Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường nam hà, thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.44 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

h

tế
H

uế

--------

cK

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ

họ

XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN

Tr

ườ

ng

Đ


ại

PHƯỜNG NAM HÀ- THÀNH PHỐ HÀ TỈNH- TỈNH HÀ TỈNH

NGUYỄN THỊ THỦY

Khóa học: 2010-2014


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

h

tế
H

uế

--- ---

cK

in

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ

họ


XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN

Tr

ườ

ng

Đ
ại

PHƯỜNG NAM HÀ- THÀNH PHỐ HÀ TỈNH- TỈNH HÀ TỈNH

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

Nguyễn Thị Thủy
Lớp: K44TNMT
Niên khóa: 2010-2014

Huế, tháng 05 năm 2014


Lời Cảm Ơn

Tr


ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Trong suố
t quá trình thự
c hiệ
n đềtài, ngoài sựnỗlự
c củ
a bả
n
thân, tôi đã nhậ
n đượ

c rấ
t nhiề
u sựgiúp đỡcủ
a các thầ
y cô giáo,
các cơ quan, các cán ộ
b và các hộdân trên đị
a bàn phư

ng Nam Hà
Lờ
i đầ
u tiên tôi xin bày tỏlòng biế
t ơn ớ
ti quý Thầ
y, Cô giáo
trư

ng Đạ
i Họ
c Kinh TếHuếđã trang bịcho tôi hệthố
ng kiế
n thứ
c
làm cơ ở
s đểtôi hoàn thành khóa luậ
n tố
t nghiệ
p này.
Đặ

c biệ
t tôi xin bày tỏlòng biế
t ơn sâu ắ
sc tớ
i cô giáo Th.s:
Nguyễ
n ThịThanh Bình– ngư

i đã hư

ng dẫ
n tậ
n tình, đầ
y trách
nhiệ
m trong suố
t thờ
i gian tôi thự
c tậ
p đềtài nghiên cứ
u.
Tôi cũng xin gử
i lờ
i cả
m ơn chân thành tớ
i sởTài Nguyên Môi
Trư

ng Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV quả
n lý công trình đô thịHà Tĩnh

và UBND phư

ng Nam Hà đã nhiệ
t tình cung cấ
p thông tin, tư liệ
u
cầ
n thiế
t đểtôi hoàn thành bài khóa luậ
n này.
Cuố
i cùng tôi xin chân thành cả
m ơn ớ
ti tấ
t cảngư

i thân,
bạ
n bè đã nhiệ
t tình giúp đỡ
, độ
ng viên khích lệtôi trong suố
t quá
trình tôi nghiên cứ
u đềtài.
Huế,tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễ
n ThịThủ
y



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................. i

uế

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................ iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ....................................................... v

tế
H

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...............................................................................vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU...............................................................................vii

h

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................i

in

1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1


cK

2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu ..........................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................3

họ

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................4

Đ
ại

1.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................4
1.1.1.1. Một số khái niệm về rác thải sinh hoạt..........................................................4
1.1.1.2. Phân loại chất thải .........................................................................................5

ng

Có nhiều cách phân loại chất thải nhưng trong giới hạn đề tài, tôi xin trình bày
một số cách phân loại sau: ..........................................................................................5

ườ

1.1.1.3. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt..................................................6
1.1.1.4. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới kinh tế, môi trường và sức khỏe


Tr

cộng đồng ....................................................................................................................9
1.1.1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt..............................................................11
1.1.1.6. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn........................................12
1.1.1.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu gom..............................................19
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................20
1.1.2.1. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn trên Thế Giới...............................20

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

1.1.2.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam và Hà Tĩnh...............22
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh,
tỉnh Hà Tĩnh ..............................................................................................................29
1.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................29

uế

1.2.2. Điều kiện tự nhiên của phường Nam Hà ........................................................30
1.2.2.1. Khí hậu và thời tiết ......................................................................................30

tế
H


1.2.2.2. Địa hình và mạng lưới thủy văn ..................................................................31
1.2.3. Đặc điểm về kinh tế- xã hội ............................................................................31
1.2.3.1. Quy mô dân số và lao động của phường Nam Hà.......................................31
1.2.3.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn phường Nam Hà ......34

h

1.2.4. Đánh giá chung tình hình cơ bản của phường Nam Hà- thành phố Hà Tĩnh.......34

in

1.2.4.1. Ưu điểm .......................................................................................................34
1.2.4.2. Hạn chế........................................................................................................35

cK

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG NAM HÀ
- THÀNH PHỐ HÀ TỈNH- TỈNH HÀ TỈNH ...........................................................36

họ

2.1. Tình hình cơ bản của công ty TNHH MTV Quản lý Công trình đô thị Hà Tĩnh.....36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty..............................................36

