Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề ngói cừa đến môi trường sống người dân xã nghĩa hoàn, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÀNG NGHỀ

tế
H
uế

NGÓI CỪA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG NGƯỜI DÂN XÃ

ại
họ
cK
in
h

NGHĨA HOÀN, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO

T.S PHAN VĂN HÒA

Đ

SINH VIÊN THỰC HIỆN:



LỚP: K46 - TN&MT
NIÊN KHÓA: 2012 - 2016

HUẾ, THÁNG 05 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Thực tập cuối khóa là một mốc quan trọng đối với sinh viên đại học, nhằm tạo
cho sinh viên được tiếp xúc với công việc thực tế, ứng dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn, tạo tiền đề và là hành trang cho công việc sau này.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em đã nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại Học Kinh tế
- Huế và cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện Tân Kỳ.
Lời đầu tiên cho phép em gửi lời cảm ơn tới Qúy Thầy, Cô giáo Khoa Kinh tế và

tế
H
uế

Phát triển, Trường Đại học Kinh tế đã tận tình giảng dạy, truyền thụ cho em những
kiến thức bổ ích. Kiến thức mà em học được không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu chuyên đề mà còn là hành trang quý báu cho quá trình công tác.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy: T.S Phan Văn Hòa, người đã tận

ại
họ
cK
in
h


tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành tốt
chuyên đề này.

Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn anh chị, cán bộ nhân viên tại Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Kỳ, đặc biệt em xin cảm ơn anh Vương Đình
Quang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt thời gian em thực
tập tại Phòng để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề được giao và có một kết quả thực
tập tốt nhất .

Đ

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ,
giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua.
Trong quá trình em thực tập và làm báo cáo em cảm thấy mình vẫn còn nhiều
mặt hạn chế và sai sót do còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, em mong các thầy cô,
anh chị đóng góp ý kiến và chỉ bảo thêm để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Trương Thị Phương Thảo


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

: Nhu cầu oxy sinh học


BVMT

: Bảo vệ Môi trường

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CSSX

: Cơ sở sản xuất

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

JICA

: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KHCN


: Khoa học công nghệ

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

ại
họ
cK
in
h

TNHH

tế
H
uế

BOD

: Trách nhiệm hữu hạn

: Chất lơ lửng

SS

HTX SXKDDV

: Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ

UBND

: Ủy ban nhân dân
: Đồng đô la Mỹ

Đ

USD

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa
MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ vii
PHẦN I: ĐẶT VẦN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................2

tế
H
uế

2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3

ại
họ
cK
in
h

4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
5. Bố cục khóa luận ........................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..5
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................5
1.1.1. Các khái niệm liên quan......................................................................................5

Đ


1.1.1.1 Khái niệm môi trường .........................................................................................5
1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường ..........................................................................6
1.1.1.3. Các chức năng cơ bản của môi trường ...............................................................7
1.1.1.4. Các dạng ô nhiễm môi trường ............................................................................9
1.1.2. Khái quát về làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề ............................11
1.1.2.1. Khái niệm và vai trò làng nghề.........................................................................11
1.1.2.2. Đặc điểm chung và những tồn tại của làng nghề .............................................16
1.1.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm làng nghề đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, kinh
tế - xã hội .......................................................................................................................20

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................23
1.2.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam ....................................23
1.2.2. Thực trạng môi trường các làng nghề sản xuất gạch, ngói ở Việt Nam .......25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NGÓI CỪA –
NGHĨA HOÀN .............................................................................................................29
2.1. Giới thiệu về làng nghề gạch ngói Cừa ...............................................................29
2.1.1 Sự ra đời, hình thành và phát triển làng nghề ngói Cừa (1980-2012) ..........29
2.2. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của làng nghề ngói Cừa ..................................31
2.2.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................31

tế

H
uế

2.2.1.1.Vị trí địa lý.........................................................................................................31
2.2.1.2. Địa hình, địa mạo .............................................................................................31
2.2.1.3. Khí hậu .............................................................................................................31
2.2.1.4. Thủy văn ...........................................................................................................33

ại
họ
cK
in
h

2.2.2. Các nguồn tài nguyên ........................................................................................33
2.2.2.1. Tài nguyên đất ..................................................................................................33
2.2.2.2 Tài nguyên nước ................................................................................................34
2.2.2.3. Tài nguyên khoáng sản .....................................................................................34
2.2.3. Thực trạng môi trường xã Nghĩa Hoàn ...........................................................34
2.3 Thực trạng môi trường làng nghề ngói Cừa- Nghĩa Hoàn ...............................35

