Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế và những ảnh hưởng tích cực từ hoạt động tái chế của công ty cổ phần nhựa cao cấp miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

uế

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

tế
H

--------------------

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

cK

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
TÍCH CỰC TỪ HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ CỦA CÔNG TY

Tr

ườ

ng

Đ
ại



họ

CỔ PHẦN NHỰA CAO CẤP MIỀN TRUNG

Sinh viên thực hiện:
Ngô Thị Thùy Dương
Lớp: K44 KT TNMT
Niên khóa: 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S. Tôn Nữ Hải Âu

Huế, 05/2014


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,

uế

giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời
gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều

tế

H

sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Và để hoàn thành bài khóa
luận này, bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều ngưới. Với lòng biết ơn sâu
sắc, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế nói chung,
quý Thầy cô khoa Kinh Tế Và Phát Triển đã dùng với tri thức và tâm huyết của mình

in

h

để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại
trường.

cK

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS. Tôn Nữ Hải
Âu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn
thành bài khóa luận này.

họ

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và toàn thể các anh,chị làm việc
trong Công ty Cổ phần Nhựa Cao cấp Miền Trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho em

Đ
ại

được thực tập tại Công ty, được tiếp xúc thực tế, được giải đáp thắc mắc, giúp bản
thân em hiểu biết thêm về nhiều kiến thức, nhất là những kiến thức liên quan đến

chuyên nghành Kinh tế tài nguyên và môi trường mà em đang theo học.

ng

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân luôn
động viên, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập

ườ

cũng như hoàn thành khóa luận này.
Do kiến thức, hiểu biết của bản thân em còn nhiều hạn hẹp và thời gian thực tập

Tr

tại Công ty có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Đó là hành trang
quý giá giúp em trang bị thêm kiến thức của mình sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................v

uế

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ................................................................................vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vii

tế
H

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU................................................................................... viii

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... i
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

h

2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2

in

2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2

cK

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3


họ

3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 5

Đ
ại

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 5
1.1 Cơ sở lý luận .........................................................................................................5
1.1.1 Lý luận chung về tài nguyên và khan hiếm tài nguyên ...............................5

ng

1.1.1.1 Khái niệm về tài nguyên và phân loại tài nguyên ...................................5
1.1.1.2 Kinh tế tài nguyên và sự khan hiếm tài nguyên ......................................6

ườ

1.1.2 Lý luận chung về tái chế chất thải ..................................................................7

Tr

1.1.2.1 Định nghĩa tái chế .....................................................................................7
1.1.2.2 Chất thải rắn tổng hợp ..............................................................................8
1.1.2.3 Chất thải nhựa, bao bì nilon....................................................................12

1.1.3 Hiệu quả kinh tế............................................................................................14
1.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................14

1.1.3.2 Phân loại hiệu quả kinh tế.......................................................................16
1.1.3.3 Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế .................................17

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................19
1.2.1 Tình hình hoạt động xử lý, thu gom và tái chế chất thải rắn trên thế giới..........19
1.2.1.1 Tình hình hoạt động xử lý và thu gom rác trên thế giới.........................19
1.2.1.2 Tình hình hoạt động tái chế chất thải rắn trên thế giới ..........................21

uế

1.2.2 Tình hình hoạt động thu gom, xử lý và tái chế nhựa, bao bì nilon ở Việt Nam ..... 23
1.2.2.1 Tình hình hoạt động thu gom và xử lý nhựa, bao bì nilon ở Việt Nam .........23

tế
H

1.2.2.2 Tình hình hoạt động tái chế nhựa, bao bì nilon ở Việt Nam..................24

1.2.3 Tình hình hoạt động tái chế nhựa, bao bì nilon trên địa bàn thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An..........................................................................................................25
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG


in

h

TÍCH CỰC TỪ HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA
CAO CẤP MIỀN TRUNG .................................................................................................... 26

cK

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................................................26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................26
2.1.1.1 Vị trí địa lý thành phố Vinh ...................................................................26

họ

2.1.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu ......................................................................28
2.1.1.3 Đặc điểm địa hình, đất đai .....................................................................29

Đ
ại

2.1.1.4 Chế độ thủy văn......................................................................................29
2.1.1.5 Tài nguyên sinh vật ................................................................................30
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................32

ng

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế ...................................................................32
2.1.2.2 Đặc điểm về xã hội ................................................................................35


ườ

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội...........................37

2.2 Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần nhựa Cao cấp Miền Trung ..............38

Tr

2.2.1 Giới thiệu chung về Công ty ............................................................................38
2.2.2 Sản phẩm của Công ty ..................................................................................39
2.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty...................................................40
2.2.3.1 Thu gom phế liệu ....................................................................................41
2.2.3.2 Phân loại .................................................................................................42
2.2.3.3 Sàng lọc sơ bộ.........................................................................................42

