Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thành Nam, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.53 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI LƯƠNG THẾ VINH
----------------------

TRẦN VĂN HÙNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY
HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH
NAM, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN ĐẨU

NAM ĐỊNH - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ
sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thành
Nam, tỉnh Nam Định” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Đẩu - Khoa Kinh tế - Trường Đại học Lương
Thế Vinh.
Mọi số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa từng được công bố trước đó.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có vấn đề khiếu nại hoặc bị quy kết là
phô tô nguyên bản một công trình nghiên cứu của người khác.
Nam Định, ngày 10 tháng 9 năm 2015


Học viên

Trần Văn Hùng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ kinh tế : “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản
xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thành Nam,
tỉnh Nam Định ” được hoàn thành trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường
Đại học Lương Thế Vinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Trần Văn Đẩu đã nhiệt tình
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi rất biết ơn Trường Đại Học
Lương Thế Vinh và các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đã giảng dạy cho tôi trong
chương trình Cao học Quản trị kinh doanh. Tôi cảm ơn lãnh đạo các cơ quan liên
quan, các nhà chuyên môn, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp
ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Trong một thời gian không dài, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong
quá trình nghiên cứu, tổng hợp, phân tích đánh giá các số liệu và các nội dung liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, song luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong được đón nhận sự góp ý của các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà
khoa học, và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày 10 tháng 9 năm 2015
Học viên

Trần Văn Hùng


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Cụm từ viết tắt
CBCNV
CBTD
DN
HSX
NHTW
NH
NHTM
NQH
SXKD

TCTD
TG
TCKT
UBND


Nghĩa của cụm từ
Cán bộ công nhân viên
Cán bộ tín dụng
Doanh nghiệp
Hộ sản xuất
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng
Ngân hàng thương mại
Nợ quá hạn
Sản xuất kinh doanh
Quyết định
Tổ chức tín dụng
Tiền gửi
Tổ chức kinh tế
ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng năng động và sáng tạo, cơ chế
chính sách cũng dần được hoàn thiện và đồng bộ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển. Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại thì hoạt động chủ yếu là
vay để cho vay. Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương
mại để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền
gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế
các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.

Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng
tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước
phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần
từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn. Khu vực cho vay ngắn hạn nhường
chỗ cho thị trường tài chính - tiền tệ cung ứng, ngược lại ở hầu hết các nước đang
phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát
từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có những tác nhân chủ
yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…).
Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi một ngân hàng được thành lập và đi
vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là cho ai vay và đầu tư
vào đâu. Ở những nước này, đối tượng cho vay là điều làm bận tâm nhiều hơn, nếu
không nói là vấn đề quan trọng nhất. Trong khi đó ở các nước phát triển tình hình
ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không phải vấn đề cho ai vay, mà lợi
tức có cao không và an toàn không. Thậm chí những lo ngại đại loại như vậy thực tế
đã không còn vì hầu hết họ đã có những thị phần chắc chắn và vấn đề an toàn của
vốn đã có pháp luật bảo đảm. Điều họ quan tâm là làm sao huy động được ngày
càng nhiều vốn cho các khoản đầu tư có sẵn.
Cho vay của ngân hàng thương mại, nói rộng ra là tín dụng ngân hàng
thương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những


biến chuyển của môi trường kinh tế. Chính vì vậy, ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam đã xác định: “Mở rộng cho vay gắn liền với với
việc nâng cao chất lượng cho vay, coi chất lượng cho vay là sự nghiệp sống còn
...”. Trong điều kiện nước ta hiện nay, thì cho vay đóng vai trò cần để đáp ứng
vốn cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các nhà đầu tư. Tuy nhiên so với
nhu cầu vốn của các nhà đầu tư thì nguồn vốn cho vay của ngân hàng chưa
tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng cho vay là vấn đề
được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm hàng đầu và là nhiệm vụ hết sức
quan trọng.