Đ

2.3.1 Hiện trạng hoạt động của cơ sở sản xuất ngói. ................................................35
2.3.2 Chất thải rắn .......................................................................................................40
2.3.2.1. Chất thải rắn sản xuất .......................................................................................40
2.3.2.2. Rác thải sinh hoạt .............................................................................................40
2.3.3 Khí thải, bụi ........................................................................................................41
2.3.3.1 Khí thải từ phương tiện vận tải ..........................................................................41
2.3.3.2 Bụi .....................................................................................................................42

2.3.3.3 Khí thải lò nung .................................................................................................42

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

2.4. Đánh giá chung của người dân đối với tác động của hoạt động làng nghề sản
xuất ngói đến môi trường, kinh tế, sức khỏe cộng đồng ..........................................45
2.4.1. Thông tin chung về các hộ dân được điều tra .................................................45
2.4.2. Đánh giá của người dân đối với tác động của hoạt động làng nghề ngói –
Cừa đến môi trường, kinh tế và sức khỏe cộng đồng ...............................................46
2.4.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường ..............................................................................46
2.4.2.2. Ảnh hưởng đến kinh tế .....................................................................................51
2.4.2.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trong khu vực làng nghề ................52
2.4.2.4. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân làng nghề ........................................53

tế
H
uế

CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NGÓI CỪA .............................................................56
3.1. Định hướng thời gian tới ......................................................................................56
3.2. Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm làng nghề ................................................56


ại
họ
cK
in
h

3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí .........................................................................56
3.2.2 Giảm thiểu tác động do chất thải rắn gây ra ...................................................57
3.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước: ............................................................57
3.2.4. Đầu tư hệ thống xử lý nước thải .......................................................................57
3.2.5. Tăng cường quản lý chất thải rắn ...................................................................58
3.2.6. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ........................................................58

Đ

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................59
I. Kết luận .....................................................................................................................59
II. Kiến nghị .................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63
PHỤ LỤC .....................................................................................................................65

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1: Các yếu tố đặc trưng của ô nhiễm làng nghề ảnh hưởng đến sức khỏe ...22
Bảng 2: Nhu cầu nguyên liệu trong một năm của một cơ sở sản xuất ngói tại làng
nghề ngói Cừa ..............................................................................................................35
Bảng 3: Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất của làng nghề
ngói Cừa........................................................................................................................36
Bảng 4: Hệ số các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại làng nghề ngói Cừa
năm 2015 .......................................................................................................................37

tế
H
uế

Bảng 5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn tại làng nghề ngói
Cừa năm 2015 ..............................................................................................................38
Bảng 6: Kết quả phân tích nước mặt trong khu vực làng nghề ngói Cừa năm 2015
.......................................................................................................................................38

ại
họ
cK
in
h

Bảng 7: Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất khu vực làng nghề ngói Cừa năm
2015 ...............................................................................................................................39
Bảng 8: Các thành phần chủ yếu trong rác thải sinh hoạt tại làng nghề ngói Cừa
năm 2015 .......................................................................................................................40
Bảng 9: Tải lượng ô nhiễm do khí thải các phương tiện giao thông(g/giờ) tại làng

nghề ngói Cừa năm 2015 .............................................................................................41
Bảng 10: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại làng nghề ngói

Đ

Cừa năm 2015 ..............................................................................................................43
Bảng 11: Thông tin chung về mẫu điều tra ...............................................................46
Bảng 12: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng bởi khói bụi tại làng nghề ngói Cừa
.......................................................................................................................................47
Bảng 13: Ý kiến người dân về mức độ bị ảnh hưởng bởi khói và bụi tại làng nghề
ngói Cừa........................................................................................................................48
Bảng 14: Ý kiến của người dân về chất lượng môi trường không khí tại làng nghề
ngói Cừa........................................................................................................................49
Bảng 15: Ý kiến của người dân về môi trường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hoạt
động sản xuất ngói tại làng nghề ngói Cừa ...............................................................49
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

Bảng 16: Ý kiến của người về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất ngói đến năng
suất cây trồng ...............................................................................................................52
Bảng 17: Ý kiến của người dân về các bệnh thường gặp do hoạt động sản xuất
ngói tại làng nghề ngói Cừa ........................................................................................52
Bảng 18: Ý kiến người dân về vấn đề xả chất thải sản xuất ngói ra nơi công cộng
tại làng nghề ngói Cừa.................................................................................................54


Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Bảng 19: Ý kiến người dân về mâu thuẫn làng nghề tại làng nghề ngói Cừa........55