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

2.2.3.4 Nghiền, Rửa, băm nhỏ ............................................................................43
2.2.3.5 Phơi .......................................................................................................43
2.2.3.6 Đùn..........................................................................................................44
2.2.3.7 Xáo và trộn màu......................................................................................44


uế

2.2.3.8 Tạo hạt ....................................................................................................44
2.2.3.9 Ép thổi.....................................................................................................44

tế
H

2.2.3.10 Tạo sản phẩm ........................................................................................44
2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của Công ty CP nhựa CC Miền Trung......................45
2.3.1 Xác định tổng vốn đầu tư của Công ty .........................................................45
2.3.1.1 Các khoản chi tiêu trước khi hoạt động..................................................45

in

h

2.3.1.2 Vốn đầu tư vào tài sản cố định hữu hình ................................................46
2.3.1.3 Vốn đầu tư vào tài sản cố định vô hình ..................................................47

cK

2.3.2 Chi phí hoạt động hằng năm.........................................................................48
2.3.3 Xác định lợi ích Công ty thu được................................................................49
2.3.4 Đánh giá lợi ích kinh tế từ hoạt động tái chế nhựa, bao bì nilon của Công ty........ 50

họ

2.4 Những ảnh hưởng tích cực từ hoạt động tái chế của Công ty.............................52
2.4.1 Về mặt kinh tế...............................................................................................52


Đ
ại

2.4.2 Về mặt xã hội................................................................................................54
2.4.3 Về mặt môi trường........................................................................................56
2.5 Một số khó khăn, hạn chế của Công ty trong hoạt động tái chế rác thải ............60

ng

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH TÁI CHẾ

ườ

RÁC THẢI .................................................................................................................................. 62
3.1 Định hướng bảo vệ môi trường của Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. ................62

Tr

3.2 Một số giải pháp mà Công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế lẫn hiệu
quả môi trường .....................................................................................................63

3.3 Đề xuất một số giải pháp cho Công ty ................................................................65
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 69
1. Kết luận ...............................................................................................................69
2. Kiến nghị...............................................................................................................70

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương


iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

DANH MỤC BẢNG BIỂU

uế

Bảng 1: Các nguồn sinh ra CTR......................................................................................9
Bảng 2. Mối quan hệ giữa 3 đại lượng NPV, B/C, IRR với lựa chọn dự án.................19

tế
H

Bảng3: Thống kê tỷ lệ thu hồi và tái chế chất thải rắn của một số quốc gia trên thế giới........ 23
Hình 2: Bản đồ hành chính thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .........................................27
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất TP Vinh năm 2006 .....................................................31
Bảng 5: Số hộ dân cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Công ty ....................................39

in

h

Bảng 6: Tổng VĐT trước khi hoạt động của Công ty...................................................46
Bảng 7 : Vốn đầu tư vào TSCĐHH của Công ty .........................................................47

cK


Bảng 8 : Chi phí hằng năm của công ty CP nhựa CC Miền Trung ...............................48
Bảng 9: Doanh thu hằng năm của Công ty....................................................................58
Bảng 9: Doanh thu - chi phí của Công ty CP Nhựa CC Miền Trung............................50

họ

Bảng 10: Số lao động và mức thu nhập trung bình của công nhân trong Công ty năm 2013........54
Bảng 11: Số tiền bán được từ 1kg bao bì nilon của hộ dân...........................................55

Đ
ại

Bảng 12: Tỷ lệ người dân đánh giá những ảnh hưởng tích cực Công ty mang lại........59

Tr

ườ

ng

Bảng 13: Năng suất lao động của Công ty CP Nhựa CC Miền trung ...........................64

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

v


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

‘DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Vòng lặp kín: Tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm

uế

rác thải .............................................................................................................................8
Hình 2: Bản đồ hành chính thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .........................................35

tế
H

Hình 3: Sơ đồ các công đoạn sản xuất bao bì nilon của Công ty CP nhựa CC Miền Trung... 40
Hình 4: Tỷ lệ nguồn cung nguyên liệu cấp đầu vào của Công ty qua các năm ............41

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK


in

h

Hình 5 : Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hình thức xử lý rác thải của những hộ được điều tra ...57

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bảo vệ môi trường

B(Benefits):

Lợi ích

C(costs):

Chi phí

CBA:

Phân tích chi phí – lợi ích


CC:

Cao cấp

CP:

Cổ phần

CNH-HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN:

Doanh nghiệp

cK

in

h

tế
H

uế

BVMT:


ĐTM :

Đánh giá tác động môi trường

HQKT:

Hiệu quả kinh tế

Đ
ại

ONMT :

họ

NPV(Net Present Value): Giá trị hiện tại ròng

SXSH:

Sản xuất sạch hơn

TNMT:

Tài Nguyên Môi Trường

TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

ng

ườ
Tr

Ô nhiễm môi trường.