Đ
ại

2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty và chức năng, nhiệm vụ của từng

phòng ban ..................................................................................................................36
2.1.3. Nguồn lực sản xuất kinh doanh của Công ty..................................................38
2.1.3.1. Tình hình lao động của Công ty ..................................................................38

ng

2.1.3.2 Nguồn vốn và cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty .....................................40
2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn phường Nam Hà .............................41

ườ

2.3. Thực trạng phân loại,thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
phường Nam Hà- thành phố Hà Tĩnh........................................................................43

Tr

2.3.1. Thực trạng phân loại,thu gom chất thải rắn sinh hoạt của các hộ điều tra
trên địa bàn phường Nam Hà. ...................................................................................43
2.3.2. Thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ điều tra ..................................47
2.3.3. Thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH công ty TNHH MTV
Quản lý Công trình đô thị Hà Tĩnh ...........................................................................50

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình


2.4. Kết quả của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại
phường Nam Hà của công ty.....................................................................................52
2.4.1. Mức phí vệ sinh môi trường cho thu gom, xử lý trên địa bàn phường
Nam Hà- thành phố Hà Tĩnh.....................................................................................52

uế

2.4.2. Đánh giá kết quả thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH ở phường Nam Hà –
thành phố Hà Tĩnh của Công ty TNHH MTV Quản lý Công trình đô thị Hà Tĩnh ..........53

tế
H

2.4.3. Hiệu quả môi trường của hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý

CTRSH của Công ty..................................................................................................56
2.5. Đánh giá chung hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của

công ty trên địa bàn phường Nam Hà .......................................................................56

h

2.5.1. Thuận lợi cơ bản .............................................................................................56

in

2.5.2. Khó khăn cần khắc phục.................................................................................57
2.5.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trên .....................................................57


cK

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHỐ HÀ TĨNH .............................58
3.1. Định hướng chung ..............................................................................................58
3.2. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử lý

họ

CTRSH ở phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh.......................................................59
3.2.1. Giải pháp về mức thu phí VSMT....................................................................59

Đ
ại

3.2.2. Phương pháp vệ thống đặt cọc – hoàn trả .........................................................60
3.2.3. Các công cụ pháp lý........................................................................................60
3.2.4. Giải pháp phân loại rác tại nguồn ...................................................................61
3.2.5. Giải pháp quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn phường nói riêng và tỉnh

ng

Hà Tỉnh nói chung.....................................................................................................62
3.2.6. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy nhanh việc xã hội hóa công tác

ườ

thu gom, phân loại và xử lý CTRSH.........................................................................63
3.2.7. Giải pháp đào tạo và truyền thông về môi trường. .........................................64

Tr


3.2.8. Giải pháp về khen thưởng và xử phạt .............................................................65
3.2.9. Giải pháp về phương pháp xử lý.....................................................................65

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69
PHỤ LỤC .....................................................................................................................70

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

MTV:

Một thành viên

RTSH:

Rác thải sinh hoạt

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

CTR:


Chất thải rắn

HTX:

Hợp tác xã

UBND:

Uỷ ban nhân dân

TMDV:

Thương mại dịch vụ

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TNMT:

Tài nguyên môi trường

THCS:

Trung học cơ sở

VHVN:

Văn hóa văn nghệ


TTATGT:

in

cK

họ

TDTT:

tế
H

Trách nhiệm hữu hạn

h

TNHH:

uế

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Thể dục thể thao
Trật tự an toàn giao thông

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

KHHGĐ:


Kế hoạch hóa gia đình

HĐTV:

Hội đồng tư vấn

VSMT:

Vệ sinh môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường

Tr

ườ

ng

Đ
ại

CNH-HĐH:

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

iv



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ

uế

Sơ đồ 1: Nguồn gốc phát sinh và phân loại rác thải theo trạng thái chất thải. ......................7

