I HC HU
TRNG I HC KINH T
KHOA KINH T V PHT TRIN
-----
KHểA LUN TT NGHIP I HC
HIệU QUả ĐầU TƯ SảN XUấT CÂY CAO SU
ở Xã HƯƠNG THọ - THị Xã HƯƠNG TRà
TỉNH THừA THIÊN HUế
NGUYN NGC THIấN TRANG
KHểA HC 2011 - 2015
I HC HU
TRNG I HC KINH T
KHOA KINH T V PHT TRIN
-----
KHểA LUN TT NGHIP I HC
HIệU QUả ĐầU TƯ SảN XUấT CÂY CAO SU
ở Xã HƯƠNG THọ - THị Xã HƯƠNG TRà
TỉNH THừA THIÊN HUế
Sinh viờn thc hin:
Nguyn Ngc Thiờn Trang
Giỏo viờn hng dn:
ThS. Nguyn Lờ Hip
Lp: K45C KHT
Niờn khúa: 2011 - 2015
Hu, 05/2015
LỜI CÁM ƠN
Sau hơn 3 tháng thực tập tại Phòng Kinh Tế - Thò xã Hương Trà – Tỉnh Thừa
Thiên Huế, đến nay đề tài “ Hiệu quả đầu tư xản xuất cây cao su ở xã Hương Thọ, Thò xã
Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế” của tôi đã hoàn thành. Để hoàn thành bài khóa luận
này, ngoài sự phấn đấu nổ lực hết mình của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ động viên hết mình, chia sẽ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, đó là cho tôi xin gửi lời cám ơn chân thành của mình đến quý thầy cô
của Trường Đại học Kinh Tế, đặc biệt là quý thầy cô giáo của Khoa Kinh tế và Phát
triển cũng như quý thầy cô của một số trường Đại học khác trực thuộc Đại học Huế đã
trang bò cho cho tôi những kiến thức cơ sở trong suốt 4 năm ngồi trên giảng đường để tôi có
thể hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Thạc só Nguyễn Lê Hiệp người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như đưa ra những lời khuyên kòp thời
và bổ ích, quý giá cho tôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành bài khóa luận.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tập thể lãnh đạo cũng như cán bộ Phòng
Kinh tế thò xã Hương Trà; cán bộ Nông nghiệp, Đòa chính của UBND xã cũng
như người dân ở xã Hương Thọ đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những tài liệu quý giá giúp
tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ, những người trong gia
đình cũng như bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, an ủi, chia sẻ những khó khăn và luôn
đồng hành cùng với tôi để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Mặc dù, đã hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất có thể, nhưng do thời gian
cũng như kiến thức hạn chế nên bài khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót.
Tôi rất mong nhận được những sự quan tâm góp ý quý giá từ quý thầy cô, thầy giáo và
toàn thể các bạn để bài khóa luận này có thể được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 22 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Thiên Trang
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
MỤC LỤC
PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..................................................v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ...............................................................................3
4.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu ...........................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT CÂY CAO SU .5
1.1. Lý luận cơ bản về cây cao su....................................................................................5
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su......................................................................5
1.1.2. Đặc điểm quá trình sản xuất cây cao su .............................................................8
1.1.3. Vai trò của cây cao su đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp ...........9
1.1.4. Ứng dụng của cây cao su .................................................................................10
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su..............................................11
1.1.5.1. Các nhân tố vĩ mô ......................................................................................11
1.1.5.2. Các nhân tố vi mô ......................................................................................13
1.2. Hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su.......................................................................15
1.2.1. Lý luận về hiệu quả đầu tư ...........................................................................15
1.2.1.1. Khái niệm về hiệu quả đầu tư ....................................................................15
1.2.1.2. Hiệu quả đầu tư cây cao su ........................................................................16
1.2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư vườn cây và hiệu quả sản xuất cây
cao su ......................................................................................................................17
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
i
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam .....20
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới .......................20
1.3.1.1. Tình hình sản xuất .....................................................................................20
1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ.......................................................................................20
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên ở Việt Nam ........................21
1.3.2.1. Tình hình sản xuất .....................................................................................21
1.3.2.2. Tình hình tiêu thụ.......................................................................................22
1.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên ở Thừa Thiên Huế .............23
1.3.3.1. Tình hình sản xuất .....................................................................................23
1.3.3.2. Tình hình tiêu thụ.......................................................................................25
1.3.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên ở thị xã Hương Trà............25
1.3.4.1. Tình hình sản xuất .....................................................................................25
1.3.4.2.Tình hình tiêu thụ........................................................................................26
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT
CÂY CAO SU Ở XÃ HƯƠNG THỌ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ.................................................................................................................28
2.1. Đặc điểm cơ bản của xã Hương Thọ ......................................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................28
2.1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................28
2.1.1.2. Thời tiết khí hậu.........................................................................................29
2.1.1.3. Địa hình......................................................................................................29
2.1.1.4. Đất đai........................................................................................................30
2.1.2. Điều kiện xã hội ...............................................................................................30
2.1.2.1. Dân số - Lao động......................................................................................30
2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng ..........................................................................................32
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Hương Thọ....................................34
2.1.3.1. Khái quát về phát triển kinh tế xã hội........................................................34
2.1.3.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp.................................................................36
2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất cao su trên địa bàn .................36
2.1.4.1. Thuận lợi....................................................................................................36
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
ii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
2.1.4.2. Khó khăn....................................................................................................36
2.2. Khái quát tình hình phát triển cây cao su ở xã Hương Thọ ...........................................37
2.3. Hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su.......................................................................38
2.3.1. Mô tả các hộ được điều tra...............................................................................38
