Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia bạch mã và sinh kế cho người dân tại xã thượng nhật, huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
---------

tế
H
uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề Tài:

“BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI

ại
họ
cK
in
h

VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ VÀ SINH KẾ CHO NGƯỜI
DÂN TẠI XÃ THƯỢNG NHẬT, HUYỆN NAM ĐÔNG,

Đ

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ”

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:


Lê Thị Ngọc Thuận

PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Lớp: K46 KT TNMT
Niên khóa: 2012- 2016

Huế, tháng 06/2016


Lời Cảm Ơn

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp,
tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân
khác nhau.
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô của
Khoa Kinh tế và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo những điều kiện
và hỗ trợ tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và toàn bộ cán bộ của

tế
H
uế

văn phòng đại diện WWF tại Huế đã giúp đỡ, cung cấp những tư liệu và tạo điều
kiện một cách tốt nhất trong thời gian tôi thực tập tại văn phòng.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cán bộ và các hộ dân
tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện


ại
họ
cK
in
h

giúp đỡ trong thời gian khảo sát tại địa bàn xã.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Trần Hữu Tuấn,
người thầy đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành đề tài
khóa luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng, xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.

Đ

Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
nhưng chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong
nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô giảng viên để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Ngọc Thuận


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ...................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ..................................................................... iv
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4

tế
H
uế

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................................... 4
4.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
4.3 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................. 5
4.4 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................. 5

ại
họ
cK
in
h

5. Kết cấu đề tài ............................................................................................................... 5
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO TỒN ĐDSH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ..................... 6
1.1 Một số khái niệm ....................................................................................................... 6
1.2 Tình hình bảo tồn ĐDSH ở các Vườn quốc gia (VQG) ở Việt Nam ...................... 13
1.3 Hiện trạng quản lý bảo tồn ĐDSH ở VQG Bạch Mã .............................................. 14


Đ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN ĐDSH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI
VQG BẠCH MÃ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI XÃ THƯỢNG NHẬT ........................................................................................... 16
2.1 Đặc điểm địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 16
2.1.1 Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới ........................................................................... 16
2.1.2. Địa hình và địa chất ............................................................................................ 18
2.1.3 Khí hậu thủy văn ................................................................................................... 19
2.1.5 Tài nguyên rừng.................................................................................................... 22
2.1.6 Đặc điểm xã hội .................................................................................................... 23

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

2.2 Công tác quản lý và bảo vệ ĐDSH dựa vào cộng đồng của ban quản lý VQG Bạch
Mã .................................................................................................................................. 24
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của VQG Bạch Mã ........................................................... 24
2.2.2 Thực trạng bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH ở VQG Bạch Mã hiện nay26
2.3 Các mối đe dọa đến công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và biện pháp 28
2.3.1 Các mối đe dọa đến công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học .................. 28
2.3.2 Các biện pháp để giảm thiểu và hạn chế.............................................................. 29
2.4. Sinh kế của người dân các xã vùng đệm ................................................................ 30
2.4.1 Đời sống của cộng đồng dân cư sống xung quanh vùng đệm của VQG Bạch Mã30


tế
H
uế

2.4.2 Sự phụ thuộc của người dân vào rừng ................................................................. 33
2.5 Ảnh hưởng của bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng ở VQG Bạch Mã đến sinh kế
của người dân ở xã Thượng Nhật .................................................................................. 34
2.5.1 Vài nét về xã Thượng Nhật ................................................................................... 34

ại
họ
cK
in
h

2.5.2 Ảnh hưởng của bảo tồn đa dạng sinh học VQG Bạch Mã đến sinh kế các hộ điều
tra................................................................................................................................... 35
2.5.1 Ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. ................................................................ 36
2.5.3 Nhận thức và sự tham gia của người dân. ........................................................... 38
2.5.4 Ý kiến của người dân về những ảnh hưởng của việc tham gia QLRBV đến kinh tế
hộ gia đình cũng như tài nguyên rừng .......................................................................... 40
2.6 Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng ở các

Đ

vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã ........................................................................ 42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN ĐDSH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN XÃ
THƯỢNG NHẬT .......................................................................................................... 44

3.1 Định hướng bảo tồn và phát triển vùng đệm VQG Bạch Mã .................................. 44
3.2 Giải pháp để phát triển lâm nghiệp cộng đồng và sinh kế cho người dân .............. 44
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 49
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 50

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 01 : Dân số và dân tộc vùng đệm của VQG Bạch Mã ......................................... 31
Bảng 02: Thông tin về giới tính của mẫu điều tra ......................................................... 36
Bảng 03: Thông tin về độ tuổi của mẫu điều tra ........................................................... 36
.Bảng 04: Cơ cấu thu nhập bình quân của các hộ điều tra năm 2015 .......................... 38
Bảng 05. Nhận thức và sự tham gia của người dân ....................................................... 39
Bảng 06: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của QLRBV đến kinh tế hộ gia đình

tế
H
uế

cũng như nguồn tài nguyên rừng ................................................................................... 40
Bảng 07: Kết quả kiểm định One – Sample T –test…………………………………..41
Hình 01: Sơ đồ các bước chính cộng đồng tham gia vào dự án sử dụng bền vững tài