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Làng nghề ngói Cừa là một trong số ít những làng nghề của cả tỉnh và cả nước tồn
tại vững bền trên thị trường trong thời buổi suy thoái kinh tế. Làng nghề đã biết cách
để trụ vững nhờ xây dựng thương hiệu và sản xuất ra các sản phẩm đa dạng để đáp
ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường. Năm 2015 doanh thu từ làng nghề này đạt
đạt 114 tỷ đồng với ngói máy 61,65 vạn viên, ngói bò 112 vạn viên. Làng nghề nạp

thuế môn bài 120 triệu đồng, thuế tài nguyên môi trường 185,3 triệu đồng, thuế GTGT
1,323 tỷ đồng. tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên, do sản phẩm ngói Cừa
vẫn đang sản xuất theo công nghệ sản xuất phôi lạc hậu, lò nung thủ công, cơ sở hạ

tế
H
uế

tầng không đảm bảo phát sinh các nguồn thải nhưng không được thu gom, xử lý triệt
để. Chưa có hệ thống mương thoát nước hợp lý, hệ thống xử lý bụi, chất thải rắn
không được thu gom mà đổ thải một cách bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, mất vệ
sinh ảnh hưởng đến môi trường và chính cuộc sống của người dân.Vì vậy, đề tài “Ảnh

ại
họ
cK
in
h

hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề ngói Cừa đến môi trường sống người dân
xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An” được thực hiện nhằm mục đích đánh
giá hiện trạng môi trường của làng nghề ngói Cừa, nghiên cứu những ảnh hưởng do
hoạt động sản xuất gây ra đối với người dân trong khu vực làng nghề. Từ đó đề xuất
một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục, hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
làng nghề trong thời gian tới.

- Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:

Đ


Đề tài sử dụng một số thông tin, số liệu thứ cấp thu thập được từ Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Tân Kỳ. Bên cạnh đó đề tài còn tham khảo các bài viết
của nhiều tác giả nghiên cứu về tình hình ô nhiễm làng nghề từ các nguồn: sách, báo,
internet…
Số liệu liệu sơ cấp thu thập bằng cách tiền hành điều tra, tìm hiểu ý kiến đánh giá
của các hộ dân ở 4 thôn: Tiến Thành, Thuận Yên, Việt Thắng, Yên Phúc thuộc xã
Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu
+ Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

+ Phương pháp quan sát mô tả
+ Phương pháp tham khảo chuyên gia
- Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Sự phát triển của làng nghề ngói Cừa đã góp phần quan trọng vào sự phát triển
chung của huyện nhà. Tuy nhiên do quy mô nhỏ, manh mún, trình độ lao động thủ
công, lạc hậu, cơ sở hạ tầng không đảm bảo đã gây ô nhiễm môi trường. Trong khu
vực làng nghề môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng và hầu như chưa có biện
pháp nào có thể giảm thiều lượng khói, bụi xả thải từ làng nghề. Kết quả phân tích chất
lượng môi trường không khí cho thấy chác chỉ tiêu chất lượng: bụi, SO2, NO2, CO đều

tế

H
uế

vượt múc tiêu chuẩn cho phép. Đây cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới môi
trường sống của các hộ dân sống trong khu vực làng nghề. Các bệnh liên quan đến ô
nhiễm làng nghề ngày càng gia tăng như bệnh về hô hấp, viêm mũi….Không khí của
làng nghề chủ yếu là bụi từ xỉ ngói và khói từ hoạt động nung lò.

ại
họ
cK
in
h

Chính vì vậy, làng nghề ngói Cừa cần phối hợp với cơ quan quản lý để thực
hiện các giải pháp như: giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm thiểu tác động do chất
thải rắn gây ra, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, đầu tư hệ thống xử lý nước thải,
xây dựng kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, thực hiện tốt các chương
trình quản lý và giám sát môi trường để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Đ

làng nghề, tiến tới phát triển bền vững, cải thiện đời sống cho người dân.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

viii


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: T.S Phan Văn Hòa
PHẦN I: ĐẶT VẦN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay đã bước sang giai đoạn mới: đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nội dung trọng tâm là công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là quá trình đòi hỏi chúng ta phải phát huy
cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, nhằm đảm bảo cho đất nước ta phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững…Phát huy nội lực, đặc biệt ở địa bàn nông nghiệp và nông thôn nước ta, phát

tế
H
uế

triển các làng nghề truyền thống nhằm bảo đảm phát triển những sản phẩm độc đáo, có
tính truyền thống của Việt Nam, vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế vừa giải
quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội.

Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP

ại
họ
cK
in
h

của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề
truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao

hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá
trị lớn.

Theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam, tính đến năm 2012, nước ta có
3.597 làng nghề, trong đó có 2/3 làng nghề truyền thống, bao gồm hàng triệu cơ sở sản
xuất với nhiều loại hình tổ chức sản xuất từ hộ gia đình đến tổ sản xuất, tổ hợp tác, hợp

Đ

tác xã, doanh nghiệp tư nhân và các loại hình công ty, thu hút gần 11 triệu lao động. Sản
phẩm của làng nghề có mặt ở 100 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu hàng
năm của một số mặt hàng như: gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, gốm sứ mỹ nghệ… đã đạt
khoảng 650 triệu USD. Phát triển làng nghề truyền thồng để tạo việc làm và nâng cao
thu nhập cho người lao động ở nông thôn, hạn chế di dân tự do ra thành thị; huy động
được nguồn lực trong dân; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương,
đặc biệt là những phụ phẩm của nông nghiệp; duy trì bản sắc văn hóa lâu đời của dân
tộc, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng GDP ở khu vực nông
thôn, thu hẹp khoảng cách mức sống giữa thành thị và nông thôn…

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn
đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh

hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề.
Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũng
như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững
các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản lý
môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất
vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng.
Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Kỳ, việc phát triển

tế
H
uế

sản xuất làng nghề truyền thống là một trong những mục tiêu quan trọng. Làng nghề
ngói Cừa - Nghĩa Hoàn là một trong những làng nghề trọng điểm của huyện. Tuy
nhiên khu vực này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất ngói, đặc
biệt là ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất. Các giải pháp đã áp dụng cho làng nghề

ại
họ
cK
in
h

chưa giúp cải thiện được tình hình do lượng thải ngày càng lớn, và gây tác động xấu
đến sức khỏe, kinh tế cho người dân. Vì vậy em lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của hoạt
động sản xuất làng nghề ngói Cừa đến môi trường sống của người dân xã Nghĩa
Hoàn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An” làm đề tài tốt nghiệp đại học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
-


Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng hoạt động sản xuất của làng

Đ

nghề ngói Cừa đến môi trường sống người dân từ đó đề xuất giải pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề ngói Cừa trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường do hoạt động sản xuất
tác động.
- Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề ngói Cừa đến
môi trường sống của người dân xã Nghĩa Hoàn
- Đề xuất các giải pháp để hạn chế ô nhiễm nhằm nâng cao chất lượng môi
trường của làng nghề gạch ngói Cừa – Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các cơ sở/ hộ sản xuất ngói ở làng nghề gạch ngói Cừa – Nghĩa Hoàn ở xã Nghĩa
Hoàn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, thông tin sử dụng được thu thập chủ yếu trong
các năm 2012 – 2016.
- Phạm vi nội dung: Đánh giá mức độ ô nhiễm bởi quá trình sản xuất ngói của

tế
H
uế

làng nghề đến môi trường và ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường sống
của người dân. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường
thời gian tới cho xã Nghĩa Hoàn.
4. Phương pháp nghiên cứu

ại
họ
cK
in
h

- Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

Số liệu thứ cấp: căn cứ vào số liệu được cung cấp bởi Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Tân Kỳ, số liệu được cung cấp bởi cơ quan quản lý làng nghề ngói Cừa
– Nghĩa Hoàn.

Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu tiến hành điều tra, tìm hiểu ý kiến đánh giá của các hộ
dân ở xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Trong đó có 4 xóm: Tiến Thành,
Thuận Yên, Việt Thắng, Yên Phúc.

Đ


Chọn mẫu điều tra: các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp.
Nội dung điều tra: được phản ánh qua phiếu điều tra được xây dựng sẵn.
Tổng số mẫu điều tra là 50 mẫu.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được ở kết quả phỏng vấn, tiến hành thống kê và xử lý số
liệu bằng phần mềm SPSS, với các bảng được thể hiện trong khóa luận là kết quả của
phương pháp này.
- Phương pháp quan sát, mô tả
Quan sát và ghi lại những thói quen xả thải hàng ngày của người dân cũng như ý
thức của họ trong công tác bảo vệ môi trường sống.
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các
giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe…..qua đó các
thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế,
phong phú và khách quan.
- Phương pháp tham khảo chuyên gia
Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học
nói chung và cán bộ ở phòng Tài nguyên và Môi trường về những nội dung của đề tài.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài hai phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung bài gồm 3 chương


tế
H
uế

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Thực trạng môi trường làng nghề ngói Cừa – Nghĩa Hoàn.
Chương III: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng môi trường làng nghề

Đ

ại
họ
cK
in
h

ngói Cừa.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm môi trường
Theo khoản 1, điều 3, Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005 nêu rõ:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”

tế
H
uế

Như vậy, môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bê ngoài có ảnh
hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó. Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào
cũng tồn tại và diễn biến trong môi trường của nó. Hay nói rõ ràng hơn thì môi trường
là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con

