ bắp. Ở điều kiện nghỉ ngơi và làm việc nhẹ, lượng nhiệt này
khoảng 2400  2700 Kcal/ngày, còn khi làm việc nặng nhọc thì lượng nhiệt này là
3000  6000 Kcal/ngày.
Lượng nhiệt này được cơ thể thải ra bằng con đường đối lưu, bức xạ và bay hơi.
Trong các phân xưởng sản xuất nóng, do nhiệt độ cao làm cho sự thoát nhiệt của
cơ thể bằng con đường đối lưu và bức xạ rất khó khăn. Do đó chỉ có con đường
bay hơi mồ hôi là con đường duy nhất để cơ thể thoát nhiệt. Từ đó làm cơ thể của
công nhân bị thiếu nước và muối, kết quả gây ra hiện tượng cảm và choáng váng.
1.2/ Bụi công nghiệp
Trong các loại hạt bụi công nghiệp, nguy hiểm nhất là tập hợp các hạt bụi có
kích thước từ 0,5÷5μm. Khi hít phải loại bụi này sẽ có 70÷80% lượng bụi đi vào

phổi làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi.
1.3/ Chất độc


An toàn Lao động

9

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Đa số các hóa chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, nhiều chất phát sinh
trong các quá trình công nghệ sản xuất có tác dụng độc đối với con người. Chúng
thường ở các dạng lỏng, rắn, khí và thâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp,
tiêu hóa hoặc thấm qua da. Khi các chất độc vào cơ thể với một lượng vượt quá
giới hạn sức chịu đựng của con người sẽ bị nhiễm độc mãn tính, gây bệnh nghề
nghiệp; nếu nhiễm độc cấp tính có thể sẽ dẫn đến tử vong.
1.4/ Ánh sáng
Ánh sáng có độ rọi quá lớn hoặc quá yếu đều có thể gây ra các bệnh lý cho cơ
quan thị giác, làm giảm khả năng lao động và dễ gây tai nạn lao động.
Ngược lại, nếu thiếu ánh sáng thì mắt phải làm việc căng thẳng, làm giảm năng
suất lao động, người chóng mệt mỏi. Khi ánh sáng hợp lý thì việc vận hành các
thiết bị dễ dàng, tăng năng suất lao động, hạ tỷ lệ phế phẩm, giảm sự cố và tai
nạn lao động.
1.5/ Tiếng ồn và chấn động
Tiếng ồn gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các
chi tiết hoặc bộ phận của máy, do va chạm... Chấn động thường do các dụng cụ
cầm tay chạy bằng khí nén, động cơ nổ...
Trong công nghiệp Lọc – Hóa dầu, thường có nhiều tiếng ồn và chấn động
mạnh. Ví dụ như công đoạn sàng, sấy thùng quay, lò phản ứng, chuyển động của
các động cơ, máy li tâm, máy nén, quạt gió, tại phân xưởng cơ khí … Các thiết bị

này khi hoạt động đều phát ra âm thanh và tiếng ồn khó chịu.
Tiếng ồn và chấn động ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể con người, như gây
ra mỏi mệt, mạch đập, nhịp thở và huyết áp tăng, kém tập trung tư tưởng, làm
cho khả năng làm việc bị giảm sút và dễ dàng xảy ra tai nạn lao động. Ngoài ra
tiếng ồn và chấn động mạnh có thể gây ra điếc. Trong kỹ thuật, chấn động có thể
làm hư các chi tiết máy, gây ra sự cố và tăng cao phế phẩm
2/ Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất
Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là các yếu tố khi tác động vào con người
thường gây chấn thương, dập thương các bộ phận hoặc hủy hoại cơ thể người. Sự
tác động đó gây ra tai nạn tức thì, có khi tử vong.


An toàn Lao động

10

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Các yếu tố nguy hiểm thường gặp trong sản xuất bao gồm:


Các bộ phận của máy, thiết bị như dây cua roa, bánh xe răng, đầu trục,
trục truyền...



Vật văng bắn: trường hợp thường gặp nhất là vật gia công bị văng bắn,
mảnh đá mài bị vỡ, gỗ đánh lại, đá văng khi nổ mìn...