ại
họ
cK
in
h

nguyên ĐDSH................................................................................................................ 11
Hình 02: Bản đồ vườn Quốc gia Bạch Mã và vùng đệm .............................................. 17

Đ

Hình 03: Bản đồ hệ thống thủy văn ở VQG Bạch Mã .................................................. 21

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
: Quản lý bảo vệ rừng

QLRBV

: Quản lý rừng bền vững


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

BVR

: Bảo vệ rừng

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

WWF

: Quỹ bảo vệ thiên nhiên Quốc tế

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

UBND

: Ủy ban nhân dân

PCCCR


: Phòng cháy chữa cháy rừng

CSLI

: Chia sẻ lợi ích

DLST

: Hệ sinh thái

: Du lịch sinh thái
: Ban quản lý

Đ

BQL

ại
họ
cK
in
h

HST

tế
H
uế

QLBVR


SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự
nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn, thịnh vượng của loài người
nói riêng và tất cả các sinh vật nói chung và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất.
Ngày nay kinh tế xã hội phát triển một cách nhanh chóng và thiếu bền vững
cùng với công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học yếu kém đã dẫn đến những nguy
cơ suy giảm đa dạng sinh học cực kỳ nghiêm trọng. Nhiều loài động vật, thực vật trên

tế
H
uế

thế giới dần dần biến mất và có nguy cơ tuyệt chủng, diện tích rừng suy giảm trầm
trọng, diện tích các khu bảo tồn và vườn quốc gia đang dần bị thu hẹp, suy giảm đa
dạng sinh học nghiêm trọng… mà nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng không hợp
lý tài nguyên thiên nhiên và công tác quản lý yếu kém. Từ đó dẫn đến những hậu quả

ại
họ

cK
in
h

khôn lường ảnh hưởng đến trực tiếp đến cuộc sống của con người, đặc biệt một trong
những hậu quả được nhắc đến rất nhiều trong những năm trở lại đây đó là biển đổi khí
hậu toàn cầu.

Sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và sử dụng bền vững
đa dạng sinh học, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn
Công ước Đa dạng sinh học. Ngày 17/10/1994, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 279 QĐ/CTN về việc phê chuẩn Công ước Đa

Đ

dạng sinh học. Tại kỳ họp quốc hội thứ 4, quốc hội thứ 12 nước ta cũng đã thông qua
Luật đa dạng sinh học và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.
Để khắc phục tình trạng suy giảm đa dạng sinh học, chính phủ Việt Nam cũng
đã đề ra các chính sách cũng như biện pháp để bảo vệ ĐDSH tốt hơn, và một trong
những biện pháp hiệu quả để quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh
học đó là việc thành lập các Vườn quốc gia (VQG).
Năm 1992 Việt Nam đã thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương, đây là vườn
quốc gia đầu tiên của Việt Nam và cho đến nay đã có 30 vườn quốc gia được thành
lập. Các vườn quốc gia giữ vai trò kép trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, một mặt

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

1



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

đây là khu vực cung cấp nơi cư trú cho sự sống hoang dã, mặt khác nó lại phục vụ như
là nơi du lịch phổ biến cho quần chúng. Tuy nhiên giữa hai vai trò này lại có những
mâu thuẫn và nó tạo ra những thách thức quan trọng trong công tác quản lý vườn quốc
gia. Các tổn thất trong khai thác không hợp lý, đốn hạ bất hợp pháp, tham nhũng,… ,
đe dọa đến tính nguyên vẹn của nhiều môi trường sống có giá trị ở các vườn quốc gia
nói chung trong đó có Vườn quốc gia Bạch Mã nói riêng.
VQG Bạch Mã được xem là một trong những khu vực giàu đa dạng sinh học
của Việt Nam và trên thế giới. Toàn bộ khu Bạch Mã - Hải Vân được xem là một
trong bảy vùng có tầm quan trọng toàn cầu của Việt Nam, là một trong những trung

tế
H
uế

tâm đa dạng thực vật (Davis et al. 1995).
Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập năm 1991 với diện tích 22.031 ha. Cho
đến năm 2008, diện tích của Vườn đã được mở rộng lên đến 37.487 ha theo quyết định
số 01/2008/QĐ-TTg ngày 02/01/2008. Năm 2011, Tổng cục Lâm nghiệp đã phê duyệt

ại
họ
cK
in
h

đề án “Quy hoạch, bảo tồn và phát triển bền vững VQG Bạch Mã giai đoạn 2010 –

2020” theo quyết định số 1633 QĐ/BNN-TCLN ngày 20/07/2011.
Vườn quốc gia Bạch Mã là trung tâm của vùng rừng tự nhiên còn lại duy nhất
của Việt Nam nối từ biển Đông đến biên giới Việt – Lào, toàn bộ khu Bạch Mã – Hải
Vân được xem là một trong bảy vùng có tầm quan trọng toàn cầu của Việt Nam, là
một trong những trung tâm đa dạng thực vật (Davis et al. 1995).
Phân bố trên đai địa hình núi thấp Trung Bộ đến đỉnh độ cao 1.712m của Núi

Đ

Mang VQG Bạch Mã bao gồm hai kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh mưa mùa
nhiệt đới (ở độ cao dưới 900m) và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới (ở độ
cao trên 900m). Rừng ở độ cao trên 900m là rừng giàu với 2.147 loài chiếm khoảng
1/5 tổng số loài thực vật ở Việt Nam, trong đó có 86 loài được liệt kê vào sách đỏ Việt
Nam có nguy cơ tuyệt chủng, trên 500 loài có tiềm năng thương mại và được sử dụng
làm cây thuốc. Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú với nhiều loài đặc hữu và quý
hiếm, thống kê có tới 1493 loài động vật gồm 132 loài thú (chiếm 1/2 số loài thú ở
Việt Nam), 358 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 57 loài cá, 894 loài côn
trùng, trong đó có 68 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam là những loài cần phải bảo
vệ nghiêm ngặt.

