Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ AN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.23 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ CÔNG NGHỆ AN NAM

Giảng viên hướng dẫn:

PGS. TS. Vũ Văn Hân

Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Quyên

Mã sinh viên:

12101464

Lớp:

Nhân sự 17.05

Hà Nội - 2016


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội


GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

SV: Trần Thị Quyên

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG:

SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1:

Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam
................................................................Error: Reference source not found

SV: Trần Thị Quyên

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội


GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra nhanh
chóng, quyết liệt và trở thành xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh tế
thế giới hiện nay. Nhận thức rõ về xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế
giới, Việt Nam đã xác định rõ sự cần thiết phải tham gia hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tiếp tục được khẳng định là một nội
dung quan trọng trong công cuộc đổi mới của Việt Nam và được thực hiện với quy mô
và mức độ ngày càng cao. Đặc biệt, vào 8 năm trước, ngày 11-1/2007 khi Việt Nam
chính thức trở thành một thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Và gần
đây nhất, là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đươc kí kết ngày 42/2016 tại Uckland, New Zealand.Nó mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng là thách thức đối
với nước ta trong cuộc cạnh tranh gắt gao này. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp
càng phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như làm thế nào để chứng
minh sức mạnh nội lực của doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng.
Là một sinh viên chuyên ngành quản lý kinh doanh của trường Đại Học Kinh
Doanh và Công nghệ Hà Nội sau 4 năm học tập trên giảng đường đã có một vốn
kiến thức về kinh tế nhất định.
Sau quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam.
Em nhận thấy tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu hết sức quan trọng. Là
khâu thu hồi vốn để tổ chức thực hiện các hoạt động tiếp theo.
Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An
Nam bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp em đã chọn đề tài:
” GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ AN NAM”
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Nội dung chính của chuyên đề được cấu thành
3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam
Chương 2: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thương mại và
Công nghệ An Nam

Chương 3: giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam.
SV: Trần Thị Quyên

1

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ CÔNG NGHỆ AN NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
-

Tên công ty: Công ty TNHH thương mại và công nghệ An Nam
Ngày thành lập: 21/5/2010
Vốn điều lệ: 25.000.000.000 (Hai mươi lăm tỷ đồng)
Giấy phép kinh doanh 0105869407 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà

Nội cấp ngày 22/05/2009
- Địa chỉ: Lô 11, E6 đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội
- Điện thoại: (+84) 466 812 862
- Website: annam.vn
- Email:

- Giám đốc: Mai Văn Cường
- Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và công
nghệ An Nam trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 2010 – 2011:công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực văn phòng
phẩm và dịch vụ in ấn. Đây là giai đoạn nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách
hàng và ổn định cơ cấu tổ chức quản lý. Công ty đi vào hoạt động ổn định và đạt
được những thành công bước đầu.
- + Giai đoạn 2011 đến nay: công ty đã hoạt động ổn định và đang trên đà phát
triển, đáp ứng được nhu cầu về khối lượng cũng như chất lượng ngày càng cao của
khách hàng.
- +năm 2014 nhận thấy tiềm năng phát triển của các sản phẩm công nghệ và
ban lãnh đạo công ty đã quyết định đi vào một số mặt hàng trọng điểm phục vụ cho
các hội thảo, hội nghị. Và gần đây nhất, công ty đã đầu tư thêm một số mặt hàng
dụng cụ thể thao do thấy được nhu cầu chưa được đáp ứng đầy đủ của người dân
xung quanh.
2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
2.1. Chức năng của doanh nghiệp
Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam được thành lập với các
chức năng chính sau:
- Sản xuất, buôn bán, tư vấn và lắp ráp máy móc, vật tư, trang thiết bị phục vụ
SV: Trần Thị Quyên

2

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân


nghiên cứu giảng dạy và giáo dục, thiết bị, vật tư về âm thanh, ánh sáng, trình chiếu
phục vụ biểu diễn, hội nghị, hội thảo.
- Sản xuất, buôn bán hàng gia dụng, hàng lưu niệm, quà tặng, hàng thủ công
mỹ nghệ, hàng điện tử, điện lạnh, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị tin học và
các thiết bị ngoại vi, máy và thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, đồ nội, ngoại thất.
- Sản xuất và buôn bán phần mềm máy tính.
- Dịch vụ lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì các sản phẩm Công
ty kinh doanh.
- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu các sản phẩm công ty kinh doanh
2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
Bên cạnh những chức năng trên, Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ
An Nam có những nhiệm vụ cần thực hiện trong quá trình hoạt động của mình. Cụ
thể là:
- Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm,
10 năm.
- Tổ chức liên doanh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng mở và tiếp cận với sự
phát triển chung của nền kinh tế Thế giới.
- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế… cho người lao động đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp thuế ngân sách
nhà nước.

SV: Trần Thị Quyên

3

MSV: 12101464



Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam
HỘI
HỘIĐỒNG
ĐỒNG
THÀNH
THÀNHVIÊN
VIÊN

Nguồn Phòng Hành Chính
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty như sau:
Giám đốc: Điều hành hoạt động của công ty và hỗ trợ phát triển hệ thống
phân phối, phát triển thị trường. Với các quyền hạn triển khai thực hiện chiến lược,
xây dựng kế hoạch kinh doanh tại công ty, điều hành hoạt động và quyết định về
nhân sự.
Phòng hành chính: Xây dựng các văn bản liên quan đến hoạt động của
Công ty, xây dựng quy trình làm việc khái quát chung cho từng phòng trong
công ty và giao dịch công tác hành chính với các cơ quan chức năng. Đồng thời
phòng hành chính còn thực hiện công việc tổng hợp các báo cáo cuối năm từ các
phòng ban khác.
Phòng kinh doanh – Marketing: Khai thác các nghiệp vụ, thực hiện các
nghiệp vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng. Phòng thực hiện các chương trình xúc