Vật rơi, đổ sập: thường là kết quả của trạng thái vật chất không bền vững,
không ổn định gây ra như sập lò, đổ công trình...



Dòng điện: tùy theo mức điện áp, dòng điện có thể gây bỏng, cháy hoặc
làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.



Nguồn nhiệt gây bỏng: có thể là ngọn lửa, hơi nước nóng, kim loại nóng
chảy.



Nổ hóa học: là phản ứng hóa học của các chất kèm theo hiện tượng tỏa
nhiều nhiệt và khí diễn ra trong một thời gian rất ngắn, tạo ra một áp lực
lớn gây nổ, làm hủy hoại các vật cản và gây tai nạn cho người ở trong
phạm vùng nổ.



Nổ vật lý: là trường hợp các thiết bị chịu áp lực bị nổ khi áp suất của môi
chất chứa trong nó vượt quá giới hạn bền cho phép của nó hoặc do thiết bị
bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm
định, do áp suất vượt quá áp suất cho phép... Khi nổ, thiết bị sẽ sinh công
rất lớn, làm phá hoại các vật cản và gây tai nạn cho người xung quanh nó.




Nổ của chất nổ (vật liệu nổ): chất nổ khi nổ sinh ra công suất lớn làm phá
vỡ, văng bắn vật cản, sự chấn động và sóng xung kích trong một phạm vi
bán kính nhất định.

IV. Các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động
Các yếu tố có hại và nguy hiểm phát sinh và tồn tại tất yếu trong mọi hoạt
động sản xuất. Tuy nhiên các yếu tố này không thể gây hại đối với cơ thể con
người nếu thực hiện đầy đủ các giải pháp về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động.
1/ Các biện pháp vệ sinh lao động


An toàn Lao động

11

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động đã được trình bày ở phần khái niệm. Ở
đây đặc biệt lưu ý đến việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động.
1.1/ Thông gió và xử lý bụi
Việc thông gió và xử lý bụi sẽ được trình bày kỹ trong 2 chương: Chất độc công
nghiệp – biện pháp đề phòng và Chất thải công nghiệp.
1.2/ Chiếu sáng
Để đảm bảo chiếu sáng hợp lý trong các phân xưởng sản xuất, người ta có
những biện pháp sau:


Dùng ánh sáng tự nhiên bằng cách bố trí các cửa trời trên đỉnh mái hoặc các
cửa sổ ở tường chung quanh. Nếu dùng ánh sáng nhân tạo (điện) có thể bố

trí trong toàn phân xưởng sản xuất hoặc bố trí ngay tại nơi thao tác.



Trong các khu vực dễ có khả năng gây ra cháy nổ, các công tắc điện phải
đặt ngoài khu vực có nguy hiểm cháy nổ



Ngoài ánh sáng cho sản xuất, cần bố trí nguồn ánh sáng dự trữ để đề phòng
khi hệ thống ánh sáng phục vụ bị sự cố thì vẫn có thể tiếp tục vận hành.

1.3/ Chống tiếng ồn và chấn động


Cách ly các công đoạn có nhiều tiếng ồn và chấn động bằng cách bố trí trong
nhà riêng, ngăn các phòng có nhiều tiếng động bằng hành lang, bọc kín các
máy phát sinh nhiều tiếng kêu



Những thiết bị phát sinh chấn động được bố trí trên các móng máy riêng
cách ly với sàn, dưới các bệ máy có lót tấm đàn hồi để giảm độ rung



Tường và trần nhà của khu vực sản xuất có nhiều tiếng động cần bọc bằng
vật liệu hấp thụ âm, có độ xốp, dẫn truyền âm thanh kém như gạch amiăng,
bông...




Khi chế tạo và sửa chữa thiết bị có thể thay đổi một số biện pháp kỹ thuật
nhằm giảm đến mức tối đa tiếng ồn và chấn động như: thay việc tán đinh
bằng hàn điện; thay các thiết bị kim loại bằng chất dẻo hoặc nhựa; dùng các
khớp nối, ống dẫn, bánh răng bằng chất nhựa dẻo

2/ Các giải pháp kỹ thuật an toàn lao động


An toàn Lao động

12

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp về tổ chức và phương tiện kỹ thuật
nhằm ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với
người lao động.
Các biện pháp, phương tiện kỹ thuật an toàn gồm có:
2.1/ Các thiết bị che chắn:
Các thiết bị che chắn nhằm mục đích sau:


cách nhiệt cho máy móc, lò đốt, lò hơi, đường ống dẫn hơi nóng… bằng cách
bọc vật liệu cách nhiệt



cách ly các bộ phận truyền động của máy, các bộ phận có điện, ngăn cản sự

văng bắn của mảnh vụn, vật gia công...



che chắn các hầm hố, rãnh trên mặt đất, lỗ hổng trên sàn nhà...