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Mặc dù ban quản lý (BQL) VQG Bạch Mã đã có nhiều chương trình, biện pháp

để quản lý, bảo vệ tuy nhiên do đặc điểm về mặt tự nhiên và dân số mà công tác bảo
tồn ở vườn Quốc gia Bạch Mã hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, đời sống người
dân ở vùng đệm còn khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ canh
tác lạc hậu, các nhu cầu gỗ, củi,…, đều khai thác trực tiếp từ VQG nên vườn luôn phải
đối mặt với sức ép từ dân cư sống xung quanh vùng đệm. Mặt khác mâu thuẫn giữa
người dân và ban quản lý VQG đã tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến tính đa
dạng sinh học ở đây. Do đó muốn thực hiện tốt công tác bảo tồn thì trước hết phải giải
quyết được các mâu thuẫn, xung đột hiện có. Chính vì vậy mà phương pháp quản lý

tế
H
uế

bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bạch Mã dựa vào cộng đồng là một giải pháp tối ưu
hiện nay.

Vì những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Bảo tồn đa dạng sinh học
dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Bạch Mã và sinh kế cho người dân tại xã

ại
họ
cK
in
h

Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” để có một cái nhìn tổng
quát và toàn diện hơn về công tác quản lý vùng đệm vườn quốc gia Bạch Mã dựa vào
cộng đồng hiện nay và những ảnh hưởng đến sinh kế của người dân ở vùng đệm, từ đó
đưa ra những giải pháp góp phần quản lý vườn Quốc gia Bạch Mã có hiệu quả và bền
vững hơn.


Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện đề tài này, tôi đã cố gắng hết
sức, tuy nhiên khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được

Đ

sự đóng góp ý kiến và bổ sung từ phía quý thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học dựa
vào cộng đồng tại VQG Bạch Mã và sinh kế của người dân địa phương từ đó đề xuất
những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng
đồng và nâng cao sinh kế cho người dân xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Mục tiêu cụ thể:

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo tồn ĐDSH và ảnh
hưởng của nó đến sinh kế của người dân địa phương;
• Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng
và những ảnh hưởng của nó đến sinh kế người dân tại xã Thượng Nhật, huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

• Đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng và cải
thiện sinh kế người dân xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Phạm vi nghiên cứu
• Không gian: Đề tài này tập trung vào tìm hiểu về Đa dạng sinh học ở vườn

tế
H
uế

Quốc gia Bạch Mã tỉnhThừa Thiên Huế, và công tác quản lý cộng đồng cũng như
những tác động đến sinh kế của người dân tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

• Thời gian: tình hình quản lý vườn Quốc gia Bạch Mã giai đoạn từ năm 2012

ại
họ
cK
in
h

đến 2015, thực hiện điều tra số liệu sơ cấp năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu

• Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu các tài liệu như: Phương pháp này sử dụng để thu thập và nghiên
cứu các số liệu thống kê và các thông tin được nêu trong đề tài:


Đ

- Phân tích tổng hợp từ các tài liệu, báo cáo ở văn phòng WWF, số liệu của Ban
quản lý Vườn quốc gia Bạch Mã và từ các website chính thống.
- Các bài báo, tạp chí môi trường, các khóa luận và luận án có ở thư viện
trường.
- Tham khảo các nghiên cứu liên quan.
- Các phương tiện truyền thông như báo chí, internet,…
- Các khóa luận tại thư viện trường.
• Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
4.2 Phương pháp nghiên cứu
• Nghiên cứu sơ bộ

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

- Tiến hành phỏng vấn thử 10 hộ dân ở xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông,
tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phương pháp sử dụng bảng hỏi và điều chỉnh lại bảng hỏi
cho phù hợp để tiến hành phỏng vấn chính thức.
- Tiến hành phỏng vấn cán bộ Ủy ban nhân dân xã Thượng Nhật, huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và cán bộ thôn Ta Lu, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông,
tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác quản lý bảo vệ rừng ở VQG Bạch Mã.
• Nghiên cứu chính thức

Giai đoạn này tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát ý kiến
người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng ở VQG Bạch Mã bằng phiếu phỏng vấn

tế
H
uế

Các bước thực hiện: Tiến hành điều tra chính thức thông qua phiếu phỏng vấn
đã điều chỉnh bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ dân ở xã Thượng Nhật, huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.3 Phương pháp chọn mẫu

ại
họ
cK
in
h

Để thuận tiện cho việc điều tra thực hiện đề tài, đã tiến hành điều tra 30 hộ sống
ở xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có 20 hộ tham gia
quản lý bảo vệ rừng và 10 hộ không tham gia công tác này.
4.4 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu sau:
- Công cụ chủ yếu là phần mềm SPSS 20.0
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng Excel để tính toán.