2.3.1.1. Đặc điểm cơ bản của hộ.............................................................................38
2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất của hộ ....................................................................39
2.3.1.3. Tình hình vay vốn của hộ ..........................................................................40
2.3.2. Chi phí đầu tư một hecta trồng cao su .............................................................41
2.3.2.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản ...........................................................................41
2.3.2.2. Thời kỳ kinh doanh....................................................................................43
2.3.3. Hiệu quả đầu tư tài chính .................................................................................45
2.3.3.1. Tính toán các chỉ tiêu tài chính..................................................................45
2.3.3.2. Phân tích một số kịch bản ..........................................................................47
2.3.3.3. So sánh với hiệu quả đầu tư các xã và huyện khác....................................49
2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng cao sau..........................................50
2.4.1. Kết quả sản xuất ...............................................................................................50
2.4.2. Hiệu quả sản xuất .............................................................................................52
2.4.4. Cơ cấu thu nhập................................................................................................53
2.4.5. Tiêu thụ cao su của các nông hộ ......................................................................54
2.5. Khó khăn và thuận lợi của các hộ...........................................................................57
2.5.1. Thuận lợi ..........................................................................................................57
2.5.2. Khó khăn ..........................................................................................................58
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
SẢN XUẤT CÂY CAO SU Ở XÃ HƯƠNG THỌ....................................................59
3.1. Định hướng phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Thọ .......................................59
3.2. Giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su trên địa bàn
xã hương thọ ..................................................................................................................60
3.2.1. Giải pháp phát triển vườn cao su .....................................................................60
3.2.1.1. Giải pháp về đất .........................................................................................60
3.2.1.2. Giải pháp về vốn ........................................................................................61
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
iii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
3.2.1.3. Giải pháp về lao động ................................................................................62
3.2.1.4. Giải pháp về tiêu thụ..................................................................................63
3.2.1.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng.........................................................................63
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su .................................64
3.2.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất .......................................................64
3.2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư...........................................................64
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................65
1. Kết luận......................................................................................................................65
2. Kiến nghị ...................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68
PHỤ LỤC
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
iv
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
NPV
Giá trị hiện tại ròng
IRR
Hệ số hoàn vốn nội bộ
BCR
Tỷ số lợi ích – chi phí
DT
Doanh thu
CP
Chi phí
LN
Lợi nhuận
GO
Giá trị sản xuất
IC
Chi phí trung gian
VA
Giá trị gia tăng
ĐVT
Đơn vị tính
BVTV
Bảo vệ thực vật
DCSX
Dụng cụ sản xuất
KTCB
Kiến thiết cơ bản
TKKD
Thời kỳ kinh doanh
NN & PTNT
UBND
ĐDHNN
LĐ
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân
Đa dạng hóa nông nghiệp
Lao động
v
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1: Bản đồ hành chính của xã Hương Thọ............................................................28
Sơ đồ 2. Chuỗi cung cao su và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh ........56
Biểu đồ 1: Thị phần sản xuất cao su tự nhiên................................................................20
Biểu đồ 2: Tỷ lệ diện tích trồng cao su cả nước năm 2014 ...........................................22
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
vi
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Xuất khẩu cao su 9 tháng 2014 của Việt Nam..............................................23
Bảng 1.2. Diện tích cao su tại các huyện ở tỉnh TT Huế từ năm 2009-2012 ................24
Bảng 1.3. Diện tích cao su đưa vào khai thác từ năm 2009-2011 tại các huyện...........24
Bảng 1.4. Báo cáo diện tích cao su thị xã Hương Trà năm 2014 ..................................26
Bảng 2.1. Dân số và lao động trên địa bàn xã Hương Thọ ...........................................31
Bảng 2.2. Hiện trạng đường giao thông của xã Hương Thọ .........................................33
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các công trình thủy lợi của xã Hương Thọ ..........................33
Bảng 2.4. Diện tích cao su qua các năm từ 2002-2014 .................................................38
Bảng 2.5. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra ............................................................39
Bảng 2.6. Diện tích đất bình quân/hộ của các hộ điều tra .............................................40
Bảng 2.7. Tình hình vay vốn bình quân/hộ của hộ điều tra ..........................................41
Bảng 2.8. Tình hình đầu tư bình quân/ hộ cho 1 ha cao su thời kỳ KTCB ...................42
Bảng 2.9. Chi phí sản xuất bình quân/ hộ cho 1ha cao su thời kì kinh doanh ..............44
Bảng 2.10. Thu nhập ròng bình quân/hộ của các hộ điều tra ........................................46
Bảng 2.11. Kết quả phân tích lợi ích – chi phí cao su tiểu điền ....................................47
Bảng 2.12. Ảnh hưởng của giá cao su đến các chỉ tiêu CBA........................................48
Bảng 2.13. Ảnh hưởng của lãi suất đến các chỉ tiêu CBA ............................................48
Bảng 2.14. Sự thay đổi của NPV theo lãi suất chiết khấu và giá mủ cao su .......................49
Bảng 2.15. Kết quả đầu tư ở một số xã và huyện trên địa bàn......................................50
tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013.....................................................................................50
Bảng 2.16. Lợi nhuận bình quân/hộ các hộ trồng cao su trong 4 năm khai thác ..........50
Bảng 2.17. Kết quả sản xuất cao su bình quân của các hộ điều tra...............................51
Bảng 2.18. Hiệu quả sản xuất cao su bình quân của các hộ điều tra.............................52
Bảng 2.19. Giá trị thu nhập của một số nông sản chính của các hộ điều tra năm 2015..........54
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
vii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bài luận văn tốt nghiệp này được xem như là công trình nghiên cứu khoa học đầu
tay của tôi, đầu tư nhiều công sức nhất trong quá trình học ở trường. Đây cũng là dịp
để tôi có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết trong quá trình ngồi học trên ghế nhà
trường và áp dụng vào thực tế, làm phong phú thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Qua quá trình thực tập tại Phòng Kinh tế - Thị xã Hương Trà – Tỉnh Thừa Thiên
Huế tôi đã lựa chọn đề tài “ Hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su ở xã Hương Thọ, Thị
xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất cây cao su của các hộ dân dân
trồng cao su trên địa bàn xã Hương Thọ, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư sản xuất của cây cao su trên địa bàn trong thời gian tới.
