Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ sản phẩm là một việc làm hết sức cần thiết, mang tầm chiến
lược cho sự phát triển của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào bởi vì các
doanh nghiệp chỉ có thể lớn mạnh khi có thể tiêu thụ được sản phẩm.Ngược
lại, khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tăng, sẽ góp phần tạo ra sự vững
mạnh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, các nhà
doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ đi tìm nguồn
hàng, bạn hàng, thị trường…đồng thời phải tính toán xem nên sản xuất cái
gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và bán hàng ở đâu để đem lại lợi
nhuận cao nhất? Thực tế cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh có
hiệu quả, dần dần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường và
phát triển sức mạnh ra các thị trường do họ có phương hướng kinh doanh
nhanh nhạy, có chiến lược tiêu thụ sản phẩm hợp lý. Bên cạnh đó, có không
ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đến phá sản mà nguyên
nhân chính là do không làm tốt công tác tiêu thụ. Vì vậy, mọi doanh nghiệp
dù lớn hay nhỏ, muốn tồn tại và phát triển vững mạnh cần phải làm tốt công
tác tiêu thụ sản phẩm. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng
cho mình chiến lược tiêu thụ sản phẩm hợp lý và kết quả cuối cùng là đem
lại doanh thu và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm đối
với các doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần sản xuất và thương
mại Việt Phát nói riêng. Qua quá trình thực tập tại đây, cùng với sự góp ý
của thầy giáo hướng dẫn, em đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài: “Giải
pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần sản
xuất và thương mại Việt Phát " làm đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Do sự hiểu biết còn hạn chế vì vậy không tránh được những sai sót,
em mong có được sự chỉ dẫn và hướng dẫn thêm của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Văn Bão đã hướng
dẫn tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề này!
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI VIỆT PHÁT
1. Quá trình hình thành và phát triển.
1.1 Khái quát quá trình hình thành
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát chính thức được
thành lập theo Quyết định số: 0103004497 của Chủ tịch Liên minh Hợp tác
xã Việt Nam ký ngày 20 tháng 06 năm 1996 của Bộ Thương mại được Sở
Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép ngày 24 tháng 06 năm
1996
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát nằm trên đường Nguyễn
Ngọc Nại - Thanh Xuân - Hà Nội là trung tâm của thành phố rất thuận lợi
cho việc kinh doanh thương mại. Với hệ thống giao thông thông suốt thuận
tiện cho việc giao dịch sản phẩm hàng hoá.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát được thành lập với
thời gian không phải là dài nhưng cũng không phải là quá ngắn. Mặc dù mới
thành lập chưa được lâu nhưng công ty đã dần dần phát triển hơn và khẳng
định được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế hiện nay
1.2 Tên, trụ sở của công ty
Tên gọi: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát
Tiếng Anh: Viet Phat production and trading JSC
Tên giao dịch viết tắt: Vietphat.,JSC
ĐỊA CHỈ CHÍNH THỨC: Số 10/219 Nguyễn Ngọc Nại- Hà Nội
o Điện thoại: (04)5657748 – 5657750
Telefax: (04)5650280
Email: ,
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Website: www.vietphatvn.com
o Chi nhánh trong nước: Tại Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh
- Đại diện ngoài nước: Xin mở một số văn phòng ngoài nuớc khi có
nhu cầu.
o Giấy quyết định thành lập số: 5685/ QĐ-UB
o Vốn pháp định: 3.655.400.000vnd
o Vốn cố định: 10.450.000.000vnd
o Vốn lưu động: 8.000.000.000vnd
Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 về việc chuyển một số doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần:
Điều1- Phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp của Công ty sản
xuất thiết bị xây dựng Việt Phát.
* Cơ cấu vốn điều lệ:
- Vốn điều lệ công ty cổ phần : 1.200.000.000 đồng
+ Tỷ lệ cổ phần Nhà nước: 4,9% vốn Điều lệ
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 37,8%
vốn Điều lệ
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp: 57,3%
vốn Điều lệ.
* Giá trị doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá:
- Giá trị thực tế doanh nghiệp nhà nước: 4.647.488.993 đồng
- Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: 588.579.116 đồng
* Ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp:
Tổng số cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước cấp cho người lao động trong
doanh nghiệp hưởng cổ tức là: 588 cổ phần, phần giá trị được cấp:
58.800.000 đồng.
- Tổng số cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp trả dần:
1.177 cổ phần, trị giá 117.700.000 đồng.
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá được sử dụng số tiền bán cổ phần
như sau:
- Đào tạo và đào tạo lại cho ng ười lao động: 147.000.000 đồng.
