VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HIÊN
NHẬN THỨC XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY VỚI
HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ MẠNH LỢI
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của giảng
viên hướng dẫn PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề
tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
trước đây. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập và xử lý cách chân thực và khách quan
bởi người nghiên cứu.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng.
Tác giả
Nguyễn Thị Hiên
LỜI TRI ÂN
Nhìn lại chặng đường hai năm đào tạo trên giảng đường Cao học tại Học viện,
với những hoa trái của tri thức, con xin được chân thành bày tỏ tấm lòng tri ân đến Ba
Mẹ, quý Thầy cô, quý Dì, quý ân nhân, đồng nghiệp và tất cả các học viên đã cùng
đồng hành trong suốt chặng đường vừa qua.
Trước hết con xin được cúi đầu tri ân đại gia đình mình, đặc biệt là Bố Mẹ và
các em đã luôn ủng hộ, thương yêu và hy sinh tất cả cho con đường học của con. Dù
chặng đường có nhiều thử thách và khó khăn nhưng với sự đồng lòng, con có thể đi
đến cuối của chặng đường học thức này.
Tiếp đến, con cũng xin được chân thành tri ân quý Thầy cô tại Học viện đã
không ngừng truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cần thiết làm hành trang cho sự
nghiệp và cuộc sống của hiện tại và tương lai.
Đặc biệt, con xin hết lòng tri ân Thầy PGS.TS Vũ Mạnh Lợi, là người hướng
dẫn khoa học, Thầy đã có những góp ý và định hướng giá trị về mặt phương pháp luận
và phương pháp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến các Anh/Chị đồng nghiệp,
các Nghiên cứu viên của Viện IRED đã đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt
để bản thân có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất có thể.
Con xin được chân thành tri ân Quý Dì trong ban điều hành quỹ Học bổng Xã
Hội Học cùng quý ân nhân đã đón nhận, yêu thương và nâng đỡ con trong suốt những
ngày tháng qua.
Người đã luôn âm thầm động viên, giải đáp những thắc mắc, đưa ra lời khuyên
cũng như giúp đỡ con trong việc tiếp cận tài liệu trong quá trình thực hiện khóa luận con xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Xuân Nghĩa, thầy Phạm Như Hồ.
Nhân đây, xin được cám ơn anh Nguyễn Đức Huân, anh Trần Quốc Oai, bạn
Thanh Lan, em Thùy Trang đã nhiệt tình giúp đỡ cách này cách khác, đặc biệt trong quá
trình khảo sát thực địa và phỏng vấn sâu. Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến các bạn
trẻ là học sinh, sinh viên, nhân viên, công nhân trên khắp Tp. HCM đã nhiệt tình tham gia
trả lời bảng hỏi khảo sát và phỏng vấn sâu, cung cấp thông tin giúp tôi có đủ cơ sở dữ liệu
một cách khách quan và hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất có thể.
Cuối cùng xin cám ơn tập thể lớp Cao học Xã Hội Học khóa 05 đợt 02 đã đồng
hành cùng tôi trong suốt hai năm học qua, cùng động viên và chia sẻ với nhau trong
suốt quá trình học và thực hiện luận văn.
Xin mãi khắc sâu vào khối óc và con tim tình yêu thương và tấm lòng của mọi
người dành cho tôi.
Tp. HCM, tháng 7, năm 2016
Học viên, Nguyễn Thị Hiên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: NHẬN THỨC XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG
GIỚI VÀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH ............................................................. 24
1.1.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu của đề tài ...................................................... 24
1.2.
tính
Nhận thức khái quát của giới trẻ về Hôn nhân đồng giới và Chuyển đổi giới
............................................................................................................................................................. 26
1.3.
Nhận thức của giới trẻ về một số khía cạnh cụ thể của Hôn nhân đồng giới
và Chuyển đổi giới tính ............................................................................................ 30
Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC XÃ HỘI CỦA
GIỚI TRẺ ........................................................................................................ 44
2.1.
Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức xã hội của giới trẻ ........... 44
2.2.
Nhóm yếu tố truyền thông...................................................................... 45
2.3.
Nhóm yếu tố trải nghiệm ....................................................................... 46
2.4.
Nhóm yếu tố cộng đồng giới tính thứ ba ................................................. 47
2.5.
Nhóm yếu tố tôn giáo ............................................................................ 49
2.6.
Nhóm yếu tố khác ................................................................................. 51
Chương 3: TIẾN TRÌNH NHẬN THỨC XÃ HỘI VÀ SỰ KIẾN TẠO XÃ HỘI
VỀ NHẬN THỨC ............................................................................................ 53
3.1.
Tiến trình nhận thức xã hội về giới tính thứ ba ........................................ 53
3.2.
Sự kiến tạo xã hội về nhận thức .............................................................. 58
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 80
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐGT:
Chuyển Đổi Giới Tính
CĐ/ĐH:
Cao Đẳng/ Đại Học
GD:
Giáo Dục
HS:
Học Sinh
HNĐG:
Hôn Nhân Đồng Giới
Kqt:
Không quan tâm
LGBT:
Lessbian, Gay, Bisexual , Trangender (Đồng tính nữ, đồng
tính nam, lưỡng tính, chuyển giới)
NV:
Nhân Viên
SV:
Sinh Viên
SSM:
Same sex Marriage (Hôn nhân cùng giới tính)
THPT:
Trung Học Phổ Thông
TC:
Thiên Chúa
Tp. HCM:
Thành phố Hồ Chí Minh
VN:
Việt Nam
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, BOX
Bảng 1.1: Bảng mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu định lượng ....................................... 25
Bảng 1.2: Bảng mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu định tính .......................................... 26
Bảng 1.3: Sự quan tâm đến HNĐG và CĐGT theo giới tính (đơn vị: %) .................... 27
Bảng 1.4: Ma trận phân tích nhân tố nhận định của giới trẻ về CĐGT ........................ 33
Bảng 1.5: Phân tích nhân tố khám phá về nhận định của giới trẻ về HNĐG ................ 38
Bảng 2.6: Các yếu tố tác động đến nhận thức xã hội của giới trẻ về CĐGT và HNĐG
(đơn vị: %) ..................................................................................................................... 44
Bảng 1.7: Sự quan tâm đến HNĐG theo quê quán (đơn vị: %) ...................................... 1
Bảng 1.8: Sự quan tâm đến HNĐG theo số năm sống tại TP.HCM (đơn vị: %) ............ 2
Bảng 1.9: Nhận thức ảnh hưởng xã hội theo trình độ học vấn (đơn vị:%) ..................... 3
Bảng 1.10: Nhận thức ảnh hưởng xã hội theo số năm sống tại Tp.HCM (đơn vị:%) ..... 3