Đ

5. Kết cấu đề tài


Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng và ảnh hưởng của
nó đến sinh kế người dân địa phương
Chương 2: Thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại VQG
Bạch Mã và ảnh hưởng của nó đến sinh kế người dân xã Thượng Nhật
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho người
dân xã Thượng Nhật

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO TỒN ĐDSH DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
1.1 Một số khái niệm
Khái niệm Vườn quốc gia và vùng đệm ĐDSH
• Khái niệm vườn Quốc gia
Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
biển được chọn để:

tế
H
uế


thiên nhiên (IUCN) thì vườn quốc gia vườn quốc gia là khu vực của vùng đất hay vùng
- Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các
thế hệ hiện tại và tương lai.

ại
họ
cK
in
h

- Loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích
của việc chọn lựa khu vực.

- Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và tham
quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường.
Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11
tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc

Đ

dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:

-Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập
nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái
đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo
tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
-Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng
và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

- Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc
trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện
tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

• Vùng đệm bảo tồn ĐDSH
"Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có
rừng, nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn
của khu bảo tồn và của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống
quanh khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động
phát triển cụ thể , đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế-xã hội của các
cư dân sống trong vùng đệm" (D.A Gilmour và Nguyễn Văn Sản, 1999).
Khái niệm Đa dạng sinh học (ĐDSH) và bảo tồn ĐDSH
• Khái niệm Đa dạng sinh học

tế
H
uế

Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa: “ĐDSH là
sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh
vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp cùng tồn

tại trong môi trường’’

ại
họ
cK
in
h

Theo Công ước Đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vật sống
gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nước ngọt, và tập hợp
các HST mà sinh vật chỉ là một bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong một loài
(đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa các loài (đa dạng loài)
và sự đa dạng hệ sinh thái (đa dạng HST). Nói cách khác ĐDSH là sự đa dạng của sự
sống ở các cấp độ và các tổ hợp.

Theo Luật ĐDSH năm 2008 của Việt Nam, được Quốc hội thông qua ngày
nhiên .

Đ

03/11/2008 thì ĐDSH là sự phong phú về nguồn gen, các loài sinh vật và HST trong tự
ĐDSH là sự phong phú của tất cả các sinh vật sống trong tự nhiên trên trái đất,
từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến những sinh vật lớn nhất, từ Vi sinh vật, Nấm, Thực vật,
Động vật, các HST và môi trường chúng sinh sống.
ĐDSH trực tiếp phục vụ đời sống của con người trong phát triển kinh tế, góp
phần xóa đói, giảm nghèo,…, những giá trị trực tiếp đó là giá trị sử dụng, tiêu thụ, và
sản xuất ra các mặt hàng phục vụ nhu cầu của con người. ĐDSH và cảnh quan là nền
tảng cho sự phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi
trường đặc biệt trong giảm nhẹ các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu hiện nay.


SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

• Bảo tồn ĐDSH
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện
tại và vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số phương
pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các dòng di truyền
hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật,… Có thể phân chia các phương
pháp và công cụ thành các nhóm như sau:

tế
H
uế

- Bảo tồn tại chỗ:
Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các
loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo đối tượng
bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn tại chỗ được thực hiện

ại
họ

cK
in
h

bằng cách thành lập các khu bảo tồn và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.
- Bảo tồn chuyển chỗ:

Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các sinh
vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân
giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: nơi sống bị suy thoái hay
hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, dùng để làm vật liệu cho nghiên
cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo

Đ

tồn chuyển chỗ bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các
ngân hàng giống…
- Phục hồi:
Bao gồm các biện pháp để dẫn đến bảo tồn tại chỗ hay bảo tồn chuyển chỗ. Các
biện pháp này được sử dụng để phục hồi lại các loài, các quần xã, sinh cảnh, các quá
trình sinh thái. Việc hồi phục sinh thái bao gồm một số công việc như phục hồi lại các
HST tại những vùng đất đã bị suy thoái bằng cách nuôi trồng lại các loài bản địa
chính, tạo lại các quá trình sinh thái, tạo lại vòng tuần hoàn vật chất, chế độ thủy văn,
tuy nhiên không phải là để sử dụng cho công việc vui chơi, giải trí hay phải phục hồi
đủ các thành phần động thực vật như trước đã từng có. Một trong những mục tiêu quan

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

8



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

trọng trong việc bảo tồn sinh học là bảo vệ các đại diện của HST và các thành phần
của ĐDSH. Ngoài việc xây dựng các khu bảo tồn cũng cần thiết phải giữ gìn các thành
phần của sinh cảnh hay các hành lang còn sót lại trong khu vực mà con người đã làm
thay đổi cảnh quan thiên nhiên, và bảo vệ các khu vực được xây dựng để thực hiện
chức năng sinh thái đặc trưng quan trọng cho công tác bảo tồn ĐDSH.
Các phương thức quản lý bảo tồn ĐDSH và quản lý tài nguyên thiên nhiên
Các nhà quản lý cũng đã tìm hiểu và đưa ra nhiều phương thức quản lý tài
nguyên thiên nhiên khác nhau, trong đó có 5 phương pháp chủ yếu đó là: Quản lý hệ
sinh thái, quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, đồng quản lý tài nguyên

tế
H
uế

thiên nhiên, bảo tồn và phát triển tổng hợp và phát triển bền vững.
Các phương thức tiếp cận nêu trên đều giống nhau trong việc nỗ lực tìm kiếm
một số giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn và chia sẻ quyền lợi trong việc sử
dụng các nguồn Tài nguyên thiên nhiên.