Đối với việc cho vay hộ sản xuất thì ngân hàng còn nhiều hạn chế vì hoạt
động của hộ sản xuất luôn gắn với gia đình. Trong mỗi ngành, hộ sản xuất đều có
những ưu thế nhất định nhưng chỉ trong nông nghiệp thì hộ sản xuất mới phát huy
tốt nhất các ưu thế riêng và đặc trưng của mình vì nó gắn liền với người nông dân,
với ruộng đất, cây trồng và vật nuôi.
Với những kiến thức tiếp thu được và quá trình công tác tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Chi Nhánh Thành Nam Tỉnh Nam Định, đề tài: “Giải
pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Chi nhánh Thành Nam, tỉnh Nam Định” được chọn làm luận văn
thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất đã được nhiều học
giả, nhiều tổ chức nghiên cứu dưới giác độ, hướng nghiên cứu khác nhau như:
-Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hiền với đề tài :” Nâng cao hiệu quả cho vay xoá
đói giảm nghèo của phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Xuân
- tỉnh Thanh Hoá “, được bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011.
-Luận văn thạc sĩ của Quách Thị Thành với đề tài : ”Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phúc Yên”,
được bảo về tại Đại học kinh tế quốc dân, năm 2011.


-Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Thu Giang với đề tài :” Hoạt động cho vay
tiêu dùng tại NHTMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Hà Nội, thực trạng và giải
pháp”, được bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Phương với đề tài :” Những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi
nhánh Thăng Long” được bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Bá Lưu với đề tài : “ Nâng cao chất lượng tín
dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng NN&PTNT Đông Triều”,
được bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011.

- Luận văn thạc sĩ của Đặng Thị Bích Liên với đề tài : “Giải pháp nâng cao
chất lượng tín dụng tại ngân hàng Sacombank Hải Phòng “, được bảo vệ tại Đại học
Kinh tế quốc dân, năm 2011.
Các công trình nghiên cứu trên có nội dung chủ yếu đề cập đến lĩnh vực tín
dụng. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng
cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
Thành Nam, tỉnh Nam Định.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1.Mục đích
- Mục đích của luạn văn là vận dụng những vấn đề lý luận vào điều kiện
thực tế để đánh giá thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi Nhánh Thành Nam, Tỉnh Nam Định.
Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cho vay hộ
sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi Nhánh Thành
Nam, tỉnh Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận về chất lượng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng
thương mại.


- Phân tích thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi Nhánh Thành Nam, tỉnh Nam Định giai đoạn
2012 -2014, chỉ ra ưu, nhược điểm và các vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Đưa ra các quan điểm và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hộ sản xuất
tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi Nhánh Thành Nam, tỉnh
Nam Địnhn giai đoạn 2015- 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng cho vay hộ
sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi Nhánh Thành
Nam, Tỉnh Nam Định

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình hoạt động cho vay hộ sản xuất
tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi Nhánh Thành Nam, tỉnh
Nam Định.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2012, năm 2013, năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, số liệu thống kê,
báo cáo tổng hợp…liên quan đến đề tài.
- Thu thập các số liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra khảo sát,
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá
6. Những đóng góp của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay và chất lượng cho vay hộ sản xuất tại
ngân hàng thương mại.
6.2 Về mặt thực tiễn
- Phân tích đánh giá về chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thành Nam, tỉnh Nam Định.
-Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi Nhánh Thành Nam, tỉnh Nam Định.


7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, sơ đồ,
bảng biểu, hình vẽ và ký hiệu chữ viết, tắt luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1. Lý luận cơ bản về chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại
Chương 2. Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thành Nam, tỉnh Nam Địnhgiai đoạn
2012-2014
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thành Nam, tỉnh Nam Định giai

đoạn 2015- 2020


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Ngân hàng thương mại và huy động vốn cho vay của ngân hàng
thương mại
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã được hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm
gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Sự phát triển hệ
thống NHTM đã có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của kinh tế hàng hóa.
Khi kinh tế hàng hóa phát triển đến giai đoạn cao là nền kinh tế thị trường thì
NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành định chế tài chính không thể
thiếu được. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về ngân hàng
thương mại.
Đạo luật ngân hàng của Pháp năm 1941 đã định nghĩa: “ Ngân hàng thương
mại là các xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của
công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên
đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” [1].
Ở Việt Nam, theo luật các Tổ chức tín dụng năm 2011 thì NHTM được định
nghĩa như sau: “ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực
hiện toàn bộ các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên
quan vì mục tiêu lợi nhuận” [12]. Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Như vậy có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về ngân hàng thương mại như sau:
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ
với các hoạt động chủ yếu là huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các hoạt
động dịch vụ khác nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.



Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại:
Hoạt động huy động vốn.
Hoạt động sử dụng vốn.
Hoạt động thanh toán.
Các dịch vụ khác.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
- Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian.
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tài chính khi ngân hàng
đứng giữa thu nhận tiền gửi của người gửi tiền để cho vay người cần vay tiền hoặc
làm môi giới cho người đầu tư. Ở đây ngân hàng thương mại vừa là người đi vay
vừa là người cho vay.
- Ngân hàng thương mại vừa là thủ quỹ vừa là trung gian thanh toán của khách
hàng. Trong quan hệ kinh doanh thương mại, nếu khối lượng giao dịch lớn thì việc
thanh toán sẽ gặp khó khăn và cần có tổ chức tín dụng đứng ra đảm nhiệm công
việc này. Ngân hàng thương mại đứng ra thực hiện nhiệm vụ đó nên có ý nghĩa rất
lớn trong việc thúc đẩy qua strình lưu thông hàng hoá, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Nó tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa ngân hàng và khách hàng
- Ngân hàng thương mại với chức năng tạo tiền
- Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách tiền tệ [4]
1.1.3.Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
1.1.3.1. Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Vai trò của ngân hàng thương mại là hoạt động cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Để có thể tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, điều đầu tiên các chủ doanh nghiệp phải quan tâm, đó là
vốn. Nếu không có vốn thì DN sẽ bị mất cơ hội đầu tư, mất đi lợi nhuận mà lẽ ra có
thể thu được.
Trong kinh doanh nhiều trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với thị trường tài
chính, như sự không ăn khớp nhịp giữa cung ứng vốn và cầu vốn trên thị trường, rủi

ro đạo đức, rủi ro làm mất khả năng thanh toán …đã làm ảnh hưởng tới tính liên tục


của thị trường tài chính. Ngân hàng thương mại với tư cách là chủ thể khắc phục
được những nhược điểm trên. Ngân hàng thương mại đứng ra khơi thông nguồn
vốn nhàn rỗi của mọi tổ chức cá nhân, mọi thành phần kinh tế hình thành nên quỹ
cho vay và sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Là một kênh
phân phối vốn có hiệu quả, ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có khả năng mở rộng SXKD, cải tiến quy trình công nghệ, từ đó nâng cao
năng suất lao động để có thể đứng vững trước sự canh tranh ngày càng khốc liệt
của thị trường.
Với khả năng cung cấp vốn, ngân hàng thương mại đã trở thành một trong
những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
1.1.3.2. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường
Để có thể tiếp cận thị trường đầu ra và tìm kiểm lợi nhuận, các doanh nghiệp
cần phải quan tâm tới thị trường đầu vào của mình mà yếu tố đầu vào quan trọng
nhất là vốn, đây luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh vì nó đặt
nền tảng đầu tiên cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không
chỉ trông chờ vào vốn tự có mà phái biết khai thác các nguồn vốn tài trợ cho hoạt
động của mình. Nguồn vốn cho vay của NHTM sẽ giúp cho doanh nghiệp giải
quyết những khó khăn về vốn.
Như vậy, ngân hàng thương mại chính là cấu nối đưa doanh nghiệp đến với
thị trường, giúp doanh nghiệp tìm kiếm được đầu vào, bôi trơn hoạt động SXKD
làm cho nó phát huy hiệu quả một cách tốt nhất trên thị trường, giúp doanh nghiệp
và thị trường gần nhau hơn về không gian và thời gian.
1.1.3.3. Ngân hàng thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền
kinh tế
Nếu ngân hàng trung ương có nhiệm vụ xây dựng và thực thi chính sách tiền
tệ thông qua các công cụ như: Thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất... thì ngân
hàng thương mại một mặt chịu sự tác động trực tiếp của các công cụ này mặt khác

còn tham gia gián tiếp điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua mối quan hệ với các tổ
chức kinh tế, cá nhân về hoạt động tài chính tín dụng. Như vậy, thông qua hoạt