- Mục tiêu của đề tài:
• Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su trên địa bàn.
• Hệ thống hóa những lý luận cụ thể về hiệu quả đầu tư sản xuất.
• Đánh giá thực trạng và hiệu quả đầu tư sản xuất, tiêu thụ mủ cao su trên
địa bàn xã Hương Thọ.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và tiêu
thụ cao su trong thời gian tới.
- Dự liệu phục vụ nghiên cứu:
• Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ chính quyền và các ban ngành địa
phương.
• Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua quá trình phỏng vấn cac hộ dân trồng
cao su trên địa bàn xã Hương Thọ.
- Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu:
• Phương pháp thống kê mô tả.
• Phương pháp phân tích thống kê.
• Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian.
• Phương pháp phân tích chuỗi cung.
- Các kết quả mà nghiên cứu đạt được:
• Đánh giá được thực trạng, kết quả, hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su trên
địa bàn xã Hương Thọ, Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn mà người dân gặp phải.
Xây dựng được hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
viii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khi nhắc đến cây cao su thì không ai còn lạ lẫm với loại cây này, đây
là một loại cây công nghiệp dài ngày, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN&PTNT) ra quyết định công nhận là cây đa mục tiêu, có lợi ích tổng hợp cả
về nông nghiệp, lâm nghiệp và hiệu quả kinh tế, là cây tạo việc làm ổn định, xóa đói
giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Cây cao su hiện có diện tích trên 12.5 triệu ha
ở châu Á, châu Mỹ, châu Phi và đã cung cấp hơn 12 triệu tấn cao su thiên nhiên năm
2013 làm nguồn nguyên liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp (chỉ đứng sau dầu
mỏ, than đá, gang, thép) với sản phẩm tiêu thụ như lốp xe, găng tay, đế giày, nệm,...
Cây cao su còn là nguồn cung cấp gỗ vào cuối chu kỳ kinh tế, tạo nguồn vốn bổ sung
quan trọng để tái canh và thay thế gỗ rừng. Ngoài ra, những sản phẩm phụ của cây cao
su khi hết thời gian khai thác mủ còn được sử dụng để làm các vật dụng như ván ép,
bàn ghế, hay hạt dùng để pha chế sơn. Nhờ những đặc tính ưu việt trên nên cây cao su
ngày càng được trồng phổ biến với nhu cầu ngày càng tăng và đó cũng chính là động
lực để cho nhiều nước tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây cao su.
Trong những năm qua, ngành cao su của nước ta cũng đã có những bước tiến
vượt bậc. Trước năm 2005, Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên đứng thứ 6
trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn độ và Trung Quốc), vị thế của
ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định . Từ năm 2005, nhờ
sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5. Riêng về
xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đã đứng hàng thứ 4 trên thế giới.
Đối với một số tỉnh của Việt Nam, cây cao su còn được xem như là một cây
trồng mũi nhọn, chủ lực có nhiều tiềm năng, lợi thế và đã được khẳng định trong mấy
chục năm qua. Ở nước ta, cây cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ,
Bắc Trung Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên... Ở Thừa Thiên Huế, cây cao su đã và đang
được đầu tư phát triển, góp phần nâng cao, cải thiện cuộc sống của người dân một cách
rõ rệt. Tiêu biểu đó là thị xã Hương Trà với 2 xã có diện tích trồng lớn nhất đó là xã
Hương Bình và xã Hương Thọ.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
Hương Thọ là một xã miền núi thuộc thị xã Hương Trà với diện tích đất lâm
nghiệp phong phú và đa dạng, chiếm hơn 50% diện tích của toàn xã. Hiện nay trên địa
bàn xã Hương Thọ, cây cao su mới đi vào thu hoạch từ 3 - 4 năm, đây là một cây trồng
mới đối với bà con nông dân. Do trình độ dân trí còn thấp, kinh nghiệm về cây cao su
còn thiếu, khai thác còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, địa hình lại phức tạp, vào mùa
nắng, thời gian bà con khai thác mủ cao su được thuận tiện nhưng lượng mủ thu hoạch
lại ít, giá bán tương đối, còn vào mùa mưa, thời gian khai thác lại phụ thuộc vào thời
tiết, chỉ những ngày tạnh ráo mới khai thác được, khi khai thác thì lượng mủ khai thác
được nhiều hơn nhưng giá bán lại thấp. Đây là một nghịch lý mà các hộ trồng và khai
thác cao su đang gặp phải. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, chính xác hiệu quả
kinh tế trồng và khai thác cây cao su có ý nghĩa rất quan trọng đối với địa phương,
nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng và khai thác cây cao su trong
thời gian tới. Phát huy giá trị kinh tế to lớn của cây cao su, đem lại nguồn thu nhập ổn
định cho người dân. Và bản thân tôi cũng xuất phát là một người con của mảnh đất
Hương Thọ này, nên điều đó càng thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài là : “Hiệu quả
đầu tư sản xuất cây cao su ở xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế” này để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc đầu tư sản xuất cây cao su ở trên địa bàn
nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư sản xuất.