Bảng 1.11: Nhận thức ảnh hưởng xã hội theo xu hướng nhận thức (đơn vị: %) ............ 4
Bảng 1.12: Nhận thức ảnh hưởng xã hội theo quê quán (đơn vị:%) ............................... 4
Bảng 1.13: Nhóm nghề nghiệp theo nhóm tuổi (đơn vị: %) ........................................... 5
Bảng 1.14: Nhận thức ảnh hưởng xã hội theo độ tuổi (đơn vị:%) .................................. 5
Bảng 1.15: Xu hướng tác động theo sự quan tâm (đơn vị:%) ......................................... 6
Bảng 1.16: Nhận thức ảnh hưởng cá nhân theo xu hướng nhận thức tác động (đơn vị:
%)..................................................................................................................................... 7
Bảng 1.17: Nhận thức xu hướng giới tính theo nhận định tác động của CĐGT (đơn
vị:%) ................................................................................................................................ 8
Bảng 1.18: Nhận thức xu hướng giới tính theo nhóm tuổi (đơn vị:%) ........................... 9
Bảng 1.19: Nhận thức xu hướng giới tính theo nghề nghiệp (đơn vị:%) ........................ 9
Bảng 1.20: Nhận thức xu hướng giới tính theo quê quán (đơn vị:%) ............................. 9
Bảng 1.21: Nguyên nhân CĐGT theo số năm sống tại Tp.HCM (đơn vị: %) .............. 10
Bảng 1.22: Nguyên nhân CĐGT theo nhóm nghề (đơn vị: %) ..................................... 11
Bảng 1.23: Nguyên nhân CĐGT theo nhận định tác động xã hội của CĐGT (đơn vị:
%)................................................................................................................................... 11
Bảng 1.24: Quan điểm của giới trẻ về một số vấn đề liên quan đến CĐGT ................. 11
Bảng 1.25: Hệ số Cronbach’s Alpha CĐGT lần đầu tiên ............................................. 12
Bảng 1.26: Hệ số Cronbach’s Alpha CĐGT lần thứ 2 .................................................. 13
Bảng 1.27: Phân tích nhân tố CĐGT khám phá lần 1 ................................................... 13
Bảng 1.28: Phân tích nhân tố CĐGT khám phá lần 2 ................................................... 14
Bảng 1.29: Nhận đình về CĐGT theo tôn giáo ............................................................. 15
Bảng 1.30: Nhận định về CĐGT theo nhóm nghề Kiểm định Kruskal-Wallis ............. 15
Bảng 1.31: Nhận định về CĐGT theo giới tính (ghi chú: N = 283) .............................. 15
Bảng 1.32: Nhận định về CĐGT theo tác động xã hội của CĐGT (ghi chú: N =293) . 15
Bảng 1.33: Nhận định về CĐGT theo trình độ học vấn (ghi chú: N = 294) ................. 16
Bảng 1.34: Ý kiến đưa giới tính thứ ba vào GD trong nhà trường theo sự quan tâm đến
CĐGT (đơn vị: %) ......................................................................................................... 18
Bảng 1.35: Mối tương quan giữa nhận định về CĐGT và ý kiến đưa vào GD trong
trường học (Ghi chú: N =261) ....................................................................................... 18
Bảng 1.36: Thần tượng thuộc giới tính thứ ba theo nhận thức tác động xã hội của
CĐGT (đơn vị: %) ......................................................................................................... 19
Bảng 1.37: Thần tượng thuộc giới tính thứ ba theo tôn giáo (đơn vị: %) ..................... 19
Bảng 1.38: Ý kiến VN công nhận HNĐG theo ý kiến về sự kiện của Mỹ (đơn vị: %) 20
Bảng 1.39: Ý kiến VN công nhận HNĐG theo sự tự tin am hiểu về HNĐG ............... 20
Bảng 1.40: Ý kiến VN công nhận HNĐG theo ý kiến về sự kiện của Mỹ (đơn vị: %) 20
Bảng 1.41: Ý kiến VN công nhận HNĐG theo sự tự tin am hiểu về HNĐG ............... 21
Bảng 1.42: Cảm nhận về hiện tượng theo nhận định về tác động xã hội của HNĐG
(đơn vị: %) ..................................................................................................................... 22
Bảng 1.43: Quan điểm của giới trẻ về một số vấn đề liên quan đến HNĐG ................ 22
Bảng 1.44: Hệ số Cronbach’s Alpha HNĐG lần thứ 1 (α = 0,683) .............................. 23
Bảng 1.45: Hệ số Cronbach’s Alpha HNĐG lần thứ 2 (α = 0,818) .............................. 24
Bảng 1.46: Phân tích nhân tố CĐGT khám phá lần 1 ................................................... 25
Bảng 1.47: Nhận định về HNĐG theo trình độ học vấn (Ghi chú: N = 295)................ 25
Bảng 1.48: Nhận định về HNĐG theo nhóm nghề (Ghi chú: N = 297) ........................ 25
Bảng 1.49: Nhận định về các khía cạnh của HNĐG theo giới tính .............................. 26
Bảng 1.50: Nhận định về HNĐG theo quê quán (Ghi chú N = 295) ............................ 26
Bảng 1.51: Nhận định về HNĐG theo tôn giáo (Ghi chú: N = 293) ............................. 26
Bảng 1.52: Nhận định về HNĐG theo đánh giá tác động của HNĐG .......................... 27
Bảng 1.53: Ý kiến về sự kiện Mỹ thông qua luật HNĐG theo sự quan tâm đến HNĐG
(đơn vị: %) ..................................................................................................................... 29
Bảng 1.54: Ý kiến về sự kiện Mỹ thông qua luật HNĐG theo nhận định tác động xã
hội của HNĐG (đơn vị: %)............................................................................................ 29
Bảng 1.55: Ý kiến sự kiện Mỹ thông qua luật HNĐG theo nhóm nghề (đơn vị: %) .... 30
Bảng 1.56: Ý kiến về sự kiện Mỹ thông qua luật HNĐG theo quan điểm về VN thông
qua CĐGT (đơn vị: %) (Ghi chú: N = 282) ................................................................. 31
Bảng 1.57: Ý kiến VN công nhận HNĐG theo ý kiến về sự kiện của Mỹ (đơn vị: %) 31
Bảng 1.58: Ý kiến VN công nhận HNĐG theo sự tự tin am hiểu về HNĐG (đơn vị: %)32
Biểu đồ 1.1: Sự quan tâm đến HNĐG và CĐGT theo nhóm nghề (đơn vị: %)…..........1
Biểu đồ 1.2: Sự tin tin am hiểu theo nhóm tuổi (đơn vị:%) ............................................ 2
Biểu đồ 1.3: Nhận thức về ảnh hưởng xã hội của CĐGT và HNĐG (đơn vị:%) ............ 2
Biểu đồ 1.4: Nhận thức xu hướng tác động (đơn vị: %) (Ghi chú: N = 299) ................. 5
Biểu đồ 1.5: Nhận thức ảnh hưởng cá nhân (đơn vị:%) .................................................. 6
Biểu đồ 1.6: Sự thay đổi nhận thức theo thời gian (đơn vị: %)(Ghi chú: N = 301) ........ 7
Biểu đồ 1.7: Nhận biết về số lượng giới tính (đơn vị: %) (N1= 298; N2 = 288).............. 8
Biểu đồ 1.8: Động cơ xã hội của vấn đề chuyển đổi giới tính (đơn vị:%) .................... 10
Biểu đồ 1.9: Nguyên nhân CĐGT theo tôn giáo (đơn vị: %) ........................................ 10
Biểu đồ 1.10: Phản ứng khi có người trong gia đình CĐGT (đơn vị: %) ..................... 16
Biểu đồ 1.13: Ý kiến đưa vấn đề giới tính thứ ba vào chương trình GD chính thức (đơn
vị: %) (Ghi chú: N = 298).............................................................................................. 17
Biểu đồ 1.14: Tỷ lệ thần tượng thuộc giới tính thứ ba (đơn vị: %) ( N = 295) ............. 18