UBND:

Ủy ban nhân dân

UNEP:

Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

VĐT:

Vốn đầu tư

XDCB:

Xây dựng cơ bản

XLNT :

Xử lý nước thải

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

vii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế và những ảnh hưởng tích cực từ hoạt
động tái chế của Công ty Cổ phần nhựa Cao cấp Miền Trung”.
1.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến 3 mục tiêu chính sau:

uế

 Dựa trên chi phí, lợi ích thu được từ hoạt động tái chế để tiến hành đánh giá

tế
H

hiệu quả kinh tế của Công ty CP nhựa CC Miền Trung.

 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng tích cực từ hoạt động tái chế mà Công ty mang lại.
 Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại của Công ty
cũng như mở rộng mô hình hoạt động tái chế của Công ty.

h

2.Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

in

Thu thập số liệu từ quá trình điều tra, phỏng vấn các hộ dân sống gần khu vực

Công ty hoạt động, là những hộ dân cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Công ty.

cK

Số liệu từ phòng TNMT Thành phố Vinh, sở TNMT tỉnh Nghệ An, từ UBND xã
Nghi Kim, và các báo cáo của Công ty CP nhựa CC Miền Trung.
Tham khảo sách, báo, tạp chí, một số thông tin trên mạng Internet có liên quan

họ

đến đề tài.

3.Phương pháp nghiên cứu

Đ
ại

 Phương pháp thu thập số liệu
 Phương pháp khảo sát

 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

ng

4.Kết quả đạt được
Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được kết quả sau:

ườ


 Đánh giá được hiệu quả kinh tế từ hoạt động tái chế của Công ty qua quá trình

Tr

tiếp cận phương pháp, quy trình sản xuất, những chi phí, lợi ích mà Công ty thu được.
 Đánh giá được những ảnh hưởng tích cực mà Công ty mang lại đối với kinh tế,

xã hội, môi trường thông qua ý kiến của người dân cũng như nhận định từ Công ty.
 Biết được thực trạng sản xuất của Công ty, điểm mạnh, điểm yếu của Công ty.

Từ đó hiểu được Công ty đang “cần” cái gì để đề ra các giải pháp khắc phục khó
khăn, phát huy điểm mạnh nhằm nhân rộng mô hình tái chế trong thực tế.
SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta CNH – HĐH đất nước thời gian qua đã đạt được những thành tựu

uế

quan trọng cả về kinh tế lẫn xã hội, đồng thời nó cũng đặt ra nhiều vấn đề môi trường


tế
H

cấp bách mà nếu không được giải quyết thỏa đáng, kịp thời thì sẽ không những không

đem lại việc duy trì bền vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao mà thậm chí còn làm
chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.

Như ta đã biết, dân số ngày một tăng lên theo cấp số nhân và con người đẩy

h

mạnh hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cho sự cạn kiệt trở nên nhanh

in

chóng hơn. Bên cạnh đó, bất chấp mọi nỗ lực về sinh thái, sản lượng chất thải toàn

cK

cầu đang không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2010, ở
nước ta trung bình mỗi ngày có 23.000 tấn chất thải rắn thải ra môi trường. Như vậy
có thể hình dung trong tương lai nhân loại sẽ phải “sống” chung với rác.

họ

Để giải quyết vấn đề trên đòi hỏi chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động tái chế, tái sử
dụng chất thải, xem chất thải như một nguồn tài nguyên quý giá. Đặc biệt đối với các
chất thải khó phân hủy như nhựa, bao bì nilon….


Đ
ại

Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An.
Đặc biệt trong những năm gần đây, thành phố Vinh có bước phát triển vượt bậc hơn
về kinh tế, cụ thể là năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 99,2 % ,

ng

tăng 7,6% so với cùng kì, cơ cấu chuyển dịch kinh tế đúng hướng, thu nhập bình quân
đầu người đạt 59,5 triệu đồng. Nhưng một thực tế đáng lo ngại ở đây là chất lượng

ườ

môi trường ngày càng suy giảm. Mà một trong số nguyên nhân là lượng rác thải sinh
hoạt ngày càng tăng trong khi tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt 60-70%. Trong đó có một

Tr

khối lượng lớn rác thải nhựa và bao bì nilon. Các loại túi nilon được sử dụng tràn lan
trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất khó
thu gom toàn bộ. Chất thải là túi nilon chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần
nhựa thải. Các túi nilon này nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom, tái chế nên
tồn tại khá nhiều trong các bãi chôn lấp và hầu như không bị phân hủy. Các túi nilon
SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

nếu bị đốt ở bãi rác sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí do phát thải các khí ô nhiễm
như HCl, VOC, Dioxin, Furan,... Nếu tính trung bình, mỗi hộ gia đình ở đô thị thải
khoảng 3 - 10 túi nilon các loại/ngày (ước trung bình mỗi người thải ra 0,2 - 1 túi
nilon/người/ngày, với dân số năm 2010 là 26,2 triệu người) thì lượng nhựa là túi nilon

uế

thải ra mỗi ngày ở đô thị là vào khoảng hơn 2000 tấn nhựa/ngày (ước tính 500 túi/kg).
Để đối phó với nguồn ô nhiễm này, chủ trương của Thành phố là đẩy mạnh các hoạt

tế
H

động tái chế nhựa, bao bì nilon. Lấy nguồn nguyên liệu đầu vào là nhựa, bao bì nilon

phế thải để sản xuất ra sản phẩm khác. Nhận thấy việc làm này không chỉ góp phần
giảm thiểu những tác hại từ các chất thải ra môi trường mà còn là một cơ hội kinh
doanh lớn nên có nhiều công ty, cơ sở sản xuất đã được thành lập trên địa bàn chuyên

in

h

tái chế nhựa, bao bì nilon. Trong đó điển hình có Công ty Cổ phần nhựa Cao cấp
Miền Trung.