- Phân tích đánh giá thực trạng và hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su trên địa
bàn xã Hương Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp và định hướng tương lai nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp duy vật biện chứng: Hay còn gọi là phương pháp luận để xem xét
nội dung nghiên cứu theo quan điểm khách quan, toàn diện, các hiện tượng trong mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
3.2. Phương pháp điều tra thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập số liệu có liên
quan đến đề tài.
a. Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ chính quyền và các ban ngành của địa
phương. Trong đó, các số liệu liên quan đến cây cao su được thu thập từ phòng Kinh
Tế của Thị xã Hương Trà và một số ban ngành liên quan của UBND xã Hương Thọ,
và các nguồn tài liệu liên quan khác.
b. Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn các hộ dân
trồng cao su trên địa bàn xã Hương Thọ, với số mẫu điều tra là 50 hộ. Đây là những hộ
của diện tích trồng su lớn trên địa bàn với vườn cao su đa số được trồng từ năm 2002.
c. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Dùng các phương pháp tổng hợp
để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu điều tra theo các hình thức đáp ứng yêu cầu của đề
tài nghiên cứu. Số liệu điều tra được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm
EXCEL,...
d. Phương pháp phân tích:
- Dùng phương pháp thống kê mô tả để tiếp cận về mặt lượng bản chất hiệu quả
đầu tư và sản xuất cao su.
- Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để phân tích biến động kết quả
và hiệu quả đầu tư sản xuất cao su.
- Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian được dùng để đánh giá hiệu
quả đầu tư cây công nghiệp dài ngày.
- Phương pháp phân tích chuỗi cung để phân tích quá trình tiêu thụ mủ cao su
của các nông hộ.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
4.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu
- Nội dung: Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất cây cao su và đề ra một số giải
pháp, định hướng để nâng cao hiệu quả
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
- Đối tượng khảo sát: Dựa trên những số liệu thu thập được từ các bộ phận liên
quan của UBND xã Hương Thọ, tiến hành điều tra khảo sát bằng cách chọn 50 hộ trên
tổng số 155 hộ trồng cao su của toàn xã để điều tra, trong đó 29 hộ thuộc thôn La Khê
Trẹm, 15 hộ thuộc thôn Đình Môn, 3 hộ thuộc thôn Thạch Hàn, 2 hộ thuộc thôn Sơn
Thọ và 1 hộ thuộc thôn Liên Bằng.
4.2.Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Địa bàn chọn để thu thập thông tin và lấy số liệu chính cho việc
nghiên cứu đề tài là xã Hương Thọ. Đây là một trong hai xã có diện tích trồng và đưa
vào thu hoạch mủ cao su dẫn đầu của Thị xã Hương Trà.
- Thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả đầu tư sản
xuất, phát triển cây cao su giai đoạn 2002-2014, đề xuất giải pháp cho đến năm 2020.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT CÂY CAO SU
1.1. Lý luận cơ bản về cây cao su
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su
* Giới thiệu chung về cây cao su
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Cách
đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Minas sống ở đây đã biết lấy nhựa cây này dùng để tẩm vào
quần áo chống ẩm ướt. Do nhu cầu ngày càng tăng lên và sự phát minh ra công nghệ
lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành
phố thuộc Brasil. Sau nhiều cố gắng thử nghiệm thì hiện nay cây cao su đã hầu như có
mặt ở nhiều nơi trên thế giới và phần lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á và một số
khu vực tại châu Phi nhiệt đới.
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật
Sài Gòn vào năm 1878 nhưng không sống được. Sau nhiều cố gắng trồng thử thì đến
năm 1897 đã đánh dấu cho sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam với hàng loạt đồn
điền và công ty cao su ra đời.
* Đặc điểm sinh học
Cây cao su là loại cây đại mộc , trong tự nhiên có thể sống đến 10 năm và cao
từ 30 - 35m, chiếm diện tích từ 20 - 40m2, vòng thân có thể đạt từ 3 - 5m, thường là
1,5m. Tuy nhiên, trên các vườn sản xuất, mức độ sinh trưởng của cây cao su bị hạn
chế, ít khi cao hơn 25m, vòng thân khoảng 1 - 1,2m do mật độ cây trồng dày, lại bị
khai thác mủ liên tục và thường bị chặt đốn để tái canh sau 26 - 32 năm.
Cây cao su phát triển thích hợp ở nhiệt độ trung bình từ 25 - 280C. Nếu trong
điều kiện nhiệt độ thấp hơn sẽ làm cho cây phát triển chậm, thời gian kiến thiết cơ bản
kéo dài. Khi nhiệt độ xuống đến 4 - 5 0C, cây bắt đầu bị tổn hại vì lạnh, cây bị khô lá
và chết chồi non, trong trường hợp nghiêm trọng cây có thể bị chết hoàn toàn. Tuy
nhiên, nếu nhiệt độ lớn hơn 300C cũng gây một số trở ngại cho cây như hiện tượng mủ
chóng đông khi khai thác, làm giảm năng suất mủ.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
Cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa từ 1500mm 2500mm/năm, tốt nhất là 2000mm/năm. Số ngày mưa thích hợp nhất trong năm từ 100
- 150 ngày, nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được
nắng hạn từ 4 - 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Độ ẩm không khí bình quân
thích hợp cho sự tăng trưởng của cây cao su là trên 75%.
Cây cao su có thời gian và độ chiếu sáng trong ngày càng lớn thì việc tổng hợp
mủ càng nhiều. Cây cao su phát triển bình thường khi có số giờ chiếu sáng bình quân
từ 1800 - 2500 giờ/năm.
Tốc độ gió cũng ảnh hưởng đến cây cao su, nếu tốc độ lớn hơn 8 - 13,8m/s sẽ
ảnh hưởng đến sinh trưởng, nếu lớn hơn 17,2m/s sẽ làm cây gãy và trên 25m/s sẽ làm
cây bị đỗ ngã và lật gốc, đứt rễ làm giảm năng suất mủ. Mức độ gió thích hợp cho cây
cao su là 1 - 2m/s.
Yêu cầu về địa hình là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình quy hoạch
vùng trồng cao su. Đất trồng có địa hình bằng phẳng thì việc trồng trọt và vận chuyển,
khai thác sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với vùng dốc lớn vì thế mà mọi chi phí đầu tư
trồng mới, chăm sóc và khai thác sẽ giảm đi đáng kể so với vùng có độ dốc cao.