ại
họ
cK
in
h


Trên thế giới, phát triển bền vững, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng là vấn
đề được chú trọng trong quản lý, sử dụng ĐDSH ở dải núi đá vôi nói riêng. Đây là
điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thay đổi cần thiết cho sự phát triển của xã hội sinh
thái học bền vững. Thực tế tại New Zealand cho thấy, vào những năm 1980, mạng lưới
các VQG ở nước này bắt đầu phát triển và liên tục, vừa bảo vệ các vùng nhỏ, vừa tạo
ra các khu giải trí cho cộng đồng.

Khái niệm cộng đồng và quản lý dựa vào cộng đồng
Khái niệm cộng đồng

Đ

-

Cộng đồng được hiểu là một nhóm người dân cùng nhau sinh sống trong một
khu vực địa lý xác định, có cùng đặc điểm văn hóa, truyền thống, tập quán quản lý
chung một phần tài nguyên đất, rừng.
Hay nói cách khác, cộng đồng là tập hợp những người sống gắn bó với nhau
thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội
truyền thống, phong tục, tập quán, có quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với
nhau và có ranh giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này, “cộng
đồng” chính là cộng đồng dân cư thôn bản” (sau đây “thôn bản” được gọi chung là
“thôn’ cho phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004)

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Theo Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 “cộng đồng dân cư thôn
là tập hợp toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, ấp, buôn,
phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”.
-

Quản lý dựa vào cộng đồng

Một trong những hình thức quản lý tài nguyên có hiệu quả đang được áp dụng ở
nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là quản lý dựa vào cộng đồng, hình thức quản lý
này tập trung chủ yếu vào cộng đồng dân cư, lấy cộng đồng làm trọng tâm và trực tiếp
đưa họ tham gia vào hệ thống quản lý tài nguyên, họ tham gia vào nhiều công đoạn
khác nhau của quá trình quản lý. Sự tham gia của người dân cộng đồng rất đa dạng tùy

tế
H
uế

thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và quy mô của từng địa phương.
Quản lý rừng cộng đồng là một phương thức quản lý rừng hướng đến nâng cao
năng lực và tăng cường sự hợp tác cho cộng đồng và các bên liên quan nhằm quản lý
tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng.

ại
họ
cK
in
h


Hình thức quản lý này đánh trực tiếp vào nguyên nhân đe dọa đến việc bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên hiện nay, gắn lợi ích của cộng đồng dân cư trực tiếp với việc
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý theo cơ chế từ dưới lên giải quyết được
nguyên nhân trực tiếp và giải quyết được mâu thuẫn giữa các cấp quản lý với cộng
đồng dân cư, đáp ứng thõa mãn yêu cầu, nguyện vọng của người dân do đó hình thức
quản lý này thu lại hiệu quả cao và đảm bảo tính bền vững.
Theo Madeleen (1998), quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng có 3 khía

Đ

cạnh chính là:

• Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa vụ
tham dự vào hệ thống cấp nước để đảm bảo việc vận hành và duy trì thành công.
• Quyền lực: với tư cách vừa là người sử dụng, vừa là người quản lý tài
nguyên nước, cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan đến
kiểm soát, vận hành và duy trì tài nguyên nước và hệ thống cấp nước đi kèm.
• Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ
các quyết định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này chính là đề cập đến
năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính,

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn


cũng như sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và
duy trì tính bền vững của hệ thống cung cấp nước.
Khái niệm bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng
Theo Th.S Lương Đức Cương “Quản lý bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng
đồng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng được tăng quyền lực về chính trị và
kinh tế để họ có thể đòi và giành được quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách
hợp pháp đối với nguồn tài nguyên của họ”.
Theo Isobel W. Heathcote, 1998, cộng đồng tham gia vào dự án sử dụng bền
vững tài nguyên đa dạng sinh học gồm các bước sau:

tế
H
uế

Hiểu biết về dự

Đồng thuận về thay đổi

ại
họ
cK
in
h

Thiết lập quá trình thay đổi

Mô tả đặc trưng của hệ thống

Xác định mục tiêu của cộng đồng


Đ

Đưa ra những phương án về thay đổi

Tuyển chọn các phương án thay thế thích hợp
Ổn định các thay đổi

Duy trì và giám sát

Hình 01: Sơ đồ các bước chính cộng đồng tham gia vào dự án sử dụng bền vững tài
nguyên ĐDSH

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Khái niệm sinh kế và các tác động có thể có của công tác bảo tồn đa dạng
sinh học đến sinh kế của người dân địa phương.
• Khái niệm sinh kế
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm sinh kế khác nhau, tuy nhiên đa
số đều cho rằng sinh kế là những hoạt động ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân hay
hộ gia đình. Theo Ellis (2000) cho rằng: sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên,
phương tiện vật chất, con người, nguồn vốn xã hội) những hoạt động và cơ hội để tiếp
cận đến được đến các tài sản và hoạt động đó (tiếp cận bằng các thể chế hay quan hệ

xã hội), mà theo đó các quyết định vè sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hay mỗi nông

tế
H
uế

hộ.
Theo Ủy Ban phát triển quốc tế (Vương Quốc Anh) thì một sinh kế bao gồm 3
yếu tố cấu thành: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và
khả năng sinh kế. Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng.