SV: Trần Thị Quyên


4

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

tiến bán hàng và chính sách bán hàng, tiếp cận thông tin phản hồi từ khách hàng và
cung cấp các phòng ban có liên quan. Đồng thời, phòng kinh doanh – marketing còn
có nhiệm vụ xây dựng và quản lý mạng lưới đại lý kinh doanh của công ty.
Phòng kế toán – Tài chính: Vận hành bộ máy kế toán và quản lý chứng từ,
hướng dẫn thực hiện các văn bản quy định tài chính kế toán của Nhà nước. Phòng
thực hiện công tác thu, chi và hạch toán theo quy định của công ty, lập báo cáo tài
chính và gửi về cho Giám đốc để theo dõi và có kế hoạch hoạt động.
Phòng kỹ thuật: Các hạng mục cần có sự thẩm định chất lượng và tư vấn kỹ
thuật sẽ được chịu trách nhiệm bởi phòng kỹ thuật – chất lượng. Các cán bộ của bộ
phận này còn chịu trách nhiệm trực tiếp tại các công trình mà Công ty đang triển
khai nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn mà nhà thầu đưa ra.
4. Nguồn lực của công ty
4.1. Vốn
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp thực
hiện các hoạt động mở rộng sản xuất, nâng cấp cơ sở và chi trả cho các hoạt động
chi phí khác.
Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2013-2015
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2013


Số
lượng
Tổng vốn
Chia theo sở hữu
-vốn chủ sở hữu
-vốn vay
Chia theo tính chất
-vốn cố định
-vốn lưu động

Năm 2014

Năm 2015

Tỷ
Tỷ
trọng Số lượng trọng
(%)
(%)

Số
lượng

25.230

100

25.230

100 25.230


8.090
17.140

32,07
67,93

10.222
15.008

40,51 15.055
59,49 10.175

10.020
15.210

39,71
60,29

9.082
16.148

36 8.230
64 17.000

Tỷ
trọng
(%)

So sánh tăng

giảm
2014/2013
Số
tuyệt
đối

%

So sánh tăng
giảm
2015/2014
Số
tuyệt
%
đối

100
59,67 2.132 26,3 4.833 47,2
40,33 -2.132 -12,4 -4.833 -32,2
32,61
67,39

-938
938

-6,2
6,2

-852 -9,38
852

5,3

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Nhìn chung, công ty có nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn vay. Nguồn vốn

SV: Trần Thị Quyên

5

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

chủ sở hữu của Công ty tăng đều qua các năm(năm 2013 là 8.090 đến năm 2015 là
15.055)
Và có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn vốn huy động của công
ty ngày càng giảm tỷ lệ trong cơ cấu vốn đạt 59,67% năm 2015. Đây cũng được coi
là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang tự chủ về nguồn vốn tự có của mình.
Điều này sẽ tạo điều kiện để công ty mở rộng kinh doanh.
Về nguồn vốn cố định có sự biến động, nhưng xét về tỷ lệ vốn cố định trong
tổng nguồn vốn thì có xu hướng giảm từ(năm 2013 là 39,71% đến năm 2015 giảm
còn 32,61%). Tuy nhiên, công ty vẫn chú trọng vào kho bãi để có chất lượng hàng
tốt nhất.
Vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn kinh
doanh và ngày càng tăng lên. Cụ thể, tỷ lệ vốn lưu động tăng từ 60,29% năm
2013 lên 67,39% năm 2015. Vốn lưu động có vòng quay nhanh. Do đó, khả
năng thanh toán của doanh nghiệp nhanh, đồng thời đẩy mạnh tình hình thu hồi

công nợ của doanh nghiệp. Điều này rất cần thiết với một doanh nghiệp thương
mại cho công ty An Nam.
4.2. Nhân lực
Trong những năm qua, số lượng công nhân viên của công ty liên tục tăng cả
về trình độ lẫn số lượng. Năm 2015, số lượng nhân viên đã tăng gấp đôi so với năm
2009 đã chứng tỏ quy mô công ty ngày càng được mở rộng. Số nhân viên có trình
độ đại học và sau đại học liên tục tăng, bên cạnh đó công ty cũng rất chú trọng vào
đối ngũ lao động trẻ có năng lực, bởi đây là một tiền đề quan trọng trong chính sách
phát triển của công ty sau này. Bên cạnh đó, với thái độ quan tâm của cấp trên và
các chính sách đãi ngộ tốt đã giữ người lao động ở lại với công ty, và tân tâm làm
việc cho công ty.
Trong những năm qua, số lượng công nhân viên của công ty liên tục tăng cả
về trình độ lẫn số lượng. Năm 2015, số lượng nhân viên đã tăng gấp đôi so với năm
2009 đã chứng tỏ quy mô công ty ngày càng được mở rộng. Số nhân viên có trình
độ đại học và sau đại học liên tục tăng, bên cạnh đó công ty cũng rất chú trọng vào
đối ngũ lao động trẻ có năng lực, bởi đây là một tiền đề quan trọng trong chính sách
phát triển của công ty sau này. Bên cạnh đó, với thái độ quan tâm của cấp trên và

SV: Trần Thị Quyên

6

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

các chính sách đãi ngộ tốt đã giữ người lao động ở lại với công ty, và tân tâm làm

việc cho công ty.
Bảng 2: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2013-2015
Đơn vị tính: người
So sánh tăng,

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tỷ

Tỷ

Tỷ

Số

trọng

tuyệt

Số
lượng

trọng

lượng


Số

trọng

68

(%)
100

85,7
14,3

56
12

51
5

91,07
8,93

13

học
-cao đẳng và trung
cấp
-PTTH hoặc trung

lượng


%

giảm
2015/2014
Số
tuyệt

(%)