Cao su được trồng trên địa hình có độ dốc nhỏ hơn 8 độ. Từ 8 - 16 độ cũng
có thể trồng được nhưng phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn, ở những
vùng dốc lớn hơn không nên trồng cao su. Tại Việt Nam, cao su sinh trưởng tốt
trong giới hạn vĩ độ địa lý từ 15 độ vĩ Bắc đến 5 độ vĩ Nam. Cao su sinh trưởng tốt
trên các loại đất như feralit vàng đỏ hay vàng nhạt, đất bazan nâu đỏ, hoặc đất nâu
vàng trên phù su cổ.
Từ những đặc điểm sinh học trên của cây cao su, để trồng cao su có năng suất
và hiệu quả kinh tế cao thì cần phải để ý đến có yêu cầu và kĩ thuật trồng sau, đó là:
- Nhiệt độ: Cây cao su phát triển tốt nhất ở vùng nhiệt đới ẩm có nhiệt độ
trung bình từ 22 - 300C ( nhiệt độ thích hợp là 26 - 280C). Nhiệt độ thấp cũng ảnh
hưởng đến quá trình khai thác mủ và sinh trưởng của cây. Nhiệt độ dưới 180C ảnh
hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại. Nếu dưới
100C hạt mất sức nảy mầm, nếu dưới 50C thì cây bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh
sinh trưởng bị khô, cây chết. Còn trên 300C, mủ chóng đông hoặc có thể đông ngay
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
trên miệng cạo và gây hiện tượng khô mủ. Ở nước ta, các tỉnh phía Nam trồng cao su
là thích hợp nhất.
- Lượng mưa và độ ẩm không khí: Cây cao su cần nhiều nước, nên đòi hỏi cần
có lượng nước mưa hàng năm cao.Cây cao su có thể trồng được ở các vùng dất có
lượng mưa từ 1500 - 2500mm/năm, lượng mưa phân bổ đều trong năm thì cây sẽ phát
triển tốt nhất, ngược lại, lượng mưa phân bổ không đều trong năm sẽ ảnh hưởng lớn
đến sản lượng, số ngày mưa thích hợp nhất là từ 100 - 150 ngày. Về tính chất thì cây
cao su yêu cầu mưa nhiều trận, mưa vào buổi chiều. Cây cao su cần nước nhưng không
chịu được sự úng nước và gió. Cao su có thể chịu hạn được 4 - 5 tháng tuy nhiên sản
lượng sẽ bị giảm. Độ ẩm không khí có thể tương quan thuận với dòng chảy mủ khi
khai thác, vì vậy yêu cầu độ ẩm tối thiểu là 75% trở lên.
- Gió: Cây cao su ưu lặng gió. Nếu có gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi của
lá, trong mủ tăng lên, cành thân dễ gãy, sản lượng mủ thấp, phát triển tốt ở điều kiện
gió nhẹ với mức độ thích hợp nhất là từ 1 - 3m/s.
- Giờ chiếu sáng và sương mù: Cây cao su thuộc loại cây trung tính. Nếu thời
gian khác nhau thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau. Giờ chiếu áng ảnh hưởng
đến cường độ quang hợp, ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây. Giờ
chiếu sáng tốt cho cây cao su bình quân là từ 1800 - 2800 giờ/năm và tối thiểu là
khoảng 1600 - 1700giờ/năm. Sương mù nhiều cũng gây khi hậu ẩm ướt tạo nấm bệnh
phát triển và một số loại bệnh khác.
- Đất đai: Cây cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu có lý hóa tính của đất cao.
Về hóa tính phải là đất tốt, nhiều mùn giàu N, P, K, có độ pH thích hợp là từ 4.5 - 5.5,
nếu lớn hơn 6.5 thì đất quá nhiều bazơ, có thể gây độc hại cho cây cao su. Về lý tính
yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây cao su còn yêu cầu mực nước ngầm thấp,
do rễ trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sâu, mực nước ngầm sâu > 1m, nơi có độ cao của
mặt đất so với mực nước biển là 200m là tốt nhất.
- Độ dốc: Độ dốc của đất liên quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì
xói mòn càng mạnh khiến cho dinh dưỡng trong đất nhất là lớp đất mặt sớm bị rửa trôi
nhanh chóng. Khi trồng cây cao su trên địa hình này, cần phải xây dựng một hệ thống
bảo vệ đất chống xói mòn như hệ thống đê, mương,... Bên cạnh đó, đất dốc cũng gây
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ nên tốt nhất, nếu có thể lựa
chọn thì nên chọn đất trồng cao su ít dốc.
Nhận thức được vấn đề này, trong việc phát triển cây cao su ở trên địa bàn đã
chú ý đến độ dốc: Đối với những vùng đất có độ dốc dưới 100 thì trồng theo hàng
ngang (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m), với đất có độ dốc trên 100 thì trồng theo
đường đồng mức để giảm thiểu tác động của gió bão ảnh hưởng tới sự phát triển của
cây. Ngoài ra, với khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng khí hậu
trung du núi thấp, có nhiệt độ trung bình năm là 250C; tầng đất dày > 120 cm, lượng
mưa trung bình năm: 1.500 - 2.500 mm/năm, số ngày mưa bình quân năm: 150 ngày; số
giờ nắng cả năm: 2.266 giờ là điều kiện thích hợp cho cây cao su phát triển.
1.1.2. Đặc điểm quá trình sản xuất cây cao su
Do cây cao su có chu kì sống dài trên 30 năm, nên đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu
lớn, thời gian đầu tư ban đầu ( kiến thiết cơ bản) kéo dài nhiều năm (từ 5 - 7 năm) cho
nên tất cả các khâu trong công tác trồng, chuẩn bị cũng như khai thác cần được thực
hiện chu đáo và theo đúng quy trình, và nó được chia thành 2 thời kỳ, đó là thời kì
kiến thiết cơ bản và thời kì kinh doanh.