cK


Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế và những ảnh hưởng tích cực từ hoạt động tái chế của Công ty Cổ phần
nhựa Cao cấp Miền Trung” làm đề tài nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu chung

họ

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đ
ại

Phân tích, đánh giá hiệu quả về kinh tế của Công ty Cổ phần nhựa Cao cấp Miền
Trung. Bên cạnh đó còn xem xét những ảnh hưởng tích cực mà Công ty mạng lại. Từ
đó đề ra những phương hướng, giải pháp để nhân rộng mô hình trong thực tế.

ng

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát lại những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tái chế, tái sử dụng.

ườ

- Tìm hiểu, tiếp cận phương pháp, quy trình sản xuất, công nghệ, hoạt động của

Công ty.


Tr

- Dựa trên chi phí, lợi ích thu được từ hoạt động tái chế để tiến hành đánh giá

hiệu quả kinh tế của Công ty.
- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng tích cực từ hoạt động tái chế mà Công ty mang lại.
- Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại của Công ty
cũng như mở rộng mô hình hoạt động tái chế của Công ty.

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng phân tích: hiệu quả về mặt kinh tế của Công ty và những ảnh hưởng
tích cực về mặt kinh tế, xã hội cũng như môi trường mà Công ty mang lại từ hoạt

uế

động tái chế rác thải.
- Đối tượng điều tra: Là các hộ dân cung cấp đầu vào cho hoạt động tái chế rác

tế
H


thải, sống quanh khu vực Công ty, chủ yếu thuộc xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Nghi Kim, thành

in

h

phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Cụ thể số liệu sơ cấp được điều tra lấy thông tin từ người
dân khu vực vùng lân cận nơi mà công ty hoạt động.

tháng 5 năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu

cK

- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến

họ

Xuất phát từ những mục tiêu cũng như đối tượng, yêu cầu của đề tài tôi đã chọn
những phương pháp sau để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Nhằm góp phần

Đ
ại

giải quyết những định hướng, mục tiêu của đề tài đặt ra.

 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hầu hết

ng

các quá trình nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội. Đề tài sử dụng hai phương pháp là
thu thập số liệu sơ cấp và phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

ườ

- Số liệu thứ cấp: Những thông tin, số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, địa lý,

khí hậu, đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình phát triên kinh tế được thu thập từ:

Tr

 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An.
 UBND xã Nghi Kim, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
 Công ty Cổ phần nhựa Cao cấp Miền Trung.
 Từ internet, sách báo, truyền hình.
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua hình thức như:

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu


 Tiến hành điều tra nghiên cứu thực địa tại địa bàn Công ty hoạt động, cụ thể là
tại xã Nghi Kim, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Bằng cách phỏng vấn trực tiếp các
hộ dân thông qua lập bảng câu hỏi để điều tra.
 Chọn mẫu điều tra

uế

Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu, các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên không lặp.

tế
H

 Phương pháp khảo sát

Phương pháp khảo sát nhằm mục đích phân tích, đánh giá tình hình sản xuất của
công ty bao gồm:

in

- Năng lượng dùng để sản xuất của công ty

h

- Sơ đồ quy trình công nghệ, bố trí mặt hàng

- Mức độ tái sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu

cK


- Thiết lập quy trình công nghệ

- Xác định các quy trình, công đoạn có khả năng phát sinh dòng thải
- Tổng hợp cân bằng năng lượng

họ

 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Phương pháp này thực hiện để xử lý số liệu có sẵn, xử lý và tổng hợp số liệu có

Đ
ại

được sau khi thực hiện điều tra, thu thập tình hình thực tế của Công ty. Trên cơ sở số
liệu tiến hành phân tích, xác định các nguyên nhân, các công đoạn ưu tiên cần nghiên
cứu tỉ mỉ để đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Tiến hành tính toán, xử lý dựa

ng

trên thông tin về đầu vào, đầu ra, chi phí, thu nhập của công ty để đánh giá chính xác
lợi nhuận mà công ty đạt được.

ườ

 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình điều tra nhằm thu thập thông

Tr


tin, trao đổi ý kiến, tham khảo ý kiến các chuyên gia, cán bộ chuyên môn nhằm hoàn
thiện và kiểm chứng các kết quả nghiên cứu.