Bảng 1 : Cơ cấu vốn KD của công ty trong 2 năm đầu mới thành lập
(1996 -1997)
Chỉ tiêu
Giá trị năm
1996
Giá trị năm
1997
So sánh
Số tương đối
Số tuyệt
đối
Tổng nguồn vốn
hiện có
4.128.365.250 5.814.748.70
6
1.686.383.45
6
1,54
A. Nguồn vốn
chủ sở hữu
4.000.000.000 4.279.156.05
0
279.156.050 1,09
1.Tự bổ xung 279.156.050 279.156.050
2. Vốn cổ phần 4.000.000.000 4.000.000.00
0
0 1
B. Nợ phải trả 128.365.250 1.535.592.65
6
1.535.592.65
6
11,96
Ngu ồn:phòng kế toán của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát
* Công ty cổ phần được sở hữu toàn bộ nhà cửa đã được xác định trong
giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá theo Quyết định số 35/1998/QĐ-UB
ngày 15/9/1998 của Uỷ ban nhân dân thành phố và được thuê nhà, đất,
khuôn viên đất đang sử dụng để sản xuất kinh doanh.
Điều 2: Chuyển doanh nghiệp Nhà nước công ty sản xuất thiết bị xây
dựng Việt Phát thành công ty cổ phần
Công ty cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Phát là pháp nhân theo
pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện chế
độ hạch toán độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo điều lệ của công ty
cổ phần, Luật công ty.
Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm điều
hành công việc quản lý cho đến khi bàn giao toàn bộ doanh nghiệp cho Hội
đồng quản trị và Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt
Phát.
Công ty cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Phát là đơn vị trực thuộc
Bộ Xây dựng. Tính đến nay nhà máy đã có hơn mời năm xây dựng và phát
triển, là một trong những đơn vị kinh tế làm ăn có hiệu quả trên địa bàn
thành phố Hà Nội xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp
sản xuất các loại sản phẩm thiết bị máy xây dựng
1.3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Công ty cổ phần Sản xuất và Thương Mại Việt Phát chuyên cung cấp
các loại máy móc phụ tùng, thiết bị thi công xây dựng, thiết bị thi công cầu
đường, thiết bị khai thác mỏ, thiết bị thủy điện, thiết bị sản xuất. Công ty cổ
phần Sản xuất và Thuơng Mại Việt Phát là thành viên của Hiệp Hội Bê
Tông – Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam đã và đang cung cấp thiết bị thi công
xây dựng cho nhiều loại công trình ở VN, dịch vụ tư vấn đầu tư thiết bị, dịch
vụ lắp ráp, sửa chữa, bảo trì các loại xe máy công trình – thiết bị chuyên
dụng trong thi công xây dựng.
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát hiện là đơn vị sản xuất
thiết bị nâng hạ và kết cấu thép hàng đầu tại Việt Nam. Với công nghệ sản
xuất hiện đại nhất hiện nay của cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc kết hợp
với tinh thần lao động “ không ngừng tự hoàn thiện”của cán bộ công nhân
viên công ty, Việt Phát đã cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm có
tính năng vượt trội, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng về
sản phẩm có chất lượng cao, an toàn khi sử dụng.
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Với năng lực hiện tại, hàng năm Việt Phát có thể sản xuất và cung cấp
cho khách hàng khoảng 1300 thiết bị nâng hạ các loại, 300 trạm trộn các
loại, số lượng lớn giáo chống và cốp pha. Các thông số cơ bản của sản phẩm
chính mà Việt Phát đang sản xuất hiện nay như sau:
• Vận thăng chở người và vật liệu công suất từ 500 kg - 4000 kg, khả
năng nâng đến 300m;
• Vận thăng chở vật liệu công suất từ 500kg - 1500 kg, khả năng nâng
đến 150m
• Cẩu tháp tải trọng đầu cần từ 200kg - 2000kg, tầm với đến 50m, cao
tới 150m.
• Giáo chống, Giáo hoàn thiện, Cây chống đơn, Cốp pha .
• Trạm trộn bê tông công suất từ 25 - 120m
3
/h.
Ngoài ra, Việt Phát còn là đại diện cung cấp, bảo hành, bảo trì và
chuyển giao công nghệ tại thị trường Việt Nam cho nhiều tập đoàn công
nghiệp nổi tiếng: LIBHERR - Đức, NAM PHUONG - Trung Quốc,
KUMKANG - Hàn Quốc, PRAMAC- ý, AIRMAN- Nhật, KOMASU -
Nhật, FUJI - Nhật, SANEY - Trung quốc,..
Sản phẩm do Việt Phát cung cấp được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư
như: Tổng công ty xây dựng Sông đà; Tổng công ty Vinaconex, Tổng công
ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty địa ốc Sài Gòn, Tổng công ty Thành An -
BQP, Tổng công ty xây dựng số 1,...