động của NHTM với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, mọi thông tin có liên
quan đến việc hoạch định chính sách tiền tệ sẽ được phản hồi lại NHTW, giúp
NHTW có thể hoạch định được các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp trong từng
thời kỳ để đảm bảo thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định.
1.1.3.4. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài
chính quốc tế
Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên
tiến hành mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên nhiều lĩnh vực: kinh tế chính trị, xã
hội, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật…. trong đó quan hệ kinh tế thường
chiếm một vị trí quan trọng. Áp lực cạnh tranh buộc mỗi nền kinh tế của mỗi quốc
gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt mà quan trọng nhất
là tài chính.
Vì vậy, thông qua hoạt động của hệ thống NHTM với hàng loạt các nghiệp vụ
không ngừng được hoàn thiện và phát triển: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại
hối, ủy thác đầu tư….. Hệ thống NHTM đã điều tiết tình hình tài chính trong nước
phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế, đưa nền tài chính trong nước
gắn với nền tài chính quốc tế.
1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra
lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí
dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và
các chi phí rủi ro đầu tư.
Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng
tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các nước
phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã chuyển dần

từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn. Khu vực cho vay ngắn hạn
nhường chỗ cho thị trương tài chính - tiền tệ cung ứng. Ngược lại ở hầu hết các
nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay trung


và dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư trung và dài hạn
(trong đó có những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…)
Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi một ngân hàng được thành lập và đi
vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là cho ai vay và đầu tư
vào đâu. Ở những nước này, đối tương cho vay là điều làm bận tâm nhiều hơn, nếu
không nói là vấn đề quan trọng nhất. Trong khi đó ở các nước phát triển tình hình
lại ngược lại. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không phải vấn đề cho ai vay, mà lợi
tức có cao không và an toàn không. Thậm chí những lo ngại đại loại như vậy thực tế
đã không còn vì hầu hết họ đã có những thị phần chắc chắn và vấn đề an toàn của
vốn đã có pháp luật bảo đảm. Điều họ quan tâm là làm sao huy động được ngày
càng nhiều tiền cho các khoản đầu tư có sẵn.
Cho vay của ngân hàng thương mại, nói rộng ra là tín dụng ngân hàng thương
mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biến chuyển
của môi trường kinh tế. Để hiểu nó, chúng ta cần tìm hiểu những nét đặc trưng
quan trọng của nó.
Nhà kinh tế Pháp Louis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “Một sự trao
đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”. Ở đây, chúng ta thấy yếu tố thời gian
đã xen lẫn vào cũng vì có sự xen lẫn đó, cho nên có sự bất trắc, rủi do xảy ra và cần
có sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh từ tín dụng.
Tại Việt Nam các quyết định 1627/2001-QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của
thống đốc ngân hàng về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng và Quyếtt định số 493/2005QĐ- NHNN [10], quyết định số
457/2005QĐ-NHNN về hoạt động của các tổ chức tín dụng [12] việc cho vay đối
với khách hàng trong hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam, phân tích đánh
giá doanh nghiệp dưới giác độ tài chính, ngân hàng.

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo
thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả gốc và lãi.


Từ đó cho vay ngân hàng được khái niệm như sau:
Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể (NHTM và người cho vay),
trong đó một bên (NHTM) chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia (người vay) sử
dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết
hoàn trả vốn (gốc và lãi) cho bên cho vay vô điều kiện theo thời hạn đã thỏa thuận.
Khái niệm trên được các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác áp dụng để làm
tiền đề căn bản cho các hoạt động cho vay của mình.
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay
1.2.2.1. Tính pháp lý của nghiệp vụ cho vay
Cho vay của ngân hàng là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý. Các hành vi
cho vay của ngân hàng có cùng một logíc kinh tế, hứng chịu rủi ro cho một người
mà ngân hàng tin tưởng ứng vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch
pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh , cầm cố…).
Luật ngân hàng các nước định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành một nghiệp
vụ tín dụng bất cứ tác động nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một
người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này nhưng đảm bảo, bảo
trứng hay bảo lãnh mà có thu tiền”[6]. Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp xét về
tính chất pháp lý, các nghiệp vụ cho vay ngân hàng về cơ bản là:
- Cho vay ứng trước (cho vay trực tiếp).
- Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền.
- Cho vay qua chữ ký (cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký).
1.2.2.2. Quy trình cho vay
Các khoản vay đều phải theo một quy trình cho vay, thu nợ nhất định. Thông
thường gồm 5 bước [6]:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay.