Biểu đồ 1.15: Ý kiến về sự kiện VN công nhận CĐGT (đơn vị: %) (N =298) ............. 19
Biểu đồ 1.16: Cảm nhận về hiện tượng các cặp đồng giới chung sống và kết hôn (đơn
vị: %) (ghi chú: N = 297) .............................................................................................. 21
Biểu đồ 1.17: Phản ứng theo nguyên nhân CĐGT (đơn vị: %) (Ghi chú: N = 266) ..... 21
Biểu đồ 1.18: Cảm nhận về hiện tượng theo quê quán (đơn vị: %) .............................. 22
Biểu đồ 1.19: Nguyên nhân xu hướng ủng hộ HNĐG (đơn vị: %) ............................... 27
Biểu đồ 1.20: Nguyên nhân phản đối HNĐG (đơn vị: %) ............................................ 28
Biểu đồ 1.21: Nguyên nhân của xu hướng trung lập đối với HNĐG (đơn vị: %) ........ 28
Biểu đồ 1.22: Ý kiến của giới trẻ VN về sự kiện Mỹ thông qua luật HNĐG (đơn vị: %)
(Ghi chú: N = 295) ....................................................................................................... 29
Biểu đồ 1.23: Ý kiến về sự kiện Mỹ thông qua luật HNĐG theo tôn giáo (đơn vị: %) 30
Biểu đồ 1.24: Ý kiến về sự kiện Mỹ thông qua luật HNĐG theo số năm sống tại
Tp.HCM (đơn vị: %) (Ghi chú: N = 281) .................................................................... 30
Biểu đồ 1.25: Ý kiến về việc Mỹ thông qua luật HNĐG theo Giới tính (đơn vị: %)
(Ghi chú: N = 282) ....................................................................................................... 31
Biểu đồ 1.26: Ý kiến về thời điểm hiện nay để VN công nhận HNĐG (đơn vị:%)(N =
292) ................................................................................................................................ 31
Biểu đồ 2.1: Các yếu tố tác động đến nhận thức xã hội của giới trẻ, sắp xếp theo thứ tự
ưu tiên (đơn vị %) .......................................................................................................... 33
Hình 1.1: Khung phân tích……………………………………………………………21
Box 1.1: Minh họa về nhận định với tình huống có thành viên trong gia đình muốn
CĐGT 33
Box 1.2: Minh họa về sự tác động của tôn giáo đến nhận định của giới trẻ về HNĐG 34
Box 1.3:Một xu hướng quan điểm trong giới trẻ hiện nay về HNĐG .......................... 34
Box 2.1: Chia sẻ trải nghiệm cá nhân về tình cảm đồng giới ........................................ 35
Box 2.2: Minh họa về quan điểm của người trong cuộc tác động đến nhận thức của
người ngoài cuộc. .......................................................................................................... 35
Box 2.3: Trường hợp minh họa cho tác động của tôn giáo lên nhận thức và hành vi của
con người ....................................................................................................................... 36
Box 3.1: Minh họa về một trào lưu tình yêu đồng giới trong giới trẻ hiện nay ............ 37
Box 3.2: Minh họa quan điểm của người trong và ngoài cuộc về xu hướng tình yêu
đồng giới ........................................................................................................................ 37
Box 3.3: Minh họa về tác động của gia đình ................................................................. 38
Box 3.4: Minh họa về quan điểm của người trong và ngoài cuộc về cái nhìn của xã hội
đối với người đồng tính ................................................................................................. 39
Box 3.5: Minh họa về tác động của gia đình đối với sự kiến tạo xã hội về nhận thức . 39
Box 3.6: Minh họa về tác động của cộng đồng giới tính thứ ba đối với sự kiến tạo xã
hội về nhận thức ............................................................................................................ 40
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 26 tháng 06 năm 2015, nước Mỹ đã thông qua luật hôn nhân đồng giới ở
toàn bộ 50 tiểu bang. Nhân dịp này, tổng thống Obama đã phát biểu tại Nhà Trắng:
“Đây là một thắng lợi của nước Mỹ” [2]. Có thể nói, sự kiện này không chỉ là của
riêng nước Mỹ mà còn đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thay đổi nhận thức và
thái độ của xã hội với các vấn đề thuộc giới tính thứ ba trên toàn thế giới. Bằng chứng
là có khoảng 26 triệu người dùng mạng xã hội facebook đã tạo ra một xu hướng ủng
hộ bằng cách dùng biểu tượng cờ lục sắc (hay còn gọi là cờ cầu vồng) làm hình ảnh
đại diện. Bởi lẽ vấn đề liên quan đến giới tính thứ ba là một vấn đề xã hội và hiện nay
vẫn luôn tồn tại những xu hướng nhận định khác nhau. Ở Việt Nam, gần đây nhất,
ngày 24 tháng 11 năm 2015, bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua và hợp pháp hóa
quyền chuyển đổi giới tính. Đây cũng là một biểu hiện mang tính hội nhập ở Việt Nam
theo xu hướng chung của thế giới. Như vậy, vấn đề giới tính là một quá trình xã hội
đã, đang và sẽ có những biến chuyển nhất định trong tương lai, điều này hợp lý với sự
lý giải của lý thuyết tương tác biểu tượng khi đặt xã hội trong trạng thái động.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual,
Transgender) không chỉ liên quan đến đặc điểm sinh học, mà còn liên quan đến khía
cạnh lối sống xã hội, văn hóa, đạo đức và truyền thống ở mỗi quốc gia và khu vực
khác nhau. Thay đổi giới tính và hình thức hôn nhân sẽ dẫn đến những biến chuyển về
cơ cấu gia đình, vấn đề sinh sản, giáo dục gia đình và chức năng của gia đình, qua đó,
tác động đến xã hội ở nhiều khía cạnh như: giá trị, lối sống, văn hóa, nghề nghiệp.
Vì là một hiện tượng xã hội, hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính cần
phải được tìm hiểu và nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học, đặc biệt dưới
nhãn quan và cách tiếp cận của Xã hội học. Điều cần thiết là định vị xem hiện tượng
đó đang được xã hội nhận định và đánh giá như thế nào. Vấn đề đồng tính và chuyển
giới chỉ được biết rộng rãi ở Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới (1986 cho đến nay), đặc
1
biệt là trong bối cảnh hiện nay (điều này không có nghĩa là trước 1986 ở Việt Nam
không có người thuộc cộng đồng LGBT). Giới trẻ chính là nhóm dân số chịu tác động
nhiều nhất của hiện tượng này. Hơn nữa, nghiên cứu trên đối tượng giới trẻ cũng là
nghiên cứu cho tương lai khi vừa mang lại hiểu biết hiện tại vừa giúp dự báo tương lai.
Bối cảnh chung của đề tài cho thấy một phần tầm quan trọng của vấn đề nghiên
cứu. Bên cạnh đó, chuyển đổi giới tính và hôn nhân đồng giới là một vấn đề xã hội
không chỉ của Việt Nam mà của toàn thế giới. Nó đã và đang ảnh hưởng lên các thiết
chế khác của xã hội như: gia đình, giáo dục, nghề nghiệp... Vì vậy, nghiên cứu nhận
thức và thái độ của giới trẻ về chuyển đổi giới tính và hôn nhân đồng giới là cần thiết
để định vị nhận thức của xã hội và xác định xu hướng thay đổi của vấn đề. Bởi lẽ, một
hiện tượng xã hội sẽ thay đổi dựa trên nhận thức và thái độ của xã hội về vấn đề đó.