Và trước khi đi vào 2 thời kì của quá trình sản xuất cây cao su, thì cây cao su
còn cần phải trải qua giai đoạn cây con trong vườn ươm. Giai đoạn này bắt đầu và kéo
dài từ khi gieo hạt cho đến lức xuất khỏi vườn ươm, có thể kéo dài từ 6 - 24 tháng. Ở
giai đoạn này, cây con cần phải được chăm sóc cẩn thận và tăng trưởng phát triển theo
những tiêu chuẩn về chiều cao, đặc biệt là tốc độ phát triển tầng lá và đường kính thân
là hai chỉ tiêu quan trọng để xác định mức sinh trưởng của cây con trong thời kì này.
- Thời kì kiến thiết cơ bản (KTCB) : Giai đoạn này được tính từ khi cây con
được trồng đại trà cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ, nó kéo dài từ 5 - 7 năm. Đây là
thời gian cần thiết để vành thân cây cao su đạt được 50cm đo cách mặt đất 1m. Tùy
theo điều kiện chăm sóc, giống, điều kiện sinh thái của từng vùng ở Việt Nam mà có
thời gian KTCB khác nhau. Thời gian cơ bản là từ 6 - 7 năm, tuy nhiên, với điều kiện
chăm sóc và quản lý đúng quy trình, chọn giống, vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút
ngắn thời gian kiến thiết cơ bản xuống 6 tháng đến 1 năm. Đây là thời kỳ tốn nhiều chi
phí đầu tư nhất, đặc biệt là những năm đầu thời kì phải đầu tư nhiều cho giống cây và
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
công lao động chăm sóc cũng như phân bón. Những năm tiếp theo thì chi phí đầu tư
thấp hơn vì cây đã bước vào giai đoạn ổn định. Tuy nhiên, đến năm cuối cùng của thời
kì KTCB thì chi phí đầu tư phân bón lại tăng lên vì đây là giai đoạn quyết định năng
suất của cây trong thời kỳ kinh doanh.
- Thời kỳ kinh doanh (TKKD) : Đây là giai đoạn dài nhất được tính từ khi cây
có thể khai thác mủ cho đến khi cây bị thanh lý. Cây cao su được khai thác khi có trên
50% tổng số cây có vành thân >= 50cm. Giai đoạn kinh doanh có thể kéo dài từ 20 30 năm. Giai đoạn này cây vẫn tiếp tục sinh trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so
với thời kỳ KTCB. Trong thời kỳ này, cây bắt đầu cho sản phẩm nên người sản xuất
cũng bắt đầu có doanh thu. Tuy nhiên, để năng suất khai thác không ngừng tăng lên thì
cũng cần phải chú ý đến giống, chế độ khai thác và chăm sóc, cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng. Vì vậy, suốt thời kỳ này phải không ngừng bón phân cho cây, đây là một
khoản chi phí đáng kể trong quá trình sản xuất.
1.1.3. Vai trò của cây cao su đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp
Hiện nay, mủ cao su đã trở thành một trong 4 nguyên liệu chính của nhiều
ngành công nghiệp trên thế giới, chỉ đứng sau gang, thép, than đá và dầu mỏ. Nhận
thức cây cao su là một cây chủ lực mũi nhọn về kinh tế của đất nước nên sự nghiệp
phát triển của cao su luôn được Chính phủ chú trọng và đặt lên hàng đầu, tạo sự phát
triển của cây cao su. Đặc biệt việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đã cuốn hút các
thành phần kinh tế khác đầu tư cho cây cao su với đủ tất cả các loại hình doanh nghiệp
như cao su liên doanh, công ty cổ phần, công ty liên doanh,... Sự phát triển của cây cao
su gắn liền với sự phát triển của kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải
quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động ở các vùng nông thôn miền núi, nơi mà
điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, gặp nhiều khó khăn.
Là một loại cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất gò đồi, khó khăn,
nghèo nàn,... Vì thế, ngoài việc tận dụng được những vùng diện tích đất cằn thì việc
trồng, chăm sóc và khai thác đối với cây cao su là một trong những quá trình đem đến
nhiều lợi ích cho người dân địa phương sống trong vùng đó như là tạo công ăn việc
làm cho người lao động trong thời gian nhàn rỗi, mang đến một nguồn thu nhập ổn
định cho người dân trồng cây cao su. Bên cạnh đó, người dân còn có thể kết hợp trồng
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
xen canh cây cao su với một số loại cây trồng hữu ích, chăn nuôi gia súc, nuôi cá,...
vừa có thể tận dụng đất, vừa thêm được một khoản thu nhập bổ sung vào tổng thu
nhập của gia đình. Có thể thấy những lợi ích rất rõ từ những vùng trồng cây cao su ở
một số tỉnh Nam Bộ , Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung,
rồi ra mãi vùng Tây Bắc khi mà trước đây với nhiều diện tích đồi núi trọc thì giờ đây
đã được phủ xanh đồi đất trống, đồi núi trọc bằng một màu xanh bạt ngàn của cây cao
su. Cây cao su còn giúp cho nhiều người nông dân trở thành những người công nhân
với tư duy sản xuất hiện đại. Đời sống của người dân trong khu vực trồng cây cao su
cũng được nâng cao rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây cao
su. Thân phận của cây cao su đã được khẳng định là một nhân tố trọng, tạo tiền đề góp
phần cho những giải pháp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và an sinh
xã hội.