Bước 2: Phân tích tín dụng.
Bước 3: Quyết định cấp tín dụng cho vay.
Bước 4: Giải ngân.
Bước 5: Giám sát thu nợ và thanh lý hợp đồng cho vay.


* Lãi suất trong hợp đồng cho vay theo thoả thuận giữa khách hàng và ngân
hàng cho vay. (Ví dụ: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi,…).
* Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tuỳ vào việc đánh giá
và xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay.
* Khi kết thúc hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ trả gốc và lãi hoặc một số
loại phí đã thoả thuận khác nếu được ngân hàng cho vay và khách hàng đã thống
nhất. Trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng hay không có một điều
khoản nào khác thì tài sản đảm bảo thuộc quyền quyết định của ngân hàng cho vay.
1.2.3.Những yếu tố cấu thành hoạt động cho vay
1.2.3.1. Các bên tham gia
- Người cho vay: Là một định chế tài chính hay một ngươi nào đó cho người
vay một khoản tiền trên cơ sở hợp đồng cho vay đã được thoả thuận các điều kiện
về mức vay, thời hạn vay, lãi suất, hình thức trả gốc và lãi, tài sản đảm bảo …
- Người vay: Là người có phương án, dự án cần có vốn để thực hiện nó. Người
vay bao gồm:
+ Các pháp nhân: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức
khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 của bộ luật dân sự.
Ngân hàng cho vay các pháp nhân và tư nhân như sau:

Điều kiện của chủ thể vay vốn:
Có năng lực chủ thể: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự (Điều
16,18, 96 - Bộ luật dân sự) chịu trách nhiệm pháp lý trong kinh tế và dân sự [2].
- Các cơ quan quản lý nhà nước: Là các cơ quan công quyền như ngân hàng

nhà nước, cơ quan công chứng, toà án, cơ quan thuế … Những cơ quan này có


trách nhiệm kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật, đồng thời công nhận tính
hợp pháp của các giao dịch cho vay, quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản và xét xử
giải quyết tranh chấp.
Tuỳ theo mỗi hình thức cho vay mà các chủ thể trên có liên đới tham gia với
mức độ nhất định hoặc không tham gia vào hình thức cho vay nào đó. Kết quả
những tác động qua lại giữa các bên là hợp đồng cho vay (hợp đồng tín dụng).
1.2.3.2. Chi phí cho vay
Chi phí cho vay bao gồm các loại chi phí cơ bản sau:
- Lãi suất cho vay
Trong cho vay lãi suất được xác định theo kỳ hạn cho vay như ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn và có những cách trả lãi khác nhau như trả lãi trước, trả lãi định kỳ
hoặc trả lãi sau … Người cho vay không chỉ quan tâm đến lãi suất mà còn quan tâm
đến sự an toàn của khoản vay. Còn người vay ngoài vấn đề lãi suất họ còn quan tâm
vào giá tiền của giá trị sử dụng mà họ phải trả có phù hợp với khả năng tài chính và
kết quả kinh doanh mang lại cho họ hay không.
Thông thường, lãi suất cho vay được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất cho vay
ngắn hạn, phần bù rủi ro và tỷ lệ phí [11].
Idầi hạn= Ingắn hạn + Rp ( phần bù rủi ro).
Do vậy lãi suất luôn phải điều chỉnh tuỳ vào thời hạn vay và đối tượng khách
hàng. Mặt khác lãi suất cho vay luôn phải phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô,
chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ, đồng thời lãi suất cạnh tranh giữa các
ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
Lãi suất trong hợp đồng cho vay, được thể hiện dưới hai mức thỏa thuận là áp
dụng lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi theo thị trường.
-Chi phí marketing trực tiếp
Chi phí dự phòng cho trường hợp không thu hồi được vốn cho vay.
Chi phí quản lý.