Có thể nói, giới trẻ là khách thể nghiên cứu chính của chuyển đổi giới tính và
hôn nhân đồng giới vì phần lớn sự phát hiện, chấp nhận, công khai (come out) về giới
tính rõ ràng nhất và đưa ra quyết định chuyển đổi giới tính hay hôn nhân cũng thuộc
giai đoạn tuổi từ 15-30.
Khi thông qua bất kỳ một điều luật nào cũng cần có nghiên cứu đánh giá nhận
thức và thái độ của cộng đồng. Theo đó, luật hôn nhân đồng giới được thông qua ở Mỹ
và luật chuyển đổi giới tính có hiệu lực ở Việt Nam không phải ngoại lệ. Việc tìm hiểu
nhận thức và thái độ của giới trẻ Việt Nam về những luật trên là một việc làm cần thiết
nhằm định hướng và dự báo xu hướng của vấn đề trong tương lai vì đề tài thuộc nhóm
nghiên cứu khám phá và mang tính thực tiễn cao. Ngoài ra, đề tài cũng là mối quan
tâm của bản thân tôi, quá trình quan sát cho tôi thấy tầm quan trọng của đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Khi hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính trở thành vấn đề xã hội, nó
được các nhà nghiên cứu trên thế giới ở nhiều chuyên ngành quan tâm nghiên cứu với
nhiều cách tiếp cận và hướng nhìn khác nhau. Ở Việt Nam, vấn đề này chỉ mới thực sự
nổi lên như một vấn đề xã hội trong những năm gần đây, vì vậy chúng tôi cũng tìm
được một số tài liệu liên quan được xuất bản trong những năm gần đây. Mặc dù có rất
2
nhiều tài liệu xung quanh các vấn đề liên quan đến giới tính thứ ba, tuy nhiên trong
phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ chú trọng đến những đề tài liên quan trực tiếp
về mặt nội dung, phương pháp, cách tiếp cận và đặc biệt tài liệu đó được đánh giá là có
giá trị và có tính khoa học.
Nhóm tài liệu nước ngoài
Chúng tôi tìm thấy khá nhiều các nghiên cứu về thái độ đối với các vấn đề của
cộng đồng LGBT, chúng tôi không có điều kiện để tổng quan tất cả, dưới đây là một
số nghiên cứu nổi bật với các luận điểm và kết quả có ý nghĩa.
Về chủ đề nghiên cứu. Về chủ đề này có Barry & Charmie (2011) đã nghiên
cứu SSM (Same-Sex Marriage) ở thế kỷ 21 trong bối cảnh sự gia tăng về số lượng các
nước bắt đầu hợp thức hóa luật hôn nhân đồng giới [31]. Tiếp theo, Gregory (1984)
một nghiên cứu tâm lý về quan điểm xã hội đối với người đồng tính nữ và đồng tính
nam [44]. Một nghiên cứu khác liên quan trực tiếp của Brinson (2009) trả lời cho câu
hỏi tại sao xã hội ủng hộ hình thức kết hợp dân sự nhưng lại phản đối hôn nhân đồng
giới [35]. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xã hội học của Ghoshal (2005) về cấu trúc,
sự thuyết phục và thái độ đối với hôn nhân đồng giới, trong đó yếu tố tác động được
nhấn mạnh [43] và một loạt các nghiên cứu khác như của Yang (1997) nghiên cứu thái
độ của người dân với người đồng tính ở Mỹ [56], Stangor (1991) và Bowman (2004)
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xã hội phản đối hôn nhân đồng giới [54]
[36], tác giả Herek (1999) [47], Cullen (2002) nghiên cứu về các tác động đến những
người ủng hộ hôn nhân đồng giới và một số nghiên cứu khác cùng chủ đề [55].
Về phương pháp và cách tiếp cận. Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương
pháp định lượng: một vài nghiên cứu đại diện như Barry & Charmie (2011) đã nghiên
cứu thống kê để đưa ra những bằng chứng liên quan đến vấn đề SSM trên toàn thế
giới, đặc biệt là ở Mỹ [31]. Nghiên cứu thực nghiệm cũng được Gregory (1984) áp
dụng khi tìm hiểu về thái độ đối với người đồng tính, bằng mô hình phân biệt ba loại
thái độ theo chức năng tâm lý học xã hội; kinh nghiệm mà họ tương tác với người
đồng tính trong quá khứ; sự phòng thủ và đối phó với sự xung đột nội tâm hoặc lo âu
3
bằng cách bảo vệ người đồng tính; các biểu tượng, miêu tả các khái niệm trừu tượng
được liên kết chặt chẽ giữa bản thân và các nhóm mạng xã hội trở thành nơi tham khảo
[44]. Nghiên cứu định lượng và tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa được Brinson (2009)
sử dụng trong phân tích của mình để đo lường thái độ và niềm tin xã hội đối với hôn
nhân đồng giới và hình thức kết hợp dân sự [35]. Tác giả Ghoshal (2005) nghiên cứu
trên 12 lớp xã hội học với 6 gói khảo sát khác nhau về đặc điểm nhân khẩu và ý kiến
về hôn nhân đồng giới [43].
Về những kết quả nghiên cứu. Theo Barry & Charmie (2011), SSM có sự
khác biệt về số lượng, mức độ và khuynh hướng giữa các cặp nam và nữ. Nghiên cứu
cũng đi đến kết luận về sự đồng ý và phản đối SSM dựa trên sự thay đổi về luật và
chính sách có thể xảy ra. Tác giả cũng đi đến kết luận hậu quả và tác động của SSM đã
vượt ra khỏi giới hạn của quốc gia và khu vực, SSM cũng được dự đoán là vấn đề gây
tranh cãi về khía cạnh hợp pháp, chính trị và văn hóa của mỗi quốc gia và trên toàn thế
giới [31].
Về hướng nghiên cứu thái độ đối với người đồng tính nữ và đồng tính nam,
Gregory (1984) cho rằng có nhiều cái nhìn phức tạp về mặt tâm lý về thái độ tích cực
và tiêu cực đối với người đồng tính. Tác giả cũng đề xuất chiến lược thay đổi thái độ
dựa trên chức năng truyền thông [38]. Bên cạnh đó Brinson (2009) cung cấp những
bằng chứng sống động để chứng minh và giải thích dưới góc độ văn hóa về việc xã hội
ủng hộ hình thức kết hợp dân sự nhưng chưa ủng hộ hôn nhân đồng giới, sự khác nhau
về nhận thức giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu và văn hóa được chứng minh [35].
Tác giả Bowman (2004) trình bày một phân tích về thái độ của các nhóm khác nhau,
cụ thể là nữ, da trắng, trẻ, học thức cao, không tôn giáo, đảng dân chủ… có tỷ lệ ủng
hộ hôn nhân đồng giới cao hơn so với nam giới, da đen, lớn tuổi, ít học, có tôn giáo,
thu nhập thấp, đảng bảo thủ [36]. Tương tự, trong nghiên cứu của mình, Herek (1999)
tìm ra rằng phụ nữ có nhiều đặc điểm khoan dung hơn nam giới và ngược lại, nam giới
có nhiều khinh miệt hơn nữ về vấn đề hôn nhân đồng giới [44]. Bên cạnh đó, tác giả
Cullen (2002) chứng minh biến số “cởi mở để trải nghiệm” là yếu tố dự báo quan
trọng ảnh hưởng đến thái độ đối với cộng đồng LGBT [55].