Sơ đồ 2: Xử lý rác bằng công nghệ ép kiện...................................................................16

tế
H

Sơ đồ 3: Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex ....................................................17
Sơ đồ 4: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV Quản lý Công trình đô thị Hà Tĩnh .......37
Sơ đồ 5: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại phường Nam Hà .................................41

h

Biểu đồ 1: Cơ cấu rác thải trên địa bàn phường Nam Hà..............................................42

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

cK

in

Bản đồ 1: Vị trí địa lý phường Nam Hà- thành phố Hà Tĩnh........................................30

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ......................................................8
Bảng 2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................11
Bảng 3: Quy mô bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt ...........................................................13

uế

Bảng 4: Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước năm 2006 .......................21
Bảng 5: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2008 .....23


tế
H

Bảng 6: Lượng CTRSH tại các đô thị phân theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2007 .......24
Bảng 7: Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Tĩnh ..........................28
Bảng 8: Thực trạng và dự kiến khối lượng CTRSH trên địa bàn tỉnh năm 2015
và 2025 ..........................................................................................................................29

in

h

Bảng 9: Quy mô dân số và lao động của phường Nam Hà qua 3 năm (2011-2013) ....32
Bảng 10: Tình hình lao động của công ty quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh qua
3 năm (2011- 2013) .......................................................................................................39

cK

Bảng 11: Tình hình đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải của công ty qua 3 năm (2011- 2013) ..................................................40
Bảng 12: Nguồn phát sinh chất thải trên địa bàn phường Nam Hà- thành phố Hà Tĩnh ....42

họ

Bảng 13: Khối lượng rác thải trung bình mỗi ngày của các hộ gia đình điều tra
năm 2014 .......................................................................................................................43

Đ
ại


Bảng 14: Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải
tại nhà ............................................................................................................................44
Bảng 15: Số hộ dân có phân loại rác tại nhà của các hộ điều tra ..................................45
Bảng 16: Nguyên nhân người dân không phân loại RTSH tại nhà của các hộ điều tra ......46

ng

Bảng 17: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình..................................48

ườ

Bảng 18: Ý kiến của người dân về cách xử lý rác hiện nay. .........................................49
Bảng 19: Tỷ lệ CTRSH được công ty xử lý sau thu gom qua 3 năm (2011- 2013)......51
Bảng 20: Mức thu các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn phường Nam Hà ......52
Bảng 21: Đánh giá về mức phí vệ sinh môi trường của các hộ gia đình phải đóng

Tr

năm 2013 .......................................................................................................................53
Bảng 22: Đánh giá của các hộ điều tra về thời gian thu gom, vận chuyển CTRSH
của công ty năm 2013....................................................................................................54
Bảng 23: Ý kiến của các hộ điều tra về cách xử lý CTRSH của công ty năm 2013.............54
Bảng 24: Nguyên nhân người dân bỏ rác không đúng nơi quy định.............................55

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

vi


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tên đề tài : Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

uế

1.Mục tiêu nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về vấn đề rác thải sinh hoạt.

tế
H

+ Đánh giá thực trạng rác thải, việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh
hoạt. Đánh giá hiệu quả thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Nam Hà.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải tại phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh

h

2.Phương pháp nghiên cứu

in

- Phương pháp thu thập số liệu:

+ Số liệu thứ cấp: Được tổng hợp tài liệu có liên quan từ UBND phường Nam


cK

Hà, công ty TNHH MTV Quản lý Công trình đô thị Hà Tĩnh, sở Tài Nguyên Môi
Trường Hà Tĩnh, tìm hiểu qua sách báo, mạng internet.
+ Số liệu sơ cấp:

họ

+ Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về thực trạng xả thải
chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, cụ thể là phường Nam Hà.

Đ
ại

+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về
tình hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường.
- Phương pháp chuyên gia.

- Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích

ng

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

ườ

Đề tài đã đề cập sơ bộ thực trạng trong việc phân loại, thu gom và xử lý RTSH

Tr


trên địa bàn phường Nam Hà hiện nay.
Đánh giá được những lợi ích và chi phí trong hoạt động thu gom RTSH trên địa

bàn phường.
Tìm hiểu được nhận thức, hành vi của người dân trong việc phân loại RTSH và

đánh giá những khó khăn, hạn chế mà phường đang gặp phải.
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại, thu
gom và xử lý RTSH trên địa bàn phường Nam Hà.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tổng quát của đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần
thứ XVII “phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Huy động đồng bộ các nguồn lưc đầu

uế

tư phát triển công nghiệp, phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực
hiện tốt các chính sách xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; mở

tế

H

rộng quan hệ đối ngoại, tích cực chủ động hội nhập quốc tế; đảm bảo quốc phòng- an
ninh, giữ vững ổn định chính trị- xã hội. Phấn đấu đến năm 2015 Hà Tĩnh có công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển”.

Cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế Việt Nam cũng đang có những

h

bước chuyển mình mạnh mẽ, công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang diễn ra

in

hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên bên cạnh những

cK

gì đạt được thì vẫn còn đó những mặt trái không thể nào tránh khỏi, đó là tình trạng
môi trường ngày càng bị ô nhiễm.Cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cộng
với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ….Bên cạnh đó,

họ

mức sống của người dân ngày càng tăng đã làm lượng rác thải phát sinh ngày càng
nhiều, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
Ở Việt Nam khi mà quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì vấn đề rác

Đ
ại


thải sinh hoạt trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Việc phân loại, thu gom và xử lý rác
thải sinh hoạt đã và đang đặt ra nhiều băn khoăn và bức xúc ở các đô thị.
Những năm gần đây Hà Tĩnh đã có những bước phát triển vượt bậc, cùng với

ng

quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, dân số tăng đã làm tăng lượng chất thải sinh hoạt
phát sinh gây không ít khó khăn cho công tác quản lý và xử lý rác thải nơi đây.
Phường Nam Hà- thành phố Hà Tĩnh là một trong những nơi tập trung đông dân

ườ

cư của thành phố, phát triển đa dạng nhiều ngành nghề. Hiện nay, lượng rác thải nơi
đây ngày một nhiều, tuy nhiên công tác quản lý chưa được quan tâm đúng mức, ý thức

Tr

người dân chưa cao làm cho vấn đề rác thải nơi đây trở nên phức tạp hơn.
Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao ý thức của người dân, các

nhà quản lý và hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn, tôi đã lựa chọn đề tài
“Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại
phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh, tĩnh Hà Tĩnh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

1



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường

uế

Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
 Mục tiêu cụ thể

tế
H

+ Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về vấn đề rác thải sinh hoạt.

+ Đánh giá thực trạng rác thải, việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
cũng như đánh giá hiệu quả thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường Nam Hà.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc phân loại, thu gom và

h

xử lý rác thải tại phường Nam Hà.

in

Đối tượng nghiên cứu


cK

Nghiên cứu về thực trạng rác thải tại phường Nam Hà như thành phần, khối
lượng, nguồn phát sinh….và việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nơi đây.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Số liệu thứ cấp

họ

- Phương pháp thu thập số liệu

Đ
ại

Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của địa phương, hiện trạng rác thải, công tác thu gom, vận chuyển. Các số liệu thu thập
qua UBND phường Nam Hà, phòng Tài Nguyên Môi Trường, phòng Thống Kê thành

ng

phố Hà Tĩnh, thu thập số liệu từ Công ty TNHH MTV Quản lý Công trình đô thị Hà
Tĩnh...Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu qua sách, báo, mạng internet, khóa

ườ

luận của các khóa trước.
 Số liệu sơ cấp

Tr


- Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về thực trạng xả thải

rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, cụ thể là 3 khu phố của
phường Nam Hà.
- Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về
tình hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phường.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

+ Chọn mẫu điều tra: Để tiến hành đánh giá thực trạng phân loại, thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt tại phường Nam Hà, tôi đã chọn ngẫu nhiên 60 hộ gia đình trong
phường để tiến hành điều tra.
+ Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng

uế

vấn trực tiếp thành viên trong gia đình với bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho
mục đích nghiên cứu.

tế
H


- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ ,trao đổi và
thảo luận với các cán bộ địa phương, các nhân viên kỹ thuật và giáo viên hướng dẫn

đề tài.

in

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

h

nhằm tháo gỡ những thắc mắc và thu thập thêm một số thông tin phục vụ cho việc làm

cK

+ Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng, đánh giá thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn phường Nam Hà- thành phố Hà Tĩnh.

họ

+ Tổng hợp các số liệu được thu thập từ các phương pháp trên.
+ Xử lý số liệu bằng excel.