ại
họ
cK
in
h

Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống văn
hóa, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro đảm bảo tốt hơn an toàn lương thực
và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
• Chỉ tiêu đánh giá sinh kế của người dân địa phương
Theo DFID (2001) thì sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực
vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người.
Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được các căng thẳng và đột biến hoặc có

Đ

khả năng phục hồi, duy trì, tăng cường khả năng ở hiện tại hoặc trong tương lai mà
không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo FAO (2001) thì sinh kế bền vững có thể được mô tả là: chống đỡ được với

những cú sốc và áp lực từ bên ngoài; không phụ thuộc vào những hỗ trợ từ bên ngoài
(hoặc được hỗ trợ bằng các cách thức bền vững về kinh tế và thể chế); được thích nghi
hóa để duy trì sức sản xuất lâu dài của tài nguyên thiên nhiên; bền vững mà không làm
suy yếu và ảnh hưởng tới các giải pháp sinh kế của người khác.
Vì vậy, một giải pháp sinh kế được coi là bền vững phải lấy con người làm trung
tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh con người

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong
một mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động.
• Các tác động có thể có của công tác bảo tồn đa dạng sinh học đến sinh
kế của người dân địa phương
Việc thành lập các vườn quốc gia hay các khu bảo tồn đều ít nhiều có tác động
đến sinh kế của người dân địa phương sống xung quanh vùng đệm của các khu bảo
tồn, vườn quốc gia bởi cuộc sống của đại đa số dân cư sống xung quanh vùng đệm
thường phụ thuộc trực vào tài nguyên rừng, họ khai thác gỗ, củi, động vật hoang
dã,…, để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Vì vậy việc xây dựng hay tăng cường các

tế
H
uế


biện pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học gián tiếp ngăn không cho người dân khai
thác tài nguyên đa dạng sinh học từ đó làm giảm sinh kế của người dân. Mặt khác việc
mở rộng diện tích các vườn quốc gia (khu bảo tồn) làm giảm diện tích đất nông
nghiệp, một phần lớn diện tích đất nông nghiệp của người dân ở các xã vùng đệm sẽ bị

ại
họ
cK
in
h

mất đi, từ đó sản lượng lương thực của người dân cũng bị giảm sút, cơ cấu nghề
nghiệp thay đổi kéo theo nguồn thu nhập của nguời dân cũng bị thay đổi.
Vì vậy trong công tác bảo tồn ĐDSH đòi hỏi phải nghiên cứu kết hợp với các biện
pháp, chương trình hỗ trợ sinh kế bền vững cho người dân, giảm sự phụ thuộc của người
dân vào tài nguyên rừng nhằm đảm bảo tính bền vững trong công tác bảo tồn ĐDSH.
1.2 Tình hình bảo tồn ĐDSH ở các Vườn quốc gia (VQG) ở Việt Nam

Đ

Việt Nam có 30 Vườn quốc gia tính đến hiện nay, mặc dù vấn đề bảo tồn thiên
nhiên ở nước ta đã được chú trọng và quan tâm từ rất sớm, tuy nhiên công tác bảo tồn
ở nước ta phát triển rất chậm so với việc khai thác, quá trình thực hiện công tác bảo
tồn còn tồn tại nhiều bất cập và thách thức, thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi
tiết. Hệ thống các vườn thực vật, vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng
hiện có chưa được quy hoạch, thiết thái và trên phạm vi toàn quốc. Các Vườn thú,
Vườn quốc gia hiện nay chủ yếu vẫn kế hệ thống, chưa có tính chất chuyên đề, chuyên
sâu hay đại diện cho từng vùng sinh mang tính chất phục vụ tham quan, chưa chú ý tới
công tác bảoNam có 30 Vườn quốc gia tính đến hiện nay, mặc dù vấn đề bảo tồn thiên
nhiên ở nước tồn.


SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Hầu hết các Khu bảo tồn, vườn Quốc gia đều nằm ở các vùng xa xôi hẻo lánh,
có vị trí hiểm trở, gây khó khăn cản trở trong việc tiếp cận và giám sát trong công tác
bảo tồn. Mặt khác phần đa dân cư sống trong các vườn quốc gia hay sinh sống xung
quanh vùng đệm của các vườn quốc gia đều là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa
còn thấp và có sinh kế phụ thuộc vào việc khai thác trực tiếp các tài nguyên thiên
nhiên ở các vườn Quốc gia.
Hình thức quản lý bảo vệ bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên có
sự tham gia của cộng động còn gặp nhiều khó khăn và xãy ra rất nhiều mâu thuẫn về
chính sách giao đất, giao rừng, về chế độ khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng

tế
H
uế

rừng mới. Đa số người dân sống gần rừng bám vào rừng để kiếm sống bằng các hành
vi vi phạm và bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến làm mất đa dạng sinh học, tàn
phá tài nguyên thiên nhiên.