2.2/ Các thiết bị bảo hiểm
Các thiết bị bảo hiểm dùng để ngăn ngừa sự cố do quá trình sản xuất gây ra,
chẳng hạn do các thông số kỹ thuật trong các công nghệ sản xuất vượt quá giới
hạn cho phép gây sự cố và tai nạn lao động như áp suất, nhiệt độ, tốc độ, dòng
điện... Các thiết bị bảo hiểm sẽ làm việc khi có một thông số nào đó vượt quá trị
số giới hạn cho phép và bảo đảm các thông số làm việc trở lại vị trí bình thường.
Thiết bị bảo hiểm thường được dùng như van an toàn, màng an toàn, đinh chì,
rơ le nhiệt, cầu chì,...
2.3/ Hệ thống tín hiệu
Các thiết bị tín hiệu hoặc tín hiệu an toàn dùng để báo trước sự nguy hiểm để
người lao động có biện pháp xử lý phù hợp hoặc chỉ dẫn cho họ hành động bảo
đảm an toàn nhằm phòng ngừa sự cố sản xuất và tai nạn lao động.
Tùy theo tính chất và công nghệ sản xuất, yêu cầu của việc bảo đảm an toàn
mà có tín hiệu khác nhau.


Tín hiệu màu sắc được sử dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải;



Tín hiệu âm thanh bằng còi, tiếng nổ để phát tín hiệu chuẩn bị, bắt đầu và
kết thúc đợt nổ mìn công nghiệp;



An toàn Lao động



13

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Tín hiệu bằng tay hoặc cờ dùng để phối hợp các thao tác làm việc giữa người
móc tải trọng hoặc người vận hành thiết bị nâng....

2.4/ Màu sắc báo hiệu và biển báo
Là phương tiện chỉ dẫn người lao động thực hiện các thao tác làm việc bảo đảm
đúng các yêu cầu an toàn khi làm việc.
Màu sắc báo hiệu bao gồm việc sơn màu cho các dây dẫn điện, các ống dẫn khí
hơi hay nhiên liệu lỏng; sơn mặt ngoài các bình chứa khí bằng các màu khác nhau
tùy theo loại khí, sơn màu phân biệt các nút bấm khởi động thiết bị...
Các loại biển báo an toàn được chia thành 3 nhóm: phòng ngừa, ngăn cấm và
chỉ dẫn. Tùy từng đối tượng bảo vệ như trong sử dụng điện, hóa chất, giao
thông... thì hình thức thể hiện của ký hiệu biển báo cũng khác nhau.
2.5/ Khoảng cách an toàn và giới hạn an toàn
Khoảng cách an toàn và giới hạn an toàn được xác định trên cơ sở nghiên cứu
đặc điểm riêng biệt của đối tượng, mối nguy hiểm của chúng, mức độ tác động và
khu vực mà mối nguy hiểm có thể lan tới, bao gồm: khoảng cách phòng cháy,
khoảng cách an toàn điện, khoảng cách an toàn giao thông, khoảng cách an toàn
nổ mìn, phóng xạ...
Chiều rộng hoặc bán kính tối đa mà đối tượng không còn khả năng tác động là
giới hạn an toàn. Con người chỉ có thể hoạt động bình thường ở ngoài phạm vi giới
hạn an toàn.
2.6/ Điều khiển từ xa

Điều khiển từ xa là phương pháp tốt nhất và hiệu quả nhất loại trừ được sự tác
động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Theo
phương pháp này cho phép đưa con người ra khỏi khu vực nguy hiểm như trong
sản xuất và sử dụng chất nổ, chất độc, chất dễ cháy, năng lượng nguyên tử, điều
khiển các thiết bị công nghệ phức tạp, trong sử dụng và quản lý điện...
2.7/ Các thiết bị an toàn đặc biệt
Ngoài các biện pháp kỹ thuật an toàn nói trên, để phòng ngừa tai nạn lao động
còn phải có các phương tiện đặc biệt khác như: nối đất bảo vệ và cắt điện, thảm