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Lý luận chung về tài nguyên và khan hiếm tài nguyên

tế
H

1.1.1.1 Khái niệm về tài nguyên và phân loại tài nguyên

uế

1.1 Cơ sở lý luận

 Khái niệm

Dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ khái niệm tài

nguyên được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực hoạt động của con người.

h

Theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu,

in

năng lượng, thông tin có trên Trái đất và trong vũ trụ bao la mà con người có thể sử

cK

dụng để phục vụ cho đời sống và sự phát triển của mình. Với nhận thức mới này
người ta định nghĩa tài nguyên như sau: “ Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi
vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng

họ

mới cho con người”. Như vậy, theo khái niệm này ta hiểu tài nguyên là đối tượng sản
xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số
lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.

Đ
ại

 Phân loại

Tài nguyên có thể chia thành hai loại lớn là: Tài nguyên thiên nhiên và tài
nguyên xã hội. Tài nguyên xã hội là một dạng tài nguyên đặc biệt của trái đất, thể hiện


ng

bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín

ườ

ngưỡng của các cộng đồng người.
Theo quan điểm của các nhà Kinh tế học môi trường thống cách phân loại tài

Tr

nguyên thiên nhiên thành hai loại: Theo khả năng tái sinh và không có khả năng tái sinh.
- Tài nguyên có khả năng tái sinh (tài nguyên tái tạo) là những tài nguyên dựa

vào nguồn năng lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào trái đất,
dựa vào trật tự tự nhiên, nguồn thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục
tồn tại, phát triển, chúng chỉ mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin nói
trên. Theo S.E. Jorgensen (1981) Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì
SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý, sử dụng một cách hợp lý và khôn
ngoan. Tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý tài nguyên này cũng có thể bị cạn kiệt và
dẫn đến không thể tái sinh được nữa. Ví dụ các giống loài thực vật và động vật bị

giảm sút và tuyệt chủng.

uế

- Tài nguyên không có khả năng tái sinh (tài nguyên không tái tạo) là những
nguồn tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn và sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi

tế
H

không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình sử dụng, đối với loại tài nguyên
này được chia thành ba nhóm:

 Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền đề cho tái sinh, ví dụ
như đất, nước tự nhiên...

in

h

 Tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng có thể tái tạo. Ví dụ như kim
loại, thủy tinh, chất dẻo....

cK

 Tài nguyên cạn kiệt. Ví dụ như than đá, dầu mỏ, khí đốt....
Theo bản chất tự nhiên bao gồm: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên
rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí

họ


hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.
1.1.1.2 Kinh tế tài nguyên và sự khan hiếm tài nguyên

Đ
ại

Sống trong xã hội hiện đại đôi khi chúng ta quên mất rằng, hoạt động kinh tế sử
dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên ở đầu vào. Thực tiễn trong những năm gần đây
đã nhắc chúng ta nhớ đến tầm quan trọng của các nguồn năng lượng từ hóa thạch như

ng

than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên. Nền công nghiệp hóa đồ sộ đã tạo dựng cũng dựa
vào các nguồn tài nguyên này. Lượng vật tư rất lớn sử dụng trong các nước công

ườ

nghiệp và cả trong xã hội mang tên là “ xã hội thông tin” đều do nhiều tài nguyên

Tr

khoáng sản và tài nguyên rừng cung cấp.
Một đặc điểm của thế giới hiện đại là ranh giới giữa tài nguyên thiên nhiên và tài

nguyên môi trường trong nhiều trường hợp đang bị xóa nhòa. Nhiều quy trình khai
thác tài nguyên như khai thác gỗ, khai thác mỏ có những ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng môi trường.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm luôn là mối lo thường trực
của nhân loại. Trong bối cảnh dân số thế giới bùng nổ, nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

thô tăng vọt, nỗ lực giữ ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của chính phủ các nước
trước các mối đe dọa từ sự thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết. Theo Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế (Anh), cuộc
khủng hoảng nguồn tài nguyên thiên nhiên đang trở nên trầm trọng và khó kiểm soát

uế

hơn. Trong mười năm gần đây, tốc độ tiêu thụ nguyên liệu thô tăng nhanh và có thể
nằm ngoài tầm kiểm soát trong vài thập kỷ tới. Năm 2030, nhu cầu đối với các mặt

tế
H

hàng cơ bản như chất đốt, thép và đồng của thế giới dự báo sẽ tăng lần lượt 44%, 90%
và 60%. Nhu cầu năng lượng của châu Á, nơi tập trung nhiều nền kinh tế mới nổi với

tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng chú ý trong những năm qua, có thể tăng khoảng 40%
trong thập kỷ này. Trong khi đó, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên cảnh báo, với tốc độ

in


h

khai thác tài nguyên hiện nay, "phải cần thêm một Trái đất nữa mới đáp ứng nhu cầu
đất cho nông nghiệp, trồng rừng và chăn nuôi". Mặt khác, những nguyên nhân chủ

cK

yếu gây ra cuộc khủng hoảng tài nguyên thiên nhiên vẫn chưa được giải quyết. Hiện
tượng Trái đất ấm lên kéo theo những tác động xấu tới vấn đề an ninh lương thực toàn
cầu, là hậu quả nghiêm trọng mà thế giới phải đối mặt. Hơn nữa, bùng nổ dân số thế

họ

giới cũng là vấn đề nan giải. Hiện nay, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn
Ðộ, Bra-xin... và các nước phát triển có nhu cầu nguyên liệu thô lớn nhất. Nhưng