Đ
ại

- Phương pháp hệ thống


Phương pháp này nhằm khái quát định hướng mục tiêu và những giải pháp chủ
yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt.

ng

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Giới hạn về không gian: Tại phường Nam Hà- thành phố Hà Tĩnh

ườ

 Giới hạn về thời gian:qua 3 năm (2011-2013)
 Giới hạn về nội dung: Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Tr

ở phường Nam Hà- thành phố Hà Tĩnh của Công ty TNHH MTV Quản lý Công trình
đô thị Hà Tĩnh và qua đánh giá của người dân về hoạt động trên.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

uế

1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

1.1.1.1. Một số khái niệm về rác thải sinh hoạt
- Khái niệm chất thải rắn

tế
H

1.1.1.Cơ sở lý luận

Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con

h

người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế- xã hội của mình (bao gồm các hoạt động

in

sản xuất, hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó, quan trọng

cK

nhất là các loại chất thải sinh hoạt từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Như vậy, chất thải rắn là những vật chất ở dạng rắn do hoạt động của con người
và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này ít được sử dụng hoặc ít có ích, do đó nó là


họ

sản phẩm ngoài ý muốn của con người. Chất thải rắn có thể ở dạng thành phẩm hoặc
bán thành phẩm được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng.

Đ
ại

Chất thải rắn bao gồm nhiều loại vật chất lẫn lộn, không đồng nhất được loại bỏ từ
hoạt động kinh tế- xã hội của con người, trong đó hoạt động sản xuất là chủ yếu.
Chất thải rắn là tất cả các chất thải, phát sinh từ các hoạt động của con người và
động vật, thường ở dạng dạng rắn và bị đổ bỏ vì không thể trực tiếp sử dụng lại được

ng

hoặc không thể sử dụng được nữa. (Tchobanoglous et al., 1993).
- Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt

ườ

Rác thải sinh hoạt (chất thải sinh hoạt) là những chất thải có liên quan đến các

hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,

Tr

trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại…. RTSH có thành phần bao gồm kim
loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, thực phẩm dư thừa, gỗ, vải, giấy,
rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau củ quả v.v…


SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

- Khái niệm quản lý chất thải
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái
chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP định nghĩa về quản lý chất thải rắn như sau:

uế

Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận

tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người
1.1.1.2. Phân loại chất thải

tế
H

chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những

 Phân loại theo nguồn phát sinh

in


một số cách phân loại sau:

h

Có nhiều cách phân loại chất thải nhưng trong giới hạn đề tài, tôi xin trình bày

cK

- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư,
các trung tâm dịch vụ, công viên….

- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và

họ

thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các
dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí).

Đ
ại

- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi
vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt,

ng

chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
 Phân loại theo mức độ nguy hại


ườ

- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm

khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm ẩn nhiều

Tr

khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con người và sự phát triển của
động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và
không khí.
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình,
đô thị….
SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

 Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu
xây dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm, sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ của
gia đình.

uế


- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa,
chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại

tế
H

thuốc bảo vệ thực vật,…
 Phân loại theo trạng thái chất thải:

- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở
chế tạo máy, xây dựng (kim loại, da, hóa chất, sơn, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây

in

h

dựng…)

- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ các

cK

nhà máy, rượu bia, chế biến thủy hải sản,….

- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong các
máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu

họ


xây dựng,…

- Chất thải là âm thanh.

Đ
ại

1.1.1.3. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
- Từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư….)

ng

- Từ khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, văn phòng, khách
sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ, cửa hàng sửa xe….)

ườ

- Từ các cơ quan (trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, nhà tù, các trung

tâm hành chính nhà nước….)

Tr

- Từ các công trình xây dựng
- Từ khu dịch vụ công cộng (quét đường, công viên, giải trí, tỉa cây xanh…)
- Từ các trạm xử lý chất thải và lò thiêu đốt rác.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT


6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

uế

Hoạt động của con người

cK

Chất rắn

Chất khí

Âm thanh

Đ
ại

họ

Chất lỏng

in

h


tế
H

Chất thải

Chất thải rắn

Chất thải rắn sản xuất

ườ

ng

sinh hoạt

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn đô thị, 2001)

Tr

Sơ đồ 1: Nguồn gốc phát sinh và phân loại rác thải theo trạng thái chất thải.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình


Bảng 1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các hoạt động và vị trí

Những nơi ở riêng của một
gia đình hay nhiều gia đình,
Những căn hộ thấp, vừa và

Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, nhựa dẻo,
hàng dệt, đồ da, chất thải vườn, đồ gỗ, thủy
tinh, hộp thiếc, nhôm, kim loại khác, tàn thuốc,

rác đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe,

tế
H

Nhà ở

Loại chất thải rắn

phát sinh chất thải

uế

Nguồn

cao tầng…

thiết bị điện…), chất thải sinh hoạt nguy hại.