Như vậy, có thể nói cây cao su đã góp một phần không nhỏ trong quá trình phát
triển nông thôn và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.4. Ứng dụng của cây cao su
Không thể phủ nhận rằng, ngày nay cao su đã trở thành một vật liệu không thể
thiếu trong cuộc sống của chúng ta hiện nay,nó hầu như tồn tại ở mọi nơi xung quanh
chúng ta với nhiều công dụng khác nhau. Theo như tính toán sơ bộ thì hiện nay cao su
có đến hơn 50000 công dụng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong công nghiệp và
trong đời sống hằng ngày.
Mủ cao su là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng, đặc
biệt là sản xuất săm lốp xe (chiếm hơn 70% sản lượng cao su thế giới), hay là các vật
liệu chống mài mòn, các thiết bị hàng không, các thiết bị kĩ thuật trong xe hơi, dây
điện,... Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để sản xuất các dụng cụ y tế như găng tay,
ống truyền máu, hay các dụng cụ gia đình, vật dụng thể thao...
Ngoài sản phẩm chính là mủ thì gỗ cao su còn được sử dụng trong công
nghiệp chế biến gỗ và xây dựng. Hạt cao su còn được làm giống , làm nguyên liệu
tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóa chất sơn và các loại phụ liệu khác. Và theo như nghiên
cứu của Tổng cục Cao su Malaysia, thì cây cao su còn có thêm nhiều ứng dụng mới,
ví dụ như lá cao su còn có thể được chuyển thành nguồn thu nhập cho người trồng
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
cao su khi mà kết quả nghiên cứu cho chúng ta còn có thể sử dụng xương lá cao su
sau khi hong khô có thể được uốn thành các loại hoa trang trí tuyệt đẹp để trong nhà,
hoặc là sử dụng một chất được gọi là li-nhin(lignin) - một chất gỗ trong lá cao su để
làm nhiên liệu tái tạo, một chất khác trong trong mủ cao su được gọi là sugar hay
quebrachitol có thể được trích ly và sử dụng để bào chế thực phẩm chức năng. Hạt
cao su cũng có giá trị cao trong công nghiệp khi nó được dùng để chế tạo sơ điện di,
ép dầu làm xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt, nhân hạt cao su làm thức ăn
cho cá và vỏ hạt cao su để chế than hoặc tính làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp. Và ý
tưởng dùng cao su thay nhựa để làm bề mặt đường giao thông bắt nguồn từ việc Thái
Lan đang khủng hoảng thừa cao su, nên họ quyết tìm đầu ra cho cao su bằng cách sử
dụng cao su để làm mặt đường...
Ngoài ra, cây cao su còn có vai trò trong việc bảo vệ môi trường sinh thái,
chống xói mòn, phủ xanh đồi trống đất trọc, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữu độ ẩm và cản
gió cho vùng sinh thái.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su
Thông thường người ta phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất thành các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, hay còn gọi là nhân tố vĩ mô
và nhân tố vi mô, các nhân tố vĩ mô là các nhân tố mà chúng ta không thể điều chỉnh
và kiểm soát được, còn các nhân tố vi mô là các nhân tố có thể kiểm soát và điều
chỉnh được.
1.1.5.1. Các nhân tố vĩ mô
Nhân tố vĩ mô là các nhân tố mà chúng ta không thể kiểm soát được, nó tác
động liên tục đến hoạt động sản xuất theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo cơ hội
vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu. Hoạt động sản xuất đòi hỏi phải thường
xuyên nắm bắt các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó
đến hoạt động sản xuất.
Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố về chính sách của Nhà nước, cơ
sở hạ tầng, sự phát triển của hệ thống dịch vụ, cung - cầu (hay còn gọi là thị trường) và
giá cả trên thị trường, đây là những nhân tố mà chúng ta không thể kiểm soát được
đồng thời nó có tác động chung đến tất cả những người sản xuất.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
- Chính sách của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện
nay thì nguy cơ dẫn đến thất bại thị trường là rất lớn. Nhằm tránh những tổn thất này
cần phải có sự định hướng của nhà nước, đó là những chính sách Nhà nước sử dụng.
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra nông sản đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho toàn
xã hội. Việc ổn định nông nghiệp là cơ sở quan trọng thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô
của đất nước. Mà như ta biết, nông sản là sản phẩm đầu tiên của chuỗi hàng lấy nông
sản đó làm nguyên liệu. Vì thế, nông nghiệp phát triển kéo theo phát triển của hệ thống
các ngành hàng liên quan, góp phần tăng giá trị hàng hóa, giải quyết việc làm và tăng
thu nhập, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên nên thường gặp những rủi ro, trình độ dân trí lại không cao nên
khả năng tiếp cận với nền kinh tế thị trường còn kém
- Cơ sở hạ tầng: Hiện nay vẫn còn nhiều vùng nông thôn đang gặp nhiều khó
khăn trở ngại về cơ sở hạ tầng như thiếu nước, đường xá xuống cấp, xa trung tâm, chí
phí đi lại cao, không tiếp cận được với thị trường cũng như thông tin. Và trong đó giao
thông vận tải được xem là điều kiện để nâng cao sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn. Nếu giao thông vận tải gặp nhiều khó khăn thì sẽ cản trở rất nhiều đến sản
xuất nông nghiệp như giá cả đầu vào thì cao và giá đầu ra thì thấp, các sản phẩm có
giá trị cao nếu không được vận chuyển kịp thời thì sẽ bị hỏng. Cây cao su lại lại có đặc
điểm là trồng tập trung, thường trồng trên những vùng gò đồi nên việc bố trí kết cấu hạ
tầng phải phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần giảm rủi ro cho
người trồng. Vì vậy, cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến
hiệu quả sản xuất. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì trước tiên phải phát
triển cơ sở hạ tầng.