75

(%)
100

đối
12

121,4

7 110,3

82,4
17,6

63
12

84
16


8
4

116,7
0

7 112,5
0
100

58
10

85,3
14,7

65
10

86,7
13,3

7
5

113,7
0

7 112,1
0

100

23,21

14

20,6

14

18,7

1

107,6

0

100

23

41,07

25

36,76

29


38,7

2

108,7

4

116

20

35,72

29

42,64

32

42,6

9

145

3 110,3

cơ sở
Phân theo độ tuổi

-trên 45 tuổi
-từ 35 tuổi đến 45

2
5

3,57
9

3
5

4,41
7,35

3
5

4
6,7

1
4

150
180

0
0


tuổi
-từ 25 tuổi đến 35

21

37,5

27

39,7

29

38,7

6

128,6

2 107,4

tuổi
-dưới 25 tuổi

28

49,93

33


48,54

38

50,6

5 117,85

5 115,2

Tổng số lao động
56
Phân theo tính chất lao động
-lao động trực tiếp
48
-lao động
8
gián tiếp
Phân theo giới tính
-nam
-nữ
Phân theo trình độ
-đại học và trên đại

(%)
100

Số

giảm 2014/2013


So sánh tăng,

đối

học

Nguồn Phòng Nhân Sự
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động của Công ty ta thấy rằng lực lượng lao động
không đòi hỏi số lượng nhiều, lượng lao động giữa các năm tăng hay giảm không
đáng kể.
Cụ thể, năm 2013 số lượng lao động là 56 người đến năm 2014 tăng lên 12

SV: Trần Thị Quyên

7

MSV: 12101464

100
100


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

người. Tức là 68 người tương tự với 121,4%. Giai đoạn này, do điều kiện đáp ứng
nhu cầu hoạt động trong doanh nghiệp. Do đó, cần tuyển thêm lao động vào các vị
trí nghiên cứu thị trường và nhân viên để tiếp quản thêm máy móc photo, máy in.

Năm 2015, tăng từ 68 người đến 75 người tức là, tăng 7 người tương đương
110,3%. Giai đoạn này, công ty đã đi vào hoạt động bình thường, chỉ tuyển thêm
một số nhân viên vào các bộ phận bán hàng.
Theo tính chất lao động: lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn 85,7% đây là
lực lượng lao động chính, đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Qua 3 năm, năm 2013
số lượng người lao động là 48 người đến năm 2014 tăng 8 người tức là 56 người,
tương đương với 116,7%. Đây là giai đoạn doanh nghiệp cần bổ sung nhân viên vào
các bộ phận vận hành máy móc, những vị trí mà doanh nghiệp mới bổ sung thêm.
Lao động gián tiếp chiếm với số lượng nhỏ thôi nhưng đây lại là bộ phận
quan trọng vì hầu hết lực lượng này rơi vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Bộ phận
điều hành doanh nghiệp, lên kế hoạch, tổ chức và giám sát hoạt động của công ty
và những người hứng mũi chịu sào trước những trách nhiệm lớn trước xã hôi và
pháp luật.
Theo giới tính: lao động nam chiếm nhiều hơn lao động nữ. Năm 2013, số
lượng lao động nam 51 người và số lao động nữ năm 2013 là 5 người. Như vậy, tỷ
trọng lao động nam chiếm 91,07%, trong khi đó, lao động nữ chiếm 8,93%. Do ban
đầu, khi thành lập công ty hoạt động và sản xuất trong lĩnh vực in ấn, photo, thiết kế
nên đòi hỏi nhân viên nhanh nhẹn, thành thạo các thao tác. Thêm vào đó, lao động
nam sẽ ít khi nghỉ về các vấn đề tình trạng sức khỏe, hay không vướng bận vào các
việc như thai sản..Công ty sẽ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm cho phí hơn.
Theo trình độ: ngoài những vị trí quan trọng, đòi hỏi trình độ quá cao, do yêu
cầu công việc . Do đó, ngoài các bộ phận quản lý, lãnh đạo và trưởng các phòng
ban..thì lao động chủ yếu có trình độ phổ thông. Năm 2013 lực lượng này có số
lượng là 20 người chiếm 35,72%, năm 2014 số lượng tăng lên 29 người chiếm tỷ
trọng 42,64% tăng khá nhiều. Đến năm 2015 số lượng đã tăng từ 29 người lên 32
người chiếm tỷ trọng lớn nhất 42,6%.
Cuối cùng là phân theo độ tuổi, nhìn chung lao động doanh nghiệp chủ yếu
năm trong độ tuổi dưới 25 tuổi và tiếp theo là từ 25 tuổi đến 35 tuổi. Đây là độ tuổi

SV: Trần Thị Quyên


8

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

lao động trẻ năng động, nhiệt tình. Cụ thể, độ tuổi dưới 25 tuổi, năm 2013, số
lượng lao động tuổi dưới 25 tuổi là 28 người chiếm tỷ trọng 49,93%. Đến năm 2014
, 2015 số lượng tăng đều là 5 người. Cụ thể, năm 2014 tăng lên 33 người tỷ trọng sẽ
là 48,54%. Năm 2015, tăng lên 38 người chiếm tỷ trọng 50,6%.
Độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi: lực lượng này đứng thứ 2 về số lượng. Vì độ tuổi
này cũng được coi là trẻ và đã qua một thời gian làm việc dã tích lũy được kinh
nghiêm nhất định. Đặc biệt, tăng mạnh từ giai đoạn 2013 đến năm 2014 khi doanh
nghiệp đầu tư nâng cấp trang thiết bị rất cần những nhân lực ở độ tuổi này.
4.3. Máy móc
Bảng 3: Máy móc, trang thiết bị
STT