ại
họ
cK
in
h

người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, độ
ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thề chế. Trong nguyên lý sinh thái học ứng dụng,
các hiện tượng địa chất như khí quyển, thủy quyển, thạch quyển tồn tại trước sự sống
trải qua các giai đoạn tiến hóa, các loại thực vật, động vật và con người đã xuất hiện.
Khi đó có sự tương tác giữa cơ thể sống với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành
môi trường. Có nghĩa là khi có các cơ thể sống mới có môi trường. Môi trường không
chỉ bao gồm các điều kiện vật lý mà bao gồm cả sinh vật sống. Đối với các cơ thể sống

Đ


thì môi trường là tổng hợp các đièu kiện bên ngòi có ảnh hưởng tới đời sống và sự
phát triển cơ thể.

Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh
học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của từng
cá nhân và toàn bộ cộng động người. Nó bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội và môi trường nhân tạo. Môi trường sống của con người được hiểu theo nghĩa rộng
hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…Theo nghĩa hẹp thì môi trường sống
của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

đến chất lượng cuộc sống con người (Theo PGS.TS Lê Văn Thăng, giáo trình khoa
học môi trường đại cương).
Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005: “Sự cố môi trường là các
tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi
thất thường của thiên nhiên gây ra suy thoái môi trường nghiêm trọng”. Sự cố môi
trường có thể xảy ra do: Bão, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi
lửa phun, mưa acid, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; Hỏa hoạn, cháy rừng,
sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình
kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; Sự cố trong tìm


tế
H
uế

kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu,
tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các
cơ sở công nghiệp khác. Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử,
nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

ại
họ
cK
in
h

Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng thành phần vật lý
(như suy thoái đất, nước, không khí, hồ, biển…..) và đa dạng sinh học của môi
trường.Quá trình suy giảm chất lượng môi trường đó đã gây hại cho đời sống sinh vật,
con người và thiên nhiên.

1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường

Theo tổ chức Y tế thế giới: “Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các
chất hoặc năng lượng và môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con

Đ

người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”.
Theo khoản 6, điều 3, Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005: “Ô nhiễm

môi trường lá sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuấn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là sự làm thay đổi tính chất của môi
trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành
phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở
bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép
đã được xác định.

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây
tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của
con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như
rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến
thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói
đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể
rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể là do hoạt động của quá trình tự
nhiên như thiên tai, bão lũ, núi lửa…..Hoặc do hoạt động của con người thực hiện

tế
H
uế


trong công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất làng nghề, giao thông, chiến tranh, trong
sinh hoạt, mước độ gia tăng dân số…..Trong khi con người chưa có biện pháp xử lý
hữu hiệu, nồng độ chất thải ngày càng vượt quá mức tự đồng hóa của môi trường.
Ngày nay, ô nhiễm môi trường trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả

ại
họ
cK
in
h

của con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Đó chính là
sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên thế giới. Ô nhiễm
hiện nay đã lan tràn nhiều nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến lòng đất
hay đại dương.

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ
hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người,
sinh vật và vật liệu.

Đ

Tùy theo phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm môi trường toàn cầu, khu vực hay địa
phương mà có tác động lớn đến nền kinh tế - xã hội – sinh thái của con người. Đây là
vấn nạn toàn cầu không chỉ riêng quốc gia nào mà là của toàn nhân loại. Hiện nay,
chúng ta đang phải nỗ lực không ngừng nghỉ ngăn chặn ô nhiễm môi trường bằng cách
khắc phục và ngăn chặn hậu của nó từ nâng cao ý thức, năng lực quản lý hay áp dụng
công nghệ tiên tiến làm xử lý chất thải trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi
trường.

1.1.1.3. Các chức năng cơ bản của môi trường
Đối vơí sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các
chức năng cơ bản sau:
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

- Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật: Trong
cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ
cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất...Như vậy chức năng này
đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người.
Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý,
hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Yêu cầu về không gian sống của con người
thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng
không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú
ý là tính chất tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể

tế
H
uế

gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái.
- Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người: Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn.
Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ


ại
họ
cK
in
h

đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự
khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Nhu cầu của
con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng
và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường
còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
• Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và
độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.

Đ

• Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí
và các nguồn thuỷ hải sản.
• Động - thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
• Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các
hoạt động trao đổi chất. - Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu
cho các hoạt động sản xuất...
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá
trình sống: Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi
trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

8



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các
quá trình sinh địa hoá phức tạp. Chức năng này có thể phân loại chi tiết như sau:
• Chức năng biến đổi lý - hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp thụ,
tách chiết các vật thải và độc tố) - Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư
thừa, chu trình ni tơ và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá)
• Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá,
amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá)
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: Môi trường Trái Đất
Trái Đất là nơi:

tế
H
uế

được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính Môi trường
• Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.

• Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo

ại
họ
cK
in

h

động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng
sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến
tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...

• Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các
hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng
ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.

- Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Các thành

Đ

phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và
sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có
nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
1.1.1.4. Các dạng ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường tồn tại dưới dạng ô nhiễm nước, không khí, đất, tiếng ồn,
phóng xạ…….
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô
nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp,
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: T.S Phan Văn Hòa

các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước
xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng
phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản
xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của
con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không
qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch
của các loại ao, hồ, sông, suối.
Tùy vào những tiêu chí khác nhau mà ô nhiễm nước được phân loại khác nhau.

tế
H
uế

Theo nguồn gốc: Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió
bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao

ại
họ
cK
in
h

thông vào môi trường nước.


Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:
ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân
vật lý.

Theo vị trí :Ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển.
- Ô nhiễm không khí: là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc
có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm

Đ

nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Ô nhiễm không khí
có 2 nguồn gây ra : Nguồn gốc tự nhiên( do núi lửa, cháy rừng, gió bụi, quá trình phân
hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên….) và nguồn gốc nhân tạo do các hoạt động sản
xuất và tiêu dùng của con người gây nên như hoạt động công nghiệp tại các nhà máy,
làng nghề đốt cháy nguyên liệu hóa thạch, hoạt động giao thông………
- Ô nhiễm đất: được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất
bởi các chất ô nhiễm. Ô nhiễm đất xảy ra khi đất nhiễm các chất hóa học độc hại do
các hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng
phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều……hoặc bị rò rỉ từ các thùng chứa
ngầm. Ô nhiễm đất có nhứng tác hại cực kỳ nguy hiểm, làm cho diện tích đất canh tác
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Sa mạc hóa là hiện tượng

nguy hiểm nhất của suy thoái và ô nhiễm đất.
• Ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học: Do dùng phân hữu cơ trong nông
nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh, ký sinh trùng, vi khuẩn,……. Đã gây ra các
bệnh truyền từ đất cho cây sau đó sang động vật và người.
• Ô nhiễm đất bởi tác nhân hóa học: Chất thải từ các nguồn thải công nghiệp
bao gồm các chất thải cặn bã, các sản phẩm phụ do hiệu suất của các nhà máy không
cao và do nguồn dư lượng bảo vệ thực vật như phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…….
nghiệp và thường mang tính cục bộ.

tế
H
uế

• Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Chủ yếu là từ các quá trình sản xuất công
1.1.2. Khái quát về làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề
1.1.2.1. Khái niệm và vai trò làng nghề
a) Khái niệm làng nghề

ại
họ
cK
in
h

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước
đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc hình
thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm những
lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính.
Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang
lại lợi ích thân thiết cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây tre…..phục vụ

sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ cho sản xuất, hay gạch ngói phục vụ cho xây

Đ

dựng. Nghề phụ từ chỗ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã
mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ
lúa. Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà
trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh
dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần
mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy
nhất nào đó, như làng làm gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa...
Có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm làng nghề. Trong đề tài này,
khái niệm làng nghề được hiểu là: “làng nghề là một cộng đồng dân cư sống tập trung
trên cùng một địa bàn ở nông thôn. Trong làng đó có một bộ phận dân cư tách ra cùng
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

nhau sinh sống bằng việc sản xuất một hoặc một số loại hàng hóa, dịch vụ có ít nhất
một loại hàng hóa dịch vụ đặc trưng thu hút đông đảo lao động hoặc hộ gia đình trong
làng tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập dân
cư được tạo ra trên địa bàn làng hoặc cộng đồng dân cư đó”. ( Trà Mỹ Hạnh, giải pháp
bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều tại huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam, 2011)
Làng nghề truyền thống là làng nghề có truyền thống được hình thành từ lâu đời.