Lợi nhuận mong đợi trong tương lai.
Chi phí khác.


1.2.4.Vai trò của hoạt động cho vay
1.2.4.1. Vai trò đối với nền kinh tế
* Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Do đặc điểm cho vay là quy mô rộng, khách hàng đa dạng mặt khác nó là hình
thức kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Với vai trò là trung gian tài chính ngân
hàng đóng vai trò là cầu nối vốn cho nền kinh tế, giữa người thừa vốn và người cần
vốn để đầu tư.

Vì thế mà ngân hàng giải quyết được một trong những đặc điểm của tiền là,
“Tiền có giá trị theo thời gian” các nguồn vốn nhàn rỗi được tập hợp và đầu tư cho
các phương án, dự án kinh doanh khác nhau đang cần vốn để thưc hiện phương án,
dự án. Đáp ứng được nhu cầu vốn của dự án, phương án, dự án là đã được giải
quyết về vấn đề vốn. Đây là yếu tố khó khăn, quan trọng để biến ý tưởng kinh
doanh thành thực tế. Và chính nó giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như tăng
trưởng, phát triển kinh tế. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động…
* Hoạt động cho vay góp phần mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ,
thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật…
Việc vay vốn không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh mà còn
làm thay đổi cách nghĩ, cách làm … làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế
và vấn đề mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học
kỹ thuật sẽ làm tiền đề cho sự phát triển có hiệu quả . Trong đó vốn quyết định mọi
vấn đề trong kinh doanh. Đặc biệt trong xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường thì
đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết của các doanh nghiệp Việt Nam.
1.2.4.2.Vai trò đối với người đi vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mai có các kỳ hạn khác nhau. Ngắn
hạn, trung han và dài hạn bên cạnh đó lãi suất linh hoạt, cố định hay thả nổi… vì thế



khách hàng tuỳ ý lựa chọn kỳ hạn vay và thỏa thuận hình thức lãi suất vay phù hợp
với mục tiêu kinh doanh của mình.
Mặt khác việc vay vốn ngân hàng giúp khách hàng tập chung được vốn kinh
doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoàn trả gốc và lãi
theo hợp đồng. Bên cạnh đó việc thoã thuận giữa ngân hàng và khách hàng khi hết
hợp đồng cho vay tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh tiếp… như trợ giúp
vốn, gia hạn hợp đồng.
1.2.4.3. Lợi ích của ngân hàng
Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại là hoạt
động chính của ngân hàng cho vay. Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng cho vay
thu đươc lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chính của
ngân hàng cho vay.
Đối với ngân hàng, trong nền kinh tế thị trường, cho vay là chức năng kinh tế
cơ bản của ngân hàng. Hầu hêt các ngân hàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50%
tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng
thu nhập của ngân hàng. Mặt khác rủi ro trong hoàt động cho vay có xu hướng tập
chung chủ yếu vào danh mục cho vay. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính
khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động cho vay của
ngân hàng, viêc ngân hàng không thu hồi đươc vốn, có thể là do ngân hàng buông
lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng kém
hợp lý, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước hay do nguyên nhân chủ
quan từ phía khách hàng …
1.2.5. Các phương thức cho vay
1.2.5.1. Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay
-Cho vay tiêu dùng
Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng tiền vay vào việc
tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân. Khi
thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến nguồn tiền được

dùng trả nợ Ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền. Hình thức cho