1.3 Hiện trạng quản lý bảo tồn ĐDSH ở VQG Bạch Mã


ại
họ
cK
in
h

VQG Bạch Mã là một trong 6 VQG trong tổng số 30 VQG hiện nay ở Việt Nam
do Bộ NN&PTNT (trực tiếp là Tổng cục Lâm nghiệp) quản lý toàn diện. Tuy nhiên, về
mặt địa phương, chính sách quản lý tất cả các hoạt động của VQG Bạch Mã đều phải có
sự đồng tình, hỗ trợ và tham mưu, phối hợp của các ban, ngành, chính quyền địa phương
các cấp của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Các hoạt động pháp chế, thanh tra
và xử lý vi phạm trong QLRBV ở VQG cũng được sự hỗ trợ và giám sát về mặt chuyên
môn của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Sở tài chính, ..., với tư cách là một hạt kiểm lâm, một

Đ

chủ rừng đóng trên địa bàn. VQG Bạch Mã cũng đã ký kết các Quy chế phối hợp trong
hoạt động QLRBV với Chi cục Kiểm Lâm, với các Hạt Kiểm Lâm của 03 huyện và với
các UBND các xã, thị trấn ở vùng đệm, với mục đích tăng cường việc tham mưu,
QLRBV trên địa bàn vùng lõi cũng như vùng đệm của VQG.
Hiện nay Vườn quốc gia Bạch Mã đang phải đối mặt với nạn khai thác rừng do
có sự khó khăn về kinh tế của người dân ở đây. Các hoạt động như: săn bắt động vật
rừng, kiếm củi, khai thác gỗ, than, thu nhặt cây thuốc, lá nón, tìm kiếm kim loại,…
trồng trọt, thả trâu bò ăn cỏ diễn ra thường xuyên là những thách thức lớn của VQG
Bạch Mã. Mặt khác việc khai thác các lợi ích từ rừng đã trở thành một tập quán lâu đời
của người dân, nhiều hộ gia đình có cuộc sống phụ thuộc trực tiếp vào các tài nguyên

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

14



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

từ vườn. Vì những lý do trên thì vấn đề quản lý của vườn gặp phải những khó khăn
trong việc giải quyết những mâu thuẫn giữa cộng đồng dân cư, chính quyền địa
phương và ban quản lý VQG Bạch Mã.
Cho đến nay (trước năm 2012), Ban quản lý VQG và chính quyền địa phương
chưa có dự án hỗ trợ với nguồn kinh phí lớn của trong và ngoài nước về phát triển kinh
tế - xã hội vùng đệm. Các dự án kỹ thuật, phát triển kinh tế xã hội nhỏ mặc dù có
những thành công mang tính cục bộ nhưng chưa nhân rộng được các mô hình tốt về
sản xuất, chăn nuôi nhằm nâng cao sinh kế của người dân một cách bền vững và toàn
diện trong vùng đệm. Vì vậy, việc thiếu đất sản xuất nông nghiệp (xuất phát từ việc

tế
H
uế

mở rộng VQG), không có ngành nghề phụ để tăng nguồn thu nhập và cải thiện cuộc
sống, đời sống người dân khó khăn chính là những nguyên nhân tạo ra mối đe dọa trực

Đ

ại
họ
cK
in
h


tiếp và gián tiếp đến công tác quản lý bảo vệ VQG Bạch Mã.

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN ĐDSH DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG TẠI VQG BẠCH MÃ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SINH
KẾ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ THƯỢNG NHẬT
2.1 Đặc điểm địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới
Vị trí
VQG Bạch Mã thuộc địa giới hành chính hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng
Nam, bao gồm 12 xã và thị trấn: xã Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc Hòa, Xuân Lộc và thị
trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế); xã Hương Phú, Hương Lộc,

tế
H
uế

Thượng Lộ, Thượng Long và Thượng Nhật (huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên
Huế); xã A Ting, Sông Kôn (huyện Đông Giang - tỉnh Quảng Nam).
Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp với huyện Phú Lộc.


ại
họ
cK
in
h

+ Phía Nam giáp xã A Ting, Tà Lu huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam.
+ Phía Đông giáp xã Hòa Bắc huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng.
+ Phía Tây giáp thị trấn Khe Tre tỉnh Thừa Thiên Huế.
Diện tích:

VQG Bạch Mã hiện nay gồm 42 tiểu khu rừng, với tổng diện tích tự nhiên là
37.487 ha (34.380ha thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và 3.107ha thuộc tỉnh Quảng Nam),

Đ

trong đó diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 12,065 ha, phân khu phục hồi sinh
thái là 20.234 ha và phân khu hành chính, dịch vụ là 5.188 ha và vùng đệm là 58.676
ha.