Các sản phẩm, Dịch vụ Khoa học - Kỹ thuật – Công nghệ mà công ty
đã thực hiện cung cấp chuyển giao :
Thiết bị thi công cao tầng: Cẩu thăng, Vận Thăng, Sàn Nâng , Thiết bị
bê tông xi măng: Trạm Trộn Bê Tông Tươi,Bơm Bê Tông Cố Định( bơm
ngang), Xe Bơm Cần Bê Tông, Xe Bơm Bê Tông Tự Hành, Xe Chuyển
Trộn Bê Tông, Xe Thảm Bê Tông Tươi. Thiết bị thi công hạ tầng: Khoan
Cọc Nhồi, Máy Thủy Lực, Máy Phá Đầu Cọc Bê Tông Thiết bị thi công
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cầu- Đường : Trạm Trộn Bê Tông Nhựa Nóng, Xe Trải Nhựa Đường, Xe
Đào, Xe Xúc, Xe Lu, Xe Ủi, Xe Bang Thiết bị khai thác mỏ: Khoan Phá Đá,
Nhà máy nghiền Sàng Đá, Nhà Máy Sản Xuất Cét Nhân Tạo Thiết bị sản
xuất VLXD: Nhà Máy Sản Xuất Gạch Block, Giàn Gi¸, Ván Copha Thiết bị
thuỷ điện: Tuốc Bin, Trạm phát điện. Cụ thể là các loại thiết bị sau:
Bảng 2: Danh mục các sản phẩm của công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Việt Phát
STT TÊN THIẾT BỊ
1 Máy trộn bê tông cỡng bức 250l
2 Máy trộn bê tông động cơ xăng
3 Máy trộn bê tông tự hành 250l
4 Lu rung
5 Đầm bàn
6 Đầm dùi cầm tay
7 Đầm dùi chạy xăng
8 Máy xoa nền
9 Máy mài sàn
10 Búa phá bê tông
11 Máy cắt – uốn sắt GQ 40
12 Máy cắt uốn thép liên hợp GQW
13 Máy uốn ống thuỷ lực
14 Máy cắt thuỷ lực
15 Xe nâng hàng AC
16 Kích thuỷ lực
17 Tời điện
18 Giàn giáo xây dựng
19 Cột chống tổ hợp
20 Vận thăng nâng hàng TP9
21 Vận thăng nâng hàng TP17
22 Vận thăng Lồng VPV100
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
23 Vận thăng Lồng VPV100/100
24 Vận thăng Lồng VPV75
25 Bơm hố móng
26 Máy phun xịt áp lực cao
27 Máy nén khí
28 Máy sấy không khí
29 Thiết bị lọc khí
30 Máy khoan đá
31 Máy khoan nổ
32 Máy nghiền đá
33 Máy nghiền búa, nghiền bột cấp liệu
34 Máy nghiền sàng đá di dộng
35 Dây chuyền nghiền sàng đá
36 Máy phát điện chạy xăng
37 Máy phát điện chạy dầu
38 Sàn nâng
39 Cốp pha
40 Giáo chống định vị
Nguồn: của phòng Hành Chính về hàng Việt nam chất lượng cao.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Việt Phát
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất
và thương mại Việt Phát
Nguồn :Phòng tổ chức của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát
* Chức năng nhiệm vụ của từng người, từng phòng ban:
- Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có
nhiệm vụ thảo luận và thông qua điều lệ của công ty bầu ra Hội đồng Quản
trị và Ban kiểm soát thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án
đầu tư của công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, Chủ tịch
Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc điều hành. Khi vắng mặt có thể
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
9
Đại hội cổ đông
Chủ tịch HĐQT
Ban Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng k ỹ
thu ật
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Phòng kế toán Phòng kinh doanh
PhòngHành
chính
VP đại diện
P.Xuất
nhập khẩu
Phòng bảo
vệ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
uỷ quyền cho Phó chủ tịch hoặc Uỷ viên Hội đồng quản trị thay mặt đảm
trách công việc quản lý trong nội dung được ủy quyền.
- Ban Kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh và điều hành của công ty.
- Ban Giám đốc: là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước
chủ tịch hội đồng quản trị về mọi hoạt động cảu công ty. Giám đốc là người
có quyền quyết địn cao nhất đối với việc quản lý, điều hành các hoạt động
liên quan các công việc. Đồng thời giám đốc là người chịu tách nhiệm trước
cơ quan pháp luật về những quyết định của mình tại công ty.
- Phó giám đốc: do giám đốc có công ty bổ nhiệm là người giúp việc
trực tiếp cho giám đốc, chịu tách nhiemẹ trước giám đốc về các công việc
được giao. Theo dõi và chỉ đạo hoạt động cảu các phòng theo sự phân công.
Thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc đi vắng (Khi được uỷ
quyền).
- Trưởng các phòng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc vè mặt quản
lý hành chính chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ được giao
phân công theo dõi kiểm tra cán bộ CNV của phòng, thực hiện súât sắc
nhiệm vụ được giao. Chủ động tham mưu đề xuất giám đốc về nghiệp vụ
chuyên môn trong quá trình thực hiện công việc.
- Phòng Kế toán: là bộ phận nghiệp vụ giúp giám đốc tổ chức chỉ
đạo thực hiện thống nhất công tác quản lý tài chính công tác kế toán và
thống kê đối với công ty theo dõi tình hình kết quả kinh doanh, tình hình chế
độ chính sách với nhà nước, tình hình lưọi nhuận của công ty.
- Phòng kinh doanh: Thực hiện công tác bán hàng, đảm bảo doanh
thu đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra, phát triển sản phẩm theo các kênh khác
nhau như: phát triển mạng bán buôn cũng như bán lẻ, thực hiện hợp đồng.
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chịu trách nhiệm từ khâu đầu tiên của việc bán hàng đến khi hoàn thiện một
chu kỳ khép kín.
- Phòng hành chính: Có chức năng quản lý nhân sự, tình hình tài
chính của công ty. Mặt kách giúp ban giám đốc nắm được tình hình tổ chức
hoạt động của công ty. Cung cấp đầy đủ các nhu cầu về văn phòng cho công
ty hoạt động, lưu trữ các loại công văn, báo trí, thư từ và các loại hồ sơ
- Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mọi sửa chữa lớn nhỏ phạm vi
ngoai công ty theo những hạng mục hay hợp đồng hay dự án công ty tiến hành
thực hiện. Trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật sản phẩm mới, tư vấn hỗ trợ kxy
thuật cho khách hàng cũng như các phòng ban trực thuộc trong công ty.
- Phòng xuất - nhập khẩu: có chức năng nhập hàng hoá vào trong
nước hoặc xuất hàng hoá ra nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
- Phòng bảo vệ: có chức năng bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp trước
những mất mát không đáng có, ổn định sản xuất kinh doanh.
* Người lao động tham gia quản lý công ty thông qua các hình thức
và tổ chức sau đây:
Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức Tổng công ty;
Tổ chức Công đoàn của công ty;
Ban Thanh tra nhân dân;
Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Nội dung tham gia quản lý của người lao động được quy định chi tiết
trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty.
đặc điểm về lao động của công ty
Nếu như vốn và mô hình tổ chức kinh doanh có vai trò quan trọng
không thể thiếu thì vấn đề nhân lực lại đóng vai trò quyết định cho kết quả
thành, bại của các hoạt động kinh doanh. Vốn được sử dụng và các hình
thức tổ chức có đem lại hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức
và năng lực của cán bộ lãnh đạo và của người lao động. Trình độ học vấn
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của nhân viên của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát được
thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3: Trình độ học vấn của nhân viên trong công ty
Trình độ học vấn
§¹i häc
Trung cÊp &
cao ®¼ng
Lao ®éng
phæ th«ng
Số lượng
(người )
Nam 16,67% 20% 39,33% 114
Nữ 6% 10% 8% 36
Tổng cộng 22,67% 30% 47,33% 150
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Việt Phát )
Theo kết quả thống kê của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát :số lao
động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 22,67%, có trình độ trung cấp kỹ thuật
và nghiệp vụ chiếm tỷ lệ 30%. Nh vậy có thể nói người lao động có trình độ
học vấn có trình độ trung cấp trở lên chiếm hơn 50% lực lượng lao động
trong Công ty. Trong số lao động có trình độ đại học thì hơn 60% là cử nhân
kinh tế và tài chính – kế toán, số còn lại là kỹ s các ngành kỹ thuật. Tuy
nhiên, qua điều tra thực tế Xác định đúng vai trò và trách nhiệm của công
tác quản lý chất lượng. Cho thấy, mặc dù số lao động có học vấn cao nhiều
như vậy, nhưng số cán bộ có nghiệp vụ quản lý và kinh doanh buôn bán các
sản phẩm lại rất ít.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt
Phát
2.1.1. Chức năng
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát là một công ty
kinh doanh đa ngành nghề hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh cơ
khí, thiết bị, máy móc xây dựng là chính. Vậy công ty cổ phần sản xuất và
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thương mại Việt Phát có chức năng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, thương mại trong các ngành nghề trên
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát hiện nay kinh
doanh các loại hình dịch vụ như đào tạo nghề, cho thuê văn phòng,đấu thầu
xây dựng,sản xuất và nhập khẩu các loại thiết bị xây dựng... với những giá
trị gia tăng tốt nhất giành cho khách hàng
Thực hiện các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đã đăng ký kinh
doanh
2.1.2 Nhiệm vụ
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát cần phải luôn