Cửa hàng, nhà hàng, chợ, Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải, thực

h

Thương mại văn phòng, khách sạn, dịch phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt,

và phá dỡ

Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải, thực
phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt,

cK

Xây dựng

Trường học, bệnh viện, nhà
tù, trung tâm chính phủ…

chất thải nguy hại…

Nơi xây dựng mới, sửa

đường, san bằng các công Gỗ, thép, bê tông, đất….

họ

Cơ quan

chất thải nguy hại…


in

vụ, cửa hiệu in…

trình xây dựng,vỉa hè hư hại.

Dịch vụ đô

Đ
ại

Quét dọn đường phố, làm
đẹp phong cảnh, làm sạch Chất thải đặc biệt, rác, rác đường phố, vật xén

thị ( trừ trạm theo lưu vực, công viên và ra từ cây, chất thải từ các công viên, bãi tắm và
bãi tắm, những khu vực tiêu các khu vực tiêu biểu.

ng

xử lý)

ườ

khiển khác.
Quá trình xử lý nước, nước
thải và chất thải công

lò thiêu đốt

nghiệp. Các chất thải được


Tr

Trạm xử lý,

Khối lượng lớn bùn dư.

xử lý
(nguồn: Geoge Tchobanoglous và cộng sự, 1993)

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

1.1.1.4. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới kinh tế, môi trường và sức khỏe
cộng đồng
 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới kinh tế
Chất thải rắn tác động đến kinh tế thông qua các chi phí xử lý rác thải: các chi

uế

phí chôn lấp, làm lò thiêu đốt….
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cũng tiêu tốn một khoản

tế

H

lớn chi phí cho việc đầu tư máy móc, trang thiết bị, phương tiện ….
 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng

Một trong những dạng chất thải nguy hại được xem là ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường và sức khỏe con người là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô

in

h

cùng bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông
sản, nông phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước gây ra hàng loạt các bệnh nguy

cK

hiểm đến sức khỏe con người. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều
trong đời sống hàng ngày của con người thông qua các dạng dầu thải từ thiết bị điện
trong nhà như: máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu điện, dầu chế biến,

họ

chất làm mát trong truyền nhiệt…

Tác hại của rác thải sinh hoạt lên sức khỏe con người còn thể hiện thông qua

Đ
ại


ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ
tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên

ng

nhân đẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo
nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WTO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực

ườ

gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa,
bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%

Tr

 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới cảnh quan đô thị
Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom

không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là
những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường
phố thôn xóm.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề đường và mương rãnh vẫn
còn phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom
vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.

uế

 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường đất
Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ

tế
H

lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon,

hydrocacbon…nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất. Thay đổi cơ cấu
đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.

Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa…đổ xuống đất làm cho đất bị đóng

h

cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.

in

 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường nước


cK

Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác thải rơi vãi sẽ
theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông
ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.

họ

Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ
sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có

Đ
ại

nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước
giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới
khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.

ng

Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các

ườ

bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa mức mưa thấm qua thì
cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Tr


 Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường không khí
Tại các trạm bãi trung chuyển rác thải sinh hoạt xen kẽ khu vực dân cư là nguồn

gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi
khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường không khí
là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

 Rác là nơi sinh sống và phát sinh nhiều loài côn trùng gây bệnh
Rác là môi trường sống lý tưởng của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc…những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh cho cộng đồng.
1.1.1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

uế

Trong chất thải sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau, thông thường gồm
có: rác thực phẩm, giấy loại, bao bì carton, túi nilon, nhựa, vải, cao su, da, gỗ, thủy tinh vỡ,

tế
H

sành sứ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, lon đồ hộp, lon nước,…..