Máy móc

Số lượng

1
Máy tính HP DC 7900(19 inch)
2
Máy in phun màu Epson L310

3
Máy photo Ricoh Aficio 1035
Tổng

22
5
5
32

Thành
tiền(VNĐ)
125.400.000
19.000.000
70.000.000
214.400.000
Nguồn Phòng Kế Toán

Nhìn vào bảng máy móc, ta thấy công ty đầu tư khá mạnh, trang bị máy móc
thiết bị tốt để có thể đưa những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Ngoài lĩnh vực in
ấn…thuộc về văn phòng phẩm thì công ty còn nhận thiết kế logo, tờ rơi…mà
những công việc này cần sự hỗ trợ rất lớn từ máy móc và máy móc càng hiện đại thì
công việc sẽ càng trôi chảy hơn.
5.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
Báo cáo kết quả hoạt động hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ của công ty
TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam trong ba năm từ 2013, 2014, 2015. Báo
cáo kinh doanh chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng
kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

SV: Trần Thị Quyên


9

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

Bảng 4: Tông hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3
năm 2013-2015

STT Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị
Tính

Doanh thu tiêu thụ
Triệu
theo giá hiện hành
đồng
Tổng số
2
Người
lao động
Tổng vốn kinh doanh
bình quân
3a. Vốn cố định bình
Triệu
3

quân
đồng
3b. Vốn lưu động bình
quân
Triệu
4 Lợi nhuận sau thuế
đồng
Triệu
5 Nộp ngân sách
đồng
Thu nhập BQ 1 lao
1000đ/t
6
động(V)
háng
Năng suất lao động BQ Triệu
7
năm
đồng
Tỷ suất lợi
8 nhuận/doanh thu tiêu
Chỉ số
thụ
Tỷ suất lợi nhuận/vốn
9
Chỉ số
KD
Số vòng quay vốn lưu
10
Vòng

động
1

So sánh tăng, So sánh tăng,
giảm
giảm
2014/2013
2015/2014
Số
Số
tuyệt
%
tuyệt
%
đối
đối

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

60.000

75.000


90.000

15.000

25

15.000

20

56

68

75

12

121,4

7

110,3

25.230

25.230

25.230


10.020

9.082

8.230

-938

-9,36

-852

-9,38

15.210

16.148

17.000

67,39

938

852

105,2

7.900


8.050

10.060

150

1,9

2.010

25

2.000

3.000

4.550

1000

50

1550

52

3.500

4.000


6.000

500

14,3

1000

25

1.071

1.102

1.200

31

2,89

98

8,89

0,115

0,0932

0,078


0,273

0,277

0,279

0,004

1,47

0,002

0,72

0,65

0,61

1,15

-0,04

6,15

0,54

88,5

-0,0218 -18,9 -0,0152 -16,3


Nguồn Phòng Tài chính Kế toán

SV: Trần Thị Quyên

10

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có
dấu hiệu tích cực, điều này được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp trong ba năm vừa qua đều tăng. Cụ thể là, đối với chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế, năm 2013 là 7.900 tăng lên 8.050 năm 2014 và 10.060 năm 2015.
Việc tăng nhanh lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua các năm đã chứng tỏ đội
ngũ lãnh đạo của công ty đang đi đúng hướng.
Chỉ tiêu nộp ngân sách, chi tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với xã hội. Mức nộp ngân sách đều tăng qua ba năm, năm 2013 là 2.000 tăng
3.000 vào năm 2014 và 4.550 năm 2015.
Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành cũng tăng qua các năm. Đó là một dấu
hiệu tốt cho sự phát triển và mở rộng thị trường của công ty. Năm 2013 tăng 60.000
lên 75.000 năm 2014 tương đương với 25%. Và tăng lên 90.000 năm 2015 tương
đương với 20%.

SV: Trần Thị Quyên

11


MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ AN NAM
I. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Giá cả hàng hóa
Giá cả hàng hóa được sử dụng như một vũ khí sắc bén của doanh nghiệp nhất
là tại thị trường Việt Nam trong điều kiện thu nhập của người dân còn thấp. Tuy
nhiên, trong cạnh tranh nếu quá lạm dụng vũ khí giá cả sẽ dẫn đến tình trạng” gậy
ông đập lưng ông” không những không thúc đẩy tiêu thụ mà còn thiệt hại. Do vậy,
công ty đã có những định hướng, xây dựng kế hoạch về giá cả.
Bảng 5: Giá trung bình của một số mặt hàng chính của công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Mặt hàng
Camera VP 4502
Giấy Double A4
Bo mạch chủ P20
Bộ
phát
Wifi

Năm 2013
19.000

44
1.200

Năm 2014
19.530
54
1.220

Năm 2015
20.900
55
1.230

335
347
350
150MBPS
Loa Crown số 8
555
577
590
(Nguồn Phòng kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam)
Nhìn vào bảng số liệu trên các sản phẩm của công ty có mức giá phải chăng so
với công ty văn phòng phẩm Hồng Hà và cạnh tranh được với công ty TNHH
Thương mại Kỹ thuật và Tin học Anh Ngọc..Cũng xuất phát bởi lý do là các sản
phẩm của công ty vẫn chưa khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm trước, hiện các hoạt
động kinh doanh của công ty đang gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt về giá.
Trên thị trường nước ngoài đặc biệt là 2 lĩnh vực văn phòng phẩm và thiết bị âm
thanh của Trung Quốc là bất lợi lớn nhất. Chất lượng của hàng Trung Quốc bán trôi

nổi trên thị trường Việt Nam không đảm bảo. Tuy nhiên, mẫu mã đẹp và giá khá rẻ
nên người tiêu dùng cũng sử dụng khá nhiều. Cùng với đó là sự phát triển của các
công ty Thương mại cùng ngành nghề trong nước nên cung nhiều mà cầu vẫn thế.