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền
thống. Tuy nhiên đối với những làng chưa đạt tiêu chí của làng nghề nhưng có ít nhất

tế
H
uế

một nghề truyền thống được công nhận thì vẫn được coi là làng nghề truyền thống
Làng được công nhận là làng nghề khi hội tụ đủ 3 tiêu chí:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn;

ại
họ
cK
in
h

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ngoài các tiêu chí trên thì hoạt động sản xuất của làng phải ổn định trong thời
gian liên tục nhất định, ít nhất là 5 năm. Đối với những ngành nghề cụ thể thì có những
tiêu chí riêng cho từng ngành. (Thông tư số 119/2006/TT – BNN ngày 18/12/2006 của
bộ NN&PTNT)

Đ


Như vậy, để xác định làng nghề, người ta căn cứ vào những quy chuẩn, tiêu chí
phát triển nhất định, không phải làng nào có hoạt động sản xuất kinh doanh ngành
nghề nông thôn cũng được gọi là làng nghề.
b) Vai trò của làng nghề
Trong nhiều năm qua, sự phát triển vượt trội của làng nghề trên cả nước đã làm
nền kinh tế chuyển mình, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế tại
địa phương, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước. Vì vậy làng nghề có vai
trò và ý nghĩa hết sức to lớn với sựn phát triển kinh tế và xã hội, được thể hiện:
- Bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương và phát triển du lịch

SVTH: Trương Thị Phương Thảo

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

Lịch sử phát triển làng nghề luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
củ Viêt Nam. Làng nghề là phương thức sản xuất truyền thống, có bề dày lịch sử lâu
đời , là nơi hội tụ và kết tinh nhữn nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Việt Nam.
Mỗi làng nghề có một lịch sử về nguồn gốc hình thành và phát triển tạo nên bản sắc
văn hóa riêng của từng làng nghề. Nhiều làng nghề đã nổi bật lên trong lịch sử văn
hóa , văn minh của Việt Nam.
Làng nghề còn thể hiện nét văn hóa qua hoạt động lễ hội, hoạt động mua bán sản
phẩm và phong cảnh của làng nghề. Làng nghề gắn với các giá trị văn hoá và lịch sử
của các địa phương nên có thể phát triển du lịch làng nghề để thu hút du khách. Du

tế

H
uế

khách muốn đến làng nghề tham quan phong cảnh, nếp sống sinh hoạt và công nghệ
sản xuất truyền thống của làng nghề. Nhiều du khách cũng muốn đến làng nghề quan
sát những thao tác khéo léo của các nghệ nhân và được tận tay làm ra sản phẩm thủ
công mỹ nghệ . Du khách còn muốn đến làng nghề mua sắm sản phẩm làng nghề làm

ại
họ
cK
in
h

quà lưu niệm. Kết quả khảo sát khách du lịch quốc tế cho thấy có 49% khách đã đến
thăm làng nghề và 67% khách mua quà lưu niệm ở Việt Nam. (Bộ NN&PTNT (2005),
Dự thảo đề án mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 – 2015)
- Tạo việc làm cho người lao động và giảm thời gian nông nhàn nông thôn
Làng nghề đón góp tích cực về tạo việc làm ở nhiều địa phương. Vì đặc điểm chủ
yếu của làng nghề là sản xuất thủ công và sử dụng nhiều sức lao động. Số lượng lao
động của các cơ sở sản xuất rất đa dạng, tùy theo quy mô của cơ sở sản xuất và ngành

Đ

nghề của làng nghề các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ sử dụn lao độn thường xuyên từ 2
đến 4 ngườii. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất quy mô lớn sử dụn lao động hàng chục
người , có khi lên đến hàng trăm người. Số lượn lao động tham gia sản xuất phi nông
nghi p còn nhiều ơn nếu tính cả l o động thời vụ. Trung bình mỗi hộ sản xuất thu hút
thêm 2 - 5 lao động, còn mỗi cơ sở thu hút 8 - 10 lao động thời vụ. Nhiều làng nghề,
nhất là các làng nghề chế biến nông sản, do tính chất mùa vụ số lao động thời vụ rất

lớn, thậm chí gấp 4 - 7 lần số lao động thường xuyên. (Bộ NN&PTNT (2005), Dự thảo
đề án mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 – 2015)
Làng nghề còn có nhiều đóng góp ý nghĩa khác, tạo việc làm cho lao động lớn
tuổi, lao động trình độ văn hóa thấp hay lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

những lao động này nếu không tham gia sản xuất phi nông nghiệp sẽ khó tìm được
việc làm ở các khu công nghiệp hay những công việc khác.
Vai trò tạo việc làm của làng nghề được thấy rõ hơn qua ước tính của Bộ Công
Thương là cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo việc làm cho
khoảng 3000 - 4000 lao động, chủ yếu là lao động tại các làng nghề nông thôn, trong
đó có lao động nông nhàn tại chỗ và vùng lân cận. Trong khi chế biến hạt điều xuất
khẩu 1 triệu USD chỉ thu hút được 400 lao động. Báo cáo của Bộ NN&PTNT còn cho
thấy “ Các làng nghề cả nước đã thu hút 1,4 hộ đình tham gia và tạo việc làm cho trên
10 triệu lao động ” (Bộ NN&PTNT (2005), Dự thảo đề án mỗi làng một nghề giai đoạn

tế
H
uế

2006 – 2015)
- Tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động


Cùng với vai trò tạo việc làm cho người lao động, các làng nghề còn góp phần
tăng thu nhập cho cơ sở sản xuất ( CSSX ) và người lao động. Các làng nghề đã thu