4
Tác giả Catherine (2010) nghiên cứu thái độ của người trưởng thành về hôn
nhân đồng giới trên mẫu là 814 sinh viên thuộc các trường đại học với đặc điểm mẫu
là những người ủng hộ và phản đối hôn nhân đồng giới và nhóm đa thê. So sánh giữa
các nhóm ủng hộ và phản đối, tác giả cho thấy nhóm phản đối thường ít tiếp xúc với
những người đồng giới, đồng thời họ cũng thuộc nhóm văn hóa thiểu số và ít tự chủ
hơn. Nhóm sinh viên chống đa thê cũng phản đối mạnh mẽ hôn nhân đồng giới và có
xu hướng lý tưởng hóa gia đình truyền thống, họ thuộc nhóm gia trưởng, có tôn giáo, ít
tự chủ trong suy nghĩ…Kết quả cũng chỉ ra rằng nhóm đa thê và hôn nhân đồng giới
được dự báo bởi các biến khác nhau, đối với hôn nhân đồng giới bị ràng buộc mạnh
mẽ hơn với thành kiến chống lại người đồng tính, đối với hôn nhân đa thê thì bị ràng
buộc mạnh hơn với niềm tin về đạo đức đã được quy ước trong các gia đình truyền
thống [37].
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu theo hướng giải pháp tác động đến nhận thức
và thái độ đối với hôn nhân đồng tính. Điển hình như Edwards (1990) [39] và Edwards
K (1995) [40] cho rằng những thái độ bắt nguồn chủ yếu từ ảnh hưởng có thể được
thay đổi bằng tình cảm, cảm xúc. Trong khi những thái độ bắt nguồn từ nhận thức có
thể được thay đổi bằng nhận thức. Tác giả Stangor (1991) nhận thấy rằng thái độ đối
với các nhóm dân tộc thiểu số, bao gồm cả đồng tính nam và đồng tính nữ có xu
hướng tốt hơn dự đoán bởi cảm xúc của người trả lời đối với nhóm hơn là những đánh
giá nhận thức của nhóm. Hai phát hiện đều cho rằng sự kêu gọi về cảm xúc có thể
thành công hơn trong việc thay đổi thái độ tiêu cực về đồng tính [54].
Những kết quả nghiên cứu này, đặc biệt các kết quả liên quan đến các xu hướng
nhận thức và đặc điểm của nhóm ủng hộ và phản đối SSM đã gợi ý cho nghiên cứu
chúng tôi đang thực hiện với sự khác biệt về các xu hướng nhận thức và mối quan hệ
giữa các đặc điểm nhân khẩu mà chúng tôi đã đặt ra trong phần giả thuyết nghiên cứu
nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Như vậy, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu định lượng với
quy mô và mức độ khác nhau, chủ yếu là các tiếp cận từ góc độ xã hội học, tâm lý học
5
và văn hóa với các so sánh về đặc điểm nhân khẩu xã hội, văn hóa và mô hình nhận
thức. Mặt khác, các tài liệu mặc dù bị hạn chế bằng ngôn ngữ (chúng tôi chỉ tổng quan
những nghiên cứu được xuất bản bằng tiếng anh) nhưng có giá trị tham khảo và so sánh
khi đề tài này được thực hiện. Đặt trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau ở mỗi
quốc gia và khu vực sẽ có những nghiên cứu phù hợp và cách tiếp cận phù hợp.
Nhóm tài liệu trong nước
Về chủ đề nghiên cứu, ở Việt Nam, các vấn đề thuộc cộng đồng LGBT được
nghiên cứu trong những năm gần đây như Vũ Mạnh Lợi và các cộng sự (2009) nghiên
cứu về tình dục đồng giới nam (MSM) tại VN, sự kỳ thị và hệ quả xã hội [14]. Sau đó
một năm, tác giả này cũng công bố báo cáo nghiên cứu về MSM bán dâm tại Hà Nội:
Hành vi nguy cơ cao và các rào cản trong dự phòng HIV cũng nhằm mô tả thực trạng
của nhóm MSM, tìm hiểu các hành vi nguy cơ, các rào cản và xác định nhu cầu của
MSM về dự phòng HIV [13]. Tiếp đến, phải kể đến nghiên cứu của Viện iSEE (2010),
một nghiên cứu khảo sát đánh giá về mức độ và nguyên nhân kỳ thị đồng tính luyến ái
trong một số nhóm xã hội ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích các
cản trở và cơ hội trong việc thay đổi thái độ [27]. Tiếp đến, công bố của Viện iSEE & IOS
với kết quả trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng giới (2013) [28]. Một nghiên
cứu khác về sự kỳ thị của Trần Thành Nam & Đặng Thị Việt Phương (2011) trong nghiên
cứu về sự kỳ thị và phân biệt đối xử của nhân viên y tế qua cung cấp dịch vụ y tế cho nam
quan hệ tình dục đồng giới [16]. Liên quan trực tiếp hơn, một nghiên cứu khoa học cấp bộ
của sinh viên Nguyễn Hồ Phương Trâm (2011) trong đề tài nghiên cứu về nhận diện quan
điểm của giới trẻ tại Tp.HCM về hôn nhân đồng giới [24].
Về mặt phương pháp luận, nghiên cứu của Vũ Mạnh Lợi và các cộng sự
(2009) sử dụng phương pháp hỗn hợp (Mix Method) giữa định lượng và định tính với
lượng mẫu khảo sát là 813 người đồng tính nam (ĐTN) và 900 người dân, 600 cán bộ
đoàn thể, 45 cuộc thảo luận nhóm, 196 phỏng vấn sâu [14]. Trong nghiên cứu năm
2010, tác giả cũng kết hợp phương pháp định lượng (150 bảng hỏi) và định tính (12
trường hợp phỏng vấn sâu) [12]. Đới với nghiên cứu của Viện iSEE (2010), bằng việc
6
kết hợp các nghiên cứu định tính và định lượng dựa tên khung lý thuyết kỳ thị của
Link và Phelan, iSEE đã phát triển thang đo kỳ thị xã hội đối với đồng tính và đưa vào
bảng hỏi điều tra trên 650 người ở độ tuổi 18-60 bằng các câu hỏi về đặc điểm nhân
khẩu học xã hội, mức độ trải nghiệm, tiếp cận thông tin về đồng tính và tác động nhận
thức của gia đình và cộng đồng về đồng tính lên cá nhân… [27] [28]. Nghiên cứu của
Trần Thành Nam & Đặng Thị Việt Phương, 2011) sử dụng cách tiếp cận định tính với
mẫu là 82 trường hợp qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm [16]. Tiếp tục là nghiên
cứu định lượng, Nguyễn Hồ Phương Trâm (2011) sử dụng cách tiếp cận định lượng và
áp dụng lý thuyết cơ cấu chức năng, khảo sát bảng câu hỏi trên 190 mẫu là sinh viên,
công nhân và nhân viên theo phương pháp chọn mẫu tình cờ tiện lợi [24].