SV: Trần Thị Quyên

12

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

Do tên tuổi của công ty vẫn chưa khẳng định được trên thị trường. Cho nên công ty
vẫn đang áp dụng chính sách giá canh tranh, chưa thể đặt giá cao cho các sản phẩm
của mình.
2. Chất lượng sản phẩm
Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nó đến những đặc tính nội tại
của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh
được phù hợp với điều kiện hiện tại và thỏa mãn được nhu cầu hiện tại nhất định
của xã hội.
Bảng 6: Thống kê mặt hàng lỗi
Đơn vị: (%)
Mặt hàng
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Dịch vụ in ấn

0,35
0,32
0,23
Máy văn phòng
0,21
0,15
0,14
Thiết bị an ninh
0,26
0,12
0,13
Thiết bị mạng
0,13
0,11
0,12
Thiết bị âm thanh
0,18
0,15
0,16
Thiết bị cơ khí
0,24
0,16
0,12
(Nguồn Phòng Kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam)
Nhìn vào bảng thống kê trên, ta có thể thấy dịch vụ in ấn là hay xảy ra lỗi
nhiều nhất. Điều này, thường do nhân viên không để ý hoặc là do không năm rõ
được mong muốn của khách hàng và phải làm lại, dẫn đến tăng mặt hàng lỗi Tuy
nhiên nhìn bảng số liệu thì chất lượng sản phẩm của công ty ngày một nâng lên. Số
lượng hàng lỗi hỏng đã giảm đi đáng kể. Công ty đã nâng cao công tác kiểm soát để
kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu( nguồn giấy nhập) khi mua nhập kho trước khi

sử dụng, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, đúng kì hạn. Đối với các mặt hàng
thiết bị âm thanh hay máy văn phòng thì công ty có cử một số nhân viên kĩ thuật có
chuyên môn đi kiểm tra kĩ càng trước khi quyết định nhập.
Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết là người ta nghĩ tới khả năng hàng
hóa thỏa mãn nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Trong điều kiện hiện tại chất
lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong
cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng bền vững”. Đây cũng là con đường
mà công ty thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất mà công ty
TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam muốn đưa đến khách hàng. Bất kỳ một

SV: Trần Thị Quyên

13

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

sản phẩm hàng hóa nào bán trên thị trường đều chứa đựng một giá trị sử dụng nhất
định, các doanh nghiệp thương mại hoạt động chủ yếu mua đi bán lại nhưng nếu
công ty tìm được nguồn hàng chất lượng giá cả tốt thì sẽ giúp công ty có thêm lợi
nhuận. Và quan trọng là công ty sẽ tăng thêm bao nhiêu giá trị khi đến tay khách
hàng để họ sẵn sàng chi trả. Thêm vào đó, dịch vụ và các chính sách hậu mãi cho
khách hàng một cách chu đáo và chân thành thì họ sẽ mua hàng của công ty. Điều
đó cho thấy công ty không chỉ bán hàng cho khách một lần mà còn là một chiến
lược để thu hút được khách hàng tiềm năng và biến họ thành bạn hàng trung thành
của doanh nghiệp.

3. Các biện pháp quảng cáo
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn
trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản
phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ.
Bảng 7: Chi phí quảng cáo chính của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Các hình thức

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

quảng cáo
Trên truyền hình
Tham gia hội chợ
234
343
425
Mạng xã hội
156
178
Quà tặng, khuyến mại
976
1.283
1.536
Hoạt động từ thiện
350
450

754
Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam
Nhìn vào bảng trên, ta thấy công ty trong những năm qua, chi phí quảng cáo
chính của công ty là qua quà tặng, khuyến mại và tham gia hội chợ. Như vậy, là quá
ít và công ty cũng chưa tận dụng quảng cáo trên các kênh khác. Đó là một thiệt thòi
lớn để công ty có thể mở rộng lượng khách hàng hay nâng cao thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, đối với công ty dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng cũng là một
yếu tố rất được quan tâm. Mỗi sản phẩm của công ty đưa ra thường kèm theo các
dịch vụ như: vận chuyển đến tận nơi khách yêu cầu trogn thời gian sớm nhất, giảm
giá cho khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán tiền nhanh cho công ty.
Ngoài ra công ty còn tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả lại hoặc đổi lại nếu sản
phẩm của công ty bị lỗi. Đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thì công
SV: Trần Thị Quyên

14

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

ty đã có dịch vụ tư vấn cho khách hàng để đưa ra những sự lựa chọn phù hợp.
4. Đối thủ cạnh tranh
Kinh doanh trên thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp
với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối
thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa của doanh nghiệp. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ
thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.

Bảng 8: Doanh thu của đối thủ canh tranh
Đơn vị: triệu đồng
Đối thủ cạnh tranh
Cửa hàng văn phòng phẩm

Năm 2013
40.000

Năm 2014
44.000

Năm 2015
50.000

Plus
Công ty cổ phần văn phòng

528.000

573.000

643.000

phẩm Hồng Hà
Công ty TNHH Thương mại

63.000

74.000


89.000

Kỹ thuật Tin học Anh Ngọc
Cửa hàng dụng cụ thể thao

43.000

64.000

76.000

PCG
Cửa hàng dụng cụ thể thao

55.000

67.000

80.000

Tuấn Sport
Nguồn Phòng Kinh doanh công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam
Do công ty hoạt động trên một số ngành nghề lĩnh vực khác nhau do đó việc
so sánh trên số liệu trên bảng cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên ta có thể thấy
hai ngành chính là: văn phòng phẩm và các sản phẩm máy móc, thiết bị thì công ty
đối thủ là Hồng Hà và TNHH Thương mại và công nghệ Anh Ngọc thì hơn hẳn. Vì
Văn phòng phẩm Hồng Hà đã xuất hiện trên thị trường Việt từ rất lâu rồi,
hầu như ai cũng biết. Bên cạnh đó công ty hoạt động trên một lĩnh vực chính là
văn phòng phẩm thì sẽ có sự chú trọng và đầu tư tốt hơn là điều không có gì
đáng ngạc nhiên.