đưa ra các giải pháp để đảm bảo một sự phát triển bền vững. Công ty cần
nâng cao tính năng ứng dụng của sản phẩm, nâng cao các loại hình dịch vụ
để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng , không ngừng nghiên cứu sáng
tạo để đưa ra ứng dụng có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty. Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát phải luôn cố
gắng sản xuất , duy trì và củng cố hơn nữa hình ảnh của công ty trong con
mắt khách hàng .Không ngừng nâng cao vốn điều lệ, tăng tỷ lệ chi trả cổ tức
cho các cổ đông và nâng dần thu nhập cho Cán Bộ công nhân viên
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT PHÁT
I. Tổ chức các hoạt động tiêu thụ
1. Bộ máy tiêu thụ
Tổ chức bộ máy tiêu thụ là việc thành lập mô hình tổ chức và mối liên
hệ về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận trong tổ chứcvà trong nội bộ
của các bộ phận với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu tiêu thụ đã
đặt ra
Nguyên tắc tổ chức bộ máy tiêu thụ của doanh nghiệp :
Một là tổ chức bộ máy tiêu thụ phải phù hợp với quy luật vận động
khách quan của hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh
Hai là tổ chức bộ máy tiêu thụ của doanh nghiệp phải phù hợp với quy
mô tính chất và loại hình kinh doanh
Ba là mục tiêu và chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp quyết định tổ
chức bộ máy tiêu thụ
Mô hình tổ chức bộ máy tiêu thụ ở các doanh nghiệp thương mại:
+ Mô hình tổ chức đơn giản:
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
14
Giám đốc
Cửa hàng A Cửa hàng B Cửa hàng C
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Mô hình tổ chức bộ máy tiêu thụ theo sản phẩm:
+ Mô hình tổ chức bộ máy tiêu thụ theo khu vực địa lý:
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
15
Giám đốc
Phòng
KDTH
Phòng HC-
TC-LĐ
Phòng Tài
vụ
Phòng kỹ
thuật
Ban thanh
tra bảo vệ
Bộ phận kinh
doanh A
Bộ phận kinh
doanh B
Bộ phận kinh
doanh C
Giám đốc
Phòng
KDTH
Phòng
HC – TC - LĐ
Phòng
Tài vụ
Phòng kỹ
thuật
Ban thanh
tra bảo vệ
Chi nhánh
miền Bắc
Chi nhánh
miền Trung
Chi nhánh
miền Nam
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát có một bộ
máy tiêu thụ sản phẩm làm việc tương đối hiệu quả.Công ty cổ phần sản
xuất và thương mại Việt Phát không chỉ áp dụng thuần tuý từng mô hình mà
có sự kết hợp linh hoạt giữa các mô hình để phù hợp với thực tiễn. Nhờ vậy
mà công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần sản xuất và thương mại
Việt Phát trong thời gian gần đây là tương đối tốt.
2 Các hoạt động tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá,quá trình
chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền,sản phẩm được
coi là tiêu thụ khi đựơc khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ
sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ nhằm thực
hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất ra để bán và thu
lợi nhuận
Mô hình tiêu thụ sản phẩm:
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
16
Thị trưởng
Nghiên cứu thị
trường
Thông tin thị
trường
Lập các kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm
Hàng
hoá
dịch
vụ
Quản lý hệ
thống phân
phối
Quản lý dự trữ
và hoàn thiện
SP
Quản lý lực
lượng bán
Tổ chức bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
Phối hợp và
tổ chức thực
hiện các kế
hoạch
sản phẩm
Dịch vụ
Thị trường
Giá, doanh
số
Phân phối và
giao tiếp
Ngân quỹ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.1Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi
doang nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị
trường nhằm trả lời các câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản
xuất để bán cho đối tượng nào?
Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả ngăng
tiêu thụ những loại hàng hoá trên một địa bàn nhất định trong một khoảng
thời gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung cấp để thoả mãn
nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường còn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng,giá bán,mạng lưới tiêu thụ và
hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp các doanh
nghiệp biết được xu hướng,sự biến đổi nhu cầu của khách hàng,sự phản ứng
của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp,thấy được các biến động về giá
cả,từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Đây lá công tác tiêu tốn
nhiều công sức và chi phí. Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm doanh
nghiệp phải giải đáp các vấn đề sau: đâu là thị trường có triển vọng đối với
sản phẩm của doanh nghiệp? khả năng tiêu thụ sản phẩm đó của doanh
nghiệp trên thị trường ra sao? những mặt hàng nào,thị trường nào có khả
năng tiêu thụ với khối lượng lớn mà phù hợp với năng lực của doanh
nghiệp? Mức giá nào là phù hợp?doanh nghiệp cần có những biện pháp gì
để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ? tổ chức mạng lưới tiêu thụ vá phương
thức phân phối như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?...
Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường,doanh nghiệp tiến
hành lựa chọn sản phẩm thích hợp nhất. Đây chính là nội dung quyết định
hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.
Nắm được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường nên công
ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát đã rất trú trọng trong công tác
nghiên cứu thị trường. Công ty đã giành 5% lợi nhuận thu được hàng năm
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
để đâu tư nghiên cứu thị trường. nhờ có sự đầu tư và quan tâm của ban lãnh
đạo công ty nên công tác nghiên cứu thị trường của công ty đã giúp cho việc
kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát ngày một
phát triển
2.2 Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở quan trọng đảm bảo cho
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành nhịp nhàng,liên
tục thei kế hoạch đã định. kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để xây dựng
kế hoạch hậu cần vật tư và các bộ phận khác của kế hoạch sản xuất - kỹ
thuật- tài chính doanh nghiệp...
Bằng hệ thống chỉ tiêu,kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được
các nội dung cơ bản như: lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có
phân theo hình thức tiêu thụ ,cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ
và giá cả tiêu thụ...Chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá
trị,chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối.
Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,doanh nghiệp có thể sử
dụng các phương pháp như phương pháp cân đối,phương pháp quan hệ
động...trong số những phương pháp trên,phương pháp cân đối được coi là
phương pháp chủ yếu
2.3 chuẩn bị hàng hoá để xuất bán
Chuẩn bị hành hoá đẻ xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục qú
trính sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. muốn cho quá trình lưu
thông hàng hoá được liên tục ,không gián đoạn thì các doanh nghiệp phải trú
trọngđến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như: tiếp nhận, phân loại ,lên nhãn
hiệu sản phẩm, bao gói đóng hàng,sắp xếp hàng hoá trong kho. tiếp nhận
đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá từ các nguồn nhập kho theo
đúng mặt hàng chủng loại hàng hoá. Thông thường ,kho hàng hoá của doanh
nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. nếu kho hàng đặt xa nơi sản xuất thì
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc tiếp nhận hàng hoá bảo đảm kịp
thời,nhanh chóng,góp phần giải phóng phương tiện vận tải,bốc xếp,an toàn
sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu thông.
2.4 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau,theo
đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng
cuối cùng. để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ
sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản
phẩm các điều kiện vận chuyển,bảo quản, sử dụng...
Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối
cùng tiêu thụ sản phẩm có thể được thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc gián
tiếp
Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản
phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua một khâu trung
gian nào. Hình thức tiêu thụ này có ưu điểm là giảm được chi phí lưu
thông,thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn,các doanh
nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng...song nó cũng có
nhược điểm là doang nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng,phải dành
nhiều công sức thời gian vào quá trình tiêu thụ làm cho tốc độ chu chuyển
của vốn lưu động chậm hơn...
Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản
phẩm của mình cho người tiêu thụ cuối cùng có qua khâu trung gian. sự
tham gia nhiều hay ít của người trung gian sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp
dài,ngắn khác nhau. với hình thức tiêu thụ này cac doanh nghiệp có thể tiêu
thụ được một khối lượng lớn hàng hoá trong thời gian ngắn nhất từ đó thu
được vốn nhanh,tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt..,tuy nhiên hình thức tiêu
thụ này làm cho thời gian lưu thông hàng hoá dài ,tăng chi phí tiêu thụ làm
doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian...
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mỗi hình thức tiêu thụ có ưu nhược điểm nhất định nên nhiệm vụ của
phòng kinh doanh là phải lựa chọn được hình thức tiêu thụ phù hợp với công
ty mình
2.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng
Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm năng
của doanh nghiệp. Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp về sản
phẩm,về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được
khi mua sản phẩm của doanh nghiệp,cũng như tin tức cần thiết từ phía
khách hàng ,qua đó để tìm ra cách thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Xúc tiến bán hàng chứa đựng trong đó các hình thức,cách thức và
những biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp. Xúc
tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thương trường nhời đó quá trình
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời
gian. yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi
để thực hiện tốt hoạt đôngi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Xúc tiến và
yểm trợ là các hoạt động rất quan trọng có tác dụng thúc đẩy công tác tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp,giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở
rộng các mối quan hệ với khách hàng củng cố và phát triển thị trường. nội
dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến yểm trợ phải kể đến là: quảng cái ,chào
hàng,khuyến mại ,tham gia hội chợ ,triển lãm...