Về mặt kết quả nghiên cứu, nghiên cứu Vũ Mạnh Lợi và các cộng sự (2009)
cho biết nguyên nhân lớn nhất dẫn đến kỳ thị ĐTN là do gia đình và cộng đồng thiếu
thông tin và kiến thức về MSM, nhận thức và thái độ không dựa trên kinh nghiệm thực
tế tiếp xúc mà dựa trên những thông tin không trực tiếp từ dư luận. Bên cạnh đó, các
định kiến tiêu cực về giới và vai trò giới còn tồn tại khá phổ biến. Ngoài ra, người
trong cuộc tự kỳ thị và cam chịu sự kỳ thị của cộng đồng và một số kết quả nghiên cứu
khác [14]. Kết quả nghiên cứu của tác giả này năm 2010 đi đến kết luận hiểu biết về
HIV của thanh niên chỉ dừng lại ở mức cơ bản về cách lây nhiễm và một vài bệnh phổ
biến, học vấn cao thường có hiểu biết hơn và một số biểu hiện khác xung quanh vấn đề
MSM, từ đó nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị thiết thực cho việc dự phòng
HIV [12]. Nghiên cứu Viện iSEE & IOS (2010) đưa ra khái niệm và công cụ đo lường
mức độ kỳ thị đồng tính với mục đích, nghiên cứu nhằm tìm kiếm những kết quả để
xây dựng các can thiệp truyền thông xã hội nhằm cổ vũ cho một xã hội công bằng, tôn
trọng và đa dạng tính dục [27]. Trong công bố của Viện iSEE & IOS (2013) khảo sát
cho thấy, người dân khá quan tâm đến vấn đề hôn nhân cùng giới, số lượng người
cùng giới sống chung như vợ chồng tăng lên. Truyền thông vẫn là nguồn thông tin
chính về người đồng tính (62%), xu thế người đồng tính sống công khai ở miền nam,
người dân cũng cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến
gia đình hay cá nhân, nhóm tuổi trẻ, có học vấn cao đánh giá tích cực hơn. Có 33.7%
7
người dân ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới và một số kết quả khác. Báo
cáo cũng đưa ra một số gợi ý về mặt pháp luật [28]. Trần Thành Nam & Đặng Thị Việt
Phương (2011) đưa ra kết luận chung về sự kỳ thị và phân biệt không thật sự rõ ràng
trong nhận thức và hành vi mà chủ yếu dưới một số hình thức kỳ thị mà bản thân nhân
viên y tế không ý thức được [16]. Nguyễn Hồ Phương Trâm (2011) cũng đưa ra một số
kết quả khảo sát như: tỷ lệ không ủng hộ hôn nhân đồng giới (52.6%) cao hơn tỷ lệ
ủng hộ (33.7%), nhận định tích cực (61.3%) cao hơn nhận định tiêu cực. Nghiên cứu
cũng chỉ ra một số yếu tố tác động đến quan niệm của giới trẻ như: gia đình, cộng
đồng, bạn bè, truyền thông. Khác với nghiên cứu trên, giới trẻ cho rằng hôn nhân đồng
giới ảnh hưởng không ít đến cá nhân [24].
Nhìn chung, các tài liệu liên quan trực tiếp tìm được chủ yếu trong phạm vi
trong nước được tiếp cận bằng phương pháp định lượng, bên cạnh đó cũng có những
nghiên cứu có sự kết hợp của phương pháp định tính. Tuy nhiên, vì là khảo sát thăm
dò nên kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đặt vấn đề và gợi mở về mặt chính sách. Bên
cạnh đó, nghiên cứu về nhận thức và thái độ xã hội đối với hôn nhân đồng giới đã
bước đầu được chú trọng, có ý nghĩa trong thực tế. Các kết quả đa phần dừng lại ở việc
mô tả và so sánh giữa các nhóm nhân khẩu xã hội (điểm chung trong các nghiên cứu
xã hội). Chúng tôi cũng dựa trên các kết quả nghiên cứu này để có những tham khảo
và gợi ý trong việc đưa ra câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và cụ thể hơn là giai đoạn
thiết kế bảng câu hỏi khảo sát như đã và sẽ trình bày.
Như vậy, đề tài nghiên cứu đặt trong bối cảnh tình hình nghiên cứu này, vừa
như một nghiên cứu lặp lại để tiến hành mô tả, so sánh và cập nhật, mặt khác đề tài có
những điểm mới như đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, tiếp cận dưới góc
nhìn xã hội học với cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu (sự kết hợp của hai
trường phái lý thuyết chức năng luận và cá nhân luận, phương pháp nghiên cứu hỗn
hơp (mix method) nhằm cố gắng đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn).
8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đich:
Đề tài được tiến hành nhằm nhận diện xu hướng nhận thức của giới trẻ hiện nay
về hai vấn đề của cộng đồng LGBT là vấn đề HNĐG và CĐGT. Bên cạnh đó, việc giải
thích sự hình thành của quá trình nhận thức ấy cũng là một mục tiêu của đề tài, qua đó
giúp nhận diện khái quát nhận thức chung của xã hội về hai vấn đề này.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu tài liệu về vấn đề hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính trên
thế giới và ở Việt Nam. Khảo sát quan điểm của giới trẻ về việc Mỹ thông qua luật
hôn nhân đồng tính và Việt Nam hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính.
Mô tả và phân tích cách chân thực và khách quan về nhận thức và thái độ của
giới trẻ về hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính đặt trong bối cạnh xã hội hiện
nay.
Phân tích xu hướng nhận thức và đo lường thái độ thông qua việc đi tìm các
mối tương quan giữa các biến độc lập về nhân khẩu xã hội và các biến phụ thuộc trong
nội hàm nhận thức, thái độ khi được thao tác hóa.
Nhận biết và phân tích các nhóm yếu tố tác động đến tiến trình nhận thức và
thái độ của giới trẻ đối với vấn đề đã nêu.
Giải thích vấn đề nghiên cứu bằng quan điểm lý thuyết đã lựa chọn.
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên bối cảnh của vấn đề nghiên cứu, quá trình tổng quan tư liệu và từ
những gợi ý của cơ sở lý thuyết, đề tài nhằm đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên
cứu sau:
-
Giới trẻ nói chung hiện nay có xu hướng nhận thức và thái độ như thế nào về vấn
đề chuyển đổi giới tính và hôn nhân đồng giới?
9
-
Bằng cách nào mà nhận thức về CĐGT và HNDG được hình thành, lưu giữ và thay
đổi đối với một cá nhân và với cả một tập thể (xã hội Việt Nam) như hiện nay?
Giả thuyết nghiên cứu
Việc đặt các câu hỏi nghiên cứu và đi tìm câu trả lời thông qua hoạt động
nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng về cả mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, việc
thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi dưới sự gợi ý và soi sáng bởi cơ sở
lý thuyết là hoạt động cần thiết của nghiên cứu khoa học. Một mặt giúp khẳng định lý
thuyết, kiểm định lý thuyết và mặt khác giúp chứng minh thực tế. Về mặt thực tiễn,
nhiệm vụ quan trọng là nối kết giữa thực tiễn và lý luận nhằm cung cấp tri thức, gợi
mở vấn đề và đề xuất các giải pháp thực tế cho vấn đề nghiên cứu. Dựa trên cơ sở đó,
chúng tôi đưa ra các giả thuyết (câu trả lời mang tính giả định) như sau:
-
Giả thuyết 1: Giới trẻ hiện nay có xu hướng quan tâm nhưng chưa đầy đủ về
vấn đề nghiên cứu, thái độ với vấn đề này còn nhiều định kiến khác nhau. Vì
thế, có các xu hướng nhận thức khác nhau về chuyển đổi giới tính và hôn nhân
đồng giới.