vay này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển
và những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, khiến giới tư bản sản xuất đã phải bỏ đi
bao nhiêu hàng hoá khi mà nhu cầu tiêu dùng có nhưng không có cầu thực sự. Hình
thức phổ biến nhất của loại hình này là cho vay trả góp, một loại hình đã được áp
dụng rất thành công ở các nước phát triển. Ngân hàng có thể cho các công chức vay
để họ mua sắm ô tô, xe máy, trả góp nhà…. Ở các nước phương Tây và Mỹ thì một
người có thể mua ô tô để đi lại trở lên rất dễ dàng trong khi tài khoản của anh ta
không cần phải có 100% hay 50% giá trị của chiếc xe đó. Điều này đã giúp cho việc
tiêu thụ hàng hoá trở lên thuận lợi hơn, do vậy nó thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Cho vay để kinh doanh
Mục đích của loại cho vay này là Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để
phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một
nhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm của từng ngành mà
Ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cách thức trả nợ
dựa trên nguồn thu tiền bán hàng của doanh nghiệp. Có thể phân chia loại hình này
theo tiêu thức cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay thương mại hay có thể cho
vay theo các ngành nghề kinh tế: Cho vay ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp,
cho vay ngành dịch vụ.
1.2.5.2. Dựa theo thời hạn cho vay
-Cho vay ngắn hạn
Hình thức cho vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng
vốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất. Cho vay ngắn hạn trong
những trường hợp sau:
Ngân hàng cho nhà nước vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Hình thức phổ biến hiện nay là Ngân hàng mua trái phiếu do kho bạc phát hành.
Khả năng hoàn trả của nhà nước rất cao
Ngân hàng cho vay đối với các tổ chức tài chính như các Ngân hàng, các công

ty tài chính, quỹ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Một số công ty
chứng khoán vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng thương mại trong quá trình bảo lãnh


và phân phối chứng khoán cho công ty phát hành. Phần lớn các khoản cho vay này
đều dựa trên uy tín của người vay.
Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêm
cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp là khách hàng chiếm số lượng đông nhất
của các Ngân hàng thương mại. Phần lớn các khoản cho vay này có thế chấp hoặc
cầm cố tài sản.
Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng theo thời vụ là
khách hàng chủ yếu của Ngân hàng.
Các doanh nghiệp cần vay Ngân hàng để xây dựng, mở rộng cải tiến sửa chữa
tài sản cố định. Các khoản vay này có thời hạn dưới một năm.
Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Ngân hàng cho vay để phát triển đối với các công trình xây dựng và phát triển
đô thị.
Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng.
-Cho vay trung và dài hạn
Doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn để mua trang thiết bị, xây
dựng, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ với sự phát triển nhanh chóng của khoa học
công nghệ, để tồn tại và phát triển, nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao.
Nhà nước vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển.
Ngân hàng mua các trái phiếu trung và dài hạn doanh nghiệp nhằm tài trợ cho
các quá trình hình thành tài sản cố định. Kì hạn và khả năng chuyển đổi của trái
phiếu, lãi suất trái phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp , các kế hoạch tương lai
đều được Ngân hàng tính toán khi mua trái phiếu.
Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định, nhằm thực
hiện dự án nhất định, có thể xin vay Ngân hàng. Một trong những yêu cầu cho vay
của Ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu

tư, cũng như quá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh). Thẩm định dự án là
điều kiện để Ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả
của doanh nghiệp


1.2.5.3. Dựa theo hình thức đảm bảo của các khoản vay
-Cho vay có đảm bảo
Đây là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách hàng vay vốn, Ngân
hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản đó để thu hồi
vốn vay khi người đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Quá trình cung ứng vốn
của Ngân hàng thương mại, không kể dưới hình thức nào đều làm tăng khối
lượng tiền vào nền kinh tế, làm tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường. Ngoài
ra khi thực hiện việc cho vay Ngân hàng không trực tiếp quản lý nguồn vốn của
mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy cơ không thu hồi đủ vốn vay là rất cao
vì thế các Ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người vay phải có tài sản bảo đảm
cho khoản vay.
Trong cho vay kinh doanh nguồn thu lợi thứ nhất là doanh thu đối với vay
vốn lưu động, hoặc là khấu hao, lợi nhuận đối với những khoản vay trung và dài
hạn. Cho vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất của Ngân hàng là thu nhập cá nhân
như tiền lương, các khoản thu nhập tài chính và các khoản thu nhập khác. Khi
đánh giá các hoạt động của khách hàng, nếu Ngân hàng nhận thấy là nguồn thu
nhập thứ nhất không có cơ sở chắc chắn thì Ngân hàng phải yêu cầu thiết lập thêm
chính sách pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai, chính là tài sản đảm bảo cho
khoản vay đó.
-Các khoản cho vay không có đảm bảo
Là khoản cho vay mà Ngân hàng không nắm giữ tài sản của người đi vay để
xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợp
đồng tín dụng. Những điều kiện này có thể là: người đi vay không được giao dịch
với Ngân hàng nào khác, hoạt động kinh doanh của người đi vay phải được Ngân
hàng quản lý. Có như vậy Ngân hàng mới quản lý được tình hình tài chính của

người đi vay.
Thông thường chỉ có những khách hàng có quan hệ lâu năm với Ngân hàng
được chấm điểm loại A hoặc những khách hàng có uy tín, hay những khách hàng
mà Ngân hàng có tham gia góp vốn vào thì mới được cho vay không có đảm bảo.