2.6 Tổ chức hoạt động bán hàng
Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động king
doanh. hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật,tác động đến
tâm lý người mua nhằm đạt được mục tiêu bán hàng
Người bán phải đặc biệt quan tâm đến quá trình tác động vào tâm lý của
khách hàng. sự diễn biến tâm lý của khách hàng trải qua 4 giai đoạn:Sự chú
ý-quan tâm-nguyện vọng mua-quyết định mua. Vì vậy sự tác động của
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
người bán đến người mua cũng phải theo trình tự có tính quy luật đó. nghệ
thuật của người bán hàng là làm chủ quá trình bán hàng về tâm lý, để điều
khiển có ý thức quá trình bán hàng
Để bán được nhiều hàng các doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu
của khách hàng như:chất lượng,mẫu mã,giá...và phải biết lựa chọn các hình
thức bán hàng phù hợp
2.7 Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt đông tiêu thụ sản phẩm
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh,doanh nghiệp cần phải phân tích đánh giá
hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hoặc thu hẹp
thị trường tiêu thụ,hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp,các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ nhằm kịp thời có các
biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu
quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như:tình hình tiêu
thụ theo mặt hàng,khối lượng,trị giá,giá cả các mặt hàng.
Kết quả của việc phân tích, đánh giá,quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ là
căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện quá
trình sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. Chính vì thế doanh nghiệp
cần phải tổ chức tốt công tác, đồng thời phải làm rõ được điểm mạnh điểm
yếu cơ hội thách thức của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch
tiêu thụ
II KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty
1.1 Đặc điểm của sản phẩm máy xây dựng
Việc cơ giới hóa và tự động hóa trong xây dựng là một khâu không
thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Nó quyết định việc tăng năng xuất
lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động chân tay và trí óc
cho người lao động. Đồng thời góp phần rất quan trọng vào việc rút ngắn
thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào khai thác sử dụng, nâng
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cao hiệu quả kinh tế, chất lượng và tính thẩm mỹ đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân.Vì vậy để thực hiện các công trình xây
dựng, không thể thiếu được các máy xây dựng. Trên thế giới đã chế tạo
được những thiết bị chuyên dùng trong xây dựng các công trình như: xây
dựng nhà cao tầng, nhà công nghiệp, dân dụng, xây dựng cầu đường, xây
dựng các nhà máy thủy điện… Các thiết bị xây dựng ngày càng được hiện
đại hóa.Các sản phẩm máy xây dựng thông thưòng đều là các sản phẩm
chuyên dụng,có trọng lượng lớn,chiếm nhiều diện tích,công kềnh.Việc di
chuyển hay sử dụng là không hề dễ dàng.Để sản xuất hay kinh doanh các
sản phẩm máy xây dựng đòi hỏi phải có vốn lớn và phải có sự hiểu biết nhất
định
Tại Việt Nam, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
Các nhu cầu xây dựng như: xây dựng các khu nhà công nghiệp, các khu nhà
dân dụng, trường học, các cầu cống, đường giao thông, các bến cảng, các
công trình thuỷ điện, xây dựng các công trình ngầm… đang diễn ra sôi động
trên địa bàn cả nước. Nhu cầu về xây dựng đang đòi hỏi và cần rất nhiều
loại máy xây dựng có năng suất và tính năng kỹ thuật cao.
1.2 Các mặt hàng Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát đang
sản xuất và kinh doanh
+ Máy công nghiệp, thiết bị nâng hạ, chuyển tải, các sản phẩm máy móc
phục vụ trong ngành xây dựng
+ Kết cấu thép, vật liệu xây dựng
+ vật tư kỹ thuật
+ sản phẩm cơ khí
+ Vật tư máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất .phương tiện
vận tải, hàng tiêu
+ Thiết bị xử lý bảo vệ môi trường
+ Thùng xe tải và xe chuyên dùng, rơ moóc.
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Thiết bị nâng hạ trên phương tiện giao thông.
+ Gang thép, hợp kim màu
+ Hoá chất vi sinh trong xử lý môi trường
+ Đào tạo dạy nghề
+ Kinh doanh bất động sản.
- Cơ cấu mặt hàng của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt
Phát gồm nhiều mặt hàng
- Các sản phẩm của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát
sản xuất từ đầu tới cuối, vừa do công ty nhận gia công chi tiết.
- Các mặt hàng của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phỏt
vừa mua về để bán cho khách hàng vừa mua bán thành phẩm, nguyên liệu để
sản xuất.
Ngoài ra công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát đã định vị
những mặt hàng cho các đối tượng khách hàng khác nhau.