Và đấy cũng là lí do tương tự để giải thích cho các sản phẩm công nghệ đối
với công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Anh Ngọc- là công ty chuyên hoạt
động trên các thiết bị máy móc công nghệ. Do đó cho thấy công ty An Nam muốn
khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì phải có sự nghiên cứu kĩ lưỡng để có
SV: Trần Thị Quyên

15

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

những chiến lược cạnh tranh lành mạnh thu hút được nhiều khách hàng hơn.
II.Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thương
mại và Công nghệ An Nam
1. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
Trong thời đại ngày nay, khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, các
tổ chức buộc phải chú trọng và khuyến khích công tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty
TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam đã có biện pháp nhằm tăng cường và
thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng trong nước và có thể là nước ngoài. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng
của hoạt động kinh doanh. Thông qua tiêu thụ doanh nghiệp thực hiện được giá trị
sử dụng của sản phẩm, thu hồi vốn bỏ ra, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn,
đồng thời thỏa mãn phần nào nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ sự nhanh nhạy
cùng với sự uy tín, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên rõ rệt thông qua
công tác quảng cáo, tiếp thị, bán hàng và kĩ năng, trình độ của người lao động được
nâng lên… Vì thế, công ty đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường và từng bước

tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Tuy nhiên sản phẩm của công ty vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng trong
nước biết đến. Để tiếp cận thị trường ở các quận lân cận công ty TNHH Thương
mại và Công nghệ An Nam xây dựng những chiến lược kinh doanh để cạnh tranh
với các đối thủ cùng ngành. Hiện nay, sản phẩm của công ty mới chỉ tiêu thụ chính
ở hai quận chính là quận Nam Từ Liêm và quận Cầu giấy.
2. Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty TNHH
Thương mại và Công nghệ An Nam
2.1. Tiêu thụ theo thị trường
Thị trường văn phòng phẩm trong nước hiện nay được đánh giá là khá tốt. Khi
các công ty đã và đang được người tiêu dùng trong nước đón nhận. Và đánh giá là :
thị trường văn phòng phẩm lên ngôi.
Trước đây những nhãn hiệu văn phòng phẩm (VPP) tới từ các nước Đài Loan,
Đức, Nhật, Pháp, Trung Quốc… ồ ạt lấn át vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên,
những nhãn hiệu này thường có giá thành cao và kiểu mẫu hướng tới thường là
người đi làm hơn là học sinh.

SV: Trần Thị Quyên

16

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

Chị Nguyễn Thị Thu Huệ ở đường Yết Kiêu, phường Liên Bảo, thành phố
Vĩnh Yên chia sẻ: chị có 2 con nhỏ đang học tiểu học và THCS nên các cháu

thường hay mua bút chì, bút màu, bút máy, bút bi… của Trung Quốc. Dù nét chữ
viết có phần hơi gai nhưng mẫu mã của các mặt hàng này phong phú, đẹp và có giá
rẻ nên các cháu hay mua. Có khi mua về chỉ để ngắm là chính chứ viết thì rất xấu.
Dùng một thời gian là bỏ luôn. Giải thích cho lý do này là sự phong phú, đa dạng
của các mẫu sản phẩm nhập ngoại. Dù chất lượng không tốt và tiêu chuẩn an toàn
về sức khỏe còn là dấu hỏi… nhưng vỏ ngoài hào nhoáng rực rỡ của nhiều chủng
loại VPP Trung Quốc vẫn thu hút một lượng không nhỏ khách hàng.
Song, đến thời điểm này thị trường VPP đã thay đổi. Thời gian gần đây, các
doanh nghiệp (DN) VPP trong nước cũng đã, đang thể hiện được bản lĩnh sáng tạo
của mình và bắt đầu cuộc đua phá rào khá ấn tượng. Năm 2012 thị trường VPP có
những xu hướng phát triển sáng tạo mới nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu và
những đòi hỏi khó tính từ người tiêu dùng (NTD).
Dạo quanh thị trường Vĩnh Yên, tại những trung tâm hay cửa hàng bán đồ
dùng VPP trên đường Nguyễn Viết Xuân, đường Mê Linh, đường Hùng Vương…
người ta sẽ nhận thấy những đồ dùng VPP như từ chiếc dập ghim, cặp file, chiếc
kẹp phù hiệu… đến những hộp đựng bút, bút xóa, bút viết… đều chủ yếu có xuất xứ
Made in Vietnam với số lượng lớn.
Các cơ sở, điểm bán lẻ chất lượng của Thiên Long, Hồng Hà, Bến Nghé đều
tạo được sức mua lớn và thu hút NTD. Cùng với đó, sự sáng tạo của các DN sản
xuất trong nước cũng đem một diện mạo mới cho các sản phẩm vốn được coi là “tốt
nhưng chưa phong phú mẫu mã”, thay đổi quan niệm về những sản phẩm nội.
Theo đấu giá Vĩnh Bình
/>Hay theo báo Bắc Ninh
Các sản phẩm văn phòng phẩm (VPP) do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất với
chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh đang chiếm ưu thế trên thị trường và trở
thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng (NTD).
Dạo qua thị trường thành phố Bắc Ninh, tại những cửa hàng sách hay các siêu