Đ
ại

trong vòng hai đến ba thập kỷ nữa, "cơn khát tài nguyên" của các nước đang phát triển
có dân số đông và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, sẽ tiếp tục gia tăng áp
lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn ngày càng bị thu hẹp.

ng

1.1.2 Lý luận chung về tái chế chất thải
1.1.2.1 Định nghĩa tái chế

ườ


Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế

biến thành những sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất,

Tr

là việc sử dụng một phần của sản phẩm được loại bỏ làm nguyên vật liệu để chế tạo ra
sản phẩm mới. Như vậy, tái chế chất thải liên quan đến việc tách nguyên vật liệu từ
một sản phẩm được loại bỏ để dung cho mục tiêu khác. Việc tái chế thường liên quan
đến chất thải rắn. Trong thực tế, nhiều nước hình thành và phát triển một nghành công
nghiệp tái chế chất thải.

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

Tái chế bao gồm:
 Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác,
xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm
khác.

uế

 Thu hồi nhiêt: Bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải.


Theo CIWMB – California Intergrated Waste Management Board: “Tái chế là cả

chế và bắt đầu một quy trình sản xuất sản phẩm mới”.

tế
H

một quá trình bao gồm phân loại, thu gom những chất thải phù hợp với mục đích tái

Theo UNEP – United Nations Environmet Programmes: Tái chế còn bao gồm cả

h

hoạt động tiếp thị, tạo thị trường cho các sản phẩm sau khi tái chế lại.
Sản xuất

cK

in

Tái chế

Rác

họ

Tiêu
hủy

Nguồn tài nguyên

thiên nhiên

Tiêu dùng

Đ
ại

Hình 1: Vòng lặp kín: Tái chế làm giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên
nhiên và giảm rác thải

ng

Có thể thấy tái chế tạo ra chuyển đổi hoặc tạo nên chức năng cho chất thải. Sau
khi được phân loại và thu hồi thích hợp thì giá trị mới được tái lập và chấm dứt bị gọi

ườ

là chất thải hoặc rác thải. Khi ấy vai trò của chúng tương tự như một nguồn tài nguyên
và được coi như những vật liệu thô thứ cấp.

Tr

1.1.2.2 Chất thải rắn tổng hợp
CTR tổng hợp được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con người

(sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là những vật đã bỏ đi,
thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi cho con người.

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương


8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

 Nguồn gốc:
Các nguồn sinh ra CTR:
- Từ mỗi cá nhân
- Từ các khu dân cư, phần lớn từ sinh hoạt hằng ngày của gia đình

uế

- Từ buôn bán thương mại, dịch vụ
- Từ khu trống đô thị (bến xe, công viên….)

tế
H

- Từ khu công nghiệp
- Từ nông nghiệp
- Từ các nhà máy xử lý rác

Nơi sinh ra CTR

Dân cư

Loại CTR


in

Nguồn

h

Bảng 1: Các nguồn sinh ra CTR

Nhà riêng, nhà tập thể, nhà cao Rác thực phẩm, giấy thải, bao bì

Thương mại

cK

tầng…

nilon

Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, Rác thực phẩm, giấy thải, các
các cơ sở buôn bán, sửa chữa…..

loại chất thải khác….

họ

Công nghiệp, Từ các nhà máy, xí nghiệp, các Rác thực phẩm, xỉ than, giấy

Khu trống

công trình xây dựng….


Đ
ại

xây dựng

hại….

Công viên, đường phố, bến xe, Các loại chất thải thông thường
sân chơi, bãi tắm, khu giải trí…

như đồ ăn, bao bì, giấy loại….

Đồng ruộng, vườn ao, chuồng Thuốc trừ sâu, phân bón, rơm

ng

Nông nghiệp

thải, đồ nhựa, chất thải độc

trại….

rạ….

ườ

Khu vực xử lý Từ các quá trình xử lý nước thải, Chủ yếu là bùn, nước thải….

Tr


chất thải

xử lý công nghiệp….