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

16


GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

Đ


ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Khóa luận tốt nghiệp

Hình 02: Bản đồ vườn Quốc gia Bạch Mã và vùng đệm

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

2.1.2. Địa hình và địa chất
• Địa hình
VQG Bạch Mã là một phần của thuộc dãu núi Trường Sơn Bắc, có nhiều đỉnh
núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và thấp dần ra biển. Địa
hình hiểm trở, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh, độ dốc bình quân toàn khu vực là 150
- 250, nhiều nơi có dốc đứng trên 400. Dưới chân của các dải núi là những thung lũng
hẹp, dài với những dòng suối rất đẹp và độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp

phần cải tạo tiểu khí hậu vùng và cũng là một trong những điều kiện thuận lợi tạo nên
sự phong phú về ĐDSH của vùng này. Nhìn chung VQG Bạch Mã có địa hình phức
hình phụ là núi trung bình và núi thấp.
* Vùng núi trung bình:

tế
H
uế

tạp, được cấu tạo bởi những ngọn núi cao, được phân chia đặc trưng thành hai kiểu địa

Độ dốc bình quân 25o - 30o, độ cao bình quân 900 - 1.000m, nhiều nơi có độ

ại
họ
cK
in
h

dốc >450, trong vùng có nhiều đỉnh cao >1.000m. Điển hình là các đỉnh núi cao như
đỉnh Truồi 1.170m, đỉnh Nôm 1.208m, đỉnh Atin 1.298m, đỉnh Abram 1.080m, đỉnh
Cùi 1.094m, đỉnh Bạch Mã 1.450m và cao nhất là đỉnh Núi Mang 1.712m. Đây là
vùng núi đất với thảm thực vật rừng chủ yếu là kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa Á
nhiệt đới được phân bố ở độ cao trên 900m. Nằm ở độ cao từ 1.000m đến 1.712m, là
nơi tập trung, đan xen giữa các loài thực vật á nhiệt đới và nhiệt đới, tạo nên cảnh sắc
đặc trưng, hấp dẫn du khách.

Đ

* Vùng núi thấp:


Độ cao bình quân của khu vực này là 400 - 500m, độ dốc trung bình 15 - 250,
có những nơi độ dốc trên 350. Thảm thực vật rừng của khu vực là kiểu rừng kín thường
xanh mưa mùa nhiệt đới. Kiểu rừng vùng này phân tầng rõ rệt và thành phần loài rất
phong phú.
• Địa chất
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn là 37.487 ha, được kiến tạo bởi nền địa chất
gồm các nhóm đá mẹ sau:
-

Nhóm đá Măc ma axít, ký hiệu (a).

-

Nhóm đá Sét và Biến chất, ký hiệu (s).

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Trần Hữu Tuấn

-

Nhóm mẫu chất Phù sa cổ, ký hiệu (p).

-


Nhóm mẫu chất Phù sa mới, ký hiệu (Pb).

Nền địa chất của dãy núi Bạch Mã ít phức tạp, phần lớn diện tích là đá Sét và
Biến chất, đá Mac ma axit. Ngoài ra, một số vùng ở núi cao có xuất hiện đá thạch anh
kết tụ theo phiến hoặc rải rác.
2.1.3 Khí hậu thủy văn
• Khí hậu
Vườn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới của vùng Bạch Mã
chịu ảnh hưởng của hai hiện tượng chính: gió mùa Tây Nam kéo theo khô hạn từ tháng

tế
H
uế

5 đến tháng 9 và gió mùa Đông Bắc kéo theo mưa từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.
Theo số liệu của Trạm khí tượng thủy văn VQG Bạch Mã, các đặc trưng khí
hậu khu vực VQG như sau:

Nhiệt độ bình quân năm của vùng Bạch Mã là 250C (chân núi), Nam Đông là

ại
họ
cK
in
h

240C, khu vực đỉnh Bạch Mã là 190C (độ cao >1.200m).

Chế độ nhiệt có sự khác nhau theo năm tháng, theo độ cao, theo vùng. Càng lên

cao nhiệt độ càng giảm, từ độ cao >1.000m cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi 10C,
đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ bình quân tại khu vực đỉnh Bạch Mã
thấp hơn so với nhiệt độ bình quân toàn vùng.

Lượng mưa trung bình hàng năm được ghi nhận là 3.440 mm, phân bố không
đều ở các vùng. Mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm trên 70% tổng lượng mưa cả năm

Đ

và độ ẩm bình quân năm là 85%. Có sự khác nhau đáng kể về khí hậu thời tiết giữa các
khu vực ở huyện Phú Lộc và Nam Đông.
Khu vực đỉnh Bạch Mã là nơi có lượng mưa lớn nhất tỉnh TTH cũng như khu
vực miền Trung. Kết quả nghiên cứu khí tượng thuỷ văn của khu vực đỉnh Bạch Mã từ
năm 1998 - 2000 cho thấy lượng mưa tại khu vực đỉnh Bạch Mã lên tới 10.758
mm/năm. Xét về tổng thể, lượng mưa trung bình lớn nhất ở khu vực Bạch Mã là 8.000
mm/năm.
Độ ẩm khu vực đỉnh Bạch Mã khá cao, chiếm 90%. Độ ẩm bình quân toàn vùng
là 85%. Ẩm độ giữa hai đai cao có sự khác biệt lớn, từ độ cao 900m trở lên sương mù
hầu như quanh năm bao phủ, tạo khí hậu mát mẻ ôn hoà.

SVTH: Lê Thị Ngọc Thuận_K46 KTTNMT

19


×