SV: Trần Thị Quyên


17

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

thị, cửa hàng chuyên bán VPP rất dễ nhận thấy đồ dùng VPP, từ chiếc dập ghim,
cặp file, chiếc kẹp phù hiệu… đến những hộp đựng bút, chủ yếu là hàng Việt được
bày bán với số lượng lớn và NTD đang có xu hướng chọn mua nhiều.
Bên cạnh đó là các sản phẩm công nghệ được đánh giá là có chi phí gia nhập
thấp, nếu công ty tập trung nghiên cứu và ra thị trường những sản phẩm đáp ứng
yêu cầu khách hàng.
Và nhìn vào những gì công ty đã đang và sẽ làm thì ta có thể thấy rằng: chính
sự nhạy bén với những biến động của thị trường công ty đã tìm được hướng đi đúng
đó là không ngừng nghiên cứu tìm thị trường mới, những mặt hàng thiết yếu và rất
cần thiết. Và với sự phấn đấu không ngừng đó, trong những năm gần đây, công ty
đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với một lượng khách hàng tiềm năng
và một số công ty khác cũng có nhu cầu làm ăn lâu dài với công ty vì hầu hết văn
phòng nào cũng cần dùng đến một số sản phẩm liên quan đến vấn đề in ấn tài liệu
hay các thiết bị máy, khi khách hàng hài lòng thì sẽ giới thiệu cho văn phòng khác.
Hoặc khi mở rộng cơ sở thì người ta sẽ liên hệ ngay với công ty.
Bảng 9: Tình hình tiêu thụ ở một số quận trên địa bàn thành phố
Khu vực

Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%)


Tỷ trọng (%)

năm 2013
năm 2014
năm 2015
Quận Nam Từ Liêm
66
56
53
Quận Cầu Giấy
23
33
34
Quận Hà Đông
11
11
13
Tổng
100
100
100
Nguồn phòng kinh doanh công ty TNHH Thương mại và công nghệ An Nam
Năm 2013, thị trường tiêu thụ nhiều nhất là quận Nam Từ Liêm chiếm tỷ
trọng 66%, tiếp theo là quận Cầu giấy với tỷ trọng 23% và quận Hà Đông là 11%.
Nhưng sang đến năm 2014, 2015 thì tỷ trọng của quận Nam Từ Liêm giảm và tăng
ở quận Cầu giấy tuy nhiên tăng không đáng kể. Đặc biệt ở quận Hà Đông công ty
mới chỉ mới xâm nhập tỷ trọng trong 2 năm 2013-2014 đều chiếm 11%, năm 2015
chiếm 13%. Trong những năm tới công ty cần xây dựng kế hoạch phát triển hoặc
mở rộng đại lý ở khu vực này.

2.2. Tiêu thụ theo sản phẩm
Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam đã đặt ra nhiệm vụ cho
mình là phải không ngừng nghiên cứu thị trường, chú trọng vào những mặt hàng
SV: Trần Thị Quyên

18

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

trọng điểm chính ở hai ngành chính là văn phòng phẩm và các sản phẩm điện tử.
Đối với những sản phẩm công nghệ công ty phải có một sự nghiên cứu kĩ càng thôi
thì chưa đủ mà những sản phẩm công nghệ có đặc điểm là thay đổi không ngừng.
Do đó, công ty cần sự nhanh nhạy nữa. Công ty đã đặt ra nhiệm vụ là phải nghiên
cứu không ngừng để tìm ra được những sản phẩm đáp ứng yêu cầu, thị hiếu người
tiêu dùng Việt.
Bảng 10: Kết quả tiêu thụ sản phẩm với khối lượng một số mặt hàng
Đơn vị: 1000 sp
Mặt hàng
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Văn phòng phẩm
500
587
634

Máy văn phòng
300
450
520
Thiết bị an ninh
113
204
303
Thiết bị mạng
123
311
401
Thiết bị âm thanh
189
234
456
Thiết bị cơ khí
240
345
460
Tổng mặt hàng
1465
2131
2774
(Nguồn Phòng Kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam)
Số liệu trên cho chúng ta thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm của một số mặt hàng
đều tăng qua các năm 2013-2015. Mặt hàng văn phòng phẩm tiêu thụ với số lượng
lớn nhưng giá trị lại không cao bằng các sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên, đó lại lại
là mặt hàng đầu tiên và mang lại cho công ty nhiều khách hàng nhờ vào mặt hàng
văn phòng phẩm này.

2.3. Tiêu thụ theo kênh phân phối
Hàng hóa được phân phối từ tổng đại lý đến các đại lý có quy mô nhỏ hơn
hoặc trực tiếp phân phối hàng đến các cửa hàng bán buôn nhưng kênh này rất ít chủ
yếu hàng hóa công ty được bày bán ở một đại lý ở từng quận với các mặt hàng
trưng bày theo từng gian hàng.
Sơ đồ tiêu thụ sẽ là:
ĐẠI LÝ

NGƯỜI TIÊU DÙNG

III. Đánh giá nhận xét của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1. Những thành tựu đạt được
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thương mại và Công nghệ
SV: Trần Thị Quyên