1.2.5.4. Dựa theo hình thức hình thành khoản vay
- Cho vay trực tiếp
Phần lớn cho vay của Ngân hàng là cho vay trực tiếp. Đây là các khoản cho
vay khi khách hàng trực tiếp đến Ngân hàng và xin vay vốn. Ngân hàng trực tiếp
chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà hai bên
thoả thuận.
Khi khách hàng có tài sản thế chấp, có uy tín cao mà không cần phải thông
qua trung gian nào thì họ thường vay trực tiếp Ngân hàng.
-Cho vay gián tiếp
Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho
vay qua các tổ, đội, hội, nhóm, như nhóm sản xuất hội nông dân, hội cựu chiến
binh, hội phụ nữ ...Các tổ chức này thường xuyên liên kết các thành viên theo một
mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành
viên. Vì vậy việc phát triển kinh tế, làm giầu, xoá đói giản nghèo luôn được các
trung gian rất quan tâm.
Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào
của quá trìmh sản xuất. Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng
tiền sai mục đích.
Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay
nhỏ, người vay phân tán, cách xa Ngân hàng. Trong trường hợp như vậy cho vay
trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay ( phân tích, giám sát, thu nợ ...)
Cho vay trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro chi phí của Ngân hàng. Tuy
nhiên nó cũng bộc lộ các khiếm khuyết. Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của
mình và nếu Ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại hoặc giữ

lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng
để bán hàng kém chất lượng hoặc với giá cho người vay vốn.
1.3. Hộ sản xuất và tác dụng của cho vay ngân hàng đối với hộ sản xuất
1.3.1. Khái niệm hộ sản xuất
Nói đến sự tồn tại của hộ sản xuất trong nền kinh tế, trước hết cần thấy rằng
hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cả các nước có nền sản xuất


nông nghiệp trên thế giới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức sản xuất và
vẫn đang tiếp tục phát triển. Phương thức sản xuất của hộ sản xuất có những quy
luật phát triển riêng và trong mỗi chế độ nó tìm cách thích ứng với nền kinh tế hiện
hành. Có thể xem xét một số quan niệm khác nhau về hộ sản xuất.Trong một số từ
điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ là tất cả những người
cùng sống trong một mái nhà, nhóm người đó bao gồm những người chung huyết
tộc và người làm công.Liên hiệp quốc cho rằng: "Hộ là những người cùng sống
chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ".Tại cuộc thảo
luận quốc tế lần thứ IV về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, đưa ra khái niệm:
"Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu
dùng và các hoạt động xã hội khác"[5]. Có quan niệm lại cho rằng hộ sản xuất là
một đơn vị kinh tế mà các thành viên dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu
nhập do các thành viên cùng sáng tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất
hộ được tiến hành một cách độc lập và các thành viên của hộ thường có cùng huyết
thống, thường cùng sống chung trong một ngôi nhà. Hộ cũng là một đơn vị để tổ
chức lao động, tồn tại như một đơn vị kinh tế cơ sở với chế độ tự cấp, tự túc, tự sản,
tự tiêu.Trên góc độ ngân hàng: "Hộ sản xuất" là một thuật ngữ được dùng trong
hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ.
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể
trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị
mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung. Một
số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là "hộ", "hộ gia

đình". Ngày nay hộ sản xuất đang trở thành một nhân tố quan trọng của sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và là sự tồn tại tất yếu trong quá trình xây
dựng một nền kinh tế đa thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phù hợp
với xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Phụ lục số 1 kèm theo Quyết
định 499A ngày 2/9/1993, theo đó khái niệm hộ sản xuất được hiểu như sau: "Hộ
sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động kinh doanh, là chủ thể trong
mọi quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản


×