 Phân Loại:
 Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành phần

hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao
su, chất dẻo…

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

 Theo bản chất nguồn tạo thành - chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại,

uế

sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc
quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật,


tế
H

vỏ rau quả v.v…

 Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này

h

mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó

in

chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư
thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn,

cK

ký túc xá, chợ …

- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân
của các động vật khác.

sinh hoạt của dân cư.

họ

- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực


Đ
ại

- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Các loại vật liệu sau đốt cháy,
các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia
đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.

ng

- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói…

ườ

Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp

Tr

gồm:

- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong các

nhà máy nhiệt điện.
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
- Các phế thải trong quá trình công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
SVTH: Ngô Thị Thùy Dương


10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v… gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng.

uế

- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên

tế
H

nhiên, nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.

Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp, ví dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra
từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải

in

h


nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các
địa phương.

cK

 Theo mức độ nguy hại - chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các

họ

chất thải nhiễm khuẩn, lây lan.. có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người , động vật và
cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công

Đ
ại

nghiệp và nông nghiệp.

Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy

ng

hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế,
các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các

ườ

bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:

- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị , phẫu thuật.

Tr

- Các loại kim tiêm, ống tiêm.
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ.
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân.
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, Cadimi,

Arsen, Xianua …
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc tính cao,
tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật
để hạn chế tác động độc hại đó. Các chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp
chủ yếu là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.

uế

Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.


tế
H

Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay
trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một quá trình chế
biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác
nhau của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác động của nhiều

in

h

nhân tố như: sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát
triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong thành phố v.v
 Khái niệm về nhựa

cK

1.1.2.3 Chất thải nhựa, bao bì nilon

Nhựa (plastic) có bản chất là polymer hay những bó sợi gắn chặt với nhau, có

họ

nguồn gốc hữu cơ từ dầu mỏ, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp bằng con đường hóa
học, có khối lượng phân tử cao, có thể chứa them một số phụ gia để gia tăng các đặc

Đ
ại


tính của nhựa.

 Đặc điểm chung:

Dễ uốn, dễ cán mỏng, tạo hình và đổ khuôn nên cho phép đúc tạo hình vật liệu

ng

dễ dàng thành nhiều dạng khác nhau như bản mỏng, sợi, dạng bản, ống, chai, hộp…..
Nhựa là nguồn nguyên liệu nhân tạo được chế tạo từ dầu và khí tự nhiên. Nhựa

ườ

bao gồm nhiều đại phân tử, trọng lượng của nhựa phân tử có thể thay đổi từ 20.000
đến 100.000.000 ( trong khi trọng lượng phân tử của nước, muối ăn,và đường lần lượt

Tr

là 18;58.5 và 342). Nhựa gồm các chuỗi dài các đơn phân tử như Ethylene,
Propylene, Styrene và Vinyl Chloride. Chúng liên kết với nhau thành một chuỗi, gọi
là hợp chất cao phân tử, như là Polyethylene, Polypropylene, Polystyrene và
Polyvinyl Chloride.
Nhựa bao gồm nhựa dẻo và nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có thể làm mềm
nhiều lần bằng nhiệt và làm rắn bằng hơi lạnh. Khi nóng chảy, chúng giống như sáp
SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

12


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

nến và chúng đông lại khi ở nhiệt độ phòng. Khi nóng, chúng mềm và có thể ép
khuôn, sau đó chúng đông cứng lại và trở nên hình dạng mới khi nó nguội. Quá trình
này có thể thực hiện nhiều lần nhưng đặc tính hóa học của nó vẫn không thay đổi. Ở
Châu Âu, trên 80% sản phẩm nhựa là nhựa nhiệt dẻo.

uế

Tuy nhiên, nhựa nhiệt rắn lại không thích hợp với cách xử lý bằng nhiệt nhiều
lần do cấu trúc liên kết giữa các phân tử của chúng. Cấu trúc này giống như một dạng

tế
H

lớp mỏng khớp vào nhau. Nguyên liệu này không thể dùng để tái chế thành sản phẩm
mới như nhựa nhiệt dẻo. Nhựa nhiệt rắn được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện
và các máy móc tự động, đặc trưng của nhựa nhiệt rắn là Phenol Formaldehvde và
Urea Formaldhvde.

in

h

 Bao Bì nilon

Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay,

cK


nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại
chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải...
Bao bì nilon được làm từ sợi nhựa tổng hợp bền dẻo với nhiều kích cỡ khác

họ

nhau, có thể tái chế được. Tuy nhiên, nó cũng là vật liệu gây ra ô nhiễm môi trường.
Chất nhựa độc hại của bao bì nilon ngấm vào đất, nguồn nước, gây ảnh hưởng không

Đ
ại

nhỏ đến sức khoẻ con người và các loài sinh vật khác (các loài động thực vật ở các
sông suối, ao hồ...).

Tiện ích của bao nilon:

ng

Cho đến nay, nhiều con số thống kê đã cho thấy bao nilon có mặt khắp mọi nơi và nó
đang chiếm được tình cảm của người tiêu dùng vì những tiện ích mà nó mang lại:

ườ

- Bao nilon rất tiện dụng, có thể đựng chất lỏng và cả chất rắn.
- Dễ sử dụng

Tr


- Giá thành rẻ
- Không thấm nước
- Không hao mòn
- Bền, có thể tái sử dụng nhiều lần với độ bền và trong thời gian dài
- Ứng dụng được với nhiều hàng gia dụng.

SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

Tác hại của bao bì nilon:
Tuy bao nilon được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhưng những người sử dụng
bao nilon đa phần mới chỉ quan tâm tới những tiện ích của nó mà không hề biết những
chiếc bao nilon được tạo ra từ Polietylen – một loại nhựa dẻo nóng từ dầu mỏ và việc

uế

sử dụng bao nilon tràn lan sẽ gây tác động xấu như thế nào đến môi trường.
“ Ô nhiễm trắng” là cách mà các chuyên gia môi trường đang nói về sự lạm dụng

tế
H

bao nilon hiện nay. Vấn đề đáng báo động là mọi người lạm dụng bao bì nilon quá
mức. Cả người bán và người mua đều thản nhiên sử dụng bao bì nilon.


- Sản xuất bao bì nilon đủ dùng một cách thoải mái đòi hỏi một khoản ngoại tệ khá
lớn vì hầu hết các cơ sở sản xuất đều dùng hạt nhựa chính phẩm nhập khẩu để sản xuất.

in

h

- Trong quá trình sản xuất bao nilon, nhiều chất thải độc hại được thải vào môi
trường…. theo tính toán của các chuyên gia, cứ hai bao nilon được sản xuất ra thì có

cK

khoảng 0,1 gam chất thải phát sinh, gây ô nhiễm không khí, nước.
- Những túi nilon được nhuộm màu nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc
do nó chứa các kim loại như chì, caclimi…

họ

- Gây tắc nghẽn cống rãnh, ngập lụt, xói mòn, thoái hóa đất đai, ứ đọng nước
thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Điều này gây tác hại đến

Đ
ại

sức khỏe con người.

- Bao nilon lẫn vào đất có thể làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, ngăn cản
oxy đi qua đất, gây xói mòn đất…. Nilon là chất phải mất đến hàng nghìn năm mới


ng

phân hủy nên nó được chôn vùi sẽ làm cho đất khô cằn và độc hại.
- Khi bị đốt cháy, các loại bao bì nilon sẽ tạo thành nhiều khí độc, đặc biệt là

ườ

chất dioxin có thể gây ngộ độc, khó thở, rối loạn chức năng, ung thư….
- Theo thời gian những chiếc bao này phân rã và càng dễ gây hại hơn đối với

Tr

người và động vật. Chúng xâm nhập vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Nếu nó trôi ra
biển sẽ là đe dọa đến môi trường sống của các loài sinh vật.
1.1.3 Hiệu quả kinh tế
1.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế sản
xuất hàng hoá. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều giác độ và quan điểm khác nhau. Về
SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

HQKT, có hai quan điểm: Truyền thống và quan điểm mới cùng tồn tại. Ngày nay, khi
đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển
nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều phương diện.

 Quan điểm truyền thống về HQKT.

uế

Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến HQKT tức là nói đến phần còn lại của
kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời

tế
H

lãi. Nhiều tác giả cho rằng, HQKT được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với

chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm.
Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng

h

vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.

Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh

in

tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét

cK

hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng không
những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét
trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên


họ

phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được. Thứ hai, nó
không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh

Đ
ại

doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT theo quan điểm này thường chưa tính
đủ và chính xác. Thứ ba, HQKT theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạm
trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn
thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt

ng

động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế
mà còn cả các yếu tố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí

ườ

lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ
thì lại không được phản ánh ở cách tính này.

Tr

 Quan điểm mới về HQKT.

Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về HQKT, nhằm khắc phục


những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm mới khi tính HQKT
phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
+ Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.Về mối quan hệ này,
cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu quả phân
SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD:ThS.Tôn Nữ Hải Âu

bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic efficiency).
Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu tư
thêm. Tỷ số DO/ DI được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị
sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ

uế

thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu
biên bằng chi phí biên. HQKT là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ

tế
H

đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.
1.1.3.2 Phân loại hiệu quả kinh tế

Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác

nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất càng khác

h

nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó để nghiên cứu HQKT

in

đúng cần phải phân loại HQKT.
Có thể phân lạo HQKT theo các tiêu chí sau:

cK

- Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được chia theo các khía
cạnh sau:
một quốc gia

họ

+ HQKT quốc dân: Là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã hội của
+ HQKT ngành: Là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất nhất định

Đ
ại

như công nghiệp, nông nghiệp…

+ HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.
+ HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình…


ng

+ HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.

- Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu

ườ

+ HQKT: Phản ánh mối tương quan giữa giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và

Tr

chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế mang lại.
+ HQ xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả kết quả các lợi ích về mặt

xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
+ HQ kinh tế - xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt
kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo vệ môi trường,
lợi ích công cộng…
SVTH: Ngô Thị Thùy Dương

16


×