- Sự phát triển của hệ thống dịch vụ: Sự phát triển của hệ thống dịch vụ sẽ hỗ
trợ rất lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người sản xuất. Đối với các yếu tố
đầu vào thì sự phát triển của hệ thống dịch vụ sẽ là cơ sở cho việc giảm khoảng chênh
lệch giá giữa khâu trung gian và cũng là điều kiện cho việc giảm chi phí sản xuất, là
yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, các dịch vụ khuyến nông cũng
sẽ là trung gian đưa những tiến bộ khoa học kĩ thuật đến với người dân, góp phần nâng
cao trình độ kỹ thuật của người dân. Còn đối với các yếu tố đầu ra thì vai trò của hệ
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
thống thu mua, chế biến và mạng lưới trung gian trong phân phối sản phẩm là hết sức
quan trọng, họ sẽ là cầu nối đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Đặc biệt trong
quá trình trao đổi hàng hóa, một số vùng sản xuất chuyên canh đã và đang trở thành
các vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến.
- Thị trường (cung - cầu): Là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó quyết
định đến quá trình tái sản xuất và mở rộng quy mô, nó còn quyết định tốc độ tiêu thụ,
tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm để từ đó tác động đến hiệu quả của hoạt động sản
xuất, là khâu trung gian cần thiết giữa người mua và người bán. Việc xác định thị
trường cho đầu ra của sản phẩm là vấn đề mà các nhà sản xuất luôn đặt ra để xác định
cho mình một mục tiêu và kế hoạch đúng đắn.
- Giá cả: Yếu tố này luôn là vấn đề được các nhà sản xuất quan tâm hàng đầu vì
giá cả của các yêu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
quyết định sản xuất của người dân, nó là bộ phận cấu thành nên chi phí và kết quả của
hoạt động sản xuất. Và sự biến động của giá cả các yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến
thu nhập của người dân qua các năm cũng như kế hoạch của người dân.
1.1.5.2. Các nhân tố vi mô
- Tài chính (Vốn): Đây là một trong những nhân tố quan trọng và cần thiết đối
với hoạt động sản xuất, đặc biệt là đối với sản xuất cây cao su vì nó ảnh hưởng rất lớn
đến năng xuất của cây và hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất. Cây cao su là loại cây công
nghiệp lâu năm, cần được đầu tư đúng lúc và kịp thời nhất là trong thời kỳ KTCB, khi
chưa có thu nhập mà thời gian đầu tư cho cây này thì lại kéo dài, chi phí đầu tư ban
đầu lớn giàn trải qua từng năm, vòng quay vốn lại chậm, thời gian thu hồi vốn dài và
đôi khi có thể làm cho nhà sản xuất nản lòng. Trong khi đó, những hộ sản xuất cao su
tiểu điền thì khả năng về vốn vẫn còn rất hạn chế.
- Con người (Lao động): Nguồn lao động cũng là một phần chính yếu ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất, là nhân tố tạo ra của cải vật chất cho
toàn xã hội. Trong hoạt động sản xuất cao su thì không cần đòi hỏi đội ngũ lao động có
trình độ cao mà chỉ cần có chất lượng, am hiểu về kĩ thuật, có trình độ chuyên môn và
trình độ tay nghề cao. Vì sản xuất cao su chủ yếu là sản xuất tiểu điền nên lao động
chủ yêu là lao động gia đình và thuê ngoài là người dân địa phương. Việc đáp ứng đủ
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GVHD: ThS. NGUYỄN LÊ HIỆP
số lượng và chất lượng đội ngũ lao động là một trong những yêu cầu cơ bản của người
sản xuất cao su.
-Tổ chức sản xuất: Đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai của từng vùng và
tránh việc lãng phí tài nguyên đất, bởi vì cha ông ta đã có câu: “ Tấc đất tấc vàng”,
vì vậy việc quy hoach, nghiên cứu tổ chức sản xuất là rất quan trọng trong điều
kiện đất đai có hạn và ngày càng bị thu hẹp như hiện nay. Ngoài ra, việc bố trí sản
xuất cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn bởi vì nó sẽ góp phần đảm bảo chất lượng
cũng như chi phí trong quá trình vận chuyển mủ cao su. Bên cạnh đó, quá trình sản
xuất cao su cũng đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, quy trình kĩ thuật canh tác và
công nghệ chế biến phức tạp nên việc bố trí, quản lý lại càng có ý nghĩa trong sản
xuất kinh doanh.
- Mức độ đầu tư thâm canh: Là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng
sản lượng trong nông nghiệp bằng cách nâng cao độ phì nhiêu thông qua việc đầu
tư thêm vốn và kĩ thuật mới vào quá trình hoạt động sản xuất. Với hiện trạng quỹ
đất ngày càng bị thu hẹp, tình trạng thiếu nông phẩm và sự cạnh tranh khốc liệt
của cơ chế thị trường như hiện nay thì mức độ đầu tư thâm canh càng có ý nghĩa
hơn. Nhưng bên cạnh đó, ngoài việc đầu tư thâm canh thì vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái và tài nguyên cũng cần phải được chú trọng nhằm phát triển một
cách bền vững.
- Mức độ tập trung hóa sản xuất: Là sự kết hợp của các yếu tố như: vốn,
đất đai, lao động và tư liệu sản xuất để nâng cao quy mô sản xuất sản phẩm. Nó
có thể diễn ra theo chiều rộng hoặc chiều sâu. Tập trung hóa trong nông nghiệp
trước hết phải là quá trình tập trung hóa về ruộng đất. Mức độ tập trung hóa về
ruộng đất lại phụ thuộc vào các yếu tố như chính sách của nhà nước, trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động trong xã hội, trình độ tổ chức
của chủ thể quản lý. Và tập trung ruộng đất lại gắn liền với việc tập trung các yếu
tố sản xuất như lao động và tư liệu sản xuất phối hợp một cách chặt chẽ nhất để
có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THIÊN TRANG
14