Trong đó đặc biệt có:
Thiết bị Nâng là một trong những sản phẩm truyền thống của Công
ty. Trong đó đặc biệt là sản phẩm vận thăng được sử dụng để cơ giới hoá việc
bốc dỡ và vận chuyển các sản phẩm, hàng hoá, máy móc, thiết bị công
nghiệp…trong các nhà xưởng, nhà kho, bến bãi…nhằm hợp lý hoá các thao tác
vận chuyển tải trọng, giảm nhẹ sức lao động của con người, nâng cao năng suất
lao động trong dây chuyên sản xuất dùng trong các ngành sản xuất công
nghiệp
2 Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Sản xuất và kinh doanh thiết bị trong ngành xây dựng nói chung mà
đặc biệt là sản xuất và kinh doanh vận thăng được coi là hoạt động sản xuất
chính, truyền thống có thế mạnh của công ty cổ phần sản xuất và thương
mại Việt Phát, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản lượng, doanh
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thu và lợi nhuận của công ty. Vì là sản phẩm chính của công ty nên doanh
thu và lợi nhuận từ vận thăng là nguồn thu chủ yếu của công ty cổ phần sản
xuất và thương mại Việt Phát. Nhận thức được điều này nên ban lãnh đạo
công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát luôn đặc biệt quan tâm
đầu tư nhân lực, vật lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi cố gắng hoàn thành
từng đơn hàng mà công ty được giao, cố gắng mở rộng sản xuất, mở rộng,
khai thác thị trường, thu hút và ký kết được với nhiều khách hàng mới, giữ
chân khách hàng cũ nhằm cung cấp được nhiều vận thăng cho họ đem về
doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty.
Với một thị trường rộng khắc ở cả 3 miền của đất nước, đặc biệt là khu vực
phía Bắc, trong những năm qua công ty cổ phần sản xuất và thương mại
Việt Phát tiếp xúc với các khách hàng trong các ngành kinh tế lớn như
ngành công nghiệp đóng tàu, ngành công nghiệp khai thác dầu khí, ngành
công nghiệp sản xuất ôtô, ngành cơ khí và các ngành sản xuất kinh tế trong
quân đội,đặc biệt là ngành xây dựng nhờ đó đã làm tốt được công tác tiếp thị
và mở rộng thị trường, khách hàng. Vì vậy, công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Việt Phát đã chiếm được một thị phần về sản phẩm vận thăng
trên thị trường. Doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Việt Phát luôn dẫn đầu trong đó doanh thu và lợi nhuận năm sau
luôn cao hơn năm trước mặc dù phải chịu sức ép cạnh tranh vô cùng to lớn
từ các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, hiện nay công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt
Phát còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị , máy móc và vốn để phục vụ
cho sản xuất nên đã ảnh hưởng phần nào đến kết quả hoạt động của công ty.
Vì vậy trong thời gian tới công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát
cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ ban lãnh đạo ngành để khắc
phục sự thiếu hụt về nguồn vốn ,trang thiết bị ,máy móc nhằm đảm bảo cho
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công ty có thể đáp ứng được những yêu cầu về vật chất khi ký kết các hợp
đồng cung ứng cho khách hàng.
Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Việt Phát
Hiện nay tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát có
phòng kinh doanh đảm nhận việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
* Chức năng và nhiệm vụ của phòng
- Nhận các đơn đặt hàng, và phân nhiệm vụ cho nhân viên thuộc biên
chế phòng kinh doanh và hệ thống các cửa hàng.
- Mở rộng thị trường, bảo đảm kinh doanh xuất nhập khẩu kịp thời.
- Khai thác thêm việc làm cho công ty thông qua công tác kinh doanh.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và giá cả hợp lý.
- Trực tiếp quyết định giá mua bán trong kinh doanh để đảm bảo có hiệu quả.
- Phòng kinh doanh hạch toán triệt để dưới sự giám sát của ban giám
đốc, và phòng tài chính kế toán của công ty.
- Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong phòng.
- Các phòng ban khác trong công ty cổ phần sản xuất và thương mại
Việt Phát phải có nhiệm vụ hỗ trợ,giúp đỡ để phòng kinh doanh có
đựoc hiệu quả cao nhất
2.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ của công ty
- Hiện nay để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Công ty cổ phần
sản xuất và thương mại Việt Phát đã sử dụng các kênh tiêu thụ sau:
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt Phát đang sử dụng các
kênh tiêu thụ khác nhau. Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Phạm Thị Thái Hoà Lớp: Thương mại 46B
25
(1)
Nhà
sản xuất
Cửa hàng giới thiệu
Người môi giới
Người
sử dụng
cuối
cùng
(2)
(3)