Bảng 2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

(Tính trên kg)

% trọng lượng

Trọng lượng riêng

Khoảng giá

Trung

Khoảng giá

Trung

trị

bình

trị

bình

trị

bình

Chất thải thực


6-25

phẩm
Giấy

24-45
3-15

15

50-80

70

12-80

28

40

4-10

6

32-128

81,6

4


4-8

5

38-80

49,6

họ

Catton

in

Trung

h

(kg/ m3)

Khoảng giá

cK

Hợp phần

Độ ẩm (%)

2-8


3

1-4

2

32-128

64

Vải vụn

0-4

2

6-15

10

32-96

64

0-2

0,5

1-4


2

96-192

128

0-2

0,5

8-12

10

96-256

160

0-20

12

30-80

60

84-224

104


1-4

2

15-40

20

128-1120

240

Thủy tinh

4-16

8

1-4

2

160-480

193,6

Can hộp

2-8


6

2-4

3

48-160

88

0-1

1

2-4

2

64-240

160

Kim loại thép

1-4

2

2-6


3

128-1120

320

Bụi, tro, gạch

0-10

4

6-12

8

320-960

480

100

15-40

20

180-420

300


Cao su
Da vụn

Đ
ại

Chất dẻo

ườ

Gỗ

ng

Sản phẩm vườn

Kim loại không

Tr

thép

TỔNG HỢP

( nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001),
Chất thải rắn đô thị)
SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

11



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

1.1.1.6. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn
 Phương pháp chôn lấp
Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rộng rãi
trên thế giới. Theo công nghệ này, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại dạng rắn

uế

hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp đốt

khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm.

tế
H

chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng

Là phương pháp phân hủy kỵ khí với khối lượng chất hữu cơ lớn. Đây là
phương pháp lâu đời, khá đơn giản và hiệu quả đối với lượng rác thải ở các thành phố
đông dân cư.

in

h

Phương pháp này có chi phí thấp và được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước đang

phát triển. Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác tới

cK

các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề
mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi, rắc vôi bột….Theo
thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích rác giảm

họ

xuống.Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.
Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở các nước đang phát

Đ
ại

triển nhưng phải tuân thủ về quy định bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt. Việc
chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển.
Một thực trạng hiện nay, hầu hết các bãi rác đều chưa đạt tiêu chuẩn môi

ng

trường. Cả nước chỉ có 12/64 tỉnh thành có đầu tư bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, với
tổng số bãi chôn lấp là 91, trong đó chỉ có 17 bãi được thiết kế xây dựng hợp vệ sinh

ườ

nhưng lại chưa được vận hành theo đúng yêu cầu bảo vệ môi trường. Hiện nay có 20
dự án công nghệ xử lý chất thải xin triển khai, tuy nhiên cũng chỉ có 50 % dự án thành


Tr

công. Ngay cả các lò công nghệ thiêu, đốt công nghệ nhập từ nước ngoài cũng chỉ
thành công chỉ có 30% về xử lý rác.
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp:
Các bãi chôn lấp phải cách khu dân cư ít nhất 5km, giao thông thuận lợi, nền
đất phải ổn định, không gần nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác
nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ các lớp chống thấm bằng màn địa chất.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

Quy mô bãi rác: Phụ thuộc vào quy mô dân số, chất lượng RTSH phát sinh, đặc
điểm rác thải. Quy mô chôn lấp được chia làm 4 loại là: Loại nhỏ, loại vừa, loại lớn và
loại rất lớn được thể hiện ở bảng 3 như sau:
Bảng 3: Quy mô bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt
Dân số

Lượng chất

Diện tích

Thời gian tái

chôn lấp


(1000 người)

thải (tấn/năm)

(ha)

sử dụng (năm)

1. Loại nhỏ

5 – 10

2.000

5

<10

2.Loại vừa

100 – 150

6.500

3.Loại lớn

350 – 1000

20.000


>1000

>2000

tế
H
10 – 30

10 – 30

30 – 50

30 – 50

>50

>50

h

4.Loại rất lớn

uế

Quy mô bãi

in

(Nguồn: Giáo trình Vi sinh vật đại cương, NXB Sư Phạm)

Qua bảng 3 cho thấy rằng: Nếu lượng RTSH càng lớn thì quy mô bãi chôn lấp

cK

càng lớn và thời gian tái sử dụng càng dài. Tuy nhiên, mức độ tái sử dụng đất của bãi
chôn lấp tùy thuộc vào tính chất, thành phần của từng loại chất thải.

họ

Vị trí bãi rác: Bãi rác cần được đặt ở những nơi ít ảnh hưởng tới cộng đồng dân
cư, gần đường giao thông để thuận tiện cho công tác thu gom và vận chuyển, phải có
điều kiện thủy văn phù hợp (hướng gió, tốc độ gió, ít ngập lụt,...). Nếu điều kiện thủy

Đ
ại

văn không phù hợp thì bãi chôn lấp phải được lót bằng những chất cao su có khả năng
ngăn ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm nước mặt các vùng lân cận. Do vậy, cần có
những biện pháp giảm tối thiểu lượng nước thải sinh ra từ bãi rác.

ng

Ưu điểm:

+ Công nghệ này có giá vận hành đầu tư thấp và chi phí vận chuyển thấp hơn so

ườ

với các phương pháp khác.