Giả thuyết này được đưa ra dựa trên tư liệu nghiên cứu cho thấy vấn đề giới tính
thứ ba trở nên phổ biến ở VN từ sau đổi mới (1986), do vậy còn tồn tại nhiều định kiến
từ xã hội truyền thống. Bên cạnh đó một số nghiên cứu chỉ ra việc quan tâm đến vấn
đề do tính thời sự của vấn đề cũng như kiến thức chỉ dừng lại ở những thông tin chung
chung và phổ biến mà không có kiến thức theo chiều sâu của vấn đề. Bên cạnh đó, lý
thuyết xã hội học cũng có các gợi ý về mặt chức năng, tương tác và mâu thuẫn khi
nhìn dưới các lăng kính khác nhau tùy thuộc vào môi tường xã hội hóa và các yếu tố
tác động.
-
Giả thuyết 2: Có mối quan hệ giữa các đặc điểm xã hội với vấn đề nghiên cứu
như: Giới tính nữ, không có tôn giáo, học vấn cao, tuổi còn trẻ, xuất thân tại đô
thị có mức độ quan tâm và nhận thức tích cực hơn về HNĐG và CĐGT.
Giả thuyết này được đặt ra dựa trên ba cơ sở chính: thứ nhất, sự gợi ý từ lý thuyết
kiến tạo xã hội về thực tại (Berger và Luckmann); thứ hai, quá trình tổng quan tư liệu
10
từ các kết quả của các nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước, hai cơ sở này sẽ được
trình bày ở phần sau; thứ ba, việc quan sát trong thực tế cho thấy nữ giới thường cởi
mở hơn trong cảm xúc, người không có tôn giáo cũng cởi mở hơn trong quan điểm về
giới tính thứ ba, học vấn cao có nhận thức tốt hơn, có điều kiện tiếp cận thông tin
nhiều hơn, tuổi trẻ có nhiều trải nghiệm thực tế về giới tính nhiều hơn, cởi mở hơn và
người xuất thân ở đô thị có cơ hội tiếp xúc với nhóm đối tượng nghiên cứu hơn.
-
Giả thuyết 3: Truyền thông và nhóm bạn là các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất
đến nhận thức và thái độ của giới trẻ về hôn nhân đồng tính và chuyển đổi giới
tính.
Giả thuyết được đưa ra dựa trên quá trình tổng quan dữ liệu, từ việc tham khảo các
kết quả nghiên cứu và cũng từ quan sát trên thực tế, qua các diễn đàn của truyền thông
qua Internet.
-
Giả thuyết 4: Các yếu tố như văn hóa xã hội, tôn giáo, gia đình và cộng đồng
LGBT có tác động đến quá trình hình thành và làm thay đổi các quan điểm
nhận thức và thái độ đối với HNĐG và CĐGT.
Giả thuyết 4 dựa trên logic của lý thuyết Sự kiến tạo xã hội về thực tại của hai tác
giả Berger và Luckman. Đây cũng chính là cơ sở lý thuyết chính của nghiên cứu này.
Đây là góc nhìn để giải thích và trả lời cho câu hỏi bằng cách nào mà nhận thức về
CĐGT và HNDG được hình thành, lưu giữ và thay đổi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nhận thức xã hội và thái độ của giới trẻ về
hôn nhân đồng giới và chuyển đổi giới tính.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm các nhóm giới trẻ VN (tuổi từ 15 đến 35) bao
gồm các nhóm giới tính: nam, nữ; nhóm nghề: học sinh-sinh viên, nhóm đã đi làm; độ
tuổi, quê quán, thời gian sống tại Tp.HCM…
Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu
11
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất bằng phương pháp định
ngạch phân tầng theo các phân nhóm: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, học vấn
và một số đặc điểm khác. Các yếu tố như kinh nghiệm, trải nghiệm sống cũng là
những yếu tố được quan tâm. Tuy nhiên, sau khi làm sách dữ liệu và loại bỏ các phiếu
không đáng tin cậy, mẫu hợp lệ là 301.
Mẫu định lượng được chọn theo tiêu chí sau: Trong 301 phiếu hợp lệ thu về,
190 phiếu được thực hiện bằng hình thức online qua công cụ của google và 111 phiếu
được phát trực tiếp. Trước tiên, chúng tôi xác định khu vực chọn mẫu đều là các bạn
giới trẻ đang sống và làm việc tại Tp. HCM; nhóm thực hiện trực tiếp chủ yếu thuộc
nhóm nhân viên, tu sĩ, nhân viên nhà nước và nhóm nghề tự do; nhóm thực hiện online
tại Tp.HCMchủ yếu thuộc nhóm học sinh, sinh viên và một phần nhóm nhân viên.
Tiếp đến chúng tôi chia số lượng các đặc điểm mẫu thành các nhóm có các đặc điểm
nhân khẩu như: giới tính, nhóm nghề, độ tuổi, tôn giáo. Đối với nhóm khảo sát online,
chúng tôi cũng làm theo một cách tương tự, thống kê các thông tin theo đặc điểm nhân
khẩu và gửi thư mời tham gia khảo sát. Các kết quả thu về tự động được gửi đến một
đường link của google.
Mẫu định tính được tiến hành với 06 trường hợp phỏng vấn sâu chính thức
trong giai đoạn thu thập dữ liệu. Bên cạnh đó, các phỏng vấn ngắn qua mạng xã hội
(facebook, skype) và email bổ sung trong quá trình viết báo cáo cũng được tiến hành.
Vì tính đặc thù của nghiên cứu định tính, các phỏng vấn được tiến hành trong khoảng
02 tháng, mỗi trường hợp sau khi phỏng vấn, được gỡ băng và từ đó có những đúc rút
và kinh nghiệm cho các trường hợp sau, đảm bảo các file ghi âm đều được gỡ trước
khi thực hiện trường hợp phỏng vấn tiếp theo.
Mẫu phỏng vấn sâu được lựa chọn thông qua quá trình khảo sát bảng hỏi. Tức ở
cuối bảng hỏi, chúng tôi có để “sau cuộc khảo sát này, chúng tôi của thực hiện một số
phỏng vấn trực tiếp, nếu bạn muốn tham gia xin để lại thông tin liên hệ”. Sau quá trình
khảo sát, chúng tôi có được 30 trường hợp để lại thông tin. Từ 30 mẫu phiếu đó, chúng
tôi lựa chọn ngẫu nhiên các trường hợp theo sự cân bằng về giới tính, nghề nghiệp, tôn
12
giáo, học vấn và độ tuổi. Số lượng các trường hợp tham gia phỏng vấn sâu chính thức là
06 (không kể các dữ liệu thăm dò và các phỏng vấn ngăn qua mạng xã hội và email). Điều
này phụ thuộc vào quá trình phát hiện thông tin và độ bão hòa của thông tin.