An toàn Lao động

14

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

cách điện, sào công tác cho người vận hành điện, phao bơi cho người làm việc trên
sông nước, dây an toàn cho công nhân làm việc ở trên cao...
2.8/ Trang bị bảo vệ cá nhân
Trang bị bảo vệ cá nhân là các phương tiện rất cần thiết để ngăn ngừa hoặc
hạn chế sự tác động của các yếu tố có hại và nguy hiểm trong sản xuất đối với
người lao động. Căn cứ vào tính chất của hoạt động lao động và yêu cầu của việc
phòng ngừa mà cần phải sử dụng các trang bị bảo vệ cá nhân khác nhau.
Trang bị bảo vệ cá nhân được chia làm 7 loại theo tác dụng của chúng:


Trang bị bảo vệ đầu: mũ bảo hiểm




Trang bị bảo vệ mắt: kính mắt



Trang bị bảo vệ tai: các dụng cụ bịt tai (như ống nghe của nhân viên vô
tuyến điện) hoặc đơn giản hơn dùng cao su nút nhựa hoặc bông có tẩm
glycerine hay paraffine đặt vào lỗ tai



Trang bị bảo vệ bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng bụi,
chống độc



Trang bị bảo vệ tay: găng đê tránh sự tấn công của các hóa chất hoặc sự
bẩn; tránh được rủi ro khi làm việc với kim loại sắc bén và tránh được rủi ro
do điện



Trang bị bảo vệ chân: giày bảo hộ, ủng để tránh sự tấn công của các hóa
chất hoặc sự bẩn và đặc biệt tránh được sự va đập đối với vật rắn



Trang bị bảo vệ thân: quần áo bảo hộ lao động. Đối với quần áo, loại vải là
yếu tố quan trọng trong phòng chống chất độc và chống nhiệt. Ví dụ: vải gai
khó cháy  chống nhiệt; vải len dạ thô  chống acide … Ngoài ra tính chất
bảo vệ của quần áo còn phụ thuộc vào cách may và hình thức trang phục. Ví

dụ: công tác ở bộ phận có nhiều bụi nên mặc loại áo liền quần có khóa ; khi
làm việc với môi trường acide, kiềm nên mang yếm choàng để khỏi lọt vào
thắt lưng.

2.9/ Kiểm tra nghiệm thử


An toàn Lao động

15

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Các công trình, thiết bị máy móc trong sản xuất và nhiều phương tiện kỹ thuật
an toàn không phải lúc nào cũng đảm bảo chất lượng hoàn hảo. Trong quá trình sử
dụng chúng, do tác động của nhiệt, hóa, cơ học và thời gian sẽ làm thuyên giảm
chất lượng và độ bền. Vì vậy, để bảo đảm các đối tượng này không gây hư hỏng
và dẫn đến tai nạn lao động bắt buộc phải kiểm tra nghiệm thử. Ví dụ:


Thử nghiệm lần đầu và định kỳ nồi hơi, bình gas, các thiết bị chịu áp lực...



Thử nghiệm lần đầu và định kỳ thiết bị nâng, thang máy



Thử nghiệm lần đầu và định kỳ các thiết bị điện và thiết bị cách điện




Thử nghiệm lần đầu và định kỳ van an toàn, dây an toàn



Thử nghiệm lần đầu và định kỳ điện trở tiếp đất, chống sét



...