19

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

An Nam những năm gần đây khá ổn định. Qua các năm doanh thu đều tăng phản
ảnh hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm của công ty khá tốt, các kế hoạch tiêu thụ
thường xuyên được xem xét đề ra nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước và lợi nhuận sau thuế tăng. Hiệu quả
sản xuất của công ty không ngừng nâng lên, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định
cho gần 100 nhân viên (2013,2014) đến năm 2015 con số đã lên đến 100 và còn tiếp

tục tăng với đà phát triển hiện nay.
Công ty đã tạo được mối quan hệ vững chắc đối với bạn hàng và không
ngừng tìm kiếm để mở rộng bạn hàng mới. Chính điều này đã giúp công ty
luôn đứng vững trong cơ chế thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Mặt
khác, trong hoàn cảnh Việt Nam gia nhập WTO, PPP thì công ty sẽ có điều
kiện giao thương với nhiều nguồn hàng mới để có cơ hội thâm nhập vào thị
trường mới.
Công ty cũng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề
có trình độ văn hóa cao và giàu kinh nghiệm với nhiều mối quan hệ rộng rãi. Việc
phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban từng bộ phận cá nhân đã tạo
ra được nề nếp làm việc tốt nâng cao ý thức làm chủ tự lập trong công việc tốt nâng
cao ý thức làm chủ tự lập trong công việc của mỗi người.
Công ty đã đẩy mạnh công tác tiêu thụ song song với công tác marketing
nhằm mở rộng lượng khách hàng. Vì vậy, ngoài việc duy trì các khách hàng truyền
thống công ty đã có thêm được một số khách hàng mới như các khách hàng ở quận
khác: Cầu giấy, Hà Đông…
Sắp tới công ty có kế hoạch ra các quận lân cận: Đống Đa, Thanh Xuân
Đánh giá chung, công ty TNHH Thương mại và Công nghệ An Nam thành
lập chưa đầy 10 năm nhưng công ty đã hoạt động khá hiệu quả. Bằng chứng từ
chính những kết quả mà công ty đã đạ được cụ thể từ năm 2013 đến 2015. Khi
doanh thu bán hàng không ngừng tăng qua các năm, lợi nhuận sau thuế cũng
tăng đều qua các năm
Và công ty hiện tại đã có một lượng khách hàng nhất định.
2. Những mặt còn tồn đọng
Kênh bán hàng còn sơ sài, chưa được mở rộng. Do đó, sản phẩm sẽ không đến
SV: Trần Thị Quyên

20

MSV: 12101464



Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

tay được nhiều khách hàng, công ty có lực lượng shipper nhưng tốn kém chi phí mà
hiệu quả lại không cao. Nhưng công ty lại chưa thực hiện hiện được việc mở rộng
kênh sau gần 10 năm hoạt động.
Đại lý phân phối mới chỉ có ở 2 quận chính là quận Nam Từ Liêm và quận
Cầu Giay và mới đây nhất là quận Hà Đông.
Theo đuổi chiến lược giá nên không hấp dẫn được khách hàng hạng sang với
tiềm năng lớn. Thêm vào đó, doanh thu tăng qua các năm là khá lớn nhưng lợi
nhuận sau thuế lại khá ít.
Sản phẩm công ty chưa được phổ biến rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sự gắn kết giữa các phòng ban chưa chặt chẽ, khi mà chi phí giữa các khâu để
trao đổi là lớn.
3. Nguyên nhân
Công ty luôn cố gắng hoàn thiện kênh bán hàng bằng cách bày trí sản phẩm
đẹp và phù hợp. Tuy nhiên kênh bán hàng cần phải được mở rộng để có cơ hội tiêu
thụ được nhiều sản phẩm hơn. Vì nêu địa điểm giới hạn trong vài, ba quận thì sẽ
lãng phí một khối lượng lớn khách hàng ở các quận lân cận và các đối thủ cạnh
tranh sẽ chiếm ưu thế.
Hiện nay nguồn vốn của công ty ngày một tăng tuy nhiên với số lượng nhân
viên và chi phí kho bãi, địa điểm đắt đỏ như hiện nay thì việc mở rộng thêm các đại
lý ở quận lân cận (Hà Đông năm 2014) là một điều hết sức khó khăn. Vì công ty
vẫn còn thiếu một lượng vốn lớn và việc vay ngân hàng sẽ chiếm một khoản lãi lớn
nên ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Thành lập theo quy mô vừa và nhỏ và chính sách công ty theo đuổi là chiến
lược giá. Ban đầu là để thu hút khách hàng với số lượng lớn. Do đó, hàng hóa có thể

tiêu thụ rất nhiều nhưng lợi nhuận không cao mà khách hàng đã quen với mức giá
thấp rồi công ty không dám tăng giá vì sợ mất khách. Thêm vào đó, với chính sách
giá thấp công ty sẽ không thu hút được khách hàng có thu nhập cao hay sang chảnh
vì họ lo sợ chất lượng không tốt với suy nghĩ thường trực “tiền nào của nấy”. Khách
hàng hiện nay của công ty đa số là khách hàng, các văn phòng bình dân nhỏ lẻ..
Công ty chưa thực sự chú trọng đầu tư vào việc quảng cáo hàng hóa của mình

SV: Trần Thị Quyên

21

MSV: 12101464


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

GVHD: PGS. TS. Vũ Văn Hân

lên tốc độ khách hàng mới không nhiều, tăng không mạnh. Khi đó, thì nguồn doanh
thu của công ty cũng sẽ tăng chậm
Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này
chứng tỏ chi phí giữa các khâu là lớn. Bên cạnh đó, công ty lại hoạt động trên nhiều
ngành lên sự liên kết giữa các các phòng ban chưa thật sự chặt chẽ.
Chính do hoạt động trên nhiều ngành nên không chỉ khâu nghiên cứu mà khâu
kiểm tra sản phẩm cuối cùng gặp phải nhiều khó khăn và tốn kém.
Sự cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp lớn cùng ngành ở lân cận trong khi đó
nền kinh tế đang suy thoái cung vượt cầu làm cho tình trạng cạnh tranh rất khốc liệt.

SV: Trần Thị Quyên


22

MSV: 12101464


×