Kỹ thuật thu thập dữ liệu dự kiến là khảo sát: Khảo sát thăm dò và khảo sát thử
được thực hiện ở hai cấp độ với hai lần khảo sát. Lần thứ nhất bằng bảng câu hỏi thăm
dò được thiết kế dưới dạng liệt kê, mô tả nhằm mục tiêu đi tìm đầy đủ các giá trị của
các biến số. Kết hợp với các cuộc phỏng vấn ngắn, việc quan sát thông tin và phản hồi
từ dư luận qua các trang báo mạng, báo dành cho giới trẻ cũng giúp chúng tôi có
những nguồn thông tin thứ cấp khá phong phú để phục vụ cho việc thiết kế bảng hỏi
chính thức. Lần thứ hai, phát bảng hỏi trực tiếp với hai nhóm chính là sinh viên và học
sinh với 50 phiếu, đây là bảng hỏi được thiết kế hoàn thiện với mục đích kiểm tra các
thang đo, công cụ đo lường và tính đáng tin cậy của dữ liệu. Sau khi khảo sát thử hoàn
thành, chúng tôi nhập dữ liệu và kiểm tra trên phần mềm SPSS, sau đó chỉnh sửa lại
bảng câu hỏi lần cuối trước khi tiến hành khảo sát chính thức.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Quan điểm lý thuyết sự kiến tạo xã hội về thực tại, khảo luận về xã hội học
nhận thức
Xuyên suốt quan điểm lý thuyết này, Berger và Luckmann [21] tiến hành truy
tìm cách thức mà thực tại xã hội được kiến tạo nên. Theo tác giả, thực tại mà mỗi
người chúng ta chứng kiến và trải nghiệm trong đời sống hàng ngày chính là thực tại
được kiến tạo về mặt xã hội (reality is socially constructer). Nếu thực tại là thực tại
được kiến tạo về mặt xã hội thì cái mà người ta biết trong đời sống thường nhật, tức là
kiến thức đời thường cũng là cái được kiến tạo về mặt xã hội, chính thứ kiến thức đời
thường ấy cấu tạo nên thực tại của đời sống thường nhật.
-
Xã hội xét như là một thực tại khách quan: Tác giả phân tích những nguồn gốc
hình thành các thành tố của thực tại này (như các định chế, các vai trò, truyền
thông…) vốn xuất phát từ các tiến trình khách thể hóa của ý thức chủ quan của
13
các cá nhân trong một thế giới liên chủ thể (nói cách khác, thực tại khách quan
là sản phẩm của sự khách thể hóa của những tiến trình chủ quan); thực tại xã
hội ấy được các cá nhân coi là thực tại mang tính chất khách quan (họ lãnh hội
nó như cái gì có thực, tự nó hiển nhiên, nằm bên ngoài ý thức của mình).
-
Xã hội xét như là một thực tại chủ quan: Phân tích những tiến trình nội tâm hóa
cái thực tại khách quan ấy nơi ý thức cá nhân, tức là tiến trình biến những ý
nghĩa đã được khách thể hóa về mặt xã hội thành ý nghĩa của cuộc đời chính
mình; đây cũng chính là những tiến trình xã hội hóa của từng cá nhân.
Tác giả cho rằng, đây không phải là hai thực tại khác nhau, mà là hai mặt của
một thực tại, xét dưới hai góc nhìn khác nhau. Nhằm tìm hiểu đặc trưng của mối quan
hệ giữa cá nhân với xã hội, một lối tiếp cận độc đáo xuất phát từ cả quan điểm của
Durkheim lẫn quan điểm của Weber để có thể giải thích được tính chất lưỡng diện của
xã hội về mặt kiện tính khách quan và về mặt ý nghĩa chủ quan”. Câu hỏi được đặt ra
là làm thế nào mà những ý nghĩa chủ quan có thể trở thành những kiện tính khách
quan? hay làm thế nào mà hoạt động của con người lại có thể sản xuất ra được một
thế giới đồ vật?
Thực tại đời sống thường nhật là thực tại của một thế giới liên chủ thể
(intersubjective world), là một thế giới mà tôi sống cùng với tha nhân: tôi biết là tôi
sống với họ trong một thế giới chung. Điều quan trọng nhất là tôi biết rằng có một sự
tương ứng đang diễn ra giữa các ý nghĩa của tôi và các ý nghĩa của họ trong thế giới
này, rằng chúng tôi có cùng một ý thức thông thường về thực tại của thế giới này.
Con người luôn nhìn nhận tha nhân thông qua những lược đồ điển hình hóa
(typification), nghĩa là nhìn người khác dưới lăng kính của những cái mẫu điển hình
(types) mà tôi đã có sẵn trong đầu (thực ra là cách nhìn điển hình mà cộng đồng xã hội
đã đưa vào trong đầu tôi). Chính cách điển hình hóa này định đoạt cách xử sự và hành
động của tôi đối với những người khác.
Khi biểu lộ suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình, con người khách thể hóa cái chủ
quan của mình ra bên ngoài (objectivation), nghĩa là tự thể hiện ra trong những sản
14
phẩm của hoạt động con người vốn hiện diện trước mắt cả những người sản xuất ra
chúng lẫn trước mắt tha nhân như những yếu tố của một thế giới chung
Trong quá trình tương giao của con người, mỗi cá nhân tiến hành việc điển hình
hóa cách xử sự của người khác, và người khác cũng làm như thế đối với cá nhân.
Những sự điển hình hóa hỗ tương này được tích lũy dần dần vào trong kho kiến thức
chung. Đây chính là lúc mà định chế bắt đầu hình thành.
Sử dụng những luận điểm lý thuyết trên đây giúp chúng tôi có những gợi ý để
xây dựng khung lý thuyết, đưa ra các câu trả lời mang tính giả thuyết (giả thuyết
nghiên cứu) để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, thao tác hóa khái niệm và thiết kế bảng
câu hỏi. Khung lý thuyết được trình bày bên dưới xuất phát từ quan điểm lý thuyết
này; sự kiến tạo xã hội về nhận thức được phân tích bằng luận điểm xã hội xét như một
thực thể khách quan với quá trình khách thể hóa, điển hình hóa bởi các đặc điểm xã
hội như: gia đình, truyền thông xã hội, văn hóa truyền thống…; tương tự, sự kiến tạo
xã hội về nhận thức được phân tích bằng luận điểm xã hội xét như một thực thể chủ
quan với quá trình nội tâm hóa (gần với quá trình xã hội hóa cá nhân) bởi sự tác động
của các đặc điểm nhân khẩu như: giới tính, tôn giáo, học vấn, tuổi, nghề nghiệp… Như
vậy, lý thuyết cũng giúp chúng tôi phân tích và diễn giải những xu hướng nhận thức và
thái độ của giới trẻ đối với vấn đề chuyển đổi giới tính và hôn nhân đồng giới như một
hiện tượng xã hội dưới góc nhìn của quan điểm lý thuyết như đã trình bày.
Ngoài ra, đây cũng là một quan điểm lý thuyết có sự cố gắng để hòa hợp hai
quan điểm chính trong lý thuyết xã hội học là tính khách quan (đại diện là Durkheim)
và tính chủ quan (đại diện là Weber). Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nỗ lực đi
tìm điểm kết nối giữa hai quan điểm trong phân tích về nhận thức xã hội đối với một
hiện tượng xã hội. Ngoài ra, điều này như một nỗ lực hòa hợp giữa hai trường phái lý
thuyết chính của xã hội học) như một cách tiếp cận hỗn hợp (mix method).
15