Mục đích kiểm tra nghiệm thử là xem xét các đối tượng có thỏa mãn các yêu
cầu về độ bền hay không, sử dụng có an toàn hay không.
2.10/ Các biện pháp tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phân định
trách nhiệm thực hiện công tác an toàn lao động, tổ chức lao động khoa học.
2. Dụng cụ bảo vệ hô hấp
Các chất độc thải ra trong khu vực sản xuất thường ở thể khí, hơi hoặc bụi.
Các rủi ro chính đối với sự hô hấp của người lao động trong các nhà máy Lọc –
Hóa dầu đó là:
Không khí bị ô nhiễm bởi các tạp chất
Không khí nghèo O2
Không khí bị nhiễm độc
Để bảo vệ cơ quan hô hấp, người ta dùng mặt nạ phòng chống khí độc hoặc
hộp thở chống bụi.
a/ Mặt nạ chống khí độc
Theo tác dụng bảo vê, mặt nạ chống khí độc có thể chia ra làm 2 nhóm chính:


An toàn Lao động




16

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Mặt nạ chống khí độc có bộ phận lọc: dùng để bảo vệ cơ quan hô hấp khi
hàm lượng O2 trong không khí dưới 18%, còn nồng độ của chất độc chứa
trong không khí không được vượt quá trị số và thành phần cho phép sử dụng
đối với mặt nạ đó.
Mặt nạ loại này được cấu tạo gồm 2 phần chính:
Hộp chống khi độc chứa chất hấp
phụ: dùng chủ yếu là Than hoạt
tính. Khi sử dụng để chống các khí
độc khác nhau, thì than hoạt tính
được tẩm các hóa chất khác nhau.
Ví dụ để chống hơi NH3 , H2S thì
than hoạt tính được tẩm CuSO4
ngậm nước (CuSO4. 5H2O)
Phần che mặt bằng cao su có các cỡ số theo kích cỡ của từng người,
rất kín, vừa bảo vệ mắt và mặt; có các soupape điều chỉnh không khí
vào và ra; có một ống nối cao su co giãn được, nối giữa hộp lọc và hộp
soupape phân phối hơi.



Mặt nạ chống khí độc cách ly: là loại mặt nạ tách hoàn toàn sự hô hấp
của người với môi trường công tác. Trong phân xưởng sản xuất, khi phải tiến
hành công việc lâu dài trong môi trường có khí độc hoặc hàm lượng O 2

không đủ người ta thường dùng loại mặt nạ này.
Có 2 loại mặt nạ chống khí độc cách ly:
Loại sử dụng bình dưỡng khí để thở: gồm có bình khí nén
 Ưu điểm: đơn giản
 Nhược điểm: nặng, cồng kềnh và chỉ sử dụng được trong
thời gian ngắn
Loại có ống truyền không khí từ ngoài vào


An toàn Lao động

17

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

b/ Hộp thở chống bụi
Để bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi bụi bẩn trong môi trường sản xuất, hiện nay
người ta dùng các loại khẩu trang và hộp thở chống bụi. Loại này có tác dụng giữ
khói và bụi ở bộ phận lọc. Do các khe, lỗ của bộ phận lọc bé nên những hạt bụi cỡ
to bị giữ lại.
Vật liệu để làm màng lọc thường là loại vải băng gạc trong có bố trí một vài lớp
bông hoặc sợi nhân tạo …


An toàn Lao động

18

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN


Chƣơng II:

I. HIỆN TƢỢNG CHÁY NỔ:
1.

Những yếu tố cần thiết cho sự cháy:
Có 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy là:


chất gây cháy (comburant: O2 trong không khí…)



chất cháy = nhiên liệu (combustible)



nguồn cháy (ngọn lửa, năng lượng kích thích, tia lửa điện...)

- Sản phẩm của quá trình cháy: Khí cháy
Có thể hình dung 3 yếu tố của hiện tượng cháy như một Tam giác lửa:
Hiện tượng cháy chỉ
xảy ra khi tồn tại đồng
thời 3 yếu tố

Khi thiếu 1 trong 3 yếu
tố thì không có hiện
tượng cháy xảy ra

Sự cháy có thể biểu diễn như sau:

Nhiên liệu + Chất gây cháy

Khí cháy + Nhiệt

Nguồn cháy
Chính lƣợng nhiệt tỏa ra này là nguồn gốc của quá trình CHÁY hay NỔ. Mức
độ tỏa nhiệt đặc trưng cho vận tốc phản ứng cháy:


An toàn Lao động



19

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

phản ứng diễn ra rất chậm (vài ngày thậm chí vài tháng) = sự OXY HÓA
nhiên liệu: lượng nhiệt tỏa ra không thể nhận thấy được  không làm
xuất hiện rủi ra cháy nổ



phản ứng diễn ra nhanh: (vài giây) lượng nhiệt tỏa ra đủ phân hủy nhiên
liệu thành khí hoặc hơi và bốc cháy  bắt đầu của CHÁY



phản ứng diễn ra cực kỳ nhanh (vài phần giây): tỏa ngay lập tức một
lượng nhiệt lớn và khí cháy cùng với sự tăng đột ngột áp suất  NỔ và có

khả năng phá vỡ các kết cấu chứa đựng và bao che.