ại
họ
cK
in
h

hút phần lớn các hộ gia đình ở làng nghề tham gia sản xuất, trở thành các CSSX của
làng nghề. Hầu hết CSSX ở các làng nghề sống và có thu nhập chính từ nghề phi nông
nghiệp. Làng nghề ngoài tạo ra thu nhập cho CSSX còn mang lại thu nhập cho lao
động làm việc tại CSSX ở làng nghề. Mức thu nhập của lao động ở làng nghề vẫn còn
thấp nên một bộ phận lao động trẻ, có trình độ nhất định nên không thể giải quyết hết
số lao động dư thừa ở nông thôn. Trong khi, làng nghề rất linh hoạt, tạo việc làm và
mang lại thu nhập cho nhiều loại lao động khác nhau như lao động lớn tuổi , lao động

Đ

trình độ thấp, đặc biệt là lao động nông nhàn không thể rời bỏ nông nghiệp ở nông
thôn. Nếu so sánh với thu nhập của lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động
ngành nghề phi nông nghiệp cao hơn khoảng 2 - 4 lần, đặc biệt là chi phí về lao động
và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. (Bộ NN&PTNT
(2005), Dự thảo đề án mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 – 2015)
Làng nghề còn tạo ra cơ hội phát triển cho nhiều ngành nghề có liên quan khác
như: cung ứng nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Khảo sát các làng nghề
cho thấy nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ cung ứng
nguyên vật liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề. Rõ ràng, làng nghề không chỉ

SVTH: Trương Thị Phương Thảo


14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Phan Văn Hòa

mang lại thu nhập cho lao động trực tiếp tham gia sản xuất phi nông nghiệp mà còn tạo
ra thu nhập cho lao động làm việc ở các ngành nghề liên quan với làng nghề.
Các làng nghề còn góp phần cải thiện đời sống của dân cư ở làng nghề, thúc đẩy
quá trình hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nông thôn
Mục tiêu cơ bản cúa CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn là tạo ra một cơ cấu
kinh tế mới phù hợp và hiện đại hoá nông thôn. Trong quá trình vận động và phát triển
các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc tăng trưởng tỷ trọng của công nghiệp và

tế
H
uế

du lịch dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp.
Làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH
nông thôn. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống là chiến lược hàng đầu của
các làng nghề, tuy còn thấp so với nhiều ngành công nghiệp lớn nhưng có những đóng

ại
họ
cK

in
h

góp quan trọng đối với đời sống của hộ gia đình và lao động ở các làng nghề. Nhờ làng
nghề mà nhiều hộ gia đình và lao động ở làng nghề có việc làm và thu nhập để ổn định
đời sống. Các làng nghề gồm CSSX nhỏ chiếm đa số nhưng xuất khẩu được sản phẩm là
kết quả rất ý nghĩa , cần được thúc đẩy. Hầu hết các làng nghề miền Đông Nam Bộ đã
xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường lớn gồm: Mỹ, Úc, Nhật, Đài Loan điển hình,
làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông mỗi tháng sản xuất khoảng 1.000 tấn bánh các loại,
trong đó trên 600 tấn xuất khẩu sang các nước lớn như: Nhật, Pháp, Mỹ, Úc, Canada.

Đ

(Bộ NN&PTNT (2005), Dự thảo đề án mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 – 2015)
- Khai thác các nguồn lực nhàn rỗi và nguyên. vật liệu tại địa phương
Đa số CSSX ở các làng nghề có quy mô nhỏ, không cần đầu tư nhiều vốn và lao
động cho sản xuất nên phù hợp với năng lực của các hộ gia đình nghèo ở nông thôn và
ngoại thành. Vốn kinh doanh của CSSX ở các làng nghề đa dạng, tùy thuộc vào ngành
nghề và quy mô của CSSX nhưng đa số CSSX có quy mô nhỏ và vốn đầu tư thấp. Với
mức vốn đầu tư không lớn, trong điều kiện hiện nay thì đó là một lợi thế để các làng
nghề có thể huy động các loại vốn nhàn rỗi của dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các làng nghề huy động hiệu quả lực lượng lao động nhàn rỗi tham gia sản xuất.
Ở nhiều làng nghề như: đan lát, bánh tráng và thêu, lao động có thể linh hoạt sản xuất
SVTH: Trương Thị Phương Thảo

15


×