Tr

+ Xử lý được nhiều loại rác thải khác nhau.
Nhược điểm:
+ Tốn nhiều diện tích đất.
+ Phát sinh khí CO2 và CH4 đóng góp một phần vào sự nóng lên của trái đất.
+ Nếu bãi chôn lấp không được thiết kế và vận hành tốt sẽ là nguyên nhân gây

nên tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực bãi rác.
+ Việc chôn lấp gây mùi khó chịu.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

+ Không nhận được sự đồng tình của người dân
+ Tìm kiếm vị trí xây dựng bãi rác rất khó khăn
 Phương pháp đốt rác
Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này phù hợp để xử

uế

lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại hữu cơ như cao su, nhựa, giấy,
da, cặn dầu….và đặc biêt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng.

tế

H

Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng làm giảm tới mức thấp

nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ đốt rác tiên tiến có ý
nghĩa trong bảo vệ môi trường. Nhưng đây cũng là phương pháp xử lý tốn kém nhất và so
với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chi phí có thể cao gấp 10 lần

in

h

Công nghệ đốt thường được sử dụng ở các quốc gia phát triển và phải có một
nền kinh tế đủ mạnh bao cấp cho việc thu đốt RTSH như là một hoạt động phúc lợi xã

cK

hội của toàn dân

Cơ sở của phương pháp này là oxy hóa ở nhiệt độ cao, với sự có mặt của oxy
trong không khí, trong đó có rác độc hại được chuyển hóa thành dạng khí và các chất

họ

thải rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra
ngoài không khí. Chất thải rắn còn lại được chôn lấp

Đ
ại


Thiết kế lò đốt phải đảm bảo 4 yêu cầu sau :
+ Cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào các buồng đốt
một lượng không khí dư

ng

+ Khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để
đốt cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4s)

ườ

+ Nhiệt độ phải đủ cao (thông thường phải trên 10.000oC)
+ Yêu cầu trộn lẫn các khí cháy- xoáy.

Tr

Ưu điểm:
+ Giảm khối lượng rác thải đến 80 – 90 %.
+ Cần diện tích đất ít.
+ Giảm tối đa mùi hôi thối từ rác.
+ Sử dụng nhiệt vào các mục đích khác.

SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình


Nhược điểm:
+ Tiền đầu tư và chi phí vận hành cao.
+ Không phù hợp cho đốt rác thải sinh hoạt ở những nước nghèo.
+ Thành phần không thể đốt và tro vẫn phải sử dụng phương pháp chôn lấp.

+ Khí thải chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm không khí.

tế
H

 Phương pháp ủ sinh học

uế

Lượng tro đốt phải được quản lý chặt chẽ.

Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để hình
thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi
trường tối ưu đối với quá trình.

in

h

Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống được áp
dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Quá trình ủ được coi

cK


như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất
mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Để đạt mức độ ổn định
như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ của đống ủ. Trong quá

họ

trình ủ ôxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với bể aeroten. Quá trình ủ áp
dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó

Đ
ại

thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng
thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ô xy
hoá các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền

ng

vững như: lignin, xenlulo, sợi
Ưu điểm:

ườ

+ Rác hay than bùn không được bỏ đi mà được tái chế thành sản phẩm phục vụ

cho nông nghiệp.

Tr

+ Một nhà máy chế biến phân ủ đặt ở trung tâm giảm chi phí vận chuyển so với


việc chôn lấp.
+ Dễ dàng thu gom các nguyên liệu có thể tái chế được.
+ Có thể xử lý được nước thải, mùi cống.
+ Các nguyên tắc trong sản xuất phân ủ từ rác thải đô thị và phế thải nông
nghiệp có thể ứng dụng cho xử lý một số rác thải công nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Thủy - K44KT-TNMT

15


×