Bảng đặc trưng cháy nổ của một vài phản ứng cháy:
Chất cháy

Năng lượng tối thiểu

Áp suất nổ cực đại

%trong hỗn hợp ở

cho sự cháy (mJ)

(bar)

áp suất nổ cực đại

Hydrogène

17

7,3

4,5 %

Méthane

300

7,0


11,5%

Ethane

250

7,0

10,5%

Ethylène

70

8,5

9,8%

Acéthylène

17

10,5

8,0%

250

7,0


10,7%

1150

7,0

11,0%

Ether

200

7,5

9,5%

Hexane

288

6,6

10,9%

-

7,0

10,5%


Butane
Acétone

Benzène
Từ bảng nhận thấy rằng:


Cột 1:
o H2 và C2H2 là những sản phẩm dễ cháy nhất
o Acétone: khó cháy nhất
o Benzène: rất khó cháy



Cột 2: Acétylène có khả năng NỔ cao nhất



Cột 3: nguy hiểm nổ của H2 là lớn nhất

Sơ đồ tóm tắt:


An toàn Lao động

20

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN


Chất cháy

Phản ứng rất chậm: oxy hóa

Chất gây cháy

Phản ứng
cháy

Nhiệt

Nguồn nhiệt

Phản ứng nhanh: cháy
Phản ứng rất nhanh: nổ

2. Chất gây cháy :
Phổ biến nhất là O2 trong không khí với tỷ lệ sau:

Theo thực nghiệm, để duy trì sự cháy của hầu hết các chất cháy thì lượng oxy
phải lớn hơn hoặc bằng 14% thể tích tự do. Tuy nhiên, có một số ít các chất chỉ
cần một hàm lượng nhỏ oxy (như khí CH4 chỉ cần 5% thể tích oxy trong vùng
cháy) thì sự cháy vẫn xảy ra, duy trì và phát triển.
Các hợp chất giàu oxy như peroxyt, oxyde éthylène, NO2, O3 ...

 Bƣớc đầu tiên để dập tắt lửa:
cô lập với nguồn O2
3. Nhiên liệu – Chất cháy
a- Bản chất nhiên liệu: có 3 dạng chính



Khí: khí đốt, C2H2, propane, butane, H2, H2S, CO, NH3...



Lỏng: các dung môi, rượu, benzène, hexane, xăng dầu ...



Rắn: bụi của S, polyéthylène, polystyrène, nhựa, gỗ, than đá ...

b- Các đại lƣợng đặc trƣng cho quá trình cháy của nhiên liệu:
b1- Nhiệt độ bùng lửa (nhiệt độ chớp cháy – nhiệt độ bắt cháy):Là nhiệt
độ tối thiểu của hơi chất lỏng dễ cháy dễ bay hơi khi kết hợp với không khí
hình thành một hỗn hợp có khả năng bốc cháy nếu đưa ngọn lửa đến gần


An toàn Lao động

21

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Thiết bị xác định nhiệt độ chớp cháy:


Loại PENSKY-MARTENS (với nhiệt độ chớp cháy > 50oC) NF M 07-019




Loại ABEL (với nhiệt độ chớp cháy < 55oC) NF M 07-011 và IP 170

échantillon


An toàn Lao động

22

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN



hiện tượng cháy nhanh trong thời gian rất ngắn và không duy trì ngọn lửa



là một trong những đặc tính chủ yếu để xác định chất lỏng nguy
cơ dễ cháy, để quy định phương pháp vận chuyển, bảo quản và sử dụng



Căn cứ vào nhiệt độ bùng lửa, chia chất cháy thành 2 loại:
o Loại I: To bùng lửa  45oC  chất dễ bốc cháy
o Loại II: To bùng lửa > 45oC  chất lỏng cháy

b2- Nhiệt độ bốc cháy


Là nhiệt độ tối thiểu khi hỗn hợp hơi của chất lỏng cháy đủ để bốc

cháy và duy trì ngọn lửa liên tục khi đưa ngọn lửa đến gần



Đối với chất khí: To bốc cháy = To bùng cháy



Đối với chất lỏng: To bốc cháy > To bùng cháy
SẢN PHẨM

NHIỆT ĐỘ BỐC CHÁY

Xăng
Dung môi

 40oC + To bùng cháy

Hexane
Diesel, dầu đốt dân dụng
Dầu bôi trơn
Alkylat

 60oC + To bùng cháy

Goudron
b3- Nhiệt độ tự cháy (point d’auto-inflammabilité)
Là nhiệt độ tối thiểu mà chất cháy bị cháy không cần ngọn lửa bên ngoài
đưa tới
b4- Giới hạn cháy nổ:



Nổ là một sự cháy trong chốc lát bao gồm một khối lượng lớn hỗn hợp khí
cháy có nhiệt phát ra làm nóng chất cháy đến nhiệt độ cao và làm tăng
áp lực đột ngột dẫn đến nổ (kèm theo hiện tượng tạo thành môi trường
sóng nổ có tốc độ lan truyền lớn)



Hình vẽ minh họa:


An toàn Lao động

23

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

Vòi đốt

Chất cháy ở nhiệt
độ lớn hơn điểm
chớp cháy



Quan sát:
o tại vị trí 1 và 3: không có hiện tượng cháy
o tại vị trí 2: có hiện tượng cháy




Giải thích:
o tại vị trí 3: nồng độ hơi nhiên liệu loãng  hỗn hợp nghèo: không
đủ cháy
o tại vị trí 1: lượng lớn hơi nhiên liệu  hỗn hợp quá giàu: không thể
cháy vì thiếu chất gây cháy (O2)
o tại vị trí 2: hỗn hợp không khí – nhiên liệu ở tỷ lệ thích hợp  hiện
tượng cháy xảy ra



Sơ đồ mô tả “vùng cháy nổ”:
% nhiên liệu trong
không khí

Vị trí

Hỗn hợp quá giàu

Giới hạn trên
Vị trí

Vùng cháy nổ

Giới hạn dƣới
Vị trí

Hỗn hợp quá nghèo



An toàn Lao động

24

ChI: Vệ sinh LĐ – Vệ sinh CN

o giới hạn cháy nổ dƣới (LII hoặc LIE): nồng độ % thấp nhất của
khí hoặc hơi nhiên liệu trong không khí có khả năng cháy nổ được
o giới hạn cháy nổ trên (LSI hoặc LSE): nồng độ % lớn nhất của
khí hoặc hơi nhiên liệu trong không khí có khả năng cháy nổ được
o Khoảng giữa 2 nồng độ này gọi là vùng cháy và vùng nổ
Sơ đồ tóm tắt:
Vùng cháy
100% kk

LII

LSE

LSI

Vùng nổ

0%
chất cháy



LIE


0% kk

100%
chất cháy

LIE và LSE có thể thay đổi, phụ thuộc vào:
o bản chất chất cháy
o tính chất và nhiệt năng của nguồn lửa
o nhiệt độ và áp suất hỗn hợp ...

Xem ở các bảng phụ lục giới hạn cháy nổ LIE và LSE, nhiệt độ chớp cháy,
nhiệt độ tự bốc cháy của các khí hoặc hơi hydrocacbon và một số bụi rắn.
b5- Áp suất hơi bão hòa của hơi nhiên liệu:
o đặc trƣng cho độ bay hơi của nhiên liệu  đại lượng liên quan
trực tiếp đến nguy hiểm cháy nổ
o Trong điều kiện sản xuất: hàm lượng các hơi và khí nổ trong
không khí của phân xưởng phải nhỏ hơn rất nhiều so với giới hạn nổ
dưới LIE của hỗn hợp không khí và hơi nổ.
o Trong điều kiện tồn chứa: qui định kết cấu bồn chứa
 Các sản phẩm nặng (alkylat, FO, FOD...): áp suất hơi bão
hòa thấp, hàm lượng hơi nhiên liệu bé  ở ngoài vùng nổ 
mái cố định (toit fixe)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×